intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sân chơi cho trẻ em trong không gian công cộng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

10
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu khảo sát các tài liệu liên quan và nghiên cứu thực địa để xem xét tổng quan các quan điểm về vui chơi ngoài trời, thiết kế sân chơi và nghiên cứu bối cảnh của thành phố Hồ Chí Minh, hiện trạng sân chơi tại thành phố từ góc độ thiết kế. Từ đó nhằm phát triển các nghiên cứu tiếp theo là định hình bối cảnh sân chơi trong các mảng xanh công cộng, công viên của thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sân chơi cho trẻ em trong không gian công cộng

  1. Tạp chí KHOA HỌC – Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng – Số 12 – 07/2020: 79–92 79 SÂN CHƠI CHO TRẺ EM TRONG KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG Nguyễn Thị Uyên Uyên Trường Đại học Văn Lang TÓM TẮT Không gian ngoài trời cung cấp nhiều điều kiện tốt cho nhu cầu phát triển tâm lý, tình cảm, trí lực và thể chất của trẻ. Ở Việt Nam, vai trò của sân chơi ngoài trời của trẻ em cũng như việc xây dựng các vùng không gian này chưa được mọi người biết đến một cách chi tiết, rõ ràng. Hướng phát triển của ban ngành chức năng thành phố về một thành phố thân thiện, thông minh trong đó xây dựng sân chơi rất cần được người dân thành phố nhất trí và ủng hộ. Nghiên cứu khảo sát các tài liệu liên quan và nghiên cứu thực địa để xem xét tổng quan các quan điểm về vui chơi ngoài trời, thiết kế sân chơi và nghiên cứu bối cảnh của thành phố Hồ Chí Minh, hiện trạng sân chơi tại thành phố từ góc độ thiết kế. Từ đó nhằm phát triển các nghiên cứu tiếp theo là định hình bối cảnh sân chơi trong các mảng xanh công cộng, công viên của thành phố Hồ Chí Minh. Từ khóa: trẻ em, sân chơi, không gian công cộng, thiết kế, thành phố Hồ Chí Minh. 1. GIỚI THIỆU 1.1. Sân chơi của trẻ em trong không gian trong cấu trúc phát triển không gian đô thị. Tuy công cộng và Quyền của trẻ em nhiên, khi xem xét cơ hội đóng góp của sân chơi Xu hướng đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra với công cộng trên các mặt kinh tế đô thị, xã hội học tốc độ nhanh ở phạm vi đặc biệt là tại thành phố đô thị và văn hóa đô thị trong các nghiên cứu Hồ Chí Minh (TP.HCM). Theo Bộ Xây dựng, tỷ chuyên sâu sẽ thấy rõ vai trò của thiết kế đối với lệ đô thị hóa đã tăng từ 19.6% với 629 đô thị việc kiến tạo sân chơi trong KGCC ngoài trời (năm 2009) lên khoảng 36.6% với 802 đô thị dành cho trẻ em tại đô thị lớn bậc nhất nước. [1]. Trên cơ sở đánh giá sự gia tăng của đô thị so Trong nội dung của bài báo này, khái niệm với dân số và diện tích của cả nước, TP.HCM có KGCC ở đây chỉ vùng không gian công viên mức độ đô thị hóa cao nhất. Trong quy chế Xây ngoài trời hay còn gọi vùng không gian xanh dựng Việt Nam (QCXDVN 2008) mục 2 phần giới hạn trong địa bàn TP.HCM. Theo tiến sĩ 2.2 có đề cập đến tổ chức không gian trong quy Nguyễn Quang, “KGCC là nơi thuộc sở hữu cộng hoạch chung xây dựng đô thị nhưng trong đó đồng hoặc do cộng đồng sử dụng, tất cả mọi người chưa rõ về tổ chức không gian sân chơi công đều có thể tiếp cận, thụ hưởng mà không phải trả cộng dành cho trẻ em. Vấn đề tổ chức sân chơi phí” [2]. Cuộc sống đô thị của thành phố được trong không gian công cộng (KGCC) được lồng biểu hiện qua KGCC, nơi cung cấp môi trường ghép chung trong mục đảm bảo thiết kế đô thị cho các hoạt động cộng đồng và mảng xanh cho Tác giả liên hệ: ThS. Nguyễn Thị Uyên Uyên Email: nguyenthiuyenuyen@vanlanguni.edu.vn Journal of Science – Hong Bang International University ISSN: 2615 – 9686
  2. 80 Tạp chí KHOA HỌC – Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng – Số 12 – 07/2020: 79–92 con người phục hồi sức khỏe vả khả năng lao này, giới hạn độ tuổi trẻ em được lấy theo Luật động. Immanuel Kant là tác giả của khái niệm Trẻ em Việt Nam. KGCC từ khá sớm trong thời kì cận hiện đại, là Cũng trong công ước quốc tế về Quyền của trẻ người đưa khái niệm này kết hợp với năng lực em, điều 31 công bố quyền của trẻ em là được khai minh của con người [3]. Không gian công nghỉ ngơi và vui chơi [4]. Cũng quan trọng như cộng phát triển cùng với sự phát triển lịch sử dinh dưỡng, giáo dục và chăm sóc sức khỏe, trẻ văn minh loài người. em cần được tham gia các hoạt động vui chơi, Liên quan đến sân chơi trẻ em, KGCC được định giải trí phù hợp với lứa tuổi, tự do tham gia đời nghĩa là “một môi trường ngoài trời nên được thiết sống văn hóa, nghệ thuật. Hơn nữa cần phải kế và lập trình để đảm bảo trẻ em truy cập và sử nhấn mạnh rằng chơi là hoạt động tự nguyện, dụng làm nơi vui chơi, nhưng cũng là không gian không ép buộc; do đó việc chơi đùa cho phép học tập kiến thức, kỹ năng và trải nghiệm một để gặp gỡ và bình ổn các hoạt động xã hội, kinh tế cách thấm nhuần, lâu dài dễ dàng nhất. Quyền và văn hóa” [2]. Trên các quan điểm khái niệm vui chơi nằm trong nhóm quyền phát triển, bao này, tác giả xem xét sân chơi ngoài trời trong gồm mọi hình thức giáo dục và quyền được có khu vực KGCC thuộc sỡ hữu nhà nước là một mức sống đầy đủ cho sự phát