intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sách truyện - phương tiện giúp trẻ vượt qua khó khăn trong cuộc sống (nhân đọc “khóc, buồn nhưng không bao giờ gục ngã” của Glenn Ringtved)

Chia sẻ: ViMessi2711 ViMessi2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

50
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày vai trò của sách truyện như một liệu pháp giúp trẻ vượt qua căng thẳng và ví dụ về cuốn sách “Khóc, buồn nhưng không bao giờ gục ngã” của Glenn Ringtved trong cách đưa trẻ đón nhận và vượt qua thử thách về cái chết bên cạnh sự sống.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sách truyện - phương tiện giúp trẻ vượt qua khó khăn trong cuộc sống (nhân đọc “khóc, buồn nhưng không bao giờ gục ngã” của Glenn Ringtved)

VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2017, tr 49-51<br /> <br /> SÁCH TRUYỆN - PHƯƠNG TIỆN GIÚP TRẺ<br /> VƯỢT QUA KHÓ KHĂN TRONG CUỘC SỐNG<br /> (NHÂN ĐỌC “KHÓC, BUỒN NHƯNG KHÔNG BAO GIỜ GỤC NGÔ<br /> CỦA GLENN RINGTVED)<br /> Nguyễn Thị Thanh Hương - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br /> Ngày nhận bài: 29/11/2017; ngày sửa chữa: 30/11/2017; ngày duyệt đăng: 08/12/2017.<br /> Abstract: Nowadays, children have to struggle psychological difficulties in their life since early<br /> ages when they face tough situations such as family dispersion, loss of safety, domestic violence,<br /> etc. Therefore, they must be equipped necessary skills to deal with these psychological problems<br /> and to understand that it is a part of life so that they can keep hope, confidence and self-control.<br /> Being considered as an effective means of not only developing language, providing knowledge,<br /> connecting children, story books is also a way to help children have the ability to cope with and<br /> adapt to the difficulties in daily life. The article presents the role of the book as a therapy to help<br /> children overcome stress and the example of Glenn Ringtved's "Cry, Heart, But Never Break" in<br /> how to take the children and overcome challenges about death next to life.<br /> Keywords: Storybook, deal with difficulty, "Cry, Heart, But Never Break", Glenn Ringtved.<br /> <br /> 1. Mở đầu<br /> Sách truyện cho thiếu nhi ở Việt Nam từ trước tới nay<br /> thường ít những tác phẩm đề cập đến các vấn đề gai góc,<br /> nỗi đau hay sự mất mát trong cuộc sống. Người ta cho<br /> rằng trẻ em là đối tượng cần được bao bọc, cần sự vui<br /> tươi, lạc quan, khó có thể tiếp cận những điều bi thương.<br /> Vì vậy, trong suốt những năm qua, trẻ em hầu hết chỉ<br /> được tiếp cận những câu chuyện có màu sắc lạc quan,<br /> tươi sáng. Nhưng cuộc sống không ngừng chuyển động.<br /> Trong một thập kỉ trở lại đây, khi cuộc cách mạng công<br /> nghệ lan rộng tới Việt Nam, tác động trực tiếp tới mỗi gia<br /> đình, khi những vấn đề sắc tộc, tôn giáo, di cư không chỉ<br /> tồn tại ở một quốc gia, đã có những thay đổi đáng kể<br /> trong xã hội chúng ta. Trẻ em sớm phải đối mặt với<br /> những khó khăn tâm lí khi chúng buộc phải ở trong tình<br /> trạng gia đình li tán, bạo lực, mất an toàn, mất mát,... Do<br /> đó, chúng cần phải học các kĩ năng cần thiết để giải quyết<br /> những vấn đề tâm lí như sự đau đớn, thất vọng, tức<br /> giận,... để hiểu rằng đó là một phần của cuộc sống và có<br /> thể có hi vọng, niềm tin, sự tự chủ.