intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT Đô thị TP.HCM (HOUTRANS) - Báo cáo cuối cùng - Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật - Số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải

Chia sẻ: Homnay 2 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:131

212
lượt xem
37
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để xây dựng Quy hoạch Tổng thể Giao thông Vận tải, kế hoạch hành động ngắn hạn và nghiên cứu khả thi trong Khu vực đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, cần thu thập thông tin đầy đủ và toàn diện về tình hình giao thông cũng như các vấn đề hiện nay trong Khu vực Nghiên cứu. Cuộc điều tra khảo sát giao thông vận tải đã được thực hiện và mô tả trong báo cáo kỹ thuật này, trừ Điều tra Phỏng vấn Hộ gia đình – được mô tả trong Báo cáo kỹ thuật số 02.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT Đô thị TP.HCM (HOUTRANS) - Báo cáo cuối cùng - Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật - Số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải

  1. CƠ QUAN HỢP TÁC QUỐC TẾ NHẬT BẢN (JICA) BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI, NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM (BỘ GTVT) UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH QUY HOẠCH TỔNG THỂ VÀ NGHIÊN CỨU KHẢ THI VỀ GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐÔ THỊ KHU VỰC TP HỒ CHÍ MINH (HOUTRANS) BÁO CÁO CUỐI CÙNG Quyển 5: Báo Cáo Kỹ Thuật Số 1: Các Cuộc Điều Tra Giao Thông Vận Tải Tháng 6 năm 2004 CÔNG TY ALMEC
  2. MỤC LỤC 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1-1 1.1. Cơ sở và mục tiêu của điều tra khảo sát ........................................................................... 1-1 1.2. Khái quát về các cuộc điều tra ........................................................................................... 1-2 2. MÔ TẢ CÁC CUỘC ĐIỀU TRA................................................................................................. 2-1 2.1. Điều tra đường bao............................................................................................................ 2-1 2.2. Điều tra tuyến chính ........................................................................................................... 2-4 2.3. Đếm lưu lượng giao thông ................................................................................................. 2-7 2.4. Đếm lưu lượng giao thông tại các giao lộ .......................................................................... 2-9 2.5. Điều tra tốc độ giao thông .................................................................................................. 2-11 2.6. Điều tra phỏng vấn hành khách đi phương tiện VT công cộng .......................................... 2-14 2.7. Điều tra trên các phương tiện giao thông công cộng ......................................................... 2-15 2.8. Điều tra các đầu mối vận tải công cộng ............................................................................. 2-18 2.9. Điều tra các đơn vị khai thác vận tải công cộng................................................................. 2-19 2.10. Điều tra phỏng vấn người sử dụng phương tiện cá nhân .................................................. 2-21 2.11. Điều tra bãi đỗ xe ............................................................................................................... 2-22 2.12. Điều tra vận tải hàng hóa ................................................................................................... 2-24 2.13. Điều tra các cơ sở.............................................................................................................. 2-26 2.14. Điều tra vận tải thủy nội địa................................................................................................ 2-28 3. KẾT QUẢ CHÍNH CỦA CÁC CUỘC ĐIỀU TRA ....................................................................... 3-1 3.1. Đặc điểm giao thông đường bộ.......................................................................................... 3-1 3.2. Đường ra/vào sân bay, ga đường sắt và cảng................................................................... 3-12 3.3. Đặc điểm của giao thông bên ngoài...................................................................................3-15 3.4. Hệ số đi lại của hành khách ............................................................................................... 3-17 3.5. Tốc độ đi lại........................................................................................................................ 3-18 3.6. Xe buýt và vận tải công cộng đường bộ khác .................................................................... 3-20 3.7. Giao thông cá nhân............................................................................................................ 3-31 3.8. Điều tra vận tải hàng hóa ................................................................................................... 3-38 3.9. Điều tra vận tải đường thủy nội địa .................................................................................... 3-42 3.10. Các đặc điểm về giao thông liên quan tới các cơ sở ......................................................... 3-46 3.11. Bến bãi xe buýt ..................................................................................................................3-53 PHỤ LỤC: CÁC MẪU KHẢO SÁT