triển về thể lực, trí môi trường vật chất thiết lập trong thiên nhiên, tuệ, tinh thần, đạo đức và xã hội của trẻ; quyền dành cho các hoạt động thể chất của người được chăm sóc sức khỏe, được học tập và phát dưới 16 tuổi (khái niệm trẻ em căn cứ theo Luật triển năng khiếu; quyền vui chơi, giải trí, hoạt Trẻ em được Quốc hội thông qua năm 2016); là động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, du nơi mang tính xã hội dân sự tạo cơ hội cho giao lịch. Chính vì vậy, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo lưu, kết nối cộng đồng, là nơi tương tác và trao dục trẻ em của nước ta cũng nên rõ trong điều đổi tự do. Theo tài liệu của Công ước quốc tế 17: “Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí lành mạnh, về Quyền của trẻ em, điều 1 đã nêu trẻ em là được hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể người dưới 18 tuổi [4]. Trong vùng nghiên cứu thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi” [5]. Hình 1. Trẻ em vui chơi trong công viên Phú Nhuận sau giờ tan học (Nguồn: tác giả) ISSN: 2615 – 9686 Journal of Science – Hong Bang International University
  3. Tạp chí KHOA HỌC – Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng – Số 12 – 07/2020: 79–92 81 1.2. Lợi ích của không gian công cộng và Không gian an toàn có nghĩa là ít tội phạm. sân chơi Tâm lý sợ tội phạm có thể ngăn cản mọi người, Tầm quan trọng của khu vui chơi ngoài trời với không chỉ các nhóm dễ bị tổn thương, sử dụng nhiều cài đặt để chơi được chấp nhận là tiêu KGCC. Ngay cả các vùng có chỉ số an toàn xã chuẩn trong lĩnh vực chăm sóc và giáo dục sớm. hội cao vẫn có thể gặp phải hiện tượng tâm Tuy nhiên, chơi ngoài trời được cho là khía cạnh lý này. Chẳng hạn, trẻ em và thanh thiếu niên bị lãng quên. Theo Kelly Ross Kantz (2004), việc thường bị ngăn không cho sử dụng công viên, nhấn mạnh vào việc cung cấp một khung cảnh quảng trường và đường phố vì cha mẹ mang tự nhiên để chơi ngoài trời là rất quan trọng vì nỗi sợ hãi về tội phạm. Trong một khu dân cư ở không gian xanh đã được tìm thấy có ảnh hưởng miền nam Ontario, Canada, một khu vườn cộng có lợi đến hành vi và cảm xúc, sức khỏe và thái đồng đã được tạo ra trên khu vực bãi rác cũ, dẫn độ xã hội, kể cả kinh tế địa phương [6]. đến việc giảm 30% tội phạm trong mùa hè tiếp theo [9]. Tạo dựng những vùng sân chơi thiết kế KGCC thuộc sở hữu nhà nước mở cửa cho tất tốt, đầy đủ ánh sáng vào lúc chiều tối, làm thay cả mọi người, bất kể nguồn gốc dân tộc, tuổi tác đổi tính chất vật lý và quản lý tốt hơn KGCC có hay giới tính, và như vậy các vùng không gian thể giúp giảm nỗi lo lắng, giúp cởi mở, bớt căng ngoài trời đại diện cho một diễn đàn dân chủ cho thẳng với vấn đề trị an. Những thay đổi như vậy công dân và xã hội. Khi được thiết kế và chăm có thể giúp người dân tận dụng tối đa KGCC, sóc đúng cách, những KGCC sẽ kết nối các cộng không chỉ là người già, người trưởng thành có đồng lại với nhau, cung cấp địa điểm gặp gỡ và nhu cầu tập thể dục mà nhất là trẻ em có chỗ thúc đẩy các mối quan hệ xã hội. Những không vui chơi tiếp xúc với không khí thiên nhiên và gian này định hình bản sắc văn hóa của một khu môi trường xã hội. Môi trường này được chứng vực, là một phần của đặc tính độc đáo của nó và minh trong nhiều tài liệu là góp phần tích cực mang lại cảm giác về địa điểm cho các cộng đồng rất lớn cho sự vận động và sức khỏe của trẻ nhỏ. địa phương. Các không gian mở tại địa phương 2. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐÃ cho mọi người một nơi có giá trị để giao tiếp với CÔNG BỐ VÀ MỘT SỐ QUAN ĐIỂM hàng xóm cho dù trò chuyện là một lề phố, gặp Nghiên cứu về giá trị thẩm mỹ trong xây dựng gỡ trong công viên địa phương. Các khu vườn cảnh quan đô thị ở TP.HCM đã có một số công và sân chơi, chẳng hạn, có thể mang lại sự tập trình như luận văn Thạc sĩ của Phan Ngọc Long trung cộng đồng đặc biệt tốt và cơ hội cho các với đề tài “Tượng trang trí công viên tại TP.HCM tương tác cá nhân, nhỏ: ở West Midlands, các vị trí kể trên đã được chứng minh là khuyến khích – hiện trạng và hướng phát triển”. Phan Ngọc các mối quan hệ đa cộng đồng và đa văn hóa [7]. Long đề cập đến hiện trạng tượng trang trí, điêu Một lần nữa, chất lượng được tính đến: thiết khắc của công viên, công trình bảo tàng điêu kế không gian càng tốt, chất lượng trải nghiệm khắc ngoài trời và hướng phát triển thể loại này xã hội càng tốt. Những không gian lớn và chưa trong môi trường thành phố. Đồng thời, tác giả được thiết kế tốt tại các khu nhà ở không mang nêu luận điểm về nghệ thuật công cộng của lại cơ hội tương tự cho sự gắn kết xã hội như Đào Châu Hải và Nguyễn Anh Tuấn [10]. Đề nhiều không gian nhỏ và có khả năng mang lại tài nghiên cứu quy hoạch đô thị của Nguyễn sự ấm cúng để chuyện trò, trao đổi [8]. Vũ Minh, Khoa Kiến trúc – Đại học Khoa học Journal of Science – Hong Bang International University ISSN: 2615 – 9686
