intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sách hướng dẫn học tập Nghiệp vụ bảo hiểm ngoại thương: Phần 2 - Trường ĐH Thủ Dầu Một

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:122

17
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sách hướng dẫn học tập Nghiệp vụ bảo hiểm ngoại thương gồm có 5 chương, trình bày cụ thể như sau: Giới thiệu chung về bảo hiểm; Bảo hiểm hàng hóa trong hoạt động ngoại thương; Bảo hiểm thân tàu; Bảo hiểm trách nhiệm P&I; Bảo hiểm trách nhiệm forwarder. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 dưới đây!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sách hướng dẫn học tập Nghiệp vụ bảo hiểm ngoại thương: Phần 2 - Trường ĐH Thủ Dầu Một

  1. Chương 3 BẢO HIỂM THÂN TÀU (5 tiết) Mục tiêu của chương Cung cấp các kiến thức cơ bản về bảo hiểm thân tàu biển, cách thức mua bảo hiểm thân tàu, các rủi ro được bảo hiểm thân tàu bảo vệ và các rủi ro bị loại trừ. Chương này cũng giúp sinh viên hiểu được các điều kiện về bảo hiểm thân tàu, cách tính toán bồi thường khi có tổn thất xảy ra đặc biệt là trường hợp hai tàu đâm va nhau cùng có lỗi. Một số câu hỏi gợi ý: Bảo hiểm thân tàu là gì? Tại sao phải mua bảo hiểm thân tàu? Ai là người mua bảo hiểm thân tàu ? Cách tính phí bảo hiểm thân tàu như thế nào? 3.1. Khái quát về bảo hiểm thân tàu Trước lợi nhuận mà ngành thương mại hàng hải mang lại, cũng như mức độ và số lượng rủi ro mà con tàu phải đối mặt, nên bảo hiểm thân tàu trở nên rất phổ biến và phát triển trên thế giới. Đối tượng bảo hiểm thân tàu: Đối tượng bảo hiểm thân tàu biển là toàn bộ con tàu đủ khả năng đi biển theo luật quốc tế và luật quốc gia. Bao gồm: vỏ tàu, máy tàu, trang thiết bị thông thường đi biển và phục vụ kinh doanh (không bao gồm vật dụng và tài sản cá nhân) Thông thường bảo hiểm thân tàu: Giá trị vỏ tàu chiếm khoảng 40%, giá trị máy móc chiếm khoảng 40%, giá trị trang thiết bị chiếm khoảng 20% Trong bản kê khai hợp đồng bảo hiểm thân tàu, chủ tàu phải nêu rõ: - Tên tàu - Cảng đăng ký tàu - Quốc tịch tàu - Năm và nơi đóng tàu - Cấp tàu - Dung tích, trọng tải tàu - Giấy đăng kiểm tàu - Tàu đủ khả năng đi biển - Quốc tịch tàu không thay đổi trong suốt thời gian bảo hiểm - Hành trình con tàu phải hợp pháp Quyền lợi của bảo hiểm thân tàu: Chủ tàu sẽ được bồi thường cho những tổn thất, mất mát đối với vỏ tàu, máy tàu, trang thiết bị trên tàu và ¾ trách nhiệm đâm va Ngoài ra, chủ tàu có thể mua “bảo hiểm cước phí chuyên chở”: Là bảo hiểm cho phần cước phí mà chủ tàu phải trả lại cho chủ hàng do chủ tàu không đưa được 44
  2. hàng về tới bến. Theo quy định của ITC, tiền bảo hiểm cho phần cước phí chuyên chở mà chủ tàu có thể tham gia cao nhất bằng 25% số tiền mua bảo hiểm thân tàu. Chủ tàu cũng có thể mua thêm bảo hiểm chi phí điều hành quản trị tàu là bảo hiểm cho các loại chi phí quản lý, lãi kinh doanh…Số tiền cao nhất cho bảo hiểm chi phí quản trị tàu là 25% số tiền bảo hiểm thân tàu. 3.2. Rủi ro bảo hiểm thân tàu Rủi ro được bảo vệ: Những rủi ro, hiểm họa do thiên tai gây nên những tai nạn bất ngờ, không bao gồm tác động của sóng, gió thông thường. Hiểm họa này bao gồm: đắm, lật, khí hậu khốc liệt, tàu nằm cạn, mắc cạn, đâm va với các vật thể khác. Cháy, nổ. Cháy nổ là nguyên nhân trực tiếp mới được bồi thường. Nổ được bảo hiểm dù có cháy hay không. Tuy nhiên, cháy nổ do những nguyên nhân loại trừ như chiến tranh, đình công, hành động ác ý và năng lượng nguyên tử thì không được bảo vệ. Trộm cắp gây ra do người ngoài tàu. Trộm cắp không bao gồm những hành động ăn cắp bí mật hay trộm cắp gây ra bởi thuyền viên và hành khách trên tàu. Cướp biển. Cướp biển bao gồm những hành khách tiến hành nổi dậy và những người nổi loạn tấn công từ ngoài tàu. Điều khoản này không bao gồm cướp biển vì rủi ro chính trị vì trong trường hợp này thuộc rủi ro chiến tranh. Vứt hàng xuống biển. Là hành động cố ý vứt bỏ những bộ phận, trang thiết bị của tàu, nhằm làm nhẹ tàu, làm nổi tàu cứu tàu thoát khỏi nguy hiểm. Trong trường hợp vứt bỏ mà vẫn gây ra tổn thất toàn bộ thì chỉ bồi thường tổn thất toàn bộ mà thôi. Va chạm với các phương tiện chuyên chở trên bộ, trang thiết bị bến cảng là các tai nạn do các phương tiện vận tải đó va vào tàu khi chúng chạy vào khu vực cầu tàu. Va chạm với các trang thiết bị bến cảng là các va chạm của tàu vào các thiết bị của cảng như cầu tàu, đập chắn sóng, ụ đà… Động đất, núi lửa phun, sét đánh. Các rủi ro này xảy ra trong khi tàu đang chạy hay tàu đang ở ụ đà, bến cảng thì đều được bồi thường. Tai nạn khi bốc dỡ, dịch chuyển hàng hóa hay tiếp nhiên liệu. Thiệt hại đối với máy móc, nồi hơi, gãy cần trục hay ẩn tì. Bất kể nguyên nhân nào làm nổ nồi hơi và gây tổn thất cho buồng máy và thân tàu đều được bảo hiểm bồi thường; Khi trục bị gãy dẫn đến phát sinh các hư hỏng và tổn thất khác đối với tàu. Các tổn thất phát sinh do gãy trục được bảo hiểm bồi thường, tuy nhiên tổn thất của trục bị gãy thì không được bồi thường; Ẩn tì là khuyết tật sẵn có của vỏ hay máy móc trước khi tàu đóng hay sữa chữa mà người bảo hiểm không thể biết được. Trong trường hợp này người bảo hiểm chỉ bồi thường cho những thiệt hại do khuyết tật ẩn tỳ gây ra nhưng không phải bồi thường cho các chi phí sữa chữa bộ phận bị khuyết tật, ẩn tỳ. Bất cẩn của thuyền trường, thủy thủ, sĩ quan, hoa tiêu được bảo hiểm trong một quá trình làm việc mẫn cán, hợp lý. 45
