intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Để học sinh thêm yêu thích môn văn xây dựng nền tảng văn học vững chắc

Chia sẻ: Nguyen Thi Thanh Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

85
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Văn học vốn là một môn học có đặc thù riêng. Bằng những hình tượng và ngôn từ phong phú sinh động của minh, nó cung cấp cho người đọc những kiến thức về cuộc sống cũng như những điều bí ẩn trong tâm hồn con người. Mời các bạn tham khảo và tự rút ra cho mình một số giải pháp sau để tạo cho các em niềm yêu thích say mê môn văn và việc học văn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Để học sinh thêm yêu thích môn văn xây dựng nền tảng văn học vững chắc

  1. ĐỂ HỌC SINH THÊM YÊU THÍCH MÔN VĂN A-LỜI NÓI ĐẦU: I-LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1-Cơ sở lý luận: Văn học vốn là một môn học có đặc thù riêng. Bằng những hình tƣợng và ngôn từ phong phú sinh động của minh, nó cung cấp cho ngƣời đọc những kiến thức về cuộc sống cũng nhƣ những điều bí ẩn trong tâm hồn con ngƣời, khơi gợi lên một thế giới kì ảo , huyền diệu và lung linh sắc màu bởi vẻ đẹp nhân văn trong mỗi sự vật, hiện tƣợng trong tác phẩm. Từ đó nó tác động tới tâm tƣ, tình cảm và góp phần quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách cho con ngƣời. chinh vì lẽ đó nên môn văn là môn học ít có vẻ khô khan so với một số môn khoa học tự nhiên nhƣ toán, lí, hóa trong chƣơng trình phổ thông. Tuổi trẻ là lứa tuổi giàu cảm xúc, dễ rung dộng trƣớc cái đẹp nên nếu đƣợc thầy cô dẫn dắt, hƣớng dẫn thì sự yêu thích cái CHÂN-THIỆN-MỸ(Những gía trị mà văn học đang hàm chứa) nhất định sẽ tăng lên, giúp các em học tốt hơn. 2-Cơ sở thực tiễn: Có một thực tế là nhiều học sinh(thậm chí cả phụ huynh) còn ít mặn mà với môn văn. Các em học văn theo kiểu đối phó, thụ động và làm bài thƣờng theo một kiểu của các bài văn mẫu mà các sách tham khảo bày bán tràn lan(có phụ lục kèm theo). Chính vì lẽ đó nên việc hình thành, trau dồi và duy trì niềm yêu thích môn văn là rất cần thiết. Xuất phát từ những cơ sở lí luận và thực tiễn dạy - học môn văn nói trên, tác giả bài viết này mạnh dạn xin đƣợc trình bày một số kinh nghiệm của bản thân với đề tài: “ ĐỂ 1
  2. GIÚP HỌC SINH THÊM YÊU THÍCH MÔN VĂN”, qua đây muốn đƣợc trao đổi với các bạn đồng nghiệp để cùng nhau làm tốt hơn nhiệm vụ dạy học của mình. II-LỊCH SỬ ĐỀ TÀI: Đã có nhiều bài viết trên các tạp chí hay báo nhƣ: Văn học và Tuổi trẻ, Giáo dục và Thời đại…nói về tình trạng dạy - học môn văn cũng nhƣ tâm lí các em trong việc học văn. Nhƣng trong khuôn khổ bài viết này, ngƣời viết chỉ xin nói về bản thân và các lớp 12A1,12D1,12D3 của trƣờng Cấp 2-3 Nguyễn Trãi mà mình trực tiếp giảng dạy.(năm học 2007-2008, 2008-2009) B-NỘI DUNG: I-Thực trạng đề tài- Đối tượng nghiên cứu: 1- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh 3 lớp 12A1, 12D1, 12D3 năm học 2008-2009. 2-Thực trạng đề tài: Trƣờng Cấp 2-3 Nguyễn Trãi nói chung, 3 lớp 12A1, 12D1, 12D3 nói riêng có tỷ lệ học sinh ngƣời Êđê khá cao(hơn 50%), đa số các em có hoàn cảnh gia đình còn khó khăn, đi học sáng, chiều phải phụ giúp cha mẹ làm rẫy…Thêm vào nữa là vốn tiếng Việt của các em còn hạn chế nên ít nhiều có ảnh hƣởng đến việc học. Các em thƣờng ngại học văn và chƣa mạnh dạn trong các hoạt động nhóm. Kết quả sơ bộ thăm dò đánh giá suy nghĩ về môn văn của các em nhƣ sau(số học sinh tham gia:22 em) Câu 1:Thái độ của anh(Chị)với việc học văn: 2
