intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Đổi mới phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

Chia sẻ: Caphesua | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

66
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phương pháp dạy-học lấy trẻ làm trung tâm là phương pháp học tập tích cực khác với phương pháp dạy học truyền thống. thay đổi hẳn nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường về việc xây dựng một môi trường học an toàn, thân thiện, phù hợp với hứng thú, nhu cầu và khả năng của các bé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Đổi mới phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

  1. 1. Lí do chọn biện pháp "Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Vâng! Trẻ em là tương lai của đất nước,  là rường cột nước nhà. Muốn cho các cháu nhỏ trở thành những thế hệ mai sau gánh  vác đất nước việc đầu tiên của chúng ta là phải dạy trẻ, có những phương pháp giáo  dục trẻ khoa học nhằm trau dồi những kiến thức cơ bản cho trẻ. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để giáo dục cho trẻ. Nhưng chắc hẳn các  bạn vẫn thường nghe tới phương pháp “giáo dục lấy trẻ  làm trung tâm”. Tuy nhiên  rất ít người hiểu rõ về phương pháp này. Vậy giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là gì?  Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là giáo dục hướng vào trẻ, lấy trẻ làm chủ  thể  hoạt động, là những hoạt động diễn ra xung quanh trẻ  phải dựa vào khả  năng nhận   thức, sở thích, nhu cầu hứng thú của trẻ. Mỗi một đứa trẻ  đều có một sự  khác biệt  về  hoàn cảnh, môi trường sống, điều kiện gia đình và học tập,…Chính vì thế, mỗi   trẻ  em là một cá thể  riêng biệt khác nhau về  thể  chất, mối quan hệ  xã hội, trí tuệ,   tình cảm, tâm lý… Điều này đồng nghĩa với việc từng trẻ sẽ  có hứng thú, cách học   và trình độ học tập khác nhau. Chúng ta cần chú ý tới những thế mạnh, khả năng,nhu   cầu… của trẻ để có cách giáo dục phù hợp. Phương pháp dạy học lấy trẻ  làm trung tâm tạo cơ  hội cho trẻ  được tìm tòi   phát huy năng lực sẵn có của mình, trẻ được hoạt động mọi lúc mọi nơi kích thích sự  tò mò ham hiểu biết của trẻ, các hoạt động của trẻ được tổ chức với nhiểu hình thức   đa dạng, trẻ được trải nghiệm, quan sát, thực hành, tạo điều kiện cho trẻ được hoạt   động với các nguyên liệu sẵn có từ  đó phát triển tư  duy, nhân cách trẻ  một cách hài   hòa. Ở  nước ta từ  xưa  đến nay vẫn còn mang nặng phương pháp dạy học lấy   người dạy làm trung tâm tức là học sinh chỉ ngồi nghe thầy cô giảng bài, buộc người   học phải ghi nhớ một cách máy móc, thụ  động còn giáo viên thì phải thực hiện theo   đúng những gì đã dự  kiến trong giáo án. Mặc dù đã có nhiều đổi mới nhưng nhiều  người vẫn không thoát ra được lối mòn đó vì phương pháp này đã ăn sâu vào máu, từ  thế  hệ  này sang thế  hệ  khác vô tình chúng ta đã tạo ra những con người thụ  động,   giáo điều, nguyên tắc theo sách vở  mà chưa có khả  năng tư  duy độc lập, chưa phát   huy được tính tích cực tự giác, khả năng sáng tạo và làm chủ của mỗi cá nhân.  Vì vậy việc thay đổi phương pháp dạy học là cần thiết và quan trọng để đáp  ứng được mục tiêu giáo dục trong thời đại mới. Tại trường tôi, giáo viên đã thực hiện khá tốt chương trình giáo dục mầm non,   song khi thực hiện dạy học “Lấy trẻ  làm trung tâm” trong cách lựa chọn các biện  pháp, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động sao cho trẻ được tích cực hứng  thú thì giáo viên chưa có kinh nghiệm thực tiễn lắm. Đa số  còn dạy trẻ  theo hướng   lấy giáo viên làm trung tâm, cô hướng dẫn nhiều, nói nhiều, trẻ thực hành và trao đổi  nhóm còn ít. Bản thân tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công trực tiếp giảng   dạy lớp 5­6 tuổi, trong quá trình giảng dạy và chăm sóc trẻ, tôi nhận thấy đa số  trẻ  chưa tích cực tham gia vào các hoạt động, còn thụ  động, ý thức  ỷ  lại. Xuất phát từ 