  4. 82 Tạp chí KHOA HỌC – Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng – Số 12 – 07/2020: 79–92 Huế trong “Không gian công cộng – Không gian họ đóng góp cái nhìn từ góc độ nghệ thuật quy thân thiện” [11] đã nghiên cứu không gian công hoạch, thẩm mỹ kiến trúc. Đáng chú ý với chuỗi cộng của nhiều nước trên thế giới và bài học bài viết của Doãn Minh Khôi và Nguyễn Quang rút ra cho quy hoạch môi trường KGCC tại Việt Minh khi bàn về nghệ thuật công cộng, phân Nam. Tác giả định hướng cho việc giải quyết tích sâu sắc giá trị nghệ thuật của KGCC và đặc bài toán KGCC là xây dựng một không gian biệt Nguyễn Quang Minh có kết hợp bàn luận nghệ thuật góp phần định hình các trục giao từ góc độ trải nghiệm không gian của người sử thông, xây dựng biểu trưng cho thành phố và dụng [13], [14]. quốc gia. Thông qua đó truyền tải thông điệp Về quản lý công trình kiến trúc, trong nghiên về đặc điểm văn hóa vùng, thành phố và văn cứu của Nguyễn Thị Hiền - một thành phố tốt hóa nghệ thuật mang đậm bản sắc dân tộc. là thành phố đáp ứng được nhu cầu cuộc sống Bàn về KGCC gắn bó với chức năng giao tiếp, tốt trong đó không gian đô thị là nơi “thể hiện trao đổi thông tin và việc thể hiện văn hóa, rõ nhất cuộc sống đô thị” bởi nó mang nhiều giá trong cuốn “Phát triển đô thị bền vững” và “Không trị đặc biệt. Tác giả đã khẳng định tác dụng của gian giao tiếp đô thị” của Nguyễn Minh Hòa đã KGCC trong việc cung cấp môi trường thiên khẳng định “Việc tạo ra không gian giao tiếp đô nhiên lành mạnh giúp cho con người phục hồi thị là vô cùng cần thiết, đó chính là tiêu chí quan sức khỏe, giải trí lành mạnh và tái tạo khả năng trọng của đô thị nhân văn”. Ở đây, tác giả đã đề lao động. Về mặt kinh tế - xã hội, nó giúp tăng cập đến mối quan hệ hữu cơ giữa con người cường gắn kết và hỗ trợ giữa cộng đồng người xã hội và không gian, giữa biểu hiện văn hóa dân. Về văn hóa, nó là nơi diễn ra các hoạt động và truyền đạt văn hóa. Trong đó, khẳng định cộng đồng cư dân thành phố. Từ thực trạng của con người là trung tâm của mối quan hệ để không gian công cộng ở các thành phố lớn ở xây dựng, sáng tạo và phát triển. Đưa ra định Việt Nam, tác giả có kiến nghị “cần lập dự án quy hướng hành động, Nguyễn Minh Hòa muốn giải hoạch, thẩm định, quy trình phê duyệt quy hoạch quyết vấn đề giao tiếp biểu hiện văn hóa đô thị đô thị” [15]. bằng việc tạo các “vùng giao tiếp” khi xây dựng Nghiên cứu vấn đề “Đồ chơi và trò chơi dân gian các đô thị trung tâm và đô thị vệ tinh, các khu của trẻ em” tác giả Vũ Hồng Nhi đã xác định vai dân cư và nhà cao tầng, với việc thực hiện mục trò của việc kế thừa đồ chơi và trò chơi dân gian đối với việc thiết kế và sử dụng cho trẻ em Việt tiêu phát triển đảm bảo hài hòa giữa đời sống Nam hôm nay là cần thiết. Tác giả phản ánh nhu với văn hóa, đạo đức và kinh tế xã hội, từ đó cầu của các vị phụ huynh và các em thiếu nhi xác định: “Không gian công cộng, mảng xanh đô về loại hình đồ chơi dân tộc với sự liên kết cộng thị là phần không thể thiếu trong đời sống đô thị” đồng và phát triển khả năng giao tiếp [16]. Đồ [12]. Cùng một chủ đề nhưng gần đây hơn, có chơi và trò chơi dân gian Việt Nam rất phong rất nhiều báo cáo và nghiên cứu đóng góp cho phú và đa dạng với nhiều thể loại khác nhau, thể chuyên đề Nghệ thuật công cộng được tạp chí hiện tâm hồn, trí tuệ của các thế hệ người Việt Kiến trúc do Hội Kiến trúc sư Việt Nam chủ trì. Nam. Nghiên cứu đã đưa ra giải pháp giữ gìn và Hầu hết các tác giả xuất thân là kiến trúc sư, phát triển đồ chơi, trò chơi dân gian Việt Nam ISSN: 2615 – 9686 Journal of Science – Hong Bang International University
  5. Tạp chí KHOA HỌC – Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng – Số 12 – 07/2020: 79–92 83 để văn hóa dân tộc “thấm” trong tâm hồn trẻ từ sân chơi đã được ghi nhận và đánh giá về vị trí, thuở thơ ấu, điều đó phải bắt đầu với việc cải khả năng tiếp cận và môi trường xung quanh. tiến, áp dụng khoa học kỹ thuật để thiết bị chơi Người thể hiện dự án cho rằng sân chơi công hấp dẫn các em hơn. cộng có thể đóng một vai trò quan trọng đối Đối với các nhà nghiên cứu nước ngoài, mối với trẻ em và người dùng khác về mặt quản lý quan tâm về đề tài nghệ thuật không gian công sân chơi cần được đặt trong bối cảnh xã hội và cộng gắn bó chặt chẽ với không gian hoạt động tự nhiên một cách toàn diện đáp ứng được nhu vui chơi ngoài trời của trẻ em và nghiên cứu về cầu địa phương. Các chuyên gia tổ chức quản sân chơi có thể thấy là đa dạng hơn rất nhiều. lý có những ảnh hưởng quan trọng nhưng họ Các nhà nghiên cứu tiếp cận từ góc độ kiến cần tiếp cận với người dùng hơn và xem xét trúc, xã hội học, tâm lý học, giáo dục và liên từ những lĩnh vực khác nhau (cross – sectors). ngành. Điều này cho thấy sự quan tâm của các Một trong những kiến nghị của Marit Jasson học viện, trường đại học, dự án hỗ trợ từ chính là phát triển chất lượng cung cấp cho sân chơi phủ và các tổ chức phi chính phủ khá mạnh mẽ. như cảm xúc về nơi chốn và sự khác biệt; vấn Một số hệ thống “đào tạo bao gồm” (hệ thống đề tu bổ và bảo dưỡng; thích ứng với những người dùng khác nhau. đào tạo mở rộng cho tất cả các bậc học và đối tượng người học) cũng được đầu tư nghiên cứu Dưới góc độ xã hội và giáo dục học, có các tác để ứng dụng phát triển cho chính môi trường giả Pellegrini A. D. và