intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Rừng ngập mặn và sinh kế cộng đồng ven biển đồng bằng sông Cửu Long: Nghiên cứu tại 4 xã thuộc các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bến Tre và Bạc Liêu

Chia sẻ: Phó Cửu Vân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

9
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Rừng ngập mặn và sinh kế cộng đồng ven biển đồng bằng sông Cửu Long: Nghiên cứu tại 4 xã thuộc các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bến Tre và Bạc Liêu" nghiên cứu thực trạng kinh tế - xã hội của cộng đồng có sinh kế phụ thuộc vào tài nguyên rừng ngập mặn được thực hiện dựa trên ba tiêu chí: (i) Địa phương có diện tích rừng ngập mặn hiện đang suy giảm; (ii) Có khả năng trồng lại rừng và (iii) Sinh kế của cộng đồng phụ thuộc vào tài nguyên rừng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Rừng ngập mặn và sinh kế cộng đồng ven biển đồng bằng sông Cửu Long: Nghiên cứu tại 4 xã thuộc các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bến Tre và Bạc Liêu

  1. RỪNG NGẬP MẶN VÀ SINH KẾ CỘNG ĐỒNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG: NGHIÊN CỨU TẠI 4 XÃ THUỘC CÁC TỈNH KIÊN GIANG, CÀ MAU, BẾN TRE VÀ BẠC LIÊU La Vĩnh Hải Hà1, Đặng Hải Phương1, Nguyễn Thị Kiều Nương1 Trương Văn Vinh1, Hồ Lê Tuấn1, Phạm Hồng Tính2 1 Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM 2 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Tóm tắt Nghiên cứu thực trạng kinh tế - xã hội của cộng đồng có sinh kế phụ thuộc vào tài nguyên rừng ngập mặn được thực hiện dựa trên ba tiêu chí: (i) Địa phương có diện tích rừng ngập mặn hiện đang suy giảm; (ii) Có khả năng trồng lại rừng và (iii) Sinh kế của cộng đồng phụ thuộc vào tài nguyên rừng. Phân tích ảnh vệ tinh và điều tra thực địa, nhóm nghiên cứu đã chọn 4 tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bến Tre và Bạc Liêu để tiến hành khảo sát. Thông qua phỏng vấn hộ gia đình bằng bảng câu hỏi, kết quả nghiên cứu cho thấy nghề nghiệp chính của cộng đồng chủ yếu là đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, điều này dẫn đến tài nguyên rừng ngập mặn đang chịu sức ép rất lớn từ các hoạt động sinh kế này. Cộng đồng đánh giá rất cao vai trò của rừng ngập mặn trong việc bảo vệ môi trường, cung cấp thực phẩm và các hoạt động sinh kế. Việc suy giảm diện tích rừng sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống và thu nhập của hộ gia đình. Từ khóa: Suy giảm và suy thoái rừng ngập mặn; Sinh kế cộng đồng; Quản lý rừng bền vững. Abstract Mangroves forest and livelihoods of coastal communities in the Mekong delta: A study in 4 communes in Kien Giang, Ca Mau, Ben Tre and Bac Lieu provinces The research on the socio - economic status of communities whose livelihoods depend on mangrove resources is carried out based on three criteria: (i) Local area where mangrove area is currently decreasing, (ii) Ability to reforest and (iii) The livelihoods of local communities are dependent on forest resources. Based on the analysis of satellite imagery and field investigation, the research team selected four provinces, namely Kien Giang, Ca Mau, Ben Tre, and Bac Lieu, to conduct the survey. Through household interviews with questionnaires, the survey results show that the main occupation of the community is mainly fishing and aquaculture, which leads to the mangrove resources being under tremendous pressure from these livelihood activities. Communities greatly appreciated the role of mangroves in environmental protection, food supply, and livelihood activities. The reduction of forest area will affect households’ living environment and income. Keywords: Mangrove degradation and degradation; Community livelihoods; Sustainable forest management. 