<br /> Theo Schwiebert, khi giải quyết các vấn đề nhạy cảm,<br /> chẳng hạn như cái chết, thậm chí với những đứa trẻ rất<br /> nhỏ sẽ không hữu ích khi giả vờ không có gì sai. Chúng<br /> sẽ cảm nhận thấy đau khổ. Việc bạn sẵn lòng nói về điều<br /> này với chúng, giúp trấn an chúng, nhằm cho chúng hiểu<br /> rằng "chúng ta có thể nói về bất cứ điều gì" và rằng<br /> “chúng có thể chia sẻ mọi suy nghĩ, cảm xúc” [1]. Điều<br /> này cũng được Kastenbaum nhắc đến khi nói đến “Cái<br /> <br /> 49<br /> <br /> chết, xã hội và kinh nghiệm của con người” rằng “Khi trẻ<br /> không được thông báo, hoặc thông tin sai lệch về những<br /> thay đổi xung quanh chúng, điều này có thể gây bất lợi<br /> cho lòng tự trọng của chúng” [2]. Và sách, theo Roberts<br /> cùng Crawford, đóng vai trò để nâng cao kiến thức của<br /> trẻ trước những sự thay đổi trong cuộc sống. Thông qua<br /> việc cho trẻ tiếp cận với sách truyện, người lớn có thể<br /> giúp trẻ vượt qua những giai đoạn khó khăn và thay đổi<br /> trong đời sống.<br /> 2. Nội dung nghiên cứu<br /> 2.1. Sách truyện - một “liệu pháp” giúp trẻ vượt qua<br /> căng thẳng<br /> Ngoài những lợi ích như phát triển ngôn ngữ, nhận<br /> thức, đọc sách truyện cho trẻ tạo ra một liên kết bền chặt<br /> giữa người lớn và trẻ em. Hơn thế, nếu những câu chuyện<br /> được lựa chọn dựa trên các chủ đề cụ thể và quan tâm<br /> đến sự phát triển tình cảm xã hội của trẻ, chúng sẽ giúp<br /> trẻ có khả năng ứng phó và thích nghi trước những khó<br /> khăn trong cuộc sống. Điều đó giúp trẻ có cơ hội biết về<br /> những điều người khác đã giải quyết với những vấn đề<br /> tương tự, chúng sẽ quan sát các lựa chọn của câu chuyện<br /> và sau đó xem xét các lựa chọn khả thi cho mình.<br /> Tuy nhiên, để có thể tham gia đầy đủ vào một câu<br /> chuyện, trẻ cần phải “giả định” mình như các nhân vật<br /> của truyện kể - nghĩa là giữa nhân vật và trẻ phải có một<br /> sự tương đồng nhất định về hoàn cảnh, những trở ngại.<br /> Bởi vậy, nếu chúng ta muốn chúng có thể có được những<br /> bài học (từ sách vở) trước các tình huống khó chúng ta<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2017, tr 49-51<br /> <br /> phải có những cuốn sách truyện nói về những điều đó.<br /> Điều đó đồng nghĩa các tác phẩm văn học cho thiếu nhi<br /> không thể mãi khước từ những điều bi thương, mất mát<br /> hay đau khổ. Trẻ em hoàn toàn có thể tiếp cận chúng và<br /> chúng lại chứa “quyền năng” giúp trẻ thích ứng, vượt qua<br /> những trở ngại về tâm lí trong cuộc sống.<br /> Danielle F. Lowe, trong bài viết “Giúp trẻ ứng phó<br /> thông qua văn học” [3] đã kể một câu chuyện vào ngày<br /> 12/9/2001, khi ba đứa trẻ trong lớp bà khóc nức nở, giải<br /> thích rằng cha mẹ chúng không về nhà đêm trước. Khi<br /> ba học sinh lớp một này khóc, những người khác thì cười<br /> nhạo rằng có thể chúng đã nhìn thấy máy bay của họ bay<br /> vào Trung tâm Thương mại Thế giới. Thật may, lúc đó,<br /> một trong những đứa trẻ trong lớp đưa cho tôi một cuốn<br /> sách và yêu cầu tôi vui lòng đọc nó cho chúng. Khi đó,<br /> cuốn sách, ngay lập tức đã mang lại yên tĩnh vào lớp học.