  3. Bất cẩn của người sửa chữa hay người thuê tàu với điều kiện người sửa chữa hay người thuê tàu không phải là người được bảo hiểm Đâm va với tàu khác Va chạm với máy bay, các vật rớt từ máy bay Các hiểm họa bị loại trừ: Tổn thất, thiệt hại được gây ra do hành động ác ý của người được bảo hiểm. Loại trừ nhiễm phóng xạ Hậu quả gián tiếp của những hiểm họa được bảo hiểm Tàu không đủ khả năng đi biển Vi phạm lệnh cấm của nhà chức trách, cố ý vi phạm luật lệ giao thông Tàu thuyền bị mắc cạn do ảnh hưởng của thủy triều Cố ý hành động trái với các điều khoản hành động bảo hiểm (cố tình đi chệch đường, chở không đúng hàng, neo đậu không đúng nơi quy định..) Tàu thuyền bị trưng dụng vì mục đích quân sự Chi phí sửa chữa di tu, chi phí sơn đóng tàu Trễ hành trình 3.3. Phí bảo hiểm thân tàu 3.3.1. Phí bảo hiểm thân tàu Phí bảo hiểm là số tiền người tham gia bảo hiểm phải nộp cho nhà bảo hiểm trên cơ sở số tiền bảo hiểm và tỷ lệ phí bảo hiểm áp dụng cho con tàu đó. Phí bảo hiểm được áp dụng cho từng loại tàu, tuổi tàu, nhóm tàu, tuyến đường hoạt động của tàu, mức độ đồng bộ của các thiết bị… Phí bảo hiểm thân tàu phải đóng ngay khi hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực trừ khi có thỏa thuận khác. Nếu tàu ngừng hoạt động liên tục 30 ngày trở lên sau khi đã đóng phí, người bảo hiểm sẽ hoàn lại cho người tham gia bảo hiểm đối với thời gian ngừng hoạt động đó. Tùy theo từng đơn bảo hiểm mà tỷ lệ hoàn phí quy định là khác nhau. Phí bảo hiểm có thể nộp một lần hoặc được chia thành nhiều đợt với điều kiện là phải đúng như quy định trong hợp đồng. Trường hợp tàu bị rủi ro khi còn thời hạn bảo hiểm, nhưng chưa đến kỳ hạn nộp phí tiếp theo thì phải nộp toàn bộ phí bảo hiểm còn lại trong vòng 15 ngày kể từ ngày bị tổn thất. 3.3.2. Hoàn phí bảo hiểm thân tàu Phí bảo hiểm có thể được hoàn lại nếu tàu nằm cạn quá dài (trên 30 ngày). Số tiền hoàn phí không được lớn hơn số tiền bảo hiểm trong thời gian còn lại của tàu. Công ty bảo hiểm chỉ hoàn trả phí bảo hiểm, khi người được bảo hiểm thông báo trước cho công ty bảo hiểm bằng văn bản việc ngừng hoạt động của tàu. Việc ngừng hoạt động có thể do tàu phải sửa chữa, chờ sửa chữa, tàu được bán, tàu ngừng kinh doanh khai thác…. 46
  4. Vị trí ngừng hoạt động phải được thông báo cho người bảo hiểm biết, tàu chỉ được hoàn phí khi đã ngừng hoạt động trên 30 ngày ở vị trí an toàn mà công ty bảo hiểm công nhận Trong mọi trường hợp người bảo hiểm sẽ hoàn trả lại cho người bảo hiểm phí bảo hiểm sau khi trừ phí hoa hồng (thường 15%). Số tiền hoàn phí = phí bảo hiểm trong 1 năm (đã trừ hoa hồng)/năm x tỷ lệ hoàn phí x số ngày nằm cạn trong năm đó Ví dụ: Phí bảo hiểm thân tàu chủ tàu phải đóng là 30.000 USD /năm, phí hoa hồng là 15%, tỷ lệ hoàn phí theo hợp đồng là 70%, số tháng nghỉ là 3 tháng. - Vậy số tiền chủ tàu nhận được là: (30.000 – 15% x 30.000)/12 x 70% x 3 = 4.462,5 USD Trong trường hợp tàu bị tổn thất toàn bộ, người bảo hiểm không phải hoàn trả phí bảo hiểm cho thời gian còn lại 3.4. Các điều kiện bảo hiểm thân tàu 3.4.1. Các điều kiện bảo hiểm thân tàu của hội bảo hiểm London Điều kiện tiêu chuẩn về bảo hiểm tổn thất toàn bộ thân tàu – TLO (institute standard total loss only) – TLO 1.10.1983 Người bảo hiểm chịu bồi thường cho những tổn thất, thiệt hại sau: + Tổn thất toàn bộ thực tế (Actual total loss) + Tổn thất toàn bộ ước tính (Contructive total loss) + Chi phí cứu nạn. Điều kiện bảo hiểm loại trừ tuyệt đối tổn thất bộ phận – FOD (free of damage absolutely) Phạm vi bồi thường của FOD lớn hơn TLO. Thêm 3 chi phí: + Chi phí tố tụng và đề phòng, hạn chế tổn thất phát sinh do rủi ro được bảo hiểm gây ra + Trách nhiệm đâm va + Các chi phí đóng góp tổn thất chung Điều kiện loại trừ tổn thất riêng – FPA (free from average absolutely) Phạm vi bồi thường rộng hơn so với FOD. Ngoại trừ những bồi thường theo điều kiện FOD còn được bảo hiểm bồi thường thêm: Các tổn thất bộ phận của tàu do tham gia hành động tổn thất chung (nhưng hạn chế những bộ phận nhất định như: neo, nồi hơi, tời, cần cẩu, máy tời, máy lái, hệ thống đèn chiếu sáng, máy ướp lạnh Bồi thường tổn thất riêng và tổn thất bộ phận gây ra bởi rủi ro cháy và đâm va. Điều kiện bảo hiểm thời hạn thân tàu- ITC (institute time clause) 1.11.1995 47
  5. Bảo hiểm sẽ bồi thường cho mọi tổn thất, cả tổn thất toàn bộ và bộ phận không hạn chế bộ phận, cả tổn thất riêng và tổn thất chung với điều kiện các tổn thất đó do hiểm họa được bảo hiểm, chi phí sửa chữa hợp lý và không vượt quá giá trị con tàu. Bảo hiểm chiến tranh và đình công thời hạn thân tàu (Institute wars and strike hull time clause) Hiểm họa được bảo hiểm: Chiếm giữ, bắt giữ, cầm chế bởi chiến tranh, nội chiến, phiến loạn, khởi nghĩa, đấu tranh quần chúng Mìn, như lôi, bom, vũ khí chiến tranh vô chủ Đình công, bế xưởng Khủng bố, đấu tranh chính trị Hiểm họa được loại trừ: Vụ nổ, hiểm họa liên quan đến năng lượng nguyên tử, hạt nhân Chiếm giữ, bắt giữ, tịch thu trưng dụng theo lệnh của chính phủ nước sở hữu hay nước đăng ký tàu Giữ tàu, giam hãm, tịch thu do vi phạm luật hải quan, thương mại hay nguyên nhân tài chính khác. Điều kiện bảo hiểm thân tàu chuyến- Institute voyage clause hull Rủi ro được bảo hiểm: giống ITC nhưng chỉ áp dụng cho một chuyến Sẽ không được bồi thường nếu: thay đổi hành trình, vi phạm cam kết về lai kéo, tham gia vào dịch vụ cứu hộ trừ phi có thông báo trước với người bảo hiểm để: Thêm điều khoản bổ sung Đóng phí bảo hiểm phụ thêm Điều kiện loại trừ tổn thất riêng đối với bảo hiểm thân tàu chuyến (institute voyage clause free from particular absolutely) Là điều kiện áp dụng cho một chuyến đi cụ thể Loại trừ tổn thất riêng cho chuyến đi đã được bảo hiểm Ít khi được ký kết bởi tính hạn chế của điều kiện Điều kiện bảo hiểm chiến tranh, đình công thân tàu chuyến (Institute war and strike hull voyage clause) Giới hạn điều kiện bảo hiểm chiến tranh và đình công trong một chuyến hành trình cụ thể. 3.4.2. Các điều kiện bảo hiểm thân tàu của bảo hiểm Việt Nam Điều kiện A: Là bảo hiểm mọi rủi ro đối với thân tàu thuyền, với điều kiện này bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường đối với các rủi ro Tổn thất toàn bộ và tổn thất bộ phận xảy ra đối với thân tàu thuyền được bảo hiểm do những nguyên nhân sau: Đâm va với tàu thuyền, máy bay, phương tiện vận chuyển trên bờ hoặc dưới nước Đắm, mắc cạn, đâm va vào đá, vật thể ngầm hoặc nổi, trôi hoặc cố định (trừ bom mìn hoặc thủy lôi), cầu, phà, đá, công trình, đê đập, kè, cầu cảng. Cháy, nổ trên tàu thuyền hoặc ở nơi khác 48