1. Đặt vấn đề Rừng ngập mặn (RNM) là nguồn cung cấp thực phẩm và sinh kế quan trọng cho các cộng đồng trên khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. RNM giúp hạn chế tác hại của gió, bão và đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu biến đổi khí hậu thông qua khả năng loại bỏ một lượng lớn carbon dioxide khỏi khí quyển và lưu trữ chúng trong sinh khối. Tuy nhiên, các vùng RNM đang bị đe dọa bởi sức ép của phát triển kinh tế và biến đổi khí hậu [1]. Từ năm 1995, RNM tại Việt Nam đã mất khoảng 13.000 ha và gần 40.000 ha còn sót lại đang bị suy giảm do khai thác không bền vững, biến đổi khí hậu, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, sâu bệnh hại, ô nhiễm nguồn nước. Mặt khác, ở nhiều địa phương, cơ quan quản lý cũng chưa có được một giải pháp Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 311
  2. hữu hiệu nhằm thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng [2]. Hệ quả là hệ sinh thái RNM ven biển không còn hoàn chỉnh, không còn đủ khả năng hỗ trợ cho nhau [3]. Việc xác định nguyên nhân RNM bị suy giảm và suy thoái từ các yếu tố như tự nhiên, kinh tế - xã hội và hệ quả của sự suy giảm đó là điều cần thiết để ưu tiên bảo vệ, phát triển các kỹ thuật phục hồi hiệu quả và quản lý rừng bền vững, đồng thời cũng đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương. Hơn nữa, các cộng đồng lân cận với RNM bị suy giảm và suy thoái và có mức độ ưu tiên cao cần được tư vấn để xác định các giải pháp khả thi đối với thực trạng suy giảm và suy thoái RNM. Vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu RNM và sinh kế của cộng đồng nhằm góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng trong quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng và cải thiện sinh kế là hết sức cần thiết. 2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu đánh giá RNM và sinh kế cộng đồng ven biển đồng bằng sông Cửu Long được thực hiện trên địa bàn 4 xã gồm: Thuận Hoà (huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang), Khánh Hải (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau), Thạnh Phong (huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre) và Vĩnh Hậu (huyện Hoà Bình, tỉnh Bạc Liêu) thông qua dữ liệu thứ cấp và dữ liệu khảo sát hộ gia đình. Cụ thể: Dữ liệu thứ cấp về thực trạng kinh tế - xã hội và quản lý tài nguyên rừng: Thu thập số liệu thứ cấp có liên quan, bao gồm các tài liệu và báo cáo từ các bên liên quan khác nhau như Ban quản lý rừng, Hạt Kiểm lâm và Ủy ban nhân dân các xã thuộc khu vực nghiên cứu. Khảo sát hộ gia đình: Trong nghiên cứu này sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi được thiết kế trước. Có tất cả 531 hộ dân đã phỏng vấn trực tiếp ở 4 xã thuộc bốn tỉnh. Trong đó, xã Thuận Hòa - Kiên Giang chọn phỏng vấn 142 hộ đại diện, xã Khánh Hải - Cà Mau là 100 hộ, xã Thạnh Phong - Bến Tre là 113 hộ và xã Vĩnh Hậu - Bạc Liêu là 176 hộ. Bảng 1. Địa điểm phỏng vấn Số hộ Chất lượng* Diện tích** Tỉnh Huyện Xã khảo sát rừng giảm rừng giảm Kiên Giang An Minh Thuận Hoà 142 213,01 214,87 Cà Mau Trần Văn Thời Khánh Hải 100 90,29 74,91 Bến Tre Thạnh Phú Thạnh Phong 113 2,86 152,38 Bạc Liêu Hoà Bình Vĩnh Hậu 176 38,13 89,26 Ghi chú: *, **: Biến động diện tích (ha) RNM theo xã giai đoạn 2015-2020. Khảo sát được thực hiện tại 4 xã từ ngày 20/8-20/9/2022. Nội dung khảo sát bao gồm: (1) Đặc điểm kinh tế hộ; (2) Đánh giá vai trò của RNM đối với cộng đồng; (3) Các nguyên nhân gây mất rừng và suy thoái rừng; (4) Các hoạt động sinh kế và sử dụng RNM; (5) Ảnh hưởng của mất rừng và thu nhập của người dân. Xử lý số liệu: Toàn bộ số liệu phỏng vấn hộ gia đình được nhập vào bảng tính (Excel) theo hàng và cột, trong đó hàng là hộ và cột là chỉ số biến đổi. Số liệu được nhập là các mã tương ứng với các mức được xác định trước của bảng câu hỏi. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Đặc điểm kinh tế hộ 3.1.1. Phân hạng nông hộ Kết quả phỏng vấn ghi nhận kết quả phân hộ nông hộ theo các tiêu chí của Chính phủ, đồng thời trình bày các nhóm hộ theo xã và theo dân tộc như Bảng 2. 312 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023
  3. Bảng 2. Thành phần dân tộc và phân hạng nông hộ của địa phương Cận Trung Xã Dân tộc Nghèo Khác Không xác định Số hộ khảo sát nghèo bình Kinh 3 5 80 53 141 Thuận Hòa Khmer 1 1 Kinh 1 9 87 1 98 Khánh Hải Khmer 2 2 Thạnh Phong Kinh 4 34 75 113 Kinh 33 14 74 6 3 127 Vĩnh Hậu Hoa 2 2 Khmer 16 8 17 3 44 Tổng 54 40 296 138 3 531 Tỷ lệ (%) 12,2 7,5 55,7 26,0 0,6 100 Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 12,2 % và cận nghèo chiếm 7,5 % tổng số hộ đã điều tra. Nếu xét riêng nhóm hộ nghèo, hộ nghèo chỉ xuất hiện ở hộ người Kinh (37/54 hộ) và người Khmer (17/54 hộ). Nếu xét theo xã, xã Vĩnh Hậu chiếm tỷ lệ hộ nghèo cao nhất so với các xã đã điều tra (49/54 hộ). Nói cách khác, có đến 90,7 % số hộ nghèo đã phỏng vấn là ở xã Vĩnh Hậu. 3.1.2. Cơ cấu nghề nghiệp Bảng 3. Cơ cấu nghề nghiệp tại các xã Đánh bắt Đánh bắt Trồng Thương mại Làm Số hộ khảo Xã NTTS Khác trong RNM ở biển trọt /dịch vụ thuê sát Thuận Hòa 117 1 5 3 11 5 142 Khánh Hải 8 1 46 3 5 21 16 100 Thạnh Phong 24 2 1 42 4 34 6 113 Vĩnh Hậu 27 71 64 1 7 6 176 Tổng 176 75 116 45 13 73 33 531 Tỷ lệ (%) 33,0 14,0 22,0 8,0 2,0 14,0 6,0 100 Đối với cơ cấu nghề nghiệp của 4 xã, qua phân tích ở Bảng 3 cho thấy có 7 loại nghề nghiệp được phân loại. Thông thường một hộ có thể làm rất nhiều nghề, nhưng khi phân loại nghề nghiệp chính thì xem như nghề nào chiếm nhiều thời gian nhất sẽ được phân là nghề nghiệp chính. Trong 7 loại nghề nghiệp chính được phân loại bao gồm: Nuôi trồng thủy sản (NTTS), đánh bắt trong RNM, đánh bắt ở biển, trồng trọt, thương mại dịch vụ, làm thuê và những nghề khác. So sánh từng nghề nghiệp với 4 xã phỏng vấn, đối với nghề NTTS, qua thống kê cho thấy số hộ tham gia tại xã Thuận Hòa chiếm tỷ lệ cao nhất 66,5 % so với tổng số 176 hộ phỏng vấn, kế đến là xã Vĩnh Hậu, xã Thạnh Phong và thấp nhất là xã Khánh Hải là 4,5 %. Lý do xã Khánh Hải ít hộ tham gia NTTS là do đất giao khoán rừng cho các hộ dân đã hết thời kỳ hạn và họ không còn được tiếp tục giao khoán và nghề nghiệp chính của họ là đánh bắt thủy hải sản ở biển. Đối với việc đánh bắt trong RNM và đánh bắt ở biển thì số hộ dân tham gia ở xã Vĩnh Hậu là cao nhất vì đa số là các hộ nghèo, ít đất cho hoạt động sản xuất, sinh kế của hộ dựa vào tài nguyên rừng là chính. Một đặc điểm quan trọng nghề nghiệp chính của nông hộ ở các xã đã phỏng vấn đó là nghề có tính thời vụ. Vì vậy, một cá nhân có thể làm nhiều công việc khác nhau để tạo thu nhập. Xét trên khía cạnh số hộ tham gia hoạt động đánh bắt trong RNM, qua kết quả khảo sát ở Bảng 3 cho thấy số nông hộ ở xã Vĩnh Hậu có xu hướng phụ thuộc nhiều vào RNM hơn so với các hộ ở 3 xã còn lại với tổng số 71/75 (95 %) hộ tham gia hoạt động này ở 4 xã. Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 313
