intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP CHĂM SÓC SỨC KHOẺ NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN

Chia sẻ: Thangongto To | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:104

183
lượt xem
33
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lạng Sơn là một trong các tỉnh miền núi biên giới thuộc vùng Đông Bắc có vị trí chiến lược đặc biệt, là cửa ngõ đường bộ lớn nhất nối liền Việt Nam với Trung Quốc và từ đó dẫn đến các quốc gia khác ở Trung Á và châu Âu. Vì vậy, xây dựng và phát triển Lạng Sơn về mọi mặt có ý nghĩa quan trọng đối với các tỉnh phía Bắc và cả nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP CHĂM SÓC SỨC KHOẺ NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN SỞ Y TẾ QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP CHĂM SÓC SỨC KHOẺ NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN ĐẾN NĂM 2015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 Lạng Sơn, tháng 7/2008
  2. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 3 I. Đặt vấn đề ....................................................................................................................... 3 II. Yêu cầu chung của quy hoạch ....................................................................................... 3 PHẦN 1: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHOẺ NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN .................................................................................................................................................... 4 1. Vị thế của tỉnh Lạng Sơn ................................................................................................ 4 2. Các yếu tố tác động đến sức khoẻ nhân dân Lạng Sơn .................................................. 5 2.1. Các yếu tố về địa lý và khí hậu ............................................................................... 5 2.2. Dân số và nguồn lao động ...................................................................................... 6 2.3. Kết cấu hạ tầng ....................................................................................................... 7 2.4. Môi trường .............................................................................................................. 8 2.5. Kinh tế - văn hoá - xã hội ....................................................................................... 9 3. Những thuận lợi và thách thức đối với ngành Y tế Lạng Sơn ...................................... 10 PHẦN 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SỨC KHỎE NHÂN DÂN LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2002-2007 ................................................................................................................................. 11 1. Các chỉ số sức khoẻ ...................................................................................................... 11 2. Mô hình bệnh tật và tử vong ở Lạng Sơn ..................................................................... 13 3. Thực trạng hệ thống y tế tỉnh Lạng Sơn ....................................................................... 15 3.1. Tổ chức mạng lưới y tế ......................................................................................... 15 3.2. Nhân lực y tế ......................................................................................................... 18 3.3. Hoạt động y tế dự phòng ...................................................................................... 20 3.4. Khám chữa bệnh và phục hồi chức năng ............................................................. 23 3.5. Dược và Trang thiết bị y tế ................................................................................... 27 3.6. Tài chính y tế ........................................................................................................ 32 3.7. Kết luận ................................................................................................................ 34 PHẦN 3: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP CSSKND LẠNG SƠN ĐẾN NĂM 2015 VÀ TẦM NHÌN ĐÊN NĂM 2020 .............................................................. 35 I. Căn cứ xây dựng quy hoạch ......................................................................................... 35 II. Các dự báo phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 ....... 37 III. Quan điểm quy hoạch ............................................................................................... 42 IV. Mục tiêu quy hoạch .................................................................................................. 43 V. Một số chỉ cụ thể .......................................................................................................... 45 VI. Nội dung quy hoạch ..................................................................................................... 46 A. Quy hoạch tổ chức và mạng lưới y tế ....................................................................... 46 B. Quy hoạch phát triển nhân lực y tế ........................................................................... 