intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Kết hợp với phần mềm Geogebra để dạy cách vẽ hình môn hình học 6, 7

Chia sẻ: Phan Văn Trinh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:21

291
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với phần mềm Geogebra, học sinh có thể áp dụng để vẽ hình hình học một cách chính xác. Ngoài ra phần mềm còn có khả năng chuyển động các hình hình học trên màn hình gọi là “hình học động”. Khả năng này của phần mềm giúp ít rất nhiều trong việc giảng dạy của giáo viên và việc học tập môn hình học của học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Kết hợp với phần mềm Geogebra để dạy cách vẽ hình môn hình học 6, 7

  1. A. PHẦN MỞ  ĐẦU  I. Lý do chọn đề tài :            Hiện nay công nghệ thông tin đã và đang phát triển rất mạnh mẽ trên  toàn thế  giới.  Thông qua mạng Internet  công nghệ  thông tin đóng vai trò  quan trọng trong việc kết nối  nền văn minh văn hóa của mọi quốc gia , dân  tộc  lại với nhau, thúc đẩy  sự  phát triển chung của các ngành khoa học và  công nghệ  thông tin ngày càng được  ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực  của đời sống con người như một điều tất yếu. Trong lĩnh vực giáo dục­đào  tạo, công nghệ  thông tin bước đầu đã được  ứng dụng trong công tác quản  lý, đã đưa tin học vào giảng dạy  ở các cấp học. Công nghệ thông tin có tác  động tích cực, mạnh mẽ làm thay đổi phương thức, phương pháp dạy học.   Công nghệ  thông tin là phương tiện để  trao đổi thông tin một cách nhanh  chóng. Năm 2002 Bộ  Giáo Dục đã có chủ  trương thay sách giáo khoa của  chương trình THCS, kết hợp đổi mới phương pháp dạy học: lấy học sinh   làm trung tâm. Và năm học 2008 – 2009 đến nay thực hiện chủ đề ứng dụng   công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học.  Hầu  hết  giáo  viên   đã   thực  hiện  được  việc   đổi  mới   phương   pháp  nhưng   việc “ứng dụng công nghệ  thông tin” nói chung và  ứng dụng các   phần mềm sao cho có hiệu quả, đó không phải là chuyện đơn giản. Làm sao  để việc ứng dụng công nghệ thông tin làm cho tiết học trở nên mới mẽ, thu  hút được học sinh, nâng cao chất lượng học tập?      II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu:       1. Mục đích ­ Môn “tin học” giúp học sinh làm quen với một số kiến thức ban đầu về  “công nghệ thông tin” như: một số bộ phận của máy tính, một số thuật ngữ  Trang 1
  2. thường dùng, rèn luyện kĩ  năng, thao tác sử dụng máy tính và cao hơn nữa   là kĩ năng cơ bản về sử dụng các phần mềm. Công nghệ  thông tin” như  là một công cụ  hỗ  trợ  đắc lực nhất cho đổi mới   phương pháp dạy học ở tất cả các môn đặc thù là môn Toán hình: Với phần mềm Geogebra, học sinh có thể  áp dụng để  vẽ  hình hình học một  cách chính xác. Ngoài ra phần mềm còn có khả năng chuyển động các hình hình  học trên màn hình gọi là “hình học động”. Khả năng này của phần mềm giúp ít   rất nhiều trong việc giảng dạy của giáo viên và việc học tập môn hình học của   học sinh.   2. Phương pháp nghiên cứu       ­ Khảo sát thực tế.  ­ Áp dụng thực hiện.  ­ Điều tra, thống kê chất lượng học sinh  Từ thực tế với những nhu cầu đó tôi viết sáng kiến “ KẾT HỢP VỚI  PHẦN MỀM GEOGEBRA ĐỂ DẠY CÁCH VẼ HÌNH MÔN HÌNH HỌC 6,  7” III. Giới hạn của đề tài: Sáng kiến được triển khai đến nhiều giáo viên Toán dùng để giảng dạy môn  toán hình lớp 6, 7 . Học sinh sau khi đã học phần mềm Geogbra có thể vẽ hình, hiểu rõ hơn bản  chất của hình IV. Các giả thiết nghiên cứu: Như ta đã biết bất cứ quá trình, hiện tượng, sự việc nào cũng chịu tác   động của yếu tố  chủ  quan và yếu tố  khách quan, vậy phải chăng cách vẽ  hình cũng do nguyên nhân chủ  quan (bản thân HS tự  ý thức được độ  chính   Trang 2
  3. xác của môn hình học) và nguyên nhân khách quan (GV cẩn thận …) tác  động vào? V. Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn 1. Cơ sở lý luận  ­ Nghị  quyết 40/ 200/QH10 và chỉ  thị  14 / 2001/ CT­TTG ngày 9/12/2000  về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ  thông: nội dung chương trình  là tích cực áp dụng một cách sáng tạo các phương pháp tiên tiến, hiện đại,   ứng dụng CNTT vào dạy và học. ­ Thông tư  số  14/2002/TT­BGD&ĐT ngày 1/4/2002 về  việc hướng dẫn  quán triệt chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông. ­ Chỉ thị 29/CT của Trung Ương Đảng về việc đưa công nghệ thông tin và   nhà trường. ­ Trong nhiệm vụ  năm học 2005­2006, Bộ  trưởng GD&ĐT nhấn mạnh:  khẩn trương triển khai chương trình phát triển nguồn nhân lực CNTT từ  nay đến nay 2010 của chính phủ về đề án dạy tin học ứng dụng CNTT và  truyền thông giai đoạn 2004­2006 của nghành. 2. Cơ sở thực tiễn “Nên vẽ  hình như  thế  nào một cách chính xác hay gần đúng, nên vẽ  với các dụng cụ hay bằng tay? Cả hai cách đều có những cái lợi của nó. …  Tuy nhiên, những người mới làm toán hình nên vẽ nhiều hình vẽ càng chính  xác càng tốt để có một cơ sở kinh nghiệm”  Để  phát huy tính tích cực, chủ  động, sáng tạo, cẩn thận và độ  chính   xác của học sinh khi vẽ  hình cần phải có sự  đầu tư  của người thầy và sự  chú ý, cách học cũng như cách rèn luyện của bản thân người học.  Nhiều nhà tâm lý học, giáo dục học theo quan điểm của Macxit cho   rằng: “Hứng thú không trừu tượng, hứng thú không phải là những thuộc tính   sẵn có trong nội tại con người mà là kết quả  của sự  hình thành  ở  mỗi cá   Trang 3
  4. nhân”.  Trong cuốn tâm lý học đại cương đã viết: “Khi nói đến hứng thú   của con người về cái gì đó nghĩa là họ ý thức, biểu hiện ở sự tập trung chú   ý cao độ, ở sự say mê hấp dẫn bởi nội dung hoạt động, ở bề rộng và chiều   sâu của sự thích thú. Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng   hoạt động nhận thức, tăng sức làm việc”. Cho nên người giáo viên phải  đóng vai trò lãnh đạo, tổ chức, điều khiển với những điều kiện sư phạm để  học sinh có hứng thú hơn trong học tập. Vấn đề xoay quanh việc “kết hợp với phần mềm geogebra để dạy cách  vẽ hình môn hình học 6, 7” nhằm giúp giáo viên có thêm một cách sử dụng  phần mềm để vẽ hình vừa chính xác vừa đơn giản, cũng như thu hút sự chú  ý và học hỏi, tính cẩn thận, độ chính xác khi vẽ hình ở học sinh. VI. Kế hoạch thực hiện ­ Xây dựng ý tưởng đề tài.  ­ Tìm hiểu tình hình qua các trang web  ­ Tìm hiểu từ  các đồng nghiệp trong và ngoài trường, tham khảo tài  liệu sách, trên Internet. ­ Rút kinh nghiệm để triển khai thác phần mềm có hiệu quả ­ Khảo sát học sinh, giáo viên ­ Phổ biến rộng rã trong nhà trường. B.  NỘI DUNG I. Thực trạng và những mâu thuẩn: a. Trường THCS Phước Hòa đời sống kinh tế  của địa phương còn gặp nhiều  khó khăn, rất ít học sinh  ở nhà có máy vi tính. Đa số  các em học sinh chỉ được  tiếp xúc với máy vi tính  ở  trường là chủ  yếu, do đó sự  tìm tòi và khám phá vi   tính với các em rất hạn chế, nên việc học tập của học sinh còn mang tính chậm  chạp nên tiết học có “ứng dụng công nghệ  thông tin” đối với giáo viên cũng  như học sinh còn khá mới mẽ. Ban đầu, giáo viên cũng gặp khá nhiều khó khăn  Trang 4
  5. trong việc soạn giảng, đặc biệt là vẽ  hình trên máy tính. Nhưng với tinh thần   học hỏi của đội ngũ giáo viên trong trường nói chung và giáo viên bộ môn Toán  nói riêng, đã dần hoàn thiện tiết dạy của mình (trong đó có tiết hình học). Hầu hết giáo viên Toán đã sử  dụng được Powerpoint và một số  sử  dụng Cabri để  giảng dạy tiết hình. Tuy nhiên, khi vẽ  hình rồi thao tác với   Powerpoint thỉnh thoảng còn gặp một số  trục trặc hoặc không chính xác,   còn phần mềm Cabri thì nhiều nút lệnh phức tạp, chưa khai thác hết được   chức năng của phần mềm này. b. Lớp: Lớp 6A3 với sĩ số 35 học sinh, sức học môn Toán không đều nhau; có   một số em lưu ban, lớn tuổi, đa số các em còn lười biếng suy nghĩ trong học  tập, không đầu tư vào việc học ở trên lớp cũng như ở nhà. Bên cạnh đó, học   sinh lớp 6 bước đầu làm quen với môn hình học – môn học mà cần phải   biết vẽ hình, nhìn hình và suy luận, cái khó đối với các em lúc này là cách vẽ  hình, nhìn hình.  Lớp 7A2 với sĩ số  36 học sinh, sức học tương đối đều, một số  học  sinh  chăm chỉ học tập. Tuy nhiên lớp còn nhiều học sinh yếu, chưa thực sự  cố gắng trong học tập, thiếu sự quan tâm của gia đình. Và học sinh học môn  hình chưa được tốt lắm, mà phần lớn các em không vẽ được hình, nhìn hình  nói chi đến suy luận. II. Các biện pháp giải quyết vấn đề:  Trong quá trình giảng dạy và theo dõi, điều tra tôi thấy hầu hết học  sinh các lớp tôi dạy hoặc dự giờ đồng nghiệp rất ngại dạy v học tiết hình.  Đa số học sinh trung bình trở xuống ngay bước đầu đã vẽ hình không đúng,   không chuẩn. “Muốn làm bài tập hình trước hết phải vẽ  được hình đúng” với suy  nghĩ đó đã khiến tôi băn khoăn làm sao để  giúp học sinh cần chú tâm vào  Trang 5
