intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

QUYẾT ĐỊNH Số :398 /QĐ-QC

Chia sẻ: Thanh An | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

157
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trung tâm Chứng nhận Phù hợp Tiêu chuẩn - QUACERT là tổ chức chứng nhận do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thành lập nhằm thực thi công tác chứng nhận hệ thống quản lý, chứng nhận và cấp dấu chất lượng hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế,... Thủ tục chứng nhận của QUACERT tuân thủ theo các yêu cầu, chuẩn mực quốc gia và thông lệ quốc tế. Các thủ tục này được áp dụng chỉ nhằm đảm bảo tính thống nhất và chất lượng của công...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: QUYẾT ĐỊNH Số :398 /QĐ-QC

  1. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG ---------------------------- ----------------- TRUNG TÂM CHỨNG NHẬN PHÙ HỢP TIÊU CHUẨN - QUACERT ------------------ Hà nội, ngày 18 tháng 9 năm 2002 Số : 398 /QĐ-QC QUYẾT ĐỊNH CỦA GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM CHỨNG NHẬN PHÙ HỢP TIÊU CHUẨN Về việc ban hành bản sửa đổi "Quy định Nguyên tắc và Điều kiện Chứng nhận Hệ thống Quản lý" GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM CHỨNG NHẬN PHÙ HỢP TIÊU CHUẨN − Căn cứ Quyết định số 1003/QĐ-BKHCNMT ngày 01/6/1999 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về việc thành lập Trung tâm Chứng nhận Phù hợp Tiêu chuẩn - QUACERT; − Căn cứ yêu cầu đối với các tổ chức hoạt động đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý trong các hướng dẫn ISO/IEC, QUYẾT ĐỊNH Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này bản sửa đổi "Qui định Nguyên tắc và Điều kiện Chứng nhận Hệ thống Quản lý"; Điều 2: Các chuyên gia, cán bộ của Trung tâm Chứng nhận Phù hợp Tiêu chuẩn - QUACERT và các Cơ sở xin chứng nhận hệ thống quản lý phù hợp tiêu chuẩn phải tuân thủ theo Quy định này; Điều 3: Quyết định này thay thế Quyết định số 398/QĐ-QC ngày 1/6/2002 và có hiệu lực kể từ ngày ký. GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM CHỨNG NHẬN - QUACERT Nơi nhận : - Các Cơ sở xin chứng nhận; - Các CG, cán bộ liên quan để thực hiện; - Phòng Đơn vị trực thuộc TT, QMR; - Lưu QUACERT Trang 0/7
  2. QUY ĐỊNH NGUYÊN TẮC VÀ ĐIỀU KIỆN CHỨNG NHẬN HỆ THỐNG QUẢN LÝ ∗ (Ban hành kèm theo Quyết định số 398/QĐ-QC ngày 18 tháng 9 năm 2002 của Giám đốc Trung tâm Chứng nhận Phù hợp Tiêu chuẩn - QUACERT) 1. ĐIỀU KHOẢN CHUNG Trung tâm Chứng nhận Phù hợp Tiêu chuẩn - QUACERT là tổ chức chứng nhận do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thành lập nhằm thực thi công tác chứng nhận hệ thống quản lý, chứng nhận và cấp dấu chất lượng hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế,... Thủ tục chứng nhận của QUACERT tuân thủ theo các yêu cầu, chuẩn mực quốc gia và thông lệ quốc tế. Các thủ tục này được áp dụng chỉ nhằm đảm bảo tính thống nhất và chất lượng của công tác chứng nhận, nhưng không nhằm ngăn cản hay gây khó dễ cho các Cơ sở có nhu cầu đăng ký chứng nhận của QUACERT. Tất cả các Cơ sở có tư cách pháp nhân, không phân biệt thành phần kinh tế, quy mô, điều kiện tài chính, nhân sự... đều có thể đăng ký và được đánh giá chứng nhận. