intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quy tắc ứng xử trong văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

24
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Quy tắc ứng xử trong văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản trình bày khái niệm về doanh nghiệp và văn hóa doanh nghiệp; Các yếu tố cấu thành nên văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản; Vai trò văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản; Mối quan hệ bên trong của văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quy tắc ứng xử trong văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản

  1. QUY TẮC ỨNG XỬ TRONG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN Bùi Thị Diễm Thơ, Phạm Thị Ái Nguyên * * Khoa Nhật Bản học, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Hồ Tố Liên, GV. Nguyễn Thị Bé TÓM TẮT Văn hóa doanh nghiệp trở thành vấn đề quan trọng trong nhiều công ty và cũng là yếu tố quyết định cho sự tồn tại lâu dài của nhiều doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp Nhật Bản yếu tố văn hóa ứng xử ngày càng được quan tâm. Bởi vì người Nhật khá coi trọng vấn đề lễ giáo, ứng xử trong giao tiếp. Nhiều công ty Nhật Bản hiện nay đã xây dựng được văn hóa công ty thành công và đạt hiệu quả cao. Đó cũng là yếu tố góp phần vào việc đưa các công ty Nhật trở thành một trong những công ty hàng đầu thế giới. Cùng với sự phát triển lớn mạnh của công nghiệp hoá, hiện đại hoá toàn cầu thì quy tắc ứng xử trong văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản luôn được đề cập đến, đặc biệt là những năm gần đây. “Quốc có quốc pháp, gia có gia quy”, một xã hội muốn phát triển văn minh thì phải có luật pháp. Bên cạnh đó, một doanh nghiệp muốn thành công thì phải có quy tắc đào tạo con người riêng. Điều đó đã hình thành nên một văn hóa doanh nghiệp vững mạnh và riêng biệt, tạo được niềm tin cho đối tác, đồng thời là cơ sở cho những mối quan hệ lâu dài. Nhật Bản là quốc gia thành công trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho riêng mình, đặc biệt là quy tắc ứng xử rất được coi trọng, đáng để chúng ta tìm hiểu và học tập. Từ khóa: doanh nghiệp, Nhật Bản, quy tắc, ứng xử, văn hóa. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sau thất bại của chiến tranh thế giới thứ II để lại cho Nhật Bản sự khủng hoảng về nền kinh tế, cùng với đó là nhiều ràng buộc bởi những kí kết bất lợi. Trong bối cảnh đó, xã hội Nhật Bản tôn vinh lao động doanh nghiệp và vì đất nước. Họ coi trọng lao động hơn hết, đặt tất cả sự nghiệp cho thành công của một tổ chức, doanh nghiệp. Để tạo nên sự thành công của một doanh nghiệp Nhật Bản thì yếu tố con người đóng vai trò rất quan trọng. Con người nơi đây được đào tạo bởi những quy tắc, điều luật khắt khe để hình thành nên một văn hoá doanh nghiệp riêng và một trong những điều mà họ coi trọng hơn hết là quy tắc ứng xử trong văn hóa doanh nghiệp. Đó chính là kim chỉ nang để mỗi thành viên cố gắng gặt hái nhiều thành công và đưa doanh nghiệp đi lên. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3423
  2. 2.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn 2.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp và văn hóa doanh nghiệp Doanh nghiệp là một xã hội thu nhỏ hình thành bởi sự liên kết giữa các thành viên là một tổ chức kinh tế có tài sản và tên riêng của mình theo một mục đích và lợi ích chung – Minh Khuê https://luatminhkhue.vn/doanh- nghiep-la-gi---khai-niem-ve-doanh-nghiep.aspx cập nhật ngày 15/05/2022 Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống các giá trị được xây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp có những quy tắc riêng của doanh nghiệp đó, được hình thành