David D., Connolly K., cộng đồng tại địa phương. Hagan T. và Smith P. K. với nghiên cứu về giờ Quản lý sân chơi và không gian công cộng là chơi, thời lượng, cách thức và tác động [17], mảng đề tài liên ngành được các tác giả đề cập [18], [19]. Họ đưa ra kết quả nghiên cứu về hoạt riêng rẻ. Trong luận án của mình, Marit Jansson động chơi của trẻ em vào giờ chơi không được đã tập trung từ góc độ quản lý cảnh quan, khám xem là một hoạt động học thuật và đặc biệt phá mối tương quan giữa các tổ chức quản lý, hành vi chơi của trẻ em chưa được đánh giá cao sân chơi và người dùng và kiểm tra xem liệu với các giáo viên, phụ huynh và người làm chính quản lý sân chơi có thể góp phần mang lại lợi sách giáo dục. Các nhóm nghiên cứu này cũng ích cho người chơi. Tác giả sử dụng phương quan tâm đến mức đánh giá đối với sân chơi của pháp phỏng vấn và bảng câu hỏi khảo sát, lập mọi người. Các tác giả cho rằng, trong khi chưa bản đồ nhà ở của trẻ em và phụ huynh [16]. Có được cộng đồng xem trọng đúng mực, giờ chơi thể rút ra kinh nghiệm từ kết quả khảo sát của lại rất quan trọng cho trẻ em và đối tượng giáo dự án đã cho thấy sự khác biệt được tìm thấy dục liên quan. Từ quan điểm giáo dục, những giữa các thị trấn và các nhóm người dùng khác nhóm tác giả này xác định hành vi chơi và giờ nhau nhấn mạnh sự cần thiết tính thích ứng chơi trên sân chơi công cộng rất thú vị. Họ kết với bối cảnh cục bộ và hạng mục người dùng luận, đối với trẻ em và giáo viên, giờ ra chơi là khác. Luận án cũng đánh giá rằng ngoài giá trị một phần thật sự của một ngày ở trường; trẻ trong vui chơi thể chất và hoạt động xã hội của rất ít thời gian tương tác với nhau hơn là giữa trẻ thì sân chơi vẫn có thể có vấn đề và không người lớn với người lớn hoặc trẻ hiếm có thời được cung cấp đầy đủ. Sự khác biệt của các gian bên nhau mà không có sự can thiệp của Journal of Science – Hong Bang International University ISSN: 2615 – 9686
  6. 84 Tạp chí KHOA HỌC – Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng – Số 12 – 07/2020: 79–92 người lớn. Họ đề nghị một chính sách chung cho cứu địa văn hóa của Eleanor Luken thực hiện các trường học theo cấp độ tuổi. Cũng dưới góc trên các vùng sân chơi ở Mỹ [24]. độ giáo dục xã hội, nhóm các nhà nghiên cứu Từ góc độ người làm nghệ thuật, Mariana từ các nước Bắc Âu và Canada phối hợp nghiên Brussoni nhận định với xu hướng hiện nay trong cứu thực hiện dựa trên phương pháp nghiên các bậc phụ huynh là ưu tiên tránh rủi ro cho cứu định tính và định lượng kết hợp những ảnh con em đã tác động nhiều vào khoảng cách, mối hưởng của hoạt động thể chất đối với thành tích liên hệ giữa trẻ em với không gian thiên nhiên học tập của học sinh. Họ thử nghiệm đối chứng và những trò chơi mạo hiểm [25]. Vì thế, nghiên ngẫu nhiên. Thử nghiệm nghiên cứu các trẻ 10 cứu diễn ra kết hợp ưu tiên thiết kế không gian tuổi trong bảy tháng với số lượng mẫu rất lớn và vật liệu tự nhiên vào không gian. Kết quả (1000 mẫu), nghiên cứu ảnh hưởng thể chất nghiên cứu trường hợp này cho thấy có những trong và sau khi chơi, đi đến khẳng định chưa chuyển biến tích cực trong thay đổi lối chơi, đủ bằng chứng để kết luận hoạt động thể chất hành vi xã hội, hạnh phúc tâm lý và hoạt động làm tăng kết quả thành tích của tất cả trẻ em. thể chất. Các nhóm cũng tăng cường tương tác Tuy nhiên, sự kết hợp giữa học và chơi (trong với vật liệu tự nhiên. Kết quả đáng chú ý của đó học tập với mô hình chơi giả lập) có ảnh nghiên cứu là việc kết hợp vật liệu thiên nhiên hưởng tích cực đối với trẻ có bảng thành tích trong vui chơi ngoài trời rất tốt cho vận động học tập yếu [20]. thể chất, sức khỏe, mối quan hệ xã hội và sự Sân chơi có tác động tích cực thúc đẩy mối phát triển của trẻ. quan hệ này theo hướng những nhà mô phạm Nhấn mạnh tầm quan trọng của thiết kế đối với và phụ huynh mong đợi, hướng đến hành động sân chơi, những chuyên gia trong lĩnh vực thiết và xu hướng an toàn, lâu bền. Trên sân chơi, kế, giáo dục, y tế và làm chính sách cần cùng trẻ em trải nghiệm và tồn tại trong môi trường làm tiêu chuẩn đặt ra cho sự phát triển của trẻ chơi tương tác không có sự tập quyền. Vì thế em thông quan hoạt động trên sân chơi vì sân sân chơi có khả năng cải thiện sự tương tác chơi là nơi có khả năng lớn nhất cung cấp cơ hội đồng cấp giữa những trẻ tự kỷ trong vùng hỗ trợ phát triển thể lực. Thiết kế sân chơi ảnh không gian ngoài trời này [21], [22]. Cách trẻ hưởng đến sự phát triển kỹ năng thể chất cũng em tương tác với trò chơi và các yếu tố phẩm như kỹ năng xã hội của các đối tượng chơi bằng chất tâm lý như độ tin tưởng, tính hợp lý, sự cách tạo điều kiện hoặc ức chế các chiến lược công bằng, sự nối kết của chuỗi hoạt động chơi mà người chơi trên sân sử dụng để quản lý thiết [23]. Ưu điểm của nghiên cứu là làm nổi bật bị, cách chơi của mình và của người xung quanh sự tương tác của các yếu tố trò chơi với phẩm [26], [27]. Tính năng của mỗi loại sân chơi liệu có chất tâm lý, học tập và hưởng thụ trong đánh liên quan đến các cơ hội cho năng lực thể chất giá dựa trên trò chơi. Trong các mối quan hệ là một phần còn bỏ ngỏ, tuy nhiên có căn cứ để diễn ra trên sân chơi, liệu người lớn có quan xác định rằng sân chơi thiết kế tốt có ảnh hưởng tâm đến thiết kế hoặc có ảnh hưởng như thế đến hoạt động thể chất [28]. Nhóm đã tiến hành nào là một mảng trống hiếm hoi chỉ có nghiên nghiên cứu trường hợp đối với bốn trường tiểu ISSN: 2615 – 9686 Journal of Science – Hong Bang International University