  3. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.2.1 Khái quát về các cuộc điều tra giao thông................................................................ 1-2 Bảng 2.1.1 Các điểm điều tra trên đường bao............................................................................ 2-2 Bảng 2.1.2 Kế hoạch thực hiện điều tra đường bao................................................................... 2-3 Bảng 2.3.1 Kế hoạch thực hiện điều tra đếm lưu lượng giao thông ........................................... 2-7 Bảng 2.3.2 Các điểm điều tra đếm lưu lượng giao thông ........................................................... 2-8 Bảng 2.4.1 Kế hoạch thực hiện điều tra đếm lưu lượng giao thông tại các giao lộ .................... 2-9 Bảng 2.4.2 Điểm đếm lưu lượng giao thông tại các giao lộ........................................................ 2-10 Bảng 2.5.1 Kế hoạch thực hiện điều tra tốc độ giao thông ......................................................... 2-12 Bảng 2.5.2 Các đoạn tuyến điều tra tốc độ giao thông (các tuyến buýt)..................................... 2-13 Bảng 2.6.1 Kế hoạch thực hiện điều tra phỏng vấn hành khách đi phương tiện công cộng....... 2-14 Bảng 2.7.1 Kế hoạch thực hiện điều tra trên các phương tiện giao thông công cộng ................ 2-15 Bảng 2.7.2 Các tuyến điều tra trên phương tiện công cộng ....................................................... 2-17 Bảng 2.8.1 Kế hoạch thực hiện điều tra ..................................................................................... 2-18 Bảng 2.9.1 Kế hoạch thực hiện cuộc điều tra............................................................................. 2-20 Bảng 2.10.1 Kế hoạch thực hiện cuộc điều tra............................................................................. 2-21 Bảng 2.12.1 Kế hoạch thực hiện cuộc điều tra............................................................................. 2-24 Bảng 2.12.2 Các điểm điều tra vận tải hàng hóa .......................................................................... 2-25 Bảng 2.13.1 Quy mô mẫu đã hòan thành trong điều tra các cơ sở .............................................. 2-27 Bảng 2.13.2 Kế hoạch thực hiện điều tra các cơ sở..................................................................... 2-27 Bảng 2.14.1 Kế hoạch thực hiện điều tra đường thủy nội địa ...................................................... 2-29 Bảng 2.14.2 Các điểm điều tra vận tải thủy nội địa....................................................................... 2-30 Bảng 2.14.3 Các đơn vị được phỏng vấn trong điều tra phỏng vấn đơn vị vận tải hàng hóa....... 2-30 Bảng 3.1.1 Lưu lượng giao thông tại các điểm điều tra đường bao ........................................... 3-1 Bảng 3.1.2 Lưu lượng giao thông trên các điểm điều tra tuyến chính ........................................ 3-3 Bảng 3.1.3 Lưu lượng giao thông tại các điểm điều tra đếm lưu lượng giao thông.................... 3-5 Bảng 3.1.4 Lưu lượng giao thông tại các điểm điều tra đếm lưu lượng GT tại giao lộ ............... 3-6 Bảng 3.1.5 Cấu thành giao thông theo khu vực và loại đường .................................................. 3-10 Bảng 3.2.1 Phương thức tiếp cận của các phương thức phận tải liên vùng .............................. 3-12 Bảng 3.2.2 Số hành khách vận chuyển liên vùng theo điểm xuất phát/điểm đến trong Khu vực Nghiên cứu............................................................................................................... 3-13 Bảng 3.3.1 Số bản trả lời trong điều tra phỏng vấn trên đường ................................................. 3-15 Bảng 3.3.2 Hệ số sử dụng chỗ và chuyên chở trong điều tra đường bao .................................. 3-16 Bảng 3.3.3 Xuất phát/đến của vận tải hành khách bằng đường bộ trong KVNC........................ 3-16 Bảng 3.3.4 Loại hàng hóa vận chuyển chính –Điều tra đường bao- .......................................... 3-16 Bảng 3.3.5 Điểm xuất phát/đến của vận tải hàng hóa trong Khu vực Nghiên cứu ..................... 3-17 Bảng 3.4.1 Hệ số đi lại của hành khách theo điều tra tuyến chính ............................................. 3-17 Bảng 3.5.1 Tốc độ đi lại trung bình theo phương tiện và thời gian ............................................. 3-18 Bảng 3.5.2 Tốc độ đi lại trung bình theo loại phương tiện và loại đường ................................... 3-19 Bảng 3.5.3 Tốc độ đi lại trung bình theo loại phương tiện và khu vực........................................ 3-20 Bảng 3.5.4 Tốc độ đi lại trung bình theo loại phương tiện và theo loại đường ........................... 3-20 Bảng 3.7.1 Điều kiện kinh tế – xã hội của những người được phỏng vấn trong điều tra phỏng vấn người sử dụng phương tiện cá nhân................................................................. 3-31 Bảng 3.7.2 Ý kiến và các khía cạnh kinh tế của người sử dụng phương tiện cá nhân............... 3-32 Bảng 3.7.3 Hành vi giao thông của học sinh trong điều tra phỏng vấn....................................... 3-33 Bảng 3.7.4 Khái quát về người đưa đến trường trong điều tra phỏng vấn ................................. 3-33 Bảng 3.7.5 Thông tin về cơ sở vật chất và hoạt động của bãi đỗ theo hình thức sở hữu .......... 3-35 Bảng 3.7.6 Kết quả điều tra phỏng vấn người sử dụng bãi đỗ xe .............................................. 3-36 Bảng 3.7.7 Kết quả điều tra đếm phương tiện ở bãi đỗ theo địa điểm ....................................... 3-37 Bảng 3.8.1 Kết quả đếm lưu lượng vận tải hàng hóa ................................................................. 3-38 Bảng 3.8.2 Số bản trả lời trong điều tra phỏng vấn OD.............................................................. 3-39 Bảng 3.8.3 Các hàng hóa vận chuyển chính - Điều tra vận tải hàng hóa -................................. 3-39 Bảng 3.8.4 Kết quả điều tra phỏng vấn các công ty khai thác vận tải hàng hóa......................... 3-41 Bảng 3.9.1 Lưu lượng giao thông đường thủy nội địa theo trạm................................................ 3-42