53 C. Quy hoạch phát triển mạng lưới y tế dự phòng ........................................................ 61 D. Quy hoạch phát triển mạng lưới khám chữa bệnh và phục hồi chức năng............... 66 E. Quy hoạch phát triển lĩnh vực dược và trang thiết bị y tế ........................................ 74 PHẦN 4: CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN QUY HOẠCH ............................................... 83 1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và Chính quyền các cấp ........................................ 83 2. Tăng cường công tác quản lý........................................................................................ 83 3. Tăng cường hiệu quả phối hợp liên ngành và xã hội hoá công tác y tế ....................... 84 4. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư ............................................. 85 5. Đào tạo và phát triển nhân lực ...................................................................................... 86 6. Phát triển khoa học công nghệ...................................................................................... 86 7. Đẩy mạnh hợp tác với các tỉnh và hợp tác quốc tế ....................................................... 86 PHẦN 5: TỔ CHỨC VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN ............................................................... 87 PHỤ LỤC ................................................................................................................................. 91 1
  3. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm BHYT Bảo hiểm y tế BV Bệnh viện BVĐK Bệnh viện đa khoa BV ĐKKV Bệnh viện đa khoa khu vực BS Bác sĩ CBYT Cán bộ y tế CC – VCCC Cấp cứu - vận chuyển cấp cứu CSSK Chăm sóc sưc khoẻ CSSKBĐ Chăm sóc sức khỏe ban đầu DSĐH Dược sỹ đại học KCB Khám chữa bệnh NHS Nữ hộ sinh NVYT Nhân viên y tế PHCN Phục hồi chức năng PK ĐKKV Phòng khám đa khoa khu vực PYT Phòng y tế SDD Suy dinh dưỡng SYT Sở Y tế TDTT Thể dục thể thao TNLĐ Tai nạn lao động TTBYT Trang thiết bị y tế TTYT Trung tâm y tế TTYTDP TYT Trung tâm y tế dự phòng TYT Trạm Y tế UBND Ủy ban nhân dân VSMT Vệ sinh môi trường YSSN Y sĩ sản nhi YTDP Y tế dự phòng 2
  4. PHẦN MỞ ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ Lạng Sơn là một trong các tỉnh miền núi biên giới thuộc vùng Đông Bắc có vị trí chiến lược đặc biệt, là cửa ngõ đường bộ lớn nhất nối liền Việt Nam với Trung Quốc và từ đó dẫn đến các quốc gia khác ở Trung Á và châu Âu. Vì vậy, xây dựng và phát triển Lạng Sơn về mọi mặt có ý nghĩa quan trọng đối với các tỉnh phía Bắc và cả nước. Về y tế, cùng với sự phát triển chung của ngành trong cả nước, y tế Lạng Sơn đã đạt được những thành tựu đáng kể: mạng lưới y tế cơ sở được củng cố, các cơ sở khám chữa bệnh phát triển về cơ sở hạ tầng và được đầu tư trang thiết bị, đảm bảo đủ thuốc thiết yếu, đội ngũ cán bộ y tế ở các tuyến được tăng cường, việc kết hợp quân dân y được coi trọng. Vì vậy, chất lượng các dịch vụ khám chữa bệnh và phòng bệnh ngày càng được cải thiện, bước đầu đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cơ bản của nhân dân tỉnh Lạng Sơn. Tuy nhiên, về tổng thể sự phát triển của y tế Lạng Sơn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày một cao hơn của nhân dân trong tỉnh. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế phần lớn còn lạc hậu và trong tình trạng xuống cấp. Đội ngũ cán bộ y tế mặc dù đã phát triển trong những năm qua nhưng vẫn còn thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng, cơ cấu không hợp lý. Do đó, công tác khám chữa bệnh và phòng bệnh gặp nhiều khó khăn. Các vấn đề như vệ sinh môi trường, nước sạch cho sinh hoạt, vệ sinh an toàn thực phẩm, suy dinh dưỡng, một số bệnh dịch chưa được khống chế một cách hiệu quả. Để đáp ứng được nhu cầu CSSK của nhân dân và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm tới, ngành y tế tỉnh Lạng Sơn cần xây dựng Quy hoạch phát triển sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Quy hoạch này phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn này. II. YÊU CẦU CHUNG CỦA QUY HOẠCH Quy hoạch tổng thể phát triển sự nghiệp CSSK nhân dân tỉnh Lạng Sơn đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: 1. Tính định hướng: quy hoạch phải có tính định hướng, đảm bảo hợp lý và có tính khả thi cao. Các quan điểm, mục tiêu dài hạn, mục tiêu trung hạn, 3
  5. mục tiêu ngắn hạn, các phương án phát triển theo lĩnh vực, theo vùng lãnh thổ, các giải pháp trước mắt và lâu dài, các phương án thực hiện phải được xác định rõ trong bản quy hoạch. 