  2. những lý do trên, tôi đã chọn đề  tài  “Đổi mới phương pháp dạy học lấy trẻ  làm   trung tâm cho trẻ 5­6 tuổi ở trường mầm non”. 2. Mục đích của biện pháp: Mục tiêu giáo dục hiện nay là phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của   học sinh trên cơ  sở  khai thác triệt để  các đặc điểm tâm sinh lí của trẻ.  Hiện nay,  phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được áp dụng vào chương trình giáo dục  mầm non trên cả nước. Phương pháp dạy­ học lấy trẻ làm trung tâm là phương pháp  học tập tích cực khác với phương pháp dạy học truyền thống. thay đổi hẳn nhận  thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường về  việc xây dựng một môi trường  học an toàn, thân thiện, phù hợp với hứng thú, nhu cầu và khả năng của các bé. Giáo  viên cho trẻ quyền được lựa chọn hoạt động, khuyến khích sự sáng tạo của trẻ, tạo  cơ hội, động viên trẻ phát biểu, nhận xét, đặt câu hỏi ,  áp dụng các kỹ năng làm việc  theo nhóm, kỹ năng đặt câu hỏi, phương pháp đóng vai, tự làm đồ dùng đồ chơi bằng  nguyên vật liệu sẵn có, sử dụng trò chơi học tập. Phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm đã làm cho nhiều phụ  huynh thấy   được những  ưu điểm mà nó mang lại cho con em mình. Phương pháp lấy trẻ  làm  trung tâm đang phát triển và dần tạo nên một nền móng vững chắc. Ngoài ra, phương   pháp  dạy học này mang nhiều giá trị nhân văn và giá trị tinh thần vô cùng to lớn. 3. Cách thức tiến hành: Là giáo viên mầm non, tôi luôn trăn trở và mong muốn thực hiện việc đổi mới  phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm, cụ thể tại lớp mình, trường mình nhằm  giúp trẻ ngày càng tự tin hơn, mạnh dạn hơn có được các kĩ năng cần thiết để  xử  lí   các tình huống trong cuộc sống nhằm hoàn thiện nhân cách trẻ một cách toàn diện. Vì  vậy tôi đã áp dụng đổi mới phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm thông qua các   hoạt động sau: Dạy học lấy trẻ  làm trung tâm thông qua xây dựng kế  hoạch, mục tiêu   giáo dục và lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp với khả năng của trẻ. ­  Về kế hoạch giáo dục: Xây dựng kế hoạch giáo dục là rất cần thiết, giúp giáo viên dự kiến kế hoạch,   chủ động tổ chức các hoạt động giáo dục một cách có hiệu quả, do đó khi xây dựng   kế hoạch không nên mang tính hình thức và đối phó. Để  trẻ  thực sự  trở  thành trung tâm của việc xây dựng kế  hoạch giáo dục thì  trước hết người giáo viên cần có một quan điểm xuyên suốt luôn luôn hướng vào trẻ,   căn cứ vào khả năng, nhu cầu, kinh nghiệm sống của trẻ để  xác  định mục tiêu, nội  dung cụ thể. Tổ chức hoạt động luôn đặt trẻ vào trung tâm của quá trình giáo dục, có  nghĩa là tạo mọi cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động như : Trẻ được học   qua thực tế, qua việc làm, qua khám phá tìm tòi, được giao tiếp chia sẻ  với bạn và  học từ mọi người, trẻ suy ngẫm, suy nghĩ vận dụng những điều đã lĩnh hội được vào   việc giải quyết các tình huống, trẻ được trao đổi diễn đạt chia sẽ  suy nghĩ và mong  muốn. Giáo viên chỉ là người  tạo cơ hội, gợi mở giúp trẻ chiếm lĩnh kiến thức. 