  4. Bảng 3.9.2 Hàng hóa vận tải chính theo phân bổ vận tải hàng hóa ........................................... 3-44 Bảng 3.9.3 Đặc điểm khai thác hàng hóa trong điều tra giao thông thủy nội địa ........................ 3-44 Bảng 3.9.4 So sánh với tình hình năm 1999 trong điều tra giao thông thủy nội địa.................... 3-45 Bảng 3.9.5 Các vấn đề của các đơn vị khai thác vận tải hàng hóa trong điều tra ...................... 3-45 Bảng 3.10.1 Tỷ lệ sở hữu phương tiện theo loại hình công việc .................................................. 3-46 Bảng 3.10.2 Số bãi đỗ trung bình theo loại hinh doanh nghiệp .................................................... 3-46 Bảng 3.10.3 Các biện pháp cải tạo có sự mâu thuẫn giữa các nhóm .......................................... 3-49 Bảng 3.10.4 Quan điểm về trợ cấp chi phí đi lại ........................................................................... 3-51 Bảng 3.10.5 Đưa đón học sinh ..................................................................................................... 3-51 Bảng 3.10.6 Quan điểm về vấn đề đưa đón học sinh................................................................... 3-52 Bảng 3.10.7 Đi học bằng xe máy.................................................................................................. 3-52 Bảng 3.11.1 Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật và hoạt động của các bến xe buýt....................... 3-54
  5. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1.1 Các điểm điều tra đường bao................................................................................... 2-2 Hình 2.2.1 Các điểm điều tra tuyến chính.................................................................................. 2-5 Hình 2.3.1 Các điểm điều tra đếm lưu lượng giao thông ........................................................... 2-8 Hình 2.4.1 Các điểm điều tra đếm lưu lượng giao thông tại các giao lộ .................................... 2-10 Hình 2.5.1 Các đoạn điều tra tốc độ giao thông (các tuyến buýt) .............................................. 2-13 Hình 2.7.1 Các tuyến điều tra trên các phương tiện công cộng................................................. 2-17 Hình 2.8.1 Các bến điều tra ....................................................................................................... 2-19 Hình 2.11.1 Các điểm điều tra bến đỗ xe (trừ điều tra hiện trạng bãi đỗ) .................................... 2-23 Hình 2.12.1 Các điểm điều tra vận tải hàng hóa .......................................................................... 2-25 Hình 2.14.1 Các điểm điều tra vận tải thủy nội địa....................................................................... 2-30 Hình 3.1.1 Phân bổ nhu cầu theo giờ lưu lượng giao thông trong các quận nội thành.............. 3-7 Hình 3.1.2 Phân bổ lưu lượng giao thông theo giờ ở các vùng ngoại ô/nông thôn ................... 3-8 Hình 3.1.3 Phân loại khu vực và loại đường trong khu vực nghiên cứu .................................... 3-9 Hình 3.1.4 Lưu lượng giao thông trên các đường chính............................................................ 3-10 Hình 3.1.5 So sánh lưu lượng giao thông ở các khu vực chính................................................. 3-11 Hình 3.2.1 Sự phân bổ hành khách trong Khu vực Nghiên cứu từ/đến sân bay và ga đường sắt............................................................................................................................. 3-14 Hình 3.5.1 Tốc độ đi lại trung bình trên một số đường chính..................................................... 3-19 Hình 3.6.1 Số hành khách lên/xuống tại các điểm dừng/bến xe buýt của các tuyến điều tra .... 3-21 Hình 3.6.2 Đánh giá về dịch vụ vận tải công cộng ..................................................................... 3-25 Hình 3.7.1 Sự phân bổ các điểm đỗ xe ở quận 1, 3 và 5........................................................... 3-34 Hình 3.7.2 Sự phân bổ thời gian đỗ xe tại các bãi đỗ được điều tra.......................................... 3-37 Hình 3.8.1 Phân bổ vận tải hàng hóa từ/đến khu vực cảng Sài Gòn ......................................... 3-40 Hình 3.9.1 Lưu lượng giao thông đường thủy nội địa trên các sông theo loại tàu ..................... 3-42 Hình 3.9.2 Lưu lượng giao thông thủy nội địa theo sông........................................................... 3-43 Hình 3.9.3 Lưu lượng giao thông đường thủy nội địa theo sông và theo hướng....................... 3-43 Hình 3.10.1 Diện tích bãi đỗ của các đơn vị ................................................................................ 3-47 Hình 3.10.2 Các tiện đi làm theo loại hình cơ sở ......................................................................... 3-48 Hình 3.10.3 Nhận thức của các cơ sở về các vấn đề giao thông ................................................ 3-48 Hình 3.10.4 Đánh giá các biện pháp cải tạo giao thông của các doanh nghiệp........................... 3-49 Hình 3.10.5 Sự tương quan giữa vác vấn đề giao thông và các biện pháp cải tạo ..................... 3-50 Hình 3.11.1 So sánh số chuyến theo kế hoạch và thực tế tại bến xe buýt .................................. 3-53