2. Tính thống nhất: quy hoạch có tính định hướng chung cho sự phát triển của ngành y tế trong tỉnh, song phải đảm bảo tính thống nhất, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội chung của vùng Đông Bắc và cả nước. 3. Tính phù hợp: các chỉ tiêu trong bản quy hoạch phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời phải cụ thể hoá được Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. PHẦN 1: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHOẺ NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN 1. Vị thế của tỉnh Lạng Sơn Tỉnh có điểm nút giao lưu kinh tế với nhiều tỉnh/thành trong nước, có các đường quốc lộ số 1A, 1B, 4A, 4B, 31 và 279 đi qua, có đường biên giới chung với Trung Quốc dài 253 km với 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia và 9 cặp chợ biên giới. Ngoài ra còn có đường sắt liên vận quốc tế, nối Lạng Sơn với Trung Quốc, với thủ đô Hà Nội cũng như các tỉnh miền Trung và miền Nam. Lạng Sơn nằm ở cửa ngõ nối Trung Quốc với các nước ASEAN, là điểm đầu tiên của Việt Nam trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Với vị trí địa lý thuận lợi như vậy, Lạng Sơn đã trở thành điểm giao lưu, trung tâm buôn bán thương mại quan trọng của các tỉnh trong cả nước với Trung Quốc, qua đó sang các nước khác thuộc vùng Trung Á và Châu Âu. Lạng Sơn cũng sẽ là trung tâm trung chuyển quan trọng nối giữa Việt Nam với Trung Quốc và các nước ASEAN. Lạng Sơn còn là điểm du lịch thu hút ngày càng nhiều khách trong và ngoài nước. Mỗi năm có gần một triệu lượt khách đến du lịch, trong đó có nhiều khách nước ngoài. Đã hình thành một số khu du lịch như cụm văn hoá du lịch Nhị- Tam Thanh, Thành Nhà Mạc, Mẫu Sơn... Đang xây dựng và hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng các khu du lịch khác như Đèo Giang Văn Vỉ, công viên Hồ Phai Loạn. Số khách du lịch sẽ còn tăng hơn nhiều trong các năm tới. 4
  6. Chính sách khuyến khích đầu tư phát triển các khu kinh tế cửa khẩu cuả nhà nước tạo điều kiện để Lạng Sơn phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt là kinh tế thương mại - du lịch - dịch vụ. Lạng Sơn có một vị thế chiến lược quan trọng của vùng Đông Bắc Tổ quốc Việt Nam. 2. Các yếu tố tác động đến sức khoẻ nhân dân Lạng Sơn 2.1. Các yếu tố về địa lý và khí hậu 2.1.1. Địa lý Lạng Sơn có tổng diện tích là 830.521 ha (8.305,21 km2). Toàn tỉnh có 10 huyện và 1 thành phố với 226 xã/phường/thị trấn, trong đó có 136 xã vùng cao (60,2%, trong số này có 68 xã thuộc chương trình 135 giai đoạn 2), 21 xã biên giới (9,3%). Tỉnh Lạng Sơn giáp với các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn và Thái Nguyên ở phía Tây, với Quảng Ninh ở phía Đông, với Bắc Giang ở phía Nam, phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc. Là đầu mối giao lưu với nhiều tỉnh và có đường biên giới dài với nhiều cửa khẩu là một yếu tố thuận lợi để phát triển kinh tế-xã hội, đồng thời cũng là một yếu tố góp phần đáng kể tạo ra những nguy cơ đối với sức khỏe. Đó là sự di biến động dân cư khó kiểm soát do các hoạt động kinh tế và du lịch, đặc biệt ở khu vực biên giới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lây truyền các bệnh dịch trong đó có những bệnh nguy hiểm (như SARS, HIV/AIDS, cúm gia cầm H5N1) và phát triển một số tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm. Việc kiểm soát dịch bệnh qua biên giới cũng gặp không ít khó khăn do đường biên giới dài và đi qua nhiều khu vực có địa hình hiểm trở. Với địa hình 80% là đồi núi, mặc dù 100% xã có đường ô tô đến trung tâm, khoảng trên 80% xã có đường ô tô đi được 4 mùa nhưng việc tiếp cận các cơ sở y tế trong mùa mưa lũ vẫn là điều khó khăn đối với người dân một số xã miền núi. Ở nhiều nơi địa bàn rộng, đường độc đạo khó đi lại nên hạn chế tiếp cận các cơ sở y tế. 2.1.2. Khí hậu Nét đặc trưng của khí hậu Lạng Sơn là có khí hậu á nhiệt đới đặc thù, nền nhiệt không quá cao. Mùa đông tương đối dài và khá lạnh (kéo dài 5 tháng với nhiệt độ 13-18,50C) là điều kiện thuận lợi cho một số bệnh phát triển, đặc biệt các bệnh đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm 5
  7. phổi, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người già, trẻ em nói riêng và nhân dân nói chung. Bên cạnh đó, sự chênh lệch đáng kể về nhiệt độ giữa các mùa và các vùng trong tỉnh cũng gây khó khăn cho công tác chuẩn bị ứng phó các dịch bệnh theo mùa trên địa bàn toàn tỉnh. 2.2. Dân số và nguồn lao động 2.2.1. Dân số Dân số tỉnh Lạng Sơn năm 2007 là 751.818 người. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 90 người/km2, phân bố rất không đồng đều giữa các huyện; thành phố Lạng Sơn có mật độ dân số cao nhất (1.028 người/km2), 4 huyện Văn Quan, Cao Lộc, Chi Lăng và Hữu Lũng có mật độ trên 100 người/km2, huyện Đình Lập có mật độ dân số thấp nhất tỉnh (24 người/km2). Dân cư thưa thớt cùng với địa bàn rộng tạo ra những trở ngại nhất định đối với việc xây dựng các cơ sở KCB lớn, tập trung được một số TTBYT hiện đại. Điều này cũng gây ra những hạn chế về khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế của nhân dân địa phương. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tăng nhẹ trong những năm gần đây, từ 9,9‰ năm 2002 đến 11,98‰ năm 2006. Gần 80% dân số sống ở khu vực nông thôn. Tỷ lệ dân số thành thị tăng chậm. Toàn tỉnh có 7 dân tộc chủ yếu cùng sinh sống. Người Nùng chiếm tỷ lệ cao nhất (43%), tiếp theo là người Tày (35,9%), người Kinh (16,53%) và người Dao (3,47%). Dân tộc Hoa, Sán Chay và một số dân tộc khác chiếm khoảng 2%. Với tỷ lệ người dân tộc cao, một bộ phận không nhỏ dân cư của tỉnh vẫn duy trì các các phong tục tập quán lạc hậu ảnh hưởng đến sức khỏe. Cũng như nhiều tỉnh miền núi khác, việc vận động nhân dân thực hiện các nếp sống văn hóa mới, phát động các phòng trào để người dân tự bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng là một nhiệm vụ khó khăn mà ngành y tế Lạng Sơn phải hoàn thành. 2.2.2. Lao động và việc làm Dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh tăng từ 58,3% năm 2002 lên 63,76% năm 2006. Tỷ lệ lao động thành thị thất nghiệp là 4,7%, không khác biệt nhiều so với tỷ lệ chung của cả nước (4,3%). Lạng Sơn đã quan tâm và thực hiện tốt các chính sách xã hội, đời sống của các tầng lớp nhân dân được cải thiện, GDP/người tăng từ 3,805 triệu đồng năm 6