  3.  Quá trình giáo dục (phát triển chương trình giáo dục) đòi hỏi người giáo viên  phải thực hiện các hoạt động: Xây dựng kế  hoạch ­ tổ  chức thực hiện kế  hoạch ­  đánh giá kế hoạch ­ điều chỉnh kế hoạch cho thời gian tiếp theo.  Sau khi lên kế  hoạch xong tôi đã nhờ  hội đồng chuyên môn xét duyệt, góp ý  kiến, thống nhất chương trình giảng dạy, phù hợp với kế hoạch đã lên của hội đồng   chuyên môn. Tôi đã xây dựng mục tiêu chủ đề, mạng nội dung, mạng hoạt động, lựa  chọn các chỉ  số, lên kế  hoạch hoạt động góc, hoạt động chung và nội dung của bài   dạy sao cho không gò bó áp đặt trẻ. Lên kế  hoạch dạy phải đảm bảo phù hợp với  thực tiễn của lớp, của trường, địa phương mình. ­ Về mục tiêu giáo dục: Tôi dựa trên nhu cầu và nhận thức của trẻ lớp tôi để đưa ra mục tiêu phù hợp  với khả năng của trẻ. Trẻ của lớp tôi ở vùng nông thôn xa trung tâm nên hạn chế về  mọi mặt. Tôi không thể áp đặt các con phải đạt được những yêu cầu như  trẻ thành  phố hay thị trấn mà đưa ra những mục tiêu quá với nhận thức của trẻ. +   Tôi   căn   cứ   vào   đặc   điểm   của   trẻ   như:   Khả   năng,   nhu   cầu   học   tập,   sở thích của trẻ  mà tôi đã quan sát được trong thời gian hai tuần đầu trẻ  đến trường để xác định mục tiêu cho phù hợp. +Tôi căn cứ  vào nội dung giáo dục theo từng  độ  tuổi ( trong chương trình giáo dục mầm non) để xác định mục tiêu.  ­Về nội dung giáo dục: Lựa chọn nội dung phù hợp với đặc điểm tâm lý trẻ  theo độ  tuổi mình phụ  trách, nội dung phải đi từ  đơn giản đến phức tạp, từ  dễ  đến khó, tất cả  những nội  dung đó phải toát lên được trọng tâm của chủ đề. VD: Trong chủ đề Thực vật, tôi có thể chọn những nội dung đơn giản gần gũi  với trẻ như: “Quê em làng hoa” để phát triển chương trình nhằm nâng cao nhận thức  cho trẻ  thông qua hoạt động khám phá, trải nghiệm, quan sát giúp cho trẻ  biết quê   mình nổi bật với nghề trồng hoa vào dịp tết, cho trẻ quan sát các hình ảnh về các loại  hoa, đăc biệt là hoa cúc, cách trồng, chăm sóc, thu hoạch chúng. Từ đó trẻ biết yêu lao   động   sản xuất, biết yêu các sản phẩm của quê hương. Dạy học lấy trẻ làm trung tâm thông qua các môn học   Phải biết đổi mới vận dụng các phương pháp một cách tích cực, linh hoạt và  sáng tạo, dạy học tập trung vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm để phát triển mọi khả năng   của trẻ, đổi mới phương pháp là không có nghĩa loại bỏ phương pháp cũ mà phải dựa  trên cơ sở phương pháp dạy học đặc trưng, cách học "Lấy trẻ làm trung tâm" là dựa   trên sự hiểu biết, hứng thú nhu cầu của trẻ mà ta đưa ra nội dung bài dạy, kiến thức   phù hợp với trẻ, hình thức tổ chức tiết dạy đa dạng, phong phú tuỳ thuộc vào sự sáng  tạo của mỗi giáo viên để tiết học đạt hiểu quả cao. Tôi khai thác và vận dụng các phương pháp dạy học tích cực lấy trẻ làm trung  tâm một cách khoa học thông qua các môn học. Trong quá trình trẻ hoạt động, không  nặng về hình thức sản phẩm của trẻ đẹp hay xấu, mà cần quan tâm xem trẻ có được  