  4. 3.2. Đánh giá vai trò của rừng ngập mặn 3.2.1. Vai trò của rừng ngập mặn về môi trường Đánh giá về nhận thức của người dân đối vai trò của RNM, đa số người dân tại 4 xã phỏng vấn đều đánh giá cao vai trò của RNM đối với môi trường và là nơi cung cấp nguồn sinh kế cho cộng đồng. Bảng 4. Nhận thức về vai trò của RNM với môi trường Giảm nhẹ tác động Môi trường sống cho Dự trữ Bãi đẻ cho Xã Khác của gió bão động thực vật cacbon cá tôm Thuận Hòa 134 102 6 85 11 Khánh Hải 98 85 51 96 6 Thạnh Phong 103 82 16 70 1 Vĩnh Hậu 170 157 55 138 12 Tổng 505 426 128 389 30 Tỷ lệ (%) 95,0 80,0 24,0 75,0 6,0 Các số liệu kết quả nghiên cứu được trình bày ở Bảng 4 cho thấy người dân nhận thức rất cao vai trò của của RNM đối với môi trường. Kết quả cho thấy có 95 % tổng số hộ khảo sát đều hiểu được vai trò RNM có tác dụng làm giảm nhẹ tác động của gió bão. Trong khi đó 80 % tổng số hộ đều biết đến vai trò của rừng là môi trường sống cho động thực vật, 75 % cho rằng RNM cũng là nơi bãi đẻ cho các loại thủy sản. Chỉ có 24 % tổng số hộ hiểu được RNM là nơi dự trữ carbon. Trên thực tế, chính quyền địa phương và các chủ rừng thường xuyên tuyên truyền về vai trò bảo vệ môi trường của RNM. Các nội dung tuyên truyền được lồng ghép trong các cuộc họp khác nhau. Do đó, hiểu biết và nhận thức của người dân về tác dụng của RNM đối với môi trường sống của cộng đồng đã được nâng cao. Kết quả phỏng vấn này cũng cho thấy việc suy giảm diện tích rừng sẽ ảnh hưởng đến môi trường tại các khu vực nghiên cứu là điều mà người dân đang quan tâm nhất. 3.2.2. Vai trò của rừng ngập mặn về sinh kế Bảng 5. Nhận thức về vai trò của RNM với sinh kế Môi Thực Lâm sản Gỗ xây Gỗ làm Giá trị tinh Số hộ Xã trường Khác phẩm ngoài gỗ dựng than thần khảo sát du lịch Thuận Hòa 124 16 42 57 3 93 2 142 Khánh Hải 98 73 54 96 55 79 1 100 Thạnh Phong 112 81 10 7 65 60 113 Vĩnh Hậu 175 123 81 85 120 81 3 176 Tổng 509 293 187 245 243 313 6 531 Tỷ lệ (%) 96,0 55,0 35,0 46,0 46,0 59,0 1,0 100 Qua đánh giá về việc nhận biết giá trị về sinh kế của RNM đối với cộng đồng rất đa dạng, ngoài việc cung cấp nguồn thực phẩm như các loại thủy sản (có 96 % trên tổng số hộ phỏng vấn nhận biết về giá trị này), lâm sản ngoài gỗ (55 %), RNM còn cung cấp gỗ cho xây dựng (35 %) và chất đốt (46 %). Ngoài các giá trị thiết thực cho đời sống hằng ngày, cộng đồng cũng đánh giá rừng còn có thể cung cấp dịch vụ cho hoạt động du lịch (46 %) và cũng là nơi mang lại giá trị tinh thần cho người dân tại địa phương (59 %), đánh giá thấp nhất là gỗ xây dựng. Điều này được giải thích bởi quy định về quản lý rừng hiện tại không cho phép khai thác gỗ ở rừng phòng hộ ven biển. Mặt khác, các thông tin từ khảo sát cho thấy hiện nay người dân địa phương gần như không có nhu cầu sử dụng gỗ xây dựng bởi bê tông cốt thép được sử dụng rộng rãi, chi phí rẻ so với sử dụng gỗ. 314 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023
  5. 3.2.3. Mức độ quan tâm tới sự suy thoái rừng Bảng 6. Mức độ quan tâm đến việc RNM bị suy thoái Hoàn toàn không Không Một chút Quan tâm Cực kỳ Số hộ khảo Xã quan tâm quan tâm quan tâm vừa phải quan tâm sát Thuận Hòa 2 8 19 55 58 142 Khánh Hải 1 4 4 14 77 100 Thạnh Phong 5 16 35 57 113 Vĩnh Hậu 8 23 56 89 176 Tổng 3 25 62 160 281 531 Tỷ lệ (%) 1,0 5,0 12,0 30,0 53,0 100 Như đã phân tích ở trên về việc cộng đồng đánh giá rất cao giá trị lợi ích của RNM đem lại, vì vậy vấn đề mất rừng đặt ra tại địa phương, hầu hết các hộ phỏng vấn đều quan tâm đến việc mất rừng chiếm tỷ lệ 83 % đối với mức độ quan tâm vừa phải trở lên với tổng số hộ khảo sát. Trong đó, mức độ quan tâm vừa phải là 30 % và cực kỳ quan tâm là 53 %. 