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khách quan và không mâu thuẫn về quyền lợi, QUACERT sẽ không chứng nhận cho các Cơ sở có hoạt động tương tự như hoạt động của QUACERT hay các Cơ sở có thể gây ảnh hưởng đến tính khách quan trong quyết định chứng nhận của QUACERT. QUACERT cam kết không cung cấp các dịch vụ tư vấn để được cấp và duy trì chứng nhận; dịch vụ tư vấn thiết kế, xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý hay dịch vụ đào tạo mang tính tư vấn. Các chuyên gia của QUACERT phải đạt các chuẩn mực theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 10011-2 đối với Chuyên gia HTQLCL, ISO 14012 đối với Chuyên gia HTQLMT hoặc các yêu cầu tương tự đối với các chuyên gia thuộc các chương trình chứng nhận khác. Các chuyên gia bên ngoài không được phép mời chào tư vấn dưới danh nghĩa của QUACERT, không được phép tiến hành đánh giá các Cơ sở mà bản thân đã làm tư vấn hay thực hiện đánh giá nội bộ hoặc có quan hệ nào đó có thể ảnh hưởng đến tính vô tư và khách quan khi tiến hành đánh giá. Nếu phát hiện các vi phạm, QUACERT sẽ có biện pháp thích hợp để ngăn chặn và phòng ngừa. 2. ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC CHỨNG NHẬN Cơ sở có đủ điều kiện để được chứng nhận hệ thống quản lý khi: a) Hệ thống đã được xây dựng và áp dụng phù hợp với chính sách và thủ tục đã được văn bản hoá theo yêu cầu của tiêu chuẩn áp dụng; b) Đã tiến hành ít nhất một lần đánh giá nội bộ toàn bộ các yếu tố của hệ thống và ít nhất một lần xem xét lãnh đạo; c) Việc đánh giá nội bộ và xem xét lãnh đạo này phải thực sự có hiệu lực. 3. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH ĐỂ ĐƯỢC CHỨNG NHẬN Các bước chuẩn bị và tiến hành đánh giá chứng nhận của QUACERT phải tuân thủ theo các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 10011-1 đối với HTQLCL, ISO 14010, ISO ∗ Bao gồm hệ thống quản lý môi trường ISO14000, hệ thống chất lượng ISO9000, HACCP,... Trang 1/7
  3. 14011 đối với HTQLMT hoặc các yêu cầu tương tự đối với các chương trình chứng nhận khác. Tiếp xúc ban đầu 3.1 3.1.1 Cơ sở tiếp xúc với QUACERT để được cung cấp các thông tin như yêu cầu, điều kiện, chi phí, nội dung, thủ tục chứng nhận và các yêu cần thiết khác nếu cần. 3.1.2 Sau khi nghiên cứu và thấu hiểu điều kiện, qui định và các yêu cầu khác về chứng nhận hệ thống của QUACERT, Cơ sở điền vào "Đăng ký chứng nhận" và gửi đến QUACERT. Hồ sơ đăng ký chứng nhận 3.2 Việc xem xét hồ sơ chứng nhận được QUACERT thực hiện tại Văn phòng QUACERT và tuân thủ theo Thủ tục Xem xét hợp đồng. 3.2.1 Hồ sơ đăng ký chứng nhận gồm: a) Đăng ký chứng nhận hệ thống; b) Tài liệu về cơ cấu tổ chức và chính sách của hệ thống (ví dụ như Sổ tay chất lượng, Sổ tay môi trường, Báo cáo Đánh giá tác động Môi trường và Công văn phê duyệt báo cáo đánh giá tác động Môi trường của tổ chức, ...); c) Các thủ tục điều hành hệ thống (nếu có thể). 