  4. hoạt động nhiều không, trẻ có vui vẻ, thoải mái, tự  tin và hứng thú tham gia không, …, từ đó, giúp trẻ có thêm kiến thức, kỹ năng. Hoạt động khám phá: Lựa chọn nội dung khám phá gần gũi, dựa trên cơ sở vốn  hiểu biết và kinh nghiệm của trẻ, giúp trẻ hứng thú tìm tòi, khám phá; tránh lựa chọn  nội dung quá khó, không sát với thực tế của trẻ. Hệ  thống câu hỏi cần giúp trẻ  suy   nghĩ, giải quyết vấn đề, thu hút trẻ vào đối tượng cần khám phá nhằm phát triển tư  duy cho trẻ. Tổ chức khám phá dưới nhiều hình thức và được xen kẽ  giữa các hoạt   động để trẻ không nhàm chán. Hoạt động âm nhạc: Lựa chọn nội dung các hoạt động (hát, vận động, nghe hát   hoặc trò chơi âm nhạc) phải phù hợp với độ tuổi và khả năng của trẻ. Nếu giáo viên   không thuộc bài hát thì sử  dụng băng đĩa cho trẻ  nghe, giúp trẻ  cảm thụ bài hát trọn  vẹn hơn. Khi lựa chọn đồ  dùng âm nhạc phục vụ  cho phần vận động phải có tác  dụng thiết thực tránh ảnh hưởng đến sự  phát triển kỹ năng vận động trong quá trình  kết hợp giữa hát và vận động. Hoạt động tạo hình: Đây là hoạt động giúp cho trẻ có điều kiện thuận lợi nhất  cho sự  phát triển của cảm giác, tri giác thẩm mỹ, giúp trẻ  nhận ra màu sắc, hình  dạng, đường nét, tỷ  lệ, sự sắp xếp trong không gian. Nhận thấy được cái đặc trưng   và nét đẹp trong sự vật, hiện tượng mà trẻ miêu tả, Hoạt động tạo hình còn giúp cho   đôi bàn tay trẻ linh hoạt, phát triển khả năng kết hợp khéo léo của đôi tay và đôi mắt.   Chính vì vậy giáo viên cần tổ  chức hoạt động tạo hình phù hợp với khả  năng trẻ  ở  từng độ  tuổi, linh hoạt, sáng tạo nhằm kích thích nhu cầu mong muốn, thỏa mãn ý  thích của trẻ. Có thể vận dụng và phối hợp nhuần nhuyễn các hình thức tổ chức như:   Hoạt động cá nhân,hoạt động nhóm và hoạt động tập thể. Qua đó kích thích được tư  duy sáng tạo của trẻ, tạo cơ  hội cho trẻ thể hiện cảm xúc, hứng thú tìm hiểu cuộc  sống gần gũi xung quanh và biết tạo ra những sản phẩm bằng chính đôi tay của mình. Cần hiểu sâu sắc hơn về vấn đề  "Lấy trẻ làm trung tâm'', biết vận dụng giữa   lý luận và thực tiễn thì trước hết phải thiết kế giáo án, thực hành, lên tiết dạy, thông   qua đó rút kinh nghiệm xem tiết dạy đã thể  hiện sự  đổi mới chưa? Đổi mới  ở  chổ  nào? Sáng tạo chưa? Sáng tạo ở chổ nào? … Sử  dụng đồ  dùng, đồ  chơi vật liệu, hình thức tổ  chức phù hợp, đúng lúc đúng   chổ để kích thích sự tò mò, khám phá của trẻ, phải chú trọng cho trẻ trải nghiệm giao   tiếp và trình bày ý kiến.   Việc đặt câu câu hỏi là một trong 10 chiến lược dạy học giúp trẻ  có trí tuệ  phát triển bình thường đạt được thành công trong học tập. Với ý tưởng học tập kiến   tạo, thay vì dạy bằng cách kể,  giáo viên cần dạy bằng cách hỏi, giáo viên chú ý khi   đặt câu hỏi và khuyến khích trẻ  biết hỏi, việc đặt câu hỏi cần một kỹ  năng quan   trọng, câu hỏi đặt ra phù hợp sẽ  kích thích sự  tư  duy, hứng thú học tập của trẻ,   khuyến kích trẻ khám phá, tìm tòi đồng thời cũng mở  đường cho trẻ  một cách học ­   hỏi, tập đặt câu hỏi. Tổ  chức các hoạt động cho trẻ  theo hướng “Lấy trẻ  làm trung tâm” là một   nhiệm vụ  hết sức quan trọng trong việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non 