  3. STT Các mức dộ 12A1 12D1 12D3 a Rất thích 0 0 1 b Thích 2 3 2 c Bình thƣờng 4 5 3 d Không thich 2 0 0 Câu 2: Môn Văn là môn học: 12A1 12D1 12D3 a Rất tuyệt 0 0 0 b Thú vị 2 4 6 c Bình thƣờng 2 4 3 d Chán ngán 1 0 0 e Không thích 0 0 0 Nhƣ vậy bƣớc đầu ta thấy chƣa có nhiều học sinh yêu thích môn văn(10/22), đặc biệt các em lớp 12A1 do xu hƣớng chọn nghề khối tự nhiên khá rõ nên còn chƣa mấy mặn mà với môn học này. II-Các giải pháp: Từ thực tế trên, tôi đã tự rút ra cho mình một số giải pháp sau để tạo cho các em niềm yêu thích say mê môn văn và việc học văn. 1-Trước hết phải tạo cho các em niềm say mê, yêu thích môn văn: 3
  4. Muốn để học sinh yêu thích môn văn, thích học văn thì giáo viên văn cũng phải thật sự yêu thích, say mê môn học này. Sẽ là chuyện hoang tƣởng nếu thầy cô đến với văn học bằng một trái tim hững hờ, một sự “giảng cho hết bài” mà lại mong có học trò yêu thích học văn. Tất nhiên yêu thích nó , say mê nó nhƣng để truyền niềm yêu thích ấy sang cho học trò còn phải có thêm một số yếu tố khác nữa nhƣ khả năng truyền đạt, sự phối hợp các phƣơng pháp dạy học và tổ chức học sinh học tập…nhƣng yêu thích, say mê thậm chí si mê văn học, say mê dạy văn cũng nhƣ cái đẹp trong văn chƣơng là yếu tố đầu tiên để thầy và môn văn chinh phục đƣợc lòng ngƣời đọc nói chung, học sinh nói riêng. 2-Chuẩn bị thật tốt cho bài giảng, đơn giản hóa kiến thức: Do đặc điểm riêng của đối tƣợng học sinh nên khi soạn bài thầy nên soạn bài, chọn phƣơng pháp, phƣơng tiện thích hợp phục vụ cho bài giảng. Khi giảng bài cố gắng đơn giản hóa kiến thức (mà không sơ sài, không cắt bớt) bằng cách chọn các từ ngữ giản dị, thậm chí nôm na để các em có thể hiểu đƣợc những kiến thức cơ bản nhất. Ví dụ: khi giảng bài có từ Hán Việt nên cố gắng đổi sang từ thuần Việt tƣơng ứng, có thể dùng cụm từ “em có suy nghĩ gì, cảm xúc gì” thay cho “ em có cảm nhận gì…”, thầy cũng không nên dùng từ địa phƣơng vì có thể gây khó hiểu cho học sinh. Nói chậm để các em theo dõi và làm theo hƣớng dẫn của thầy, nhất là khi giáo viên nói theo phƣơng ngữ của một số địa phƣơng nhƣ Nghi Lộc(Nghệ An) Quảng Ngãi…Bên cạnh mục đích giúp học sinh nghe dễ hiểu thì còn giáo dục học sinh có ý thức bảo tồn gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt 3- Phân loại đối tượng học sinh: Trong từng tiết học, giáo viên đƣa ra từng yêu cầu phù hợp với đơn vị kiến thức tƣơng ứng cho học sinh thảo luận và rút ra kiến thức cần ghi nhớ. Câu hỏi có các mức độ khác nhau để học sinh yếu, khá, trung bình, giỏi…đều có thể tham gia trả lời từ mức độ tái hiện thông thƣờng đến câu hỏi nhận biết, khám phá. Ví dụ: khi dạy một văn bản, khâu đầu tiên là đọc- tìm hiểu chung. Giáo viên yêu cầu học sinh phát biểu trên cơ sở đã soạn trƣớc ở nhà và trả lời các câu hỏi: -Nội dung phần tiểu dẫn là gì?(học sinh trung bình hoặc yếu đều có thể trả lời) -Hãy nêu nét chính trong cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của tác giả?(học sinh trung bình) 4