  6. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải 1. MỞ ĐẦU 1.1. Cơ sở và mục tiêu của điều tra khảo sát Để xây dựng Quy hoạch Tổng thể Giao thông Vận tải, kế hoạch hành động ngắn hạn và nghiên cứu khả thi trong Khu vực đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, cần thu thập thông tin đầy đủ và toàn diện về tình hình giao thông cũng như các vấn đề hiện nay trong Khu vực Nghiên cứu. Tuy nhiên, các thông tin này hiện đang rất hạn chế. Có một số nghiên cứu về giao thông vận tải ở TPHCM như Nghiên cứu GTVT TPHCM (DFID-MVA:1996) nhưng cần thu thập thông tin cập nhật xem xét đến sự tăng trưởng nhanh của tình hình dân cư và kinh tế, và sự thay đổi hành vi của người dân trong Khu vực Nghiên cứu. Hơn nữa, Quy hoạch giao thông đô thị TPHCM đã tập trung vào các hiện tượng giao thông nảy sinh nhưng các vấn đề và ý kiến của các bên liên quan như người tham gia giao thông, hành khách, lái xe và các nhà quản lý các đơn vị chưa được xác định rõ ràng và các thông tin này rất cần thiết cho công tác xây dựng quy hoạch tổng thể và các kế hoạch hành động ngắn hạn. Để thực hiện, Đoàn Nghiên cứu HOUTRANS đã thực hiện một số điều tra về giao thông vận tải nhằm các mục đích sau: • Thu thập thông tin mới nhất về tình hình giao thông nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng quy hoạch tổng thể, kế hoạch hành động ngắn hạn và các nghiên cứu khả thi trong Khu vực Nghiên cứu • Hiểu rõ các vấn đề hiện nay và ý kiến về giao thông vận tải trong Khu vực Nghiên cứu của các bên liên quan như người tham gia giao thông, hành khách, lái xe và các nhà quản lý các doanh nghiệp, v.v. • Các cuộc điều tra có thể được phân thành 2 nhóm: điều tra quan sát, bao gồm điều tra đếm lưu lượng giao thông, điều tra phỏng vấn OD, điều tra công suất sử dụng phương tiện, điều tra tốc độ giao thông, điều tra trên các phương tiện giao thông công cộng, điều tra các ga đầu mối công cộng và điều tra đường thủy nội địa; và điều tra khẳng định bao gồm điều tra phỏng vấn hành khách trên các phương tiện giao thông công cộng, điều tra phỏng vấn lái xe, điều tra phỏng vấn đơn vị khai thác xe buýt, điều tra người sử dụng phương tiện cá nhân và điều tra các đơn vị, doanh nghiệp. Điều tra quan sát chủ yếu nhằm hoàn thiện dữ liệu dự báo nhu cầu giao thông và điều tra khẳng định nhằm tìm ra các vấn đề tồn tại và định hướng chính sách tương lai của công tác phát triển giao thông trong tương lai. 14 cuộc điều tra khảo sát giao thông vận tải đã được thực hiện và mô tả trong báo cáo kỹ thuật này, trừ Điều tra Phỏng vấn Hộ gia đình – được mô tả trong Báo cáo kỹ thuật số 02. 1-1
  7. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải 1.2. Khái quát về các cuộc điều tra Khái quát về các cuộc điều tra giao thông và vận tải trong Nghiên cứu HOUTRANS được trình bày trong Bảng 1.2.1. Bảng 1.2.1 Khái quát về các cuộc điều tra giao thông Điều tra Mục tiêu Phạm vi Phương pháp 1. Điều tra đường • Lưu lượng giao thông trên đường • 22 trạm trên địa bàn khu vực nghiên • Phỏng vấn trực tiếp các lái bao bao (Phương tiện/hành khách) cứu xe, hành khách ngay bên • Thông tin sơ lược về tình hình kinh • 4 trạm tại các điểm đầu mối giao đường tế xã hội và thông tin về đi lại của thông (sân bay, cảng, nhà ga …) • Đếm lưu lượng giao thông người dân bên ngoài khu vực nghiên (phương tiện) cứu • 24 và 18 giờ 2. Điều tra tuyến • Lưu lượng giao thông trên tuyến • 37 trạm ở 2 tuyến chính đông, tây • Đếm lưu lượng giao thông chính chính (phương tiện/hành khách) (phương tiện/hành khách) • 24 và 18 giờ 3. Đếm lưu lượng • Lưu lượng giao thông tại các đoạn • 16 trạm • Đếm lưu lượng giao thông giao thông đường chính (phương tiện) • 12 giờ (từ 6 đến 18 giờ) 4 Đếm lưu lượng • Lưu lượng giao thông tại các điểm • 12 giao lộ chính • Đếm lưu lượng giao thông giao thông tại các tắc nghẽn do rẽ đổi hướng (phương tiện) giao lộ • 12 giờ (6-18) 5 Tốc độ giao • Tốc độ giao thông trên các tuyến • 15 tuyến • P.pháp đo vận tốc trên các thông chính ở từng đoạn • Ô tô, xe máy, xe đạp, xe buýt, xe xe di động. • Các đoạn nút cổ chai lam • 6 chuyến đi về theo thời • 12 giờ điểm và loại phương tiện 6 Phỏng vấn hành • Đặc điểm đi lại • Xe buýt/xe lam, xích lô, taxi và xe • Phỏng vấn trực tiếp hành khách đi các • Hiểu biết của người sử dụng về sự ôm khách đi các phương tiện phương tiện giao tồn tại và các đề xuất của họ về các • 2.000 hành khách giao thông công cộng thông công cộng dịch vụ vận tải công cộng • 12 giờ 7 Các ga đầu mối • Khả năng và tình hình khai thác các • 11 bến xe buýt/lam chính • Điều tra hiện trạng bến bãi giao thông công ga, bến • Đếm tần số và hành khách cộng • Đặc điểm của việc vận hành xe theo tuyến buýt/xe lam • 18 giờ 8 Điều tra trên các • Số hành khách lên và xuống trên • 19 tuyến đại diện • Ngồi trên xe quan sát phương tiện giao từng đoạn đường • 13 giờ • 6 chuyến đi về trên mỗi thông công cộng tuyến 9 Phỏng vấn tổ • Đặc điểm vận hành và tài chính của • 30 nhà khai thách xe buýt/xe lam • Phỏng vấn trực tiếp chức khai