  6. Vứt bỏ tài sản khỏi tàu trong trường hợp cần thiết và hợp lý Động đất, sụt lở, núi lửa, mưa đá hay sét đánh Bão tố, sóng thần, gió lốc Tai nạn sảy ra trong lúc xếp dỡ và di chuyển hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu hoặc khi tàu thuyền đang neo đậu, lên đà, sửa chữa xuồng Nổ nồi hơi, gãy trục cơ hoặc hư hỏng do khuyết tật ngầm gây ra với điều kiện kiểm tra giám định bình thường không thể phát hiện được. Sơ suất của thuyền trưởng, sĩ quan, thủy thủ, hoa tiêu hoặc người sửa chữa với điều kiện người sửa chữa không phải là người được bảo hiểm Chi phí hạn chế thiệt hại, cứu hộ, kiện tụng đã được công ty bảo hiểm đồng ý trước Chi phí giám định, hư hại tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm Đóng góp tổn thất chung Chi phí kiển tra đáy tàu thuyền sau khi mắc cạn kể cả trong trường hợp không thể phát hiện tổn thất Điều kiện B: Là điều kiện bảo hiểm tổn thất toàn bộ đối với thân tàu thuyền. Công ty bảo hiểm sẽ có trách nhiệm bồi thường tổn thất toàn bộ (thực tế hoặc ước tính). 3.5. Hiệu lực của đơn bảo hiểm thân tàu 3.5.1. Thời hạn bảo hiểm thân tàu ITC 1995 không ấn định giới hạn thời hạn cho đơn bảo hiểm, do vậy đơn bảo hiểm có thể áp dụng cho bất kỳ quãng thơi gian nào. Theo tập quán, các đơn bảo hiểm thân tàu vẫn được lập thành kỳ hạn 12 tháng. Thời hạn bảo hiểm được ghi trên đơn bảo hiểm hay trên phụ lục đính kèm. Đơn bảo hiểm sẽ có hiệu lực cho đến ngày mãn hạn bình thường ghi trong đơn bảo hiểm hay phụ lục đính kèm. Bảo hiểm chuyến thì được tính thời gian bắt đầu nhổ neo hay rời cầu tàu ở cảng đi hoặc bắt đầu cập cảng đi (at &from) và kết thúc sau 24 giờ khi tàu neo hoặc cập bến an toàn. Tuy nhiên, đơn bảo hiểm có thể kết thúc nếu có một thỏa thuận khác giữa các bên. 3.5.2. Kết thúc hợp đồng bảo hiểm Hợp đồng bảo hiểm đương nhiên kết thúc (nếu không có thỏa thuận khác) trong các trường hợp sau: + Thay đổi cơ quan đăng kiểm + Cấp tàu bị hết hạn hoặc sửa đổi + Tàu không đủ khả năng đi biển + Tàu thay đổi quốc kỳ + Thay đổi chủ tàu (thay đổi quyền sở hữu) + Thay đổi người khai thác tàu (thay đổi quản lý) + Tàu được cho thuê tàu trần 49
  7. + Người được bảo hiểm vi phạm hợp đồng bảo hiểm (thay đổi phạm vi hoạt động, chậm đóng phí..) + Hết hạn hợp đồng bảo hiểm + Không đóng hoặc không đóng phí bảo hiểm đúng hạn + Tàu bị trưng thu 3.5.3. Tiếp tục bảo hiểm Điều khoản tiếp tục bảo hiểm của ITC1995 cho phép việc gia hạn đương nhiên của đơn bảo hiểm khi người được bảo hiểm có thông báo tiếp tục bảo hiểm trước khi đơn bảo hiểm mãn hạn bình thường. Nếu vào ngày kết thúc hạn kỳ, tàu đang lâm nạn hay mất tích thì tàu vẫn tiếp tục được bảo hiểm cho đến khi tàu về đến cảng kế tiếp an toàn hoặc cho đến khi tai nạn qua khỏi trong trường hợp tàu đang nằm trong cảng lánh nạn. Người được bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm bổ sung cho thời gian gia hạn này. Phí này được tính theo tỷ lệ phí bảo hiểm tháng. 3.6. Trách nhiệm đâm va trong bảo hiểm thân tàu Trong bảo hiểm thân tàu người bảo hiểm ngoài việc phải bồi thường thiệt hại cho thân tàu (đối tượng được bảo hiểm) khi thiệt hại xảy ra bởi các nguyên nhân được bảo vệ, người bảo hiểm còn phải có trách nhiệm bồi thường ¾ trách nhiệm đâm va- phần trách nhiệm bồi thường do đối tượng được bảo hiểm đâm vào tàu khác làm hư hỏng tàu và hàng hóa trên tàu khác. Việc tính toán bồi thường thiệt hại trong trách nhiệm đâm va đựa tính dựa trên nguyên tắc lỗi chéo (phần trăm lỗi x thiệt hại gây ra cho tàu và hàng hóa của đối phương) Ví dụ: Tàu A mua bảo hiểm thân tàu tại công ty Bảo Việt đâm vào tàu B mua bảo hiểm thân tàu tại AAA. Tai nạn làm thân tàu A thiệt hại 300.000 USD và tàu B thiệt hại 500.000 USD. Theo biên bản giám định tàu A -80% lỗi, tàu B-20% lỗi trong tai nạn này. Như vậy bảo hiểm Bảo Việt phải bồi thường cho tàu B trong lỗi đâm va số tiền : ¾ x 80% x 500.000 = 300.000 USD Bảo hiểm AAA phải bồi thường cho tàu A trong lỗi đâm va: ¾ x 20% x 300.000 = 45.000 USD 3.7. Thủ tục mua bảo hiểm Tàu biển là đối tượng bảo hiểm có giá trị lớn nên thông thường việc tiến hành ký kết hợp đồng mua bảo hiểm phải trải qua nhiều quá trình thủ tục thời gian. Thông thường, các chủ tàu có nhu cầu mua bảo hiểm thân tàu cho con tàu của mình sẽ liên hệ với công ty bảo hiểm mà họ tin cậy để đưa ra yêu cầu của họ và gởi các thông tin chi tiết về đối tượng bảo hiểm đến công ty bảo hiểm trong “giấy yêu cầu bảo hiểm” (tên tàu, loại tàu, dung tích, trọng tải, tuổi tàu, kích thước tàu, năm đóng tàu, tuổi tàu, chất liệu, nhà sản xuất, năm mua, giá mua, giá trị hiện tại, quốc tịch tàu, 50
  8. cảng đăng ký, số đăng kiểm, tuyến đường vận hành, điều kiện bảo hiểm muốn mua, bản thiết kế kỹ thuật tàu…) Dựa vào giấy yêu cầu bảo hiểm và các tài liệu liên quan mà chủ tàu cung cấp, công ty bảo hiểm sẽ cử nhân viên của mình giám định tàu, kiểm tra thực tế tình trạng tàu, giấy phép đăng kiểm tàu, giấy chứng nhận an toàn quản lý tàu, trang thiết bị trên tàu, lịch sử tai nạn của tàu cũng như năng lực tài chính của chủ tàu… Sau khi hai bên thỏa thuận thống nhất phí bảo hiểm thì hợp đồng sẽ được lập với các nội dung quan trọng sau: + Tên người được bảo hiểm + Tên đối tượng bảo hiểm (tên con tàu) + Quốc tịch của tàu + Cảng đăng ký + Năm đóng tàu +Cấp tàu được bảo hiểm + Dung tích toàn phần + Trọng tải tàu + Số tiền bảo hiểm + Hành trình hoặc phạm vi hoạt động của tàu được bảo hiểm + Thời gian bảo hiểm theo giờ Hà Nội + Điều kiện bảo hiểm + Rủi ro được bảo vệ + Rủi ro bị loại trừ + Trách nhiệm của người bảo hiểm + Trách nhiệm của người được bảo hiểm + Nơi giải quyết bồi thường + Phí bảo hiểm, số tiền phí, cách thức đóng phí, tỷ lệ hoàn phí, điều kiện hoàn phí + Thủ tục khiếu nại + Luật pháp áp dụng + Chữ ký xác nhận của 2 bên Lưu ý, luật áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm này là Luật Hàng Hải Việt Nam. Những điểm Luật Hàng Hải Việt Nam chưa quy định thì áp dụng luật và tập quán bảo hiểm của Anh Sau khi hợp đồng bảo hiểm được ký kết và người được bảo hiểm hoàn thành nghĩa vụ đóng phí của mình, công ty bảo hiểm có thể cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hay đơn bảo hiểm cho chủ tàu Nếu sau khi cấp đơn bảo hiểm, tàu thuyền lại có sự thay đổi, người được bảo hiểm phải có sự thông báo ngay cho công ty bảo hiểm. Nếu xét thấy sự thay đổi đó làm tăng thêm rủi ro thì sẽ có sự thỏa thuận các điều kiện thêm và các phí bảo hiểm bổ sung. Trong trường hợp người được bảo hiểm vi phạm nghĩa vụ của mình trong việc cung cấp thông tin mà mình biết hoặc cần phải biết liên quan đến việc ký kết hợp 51