phát triển và tích lũy trong quá trình tương tác với môi trường bên ngoài và hội nhập bên trong tổ chức. - Phạm Ngọc Thanh 2011), Đổi mới văn hóa lãnh đạo, quản lý. Lý luận và thực tiễn, đề tài KX03.21/06-10/2 2.1.2 Khái niệm về ứng xử và văn hóa ứng xử Ứng xử là cách thức con người lựa chọn thái độ, hành vi, lời nói để đối xử với nhau thể hiện mối quan hệ giao tiếp giữa người với người. Bên cạnh đó, phải ứng xử cho phù hợp và hiệu quả khi giao tiếp – Health Viet Nam https://healthvietnam.vn/thu-vien/tai-lieu-tieng-viet/benh-vien/khai-quat-chung-ve-ky-nang-giao-tiep-ung-xu cập nhật ngày 15/05/2022 Văn hóa ứng xử là cách chúng ta thể hiện ra bên ngoài về thái độ, hành vi, cử chỉ, ánh mắt của chính ta với những người xung quanh. Tùy theo tính cách và nhận thức cũng có nhiều cách hiểu khác nhau. Để là một người ứng xử có văn hóa thì chúng ta phải học cách giao tiếp về cử chỉ lời nói, thái độ của chúng ta với mọi người cũng như mọi tình huống trong cuộc sống - Health Viet Nam https://healthvietnam.vn/thu-vien/tai-lieu- tieng-viet/benh-vien/khai-quat-chung-ve-ky-nang-giao-tiep-ung-xu cập nhật ngày 15/05/2022 2.1.3 Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp là các mối quan hệ ứng xử giữa cấp trên với cấp dưới, giữa các đồng nghiệp trong doanh nghiệp với nhau, có tính đoàn kết và kỹ năng giao tiếp giữa con người với công việc. 2.1.4 Các yếu tố cấu thành nên văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản 2.1.4.1 Những nguyên nhân chính làm nên sự đặc thù của văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản phát triển ngày càng mạnh và mang trong mình phong thái riêng biệt, những nét đặc sắc chỉ thuộc về các doanh nghiệp “Xứ sở mặt trời mọc”. Nhật Bản tự biết mình thiếu rất nhiều các điều kiện nhưng cần phải khẳng định mình, nên có khuynh hướng cải hóa để ngày càng phát triển. Bởi vậy văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản có sự hòa hợp đỉnh cao các yếu tố Tây - Đông - Nhật Bản. Bên cạnh đó, ngôn ngữ có nhiều mặt hạn chế (rất ít các nguyên âm, phụ âm luôn đặt trước nguyên âm, một tỉ trọng lớn từ ngữ gốc ngoại nhập được thể hiện dưới dạng chữ Kanji và chữ Katakana) góp phần khiến người Nhật Bản rất cẩn trọng 3424
  3. khi phát biểu và thường thông qua thái độ ngầm định, những yếu tố phi ngôn ngữ, sự nỗ lực thể hiện của bản thân để phát triển ngôn từ. 2.1.4.2 Vai trò văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản Văn hoá doanh nghiệp Nhật Bản còn giúp nâng cao năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Các nhà nghiên cứu từng cho rằng một văn hóa doanh nghiệp mạnh sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh cho chính doanh nghiệp đó. Đồng thời, tạo ra bản sắc riêng, nhanh chóng khẳng định được tên tuổi của doanh nghiệp Nhật Bản trên thị trường quốc tế. 2.1.4.3 Nét độc đáo của văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp Nhật Bản Là một trong những quốc gia có văn hóa ứng xử đặc thù nhất, đây cũng là yếu tố giúp công ty Nhật dễ dàng gặt hái thành công, thu phục lòng người. Bên cạnh đó cũng là yếu tố góp phần vào việc đưa các công ty Nhật trở thành một trong những công ty hàng đầu thế giới và thành công trong việc xây dựng nét văn hoá ứng xử cho doanh nghiệp của mình. Hình 1: Đối nhân xử thế khéo léo Nguồn:https://kiennghiepgroup.com/wp-content/uploads/2020/04/van-hoa-trong-cac-doanh-nghiep-nhat-ban-kien- nghiep-group.jpg. 2.1.4.4 Công tác đào tạo con người trong doanh nghiệp Nhật Bản Các doanh nghiệp Nhật khi hoạch định chiến lược kinh doanh luôn coi đào tạo nhân lực và huấn luyện con người là trung tâm quan trọng nên họ quan tâm điều này thường xuyên. Tuy nhiên, họ không đẩy nhân viên vào tình trạng bị thách đố do không theo kịp