  7. Tạp chí KHOA HỌC – Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng – Số 12 – 07/2020: 79–92 85 học ở Pháp chia ra làm hai đội; một đội có sự trí quy hoạch dù các pho tượng chưa có chất can thiệp đối với thẩm mỹ sân chơi và đội kia lượng cao. Tuy nhiên, chưa tìm thấy tài liệu thể thì không. Kết luận của nghiên cứu, đội có được hiện sự có mặt thật sự của một sân chơi có các thiết kế thẩm mỹ sân chơi tốt có khuynh hướng hệ thống thiết bị vui chơi cho thanh thiếu niên. ảnh hưởng tích cực đối với hoạt động thể chất Trong các nguồn sách báo chỉ thể hiện gián tiếp từ rất mạnh đến hoạt động trung bình. Họ đánh các khu vực công cộng có ghế đá, hiếm hoi xuất giá cao giá trị của thiết kế sân chơi và thiết bị hiện chiếc cầu tuột cũng làm từ nguyên liệu bột chơi. Tuy nhiên, nghiên cứu hoàn toàn không đá ép. Trong các hình ảnh còn ghi lại của khu chú ý đến mối quan hệ nảy sinh trong bối cảnh công viên Thủ lệ xưa hay bờ bao cầu cảng Sài môi trường thiết kế đến quan hệ tương tác của Gòn xưa – nơi tiếp giáp kênh Bến Nghé, nay các em học sinh. là bến Bạch Đằng có thể hiện chi tiết các dây Các công trình nghiên cứu liên quan phù hợp xích sơn trắng vừa làm hàng rào, vừa cũng là với vấn đề nghiên cứu KGCC, quy hoạch, kiến những chiếc ghế - xích đu cho khách bộ hành. trúc và văn hóa xã hội có nhiều. Nhưng đề tài Tuy ít nhưng các thiết bị này cũng thể hiện một nghiên cứu trong lĩnh vực tạo dáng công nghiệp ý nghĩa sự thay đổi về kinh tế và ý thức văn hóa về thiết bị vui chơi nơi công cộng còn rất ít, chưa xã hội của những vùng đô thị lớn của đất nước. có hệ thống và chuyên nghiệp xứng tầm để đáp Thời kỳ đổi mới, đô thị hóa và công nghiệp hóa ứng yêu cầu của sự phát triển đô thị nhằm thay các thành phố phát triển nhanh chưa từng thấy. đổi hiện đại hóa bộ mặt đô thị của TP.HCM nói Trong hai mươi năm đô thị phát triển hơn cả riêng và của đất nước nói chung. mấy thế kỷ trước gộp lại. Với một quốc gia hầu 3. BỐI CẢNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ như chưa có truyền thống văn hóa đô thị như MINH VÀ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG Việt Nam thì đây là một bước ngoặt chưa từng SÂN CHƠI có, thay đổi hoàn toàn lối sống, môi trường Từ thời thực dân, không gian đô thị được quy sống và các mối quan hệ của con người, thách hoạch hiện đại và luôn có các điểm nhấn, điểm thức mọi tính toán và dự đoán. Tiếc rằng KGCC dừng dành cho tất cả mọi người: đó là các công bị coi nhẹ, gần như không có mặt trong các quy viên, chỗ đi bộ, chỗ dừng chân của giao thông hoạch. Tỷ lệ diện tích dành cho cây xanh, cơ sở công cộng, chỗ thưởng thức văn hóa, nơi thực hạ tầng khá thấp và tỷ lệ dành cho không gian hiện các dịch vụ công. Nhà bảo tàng, nhà hát, văn hóa giải trí lành mạnh như các sân chơi lại các khu công sở, các công trường, vườn hoa càng thấp hơn nữa. Năm 2010, dưới sự chủ trì ở Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng... đến nay vẫn là Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh Thiếu niên và những di sản kiến trúc đẹp nhất, vẫn là hình ảnh Nhi đồng của Quốc hội, quy hoạch sân chơi dễ nhớ của các đô thị Việt Nam. Tại TP.HCM, cho trẻ em được quy định lồng ghép vào các thành phố lớn nhất nước thời kỳ này, đáng chú chương trình mục tiêu của các bộ như Bộ Giáo ý là các công trường nhỏ, các tượng kỷ niệm dục và Đào tạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển trên các trục giao thông chính là hợp lý về vị nông thôn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Journal of Science – Hong Bang International University ISSN: 2615 – 9686
  8. 86 Tạp chí KHOA HỌC – Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng – Số 12 – 07/2020: 79–92 Hình 2. Sân chơi thiếu nhi trong công viên Tao Đàn được xây dựng giai đoạn này (Nguồn: tác giả) Gần đây, trong kỳ họp thứ 17 của Đại hội đồng bóng rổ trẻ toàn cầu với 14 vận động viên Việt Liên Hợp quốc (tháng 9 năm 2015), các nhà lãnh Nam, Dikembe Mutombo (cầu thủ phòng ngự đạo đến từ 193 quốc gia đã cùng cam kết: xây xuất sắc nhất lịch sử bóng rổ, nhà hoạt động dựng một thế giới tốt đẹp hơn trong 15 năm tới xã hội nổi tiếng với rất nhiều hoạt động phát - mục tiêu phát triển bền vững. Việt Nam cam triển cộng đồng) đã phát biểu “Chúng ta ở đây kết sẽ đạt được các mục tiêu phát triển bền vững để gây dựng nơi này cho các thế hệ kế tiếp. Đó vào năm 2030. Ngày 25 tháng 9 năm 2015, Ủy là công việc của chúng ta. Nuôi dưỡng những ban Nhân dân TP.HCM, cùng với UNICEF Việt đứa trẻ và giúp đỡ cộng đồng, đó là chuẩn bị Nam đã cam kết xây dựng TP.HCM trở thành cho thế hệ sau”. Theo xếp hạng của Bộ Lao động “Thành phố thân thiện với trẻ em” đầu tiên ở – Thương binh và Xã hội, trong tài liệu Khảo sát Việt Nam. TP.HCM, một