thác tổ chức khai thác phương tiện GT • 300 lái xe xích lô, taxi và xe ôm GT công cộng công cộng 10. Phỏng vấn • Sự lựa chọn tuyến đường đi • Người sử dụng các phương tiện cá • PV trực tiếp người sử dụng người sử dụng • Hiểu biết về các dịch vụ GTĐBvà sự nhân (ô tô, xe máy, xe đạp) • 12 giờ phương tiện cá sẵn sàng sử dụng các phương tiện • 2.000 người sử dụng nhân công cộng 11. Bãi đỗ xe • Bãi đỗ ở trung tâm thành phố • Hiện trạng tất cả các khu vực đỗ xe • Điều tra hiện trạng bến bãi • Khả năng và tình hình khai thác các tại quận 1, quận 3, và quận 5. • Điều tra tình hình khai thác bến đỗ xe • 20 điểm đỗ xe trên phố và xa phố • PV trực tiếp người sử dụng • Hiểu biết của người sử dụng về các cho ô tô và xe máy/xe đạp • 18 giờ dịch vụ bến đỗ xe 12.Vận tải hàng hóa • Đặc điểm các phương tiện vận tải • 90 DN khai thác vận tải • Phỏng vấn trực tiếp các DN hàng hoá • 16 địa điểm tại các cảng, ICD, sân • Đếm phương tiện và phỏng bay để đếm phương tiện và phỏng vấn OD tại cổng vấn OD • 24 giờ 13.Điều tra các đơn • Quan điểm và đánh giá của các văn • Khoảng 800 đơn vị: 200 cơ sở giáo • Phỏng vấn trực tiếp lãnh vị phòng, trường học, bệnh viện, v.v. dục, 75 cơ sở y tế, 250 cơ sở đạo đơn vị về tình hình giao thông vận tải hiện thương mại, 110 văn phòng, 125 nay. đơn vị vận chuyển, 20 đơn vị dịch vụ đô thị và 20 cơ sở vui chơi giải trí 14.Điều tra giao • Lưu lượng giao thông trên các tuyến • 6 tuyến đường thủy chính (sông • Đếm phương tiện và phỏng thông vận tải vận tải hàng hóa đường thủy nội địa ngòi) vấn OD tại các điểm chính thủy nội địa • Đặc điểm của các tuyến vận tải hàng • 14 giờ trên các tuyến đường thủy hóa đường thủy nội địa và các đơn vị • 10 đơn vị khai thác vận tải • Phỏng vấn trực tiếp các khai thác công ty khai thác vận tải hàng hóa Nguồn: Đoàn Nghiên cứu 1-2
  8. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải 2. Mô tả các cuộc Điều tra 2.1. Điều tra đường bao 1) Mục tiêu Điều tra đường bao nhằm thu thập thông tin về những người sống ngoài khu vực nghiên cứu – những thông tin này không thu thập được trong điều tra hành trình cá nhân, và những người sống trong khu vực nghiên cứu để kiểm tra lại kết quả của Điều tra Phỏng vấn Hộ gia đình. Để thu thập được các thông tin này, điều tra đường bao được thực hiện nhằm thu thập các thông tin về chuyến đi như điểm đầu, điểm cuối, mục đích và phương thức. 2) Phạm vi công việc (1) Nội dung điều tra • Thông tin về chuyến đi: điểm đầu và điểm cuối, mục đích, phương thức, hàng hoá, đánh giá phương thức, v.v. (mẫu phiếu điều tra trình bày trong phần Phụ lục) • Đếm lưu lượng giao thông (phương tiện giao thông) (2) Phương pháp điều tra Những thông tin về chuyến đi sẽ được thu thập qua phỏng vấn lái xe hoặc hành khách mẫu (mẫu điều tra được trình bày trong phụ lục). Tỷ lệ mẫu được chọn tuỳ thuộc vào lưu lượng giao thông (5-10% lượng xe qua lại) và đánh giá của cảnh sát giao thông – những cảnh sát hỗ trợ điều tra. Việc đếm phương tiện được thực hiện nhằm xác định lưu lượng giao thông theo giờ tính theo loại phương tiện và hướng đi. Xét về loại phương tiện, cách phân loại tương tự như Điều tra Giao thông Đô thị TPHCM (Nghiên cứu của DFID) chia ra như sau: • Xe đạp • Xe máy • Xe con • Taxi • Xích lô • Xe lam • Xe buýt nhỏ • Xe buýt thường • Xe tải nhỏ • Xe tải lớn • Xe chở container • Xe khác (3) Phạm vi điều tra Đường bao được xác định là đường biên của khu vực nghiên cứu (xem Hình 2.1.1 và Bảng 2.1.1). Số lượng khu vực điều tra và thời gian điều tra như sau: • 7 khu vực trên các đường chính thuộc đường bao, sân bay, ga đường sắt Æ24 giờ. • 19 khu vực trên các đường phụ, bến cảng và ga đường sắt Æ 18 giờ • 2 khu vực tại các cảng đường thủy nội địa Æ 12 giờ 2-1
  9. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải Hình 2.1.1 Các điểm điều tra đường bao Đường bao Các điểm điều tra trên đường bao Nguồn: Đoàn Nghiên Cứu Bảng 2.1.1 Các điểm điều tra trên đường bao Phạm vi Ngày điều tra STT Điểm điều tra (đường bao) Đếm trong năm Phỏng vấn phương 2002 OD tiện 1 Quốc lộ 1 (Long An) 24 giờ 24 giờ 27/12 2 Quốc lộ 50 (Long An) 18 giờ 18 giờ 27/12 3 Tỉnh lộ 827 (Long An) 18 giờ 18 giờ 27/12 4 Đường Châu Thành-Mỹ Tho (Long An) 18 giờ 18 giờ 27/12 5 Tỉnh lộ 822 (Long An) 18 giờ 18 giờ 26/12 6 Đường Đức Huệ với Trảng Bàng (Long An) 18 giờ 18 giờ 26/12 7 Quốc lộ 22 (TPHCM) 24 giờ 24 giờ 31/12 8 Tỉnh lộ 2 (TPHCM) 18 giờ 18 giờ 30/12 9 Tỉnh lộ 15 (TPHCM) 18 giờ 18 giờ 30/12 10 Tỉnh lộ 744 (Bình Dương) 18 giờ 18 giờ 19/12 11 Quốc lộ13 (Bình Dương) 24 giờ 24 giờ 19/12 12 Tỉnh lộ 742 (Bình Dương) 18 giờ 18 giờ 19/12 13 Đường Bình Chuẩn (Bình Dương) 18 giờ 18 giờ 19/12 14 Đường Thanh Phước (Bình Dương) 18 giờ 18 giờ 19/12 15 Tỉnh lộ 768 (Đồng Nai) 18 giờ 18 giờ 20/12 16 Đường Đồng Khởi (Đồng Nai) 18 giờ 18 giờ 20/12 17 Đường Thiên Tân (Đồng Nai) 18 giờ 18 giờ 20/12 18 Quốc lộ1 (Đồng Nai) 24 giờ 24 giờ 20/12 19 Quẹo ngã ba đường Thái Lan (Đồng Nai) 18 giờ 18 giờ 23/12 20 Tỉnh lộ 763 (Đồng Nai) 18 giờ 18 giờ 23/12 21 Tỉnh lộ 770 (Đồng Nai) 18 giờ 18 giờ 23/12 22 Quốc lộ 51 (Đồng Nai) 24 giờ 24 giờ 23/12 23 Ga đường sắt Sài Gòn 24 giờ 24 giờ 25,26/12 24 Sân bay Tân Sơn Nhất 24 giờ 24 giờ 25/12 25 Phà Nguyễn Kiệu 12 giờ 12 giờ 25,26/12 26 Phà Tôn Thất Thuyết 12 giờ 12 giờ 25,26/12 Nguồn: Đoàn Nghiên cứu 2-2