  8. 2002 lên 7,99 triệu đồng năm 2007. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo vẫn cao (25,16%) so với tỷ lệ chung của vùng Đông Bắc (22,2%). Số đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội được hưởng chế độ ưu đãi trong CSSK của tỉnh chiếm tỷ lệ đáng kể. Tỷ lệ lao động thiếu việc làm còn cao, thu nhập của người lao động, nhất là lao động nông nghiệp thấp là một trong những nguyên nhân hạn chế khả năng sử dụng các dịch vụ y tế, đặc biệt dịch vụ chất lượng cao. 2.3. Kết cấu hạ tầng 2.3.1. Giao thông Giao thông đường bộ và đường sắt có vai trò quan trọng trong mạng lưới giao thông toàn tỉnh. Giao thông đường sông không phát triển vì địa hình dốc, ít sông ngòi, nhiều thác ghềnh và nước cạn. Mạng lưới đường bộ: bao gồm các đường quốc lộ, tuyến tỉnh lộ, huyện lộ và các tuyến đường xã với tổng chiều dài 3.657 km, đạt tỷ lệ 4,95 km/1.000 dân. Về quốc lộ, có 7 tuyến hoặc đoạn tuyến với tổng chiều dài hơn 600 km, là đường cấp V đến cấp III miền núi. Đường tỉnh có 34 tuyến với tổng chiều dài gần 780 km với nhiều cấp đường khác nhau. Đường huyện có 60 tuyến gồm nhiều cấp khác nhau với tổng chiều dài khoảng 660 km. Đường xã có chiều dài hơn 1.400 km, chủ yếu là đường đất (gần 90%), hơn 80% số xã có đường ô tô đến trung tâm đi được cả 4 mùa. Đường sắt: Lạng Sơn có 2 tuyến đường sắt đi qua với tổng chiều dài 123 km trong đó tuyến liên vận quốc tế Hà Nội – Đồng Đăng dài 92 km và tuyến Mai Pha-Na Dương dài 31km. Hệ thống giao thông phát triển thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội, góp phần nâng cao khả năng tiếp cận các cơ sở KCB hiện đại tại các thành phố lớn như Hà Nội, giảm bớt những khó khăn trong việc cấp cứu và vận chuyển cấp cứu các bệnh nhân, nạn nhân. Mặt khác, đây cũng là một nguyên nhân làm tai nạn giao thông gia tăng hàng năm. 2.3.2. Hệ thống cấp và thoát nước Hệ thống các công trình cấp nước đã được quan tâm đầu tư. Năm 2006 có 62,5% dân số (78% dân số thành thị và 59% dân số nông thôn) được sử dụng nước sạch. Các nguồn nước phổ biến là nước máng (35,6%), nước giếng đào (35,3%), nước giếng khoan (23%), nước mưa và nước suối (trên 6%). Hệ thống 7
  9. cấp nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất và đời sống, hầu hết công suất các công trình cấp nước còn thấp, các công trình nước sạch nông thôn còn thiếu. Chất lượng nước chưa đảm bảo, kết quả xét nghiệm mẫu nước từ các nguồn này năm 2007 cho thấy chưa đến 10% mẫu đạt chuẩn vệ sinh. Hệ thống thoát nước thải: Hàng ngày toàn tỉnh có hàng vạn m3 nước thải được thoát ra từ các khu dân cư, khu công nghiệp, dịch vụ và bệnh viện chưa qua xử lý, cùng với hệ thống cống rãnh thóat nước chưa có hoặc đã xuống cấp gây ô nhiễm môi trường. 2.3.3. Thông tin liên lạc Từ cuối năm 2005, 100% số xã phường, thị trấn đã có điện thoại. 138/207 xã có điểm bưu điện văn hóa; 99,5% xã có báo đọc trong ngày; 100% huyện đã được phủ sóng điện thoại di động và có dịch vụ internet tốc độ cao. Đây là một tiền đề thuận lợi giúp người dân tiếp cận dễ dàng với các thông tin về giáo dục sức khoẻ và có thể liên lạc với các cơ sở y tế khi cần, đặc biệt khi có tai nạn hoặc thảm hoạ xảy ra. 2.3.4. Hệ thống điện lưới quốc gia Hệ thống điện lưới quốc gia ngày càng mở rộng. Trên 95% số xã và hơn 80% số hộ đã được sử dụng điện. Ở một số xã vùng xa, nơi gần sông suối, nhân dân sử dụng thuỷ điện nhỏ để phục vụ đời sống. 2.4. Môi trường Vấn đề xử lý chất thải rắn, chất thải bệnh viện chưa được triệt để gây ô nhiễm môi trường sống của cộng đồng dân cư. Việc kiểm soát chất thải môi trường nói chung (phế liệu rắn, hoá chất lỏng, khí độc, bụi, tiếng ồn) chưa tốt đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm nảy sinh các bệnh về tiêu hoá, hô hấp... Ô nhiễm môi trường thực sự là một thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân Lạng Sơn hiện nay và trong thời gian tới. Sự phát triển giao lưu về kinh tế, văn hoá, du lịch... một mặt là thế mạnh của Lạng Sơn, mặt khác lại gây ra những tác động tiêu cực đối với môi trường xã hội, là cơ hội thuận lợi để phát triển những lối sống không có lợi cho sức khoẻ như nghiện, chích, mại dâm... 8