  5. một cách hiệu quả, đảm bảo chất lượng và sự phát triển toàn diện phù hợp với từng   cá nhân trẻ, đạt được mục tiêu giáo dục đã đề  ra. Thực hiện điều trên đã góp phần   nâng cao chất lượng tổ  chức các hoạt động cho trẻ  trong nhà trường, nâng cao kết  quả  dạy học cho giáo viên và phù hợp với trẻ tuổi mầm non theo yêu cầu phát triển  của cấp học mầm non  và cũng theo xu hướng phát triển chung của trẻ mầm non trên   toàn thế giới.  Dạy học lấy trẻ làm trung tâm thông qua các hoạt động trong ngày Để  tổ  chức tốt các hoạt động giáo dục “Lấy trẻ  làm trung tâm” thì vai trò  hướng   dẫn   của   người   giáo   viên   rất   quan   trọng,   giáo   viên   là   người   hướng   dẫn,   khuyến khích, gợi mở, hỗ trợ và tạo nhiều cơ hội cho trẻ được hoạt động, được chia  sẻ trình bày ý kiến của mình, đồng thời giáo viên phải là người quan sát đáp ứng nhu   cầu ham hiểu biết, tìm tòi, khám phá…Trong quá trình giáo dục, trẻ  em vừa là đối  tượng của hoạt động, vừa là chủ  thể  của hoạt động. Con người thường thích khám  phá những điều mới lạ, trẻ em cũng vậy, muốn trẻ học tập tích cực, giáo viên không  dạy trẻ cái mà trẻ đã biết, nên dạy cái trẻ cần, điều mà trẻ thích. +  Hoạt động ngoài trời là một hoạt động có nhiều  ưu thế  để  phát triển mọi   mặt cho trẻ mà ít thời điểm sinh hoạt nào trong ngày có thể  sánh được. Trẻ  có hiểu  biết tốt hơn khi tham gia vào các hoạt động quan sát, khám phá, tiếp xúc trực tiếp với   thiên nhiên. Trẻ khỏe mạnh nhanh nhẹn khi được thỏa mãn nhu cầu vận động trong  môi trường thuận lợi. Trẻ được tăng cường mối quan hệ giao lưu với bạn bè và mọi  người xung quanh, học cách hợp tác, chia sẻ, giúp đỡ  và nhường nhịn nhau, giúp trẻ  mạnh dạn, tự tin hơn, dễ dàng thích nghi, hòa nhập trong môi trường xã hội. Tùy theo nội dung hoạt động, không nhất thiết phải theo chủ đề, giáo viên có  thể lựa chọn nội dung, hình thức phong phú, phù hợp thời điểm, thay đổi nội dung ở  các buổi trong tuần giúp trẻ  hứng thú tham gia như; trò chơi vận động, trò chơi dân  gian, tổ  chức thí nghiệm đơn giản nhằm khám phá đặc điểm, tính chất của hiện   tượng thời tiết cho trẻ  (thí nghiệm khám phá sự  tồn tại của gió và hướng gió), tạo   hình bằng lá cây, hoạt động tham quan, quan sát môi trường, thiên nhiên, chăm sóc cây  xanh, vườn hoa, vườn rau... tạo cơ  hội cho trẻ  được tự  do khám phá một cách tự  nhiên hứng thú và sáng tạo, giúp trẻ  phát triển toàn diện: thể  chất, nhận thức, ngôn   ngữ, tình cảm kỹ năng xã hội và thẩm