<br /> Đó là lúc bà đã nhận ra văn học có khả năng trở thành<br /> cầu nối giúp trẻ em có thể đối phó và chữa lành cho<br /> chúng những chấn thương tâm lí; là công cụ giáo dục hữu<br /> ích cung cấp và hướng dẫn trẻ em học tập và phát triển<br /> tình cảm xã hội. Bà cũng đã thử nghiệm đọc những cuốn<br /> sách truyện về sự mất mát, đau thương cho không chỉ đối<br /> tượng trẻ em 7, 8 tuổi mà còn cho trẻ 5 tuổi và tất cả<br /> chúng đều không muốn bà dừng lại khi câu chuyện chưa<br /> kết thúc.<br /> Vậy một câu chuyện tác động thế nào đến đứa trẻ để<br /> giúp chúng đối diện với những xúc cảm khó khăn? Ta có<br /> thể lí giải cơ chế hoạt động đó như sau:<br /> <br /> Hình. Cơ chế tác động của câu chuyện đến trẻ<br /> Khi tiếp cận với những cuốn sách truyện gần gũi với<br /> tình huống hiện tại, trẻ sẽ mong muốn gắn mình trong<br /> mối liên quan tới nhân vật và câu chuyện. Chúng bắt đầu<br /> tạo ra các kết nối. Từ đó, việc nghe đọc truyện sẽ giúp<br /> chúng có cơ hội an toàn để quan sát và xem xét các lựa<br /> chọn từ xa; và nếu như câu chuyện được trao đổi, gợi mở<br /> nó sẽ giúp trẻ nhỏ có thể hiểu về chính tình huống của<br /> mình. Điều đó giúp chúng không chỉ đồng cảm với nhân<br /> vật trong câu chuyện mà còn giúp chúng khám phá ra<br /> những giải pháp nhằm giải quyết tình huống của bản thân<br /> đồng thời, trẻ cũng hiểu được rằng chúng không hề cô<br /> đơn trong xã hội và rằng khó khăn mà chúng gặp phải<br /> <br /> 50<br /> <br /> cũng là khó khăn không riêng của một người. Cơ chế tác<br /> động này cho thấy trẻ em có thể tiếp cận với những câu<br /> chuyện về sự mất mát và không những thế, những tác<br /> phẩm này có thể giúp trẻ vượt thoát khỏi những tình<br /> huống cảm xúc khó khăn. Tất nhiên, phải có những tiêu<br /> chí riêng cho những cuốn sách như thế.<br /> Bên cạnh đó, để trẻ có thể hiểu được một câu chuyện,<br /> chúng phải được đưa vào quy trình phi ngôn ngữ. Mô tả<br /> quá trình này, Lenkowsky đã xác định được ba thành<br /> phần cơ bản: “Nhận diện, xúc giác và cái nhìn sâu sắc”.<br /> Trước hết, trẻ em cần phải xác định với các nhân vật<br /> trong câu chuyện đang đối mặt với những vấn đề tương<br /> tự. Sau khi xác định với các nhân vật, trẻ em trở nên gắn<br /> kết và tình cảm tham gia vào câu chuyện, cảm nhận cảm<br /> xúc của nhân vật. Cuối cùng, trẻ em có được cái nhìn sâu<br /> sắc hoặc nhận ra rằng các nhân vật của cuốn sách đã làm<br /> việc thông qua các giải pháp và giải quyết được thách thức<br /> đã được xác định. Với sự hiểu biết mới này, trẻ em bắt đầu<br /> hiểu rằng các vấn đề của chúng không phải là không thể<br /> vượt qua được.<br /> 2.2. “Khóc, buồn nhưng không bao giờ gục ngã”<br /> (Glenn Ringtved) - Một cách lí giải thông minh giúp trẻ<br /> hiểu về sự sống và cái chết<br /> Glenn Ringtved là nhà văn viết cho thiếu nhi người<br /> Đan Mạch, người đã nhận được rất nhiều giải thưởng<br /> về văn học cho các sáng tác của mình từ Bộ Văn hóa,<br /> Bộ Giáo dục Đan Mạch. Cuốn truyện “Khóc, buồn<br /> nhưng không bao giờ gục ngã”, xuất bản năm 2017 của<br /> ông cũng là tác phẩm đoạt giải ALA Batchelder Award<br /> (Mĩ). Câu chuyện được thai nghén từ trải nghiệm sâu<br /> sắc của nhà văn trong tình huống mẹ ông đang hấp hối,<br /> cố gắng giải thích với những đứa cháu của bà về cái<br /> chết bằng một giọng nhẹ nhàng mà sâu sắc: “Khóc,<br /> buồn nhưng không bao giờ gục ngã”. Và chúng đã dẫn<br /> lối cho ông tới một câu chuyện - một sự lí giải tuyệt vời<br /> cho trẻ em về cái chết.