sự cải cách quản lý hay tiến bộ của khoa học công nghệ mà chủ động có kế hoạch ngay từ đầu tuyển dụng và thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên. 2.2 Mối quan hệ bên trong của văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản 2.2.1 Định nghĩa mối quan hệ bên trong Mối quan hệ bên trong là mối quan hệ qua lại tác động lẫn nhau giữa các yếu tố, các bộ phận, các thuộc tính, các mặt khác nhau… trong cùng một sự vật. Nó giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật. Bên cạnh đó, mối quan hệ bên trong là những mối quan hệ liên quan đến nội bộ trong doanh nghiệp 3425
  4. đó. 2.2.2 Văn hóa ứng xử theo chiều dọc 2.2.2.1 Văn hóa ứng xử với cấp trên Hiện đại và lịch sự nhưng không hề mất đi nét truyền thống trong văn hóa ứng xử, những công ty Nhật Bản đã tạo nên một bản sắc văn hóa riêng không pha trộn với bất kì nền văn hóa nào dù ở phương Đông hay phương Tây. Văn hóa ứng xử của cấp dưới đối với cấp trên đúng chừng mực là vấn đề hiển nhiên mà ai cũng cần phải ghi nhớ. Nhật Bản là một xã hội mà các mối quan hệ được phân định theo đẳng cấp dọc. Vì thế, mà văn hoá đối xử với cấp trên trong doanh nghiệp Nhật Bản luôn được thể hiện rõ ràng. 2.2.2.2 Văn hóa ứng xử với đồng nghiệp Trong môi trường doanh nghiệp Nhật Bản, ngoài xây dựng văn hóa ứng xử chuẩn mực và tôn trọng đối với cấp trên thì việc xây dựng văn hóa ứng xử với đồng nghiệp cũng đặc biệt. Sự thành công của doanh nghiệp không chỉ nằm ở hiệu suất công việc mà còn do cách làm việc nhóm. Nó còn thể hiện ở tình cảm đồng nghiệp, thái độ của nhân viên và không khí làm việc tại văn phòng. 2.2.2.3 Văn hóa ứng xử với cấp dưới Trong môi trường doanh nghiệp Nhật Bản, ngoài việc xây dựng văn hóa ứng xử chuẩn mực, tôn trọng của cấp dưới đối với cấp trên. Thì họ cũng xây dựng văn hóa ngược lại dành cho cấp dưới. Sự thành công của người cấp trên không chỉ nằm ở hiệu suất công việc mà còn nằm ở người nhân viên của họ làm việc một cách thoải mái, không chỉ vì trách nhiệm mà còn vì lòng yêu thích và sự gắn bó với người sếp của mình. 2.2.2.4 Văn hóa ứng xử giữa tiền bối và hậu bối Ở Nhật Bản, người ta rất coi trọng mối quan hệ của tiền bối và hậu bối và coi như đây là một điều hiển nhiên phải thực hiện để thể hiện sự tôn kính của bản thân đối với những người xung quanh trong doanh nghiệp đang bỏ công sức chỉ dẫn mình. 2.3 Mối quan hệ bên ngoài của văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản 2.3.1 Định nghĩa mối quan hệ bên ngoài Mối liên hệ bên ngoài là mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng khác nhau. Bên cạnh đó, mối quan hệ bên ngoài là những mối quan hệ liên quan đến bên ngoài doanh nghiệp đó. 2.3.2 Văn hóa ứng xử theo chiều ngang 2.3.2.1 Văn hóa ứng xử với khách hàng 3426
  5. Đối với các doanh nghiệp thì văn hóa ứng xử đối với khách hàng là một văn hóa khá quan trọng. Mỗi một nhân viên đều phải có tinh thần trách nhiệm, cần phải bồi dưỡng những chuyên môn của mình có sự hiểu biết về các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, để có thể giải đáp những thắc mắc của khách hàng. 2.3.2.2 Văn hóa ứng xử với đối tác Trong doanh nghiệp Nhật Bản với phương châm “hợp tác cùng phát triển” xây dựng mối quan hệ với đối tác ngày càng được coi trọng. Ngoài ra, khi giải quyết công việc luôn tuân thủ luật pháp và tôn trọng quyền lợi giữa hai bên. Có những trường hợp bất trắc xảy ra hay những xung đột thì nên giải quyết dựa trên nguyên tắc công bằng thiện chí tôn trọng hợp tác giữa hai bên. 2.3.3 Liên hệ thực tiễn tại công ty Nhật Huy Khang 2.3.3.1 Giờ giấc làm việc Trong công ty đi làm đúng giờ là thể hiện sự tôn trọng. Sự đúng giờ là một nét độc đáo trong văn hóa ứng xử của người Nhật. Đối với công ty Nhật Huy Khang thì cụm từ “tuyệt đối đúng giờ” luôn luôn dành cho môi trường làm việc. Bên cạnh đó, phải lên kế hoạch kỹ lưỡng về thời gian là việc tối cần thiết trong các cuộc hẹn với những đối tác Nhật. Nếu không may bị trễ hẹn thì thông báo trước cho bên kia để họ chủ động công việc không lãng phí thời gian. Hình 2: Đúng giờ giấc làm việc tại công ty Nhật Huy Khang Nguồn: Nhóm tác giả thực hiện 2.3.3.2 Biểu đồ khảo sát về những quy tắc ứng xử của công ty Nhật Huy Khang 3427