trong những thành phố chất lượng cuộc sống của người dân TP.HCM năm có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất của Châu Á, sẽ 2013, TP.HCM xếp thứ hai trên toàn quốc trong trở thành mô hình kiểu mẫu trong khu vực, nơi năm 2012 và 2013 về tiến độ triển khai các mỗi trẻ em ngay từ khi sinh ra đều có một khởi chính sách và chương trình bảo vệ trẻ em. Một đầu công bằng để sống và phát triển trong một chiến lược để khuyến khích sự tham gia của trẻ môi trường an toàn [29]. Kế hoạch hành động em hiệu quả tại TP.HCM sẽ là lộ trình để thành quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì phố trở thành một “thành phố thân thiện với trẻ sự phát triển bền vững do Thủ tướng Chính phủ em”, đây là cam kết trọng tâm trong Mục tiêu vào tháng 5 năm 2017. Chính phủ Việt Nam và phát triển bền vững, đặc biệt là mục tiêu 11: Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc đã cùng thảo luận xây dựng các đô thị và cộng đồng dân cư hiệu và đề ra các mục tiêu và chỉ số phát triển bền quả, an toàn, đồng bộ và bền vững. Vì thế cần vững quan trọng nhất đối với trẻ em Việt Nam. kiến thiết những cơ sở để trẻ em TP.HCM có Các mục tiêu hướng tới trẻ em này được thể thể phát triển toàn diện là nhiệm vụ hiện tại và hiện trong Kế hoạch hành động Mục tiêu phát tương lai của thành phố. Với sự phát triển của triển bền vững của Việt Nam [30]. Trong buổi đô thị thành phố, khả năng để phát triển các gặp gỡ của Chương trình phát triển tài năng sân chơi trong khu vực KGCC ngoài trời là thiết ISSN: 2615 – 9686 Journal of Science – Hong Bang International University
  9. Tạp chí KHOA HỌC – Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng – Số 12 – 07/2020: 79–92 87 thực vì ảnh hưởng rất nhiều đến lợi ích kinh tế, các nhà thiếu nhi trong thành phố và công viên sức khỏe trẻ em, quan hệ xã hội và các vấn đề công cộng có nhiều sân chơi trẻ em như nhà xã hội như tội phạm, vệ sinh khu vực. thiếu nhi TP.HCM, nhà thiếu nhi quận Tân Phú, Thiết bị trò chơi dành cho sân chơi trẻ em trong công viên Lê Văn Tám, công viên Tao Đàn, Thảo các vùng không gian này do nhà nước xây dựng Cầm Viên, công viên 23 tháng 8, Gia Định… và quản lý thường nằm trong vùng công viên Đặc điểm tiêu biểu thứ nhất của loại hình này hoặc nhà văn hóa địa phương. Loại thiết bị là miễn phí hoặc người sử dụng chi trả mức chi này trước thời kỳ nhà nước mở cửa phát triển phí thấp (khi có sự liên kết với tư nhân, mức phí kinh tế thì chưa được phát triển, từ những năm này thường nằm trong kiểm soát của cơ quan 1990 đến nay, loại hình này phát triển nhiều nhà nước). Thứ hai, phục vụ đối tượng chính là hơn, nhằm mục đích tạo sân chơi cho trẻ em thiếu nhi độ tuổi từ ba đến mười hai tuổi. Thứ vận động, giao lưu trong môi trường hòa nhập ba là chúng thường có quy mô nhỏ, cấu trúc với thiên nhiên. Từ đó trẻ học khám phá để phát đơn giản nhưng chắc chắn. Các thiết bị chơi này triển trí tuệ và các kỹ năng cá nhân nhằm phát thường là đu xoay, bập bênh, nhà banh nhỏ, cầu huy tính cách tích cực của con người xã hội như tuột, bộ thiết bị vận động liên hợp, xích đu, ghế kỹ năng giao tiếp cộng đồng, kỹ năng làm việc đá, bộ thiết bị giúp rèn luyện thể lực… có thể tập thể, kỹ năng tôn trọng luật lệ... Hiện nay, không đồng bộ. Hình 3. Thiết bị đồ chơi ngoài trời trong công viên Lê Văn Tám (Nguồn: tác giả) Journal of Science – Hong Bang International University ISSN: 2615 – 9686
  10. 88 Tạp chí KHOA HỌC – Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng – Số 12 – 07/2020: 79–92 Hình 4. Thiết bị đồ chơi ngoài trời trong công viên Lê Thị Riêng (Nguồn: tác giả) Hình 5. Sân chơi Cầu Móng (Nguồn: tác giả) ISSN: 2615 – 9686 Journal of Science – Hong Bang International University
  11. Tạp chí KHOA HỌC – Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng – Số 12 – 07/2020: 79–92 89 Trên thực tế, trò chơi vận động hoặc khu trò Đặc biệt là phương pháp đảm bảo an toàn được chơi vận động liên hợp đa thành phần là một xây dựng thành chính sách. Song song với các loại hình được phân chia theo cơ cấu và chức khu vực dành cho trò chơi vận động là các khu năng phục vụ của chúng. Trên nhiều quốc gia vực với các thiết bị giải trí thẩm mỹ gồm các phát triển, việc xây dựng các khu vực lắp đặt thiết bị như hồ nước, thiết bị phun nước, hệ loại hình này được điều tra nghiên cứu kỹ từ địa thống dẫn tham gia tạo hình nghệ thuật hoặc lý môi trường bao gồm địa hình, hướng gió, khí kết hợp thiết kế cảnh quan tạo nên một vẻ đẹp hậu cho đến văn hóa, giao thông, quy hoạch… hài hòa cho sân chơi. Hình 6. Sân chơi tại công viên Gia Định được thiết kế hài hòa với cảnh quan (Nguồn: tác giả) Như đã đề cập, thiết kế sân chơi tại các đô thị điều tra gồm hai phần bao gồm phần khảo sát lớn ở Việt Nam, tiêu biểu là TP.HCM là đóng với bốn mục chính và phần điều tra với 25 câu góp vào cảnh quan chung của đô thị là rất cần hỏi, tiến hành phỏng vấn gần 200 đối tượng thiết. Trước tiên cần được nghiên cứu tổng trong độ tuổi. Các hạng mục bao gồm khả năng quan, thực trạng sử dụng và nắm chắc thực tiếp cận sân chơi, môi trường địa lý và thiết bị; trạng thiết kế. Nghiên cứu thực trạng sân chơi an toàn trên sân chơi; định lượng và định tính số công cộng ngoài trời dưới góc độ thiết kế từ lượng và chất lượng thiết bị từ góc độ quan sát năm 2019 đến nay thực hiện qua quan sát đánh của người làm nghề thiết kế. giá trong khoảng 60 sân chơi ngoài trời không Một bảng hỏi được thiết kế xây dựng trên lý thu phí trong cả công viên và trong khu vực nhà thuyết tương tác và lý thuyết chức năng để trực văn hóa, nhà thiếu nhi của 19 quận nội thành. tiếp điều tra tại hiện trường chia làm hai phần Nghiên cứu thực địa thực hiện qua một bảng chính. Một là, bảng hỏi dành cho đối tượng Journal of Science – Hong Bang International University ISSN: 2615 – 9686