  10. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải 3) Thực hiện điều tra Điều tra được thực hiện theo kế hoạch trong Bảng 2.1.2. Bảng 2.1.2 Kế hoạch thực hiện điều tra đường bao Tháng 12/2002 1/2003 Tuần 1 2 3 4 1 2 1. Chuẩn bị - Thiết kế mẫu phiếu điều tra - Phê duyệt điều tra - Đào tạo giám sát viên và điều tra viên 2. Điều tra thực địa 3. Thu thập/mã hóa 4. Kiểm tra dữ liệu Nguồn: Đoàn Nghiên cứu 4) Xử lý dữ liệu Xử lý dữ liệu được thực hiện theo 4 bước như sau: 1. Nội suy lưu lượng giao thông trong 18 giờ lên lưu lượng giao thông trong 24 giờ: Lưu lượng giao thông thu thập được trong 18 giờ tại điểm điều tra được nội suy thành llưu lượng giao thông trong 24 giờ sử dụng các hệ số nội suy trong 24 giờ tại điểm điều tra. 2. Tính toán các hệ số nội suy: Dựa trên lưu lượng giao thông quan sát được (24 giờ) theo phương thức vận tải và số lượng mẫu thu thập trong điều tra phỏng vấn OD, hệ số nội suy được tính toán theo điểm điều tra và phương thức vận tải. 3. Xây dựng ma trận OD: Chuyển thông tin điểm xuất phát và điểm đến (địa chỉ) thành vùng giao thông và các ma trận OD bằng cách xây dựng các phương thức vận tải. 4. Tính toán hành trình của “dân không cư trú”: Tỷ lệ hành trình của “dân không cư trú” được tính toán dựa trên điều tra phỏng vấn ở điểm điều tra và phương thức vận tải. Đưa các tỷ lệ này vào ma trận OD xây dựng trong phần 3) và có thể hoàn thiện ma trận OD theo người dân không cư trú. 5) Đánh giá về cuộc điều tra Cuộc điều tra này cần sự hợp tác của cảnh sát giao thông khu vực vì cần phải dừng các phương tiện đang đi lại để phỏng vấn và tình hình càng trở nên phức tạp do thiếu nguồn nhân lực trong lực lượng cảnh sát giao thông địa phương. Hơn nữa, đường bao - là ranh giới Khu vực Nghiên cứu - hầu hết là các khu vực nông thôn và đôi khi khó khăn cho giám sát viên và điều tra viên tiếp cận được điểm điều tra do tình trạng đường xá xấu ở các khu vực này. 2-3
  11. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải 2.2. Điều tra tuyến chính 1) Mục tiêu Điều tra tuyến chính được thực hiện nhằm thu thập tỷ lệ điều chỉnh bảng OD (điểm đầu – điểm cuối) đã được chuẩn bị qua điều tra hành trình cá nhân đồng thời so sánh với số liệu quan sát được và ước tính đối với lưu lượng giao thông phân bổ trên mạng lưới. Thông tin về thời gian sử dụng phương tiện trung bình theo phương thức vận tải cũng được thu thập qua cuộc điều tra này. 2) Phạm vi và quy mô (1) Nội dung điều tra • Đếm lưu lượng giao thông (phương tiện giao thông) • Đếm số hành khách trên một phương tiện theo phương pháp trực quan (2) Phương pháp điều tra Đếm phương tiện nhằm xác định lưu lượng giao thông hàng giờ theo loại xe hay huớng đi bằng cách điền vào phiếu điều tra. Về loại xe, sử dụng những loại xe đã liệt kê và phân loại trong điều tra đường bao. Đếm hành khách được thực hiện theo phương pháp trực quan (điều tra mẫu). Cần đếm hành khách đối với 10-50% lượng xe qua lại. (3) Phạm vi điều tra Có 2 tuyến chính được xác định để phân Khu vực Nghiên cứu thành 3 khu vực (xem Hình 2.2.1 và Bảng 2.2.2). Số lượng khu vực điều tra và thời gian điều tra như sau: • 20 khu vực trên đườngÆ 24 giờ • 23 khu vực trên đườngÆ 18 giờ 3) Kế hoạch thực hiện Cuộc điều tra được thực hiện theo kế hoạch trong Bảng 2.2.1. Bảng 2.2.1 Kế hoạch thực hiện điều tra tuyến chính Tháng 11/2002 12/2002 Tuần 1 2 3 4 1 2 1. Chuẩn bị - Chuẩn bị mẫu phiếu điều tra - Phê duyệt điều tra - Tập huấn giám sát viên và điều tra viên 2. Điều tra thực địa 3. Biên tập/nhập dữ liệu 4. Kiểm tra dữ liệu Nguồn: Đoàn Nghiên cứu 2-4
  12. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải 4) Xử lý dữ liệu Công tác xử lý dữ liệu được thực hiện thep 3 bước sau đây: 1. Nội suy lưu lượng giao thông trong 18 giờ ra lưu lượng giao thông trong 24 giờ: Lưu lượng giao thông thu thập được trong 18 giờ tại các điểm điều tra được nội suy thành lưu lượng giao thông trong 24 giờ sử dụng các hệ số nội suy tại các điểm điều tra. 2. Tính toán lưu lượng giao thông: Lưu lượng giao thông qua từng tuyến chính được tóm tắt theo tuyến chính, hướng và phương thức vận tải. 3. Chuyển lưu lượng giao thông từ số phương tiện thành số người (chuyến đi) sử dụng kết quả điều tra thời gian của hành khách trên xe cho phù hợp với kết quả Điều tra phỏng vấn hộ gia đình (Xem chi tiết hơn trong Báo cáo kỹ thuật số 2). 5) Đánh giá về cuộc điều tra Có một số điểm điều tra có kết quả lưu lượng giao thông không hợp lý và phải tổ chức điều tra lại tại các điểm này. Ngoài ra, đếm phương tiện được thực hiện bằng trực quan và điền vào mẫu phiếu điều tra nhưng khó có thể đếm được số lượng chính xác tại các điểm có lưu lượng giao thông cao. Do đó, một số phương tiện kiểm tra cơ giới (như băng ghi hình tại một số điểm mẫu) hoặc cần thực hiện quan sát nhiều lần tại một điểm nhằm thu được số liệu chính xác. Hình 2.2.1 Các điểm điều tra tuyến chính Nguồn: Đoàn Nghiên cứu 2-5