  10. 2.5. Kinh tế - văn hoá - xã hội 2.5.1. Kinh tế Nền kinh tế liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân hàng năm 10,04% trong giai đoạn 2001-2005, đạt mục tiêu đề ra và cao hơn tốc độ chung của cả nước 1,33 lần, trong đó công nghiệp - xây dựng gấp 1,86 lần và dịch vụ gấp 1,93 lần. Tổng sản phẩm nội tỉnh (GDP) năm 2005 tăng 1,61 lần so với năm 2000, đạt 2.807 tỷ đồng (giá so sánh năm 1994). GDP bình quân đầu người năm 2007 đạt 7,99 triệu đồng. Là một tỉnh nông nghiệp Lạng Sơn đã có bước chuyển dịch cơ cấu khá mạnh mẽ trong hơn 10 năm qua theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ và ngành công nghiệp - xây dựng, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp trong GDP của tỉnh. Đời sống của nhân dân được cải thiện. Tỉnh đã quan tâm nhiều đến các vùng đặc biệt khó khăn để đảm bảo ổn định xã hội, từng bước xoá đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống cho đồng bào vùng biên giới, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, những thay đổi hiện mới tập trung nhiều ở khu vực thành thị, đời sống của nhân dân vùng sâu, vùng xa và các điều kiện kinh tế-xã hội ở các khu vực này vẫn còn rất khó khăn. Đây chính là một thách thức lớn đối với việc cải thiện tình trạng sức khoẻ và nâng cao tính công bằng trong CSSK của ngành y tế Lạng Sơn. 2.5.2. Văn hoá- xã hội 2.5.2.1. Giáo dục 85,4% số xã/phường của tỉnh đã đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở, 5/11 huyện và thành phố đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở từ năm 2005. So với các tỉnh miền núi của vùng Đông Bắc, đây là một kết quả khá cao tạo cơ sở tốt cho việc tiếp thu và nâng cao kiến thức CSSK cũng như thay đổi hành vi theo hướng có lợi cho sức khoẻ. 2.5.2.2. Văn hoá Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở phát triển mạnh mẽ góp phần tạo những thói quen có lợi có sức khoẻ. Mặc dù vậy, 9
  11. vẫn còn nhiều tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan trong một bộ phận dân cư, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Công tác phát thanh - truyền hình, truyền thanh đã phủ sóng toàn tỉnh. Tỉnh đã đáp ứng được nhu cầu thông tin cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh, 100% số hộ được nghe đài tiếng nói Việt Nam và trên 70% số hộ được xem truyền hình. Phong trào thể dục, thể thao quần chúng tiếp tục phát triển. 100% trường trung học phổ thông đưa chương trình giảng dạy thể dục thể thao vào nội khóa, 85% trường trung học cơ sở và 50% trường tiểu học có giáo viên hướng dẫn luyện tập TDTT. 3. Những thuận lợi và thách thức đối với ngành Y tế Lạng Sơn 3.1. Thuận lợi - Các cấp uỷ Đảng và Chính quyền của tỉnh Lạng Sơn luôn luôn quan tâm và có chính sách phát triển toàn diện, phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao đời sống nhân dân, xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, đặc biệt là vấn đề nâng cao sức khoẻ. - Vị trí địa lý thuận lợi của Lạng Sơn cùng với sự phát triển của hệ thống đường giao thông tạo cho nhân dân Lạng Sơn khả năng tiếp cận dễ dàng các cơ cở y tế, trong đó có những cơ sở hiện đại tại các thành phố lớn trong nước như Hà Nội và cả nước ngoài (Nam Ninh, Trung Quốc). Sự hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa các cơ sở y tế của tỉnh với các cơ sở đầu ngành ở tuyến trung ương và một số tỉnh lân cận trong các hoạt động KCB, phòng bệnh, chuyển tuyến, cấp cứu, đào tạo, trao đổi kinh nghiệm... cũng thuận lợi nhờ thế mạnh này. - Những thành tựu đã đạt được về kinh tế- xã hội trong những năm qua là nền tảng vững chắc, tạo môi trường thuận lợi hơn cho phát triển kinh tế-xã hội trong các năm tới. Khả năng đầu tư các nguồn lực (vốn, cơ sở, nhân lực) cho y tế sẽ cao hơn cùng với sự tăng trưởng kinh tế và phát triển toàn diện về mặt văn hoá-xã hội của tỉnh. - Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước (như thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo của Chính phủ, cấp thẻ BHYT cho người nghèo) tạo điều kiện cho cho các đối tượng chính sách được hưởng những chăm sóc cơ bản, thu hẹp 10
  12. dần khoảng cách giữa các nhóm dân cư trong tỉnh, thực hiện công bằng trong KCB. 3.2. Thách thức - Tỷ lệ dân số nông thôn cao, lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp. Sự chênh lệch về phát triển kinh tế, xã hội và mức sống giữa thành thị và nông thôn ngày càng lớn gây không ít khó khăn trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ giữa 2 khu vực này. Tỷ lệ người dân tộc cao cùng với sự tồn tại của một số tập quán lạc hậu, có hại cho sức khỏe (cúng bái khi ốm, uống nhiều rượu...) cũng là một thách thức đáng kể không thể sớm giải quyết được. - Môi trường sống ngày càng bị ô nhiễm trước sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp, du lịch và cả đô thị hoá tại Lạng Sơn. Khai thác tài nguyên chưa được quản lý chặt chẽ đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sống. Việc xử lý rác thải công nghiệp và rác thải bệnh viện chưa được thoả đáng. Một số bệnh nghề nghiệp và bệnh do tệ nạn xã hội và lối sống hiện đại ngày càng có xu hướng tăng cao và khó kiểm soát. - Bên cạnh những mặt tích cực của phát triển kinh tế, du lịch, ngành y tế Lạng Sơn cũng phải đối mặt với nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh do sự giao lưu của du khách đem lại, đặc biệt là các dịch bệnh nguy hiểm mới xuất hiện và các bệnh xã hội. Mặt khác, nhu cầu CSSK với chất lượng cao cho khách du lịch hoặc những người đến Lạng Sơn tham gia các hoạt động kinh tế cũng đòi hỏi ngành y tế của tỉnh những nỗ lực cao để đáp ứng. - Thời tiết khí hậu diễn biến khó lường (như mưa lũ, rét đậm) ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người dân cũng như các hoạt động CSSK. PHẦN 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SỨC KHỎE NHÂN DÂN LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2002-2007 1. Các chỉ số sức khoẻ Sức khoẻ nhân dân Lạng Sơn đã có những cải thiện rõ rệt, thể hiện qua các chỉ số cơ bản dưới đây: 1.1. Tuổi thọ bình quân lúc sinh: 70,2 năm (năm 2002), cao hơn mức trung bình của vùng Đông Bắc (69,1) nhưng còn thấp hơn trung bình của cả 11