<br /> Truyện bắt đầu với tình huống người bà của những<br /> đứa trẻ đang trong cơn hấp hối, đó cũng là lúc chúng phải<br /> mở cửa để tiếp đón thần chết, người sẽ mang bà chúng đi<br /> mãi. Để ngăn chặn điều đó, những đứa trẻ đã liên kết với<br /> nhau để “câu giờ” thần chết bằng cách liên tục rót cà phê<br /> cho thần chết với mong muốn ngài sẽ quên đi việc đưa<br /> bà chúng đi. Nhưng cuối cùng, thần chết cũng đã quyết<br /> định ngưng uống cà phê và báo hiệu rằng đã đến lúc.<br /> Ngay lúc ấy, Leah - cô bé út đã nắm lấy tay ngài và nói:<br /> “Tại sao bà lại phải chết ạ?”. Để trả lời cho câu hỏi ấy,<br /> thần chết - người mà ai cũng nghĩ rằng không hề có sự<br /> sống - đã mang đến cho lũ trẻ một câu chuyện về buồn<br /> bã và hân hoan, u sầu và vui vẻ những điều luôn đi cùng<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2017, tr 49-51<br /> <br /> nhau trong cuộc sống như sự sống luôn đi cùng cái chết.<br /> Ngài đã nói “Điều gì sẽ diễn ra nếu sự sống có đó mà cái<br /> chết không có đó? Ai có thể yêu những ngày nắng nếu<br /> chưa từng trải qua những ngày mưa? Và ai có thể ước ao<br /> ánh sáng ban ngày nếu chưa từng trải qua đêm tối?” còn<br /> “lũ trẻ không chắc mình có thể hiểu hết những điều thần<br /> chết nói, nhưng bằng cách nào đó, các bé vẫn biết rằng,<br /> Ngài nói đúng” [4; tr 24]. Chúng đã chia tay bà của chúng<br /> và “trong những năm về sau, cuộc sống của bốn đứa trẻ<br /> chứa đựng cả những nỗi buồn và những niềm vui, nhưng<br /> các bé luôn nhớ tới lời nhắn nhủ của thần chết và cảm<br /> thấy dễ chịu hơn rất nhiều” [4; tr 33].<br /> Cuốn sách đưa trẻ em đối mặt với một tình huống khó<br /> khăn trong cuộc sống mà rồi ai trong mỗi chúng ta cũng<br /> đều gặp phải - cái chết. Nhưng nó, bằng cách khéo léo,<br /> tinh tế nhất đã vừa chạm tới những xúc cảm đau buồn<br /> của con người vừa nhẹ nhàng cùng ta chiêm nghiệm nó<br /> và đưa ta vượt thoát khỏi những mất mát trong đời sống.<br /> Ở đó, độc giả vừa có thể trải lòng mình với những nỗi<br /> đau, sự mất mát với nhân vật hay với chính bản thân<br /> mình vừa được nâng niu hy vọng về sự sống, về cuộc<br /> sống đằng sau mỗi cái chết. Lí giải tất cả những điều<br /> này với trẻ em không phải dễ, nhưng Glenn đã làm được<br /> và làm một cách xuất sắc. Ông không chỉ kể một câu<br /> chuyện về cái chết mà còn kể câu chuyện về sự sống;<br /> ông không chỉ sáng tạo một câu chuyện mà còn lồng<br /> ghép thêm một câu chuyện khác trong tác phẩm. Vị<br /> thần chết đã dùng câu chuyện về hai anh em u sầu, buồn<br /> chán và hai chị em vui vẻ, hân hoan để lí giải về sự tồn<br /> tại của cái chết trong đời sống cho lũ trẻ trong ngôi nhà<br /> và đó cũng là cách mà Glenn dùng toàn bộ truyện kể<br /> “Khóc, buồn nhưng không bao giờ gục ngã” để lí giải<br /> về cái chết cho trẻ em. Ông đã truyền tải một thông điệp<br /> khó khăn qua một sáng tác đầy nhân văn.