3.2.2 Nếu Cơ sở có nhiều địa điểm cần đánh giá thì có thể lựa chọn một trong hai hình thức chứng nhận sau: a) Chứng nhận riêng cho từng địa điểm: trong trường hợp này, mỗi địa điểm có một hồ sơ đăng ký chứng nhận riêng. b) Chứng nhận chung: trong trường hợp này, Cơ sở chỉ cần làm một bộ hồ sơ chung, trong đó có nêu các địa điểm đó. 3.2.3 QUACERT xem xét tất cả các yêu cầu chứng nhận nhằm đảm bảo rằng: a) Các yêu cầu chứng nhận được xác định rõ, lập thành văn bản và được thông hiểu; b) Mọi sự hiểu sai giữa QUACERT và Cơ sở xin chứng nhận được giải quyết; c) QUACERT có khả năng tiến hành chứng nhận lĩnh vực mà Cơ sở đã đăng ký, các yêu cầu đặc biệt khác như ngôn ngữ đánh giá,... 3.2.4 Sau khi xem xét hồ sơ và làm rõ các thông tin cần thiết, QUACERT thông báo chính thức cho Cơ sở về việc chấp nhận hoặc yêu cầu bổ sung hồ sơ. 3.2.5 QUACERT không chấp nhận những hồ sơ không có đủ thông tin cần thiết. Trong trường hợp này, hồ sơ sẽ được hoàn trả lại Cơ sở. Chuẩn bị đánh giá 3.3 Toàn bộ quá trình chuẩn bị đánh giá được QUACERT thực hiện có sự phối hợp với Cơ sở xin chứng nhận tại Văn phòng QUACERT theo Thủ tục Chuẩn bị đánh giá. 3.3.1 Nếu xét thấy cần thiết, QUACERT có thể tiến hành khảo sát và đánh giá sơ bộ Cơ sở nhằm: a) Tìm hiểu các hoạt động của Cơ sở để giúp cho việc lập kế hoạch đánh giá, thành lập Đoàn chuyên gia đánh giá và cung cấp thông tin ban đầu cần thiết cho Đoàn; Trang 2/7
  4. b) Giải thích về trình tự đánh giá và thiết lập mối quan hệ hợp tác với Cơ sở để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá chính thức; c) Xác định sơ bộ tình trạng áp dụng và mức độ phù hợp của hệ thống. 3.3.2 QUACERT thông báo dự kiến chi phí đánh giá, kế hoạch đánh giá và Đoàn chuyên gia đánh giá đến Cơ sở xin chứng nhận để chấp thuận. 3.3.3 Sau khi Cơ sở chấp thuận các dự kiến, QUACERT sẽ thông báo chính thức thành phần Đoàn chuyên gia đánh giá, chương trình đánh giá và các yêu cầu cần thiết khác đến Cơ sở. Đánh giá 3.4 Quá trình đánh giá được QUACERT chia ra làm hai giai đoạn gồm đánh giá tài liệu và đánh giá chính thức tại hiện trường theo thủ tục Đánh giá. 3.4.1 Đánh giá tài liệu a) Ít nhất một tuần trước khi đánh giá tại Cơ sở, QUACERT tiến hành đánh giá sự phù hợp của hệ thống tài liệu so với các yêu cầu của tiêu chuẩn áp dụng. Trường hợp tài liệu được đánh giá chỉ gồm sổ tay chất lượng, sổ tay môi trường, Danh sách Khía cạnh Môi trường có ý nghĩa các tài liệu khác sẽ được đánh giá tại hiện trường. b) Báo cáo đánh giá tài liệu được gửi đến Cơ sở để khắc phục trước khi đánh giá chính thức tại hiện trường. Nếu chưa được khắc phục, những điểm không phù hợp của hệ thống tài liệu có thể trở thành điểm không phù hợp khi đánh giá chính thức tại hiện trường. 