  13. nước là 71,1 trong cùng thời gian (theo Điều tra biến động dân số và KHHGĐ, 2002 của Tổng cục Thống kê). 1.2. Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi: 11,46‰ năm 2007 (123 ca tử vong trên 10.730 trẻ đẻ sống), giảm nhiều so với năm 2006 (25‰ ; theo Niên giám thống kê y tế 2006 của BYT, trung bình của cả nước và vùng Đông Bắc năm 2006 là 16‰ và 24‰). 1.3. Tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi: 14,26‰ (2007). 1.4. Tỷ suất chết mẹ: 37,27/100.000. (4 ca/10.730 trẻ đẻ sống, năm 2007). Mục tiêu quốc gia đến năm 2010 là 70/100.000. 1.5. Tỷ lệ trẻ mới đẻ nặng dưới 2500 g: 3,1% (năm 2007). 1.6. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi (cân nặng/tuổi): 25,5% năm 2007, cao hơn trung bình của cả nước năm 2006 (23,4%). Ngoài các chỉ số cơ bản trên đây, nhiều chỉ số khác đã được cải thiện, một số đạt được ở mức cao hoặc rất cao trong các năm qua. Dưới đây là một số chỉ số (theo các báo cáo của SYT Lạng Sơn): - Tỷ lệ trẻ em tiêm đủ 6 loại vacxin luôn đạt 98-99%. - Tỷ lệ trẻ em 6-36 tháng uống Vitamin A đạt 99-99,5%. - Tỷ lệ phụ nữ đẻ được tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi tăng từ 84% năm 2002 lên 94,3% năm 2007. Tỷ lệ phụ nữ có thai khám thai trên 3 lần đúng 3 kỳ là 69,2%; 93,5% phụ nữ đẻ được CBYT đỡ. - Tỷ lệ trẻ em 8-10 tuổi mắc bướu cổ giảm từ 7,2% năm 2002 xuống 2,93% năm 2007. - Tỷ lệ mắc sốt rét/100.000 dân giảm từ 182 năm 2002 xuống 69,53 năm 2006, thấp hơn nhiều so với vùng Đông Bắc (163,86) và cả nước (108,89). - Tỷ lệ lưu hành phong đạt
  14. hơn trung bình của cả nước hoặc vùng Đông Bắc như tỷ lệ trẻ mới đẻ nặng dưới 2.500g, tỷ lệ mắc sốt rét/100.000 dân, tỷ lệ TYT xã đạt chuẩn quốc gia... Tuy nhiên, có những chỉ số còn thấp hơn so với trung bình của cả nước như tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi, số giường bệnh/10.000 dân. 2. Mô hình bệnh tật và tử vong ở Lạng Sơn 2.1. Mười bệnh mắc cao nhất Một nghiên cứu của BVĐK trung tâm Lạng Sơn về 79.684 bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện này trong 5 năm 2000-2004 cho thấy 10 bệnh mắc cao nhất xếp theo hệ cơ quan và tỷ lệ tương ứng trong số 79.684 bệnh nhân trên là: 1. Bệnh hệ tiêu hoá (16,55%) 2. Bệnh lý chấn thương (9,89%) 3. Bệnh hệ tuần hoàn (7,89%) 4. Bệnh hệ hô hấp (4,82%) 5. Bệnh hệ tiết niệu (4,79%) 6. Bệnh tai mũi họng (3,27%) 7. Bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng (2,79%) 8. Bệnh lý về mắt (2,45%) 9. Bệnh lý về răng hàm mặt (1,72%) 10. Bệnh lý ngộ độc (1,72%) (Nguồn số liệu: Báo cáo Nghiên cứu một số đặc điểm tình hình bệnh tật bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn từ năm 2000 đến năm 2004 của BVĐK trung tâm tỉnh Lạng Sơn, 2005). Theo số liệu của SYT tỉnh, các bệnh có số mắc cao/100.000 dân là: viêm họng và viêm phế quản cấp, viêm phế quản và tiểu phế quản, tai nạn giao thông, các bệnh viêm phổi, tiêu chảy-viêm dạ dày, ruột non có nguồn gốc nhiễm khuẩn...Những bệnh truyền nhiễm có số mắc cao là cúm, tiêu chảy, dại/nghi dại... (Phụ lục 1) Số liệu của các nguồn trên đều cho thấy các bệnh nhiễm trùng vẫn phổ biến tại Lạng Sơn trong các năm gần đây. Nhiều bệnh có xu hướng tăng về số ca mắc như cúm, viêm phổi, hội chứng lỵ. Các số liệu thống kê của Sở Y tế và nghiên cứu trên cũng cho thấy một số bệnh không nhiễm trùng (bệnh hệ tuần hoàn, hệ thần kinh) có xu hướng phát triển như suy tim, chảy máu não, tâm thần phân liệt, rối loạn phân liệt và hoang tưởng. Tai nạn giao thông tăng đáng kể, riêng năm 2006 có 3.437 trường hợp, tăng gần 27% so với năm 2005 và tăng 77% so với năm 2002. Về HIV/AIDS: Lạng sơn là tỉnh đứng thứ 10 trong 10 tỉnh có tỷ lệ nhiễm HIV/100.000 dân cao nhất toàn quốc, chủ yếu ở nhóm nghiện hút ma tuý và mại 13
  15. dâm. Mỗi năm có trên 200 trường hợp mới; tính đến cuối năm 2007 số nhiễm HIV/AIDS luỹ tích trong toàn tỉnh là 2.674 người, trong đó 1535 trường hợp đã chuyển sang AIDS và 1.440 trường hợp tử vong. Số mới nhiễm HIV có xu hướng ổn định, nhưng số chết do AIDS có xu hướng tăng lên do tích luỹ từ trước. Ngộ độc thức ăn thường là các vụ lẻ tẻ, trong gia đình do thực phẩm có sẵn chất độc tự nhiên như nấm độc, cóc… chưa có các vụ ngộ độc hàng loạt. 2.2. Các bệnh gây tử vong cao nhất tại bệnh viện Số liệu báo cáo của Sở Y tế cho thấy các bệnh sau đây gây tử vong cao nhất tại bệnh viện : 1. Viêm phổi, luôn chiếm vị trí thứ 1 và thứ 2 hàng năm trong các năm 2002-2004. 2. Thương tổn do chấn thương trong sọ, thường chiếm vị trí ngay sau viêm phổi, có năm (2002) chiếm vị trí số 1. 3. Chảy máu não 4. Các bệnh khác nằm trong số 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong bao gồm suy tim, tai nạn giao thông, bệnh của gan, lao bộ máy hô hấp... Vài năm gần đây các bệnh không nhiễm khuẩn có khuynh hướng chiếm thứ hạng cao hơn trong 10 nguyên nhân gây tử vong tại bệnh viện. Thí dụ năm 2006 (xếp theo thứ tự giảm dần): - Bệnh tim thiếu máu cục bộ khác - Tâm thần phân liệt, rối loạn dạng phân liệt và hoang tưởng - Thương tổn do chấn thương trong sọ - Glôcôm - Tai nạn giao thông - Bệnh cầu thận khác Theo kết quả nghiên cứu tại BVĐK tỉnh nói trên nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại BVĐK trung tâm là các bệnh tiêu hoá (chiếm 17,12% tổng số ca tử vong), tiếp theo là bệnh hô hấp (14,72%), chấn thương-bỏng (12,64%), bệnh truyền nhiễm (11,84%), tai biến mạch máu não (11,68%), chấn thương sọ não (11,52%), tim mạch (8,32%). Các số liệu trên cho thấy mô hình bệnh tật và tử vong ở Lạng Sơn là mô hình đang đan xen giữa các bệnh nhiễm khuẩn và không nhiễm khuẩn, tương tự như nhiều tỉnh khác trong cả nước. 14