3.3. Các nguyên nhân gây mất rừng 3.3.1. Nguyên nhân mất rừng do tác động từ tự nhiên Bảng 7. Nguyên nhân mất RNM do tự nhiên Xã Bão/gió mạnh Thủy triều cực đoan Sạt lở bờ biển Khác Số hộ khảo sát Thuận Hòa 108 63 46 17 142 Khánh Hải 97 82 92 100 Thạnh Phong 95 48 88 6 113 Vĩnh Hậu 145 91 162 10 176 Tổng 445 284 388 33 531 Tỷ lệ (%) 84,0 53,0 73,0 6,0 100 Các nguyên nhân mất rừng từ tự nhiên được liệt kê đó là bão, thủy triều cực đoan và sạt lở bờ biển được cộng đồng dân cư tại 4 xã lựa chọn khá cao. Đánh giá nguyên nhân cao nhất là do ảnh hưởng từ bão được 84 % chọn trên tổng số hộ điều tra tại 4 xã, nguyên nhân kế tiếp là sạt lở bờ biển được 73 % hộ phỏng vấn chọn lựa và ảnh hưởng bởi thủy triều cực đoan là 53 % tổng số hộ chọn lựa. 3.3.2. Nguyên nhân mất rừng do tác động từ con người Bảng 8. Đánh giá nguyên nhân mất RNM từ con người Khai thác gỗ Chuyển mục đích Nuôi thủy sản Số hộ khảo Xã Khác trái phép sử dụng đất (CN) sát Thuận Hòa 47 10 4 46 142 Khánh Hải 96 21 58 100 Thạnh Phong 20 3 38 33 113 Vĩnh Hậu 124 26 72 10 176 Tổng 287 60 172 89 531 Tỷ lệ (%) 54,0 11,0 32,0 17,0 100 Các nguyên nhân mất rừng do con người được cộng đồng liệt kê đó là khai thác gỗ trái phép, chuyển đổi mục đích sử dụng đất và NTTS công nghiệp. So sánh nguyên nhân mất rừng từ tự nhiên và nguyên nhân mất rừng do con người, qua thống kê cho thấy nguyên nhân mất rừng do con người được đánh giá thấp hơn. Qua số liệu thống kê cho thấy nguyên nhân mất rừng khai thác gỗ trái Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 315
  6. phép được lựa chọn cao nhất là 54 % trên tổng số hộ điều tra, nguyên nhân kế tiếp do NTTS công nghiệp được lựa chọn là 32 % và chuyển đổi mục đích sử dụng đất là 11 %. 3.4. Các hoạt động sinh kế Bảng 9. Các hoạt động sinh kế của người dân khu vực RNM Đánh Đánh Thương Bảo Trồng Tiền Làm Trồng Xã NTTS bắt trong bắt ở mại/ vệ Khác trọt lương thuê rừng RNM biển dịch vụ rừng Thuận Hòa 125 4 23 2 5 3 39 7 1 Khánh Hải 19 25 65 12 14 14 52 2 2 10 Thạnh Phong 44 10 5 72 6 20 77 20 12 Vĩnh Hậu 30 154 90 9 4 79 18 4 Tổng 218 193 183 86 34 41 247 47 2 27 Tỷ lệ (%) 41,0 36,0 34,0 16,0 6,0 8,0 47,0 9,0 0,4 5,0 Thống kê về các hoạt động sinh kế của người dân tại các địa điểm phỏng vấn cho thấy có rất nhiều các hoạt động đã được liệt kê có sự tham gia của cộng đồng địa phương. Có 4 hoạt động mà người dân tham gia nhiều nhất đó là, đánh bắt thủy hải sản, có 41 % số hộ tham gia trên tổng số hộ điều tra, đánh bắt trong RNM là 36 %, đánh bắt ở biển là 34 % và làm thuê là 47 % số hộ tham gia. Nhìn chung, ngoài việc NTTS và đánh bắt thủy hải sản thì công việc làm thuê cũng rất quan trọng đối với người dân khi hoạt động NTTS và đánh bắt thủy hải sản không đủ cung cấp cho nhu cầu sinh kế của cộng đồng. So sánh các hoạt động sinh kế của từng địa phương cho thấy, hoạt động NTTS ở xã Thuận Hòa chiếm tỷ lệ 88 % tổng số hộ đã được phỏng vấn của xã. Hiện tại, diện tích rừng giao khoán trên địa bàn xã đã thực hiện vào năm 2010, theo đó, các hộ nhận khoán được sử dụng tối đa 30 % diện tích nhận khoán để sản xuất, NTTS. Vì vậy, các hộ dân sinh sống trên xã này có điều kiện và diện tích để NTTS. Đối với hoạt động đánh bắt trong RNM thì cộng đồng tại xã Vĩnh Hậu là cao nhất chiếm tỷ lệ 88 % số hộ phỏng vấn của xã Vĩnh Hậu so với các xã khác. Đối với hoạt động đánh bắt ở biển (hoạt động này bao gồm đánh bắt hải sản ở bãi bồi ven biển) cho thấy