  12. 90 Tạp chí KHOA HỌC – Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng – Số 12 – 07/2020: 79–92 người chơi (vì thế chỉ phỏng vấn với các bé trên bị đẹp dù họ muốn như thế. Người lớn tham gia hai tuổi); hai là, bảng hỏi dành cho đối tượng trên sân chơi cũng có nhu cầu về hồi ức một người trông trẻ. Mục tiêu của điều tra đánh tuổi thơ – đây cũng là một hướng mở cho các giá mức độ tích cực của thiết kế đối với những thiết kế trên thực tiễn. người tham gia này từ hai cực tác động vật chất TP.HCM có nhiều vùng đang được xây dựng các của thiết kế và tác động phi vật chất. khu dân cư mới và hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Kết quả nghiên cứu tổng quan và điều tra cho Trong các khu ở, mô hình chung cư cao tầng và thấy sự tập trung quan tâm, tình hình nghiên chung cư cao cấp rất phát triển. Các vùng đô cứu trong nước và tại TP.HCM chưa được đào thị này cạnh tranh qua việc phát huy nghệ thuật sâu. Đây thực sự là một mảng trống về chính cảnh quan và xây dựng không gian chức năng sách và xây dựng cần được đầu tư nhiều hơn. cho người mua, do đó số lượng sân chơi ngoài Trên thực tế cơ sở vật chất, đánh giá thẩm mỹ trời miễn phí của khu vực này gia tăng. Trong của thiết kế sân chơi trong KGCC tại TP.HCM tương lai, hướng nghiên cứu sẽ tiến tới điều tra còn bỏ ngỏ các vấn đề như khả năng tiếp cận các sân chơi công cộng ngoài trời tại chung cư của tất cả các đối tượng (trẻ em bình thường trong địa bàn thành phố và so sánh với khu vực và trẻ khiếm khuyết dưới 16 tuổi); đưa vật liệu công viên, dự đoán về nhu cầu của người sử tự nhiên vào sản phẩm thiết bị. 100% sân chơi dụng và lợi ích tiềm ẩn của sân chơi. không có lối tiếp cận cho người khuyết tật và không dành cho trẻ em trên 12 tuổi. Sự đa dạng 4. KẾT LUẬN trên sân chơi thấp, 88% sân chơi được các đối Qua nghiên cứu tổng quan trên có thể thấy rằng tượng khảo sát đánh giá là như nhau. Đặc biệt, chơi rất quan trọng đối với nhiều khía cạnh phát giá trị thiết kế tương tác và biểu tượng khi đánh triển của trẻ em, từ việc tiếp thu các kỹ năng giá dựa trên lý thuyết tương tác và lý thuyết xã hội, thử nghiệm và đối đầu và giải quyết các thẩm mỹ và chức năng của sản phẩm chưa đạt khủng hoảng cảm xúc, đến sự hiểu biết đạo đức, vai trò làm tăng cường giá trị phi vật chất của các kỹ năng nhận thức như ngôn ngữ và hiểu, và sân chơi và môi trường công cộng, chưa tác tất nhiên là các kỹ năng thể chất. Sân chơi mang động đến cảm xúc thẩm mỹ của người sử dụng lại nhiều cơ hội cho mọi thành viên không chỉ tại thành phố. trẻ nhỏ và ngữ cảnh kinh tế, xã hội địa phương. Trẻ em có nhu cầu sử dụng cao (100% trẻ em Việc đô thị hóa ngày càng tăng đã khiến trẻ em muốn được chơi trong sân chơi và công viên khi có ít cơ hội hơn nhiều so với các thế hệ trước để không được chơi trong sân trường và trên hè chơi tự do ngoài trời và trải nghiệm môi trường phố) nhưng khả năng phục vụ của không gian và tự nhiên một cách hoàn toàn. KGCC chất lượng thiết bị thấp nên giới hạn vận động. Sự hạn chế tốt - bao gồm sân trường được thiết kế tốt - có này cũng ảnh hưởng đến cảm xúc thẩm mỹ khi thể giúp lấp đầy khoảng trống này, mang đến một số trẻ em và người lớn cho rằng có đủ thiết cho trẻ cơ hội vui chơi, tập thể dục, học tập và bị miễn phí để trẻ chơi và không mong chờ thiết mang lại cho nhà đầu tư những giá trị thực tiễn. ISSN: 2615 – 9686 Journal of Science – Hong Bang International University
  13. Tạp chí KHOA HỌC – Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng – Số 12 – 07/2020: 79–92 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO 3/2006, 58 [1] Trọng Đạt (2019). Đã có nguyên tắc định [13] Nguyễn Quang Minh (2018). Tính tùy biến hướng về ICT cho đô thị thông minh ở Việt Nam, và tính tương tác của nghệ thuật công cộng trong https://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/vien- không gian đô thị, Tạp chí Kiến trúc 5/2018. thong/da-co-nguyen-tac-dinh-huong-ve-ict- [14]] Doãn Minh Khôi (2018). Sự hấp dẫn của cho-do-thi-thong-minh-o-viet-nam-425850. không gian công cộng, Tạp chí Kiến trúc 5/2018. html, xem 12/9/2019. [15] Nguyễn Thị Hiền (2009), “Sự tham gia của [2] TS Nguyễn Quang (2018). Không gian công các tầng lớp xã hội trong quy hoạch và quản lý cộng trong quy hoạch cảnh quan và phát triển bền không gian công cộng”, Hội thảo Quy hoạch và vững, Tạp chí kiến trúc 05/2018. sử dụng đất công cộng trong đô thị năm 2009. [3] Kant I. (1784), An Answer to the Question: [16] Vũ Hồng Nhi (2011). Đồ chơi, đồ chơi dân What Is Enlightenment? Toward Perpetual Peace gian trẻ em, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, 319. 