  16. 3. Thực trạng hệ thống y tế tỉnh Lạng Sơn 3.1. Tổ chức mạng lưới y tế 3.1.1. Hệ thống y tế công 3.1.1.1. Tuyến tỉnh Sở Y tế: - Lãnh đạo Sở: Giám đốc và hai Phó giám đốc. - Thanh tra y tế - 6 Phòng chuyên môn nghiệp vụ: Phòng tổ chức cán bộ, Phòng kế hoạch tổng hợp, Phòng nghiệp vụ y, Phòng quản lý dược, Phòng tài chính kế toán và Phòng hành chính quản trị. - Các hội đồng tư vấn: Hội đồng thuốc, Hội đồng về y tế tư nhân, Hội đồng khoa học. Các đơn vị sự nghiệp gồm: a. Khối dự phòng: có 9 Trung tâm - Trung tâm y tế dự phòng có 6 khoa, 2 phòng. - Trung tâm phòng chống HIV/AIDS - Trung tâm Phòng chống Sốt rét-Côn trùng-Ký sinh trùng - Trung tâm Phòng chống các bệnh xã hội (gồm sốt rét, bướu cổ, tâm thần, động kinh, phong, da liễu) - Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế - Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản - Trung tâm Truyền thông và giáo dục sức khoẻ - Trung tâm Pháp y - Trung tâm Kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm Một số TT có địa điểm chật hẹp như TT TT-GDSK (105 m2), TT CSSKSS (120 m2), TT Phòng chống sốt rét (322 m2) hoặc chưa có địa điểm như TT phòng chống HIV/AIDS. b. Khối điều trị: có 4 bệnh viện tuyến tỉnh với 500 giường bệnh và Trung tâm Gíam định Y khoa - Bệnh viện đa khoa tỉnh: 350 giường (năm 2008 tăng thêm 50 giường) - Bệnh viện y học cổ truyền: 50 giường - Bệnh viện điều dưỡng - Phụ hồi chức năng: 40 giường - Bệnh viện lao: 60 giường 15
  17. - Trung tâm Giám định y khoa: mới được thành lập trên cơ sở nâng cấp Phòng Giám định Y khoa, đặt tại bệnh viện đa khoa tỉnh. c. Khối đào tạo: Trường Cao đẳng y tế Lạng Sơn. 3.1.1.2. Tuyến huyện Từ khi có Nghị định số 172/2004/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và huyện, Lạng Sơn đã thành lập đủ 11 Phòng Y tế huyện. Các PYT huyện do UBND huyện quản lý về tổ chức, biên chế đồng thời chịu sự chỉ đạo của SYT về chuyên môn. Một số PYT còn thiếu biên chế, chỉ có 2-3 người và năng lực chỉ đạo còn hạn chế nên chưa đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý đối với y tế tuyến xã. Tỉnh Lạng Sơn vẫn duy trì mô hình Trung tâm y tế huyện. Các TTYT huyện thực hiện cả hai chức năng: YTDP và KCB. Hiện có 10 BVĐK huyện trực thuộc các TTYT với 590 giường, 24 PKĐKKV với 145 giường (huyện Đình Lập không có PKĐKKV). Các BVĐK huyện có quy mô nhỏ, thường từ 50-70 giường (Phụ lục 2). BVĐK huyện Cao Lộc chỉ có 30 giường, tuy nhiên huyện này có 3 PKĐKKV với 30 giường. Nhiều PKĐKKV hoạt động không có hiệu quả, thể hiện ở số lượt KCB thấp, số lượng bệnh nhân được điều trị nhỏ (có khi không đến 100 bệnh nhân/năm) như tại các PKĐKKV Văn Thụ, Yên Bình, Chợ Bãi ; có nơi không hoạt động vì không có cơ sở (Mỏ Nhài, TTYT Bắc Sơn). Một số PKĐKKV chỉ có 2 cán bộ, thậm chí không có bác sĩ như PKĐKKV Bình Độ ở Tràng Định, cơ sở vật chất thiếu thốn, phần lớn là nhà cấp IV. Sắp tới có thể một số PKĐKKV ít hiệu quả sẽ giải thể để tập trung đầu tư vào những nơi hoạt động tốt hơn hoặc nơi chưa có PKĐKKV (huyện Đình Lập). Tổng số giường bệnh tại tuyến tỉnh và huyện đến 31/12/2007 là 1.235, trung bình 10.000 dân có 16,42 giường, gần bằng mức bình quân giường bệnh công lập của cả nước (17,7 giường năm 2006, không kể bệnh viện tư). 3.1.1.3. Tuyến xã Trạm y tế xã - Toàn bộ 226 xã phường, thị trấn của tỉnh có cơ sở trạm y tế. Năm 2007 tỷ lệ xã có bác sĩ là gần 71%, 100% xã có NHS hoặc YSSN. Phần lớn TYT xã có diện tích lớn và nhà cấp III, riêng trạm Cao Lâu ở huyện Cao Lộc chưa có địa điểm. Năm 2007 có 176 TYT xã (77,5%) đã được UBND tỉnh công nhận 16
  18. đạt chuẩn quốc gia. So với các tỉnh Đông Bắc, Lạng Sơn ở mức trung bình về tỷ lệ bác sĩ ở xã và có tỷ lệ TYT xã đạt chuẩn quốc gia rất cao (kể cả so sánh với cả nước). - 186 trạm y tế (82%) có vườn thuốc nam. 82 trạm y tế có quầy thuốc. - Bình quân mỗi TYT có 4,3 cán bộ y tế, mọi hoạt động của các chương trình, dự án và các hoạt động thường xuyên như khám chữa bệnh, cấp, bán thuốc, đỡ đẻ đều được thực hiện kiêm nhiệm và lồng ghép. Hoạt động của CBYT xã gặp nhiều khó khăn do địa bàn rộng, dân sống không tập trung. - Tổng số giường ở tuyến xã là 678, bình quân mỗi TYT có 3 giường bệnh, chủ yếu là để theo dõi bệnh nhân cấp cứu và đẻ. Y tế thôn bản 2.199 trong tổng số 2321 thôn, bản, tổ dân phố của tỉnh có NVYT hoạt động, chiếm 94,7%. Tổng số NVYT thôn bản là 2199 người. 