  5. -Nhận xét khái quát nhất về tác giả, phong cách nổi bật?(học sinh khá và giỏi) Khi tìm hiểu văn bản, câu hỏi sẽ đi từ việc tìm chi tiết(biện pháp), phân tích chi tiêt( biện pháp), đánh giá tác dụng của chi tiết(biện pháp) đó. Thông qua hệ thống câu hỏi đó giúp học sinh tìm hiểu khám phá tốt hơn nội dung bài học 4- Động viên khích lệ kịp thời: Học sinh nhất là học sinh bậc THCS thƣờng rất thích khi đƣợc thầy cô khen ngợi cổ vũ. Các em thấy đƣợc tôn trọng và đánh giá đúng sự cố gắng của mình, từ đó các em sẽ thấy mình lớn hơn và sẽ có thêm niềm say mê yêu thích học văn, viết văn. Nhất là các em học yếu hay những em ngƣời Êđê vốn hay mặc cảm, tự ti thì chỉ cần một lời khen ngợi khích lệ đúng lúc của thầy sẽ giúp các em tự tin lên nhiều. Vậy nên, thầy cô phải để ý và khen ngợi kịp thời cả những thành tích còn chƣa nhiều, chƣa thật nổi bật của các em. Bên cạnh đó cũng còn nên chú ý khâu kiểm tra, đánh giá cũng hết sức quan trọng. Các em sẽ thích học hơn nếu đề ra vừa sức, các em làm đƣợc bài, thêm tự tin và hứng thú bƣớc chân vào thế giới văn học vốn không đễ đƣợc điểm cao nhƣ một số môn khoa học tự nhiên. Khi chấm bài, cần tránh tâm lí “văn mình” để mạnh dạn cho điểm 9. 10 nếu bài viết có sự sáng tạo độc đáo của học sinh. Lời nhận xét bài làm cần có chừng mực, khuyến khích động viên nếu các em có lỗi, tránh phê cộc lốc hay chỉ có chê, sẽ khiến các em nản, ngại học. khi các em phát biểu sai hoặc chƣa thật chính xác nên nhận xét và sửa lại với thái độ nhẹ nhàng, lịch sự, tránh giễu cợt hay chỉ trích làm các em bị thƣơng tổn. 5-Có nhiều hình thức học tập: Bên cạnh các phƣơng pháp truyền thống nhƣ thuyết giảng (dùng xen kẽ tùy theo đặc điểm đối tƣợng), đàm thoai( áp dụng ở lớp 12A1hiệu quả hơn vì có nhiều học sinh nhận thức nhanh hơn), thảo luận nhóm, đóng tiểu phẩm, đọc diễn cảm, ngâm thơ, hát bài thơ đã đƣợc phổ nhạc cũng thu hút các em vào bài học. Hiện nay CNTT đã rất phát triển và đƣợc áp dụng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, trong đó có giáo dục. Tuy nhiên , qua thử nghiệm và theo dõi, tôi thấy không phải bài nào cũng có thể áp dụng CNTT thành công. Nên chăng có lẽ chỉ nên áp dụng nó ở phân môn 5
  6. tiếng Việt hay tập làm văn. Còn môn giảng văn…có lẽ nên để cho học sinh đƣợc thả sức tung hoành trí tƣởng tƣợng của mình theo những hình tƣợng văn học dƣới sự chỉ đạo hƣớng dẫn của thầy. Bản thân tôi cũng đã từng soạn và dạy 2 bài giáo án điện tử: Đò Lèn(Nguyễn Duy), Sóng(Xuân Quỳnh)…Bài Sóng thành công hơn bài Đò Lèn. Học sinh nghe chăm chú, thảo luận sôi nổi cũng nhƣ ghi chép đầy đủ hơn. Từ đó tôi thấy nên dạy bằng CNTT ở những giờ TLV, tiếng Việt thì hợp hơn, dễ thànhh công hơn. Năm học 2007-2008, đƣợc sự đồng ý và giúp đỡ của BGH, đặc biệt sự tham mƣu của thầy hiệu trƣởng- vốn là giáo viên văn có nhiều kinh nghiệm và say mê văn học-tôi đã cùng tổ văn thành lập một Câu lạc bộ “Bạn yêu văn học” và đã có hoạt động, cùng với việc đặt tạp chí Chƣ Yang Sin của tỉnh nhà cũng đã có thêm tƣ liệu cho giáo viên và học sinh cùng tham khảo, giúp cho các bài văn học địa phƣơng thuận lợi hơn; các em có dịp tiếp xúc với văn học địa phƣơng càng thêm tự hào và yêu quê hƣơng hơn.Hè năm 2007, hƣởng ứng cuộc vận động sáng tác “Viết về cuộc sống quanh em” do Nhà văn hóa huyện CƣM’gar tổ chức, CLB Văn học của trƣờng đã phát động và lựa chọn đƣợc 1 chùm thơ và 2 truyện ngắn của các em tham dự.Kết quả cả ba tác giả đều đƣợc đánh giá cao đƣợc tham dự trại viết trong hè của huyện. 