2006. Yale University Press. 18 - 22. [17] Marit J. (2009). Management and use of [4] UNICEF (1989). Công ước quốc tế về quyền public outdoor playgrounds, Doctoral Thesis. của trẻ em. 1, 13. Swedish University of Agricultural Sciences. [5] Luật số 102/2016/QH13 (2016). Luật trẻ [18] Hagan, T. & Smith, P. K. (1995). Chapter em, https://luatvietnam.vn/lao-dong/luat-tre- 1- Children on the playground at recess. School em-2016-104818-d1.html, xem 15/9/2019. Recess and Playground in Behavior, Educational [6] Kelly. R. K. (2014). Understanding the outdoor and Developmental Role. Suny Press. play environment for preschool children. Human [19] Connolly K. and Smith, P. K (1980). Development and Family Studies. IOWA The ecology of preschool behaviour, London: University. Cambridge University Press. [7] Baulkwill A. (2002), Lots of conviviality. The [20] Pellegrini A. D. và David D. (1993). Relations Garden, September, 693. between children’s playground and classroom [8] Quayle M. et al. (1997). Growing community: behavior, British Journal of Educational a case for hybrid landscapes. Landscape and Psychology, 63, 89. Urban Planning, 39, 99-107. [21] Geir K. Resaland et al. 2016. Effects of [9] Tom M. (1998). Empty spaces, dangerous physical activity on schoolchildren's academic places. ICA Newsletter, 1, 2-3 performance, Preventive Medicine, 91, 322-328. [10] Phan Ngọc Long (2002). Tượng trang trí [22] Mark Kretzmann, Wendy Shih, Connie K. công viên tại thành phố Hồ Chí Minh – hiện trạng 2015. Improving Peer Engagement of Children và hướng phát triển, Luận văn Thạc sĩ Đại học with Autism on the School Playground. Behavior Mỹ thuật TP.HCM. Therapy. Department of Health and Human [11] Nguyễn Vũ Minh (2008). Không gian công Resources: Autism Reseach. cộng – Không gian thân thiện, Tạp chí Kiến trúc [23] Mancas M. et al. (2013). About experiment Việt Nam, 12&1/2009, 102. and emergence - A framework for Decentralized [12] Nguyễn Minh Hòa (2006). Từ không gian interactive Play Environments, LNICST, volume giao tiếp đến không gian nhân văn - con đường đi 124, p.104-113. của đô thị Việt Nam, Tạp chí phát triển KH&CN, [22] Yoon J. K., Valerie J. S. (2015). The interplay Journal of Science – Hong Bang International University ISSN: 2615 – 9686
  14. 92 Tạp chí KHOA HỌC – Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng – Số 12 – 07/2020: 79–92 of game elements with psychometric qualities, [27] Ann B. 1999. The Impact of Playground learning, and enjoyment in game-based assessment, Design on The Play Behaviorsof Children with Computer and Education 87, 340-356. Differing Levels of Physical Competence. Special [24] Eleanor L., (2007) Children’s power over play Issues, Volume 50 part 3, p. 75-98. a cultural geography of play space in America, [28] Aure1ie B., Nicola D. Rider, Julien A., https://www.uc.edu/cdc/publications/. Ammanuel V. P. (2013). Effects of a playground [25] Mariana B., Takuro I., Susan H., and Sara marking intervention on school recess physical B. (2017). Landscapes for play - Effects of an activity in French children, Reventive Medicine intervention to promote nature-based risky play in 57, 580-584. early childhood center. Journal of Evironmental [29] UNICEF (2017). Phân tích tình hình trẻ em Psychology, 54. thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. [26] Jason R., (2011). Playgrounds and Child [30] UNICEF (2018). A snapshot: SDGS and Development, http://www.cpp.edu/~tgyoung/ children in Viet Nam. Children and Sustainable Pom_Parks/Pomonas%20Playgrounds.pdf. Development Goals. PLAYGROUND IN PUBLIC SPACE FOR CHILDREN Nguyen Thi Uyen Uyen ABSTRACT Outdoor space provides many perfect conditions for the needs of the psychological, emotional, intellectual, and physical development of children. In Vietnam, the role of children's outdoor playgrounds and the construction of these spaces as well have not known in detail and clarity yet. The development orientation  of the  city  council  is  towards a friendly, smart city in which the  construction of playgrounds may require a citizen’s understanding and support. The study surveys related documents and observe as well as takes notice of geographical actualities to consider the overall and views of outdoor playtime, designing playgrounds, and study the context of Ho Chi Minh City, the reality of playgrounds of the city from a designing perspective. It is from then that it aims to develop the following studies, which is determining the context of playgrounds in public green areas and parks of Ho Chi Minh city. Key words: children, playgrounds, public space, design, Ho Chi Minh city. Received: 15/05/2020 Revised: 19/06/2020 Accepted for publication: 17/07/2020 ISSN: 2615 – 9686 Journal of Science – Hong Bang International University
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2