  9. đồng, các thông tin có thể ảnh hưởng đến việc ký kết hợp đồng, các thông tin có thể ảnh hưởng đến việc xác định khả năng xảy ra hiểm họa thì người bảo hiểm có quyền rút khỏi hợp đồng mà vẫn được thu đầy đủ phí bảo hiểm. Nếu người được bảo hiểm không có lỗi trong việc khai báo không chính xác hoặc không khai báo theo những điểm nói trong mục này thì người bảo hiểm không có quyền rút khỏi hợp đồng, nhưng có quyền thu thêm phí bảo hiểm ở mức độ hợp lý. Người được bảo hiểm có quyền rút khỏi hợp đồng bảo hiểm bất kỳ lúc nào khi hiểm họa chưa xảy ra nhưng phải có nghĩa vụ trả tiền phạt hủy hợp đồng. Mức tiền phạt hủy hợp đồng và điều kiện hoàn trả phí bảo hiểm tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm 3.8. Khiếu nại – bồi thường tổn thất Khi có thiệt hại tổn thất xảy ra người được bảo hiểm cần liên hệ ngay lập tức với công ty bảo hiểm yêu cầu giám định nguyên nhân và xác định thiệt hại Liên hệ ngay lập tức với cơ quan công quyền gần nhất để lập biên bản, xác nhận tai nạn, thiệt hại làm bằng chứng hồ sơ để khiếu nại các bên liên quan Người được bảo hiểm phải thực hiện các biện pháp cần thiết và hợp lý để hạn chế thiệt hại có thể. Để khiếu nại đòi công ty bảo hiểm bồi thường người được bảo hiểm phải tập hợp hồ sơ khiếu nại để gởi đến công ty bảo hiểm trong thời gian quy định trong hợp đồng. Hồ sơ khiếu nại thường bao gồm: + Hợp đồng bảo hiểm + Đơn bảo hiểm + Bằng chứng xác nhận của cơ quan công quyền + Biên bản giám định của đơn vị giám định thể hiện tổng thiệt hại cũng như nguyên nhân thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm + Nhật ký hàng hải + Bảng kê khai hàng hóa trên tàu + Thư khiếu nại + Các bằng chứng thể hiện tổn thất thuộc phạm vi được bảo hiểm + Thư chào giá bộ phận thay thế + Thư yêu cầu bồi thường. …. Lưu ý, trong hợp đồng bảo hiểm thường thể hiện mức miễn thường có khấu trừ. Mức miễn thường này được áp dụng cho từng vụ tai nạn trong thời gian bảo hiểm. Do vậy, dù người được bảo hiểm khiếu nại đòi bồi thường cho từng vụ tai nạn hay gom nhiều vụ tai nạn cùng một lúc để đòi bồi thường thì số tiền được công ty bảo hiểm bồi thường đều phải trừ đi mức khấu trừ cho từng vụ riêng biệt. Đối với hợp đồng bảo hiểm theo thời hạn thì tổng số tiền bồi thường cho thân tàu trong thời hạn được bảo hiểm sẽ không vượt quá hạn mức trách nhiệm bồi thường. 52
  10. CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1: Trình bày các bước mua bảo hiểm thân tàu? Câu 2: Tỷ lệ phí bảo hiểm thân tàu phụ thuộc vào các yếu tố nào? Câu 3: Các rủi ro nào thì được bảo hiểm thân tàu bảo vệ? các rủi ro bị loại trừ? Câu 4: Hãy liệt kê các điều kiện bảo hiểm theo Hội bảo Hiểm Thân Tàu London? Câu 5: Tàu GLORY Shanghaimua bảo hiểm thân tàu tại công ty Bảo Việt đâm vào tàu Hải Luân 4 mua bảo hiểm thân tàu tại AAA. Tai nạn làm thân tàu GLORY Shanghai thiệt hại 500.000 USD và tàu Hải Luân 4 thiệt hại 100.000 USD. Theo biên bản giám định 2 tàu có tỷ lệ lỗi bằng nhau 50% lỗi trong tai nạn trên. Hỏi Bảo Việt phải bồi thường cho Hải Luân 4 bao nhiêu tiền và AAA phải bồi thường cho Glory Shang hai bao nhiêu tiền (biết cả 2 chủ tàu đều mua bảo hiểm ITC 1995 với ¾ trách nhiệm đâm va, mức miễn thường 500 USD/ tai nạn) Câu 6: Một tàu có giá trị 20.000.000 USD, mua bảo hiểm thân tàu ITC (ITC 1995)- mức miễn thường là 500 USD/vụ tai nạn, tỷ lệ phí bảo hiểm là 5%, chở 3 loại hàng hóa - Gạo (5000 MT), trị giá: 5.000.000 USD (20.000 bao) - Số tiền mua bảo hiểm là: 4.000.000 USD, tỷ lệ phí bảo hiểm R= 0.15%, điều kiện B (ICC 1982), mức miễn thường: 200 USD/ 1 tai nạn - Vải: (1000 MT), trị giá: 2.000.000 USD –Số tiền mua bảo hiểm: 70% của trị giá lô hàng , tỷ lệ phí bảo hiểm R= 0.16%, điều kiện C (ICC 1982), mức miễn thường: 200 USD/ 1 tai nạn - Đồ gỗ nội thất: 20bộ, 1000 USD/bộ, Số tiền mua bảo hiểm : 90% trị giá lô hàng – điều kiện A (ICC 1982), Tỷ lệ phí bảo hiểm R= 0,62%, 4 bộ /cont, mức miễn thường = 0 - Tàu đang đi thì bị cháy, thiệt hại theo giám định: + 100MT vải bị cháy hoàn toàn, thiệt hại 100%, + Gạo bị hấp nhiệt, giảm giá trị thương mại 10% giá trị của toàn bộ lô hàng + Chi phí sửa chữa tàu hỏng do cháy 200,000 USD + 1 container đồ gỗ nội thất bị hấp nhiệt (giảm 5% giá trị thương mại của container hàng này) + Chi phí cứu hộ để dập lửa: 2000 USD - Tàu tiếp tục Hành trình thì gặp bão, song mạnh đã cuốn 1 container đồ gỗ xuống biển, thiệt hại 100%. + Nước biển tràn vào hầm hàng làm ướt 200 MT vải (giảm 50% giá trị của 200 tấn vải) + Nước biển tràn vào hầm hàng làm ướt 100 MT gạo (thiệt hại 100%) - Ở cảng đích, do bất cẩn, 50 bao gạo và 1 container đồ gỗ đã bị rớt xuống biển trong quá trình bốc hàng + 100 MT vải bị dơ (giảm 30% giá trị) 53