  6. 11% 25% 64% Chào hỏi Lời xin lỗi với lãnh đạo, các anh chị đồng nghiệp và vơi thực tập sinh Duy trì liên lạc với thực tập sinh đã xong hợp đồng quay về nước Hình 3: Bảng khảo sát thực tế tại công ty Nhật Huy Khang Nguồn: Nhóm tác giả thực hiện Nhật Bản rất chú trọng đến việc chào hỏi lẫn nhau, họ cho rằng điều này thể hiện sự tôn trọng và lịch sự đối với người đối diện. Chính vì vậy việc chào hỏi của người dân xứ sở Phù Tang cũng tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định. Thực tế cho thấy qua bảng khảo sát trong môi trường làm việc của công ty Nhật Huy Khang việc chào hỏi rất quan trọng đạt đến 64%. Đó cũng là một điều đáng quan tâm đến của môi trường làm việc. 2.3.3.3 Liên hệ thực tiễn khi giao tiếp – tiếp đón thực tập sinh, phụ huynh tại công ty Nhật Huy Khang Tiếp đón thực tập sinh và phụ huynh tại công ty Nhật Huy Khang là một công việc tưởng như đơn giản nhưng thật ra lại không hề đơn giản. Những bạn đến công ty được xem như là thượng đế, chúng ta phải đón tiếp và giao tiếp để các bạn cảm thấy hài lòng khi đến với công ty. Công ty Nhật Huy Khang luôn quan tâm đến từng việc nhỏ nhất, đặc biệt họ luôn quan tâm và chăm sóc thực tập sinh và phụ huynh một cách tốt nhất có thể. Khi mọi người đến với công ty sẽ nhận được sự đón tiếp tận tình và chu đáo. 3 KẾT LUẬN Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp không phải là những chuẩn mực nguyên tắc nghiêm khắc và cũng không phải là sự thoải mái không giới hạn mà văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp là sự dung hòa giữa con người trong môi trường làm việc giữa cá nhân và tổ chức, giữa các cá nhân, tập thể với nhau. Xây dựng văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp là tạo nên môi trường tổ chức chuyên nghiệp và những bản sắc riêng cho mỗi doanh nghiệp. Những đặc trưng cơ bản của văn hóa ứng xử doanh nghiệp Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh vô cùng đặc sắc và phong phú. Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp là nhân tố quan trọng mở ra thành công cho doanh nghiệp, tác phong chuyên nghiệp là điều kiện cần cho sự tiến bộ, thành đạt của mỗi con người. TÀI LIỆU THAM KHẢO 3428
  7. [1] Edgar.H.Schein (2012 ), Văn Hóa doanh nghiệp và sự Lãnh Đạo, DT Books NXB Thời Đại [2] Hồ Chí Minh – tuyển tập, NXB CTQG, Hà Nội 1995 [3] Ngô Quý Nhâm, Phát triển văn hóa doanh nghiệp trong thế kỷ 21, Tạp chí Thông tin KH-CN Nghệ An, số 5/2009/3 [4] Phạm Ngọc Thanh 2011), Đổi mới văn hóa lãnh đạo, quản lý. Lý luận và thực tiễn, đề tài KX03.21/06-10/2 [5] Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục Hà Nội [6] Akira education, cách làm việc của người Nhật, akira.edu.vn/hoc-tieng-nhat-online/phong-cach-lam-viec- cua-nguoi-nhat/, cập nhật 16/7/2017 [7] Bài học từ doanh nghiệp Nhật Bản, sakae.edu.vn/6-bai-hoc-tu-van-hoa-doanh-nghiep-nhat-ban-phan-cuoi, cập nhật ngày 16/6/2016 [8] Intrase, phong cách doanh nghiệp nhật, duhocintrase.edu.vn/omotenashi-dich-vu-khach-hang-phong-cach- nhat-ban-at222.html, cập nhật 10/9/2016. [9] Lê Văn Toàn, kinh doanh của người Nhật tiengnhat24h.com/vi/cong-dong/120-van-hoa-tang-qua-trong- kinh-doanh-cua-nguoi-nhat.html, cập nhật 24/3/2014. 3429
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2