<br /> Cái chết là điều người ta thường tránh nói với trẻ em<br /> nhưng trong khi thực tế ở xã hội hiện đại, trẻ em lại<br /> thường phải tiếp xúc với cái chết do hậu quả của việc<br /> truyền thông báo chí về chiến tranh và miêu tả bạo lực<br /> qua các trò chơi điện tử và truyền hình. Theo Moller<br /> “nếu các cuộc đối thoại liên quan đến cái chết được<br /> tránh trong nhà, đứa trẻ sẽ tự xây dựng giả thuyết và đối<br /> phó với chính mình”. Vì vậy, biết được chính xác<br /> những gì xảy ra trong đời sống sẽ giúp trẻ giảm bớt sự<br /> sợ hãi đối với những điều khó khăn. Trẻ em không đau<br /> buồn theo như cách của người lớn. Cảm xúc của chúng<br /> có thể bị thay đổi. Một số sẽ thể hiện sự đau buồn dữ<br /> dội trong vài phút sau đó lại vui vẻ chơi; một số khác<br /> có thể có những hành động tức giận hoặc có những dư<br /> chấn mạnh, tác động trầm trọng tới cuộc sống. Vì vậy,<br /> <br /> 51<br /> <br /> những cuốn sách phù hợp khuyến khích trẻ quên đi<br /> hoặc thoát khỏi những áp lực của cuộc sống hàng ngày.<br /> Văn học khơi nhớ những nỗi đau cá nhân, khuyến<br /> khích tầm quan trọng của hi vọng, cung cấp những cách<br /> hỗ trợ thực tiễn và dạy các bài học cuộc sống để giúp<br /> trẻ vượt qua những trở ngại. Ở cuốn sách “Khóc, buồn<br /> nhưng không bao giờ gục ngã”, trẻ em được trải<br /> nghiệm cảm xúc về sự mất mát, gợi nhắc những nỗi<br /> buồn của chính mình và biết cách vượt qua nỗi buồn đó.<br /> Có thể nói, cuốn truyện là cách thức tuyệt vời giúp bạn<br /> đọc trẻ em cũng như người lớn đón nhận và dũng cảm<br /> vượt qua một trong những thử thách lớn lao trong cuộc<br /> đời: cái chết. Đây cũng là một ‘gợi ý” cho các nhà văn,<br /> nhà giáo dục Việt Nam giúp trẻ giải quyết những khó<br /> khăn trong cuộc sống trong các tác phẩm văn học và<br /> những công trình nghiên cứu khoa học của mình.<br /> 3. Kết luận<br /> Mặc dù loại trừ mọi căng thẳng trong cuộc sống của<br /> trẻ em không hoàn toàn là nhờ sách truyện và không phải<br /> tất cả các căng thẳng đều gây tổn hại (một số căng thẳng<br /> là không thể tránh khỏi và cần thiết cho sự phát triển của<br /> con người), nhưng sách truyện, với phương thức đặc thù<br /> của nó là một phương tiện kết nối hữu hiệu chia sẻ, đồng<br /> hành và giúp trẻ em vượt qua những khó khăn trong<br /> đời sống.<br /> Tài liệu tham khảo<br /> [1] Schwiebert, Pat (2003). How to help your children.<br /> We Were Gonna Have A Baby, But We Had An<br /> Angel Instead, Grief Watch.<br /> [2] Kastenbaum, R. J (2006). Death, Society, and<br /> Human Experience. New York: Allin & Bacon<br /> Publishers.<br /> [3] Danielle F. Lowe (2009). “Helping Children Cope<br /> through Literature” Forum on Public Policy:<br /> A Journal of the Oxford Round Table; Vol. 2009<br /> Issue 1, Special section pp. 1.<br /> [4] Glenn Ringtved (2017). “Khóc, buồn nhưng không bao<br /> giờ gục ngã” (Mẹ Ong Bông dịch). NXB Lao động.<br /> [5] Moller, David W (1996). Confronting Death,<br /> Values, Institutions, and Human Mortality, Oxford<br /> University Press, New York.<br /> [6] Roberts, S. K. - Crawford, P. A (2008). Literature to<br /> help children cope with famili Stressors. Young<br /> Children, Vol 16, pp.12-18.<br /> [7] Glenn Ringtved, (Illustrated by Charlotte Pardi).<br /> (2016). Cry, Heart, But never break. Enchanted<br /> Lion Books, New York.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2