  11. a) Tính phí bảo hiểm mà chủ tàu, chủ gạo, chủ vải và chủ đồ gỗ nội thất phải đóng cho công ty bảo hiểm b) Xác định số tiền và chủ tàu, chủ gạo, chủ vải, chủ đồ gỗ nội thất sẽ nhận bồi thường từ các công ty bảo hiểm. Câu 7:Case study: Con tàu Tarsea được sở hữu bởi ông Captain Kollakis , Tarsea đã được mua bảo hiểm thân tàu với điều kiện TLO (ITC1995) với công ty bảo hiểm Lloyd. Trong thời gian hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm, Tarsea đã bị cháy, thiệt hại 70%. Biên bản giám định thể hiện rằng các nhân viên của Ông Captain Kollakis đã bất cẩn trong việc khóa phòng động cơ và để hóa chất dễ cháy ở phòng động cơ. Hỏi Ông Captain Kollakis có nhận được bồi thường của Lloyd trong trường hợp trên hay không? Câu 8: Trình bày thủ tục khiếu nại đòi bồi thường đối với bảo hiểm thân tàu? Câu 9:Con tàu A trị giá 15.000.000 USD, mua điều kiện bảo hiểm ITC 1995, mức miễn thường 500 USD. Trong thời gian hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm, tàu bị mắc cạn thiệt hại 200.000 USD, tháng tiếp theo tàu đang đi thì va phải đá ngầm và chìm hẳn, toàn bộ tàu và hàng hóa trên tàu thiệt hại hoàn toàn. Hỏi công ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho chủ tàu số tiền bao nhiêu? Câu 10: Tàu A đã mua bảo hiểm ITC 1995, tàu đang đi đến vùng biển Indonesia thì bị cướp biển, toàn bộ tàu và hàng đều mất tích. Sau khi công nhận bị cướp biển, công ty bảo hiểm đã bồi thường cho chủ tàu như tổn thất toàn bộ. Nhưng 6 tháng sau chính quyền Indonersia đã giải thoát được tàu. Hỏi chủ tàu có phải nhận lại tàu của mình và hoàn trả lại tiền đã bồi thường cho công ty bảo hiểm hay không? TÓM TẮT CHƯƠNG 3 Chương 3 cung cấp cho sinh viên các kiến thức về bảo hiểm thân tàu, thủ tục mua bảo hiểm thân tàu, các rủi ro được bảo vệ và loại trừ trong bảo hiểm thân tàu, cách tính phí bảo hiểm thân tàu và tỷ lệ hoàn phí. Chương này cũng trình bày các điều kiện bảo hiểm thân tàu của Anh và của Việt Nam, hiệu lực, trách nhiệm của mỗi bên trong hợp đồng bảo hiểm thân tàu, khiếu nại bồi thường tổn thất. 54
  12. Chương 4 Bảo hiểm trách nhiệm P& I (3 tiết) Mục tiêu của chương Giới thiệu về bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu P&I – là loại bảo hiểm bắt buộc đối với tàu khi tham gia hải trình. Chương cung cấp kiến thức tổng quan về hiệp hội P&I trên thế giới cũng như cách thức hoạt động của chúng, cách thức đóng phí, các rủi ro mà bảo hiểm P&I bảo vệ và loại trừ; Các thủ tục mua bảo hiểm P&I cũng như hồ sơ khiếu nại đòi bồi thường. Một số câu hỏi gợi ý: Bảo hiểm P&I là gì? Tại sao phải mua bảo hiểm P&I? Có thể mua bảo hiểm P&I ở đâu ? Thủ tục mua bảo hiểm và bồi thường khiếu nại như thế nào? 4.1. Khái quát về hiệp hội P&I Ngoài bảo hiểm thân tàu, các chủ tàu khi kinh doanh tàu đứng trước một rủi ro rất lớn đó là gánh nặng trách nhiệm đối với bên thứ ba. Chủ tàu ngoài việc phải bảo vệ tài sản của mình còn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với bên thứ ba nếu tàu của mình gây ra thiệt hại mà những thiệt hại này thường rất lớn: Tàu đâm sập cầu cảng, sập cầu đường bộ, đường sắt, tàu đâm vào tàu khác làm thiệt hại tài sản hay gây thương vong cho thủy thủy đoàn của tàu khác, tàu bị rò rỉ dầu hay bị đắm bắt buộc phải làm sạch môi trường, trụt vớt xác tàu với những chi phí rất lớn. Do vậy các chủ tàu cần được bảo hiểm cho các rủi ro này cũng như ¼ trách nhiệm đâm va còn lại mà các nhà bảo hiểm thân tàu từ chối bảo hiểm cũng như phần trách nhiệm vượt quá số tiền bồi thường (giá trị bồi thường tối đa bao gồm tổn thất về tàu, tổn thất hàng hóa và trách nhiệm đối với tổn thất gây ra không vượt quá giá trị con tàu). Năm 1855, hội bảo hiểm P&I đầu tiên được thành lập với tên gọi “hội bảo hiểm tương hỗ của các chủ tàu” (Shipowner’s mutual protection society), chính là tiền thân của hội bảo hiểm P&I Britannia sau này về sau càng nhiều hiệp hội bảo hiểm được thành lập như thế trên thế giới mang tên là P&I Club (viết tắt là Protection and Indemnity Clubs) Hội P&I là một tổ chức quốc tế có tư cách pháp nhân. Mỗi hội bao gồm một số hội viên là chủ tàu các nước trên thế giới. Cơ quan quyền lực cao nhất của hội là hội đồng giám đốc. Hội đồng này quyết định thể lệ, chính sách, việc giải quyết bồi thường cho hội viên. Hội bảo hiểm P&I hoạt động trên cơ sở cân bằng thu chi. Thực chất phương pháp tính phí của hội là phương pháp hạch toán giữa hội với các hội viên dựa trên cơ sở tương hỗ lẫn nhau nhằm cân bằng các khoản thu chi của hội. Nguồn thu chủ yếu của hội là phí bảo hiểm và lãi đầu tư. Phí bảo hiểm do các hội viên đóng góp hằng năm dựa trên số tàu và trọng tải của tàu mà hội viên đó sở hữu; Lãi đầu tư bao gồm tất cả 55
  13. các khoản lãi từ các hình thức đầu tư từ nguồn vốn nhàn rỗi của hội. Những nguồn thu này nhằm trang trải những khoản chi trong năm bao gồm: các khoản chi cho việc bồi thường các tổn thất của các hội viên, chi phí tái bảo hiểm cho những tổn thất vượt quá mức giữ lại của hội và nhóm, chi phí quản lý hành chính… Ngoài các khoản chi trên, hội còn tính đến những mất mát giá của đồng tiền đóng phí. Do tính chất phức tạp của rủi ro mà hội nhận bảo hiểm, nên trong năm nghiệp vụ có những tổn thất phải chờ đến một vài năm mới có phán quyết của tòa án hay trọng tài. Chỉ khi thanh toán hết các khoản chi trong năm nghiệp vụ thì hội viên mới có số liệu để phân bổ chi phí phải đóng của các hội viên năm đó. Cuối năm nghiệp vụ, sau khi cân đối thu chi, các hội viên có thể đóng góp ít hơn hay nhận lại một phần tiền phí bảo hiểm của mình tùy tình hình thiệt hại tổn thất xảy ra trong năm đó. Hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm sẽ chấm dứt khi hội viên bị chết, phá sản hay mất trí Đối tượng muốn gia nhập hội phải làm “đơn xin gia nhập hội” vào những khoảng thời gian nhất định, đồng thời phải cung cấp đầy đủ các thông tin về số lượng tàu sở hữu cùng những đặc tính kỹ thuật theo yêu cầu. Nếu như tàu được chấp nhận bảo hiểm, các thông tin và các đặc tính kỹ thuật được cung cấp trong đơn như là một phần của hợp đồng bảo hiểm. Các thông tin cung cấp phải đảm bảo trung thực trong khả năng hiểu biết và mẫn cán hợp lý của thành viên. Sau khi đơn xin gia nhập hội được chấp nhận, thành viên sẽ được cấp “giấy chứng nhận gia nhập hội (Certificate of enter)”. Giấy chứng nhận này ghi rõ tên của thành viên và các quyền lợi của họ đối với tàu được gia nhập hội, thời điểm và ngày bắt đầu bảo hiểm, các điều kiện và điều khoản được chấp nhận bảo hiểm. Khi muốn thôi việc tiếp tục tham gia hội cho năm tài chính tiếp theo, thành viên phải thông báo hay hội phải thông báo cho thành viên trong giới hạn 30 ngày trước 12h trưa (GMT) ngày 20-02 và bảo hiểm sẽ kết thúc vào cuối năm tài chính hiện hành. Nếu sau khi thông báo kết thúc hợp đồng bảo hiểm đã phát đi, hội và thành viên thỏa thuận được các điều kiện mới trước 12h trưa ngày 20-02, thì thông báo kết thúc bảo hiểm được hủy bỏ và tàu tiếp tục được bảo hiểm cho năm tài chính mới theo các điều khoản mới. Trừ khi được chấp nhận của hội hay hợp đồng kết thúc theo luật định, thành viên không được rút hợp đồng bảo hiểm vào bất kỳ thời điểm nào. 4.2. Phí bảo hiểm P&I Phí bảo hiểm của P&I là không cố định như các loại bảo hiểm khác mà là các khoản đóng góp của hội viên cho hoạt động của hội và có thể được hoàn trả lại sau khi kết thúc năm nghiệp vụ của hội. 56
  14. 4.3. Những rủi ro được hội bảo hiểm Nguyên tắc chung: Hội chỉ bảo hiểm những trách nhiệm, tổn thất và chi phí mà chủ tàu phải gánh chịu phát sinh từ sự cố xảy ra trong thời hiệu của hợp đồng bảo hiểm, liên quan đến quyền lợi của chủ tàu và gắn liền với hoạt động của tàu. Rủi ro được bảo hiểm: Thương vong, bệnh tật của thủy thủ đoàn Các chi phí kiểm tra y tế Thương vong của những người khác làm việc trên tàu (đối với nhóm bảo hiểm này, một vài quốc gia có bảo hiểm xã hội làm giảm đi trách nhiệm của chủ tàu tới chừng mực nào đó, một vài nước khác thì chủ tàu chịu phần lớn hoặc gần như toàn bộ trách nhiệm. Trách nhiệm này phải được thể hiện rõ trong hợp đồng bảo hiểm. Thương vong của hành khách Chi phí hồi hương và thay người Trách nhiệm đối với lương và bồi thường thất nghiệp do tàu bị nạn Tổn thất thiệt hại của tàu gây ra cho bên thứ 3: Khi tàu hành trình trong luồng, kênh tàu, ra vào cầu hay neo đậu tàu có thể gây hư hỏng cho cửa âu, cầu cảng, các công trình cũng như vật thể cố định và trôi nổi khác. Trách nhiệm đối với tai nạn đâm va: Hội bảo hiểm có trách nhiệm phát sinh trong tai nạn đâm va giữa tàu được bảo hiểm với bất kỳ tàu khác nhưng với điều kiện và trong phạm vi là trách nhiệm này không thể truy đòi các điều khoản về trách nhiệm đâm va của hợp đồng bảo hiểm thân tàu như: ¼ Trách nhiệm đâm va hay có thể là một tỷ lệ tương tự khác khi được người quản lý chấp nhận bằng văn bản. Phần trách nhiệm của hội viên phát sinh do tai nạn đâm va vượt quá số tiền được bồi thường của bảo hiểm thân tàu của tàu được bảo hiểm Rủi ro ô nhiễm: trách nhiệm, mất mát, thiệt hại, chi phí, phí tổn phát sinh hay phải gánh chịu do hậu quả hay đe dọa của việc rò rỉ, thoát thải của dầu hay bất kỳ hợp chất nguy hiểm nào khác từ tàu bao gồm: tổn thất, thiệt hại, xử lý ô nhiễm, đề phòng ô nhiễm, thực hiện lệnh của chính phủ Trách nhiệm lai dắt: Các trách nhiệm đối với mất mát, thương vong hay tổn thất phát sinh do hoạt động lai dắt gây nên Trách nhiệm về xác tàu đắm: các trách nhiệm, chi phí phát sinh do việc: Làm nổi, di chuyển, phá hủy, thắp sáng, đánh dấu hiệu xác tàu và việc thực hiện những công việc này là bắt buộc theo luật định Trách nhiệm phát sinh theo các hợp đồng và cam kết bồi thường riêng: Phần này đưa ra phạm vi bảo hiểm cho những trách nhiệm đối với tổn thất về sinh mạng, bệnh tật hay đối với các mất mát hoặc tổn thất về tài sản phát sinh theo các điều khoản của một hợp đồng. Tuy nhiên hội chỉ bảo hiểm khi các hợp đồng hay cam kết này đã được hội chấp nhận trước. Các chi phí hay phí tổn mà hội viên phải gánh chịu để dỡ hàng do chủ hàng không chịu dỡ hàng tại cảng dỡ hay nơi giao hàng với điều kiện các chi phí này vượt quá giá trị hàng hóa được bán để bù đắp và không thể truy đòi được từ bất kỳ bên nào khác 57
  15. Hội bảo hiểm có trách nhiệm đối với các chi phí mà hội viên phải gánh chịu do hậu quả trực tiếp của một sự bùng phát dịch bệnh bao gồm phí kiểm dịch, tẩy uế và thiệt hại tiền lương, nhiên liệu, dự trữ, lương thực và cảng phí mà hội viên phải gánh chịu (bao gồm cả chi phí mà lẽ ra không phải gánh chịu nếu không có bệnh dịch). Bảo hiểm các chi phí liên quan đến việc kiểm dịch chỉ hạn chế trong trường hợp có bệnh lây lan và không áp dụng với những trường hợp xông hơi chống côn trùng, chấy rận… Phần đóng góp tổn thất chung không đòi được và phần tổn thất chung không được bảo hiểm thân tàu bồi thường (khi có tổn thất chung xảy ra, nếu giá trị của tàu trước khi xảy ra tổn thất chung được xác định để phân bổ tổn thất chung vượt quá số tiền bảo hiểm của tàu thì tàu chỉ được bảo hiểm thân tàu bồi thường phần tỷ lệ tổn thất chung, chi phí cứu hộ, chi phí đặc biệt khác tương ứng với tỷ lệ của số tiền bảo hiểm và giá trị thực được xác định của tàu. Phần trách nhiệm này chủ tàu phải gánh chịu và được hội bảo hiểm) Tiền công cứu hộ sinh mạng: Bảo hiểm cho các chi phí để cứu sinh mạng cho bên thứ 3 mà không thể đòi lại từ bên này Chi phí do đi chệch hướng nhằm: thực hiện những hành động hợp lý để tìm kiếm hay cứu hộ người trên biển hay đảm bảo việc thực hiện điều trị cần thiết ở trên bờ cho thuyền viên bị bệnh hay thương tật trên tàu, hay đưa người lậu vé về, tị nạn, người được vớt trên biển hay xác người chết lên bờ Chi phí điều tra và kiện tụng hợp lý Chi phí đề phòng và hạn chế thiệt hại 4.4. Rủi ro bị loại trừ Các rủi ro do chiến tranh gây ra Các rủi ro liên quan đến hạt nhân: Sự bức xạ ion, liên quan đến thuộc tính phóng xạ, độc hại, gây nổ.. Các tổn thất liên quan đến ô nhiểm do rác thải và động vật sống. Trừ khi có thỏa thuận khác, hội sẽ không chịu trách nhiệm bảo hiểm đối với các rủi ro liên quan đến sự vận chuyển các động vật sống; Việc chảy thoát hay đe dọa chảy thoát hay sự hiện diện của bất kỳ hợp chất, vật liệu, sản phẩm hay chất thải được xác định hay được xem là nguy hiểm từ bất kỳ nơi đổ rác, phương tiện lưu trữ hay thanh thải, dù các hợp chất, vật liệu, sản phẩm hay chất thải này trước đây đã được vận chuyển như hàng hóa, nhiên liệu hay đồ dự trữ trên một tàu đã tham gia bảo hiểm tại hội Những thiệt hại đối với tàu được bảo hiểm, mất mát do thuê tàu Các trách nhiệm, chi phí tổn thất đối với tàu cứu hộ, tàu khoan, tàu nạo vét hay các loại tàu đặc biệt khác Loại trừ đối với các khiếu nại phát sinh do việc sử dụng tàu được bảo hiểm cho mục đích trú ở, ăn uống hay giải trí. Loại trừ các rủi ro do hoạt động phi pháp, khai thác không phù hợp hay khinh suất: Tàu vận chuyển hàng lậu, bị phong tỏa hay đang được khai thác trong một công việc kinh doanh phi pháp; Chủ tàu giao hàng không đòi vận đơn gốc, cấp bill sạch hàng hóa bị giao trong tình trạng không đảm bảo hay thiếu hàng, đi chệch hướng không hợp lý 58