3.4.2 Đánh giá chính thức tại hiện trường a) Trưởng đoàn đánh giá chủ trì cuộc họp khai mạc với sự tham gia của đại diện Cơ sở nhằm khẳng định mục tiêu, phạm vi, tiêu chuẩn đánh giá, giới thiệu phương pháp, thủ tục đánh giá, phân loại sự không phù hợp, thống nhất chương trình đánh giá, cam kết bảo mật và các yêu cầu cần thiết khác; b) Các chuyên gia đánh giá tiến hành những kỹ năng và phương pháp cần thiết nhằm thu thập bằng chứng để khẳng định tính hiệu lực và sự phù hợp của hệ thống đang được áp dụng với các yêu cầu của tiêu chuẩn xin chứng nhận và các yêu cầu bắt buộc của pháp luật. Việc không tuân thủ các yêu cầu của pháp luật có thể được đưa vào báo cáo đánh giá như các điểm không phù hợp để doanh nghiệp khắc phục. c) Kết quả thu được trong quá trình đánh giá sẽ được thảo luận trong Đoàn đánh giá, viết thành báo cáo, thông báo và giải thích trong cuộc họp kết thúc cho Cơ sở. Trưởng Đoàn đánh giá có trách nhiệm khẳng định lại phạm vi, tiêu chuẩn chứng nhận, các yêu cầu khác và tạo điều kiện để Cơ sở trình bày; thông báo rõ trách nhiệm của Cơ sở đối với việc khắc phục tất cả các điểm không phù hợp do Đoàn đánh giá đưa ra. 3.4.3 Báo cáo đánh giá Trưởng Đoàn đánh giá có trách nhiệm lập và tập hợp tất cả các báo cáo đánh giá, kiểm tra xác nhận hành động khắc phục của Cơ sở (nếu cần) và chuyển về QUACERT. Quyết định chứng nhận 3.5 Việc thẩm xét, kiến nghị và phê duyệt chứng nhận được QUACERT thực hiện tại Văn phòng QUACERT và tuân thủ theo thủ tục Thẩm xét hồ sơ chứng nhận. 3.5.1 Hồ sơ chứng nhận được QUACERT chuyển cho Ban Kỹ thuật chứng nhận để thẩm xét và kiến nghị Giám đốc QUACERT ra quyết định Trang 3/7
  5. chứng nhận và thông báo bằng văn bản đến Cơ sở về quyết định của mình. 3.5.2 Việc cấp giấy chứng nhận không bao hàm cho toàn bộ hoạt động của Cơ sở mà chỉ có giá trị trong phạm vi đã ghi trong giấy chứng nhận, tại một địa bàn cụ thể nơi hệ thống đã được đánh giá. Phạm vi chứng nhận ghi rõ chủng loại sản phẩm hoặc các dịch vụ không có nghĩa QUACERT chứng nhận cho các sản phẩm/dịch vụ đó. 3.5.3 Việc QUACERT cấp chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng cho các phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn không thay thế cho việc công nhận theo ISO/IEC Guide 25 hay ISO/IEC 17025. Tương tự, việc QUACERT cấp chứng nhận hệ thống quản lý môi trường ISO14001 không thay thế hay đồng nghĩa với việc cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường. 3.5.4 Giấy chứng nhận cấp cho Cơ sở có hiệu lực tối đa 03 năm kể từ ngày ký với điều kiện Cơ sở tuân thủ các yêu cầu của Qui định này. 4.0 DUY TRÌ CHỨNG NHẬN Đánh giá giám sát bao gồm đánh giá định kỳ và đánh giá đặc biệt được tiến hành theo thủ tục Đánh giá giám sát và thủ tục Đánh giá. Đánh giá chứng nhận lại sẽ được tiến hành khi hết một chu kỳ chứng nhận hoặc khi có thay đổi lớn trong hệ thống quản lý của Cơ sở mà có khả năng ảnh hưởng đến phạm vi chứng nhận. Việc đánh giá chứng nhận lại sẽ tiến hành theo trình tự như lần đánh giá ban đầu. 4.1 Để duy trì chứng nhận, Cơ sở được chứng nhận phải: d) Đảm bảo tính hiệu quả, duy trì hệ thống phù hợp với phạm vi chứng nhận; tiêu chuẩn áp dụng và các yêu cầu bắt buộc của pháp luật. Việc không tuân thủ các yêu cầu của pháp luật có thể được đưa vào báo cáo đánh giá như các điểm không phù hợp để doanh nghiệp khắc phục. a) Thông báo ngay bằng văn bản cho QUACERT nếu có những thay đổi lớn trong hệ thống tổ chức, điều hành có thể ảnh hưởng đến hệ thống quản lý của Cơ sở để QUACERT tiến hành những xem xét cần thiết nhằm đảm bảo tính hiệu lực của hệ thống đã được chứng nhận. 4.2 Trong thời hạn hiệu lực của chứng nhận, QUACERT tiến hành giám sát theo định kỳ 6 tháng, 9 tháng hoặc tối đa 12 tháng một lần để đảm bảo rằng hệ thống của Cơ sở vẫn tiếp tục hoạt động có hiệu lực phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn áp dụng. 4.3 Ngoài đánh giá giám sát theo định kỳ, QUACERT có thể tiến hành đánh giá đột xuất nếu có bằng chứng chứng tỏ hệ thống quản lý của Cơ sở đang được thực hiện không còn phù hợp với những yêu cầu của tiêu chuẩn áp dụng, có khiếu nại với QUACERT hoặc hệ thống không được thực hiện có hiệu lực. 4.4 Thủ tục và thời gian cần thiết cho một cuộc đánh giá giám sát định kỳ hoặc đột xuất tùy thuộc vào mức độ phức tạp của hệ thống và qui mô của Cơ sở. 4.5 QUACERT xem xét việc sử dụng dấu hiệu chứng nhận và danh hiệu “Cơ sở được chứng nhận” trong quá trình giám sát. 4.6 Trong trường hợp Cơ sở sử dụng sai dấu hiệu chứng nhận, QUACERT sẽ có các biện pháp xử lý thích hợp theo quy định. Trang 4/7
  6. 4.7 Trước khi hết hạn hiệu lực của chứng nhận, nếu Cơ sở muốn chứng nhận lại thì tiến hành thủ tục đăng ký và QUACERT sẽ tiến hành đánh giá chứng nhận lại. 5. MỞ RỘNG, THU HẸP PHẠM VI CHỨNG NHẬN 5.1 Cơ sở đã được chứng nhận muốn mở rộng phạm vi chứng nhận gửi Đăng ký chứng nhận mở rộng cho QUACERT. Trong trường hợp này, QUACERT sẽ đánh giá bổ sung các yêu cầu liên quan đến phạm vi mở rộng theo các thủ tục Đánh giá mở rộng và các thủ tục đánh giá khác của QUACERT. 5.2 Trong trường hợp đánh giá giám sát hoặc đánh giá đặc biệt phát hiện thấy một phần của lĩnh vực được chứng nhận không thoả mãn các yêu cầu của Quy định này hoặc Cơ sở đã được chứng nhận muốn thu hẹp phạm vi chứng nhận, QUACERT sẽ thu hẹp phạm vi chứng nhận theo thủ tục thu hẹp phạm vi chứng nhận. 6. THAY ĐỔI YÊU CẦU CHỨNG NHẬN 6.1 Khi có dự định thay đổi về yêu cầu chứng nhận, QUACERT có trách nhiệm thực hiện theo thủ tục về thay đổi các yêu cầu chứng nhận. 6.2 Khi có dự định thay đổi về yêu cầu chứng nhận như tiêu chuẩn, qui định hay thủ tục chứng nhận, QUACERT thông báo cho Cơ sở những thay đổi đó, đồng thời quy định một khoảng thời gian hợp lý để Cơ sở có thể điều chỉnh các quá trình, các thủ tục cho phù hợp với các yêu cầu đã thay đổi. 6.3 Nếu quá thời hạn quy định mà Cơ sở không có khả năng đáp ứng được các thay đổi này, QUACERT có thể áp dụng một trong các biện pháp sau: a) Đình chỉ chứng nhận; b) Huỷ bỏ chứng nhận; c) Từ chối cấp lại chứng nhận; d) Thu hẹp phạm vi được chứng nhận; e) Từ chối mở rộng phạm vi chứng nhận. 6.4 Quyết định và lý do sẽ được thông báo cho Cơ sở bằng văn bản. 7. ĐÌNH CHỈ HOẶC HỦY BỎ CHỨNG NHẬN Khi Cơ sở được chứng nhận không tuân thủ các yêu cầu quy