3.1.2. Y tế ngoài công lập Hệ thống y tế ngoài công lập của Lạng Sơn chưa phát triển. Có hơn 200 cơ sở y tế tư nhân, tập trung chủ yếu là ở thành phố Lạng Sơn và các thị trấn. Trước đây hầu hết các cơ sở hành nghề y dược tư nhân có qui mô nhỏ, cá nhân hành nghề. Từ năm 2005-2006 bắt đầu phát triển thêm về số lượng, mở rộng qui mô và nâng cấp các cơ sở, đầu tư trang thiết bị, mở rộng phạm vi hành nghề. Một số phòng khám đã có máy nội soi, máy chụp X quang, máy siêu âm màu góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị. 3.1.3. Mạng lưới cung ứng thuốc Có 256 cơ sở bán thuốc bao gồm: 2 doanh nghiệp cổ phần với 106 quầy bán lẻ, 59 nhà thuốc tư nhân, 2 nhà thuốc bệnh viện, 5 đại lý bán thuốc, 82 quầy thuốc của TYT xã. 3.1.4. Các cơ sở y tế thuộc Bộ, Ngành khác Trên địa bàn tỉnh có một số cơ sở y tế thuộc các bộ, ngành khác: Đại đội Quân y 50, Bệnh xá bộ đội biên phòng tỉnh (25 giường). Sự kết hợp hoạt động giữa quân dân y trong các lĩnh vực phòng bệnh, khám chữa bệnh phòng chống thiên tai dịch hoạ có ý nghĩa đặc biệt nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới. Ban quân - dân y tỉnh được thành lập theo quyết định của UBND tỉnh Lạng Sơn đã triển khai hoạt động tới tất cả các cấp, các đơn vị ở trong tỉnh. Ban này chỉ đạo kết hợp Quân dân y ở 10 huyện và ở thành phố Lạng Sơn. Nhờ sự 17
  19. hỗ trợ và phối hợp của lực lượng quân y, 21/21 xã biên giới đã có trạm y tế và được nâng cấp cơ sở hạ tầng, bổ sung TTBYT cần thiết để KCB cho nhân dân và quân đội trên địa bàn. Hiện nay, 11/21 TYT của 5 huỵên biên giới có bác sĩ, 16/21 TYTX khu vực biên giới (75%) đạt chuẩn quốc gia về y tế xã, 84 CBYT xã và 210 NVYT thôn, bản trong khu vực đang hoạt động tại các cộng đồng dân cư biên giới. 3.2. Nhân lực y tế 3.2.1. Thực trạng Đội ngũ cán bộ y tế Lạng Sơn đã được tăng cường về số lượng và trình độ chuyên môn. Một số chỉ số về nhân lực y tế đã đạt được ở mức khá cao. Tỷ lệ bác sĩ/10.000 dân đạt 7,0 /10.000 từ năm 2007. Bình quân 10.000 dân có 31,4 CBYT, 71% số TYT xã có bác sĩ, 100% TYT có NHS hoặc YSSN, khoảng 75% TYT có cán bộ phụ trách công tác dược, gần 95% số thôn, bản có NVYT (Phụ lục 3). Tuy nhiên có chỉ số ở mức thấp và hầu như không được cải thiện trong nhiều năm như tỷ lệ DSĐH/10.000 dân (0,52), thấp hơn tỷ lệ chung của cả nước (1,27) hơn 2 lần. Số DSĐH tại tuyến huyện chỉ có 4 người (năm 2007), không đảm bảo mỗi khoa dược của BVĐK huyện có 1 DSĐH. Để phát triển đội ngũ CBYT, SYT đã tăng cường công tác đào tạo thông qua nhiều hình thức khác nhau. Trường Trung học y tế Lạng Sơn đã được nâng cấp thành trường Cao đẳng y tế. Đồng thời, dưới hình thức liên kết với các trường Đại học Y Thái Nguyên, Đại học Dược Hà Nội một số lớp đào tạo CKI, đào tạo dược sĩ trung học đã dược tổ chức tại địa phương. Ngoài ra, tỉnh cũng đã thực hiện các lớp đào tạo chuyển đổi từ y sĩ sang trung học điều dưỡng, các lớp đào tạo cán bộ y học cổ truyền, dược tá xã, nâng cấp NVYT thôn bản thành điều dưỡng thôn,bản. Tổng số cán bộ y tế đã tăng từ 2.175 ngưòi năm 2002 lên 2.433 năm 2007. Số cán bộ chuyên môn y và dược tăng từ 2099 người năm 2002 lên 2311 người năm 2007 (bao gồm cả Công ty Dược-Thiết bị y tế). Số cán bộ có trình độ sau đại học đã tăng gấp 2 lần. Tuy nhiên, tổng số cán bộ dược thực tế không tăng, số DSĐH giảm so với năm 2002, nguyên nhân là do một số cơ sở dược đã cổ phần hoá nên một số DSĐH không còn thuộc sự quản lý của SYT (năm 2007 có 13 DSĐH làm việc tại Công ty Dược- Thiết bị y tế). 18
  20. Phân bố CBYT do SYT quản lý năm 2007 như sau: 30% tại tuyến tỉnh; 29,7% tại tuyến huyện và 40,3% tại tuyến xã. Số cán bộ có chuyên môn y, dược chiếm gần 90% (2.184 người) trong tổng số CBYT do SYT quản lý. Về chuyên môn, phần lớn cán bộ (65,9%) có trình độ trung học, tỷ lệ này tăng mạnh ở các tuyến dưới. Tỷ lệ chung cán bộ đại học và sau đại học là 25,2% và giảm đáng kể từ tuyển tỉnh đến tuyến xã. CBYT sơ học chiếm tỷ lệ thấp (7,7%), tập trung ở tuyến cơ sở. Phân bố cán bộ chuyên môn y, dược theo trình độ và theo tuyến được trình bày tại bảng 1 dưới đây: Bảng 1 Phân bố cán bộ chuyên môn theo trình độ và theo tuyến năm 2007 Trình độ Chung Tỉnh Huyện Xã chuyên môn Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng % lượng % lượng % lượng % Đại học, sau ĐH 550 25,2 232 40,3 155 24,7 163 16,6 Trung học 1.440 65,9 314 54,6 405 64,5 721 73,5 Cao đẳng 27 1,2 17 3,0 6 0,9 4 0,4 Sơ học 167 7,7 12 2,1 62 9,9 93 9,6 Tổng cộng 2184 100,0 628 100,0 628 100,0 981 100,0 Nguồn số liệu: Sở Y tế Lạng Sơn 3.2.2. Những tồn tại chính - Mặc dù đã được cải thiện nhưng đội ngũ cán bộ y tế Lạng Sơn vẫn còn thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng, cơ cấu chưa hợp lý, đặc biệt là thiếu nguồn nhân lực trong lĩnh vực chuyên khoa sâu, y học cổ truyền, lĩnh vực dược và YTCC. Cán bộ quản lý còn yếu kém về trình độ, năng lực điều hành, đặc biệt là cán bộ ở tuyến cơ sở. - Thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn cao: năm 2007 mới có 1 tiến sĩ, chỉ có 7 cán bộ CKII. Cả 3 tuyến tỉnh, huyện và xã vẫn còn CBYT có trình độ sơ học. Trình độ chuyên môn của CBYT xã chủ yếu là trung học. Những tồn tại về nhân lực y tế của tỉnh Lạng Sơn trong những năm qua có thể kể đến những nguyên nhân sau đây: - Nguyên nhân khách quan: Cơ chế chính sách của Nhà nước chưa đầy đủ và chậm đổi mới: định biên nhân lực cho ngành y tế còn chưa phù hợp, chậm thay đổi để phù hợp với tình hình mới; chế độ đãi ngộ cho nhân viên ngành y tế chưa thỏa đáng; chưa có 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2