  13. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải Bảng 2.2.2 Các điểm điều tra tuyến chính Phạm vi Ngày STT Điểm điều tra Đếm Thời gian điều tra phương 2002 sử dụng tiện Tuyến chính phía Bắc 1 Đường biên Bến Lức: Hương Lộ 824 18 giờ 18 giờ 19/11 2 Góc Vĩnh Lộc và chợ Ấp 1 18 giờ 18 giờ 20/11 3 Góc Vĩnh Lộc và Hương Lộ 80 18 giờ 18 giờ 20/11 4 Góc giao Vĩnh Lộc và Quốc lộ 1 24 giờ 24 giờ 20/11 5 Góc Vĩnh Lộc và Khu CN Tân Bình 18 giờ 18 giờ 20/11 6 Góc đường Cách Mạng Tháng 8 và Tây Thạnh 18 giờ 18 giờ 21/11 7 Góc đường CMT8 và Tân Kỳ Tân Quý ( Hướng An Sương) 24 giờ 24 giờ 21/11 8 Góc đường CMT8 và Tân Kỳ Tân Quý (Hướng Cộng Hoà) 24 giờ 24 giờ 21/11 9 Góc đường CMT8 và Tân Hải 18 giờ 18 giờ 21/11 10 Góc đường CMT8 và Núi Thành 18 giờ 18 giờ 22/11 11 Góc đường CMT8 và Bình Giã 18 giờ 18 giờ 22/11 12 Góc đường CMT8 và đường Hoàng Hoa Thám 24 giờ 24 giờ 22/11 13 Góc đường CMT8 và đường Nguyễn Thái Bình 18 giờ 18 giờ 22/11 14 Góc đường CMT8 và đường Xuân Hồng 18 giờ 18 giờ 25/11 15 Góc đường CMT8 và đường Hoàng Văn Thụ 24 giờ 24 giờ 25/11 16 Góc đường CMT 8 và đường Phạm Văn Hai 24 giờ 24 giờ 25/11 17 Cầu Sạn 18 giờ 18 giờ 25/11 18 Góc Trần Văn Đang và Trần Quang Diệu 24 giờ 24 giờ 26/11 19 Cầu Trương Minh Giảng : Góc giao Trần Văn Đang và Lê Văn Sỹ 24 giờ 24 giờ 26/11 20 Cầu Nguyễn Văn Trỗi: Nam Kỳ Khởi Nghĩa 24 giờ 24 giờ 26/11 21 Cầu Kiệu: Hai Bà Trưng 24 giờ 24 giờ 27/11 22 Cầu Bông: Trần Quang Khải 24 giờ 24 giờ 27/11 23 Cầu Bùi Hữu Nghĩa 18 giờ 18 giờ 20/11 24 Cầu Điện Biên Phủ: Điện Biên Phủ 24 giờ 24 giờ 27/11 25 Cầu Thị Nghè: Xô Viết Nghệ Tĩnh 24 giờ 24 giờ 2/12 26 Cầu Lê Thánh Tôn: Lê Thánh Tôn 24 giờ 24 giờ 29/11 27 Góc Xa Lộ Hà Nội và Trần Não 24 giờ 24 giờ 2/12 28 Góc Xa Lộ Hà Nội và Ngã Ba Cát Lái 24 giờ 24 giờ 2/12 Tuyến chính phía Nam 29 Tỉnh lộ 830 18 giờ 18 giờ 19/11 30 Chợ Đệm 18 giờ 18 giờ 19/11 31 Cầu Bình Điền: Quốc lộ 1 24 giờ 24 giờ 19/11 32 Cầu Chữ U: Trần Văn Kiểu 18 giờ 18 giờ 28/11 33 Cầu Chà Và 24 giờ 24 giờ 28/11 34 Cầu Nguyễn Tri Phương: Hàm Tử 18 giờ 18 giờ 28/11 35 Cầu Chữ Y: Bến Hàm Tử 24 giờ 24 giờ 28/11 36 Cầu Calmet: Bến Chương Dương 24 giờ 24 giờ 29/11 37 Cầu Khánh Hội: Bến Chương Dương 18 giờ 18 giờ 29/11 Nguồn: Đoàn Nghiên cứu 2-6
  14. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải 2.3. Đếm lưu lượng giao thông 1) Mục tiêu Đếm lưu lượng giao thông nhằm xác định lưu lượng xe trên những đường chính nhằm tiến hành phân bổ lưu lượng giao thông hiện tại theo mô hình dự báo giao thông cũng như bổ sung cho điều tra đường bao và tuyến chính. 2) Phạm vi và quy mô (1) Nội dung điều tra Thực hiện đếm lưu lượng giao thông trong điều cuộc điều tra này. (2) Phương pháp điều tra Thực hiện đếm phương tiện giao thông nhằm xác định lưu lượng giao thông trong khoảng thời gian 10 phút một theo loại phương tiện và theo hướng, bằng cách điền vào phiếu điều tra. Về loại phương tiện, các phương tiện được phân loại như phân loại phương tiện trong điều tra đường bao. (3) Phạm vi điều tra Các điểm điều tra được xếp thành vòng tròn như đường bao phía trong (xem Hình 2.3.1 và Bảng 2.3.2). Số lượng khu vực điều tra và thời gian điều tra như sau: • 7 điểm trên đường Æ 24 giờ; • 9 điểm trên đường Æ 18 giờ. 3) Thực hiện điều tra Cuộc điều tra được thực hiện theo kế hoạch trong Bảng 2.3.1. Bảng 2.3.1 Kế hoạch thực hiện điều tra đếm lưu lượng giao thông Tháng 11/2002 12/2002 Tuần 3 4 1 2 1. Chuẩn bị - Chuẩn bị mẫu điều tra - Phê duyệt điều tra - Tập huấn giám sát viên và điều tra viên 2. Điều tra thực địa 3. Biên tập/nhập dữ liệu 4. Kiểm tra dữ liệu Nguồn: Đoàn Nghiên cứu 4) Xử lý dữ liệu Nội suy lưu lượng giao thông trong 18 giờ ra lưu lượng giao thông trong 24 giờ: Lưu lượng giao thông thu thập được trong 18 giờ tại các điểm điều tra được nội suy thành lưu lượng giao thông trong 24 giờ, sử dụng hệ số nội suy tại các điểm điều tra trong 24 giờ. 2-7
  15. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải 5) Đánh giá về cuộc điều tra So với điều tra tuyến chính, chất lượng của kết quả điều tra này cao hơn vì kỹ năng của điều tra viên dường như đã cao hơn. Hình 2.3.1 Các điểm điều tra đếm lưu lượng giao thông Nguồn: Đoàn Nghiên cứu Bảng 2.3.2 Các điểm điều tra đếm lưu lượng giao thông Thời gian Ngày điều tra STT Điể điều tra năm 2002 1 Đại lộ Nguyễn Văn Linh (gần góc đường Ba Tơ) 24 giờ 10/12 2 Kinh Dương Vương (gần góc Đại lộ Hậu Giang) 24 giờ 11/12 3 Ba Hom (gần góc đường An Dương Vương) 18 giờ 10/12 4 Thoại Ngọc Hầu (gần góc đường Phan Anh) 18 giờ 10/12 5 Tân Kỳ Tân Quý (gần góc đường Bình Long) 18 giờ 11/12 6 Lê Trọng Tấn (gần Kinh 5/19) 18 giờ 11/12 7 Cầu Tham Lương (Đường Cách Mạng Tháng 8) 24 giờ 10/12 8 Cầu Chợ Cầu (Đường Tô Ký) 18 giờ 9/12 9 Cầu Trường Đai (Đường Lê Đức Thọ) 18 giờ 9/12 10 Cầu Bến Phân (Đường Thống Nhất) 18 giờ 9/12 11 Cầu An Lộc (Hà Huy Giáp) 18 giờ 9/12 12 Cầu Bình Lợi (Đường Nơ Trang Long) 18 giờ 9/12 13 Cầu Bình Triệu (Quốc lộ 13) 24 giờ 11/12 14 Cầu Sài Gòn (Xa lộ Hà Nội) 24 giờ 9/12 15 Cầu Tân Thuận (Nguyễn Tất Thành) 24 giờ 11/12 16 Quốc lộ 50 (gần góc Đại lộ Nguyễn Văn Linh) 24 giờ 10/12 Nguồn: Đoàn Nghiên cứu 2-8
  16. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải 2.4. Đếm lưu lượng giao thông tại các giao lộ 1) Mục tiêu Đếm lưu lượng giao thông tại các giao lộ được thực hiện để kiểm tra khả năng tắc nghẽn tại các giao lộ và đề xuất phương án cải tạo. 2) Phạm vi và quy mô (1) Nội dung điều tra Thực hiện đếm lưu lượng giao thông tại các giao lộ theo từng hướng. (2) Phương pháp điều tra Đếm lượng giao thông tại các giao lộ được thực hiện để xác định lưu lượng giao thông trong mỗi giờ theo loại xe và theo hướng. Về loại xe, sử dụng cách phân loại xe như trong điều tra đường bao. (3) Phạm vi điều tra 12 giao lộ được chọn dựa trên các báo cáo trước đây của Bộ Giao thông và qua thảo luận với đối tác (xem Hình 2.4.1 và Bảng 2.4.2). Thời gian điều tra là 13 giờ, bao gồm: • Giờ cao điểm buổi sáng (6:00-9:00) • Giờ cao điểm buổi chiều (16:00-19:00) • Giữa các giờ cao điểm (9:00-16:00) 3) Thực hiện điều tra Thực hiện điều tra theo kế hoạch nêu trong Bảng 2.4.1. Bảng 2.4.1 Kế hoạch thực hiện điều tra đếm lưu lượng giao thông tại các giao lộ Tháng 12/2002 Tuần 1 2 3 4 1. Chuẩn bị - Chuẩn bị mẫu điều tra - Phê duyệt điều tra - Tập huấn giám sát viên và điều tra viên 2. Điều tra thực địa 3. Biên tập/nhập dữ liệu 4. Kiểm tra dữ liệu Nguồn: Đoàn Nghiên cứu 4) Xử lý dữ liệu Nội suy lưu lượng giao thông trong 13 giờ thành lưu lượng giao thông trong 24 giờ: Lưu lượng giao thông được nội suy thành lưu lượng giao thông trong 24 giờ sử dụng các hệ số nội suy tại các điểm điều tra trong 24 giờ. 2-9