định, QUACERT sẽ đình chỉ hoặc huỷ bỏ chứng nhận theo thủ tục Đình chỉ và huỷ bỏ chứng nhận. 7.1 Đình chỉ chứng nhận 7.1.1 QUACERT có thể đình chỉ chứng nhận của Cơ sở trong thời hạn xác định nếu: a) Khi giám sát phát hiện được những điểm không phù hợp nặng so với các yêu cầu qui định hoặc Cơ sở không thực hiện các hoạt động khắc phục đã đề ra, nhưng chưa đến mức phải hủy bỏ chứng nhận; b) Có sự vi phạm các yêu cầu của Qui định này. 7.1.2 QUACERT sẽ thông báo chính thức bằng văn bản về việc đình chỉ chứng nhận và yêu cầu Cơ sở có biện pháp khắc phục. 7.1.3 Sau thời hạn đình chỉ chứng nhận, QUACERT sẽ: a) Quyết định và thông báo cho Cơ sở được tiếp tục duy trì chứng nhận nếu Cơ sở thực hiện được các biện pháp khắc phục đã nêu; hoặc Trang 5/7
  7. b) Hủy bỏ chứng nhận nếu Cơ sở không thực hiện các biện pháp khắc phục. 7.2 Hủy bỏ chứng nhận 7.2.1 QUACERT sẽ hủy bỏ chứng nhận, thu hồi giấy chứng nhận và hủy bỏ tất cả các thỏa thuận về sử dụng dấu hiệu chứng nhận trong một số trường hợp sau: a) Như đã qui định tại điểm 7.1.3 b; b) Cơ sở bị phá sản hoặc ngừng sản xuất quá một năm; c) Cơ sở không duy trì có hiệu lực hệ thống quản lý đã được chứng nhận; d) Theo đề nghị của Cơ sở; e) Vì các lý do khác theo các qui định của hệ thống chứng nhận này, hoặc theo sự thỏa thuận chính thức giữa Cơ sở được chứng nhận với QUACERT. 7.2.2 Sau khi huỷ bỏ chứng nhân, QUACERT sẽ loại bỏ tên Cơ sở khỏi “Danh sách các Cơ sở được chứng nhận” và có thể công bố về việc hủy bỏ chứng nhận trên các phương tiện thông tin và/hoặc tới các cơ quan liên quan. 8. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ SỞ 8.1 Trách nhiệm ban đầu của Cơ sở Cơ sở xin chứng nhận cần điền vào Đăng ký kèm theo xác nhận của cấp có thẩm quyền và phải đảm bảo thỏa mãn các điều kiện như đã nêu trong Mục 2 của Quy định này. 8.2 Trách nhiệm của Cơ sở trong quá trình đánh giá Cơ sở có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu, dữ liệu, kể cả các thông tin trao đổi giữa Cơ sở và các cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm....đồng thời tạo mọi điều kiện cần thiết để Đoàn chuyên gia đánh giá thực hiện nhiệm vụ trong quá trình đánh giá. 8.3 Trách nhiệm của Cơ sở sau khi được chứng nhận 8.3.1 Cơ sở phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về hiệu lực của hệ thống đã được chứng nhận và liên tục duy trì hệ thống này phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn áp dụng. 8.3.2 Cơ sở phải thông báo bằng văn bản cho QUACERT để tiến hành xem xét và có quyết định thích hợp, nếu Cơ sở có bất kỳ thay đổi nào về: a) Chính sách; b) Tên, địa chỉ; c) Đại diện lãnh đạo; d) Cơ cấu tổ chức; e) Quá trình sản xuất/ dịch vụ. 8.3.4 Cơ sở được chứng nhận phải: a) Lưu giữ toàn bộ các ý kiến phản ảnh, khiếu nại liên quan đến hệ thống được chứng nhận và sẵn sàng cung cấp cho QUACERT nếu có yêu cầu; b) Tiến hành các biện pháp thích hợp để xử lý các khiếu nại và thiếu sót ảnh hưởng đến sự phù hợp với các yêu cầu chứng nhận; c) Lập hồ sơ các biện pháp khắc phục đã tiến hành và kết quả thực hiện. Trang 6/7