  16. Lỗi cố ý của người được bảo hiểm Các khoản phạt do vị phạm luật an toàn lao động, hải quan, luật nhập cư 4.5. Thủ tục mua bảo hiểm Do điều kiện thực tế của các chủ tàu Việt Nam có quy mô nhỏ, lẻ. Mặc khác, đa số các chủ tàu có hiểu biết rất hạn chế nghiệp vụ bảo hiểm P&I. Vì vậy đa phần họ không trực tiếp tham gia làm hội viên của các hội bảo hiểm P&I mà đều mua bảo hiểm P&I của các công ty bảo hiểm, sau đó các công ty bảo hiểm như Bảo Minh, Bảo Việt đại diện cho tất cả các chủ tàu của Việt Nam tham gia làm một hội viên của hội P&I. Do điều kiện thực tế như trên nên bảo hiểm P&I ở Việt Nam có những nét giống và khác nhau về thủ tục bảo hiểm so với bảo hiểm thân tàu: Phí bảo hiểm vẫn là phí cố định, trước khi mua bảo hiểm thì chủ tàu phải ký hợp đồng nguyên tắc với công ty bảo hiểm, sau đó khi muốn mua bảo hiểm cho từng con tàu cụ thể thì chủ tàu cũng phải làm các mẫu tương tự như gởi giấy yêu cầu bảo hiểm, các giấy tờ đăng kiểm, các bằng cấp…(Xem phụ lục 10) Về thời hạn bảo hiểm: mốc thời gian được tính từ 12h00 ngày 20 tháng 02 đến 12h00 ngày 20 tháng 02 năm kế tiếp (tính theo giờ GMT). Nếu mua bảo hiểm trong năm thì cũng chỉ tính đến12h00 ngày 20 tháng 02 năm tiếp theo. Nếu sau khi thông báo kết thúc hợp đồng bảo hiểm đã phát đi, hội và thành viên thỏa thuận được các điều kiện mới trước 12h trưa ngày 20-02, thì thông báo kết thúc bảo hiểm được hủy bỏ và tàu tiếp tục được bảo hiểm cho năm tài chính mới theo các điều khoản mới. 4.6. Khiếu nại – bồi thường Khi xảy ra sự cố người được bảo hiểm phải liên hệ ngay lập tức với người bảo hiểm và cơ quan công quyền cho việc xác nhận thực tế tổn thất, tai nạn Ngay sau khi nhận được thông báo về sự cố của người được bảo hiểm, công ty bảo hiểm phải kiểm tra xem chủ tàu có tham gia bảo hiểm về rủi ro đó hay không, thời gian bảo hiểm, việc nộp phí… sau đó tiến hành giám định tổn thất Người bảo hiểm phối hợp với chủ tàu để yêu cầu thuyền trưởng tiến hành các công việc: thiết lập các văn bản pháp lý ban đầu liên quan đến sự cố như kháng nghị hàng hải, báo cáo sự cố của thuyền trưởng, trích sao đầy đủ các chi tiết của nhật ký trên boong; thường xuyên theo dõi diễn biến sự cố, cũng như ý kiến của các bên liên quan Người được bảo hiểm tập hợp tất cả các bằng chứng và chứng từ liên quan đến sự cố để chứng minh tàu đã áp dụng các biện pháp thích hợp cho chuyến hành trình và xử lý sự cố, gởi cho người bảo hiểm các chứng từ, bằng chứng pháp lý trên. Người bảo hiểm có thể yêu cầu người được bảo hiểm cung cấp các tài liệu liên quan đến tình trạng kỹ thuật của tàu như các giấy chứng nhận, các biên bản kỹ thuật của đăng kiểm. Người bảo hiểm gởi thư khiếu nại và hóa đơn khiếu nại kèm với hồ sơ. Tùy từng dạng tổn thất mà hồ sơ khiếu nại có thể khác nhau 59
  17. Đối với hàng hóa: Các chứng từ yêu cầu thường là hợp đồng vận chuyển, các báo cáo, kháng nghị hàng hải, vận đơn gốc, biên bản giám định tổn thất, biên bản giao nhận hàng được lập và ký giữa tàu và các cơ quan liên quan (cảng, người nhận hàng), sơ đồ xếp hàng, các giấy tờ có liên quan để làm bằng chứng là tàu đã làm việc mẫn cán, các văn bản kháng cáo của tàu đối với trách nhiệm của bên thứ 3 liên quan đến tổn thất Tổn thất gây ô nhiễm dầu: Biên bản giám định xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại do hậu quả của ô nhiễm, quyết định của cơ quan có thẩm quyền (cảng, địa phương) về tiền phạt gây ô nhiễm và yêu cầu các biện pháp xử lý hiệu quả, báo cáo sự cố của thuyền trưởng, máy trưởng, các tài liệu và chứng từ liên quan Tổn thất về đâm va với cầu cảng, các công trình nổi, vật nổi: Kháng nghị hàng hải, báo cáo của thuyền trưởng, biên bản giám định sự cố, trích sao nhật ký boong máy, kháng nghị của bên có tổn thất đối với tàu, các văn bản của cơ quan quản lý có thẩm quyền quy định trách nhiệm cho tàu hoặc luật của nước mà tàu gây ra sự cố, các quy định trách nhiệm của các ngành liên quan đối với hoạt động của tàu Rủi ro về di chuyển xác tàu: Các bằng chứng chứng minh việc từ bỏ tàu chủ chủ tàu (chi phí cứu hộ vượt quá giá trị tàu cứu được, tuyên bố từ bỏ của chủ tàu), quyết định di chuyển xác tàu của chính quyền có thẩm quyền, các báo cáo của thuyền trưởng, máy trưởng Đối với thương thật, ốm đau: Kháng nghị hàng hải hay báo cáo của thuyền trưởng, biên bản khám nghiệm, kiểm tra của chính quyền cảng, cơ quan an toàn lao động nơi xảy ra tai nạn, hợp đồng thuê thuyền viên… CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1: Bảo hiểm P&I là gì? Đặc điểm? Câu 2: Làm thế nào để mua bảo hiểm P&I cho tàu ? Câu 3:P&I Club có đặc điểm gì khác đối với các công ty kinh doanh bảo hiểm thông thường? Câu 4: Những rủi ro được bảo hiểm P&I bảo vệ? Câu 5: Những rủi ro bị loại trừ trong bảo hiểm P&I? Câu 6: Làm thế nào để chủ tàu khiếu nại đòi bồi thường khi có rủi ro thuộc phạm vi bảo vệ của P&I Câu 7:Case Study: Tháng 4/2016 một sà lan cát đã đâm sập cầu ghềnh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận tải đường sắt ở Việt Nam. Nếu Sà lan đóng bảo hiểm đầy đủ thì thiệt hại này sẽ do bảo hiểm nào chịu? Câu 8: Tàu Queen 2 đâm va với tàu Blue Marlin, cả hai đi tàu đều có lỗi như nhau (50% lỗi). Tàu Queen 2 thiệt hại 400.000 USD, tàu Blu Marlin thiệt hại 200.000 USD. Chủ tàu Queen 2 mua bảo hiểm thân tàu tại Lloyd (3/4 trách nhiệm đâm va) và mua bảo hiểm P&I tại Western of London; chủ tàu Blu Marlin mua bảo hiểm thân tàu tại công ty bảo hiểm Alan (3/4 trách nhiệm đâm va) và mua bảo hiểm P&I tại North of England. Hỏi mỗi công ty bảo hiểm phải bồi thường cho các chủ tàu như thế nào? 60