tỷ lệ số hộ tham gia ở xã Vĩnh Hậu cũng khá cao là 51 % so với xã khác trong cùng hoạt động. Điều này có thể giải thích với lý do người dân tại xã Vĩnh Hậu hiện vẫn được phép tiếp cận với tài nguyên rừng tại khu vực sinh sống và số hộ nghèo không có đất sản xuất và công cụ lao động nên việc phụ thuộc vào tài nguyên RNM là điều tất yếu. Tỷ lệ số hộ tham gia thấp nhất ở hoạt động này là ở xã Thuận Hòa là 3 % và xã Thạnh Phong là 9 % do đánh bắt không có “thu nhập” vì nguồn lợi thủy sản cạn kiệt. Đối với hoạt động đánh bắt ở biển thì tỷ lệ cộng đồng tham gia cao nhất là ở xã Khánh Hải, với tỷ lệ 65 %. Có nhiều lý do để lý giải số hộ tham gia hoạt động đánh bắt ở biển tại xã Khánh Hải cao nhất vì tài nguyên rừng tại địa phương ngày càng ít đi, người dân hết hợp đồng giao khoán và được di dời đến nơi khác. Qua thông tin cho biết hiện nay tại xã Khánh Hải, các hộ nhận khoán bảo vệ rừng đã hết hạn hợp đồng và không còn được giao khoán, rừng được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau giao lại cho Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ biển tây quản lý. Tỷ lệ tham gia thấp nhất trong hoạt động này là ở xã Thạnh Phong với tỷ lệ là 4 % bởi như đã đề cập, nguồn lợi thủy sản tự nhiên cạn kiệt, cùng với chi phí đánh bắt cao nên hoạt động này không có nhiều hộ tham gia. Mặt khác, việc dịch chuyển lao động, đặc biệt là đi lao động ngoài tỉnh đang có xu hướng là một lựa chọn được quan tâm ở xã này. 316 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023
  7. Đối với hoạt động trồng trọt thì cộng đồng dân cư tại xã Thạnh Phong là cao nhất với tỷ lệ hộ tham gia là 64 %. Qua số liệu thống kê thì sự tham gia hoạt động trồng trọt của các hộ dân tại ba xã còn lại là Thuận Hòa, Khánh Hải và Vĩnh Hậu rất thấp. Đối với hoạt động làm thuê, như trình bày ở trên là hoạt động hết sức quan trọng đối với cộng đồng tại 4 xã phỏng vấn. Cao nhất là xã Thạnh Phong với tỷ lệ hộ tham gia là 68 % và thấp nhất là xã Thuận Hòa với 27 % số hộ tham gia. Qua kết quả khảo sát cho thấy, sự tham gia các hoạt động khác ở tất cả các xã điều tra là tương đối thấp, hầu như tập trung vào các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và làm thuê. 3.5. Các sản phẩm được sử dụng từ rừng 3.5.1. Số hộ sử dụng các sản phẩm từ rừng ngập mặn Bảng 10. Sử dụng rừng ngập mặn của các hộ gia đình Xã Số hộ khảo sát Số hộ có sử dụng Số hộ không sử dụng Thuận Hòa 142 96 46 Khánh Hải 100 32 68 Thạnh Phong 113 56 57 Vĩnh Hậu 176 163 13 Tổng 531 347 184 Tỷ lệ (%) 100 65,3 34,7 Số liệu điều tra cho thấy có khoảng 65,3 % tổng số hộ đã điều tra ở 4 xã có khai thác/ sử dụng các sản phẩm khác nhau từ RNM. Trong đó, xã Vĩnh Hậu có tỷ lệ hộ sử dụng cao nhất trong số các hộ đã phỏng vấn ở 4 xã. Tỷ lệ hộ sử dụng thấp nhất là ở xã Khánh Hải. Điều này được giải thích bởi xã Vĩnh Hậu có tỷ lệ người dân tộc thiểu số cao hơn các xã khác, tỷ lệ hộ nghèo cũng cao hơn, các hộ dân có xu hướng phụ thuộc vào tài nguyên rừng nhiều hơn các xã còn lại. Ngược lại, ở xã Khánh Hải diện tích rừng giao khoán đã được thu hồi, các hộ dân không còn nhận khoán bảo vệ rừng nên không có điều kiện nuôi trồng và khai thác các loài thủy sản trong RNM. Vì vậy, đây cũng là xã có tỷ lệ hộ tham gia đánh bắt ở biển cao nhất trong các xã đã điều tra với 65 % số hộ được phỏng vấn, để thay thế các hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản trong RNM. 3.5.2. Tỷ lệ các loại sản phẩm sử dụng ở các xã điều tra Bảng 11. Sử dụng tài nguyên rừng ngập mặn Hải sản Xã Lâm sản ngoài gỗ Gỗ củi Gỗ làm than (Ba