mỹ. + Hoạt động góc: Việc thực hiện hoạt động góc không chỉ để cho trẻ chơi mà  còn giúp trẻ  phát triển toàn diện trong các lĩnh vực ngôn ngữ, thẩm mỹ, thể  chất,   nhận thức và tình cảm­kỹ năng xã hội. Trẻ chơi chủ yếu do nhu cầu và khả năng của   trẻ, nhu cầu muốn bắt chước, muốn làm người lớn, nhưng khả năng và sức lực của  trẻ  chưa đủ  để  làm người lớn do đó trẻ  giải tỏa nhu cầu đó dưới hình thức là hoạt   động góc. Muốn trẻ  phát triển tốt thì cô giáo phải là người thực hiện tốt nhiệm vụ  giáo dục của mình, luôn linh động sáng tạo giúp trẻ thông qua chơi mà học bằng cách   thông qua hoạt động góc. Dạy học lấy trẻ làm trung tâm thông qua nhiều hình thức khác nhau
  6. Hình thức tổ  chức tiết học đa dạng, phong phú tuỳ  vào sự  sáng tạo của giáo  viên để tiết học trở lên nhẹ nhàng, không gò bó, áp đặt trẻ theo đúng tính chất:  “Học   mà chơi, chơi mà học” của trẻ mầm non.         + Hình thức trò chơi: Để đạt hiệu quả, chúng tôi chọn những trò chơi dễ  tổ  chức và thực hiện, trò chơi phải phù hợp với đặc điểm và trình độ  của trẻ, phù hợp  với thời gian, hoàn cảnh, điều kiện thực, trẻ nắm được quy tắc và phải tôn trọng luật   chơi, cách chơi. Trò chơi phải tạo được sự hứng thú và vui thích của trẻ.  Thông qua  trò chơi trẻ  được củngcố  lại hệ  thống kiến thức mà trẻ  đã học nhằm khắc sâu cho   trẻ kiến thức cần cung cấp mà không bị nhàm chán và lặp lại. +  Hình thức  trải nghiệm: Cần cho trẻ  quan sát, suy nghĩ, cảm nhận, hành  động. Để  học hiệu quả, trẻ  cần phải tiếp nhận thông tin, suy ngẫm xem nó sẽ  tác   động đến cuộc sống của trẻ như thế nào, so sánh mức độ phù hợp của với những trải  nghiệm của trẻ. Việc học tập đòi hỏi không chỉ có nhìn, nghe, chuyển động hay động   chạm. Trẻ cần biết kết hợp những gì trẻ cảm giác và suy nghĩ được với những gì trẻ  cảm nhận và ứng xử. Tôi khuyến khích trẻ nói ra càng nhiều càng tốt, có thể đầy đủ  hay   chưa   đầy đủ;   đúng   hay   chưa   đúng   không   quan   trọng   mà   chỉ   cần   trẻ   dám   nói   và   được   nói ra. Nhờ đó mà trẻ của tôi rất tự tin nói ra những điều mình suy nghĩ. Trẻ được tự suy  ngẫm và đánh giá hiểu biết kỹ năng của mình. VD. Khi dạy hoạt động cho trẻ phân loại đồ dùng theo công dụng và chất liệu,   Tôi cho trẻ được làm thí nghiệm “ thỏi nam châm và chậu nước”, tôi phát cho trẻ các  loại bát thìa, ca cốc với những chất liệu khác nhau và cho trẻ dùng thỏi nam châm để  hút đồ vật, trẻ phát hiện ra được đồ vật làm bằng nhôm sẽ bị thỏi nam châm hút, còn   đồ  vật bằng inox thì không, những đồ  vật bằng nhựa sẽ  nổi được trong nước còn   những đồ vật khác thì không. +  Hình thức giao lưu trò chuyện:  Khi tổ  chức hoạt động lấy trẻ  làm trung  tâm tôi chỉ là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở giúp trẻ lĩnh hội được kiến thức  một cách nhẹ nhàng không gò bó cứng nhắc. Trẻ được chia sẻ với bạn bè và học từ  mọi người, diễn