  8. Trách nhiệm của Cơ sở khi sử dụng giấy và dấu hiệu chứng nhận Giấy, Dấu 8.4 hiệu chứng nhận và danh hiệu Cơ sở được chứng nhận chỉ được sử dụng trong các điều kiện sau: a) Dấu hiệu chứng nhận được sử dụng trong các tiêu đề, quảng cáo, chứng từ và các tài liệu tiếp thị chỉ liên quan đến các sản phẩm và dịch vụ đã được chỉ rõ trong phạm vi chứng nhận; b) Không được phép sử dụng Dấu hiệu chứng nhận trực tiếp trên sản phẩm hoặc gắn liền với sản phẩm đến mức có thể gây hiểu lầm rằng QUACERT đã chứng nhận cho chính các sản phẩm này; c) Cơ sở được chứng nhận phải ngừng sử dụng Dấu hiệu chứng nhận khi QUACERT có ý kiến bằng văn bản về cách thức sử dụng có thể gây hiểu lầm đến đối tượng và phạm vi chứng nhận. Khi đó, Cơ sở phải ngừng mọi tuyên bố ám chỉ đến quyền sử dụng Dấu hiệu chứng nhận; d) Khi hết hạn hiệu lực giấy chứng nhận, hoặc khi bị đình chỉ hay huỷ bỏ chứng nhận, Cơ sở phải lập tức chấm dứt sử dụng Dấu hiệu chứng nhận và danh hiệu Cơ sở được chứng nhận đồng thời không được tiếp tục sử dụng các tài liệu, phương tiện có in Dấu hiệu chứng nhận và danh hiệu trên; e) Không được chuyển nhượng giấy chứng nhận và Dấu hiệu chứng nhận. 9. QUYỀN LỢI CỦA CƠ SỞ ĐƯỢC CHỨNG NHẬN Cơ sở có hệ thống được cấp chứng nhận có các quyền lợi sau: a) Được quyền quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng; b) Được sử dụng Dấu hiệu chứng nhận; c) Được sử dụng kết quả chứng nhận cho các tài liệu kỹ thuật, đấu thầu và các công tác khác theo yêu cầu của Pháp lệnh chất lượng hàng hoá; d) Được QUACERT công bố trong “Danh sách Cơ sở đựơc chứng nhận” và phương tiện thông tin khác. 9. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA QUACERT 10.1 QUACERT có trách nhiệm bảo mật mọi thông tin kinh tế, kỹ thuật... có liên quan đến Cơ sở đăng ký, chứng nhận. Mọi nhân viên của QUACERT, kể cả chuyên gia bên ngoài đều phải cam kết bảo mật và không được tiết lộ thông tin về khách hàng cho bất cứ tổ chức hay cá nhân nào khi không được QUACERT cho phép, ngay cả khi đã được khách hàng đồng ý. Trường hợp có yêu cầu của pháp luật, QUACERT sẽ chính thức thông báo bằng văn bản đến Cơ sở. 10.2 QUACERT không chịu trách nhiệm về những mất mát, hư hỏng, thiệt hại và khiếu nại do việc Cơ sở tham gia chương trình chứng nhận của QUACERT. 11. CHI PHÍ Cơ sở xin chứng nhận phải trả các chi phí đánh giá, chứng nhận, giám sát và các chi phí khác cho QUACERT theo thoả thuận dựa trên các thông tin của Cơ sở như qui mô, tính phức tạp của hệ thống được đánh giá chứng nhận... và các quy định khác của Nhà nước. 12. KHIẾU NẠI, PHẢN ẢNH Trang 7/7
  9. Cơ sở muốn khiếu nại, phản ảnh liên quan đến công tác chứng nhận hệ thống có thể phản ảnh hoặc khiếu nại đến QUACERT. Trong thời hạn 2 tuần, QUACERT sẽ thông báo chính thức tiếp nhận phản ảnh hay khiếu nại và tiến hành xử lý theo thủ tục Xử lý khiếu nại./. GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM CHỨNG NHẬN – QUACERT Trang 8/7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2