khía, vọp) Thuận Hòa 58 6 14 Khánh Hải 30 11 0 Thạnh Phong 54 8 4 1 Vĩnh Hậu 163 7 Tổng 305 32 18 1 Tỷ lệ (%) 88,0 9,0 5,0 Qua số liệu thống kê từ Bảng 11 cho thấy tỷ lệ hộ sử dụng hải sản ở xã Vĩnh Hậu là cao nhất và tỷ lệ thấp nhất là ở Khánh Hải. Đối với lâm sản ngoài gỗ (LSNG), mặc dù các thông tin từ khảo sát cho thấy các loài LSNG được sử dụng phổ biến không còn phong phú trước đây nhưng vẫn được sử dụng với khoảng 9 % số hộ (trong tổng số 32 hộ ở 4 xã có sử dụng sản phẩm này). Nhìn chung, việc khai thác và sử dụng tài nguyên RNM của bốn xã đã phỏng vấn là đa dạng, bao gồm các loại hải sản dưới tán rừng và bãi bồi ven biển (bao gồm cua, ba khía, vọp, ốc len,…) các loại Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 317
  8. LSNG (cây làm thuốc, làm thức ăn), gỗ củi, gỗ làm than và các sản phẩm khác. Thực tế là một hộ có thể sử dụng nhiều sản phẩm từ RNM với các mức độ khác nhau ở các thời điểm khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu của nông hộ và mức độ sẵn có của sản phẩm đó. Vì vậy, mức độ quan trọng của các sản phẩm được khai thác và sử dụng có thể có mức độ quan trọng khác nhau ở các xã khác nhau như trình bày trong Bảng 12. 3.5.3. Mức độ quan trọng của các sản phẩm khai thác từ rừng ngập mặn Bảng 12. Mức độ quan trọng của các sản phẩm khai thác/sử dụng từ RNM Không quan Hơi quan Bình Quan trọng Cực kỳ quan Tổng số hộ Xã trọng trọng thường vừa phải trọng đánh giá Thuận Hòa 3 16 33 44 96 Khánh Hải 1 15 7 8 31 Thạnh Phong 4 16 18 19 57 Vĩnh Hậu 5 15 30 113 163 Tổng 1 12 62 88 184 347 Tỷ lệ (%) 0,3 3,5 18,0 15,4 53,0 100 Đánh giá mức độ quan trọng của các sản phẩm mà người dân ở các xã khai thác và sử dụng được xếp hạng từ mức “Không quan trọng” đến “Cực kỳ quan trọng”. Các thông tin ghi nhận qua khảo sát cho thấy ngoài việc sử dụng trong gia đình, các sản phẩm khai thác từ RNM còn đóng góp vào thu nhập của nông hộ, đặc biệt là thủy hải sản. Mức độ cực kỳ quan trọng được đánh giá cao nhất là 184/347 hộ, chiếm 53 % số hộ khảo sát. Trong số này, có 113/184, chiếm 61 % hộ ở xã Vĩnh Hậu, cho thấy các nguồn lợi thủy sản tự nhiên trong RNM là cực kỳ quan trọng đối với các hộ dân ở xã Vĩnh Hậu. 3.6. Ảnh hưởng của mất rừng và thu nhập của cộng đồng Bảng 13. Đánh giá mất rừng và thu nhập hộ gia đình Làm giảm thu Không làm giảm thu Không có thu nhập từ Số hộ Xã nhập nhập RNM khảo sát Thuận Hòa 119 16 7 142 Khánh Hải 66 2 32 100 Thạnh Phong 90 19 4 113 Vĩnh Hậu 169 6 1 176 Tổng 444 43 44 531 Tỷ lệ (%) 83,6 8,1 8,3 100 Có 444 hộ cho rằng RNM bị suy thoái đã/sẽ làm giảm thu nhập của gia đình, chiếm đến 83,6 % tổng số hộ đã điều tra. Số hộ cho biết RNM suy giảm không làm giảm thu nhập hoặc không có thu nhập từ RNM là tương đương nhau, lần lượt là 8,1 % và 8,3 % số hộ đã điều tra. Điều này phản ánh thực tế là thu nhập của người dân ở các khu vực đã điều tra đều bị tác động trực tiếp hoặc gián tiếp khi RNM bị suy giảm. Thống kê riêng cho từng xã cho thấy, vấn đề rừng bị suy giảm và suy thoái là đặt biệt quan trọng đối với cộng đồng dân cư xã Vĩnh Hậu, với 96 % hộ phỏng vấn đã trả lời là giảm thu nhập, do nghề nghiệp chính của người dân ở đây là đánh bắt các loại thủy hải sản trong rừng và các bãi bồi ven biển. Các xã Thuận Hòa và Thạnh Phong với tỷ lệ trả lời lần lượt là 84 % và 80 %. Riêng đối với xã Khánh Hải, tỷ lệ trả lời có làm giảm thu nhập là 66 %, thấp hơn các xã khác do nghề nghiệp chính của họ đa số là đánh bắt ven biển, làm thuê và thương mại dịch vụ. Nhìn chung, sự suy giảm và suy thoái của RNM làm ảnh hưởng đến thu nhập có thể trực tiếp hoặc gián tiếp. Các ảnh hưởng trực tiếp bao gồm sự suy giảm các nguồn lợi thủy sản tự nhiên do 318 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023