đạt chia sẻ suy nghĩ và mong muốn của bản thân. VD: Tôi sử  dụng những câu hỏi mở để  kích thích óc suy nghĩ của trẻ: Con sẽ làm gì khi con bị ốm? Con sẽ làm gì khi bạn khóc? 4. Kết quả đạt được. Đối với trẻ: Qua việc đổi mới phương pháp “dạy học lấy trẻ làm trung tâm”  mà tôi đã áp dụng, tôi thấy 100% trẻ  tích cực, chủ  động tham gia các hoạt động,   100% trẻ thích làm việc theo nhóm để được trải nghiệm, trao đổi, chia sẻ và trình bày  ý kiến của mình; biết suy nghĩ và vận dụng những điều đã học vào thực tế  cuộc   sống, giải quyết các tình huống mà trẻ gặp phải… Từ đó, trẻ mạnh dạn, tự  tin, tích   cực, chủ  động, tư  duy, sáng tạo, thích thú tìm tòi, khám phá trong quá trình tham gia   các hoạt động giáo dục ở trường, ở lớp.  Đối với giáo viên: Mang lại nhiều kỹ  năng và kinh nghiệm cho bản thân khi  thiết kế, lựa chọn chủ  đề  sát với đặc điểm nhận thức của trẻ  mình trực tiếp dạy. 
  7. Qua đó hình thành các kỹ năng, tác phong nghiệp vụ, sáng tạo trong các hình thức tổ  chức các hoạt động ở trường cho trẻ. Luôn tạo cơ hội cho trẻ phát huy tính tích cực   và độc lập, rèn luyện kỹ  năng sống cho trẻ, có kinh nghiệm trong việc tổ  chức môi  trường giáo dục cho trẻ theo chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm, trẻ được “học mà chơi,   chơi mà học”.      Đối với phụ  huynh: Phụ  huynh cảm thấy an tâm, tin tưởng khi cho con em  mình đến trường, lớp mầm non, thường xuyên phối hợp chặt chẽ  với cô giáo trong   công tác chăm sóc giáo dục trẻ, trao đổi với giáo viên bằng nhiều hình thức, nhiệt  tình đóng góp đồ dùng, nguyên vật liệu thiên nhiên, phế thải phục vụ cho việc làm đồ  chơi sáng tạo phục vụ cho các hoạt động của trẻ. Qua đó, phụ huynh hiểu được tầm   quan trọng của nền giáo dục Mầm non trong thời đại mới và sẽ có tầm nhìn mới về  vai trò và trách nhiệm đối với con em mình.         Như vậy, phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm trong giáo dục mầm non  không phải là một phương pháp hoàn toàn mới, mà chính là sự kế thừa và phát huy tối  đa những  ưu điểm và khả  năng có sẵn của các phương pháp dạy học truyền thống.  Việc sử  dụng và phối hợp một cách khéo léo, hợp lý các phương pháp dạy học khác  nhau sẽ phát huy tính tích cực của đứa trẻ. Đây là một công việc khó khăn và lâu dài,  đòi hỏi sự  hoạt động mạnh mẽ, có sự  phối hợp đồng bộ  của tất cả  các cấp, ban   ngành và đội ngũ giáo viên. Giải quyết tốt vấn đề  dạy học “Lấy học sinh làm trung  tâm” sẽ nâng cao được chất lượng và hiệu quả  giáo dục, thúc đẩy quá trình học tập  của học sinh dẫn tới giải quyết tốt vấn đề  đầu ra, đáp ứng được nhu cầu cần thiết  của xã hội.            HIỆU TRƯỞNG                                                             NGƯỜI VIẾT           Trần Thị Chính                                                            Nguyễn Thị Yến
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2