  17. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải 5) Đánh giá về cuộc điều tra Khó có thể nắm bắt được sự di chuyển theo hướng ở các bùng binh, cuộc điều tra này có 4 giao lộ dạng bùng binh. Hình 2.4.1 Các điểm điều tra đếm lưu lượng giao thông tại các giao lộ Nguồn: Đoàn Nghiên cứu Bảng 2.4.2 Điểm đếm lưu lượng giao thông tại các giao lộ Ngày điều tra STT Điểm điều tra Loại giao lộ năm 2002 1 Ngã tư Phú Nhuận Tín hiệu GT 12/12 2 Âu Cơ/Lạc Long Quân Tín hiệu GT 12/12 3 Võ Thị Sáu/Hai Bà Trưng Tín hiệu GT 12/12 4 Hùng Vương/Châu Văn Liêm (Thuận Kiều) Tín hiệu GT 13/12 5 Ngã bảy LýThái Tổ Tín hiệu GT 17/12 6 Đường 3-2/Lý Thường Kiệt Tín hiệu GT 16/12 7 Bùng binh Cây Gõ Bùng binh 13/12 8 Ngã sáu (CMT8, 3.2, Lý Chính Thắng...) Bùng binh 18/12 9 Hoàng Văn Thụ/CMT8 (Ngã tư Bảy Hiền) Tín hiệu GT 18/12 10 Ngã sáu Cộng Hòa (Nguyễn Văn Cừ) Bùng binh 16/12 11 Ngã tư Hàng Xanh Bùng binh 17/12 12 CMT8/Nguyễn Thị Minh Khai Tín hiệu GT 17/12 Nguồn: Đoàn Nghiên cứu 2-10
  18. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải 2.5. Điều tra tốc độ giao thông 1) Mục tiêu Tốc độ Giao thông là một trong những chỉ số cho biết tình hình tắc nghẽn giao thông và được cho là một chỉ tiêu quan trọng trong quy hoạch giao thông. Trong Nghiên cứu này, mục đích của điều tra tốc độ giao thông là nhằm xác định các vấn đề sau: • Hiểu rõ tình hình thực tế của giao thông đường bộ ở thành phố Hồ Chí Minh và khu vực trung tâm. • Cung cấp số liệu cơ bản để phân bổ giao thông đường bộ hiện tại. 2) Phạm vi và quy mô (1) Nội dung điều tra Thông tin đi lại trên các đoạn đường bộ nhất định: thời gian xuất phát, thời gian đến (điểm đầu và điểm cuối của tuyến), thời gian vượt các giao lộ, và thời gian dừng/thời gian tiếp tục đi cùng với lý do dừng lại. (2) Phương pháp điều tra Thực hiện điều tra bằng phương pháp “đo vận tốc trên xe các xe đang chạy” của xe ô tô con, xe đạp và xe máy, đòi hỏi các xe được khảo sát phải giữ đúng vị trí trong luồng giao thông, ví dụ: nếu các xe khác vượt xe được khảo sát, xe này sẽ phải vượt số lượng tương tự các xe khác. Đối với xe buýt/xe xích lô, đo tốc độ bằng cách đi trên các xe này. (3) Phạm vi điều tra 12 tuyến xe buýt được chọn, gồm các đoạn đường hay xảy ra tắc nghẽn như Bộ Giao thông Vận tải đã xác định (xem Hình 2.5.1 và Bảng 2.5.2). Đối với xe đạp, 4 tuyến xe buýt (tuyến số 2, 4, 18 và 28) được chọn. Tại mỗi tuyến, thực hiện ít nhất 9 mẫu (cả đi lẫn về), 3 mẫu theo khoảng thời gian. Thời gian điều tra là 13 giờ, bao gồm các khoảng thời gian sau: • Giờ cao điểm buổi sáng (6:00-9:00) • Giờ cao điểm buổi chiều (16:00-19:00) • Giữa các giờ cao điểm (9:00-16:00) 2-11
  19. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải 3) Thực hiện điều tra Cuộc điều tra được thực hiện theo kế hoạch trình bày trong Bảng 2.5.1. Bảng 2.5.1 Kế hoạch thực hiện điều tra tốc độ giao thông Tháng 12/2002 1/2003 Tuần 3 4 1 2 3 1. Chuẩn bị - Chuẩn bị mẫu điều tra - Phê duyệt điều tra - Tập huấn giám sát viên và điều tra viên 2. Điều tra thực địa 3. Biên tập/nhập dữ liệu 4. Kiểm tra dữ liệu Nguồn: Đoàn Nghiên cứu 4) Xử lý dữ liệu Tốc độ đi lại theo đoạn và phương thức vận chuyển được tính toán dựa trên thời gian đi qua của tất cả các chuyến đi và chiều dài của từng đoạn. Kết quả khả nghi sẽ bị loại ra hoặc được điều chỉnh cho phù hợp. 5) Đánh giá về cuộc điều tra Bảng ghi thời gian được thực hiện theo phút, không phải theo giây xem xét đến sự thuận tiện của điều tra viên. Do đó, đôi khi tốc độ đi lại không liên tục do sự không liên tục của đơn vị thời gian, đặc biệt là tại các đoạn có khoảng cách ngắn hơn. 2-12
  20. Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTVT đô thị khu vực TPHCM (HOUTRANS) Báo cáo cuối cùng Quyển 5: Báo cáo kỹ thuật số 1: Các cuộc điều tra giao thông vận tải Hình 2.5.1 Các đoạn điều tra tốc độ giao thông (các tuyến buýt) Nguồn: Đoàn Nghiên cứu Bảng 2.5.2 Các đoạn tuyến điều tra tốc độ giao thông (các tuyến buýt) STT Tuyến điều tra Ngày điều tra 1 Tuyến xe buýt số 2 (Sài Gòn – An Lạc) 2/1/2003 2 Tuyến xe buýt số 3 (Sài Gòn – An Nhơn – Thạnh Lộc) 7/1/2003 3 Tuyến xe buýt số 4 (Sài Gòn – An Sương) 5/1/2003 4 Tuyến xe buýt số 6 (Lê Hồng Phong – Thủ Đức) 3/1/2003 5 Tuyến xe buýt số 8 (Bến xe Quận 8 – Thủ Đức) 3/1/2003 6 Tuyến xe buýt số 13 (Sài Gòn – Củ Chi) 5/1/2003 7 Tuyến xe buýt số 14 (Bến xe Miền Đông – Bến xe Miền Tây) 30/12/2003 8 Tuyến xe buýt số 18 (Sài Gòn – Gò Vấp – KCVPM Quang Trung) 6/1/2003 9 Tuyến xe buýt số 19 (Sài Gòn- Bình Phước – KCX Linh Trung) 8/1/2003 10 Tuyến xe buýt số 20 (Sài Gòn – Phú Xuân – Nhà Bè) 2/1/2003 11 Tuyến xe buýt số 27 (Bến Thành – Âu Cơ – An Sương) 6/1/2003 12 Tuyến xe buýt số 28 (Bến Thành – Tân Sơn Nhất) 6/1/2003 13 Tuyến xe buýt số 33 (An Sương – Suối Tiên – Tân Vạn) 4/1/2003 14 Tuyến xe buýt số 36 (Sài Gòn- Thới An) 7/1/2003 15 Tuyến xe buýt số 54 (Bến xe Miền Đông – Chợ Lớn) 30/12/2003 Nguồn: Đoàn Nghiên cứu 2-13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2