  9. các hoạt động khai thác quá mức và những thay đổi liên quan đến các yếu tố tự nhiên, sự thay đổi không theo quy luật của khí hậu nói chung. Các ảnh hưởng gián tiếp bao gồm suy giảm các vai trò môi trường của rừng, khả năng tạo ra và duy trì các ảnh hưởng tích cực như khả năng chắn gió, chắn sóng làm ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và gián tiếp làm giảm thu nhập. 4. Kết luận và kiến nghị 4.1. Kết luận Thực trạng kinh tế - xã hội tại 4 xã điều tra cho thấy nhóm hộ trung bình và khác chiếm đa số với tỷ lệ là 81,7 % tổng số hộ khảo sát. Nghề nghiệp chính của các hộ gia đình đa số là đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản. Cộng đồng đánh giá cao vai trò và lợi ích của rừng như bảo vệ môi trường, cung cấp lương thực và tạo thu nhập như nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Tài nguyên RNM đang chịu áp lực rất lớn từ các hoạt động sinh kế như khai thác quá mức nguồn lợi thủy sản, gỗ, củi và NTTS theo mô hình công nghiệp dẫn đến mất rừng và suy thoái rừng. Có 4 hoạt động mà người dân tham gia nhiều nhất đó là đánh bắt thủy hải sản là 41 %, đánh bắt trong RNM là 36 %, đánh bắt ở biển là 34 % và làm thuê là 47 % trên tổng số hộ điều tra. Công việc làm thuê rất quan trọng khi hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản không đủ cung cấp cho nhu cầu sinh kế của cộng đồng. Đa số các hộ dân đều nhìn nhận rằng sự suy giảm diện tích rừng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống và làm giảm thu nhập của hộ gia đình. 4.2. Kiến nghị Cần có các giải pháp kinh tế - xã hội như thành lập các hợp tác xã thủy sản, chính sách tiếp cận tín dụng ưu đãi cho các hoạt động sản xuất, nhằm tạo sinh kế bền vững. Thiết lập các quy định liên quan đến khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản đối với RNM tại địa phương. Hỗ trợ cộng đồng đa dạng hóa nguồn thu nhập góp phần giảm áp lực đến tài nguyên rừng. Làm bờ kè chắn sóng nhằm ngăn thủy triều dâng để phù sa bồi đắp và trồng lại rừng. Lời cảm ơn: Nhóm nghiên cứu xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến ThS. Nguyễn Xuân Tùng - Trung tâm Nghiên cứu hệ sinh thái RNM, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giúp đỡ và hỗ trợ nhóm nghiên cứu trong quá trình điều tra, khảo sát tại hiện trường. Nhóm nghiên cứu cũng vô cùng cảm ơn Cục Kiểm lâm Hoa Kỳ (United States Forest Service) đã hỗ trợ kinh phí để nhóm hoàn thành nghiên cứu này. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Phạm Thu Thủy và cộng sự (2019). Cơ hội và thách thức đối với quản lý rừng ngập mặn tại Việt Nam. Bài học từ các tỉnh Thanh Hoá, Thái Bình và Quảng Ninh. Báo cáo chuyên đề 198. Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR). [2]. La Vĩnh Hải Hà, Đặng Hải Phương (2021). Nghiên cứu thực trạng tác động đến tài nguyên và giải pháp quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại khu vực rừng phòng hộ Đất Mũi, tỉnh Cà Mau. Tạp chí Rừng và Môi trường. [3]. Trần Bá Hoằng, Lê Thị Phương Thanh (2017). Diễn biến xói lở bờ, suy thoái rừng ngập mặn và định hướng giải pháp phòng chống cho dải ven biển hạ du đồng bằng sông Mêkông. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi, số 39. BBT nhận bài: 27/7/2023; Chấp nhận đăng: 15/9/2023 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 319
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0