6-Cần liên hệ thực tế: Môn văn là môn học góp phần lớn trong việc hình thành, giáo dục nhân cách cho học sinh. Mỗi một tác phẩm viết ra đều có hàm chứa một hay nhiều tình cảm đạo đức, từ đó nó tác động tới nhận thức, tình cảm của học sinh. Vì vậy nên khi dạy giáo viên nên khéo léo liên hệ, tích hợp, lồng ghép kiến thức trong tác phảm với kiến thức thực tế đời sống hay các lĩnh vực khác nhƣ ;giáo dục môi trƣờng, các tệ nạn xã hội vv..bên cạnh giáo dục tƣ tƣởng, thái độ sống dúng đắn cho các em. Trong chƣơng trình có 2 tiết bài RỪNG XÀ NU(Nguyễn Trung Thành) khi dạy giáo viên nên liên hệ những phẩm chất đáng quý của ngƣời Tây nguyên nhƣ phóng khoáng, yêu tự do, sức sống bền bỉ mãnh liệt, kiên cƣờng bất khuất,một lòng một dạ theo Đảng… cũng nhƣ vai trò của già làng với cộng đồng qua nhân vật cụ Mết. Khi dạy bài AI ĐÃ ĐẶT TÊN DÒNG SÔNG(Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng) nên liên hệ thực tế và giúp các em nhận thức đƣợc nhiệm vụ giữ cho môi trƣờng ngày càng xanh-sạch-đẹp hơn, để những dòng sông không bị biến thành “những dòng sông chết” do rác thải, do nguồn nƣớc ô nhiễm từ các công trình xây dựng và sinh hoạt do con ngƣời thải ra. 6
  7. III-Kết quả: Sau hai năm thực hiện áp dụng kinh nghiệm nêu trên, tôi nhận thấy đã có nhiều học sinh thích thú và mong đợi giờ văn.Tỉ lệ học sinh các lớp tôi dạy khi thi tốt nghiệp thƣờng đƣợc khoảng hơn 50% trên trung binh(với lớp 12). Các lớp khác thƣờng đạt khoảng 55- 60%., và chỉ còn lại một số em điểm bình quân dƣới 3,5. Cụ thể: Kết quả kì I- Năm học 2008-2009: Điểm/lớp/Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 12A1/44 1(2.2%) 22(50%) 21(47,7%) 0 0 12D1/43 0 5(11,6%) 19(44%) 18(41,8%) 0 12D3/43 0 1(2,3%) 20(46,5%) 20(46,5%) 2(4,6%) Trong đợt thi học sinh giỏi tỉnh, có một em đạt giải khuyến khích. C-KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ: Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi trong qua trình dạy học đã áp dụng. Tất nhiên, mong muốn bao giờ cũng vƣợt quá tầm thực tại của mình nên những gì đạt dƣợc tôi thấy còn chƣa thể hài lòng đƣợc. Bởi vậy nên tôi luôn cố gắng tiếp tục vƣơn lên và mong muốn đƣợc trao đổi, chia sẻ với các quý vị, các bạn đồng nghiệp nhiều hơn để cùng nhau rút ra cách thức , phƣơng pháp dạy học tốt nhất, phù hợp và mang lại hiệu quả lớn nhât. Để đạt đƣợc mục tiêu trên, thầy cô giáo dạy cần có sự chỉ đạo, tạo điều kiện của BGH, các tổ chức cấp trên ủng hộ và quan tâm thiết thực, sát sao hơn nữa, có nhƣ vậy, nhất định sự nghiệp giáo dục của ta sẽ có thêm bƣớc tiến mới, đào tạo ra những công dân có đầy đủ kiến thức, kĩ năng thực hành để làm chủ đất nƣớc nhƣ mong muốn cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. 7
  8. Cuôrđăng -ngày 3/3/2009 Ngƣời viết. Nguyễn Thị Bích Thiêm 8
  9. 9
  10. MỤC LỤC A-LỜI NÓI ĐẦU I-LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1-CƠ SỞ LÍ LUẬN 2-CƠ SỞ THỰC TIẼN II-LỊCH SỬ ĐỀ TÀI B-NỘI DUNG I-THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI-ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 1-ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 2-THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI 10
  11. II-CÁC GIẢI PHÁP III-KẾT QUẢ C-KÊT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ D-PHỤ LỤC:(phiếu điều tra) SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐĂKLĂK Trƣờng THPT Nguyễn Trãi 11
  12. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỂ GIÚP HỌC SINH THÊM YÊU THÍCH MÔN VĂN Ngƣời thực hiện : Nguyễn Thị Bích Thiêm 12
  13. Tổ: Văn Năm học 2008-2009. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2