  6. cách vẽ hình. Đó chính là tạo nên sự quan tâm, hứng thú tò mò một cái gì đó  mới lạ  rồi khám phá nó. Tôi đã sử  dụng Powerpoint, Cabri để  hỗ  trợ  trong  việc vẽ hình khá nhiều. Gần đây tôi thấy được phần mềm GeoGebra hỗ trợ  rất nhiều cho giáo viên cũng như học sinh trong việc vẽ hình. Tôi thấy giáo viên dạy môn toán không sử dụng Powerpoint trong tiết   hình vì sợ  sự  cố  khi vẽ, hay ngại sử  dụng phần mềm Cabri vì còn nhiều  phức tạp… Trong khi chúng ta muốn có một cách mới khơi dậy hứng thú  học hình  ở  học sinh mà không mất nhiều khó khăn. “GeoGebra là phần   mềm cho phép vẽ  và thiết kế  các hình dùng để  học tập hình học trong   chương trình môn Toán  ở  phổ  thông, phần mềm không những có khả  năng   tạo được các hình vẽ chính xác mà còn có chức năng làm cho các hình này   chuyển động trên màn hình”. Phần mềm này gần giống với Cabri nhưng khá  đơn giản với hình ảnh rõ ràng, hỗ trợ rất nhiều cho giáo viên cũng như học   sinh trong việc vẽ hình. Hơn hết học sinh đã được học phần mềm này trong  chương trình dạy học môn Tin học. GV phải linh hoạt trong quá trình hướng dẫn học sinh vẽ  hình, kết  hợp giữa bảng và phần mềm. Trong thực tế  tôi đã thử  nghiệm một số  hướng đi vừa để hướng dẫn học sinh, vừa để các em phải động não làm sao   vẽ đúng yêu cầu của bài toán? ­ Để vẽ được hình chính xác phải rèn luyện tính cẩn thận. Có thể vẽ  phát thảo bằng tay nhưng đừng làm hình vẽ trở nên vô lý. VD: “một đường   thẳng không thể  uốn khúc, một đường tròn không thể  giống củ  khoai tây , …” ­ Đọc thật kỹ  đề  và tưởng tượng ra hình vẽ   ở  trong đầu hoặc vẽ  ra  giấy, sau đó vẽ  cận thận lại không để sót một chi tiết nào. Tuy nhiên “ hình  vẽ  là một hỗ  trợ  chứ  không phải cơ  sở  cho kết luận của ta, chính những   quan hệ logic mới là cơ sở thực sự. Đôi khi một hình vẽ sai sẽ đưa tới một   kết luận sai lầm, vì vậy cần có một hình chính xác”. Trang 6
  7. ­ GV cần phải sử dụng đúng chức năng của dụng cụ, thao tác vẽ phải  chuẩn, nếu không học sinh rất dễ “bắt chước”. VD: compa không thể  thay   cho thước thẳng,… ­ Khi vẽ hình, làm sao để học sinh hiểu “bản chất” chứ không phải là  vẽ giống là được. VD: khi vẽ đường trung trực của đoạn thẳng, để HS hiểu   rõ hơn “bản chất” của đường trung trực, GV vẽ  ra những “đường na ná  giống đường trung trực” trên màn hình, rồi di chuyển các đoạn thẳng, khi đó  đường trung trực “thực sự” vẫn vuông góc tại trung điểm của đoạn thẳng.   Trong khi đó các đường khác sẽ không còn vuông góc nữa. Giới thiệu phần mềm Geogebra Phần mềm GeoGebra là một món quà quí giá cho các nhà trường Việt  Nam. Trong thời đại phát triển vũ bão của Internet và khung cảnh hội nhập  của Việt Nam trên thị trường toàn cầu, việc xuất hiện dự án GeoGebra thật   có ý nghĩa. Phần mềm này tuy chưa thật sự thuận tiện và hoàn hảo như hai   phần mềm Cabri hay Sketchpad, tuy nhiên nó khá dễ sử dụng, khá đơn giản   nhưng vô cùng mạnh mẽ và hữu ích. Các giáo viên phổ thông của Việt Nam   từ  THCS đến THPT đều có thể  tiếp cận với phần mềm này, học sử  dụng  nhanh chóng và có thể  sử  dụng ngay trong công việc giảng dạy hàng ngày  của mình. Giao diện chính của phần mềm. Trang 7
  8. Hình 1. Thanh công cụ chính Hình 2. Công cụ vẽ đang làm việc hiện thời Trang 8