  18. Câu 9: Ngày 15 tháng 5 năm 2015, tàu Gas shanghai, trị giá 30.000.000 USD (quốc tịch Marshall) mua bảo hiểm thân tàu tại Alan và P&I tại West of England không chở hàng đang di chuyển trên vùng biển từ TPHCM đi vũng tàu thì đâm phải tàu Hon Đất trị giá 10.000.000 USD của Việt Nam, đang chở 2.000 tấn sắt trị giá 1.000.000 USD (Hòn đất mua bảo hiểm thân tàu và P&I tại Bảo Việt) từ Nhà Bè đi Sài Gòn. Vụ va chạm làm tàu hoàn toàn cả tàu và hàng, 3 thuyền viên cùa tàu hoàn đất bị chết (mức bồi thường 30,000 USD/thuyền viên). Hỏi các công ty bảo hiểm phải bồi thường cho các chủ tàu như thế nào? TÓM TẮT CHƯƠNG 4 Chương 4 cung cấp cho sinh viên kiến thức về bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu P&I, lịch sử hình thành và phát triển hiệp hội P&I, cách thức tham gia hiệp hội, cách tính phí bảo hiểm, rủi ro được bảo vệ và rủi ro bị loại trừ khi mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu P&I. Chương này cũng giúp sinh viên nắm vững thủ tục mua bảo hiểm và khiếu nại đòi bồi thường từ các công ty bảo hiểm hay hiệp hội P&I 61
  19. Chương 5 Bảo hiểm trách nhiệm forwarder (2 tiết) Mục tiêu của chương Cung cấp cho sinh viên kiến thức về bảo hiểm trách nhiệm cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải, giới thiệu về hiệp hội bảo hiểm T&T, các trách nhiệm mà các doanh nghiệp phải chịu đối với người giao hàng cũng như quyền lợi của các chủ hàng khi gởi hàng qua các công ty kinh doanh có mua bảo hiểm trách nhiệm. Câu hỏi gợi ý: Forwarder là gì? Bảo hiểm trách nhiệm forwarder là gì? Tại sao phải mua bảo hiểm trách nhiệm forwarder? Những rủi ro nào được bảo vệ trong bảo hiểm trách nhiệm forwarder? Những rủi ro nào bị loại trừ trong bảo hiểm trách nhiệm forwader? 5.1. Khái niệm về forwarder và nội dung cơ bản của nghiệp vụ giao nhận Forwarder là thuật ngữ chỉ doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải (forwarding). Về cơ bản, đây là bên trung gian, nhận vận chuyển hàng của chủ hàng, hoặc gom nhiều lô hàng nhỏ (consolidation) thành những lô hàng lớn hơn, sau đó lại thuê người vận tải (hãng tàu, hãng hàng không) vận chuyển từ điểm xuất phát tới địa điểm đích. Đặc điểm nổi bật của mậu dịch quốc tế là người bán và người mua thường ở cách xa nhau, việc di chuyển hàng hóa là do người vận tải đảm nhận. Để quá trình vận tải được thực hiện một cách trôi chảy thì cần thực hiện hàng loạt các công việc liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hóa: đưa hàng ra cảng, khai báo hải quan, làm thủ tục gởi hàng, tổ chức xếp dỡ, giao hàng cho người nhận ở nơi đến… tất cả các công việc này được gọi chung là nghiệp vụ giao nhận – forwarding. Nội dung cơ bản của nghiệp vụ giao nhận: Tổ chức chuyên chở hàng hóa từ nơi sản xuất đến các điểm đầu mối vận tải và ngược lại Tổ chức xếp/ dỡ hàng hóa lên xuống các phương tiện vận tải tại các điểm đầu mối vận tải Lập các chứng từ có liên quan đến giao nhận vận chuyển nhằm bảo vệ quyền lợi của chủ hàng Theo dõi và giải quyết những khiếu nại về hàng hóa trong quá trình giao nhận vận tải, đồng thời thanh toán các chi phí có liên quan đến giao nhận. Khai báo hải quan (nếu có) Làm đại lý cho các hãng vận tải Thực hiện mọi dịch vụ liên quan đến giao nhận, vận tải như: lưu cước tàu chợ, thuê tàu chuyến, thuê các phương tiện vận tải khác, mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo quản hàng, tái chế, đóng gói, thu gom hoặc chia lẻ hàng, thuê hoặc cho 62
  20. thuê vỏ container, giao hàng đến tận cơ sở sản xuất hoặc địa điểm tiêu thụ… Làm tư vấn cho các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu về mọi vấn đề liên quan đến giao nhận vận tải và bảo hiểm… nhận ủy thác xuất nhập khẩu và thu gom hàng xuất nhập khẩu. 5.2. Hiệp hội T& T T&T Club (Through Transport Mutual Insurance Association), hoạt động theo hình thức bảo hiểm tương hỗ tương tự như P&I club, được thành lập vào năm 1968 bởi các doanh nghiệp vận tải và logistics. T&T club chuyên cung cấp các dịch vụ bảo hiểm về trách nhiệm cho forwarder, hoạt động kinh doanh vận tải đa phương thức, kinh doanh vận tải không tàu…. Những rủi ro được T& T Club bảo hiểm: Những thiệt hại bất cẩn do nhân viên của forwarder gây ra: đóng gói, lưu kho, giao nhầm địa chỉ, thông báo chậm trễ, khai báo hải quan sai… Mất mát, thiệt hại trong quá trình quản lý hoạt động của forwarder tại cảng, bãi container, thiết bị… Mất container trong quá trình thuê container hay người thuê bị phá sản… Trách nhiệm đối với bên thứ 3 ….. Những rủi ro bị loại trừ Bị thương do các cuộc ẩu đả cá nhân Những thiệt hại đối với các tài sản cá nhân của nhân viên công ty Hành động phi pháp và sai trái của người được bảo hiểm Những hành động, tập quán thương mại không hợp lý Nguyên liệu bị ô nhiễm hay nguy hiểm Rò rỉ chất phóng xạ hay hạt nhân Giao hàng ở địa điểm bị loại trừ Những rủi ro do chiến tranh, bao loạn, đình công Theo hợp đồng Các loại bảo hiểm Bảo hiểm trách nhiệm tổng hợp Bảo hiểm trách nhiệm giới hạn Bảo hiểm đối với thiết bị Bảo hiểm trách nhiệm đối với bên thứ 3 Bảo hiểm trách nhiệm đối với hàng hóa Bảo hiểm trách nhiệm đối với nhà cầm quyền 5.3. Thủ tục mua bảo hiểm Tương tự như P&I, người được bảo hiểm có thể liên lạc trực tiếp với P&I club hay công ty bảo hiểm để yêu cầu mua bảo hiểm trách nhiệm. Người được bảo hiểm phải điền đầy đủ các thông tin vào Specific information 63
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2