  9. Hình 3. Công cụ di chuyển Ví Dụ 1:  Vẽ tam giác với ba đường cao Nếu chúng ta sử dụng công cụ geogebra để tạo ngay tam giác ABC sau đó  kẻ các đường cao thì hình tuy đúng nhưng không chính xác và hình sẽ không  dùng để minh họa được tam giác với 3 đường cao khi chúng ta cho các điểm  A, B, C chuyển động tự do trên mặt phẳng. Cách vẽ chính xác phải như sau: ­ Sử dụng công cụ Đường thẳng geogebra để vẽ tam giác ABC với các cạnh  là 3 đường thẳng. ­ Sử dụng công cụ Đường vuông góc geogebra hạ từ đỉnh xuống các cạnh  đối diện 3 đường vuông góc. ­ Lấy giao của chân các đường vuông góc và xác định trực tâm H. ­ Thay đổi kiểu của các đường thẳng có trên màn hình thành đường dạng  ­­­­­. ­ Sử dụng công cụ Đa giác geogebra để vẽ lại tam giác ABC. ­ Sử dụng công cụ Đoạn thẳng geogebra để vẽ lại các đường cao. Kết quả như hình dưới đây: Trang 9
  10. Ví Dụ 2: Vẽ tam giác với ba đường trung tuyến và trọng tâm ­ Sử dụng công cụ Đa giá cgeogebra để vẽ tam giác ABC. ­ Sử dụng công cụ Trung điểm geogebra để tạo các điểm là trung điểm của  các cạnh tam giác. ­ Nối các đỉnh và các trung điểm đối diện để tạo ra 3 đường trung tuyến. Kết quả như hình sau: Ví Dụ 3:  Vẽ tam giác với ba đường phân giác, tâm và vòng tròn nội  tiếp Trang 10
  11. ­ Sử dụng công cụ Đa giác geogebra để vẽ tam giác ABC. ­ Sử dụng công cụ Đường phân giác để vẽ 3 đường phân giác các góc của  tam giác. ­ Xác định giao của 3 đường phân giác này bằng công cụ Điểm . Đổi tên  điểm này là I. ­ Từ điểm I dùng công cụ Đường vuông góc geogebra kẻ đường vuông góc  với BC. Lấy giao điểm của đường vuông góc này với BC. ­ Sử dụng công cụ Đường tròn để vẽ vòng tròn tâm I đi qua điểm giao trên. ­ Làm ẩn đi 3 đường phân giác. Kết quả như hình dưới đây: Ví Dụ 4:   Hình 1 Hình 2 Trang 11
  12. Ở ví dụ  trên đây tôi vẽ  2 hình: hình 1 tôi vẽ đoạn thẳng AB, tôi dùng công   cụ  vẽ  đường trung trực và vẽ  được đường thẳng b, sau đó tôi vẽ  đoạn  thẳng CD trùng với đường thẳng b. Sau đó tôi di chuyển đoạn thẳng AB  được hình 2 khi đó đường thẳng b vẫn giữ được tính chất của nó là đường  trung trực của đoạn AB, còn đoạn thẳng CD không phải là đường trung trực  của AB. Từ  đây giáo viên có thể  giải thích cho học sinh rõ hơn về  đường  trung trực một cách dễ  dàng, trực quang. Học sinh có thể  khắc ghi được   nhanh hơn. ­ GV cần gây sự chú ý, để HS tìm tòi, tự thân hoạt động. VD: Khi dạy   bài “Đường tròn” sau khi giáo viên dùng Compa vẽ  đường tròn tâm O bán  kính OM bằng 2 cm, GV tiếp tục vẽ nhanh đường tròn đó bằng phần mềm  Geogebra, sau đó  GV di chuyển điểm M để  học sinh quan sát và tự  rút ra  kết luận. ­ GV có thể dùng phần mềm để  kiểm tra tính chính xác của hình sau  đó từng bước rèn kĩ năng vẽ hình cho HS. VD: Trong tam giác vẽ ba đường   cao, hoặc ba đường phân giác, hay trung tuyến… ­ Không những thế, phần mềm Geogebra còn trợ  giúp làm những bài  toán chuyển động, quĩ tích giúp học sinh có cách nhìn trực quan hơn qua ví  dụ sau: Ví dụ 5: Tạo 1 điểm chuyển động trên vòng tròn. Để làm được việc trên chúng ta hãy thực hiện dãy các thao tác sau: Ví dụ 2: Tạo 1 điểm chuyển động trên vòng tròn. Để làm được việc trên chúng ta hãy thực hiện dãy các thao tác sau: ­ Tạo trên màn hình một vòng tròn tâm A, một tia AC bất kỳ và slider a độ  dài 10 (a chạy từ 0 đến 10) như hình dưới đây: Trang 12
  13. ­ Tiếp theo chúng ta sử dụng công cụ tạo góc với thao tác như sau:  Chọn công cụ, nháy chuột lần lượt lên các điểm C, A (chú ý thứ tự!) và  điền công thức sau: a*368o/10 trong hộp hội thoại như hình dưới đây: Sau lệnh trên một góc với tâm A (góc CAC') sẽ được khởi tạo như hình  dưới đây. Trang 13
  14. ­ Bây giờ chúng ta kẻ tia AC' và cắt vòng tròn tại D. Làm ẩn tất cả các  đối tượng không cần thiết chỉ để lại vòng tròn, điểm D và Slide a ta  thu được hình cuối cùng như  hình dưới đây. Trang 14
  15. ­ Bây giờ muốn D tự chuyển động chỉ cần nháy chuột trái lên slider a  và chọn Animation on. Ví dụ 6: Quĩ tích của một điểm. ­ Giả sử đã tạo ra một vòng tròn tâm O và đường thẳng d. Điểm A chạy  tự do trên đường thẳng này. Nối OA cắt đường tròn tại C. Giả sử F là  trung điểm CA. Tìm quĩ tích điểm F. ­ Thao tác tìm quĩ tích điểm F như sau: Chọn công cụ Locus . Nháy chuột  tại điểm F (để xác định quĩ tích), sau đó nháy chuột lên điểm A (là điểm  tạo ra quĩ tích). Chúng ta sẽ thấy xuất hiện ngay một đối tượng mới là 1  đường cong trên màn hình. Đó chính là Quĩ tích của điểm F khi A chuyển  động tự do trên đường thẳng d. Quĩ tích này cũng là một đối tượng hình  học trên màn hình do đó chúng ta có thể thực hiện các thao tác trên đối  tượng này như đổi màu, kiểu thể hiện hay tạo ra điểm G chuyển động  tự do trên quĩ tích này.  Trang 15
  16. ­ Ngoài ra phần mềm geogebra còn được sử dụng để vẽ đồ thị hàm số,  hình học không gian một cách hiệu quả và chính xác. III­Hiệu quả áp dụng Sau một thời gian theo dõi, thống kê tôi thấy được một số kết quả sau: + GV ít gặp trục trặc khi vẽ hình trên máy. + 100% HS chú ý đến các thao tác vẽ hình của GV trong giờ học, ngay   cả  những HS hay quậy phá cũng rất chú ý và cũng cố  gắng rèn cách vẽ,   điều mà trước kia các em chưa từng làm.  + 75% HS vẽ  được các hình đơn giản một cách chính xác, đã tăng  25% so với lúc trước.  C.  KẾT LUẬN  I. Ý nghĩa của vấn đề đang công tác   ­ Trong thời đại của chúng ta, sự bùng nổ “công nghệ thông tin” đã  tác động lớn đến công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Đảng và Nhà nước đã   xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của “tin học” và “công nghệ  thông  tin” truyền thông cũng như  những yêu cầu đẩy mạnh của  ứng dụng “công  Trang 16
  17. nghệ thông tin”, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng công nghiệp hoá, hiện đại   hoá, mở  cửa và hội nhập, hướng tới nền kinh tế  tri thức của nước ta nói   riêng­ thế giới nói chung.  ­ Hơn nữa, đối với giáo dục và đào tạo, “công nghệ thông tin” có tác dụng   mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy và học, hướng tới dạy  và học chủ  động,sáng tạo, tích cực. “Công nghệ  thông tin” là phương tiện  để tiến tới một xã hội học tập. Mặt khác, giáo dục và đào tạo đóng vai trò  quan trọng thúc đẩy sự phát triển của “công nghệ thông tin” thông qua việc  cung cấp nguồn nhân lực cho “công nghệ thông tin”. Bộ giáo dục và đào tạo  cũng yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng “công nghệ thông tin” trong giáo dục đào  tạo  ở  tất cả  các cấp học, bậc học, nghành học theo hướng dẫn học “công   nghệ   thông   tin”   như   là   một   công   cụ   hỗ   trợ   đắc   lực   nhất   cho   đổi   mới  phương pháp dạy học ở các môn. II. Bài học kinh nghiệm và hướng phát triển   Như tôi đã trình bày “hình vẽ  là một hỗ  trợ chứ không phải cơ  sở cho kết luận của ta, chính những quan hệ logic mới là cơ sở thực sự. Đôi  khi một hình vẽ sai sẽ đưa tới một kết luận sai lầm, vì vậy cần có một hình  chính xác”. Phần mềm GeoGebra là một phần mềm học tập ở sách tin học quyển   2, nên việc tham khảo của GV và cả  HS cũng không mấy khó khăn, HS có   thể học ở tiết Toán để vận dụng cho tiết Tin và ngược lại, kết hợp giữa hai  môn sẽ giúp HS hứng thú học hỏi hơn.  Ngoài việc sử dụng phần mềm để vẽ các hình từ đơn giản đến phức   tạp, ta còn sử  dụng phần mềm để  vẽ  đồ  thị  hàm số  một cách chính xác và  nhanh chóng… Tuy nhiên, không nên lạm dụng nhiều vào phần mềm, cần  kết hợp giữa vẽ hình bằng dụng cụ và vẽ bằng phần mềm. Trang 17
  18. Tóm lại, GV cần kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp giảng dạy,   các phương tiện dạy học để  kích thích sự  tìm tòi, tích cực, chủ  động, rèn  tính cẩn thận cho HS. ­ Kiến thức nhân loại nói chung và kiến thức toán học nói riêng luôn  phát triển không ngừng, các nội dung có liên hệ chặt chẽ với nhau, nên học  sinh cần nắm vững từng nội dung để  vận dụng vào quá trình học tập của   bản thân.  Để có được điều đó người giáo viên đóng vai trò hết sức quan trọng,   là người chỉ đạo (trò là người chủ động), dạy học cho học sinh lĩnh hội khái  niệm một cách vững chắc, thông qua ba công đoạn: ­ Tổ chức công đoạn hình thành: giao nhiệm vụ và hình thành động cơ  học cho học sinh, sau đó hướng dẫn học sinh giải quyết nhiệm vụ học. ­ Tổ chức cho học sinh thực hiện công đoạn luyện tập. ­ Yêu cầu học sinh sử dụng kiến thức, kỹ năng đã học. GV phải giỏi về  chuyên môn, nên được hiểu là những người nắm  vững hệ  thống tri thức khoa học, thuộc một số khoa học và lĩnh vực khác   tương  ứng với các môn học  ở  trường THCS mà mình được phân công phụ  trách, đó là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Để  có thể  làm GV thì người có  trình độ  như  vừa nói còn phải cần nhiệm vụ  dạy học như  điều kiện đủ,   nghĩa là phải có cả điều kiện cần và đủ. Là một GV trẻ, tôi cần tận dụng cơ  hội để  học tập, tu dưỡng, lĩnh  hội toàn bộ  chương  trình học về  khoa học­  công nghệ, về  chuyên môn  nghiệp vụ, hình thành và phát triển nhân cách nhà giáo để  đạt được tiêu   chuẩn nhà giáo và là cơ sở cho sự phát triển trình độ nghề sau này. Để học sinh học tập tốt cũng cần điều kiện cần và đủ  đó là tính cẩn   thận và phương pháp học tập, có như vậy thì kết quả học tập sẽ cao, kiến   thức khắc sâu hơn. Trang 18
  19. Tóm lại, để học sinh học tập đạt hiệu quả cao trong môn hình học nói   riêng và các môn học nói chung thì cả  GV và HS phải có đủ  điều kiện cần  và đủ. III. Đề xuất , kiến nghị *   Nhà   trường   phải   quan   tâm   tạo   mối   quan   hệ   chặt   chẽ   giữa   nhà  trường, gia đình và xã hội, để nắm tình hình cụ thể hỗ trợ GV kịp thời. Nên  phân công GV phụ  trách giảng dạy phù hợp với đặc điểm chung của lớp  học. * Bên cạnh nhà trường thì gia đình và xã hội phải quan tâm đúng mức  đến các em – thế  hệ  tương lai của đất nước. VD: gia đình phải nắm bắt  được thời gian biểu của con em mình và thường xuyên liên lạc với GVCN.   Về chính quyền địa phương, cần có những tụ điểm sinh hoạt lành mạnh để  tách các em ra khỏi những tệ  nạn của xã hội như  ma túy, truy cập những  hình ảnh không lành mạnh trên mạng ,…    * Đặc biệt ngành giáo dục cần có những chính sách kịp thời và thích  hợp, tạo điều kiện cho cuộc sống của đội ngũ GV được ổn định hơn để  an  tâm trong công tác giảng dạy. * Người GV trước hết phải bồi dưỡng phẩm chất và năng lực của   mình, theo điều 70 luật giáo dục (bồi dưỡng đội ngũ giáo viên): “Nhà nước   có chính sách bồi dưỡng nhà giáo về  chuyên môn nghiệp vụ, để  nâng cao   trình độ và chuẩn hoá nhà giáo. Nhà giáo được cử  đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn   nghiệp vụ được hưởng lương và phụ cấp theo quy định của Chính phủ”. Vì  thế, giáo viên phải tự  học thường xuyên là con đường thuân lợi nhất, có  hiệu quả nhất để nâng cao “tay nghề” và hoàn thiện nhân cách nhà giáo. Do GeoGebra là một phần mềm mới chưa được phổ biến đến với GV  dạy toán   nên việc áp dụng phần mềm vẫn còn hạn chế. Vì vậy, để  sử  dụng phần mềm này GV có thể tự nghiên cứu thêm. Trang 19
  20. Với những quan điểm và suy nghĩ trên đây, tôi rất cần sự đóng góp về  nội dung để tôi có thể  thực hiện hiệu quả hơn việc giảng dạy bộ môn toán  trong trường THCS. Một lần nữa, tôi rất mong nhận được sự  góp ý chân  thành của tất cả  các đồng nghiệp có tâm huyết với nghề, để  mỗi thầy cô  giáo trong đó có tôi tự hoàn thiện và nâng cao hơn tay nghề chuyên môn của   mình, góp phần vào công cuộc đổi mới ngành giáo  dục.        Trong quá trình trình bày sáng kiến khinh nghiệm này chắc chắn  không tránh khỏi những thiếu sót hạn chế. Tôi mong sự  góp ý   hội đồng  khoa học các cấp, quý thầy cô để đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi được  hoàn thiện hơn góp phần đẩy nhanh quá trình ứng dụng công nhệ  thông tin   vào quá trình dạy và học  ở đơn vị  trường THCS Phước Hòa trong thời gian  tới. Tài liệu tham khảo  1. Mạng internet 2. Tâm lý học đại cương. 3. Sổ tay giáo viên 4. Sách tin học THCS quyển 2,3 5. Sách toán hình 6,7,8,9 Xác nhận, đánh giá, xếp loại của đơn vi.   Phước Hòa, ngày 02/11/2014 …………………………………………………....... Tôi xin cam đoan đây là SKKN  ……………………………………………………... do   bản   thân     tôi   viết,   không  …………………………………………………....... sao chép nội dung của người  Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2