intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp cho trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động làm quen với văn học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:26

15
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số biện pháp cho trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động làm quen với văn học" nhằm đề xuất và lý giải một số biện pháp giúp trẻ thực hiện tốt hoạt động làm quen với văn học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp cho trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động làm quen với văn học

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN BA VÌ TRƯỜNG MN TẢN HỒNG **************** Đề tài: “Một số biện pháp cho trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động làm quen với văn học” Lĩnh vực : Giáo dục mẫu giáo Cấp học : Mầm non Tên tác giả : Lê Thị Quý Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Tản Hồng Chức vụ : Giáo viên Năm học: 2020- 2021
  2. Một số biện phát giúp trẻ học 5-6 tuổi học tốt hoạt động làm quen văn học Mục Lục Phần thứ nhất :Đặt vấn đề 1.Tên chon đề tài: ………………………………………………… 2.Lý do chon đề tài:……………………………………………….. 2.1.Cơ sở lý luận:……………………………………………… 2.2.Cơ sở thực tiễn:……………………………………………. 3.Mục đích nghiên cứu:…………………………………………… 4.Đối tượng nghiên cứu:………………………………………….. 5.Đối tượng khảo sát:……………………………………………… 6.Phương pháp nghiên cứu:……………………………………….. 7.Phạm vi kế hoạch nghiên cứu:…………………………………… Phần thứ hai: Những biện pháp đổi mới để giải quyết vấn đề 1.Nội dung lý luận:………………………………………………… 2.Thực trạng của vấn đề:…………………………………………… 3.Các biện pháp thực hiện:……………………………………….... 4.Quá trình thực hiện đề tài:……………………………………….. 5.Kết quả đạt được:………………………………………………… Phần thứ ba: Kết luận và khuyến nghị 1. Kết luận :………………………………………………………… 2. Khuyến nghị :…………………………………………………… 2/23
  3. Một số biện phát giúp trẻ học 5-6 tuổi học tốt hoạt động làm quen văn học PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tên đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động làm quen với văn học” 2. Lý do chọn đề tài: Sinh thời Bác Hồ đã nói “nhiệm vụ của giáo dục là rất quan trọng và vẻ vang, vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục”.Từ câu nói đó cho chúng ta thấy được vai trò vô cùng quan trọng của đội ngũ giáo viên. Và từ đó tôi cũng luôn luôn xác định rõ vai trò và trách nhiệm của mình khi là một giáo viên mầm non đó là “luôn luôn gương mẫu ,luôn có trách nhiệm cao trong công việc, luôn là người mẹ hiền thứ hai cho các con và trong việc giáo dục luôn tìm tòi sáng tạo ra các phương pháp dạy học hợp lý để nâng cao chất lượng của một tiết hoạt động”. Theo quan niệm của tôi tuổi mầm non là lứa tuổi cần sự quan tâm đặc biệt của cha mẹ và cô giáo. Ở giai đoạn này, những mối quan hệ, có những sự vật, hiện tượng xảy ra xung quanh trẻ đều có tác động rất lớn đến bản thân trẻ. Vì vậy cha mẹ và cô giáo đều mong muốn dạy trẻ những điều hay, lẽ phải, những thói quen tốt và những hành vi có đạo đức để hình thành nhân cách cho trẻ sau này. Là một giáo viên mầm non, tôi nhận thấy việc giáo dục trẻ thông qua các bài thơ, câu truyện thật gần gũi và dễ hiểu đối với trẻ. Qua những bài thơ, câu chuyện có ý nghĩa giáo dục giúp trẻ hiểu việc gì tốt, việc gì không tốt, việc gì nên làm, việc gì không nên làm một cách dễ dàng. Hoạt động làm quen với văn học giúp trẻ phát triển về ngôn ngữ một cách mạch lạc, vốn từ của trẻ phong phú và đa dạng .Qua đó việc giao tiếp trẻ sẽ dễ dàng hơn ,tự tin hơn và biết phát âm đúng hơn trong các hành vi , lời nói của mình. Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài này . 2.1. Cơ sở lý luận Nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống ,nó thức tỉnh và phát triển tâm hồn con người. Văn học là một loại hình nghệ thuật nó phản ánh cuộc sống bằng hình tượng, kinh nghiệm sống của nhân loại mà con người cần tiếp thu và phát triển. Do đó việc cho trẻ mầm non làm quen với văn học là sự chuẩn bị cho trẻ học đọc, học viết sau này. Và chúng ta cần chuẩn bị tốt cho trẻ các kỹ năng như: - Kỹ năng tri giác cụ thể và trí nhớ tức thì . - Kỹ năng định hướng trong không gian . - Kỹ năng vận động . 3/23
  4. Một số biện phát giúp trẻ học 5-6 tuổi học tốt hoạt động làm quen văn học - Kỹ năng tính chủ định của sự chú ý. Chúng ta có thể thấy rằng việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là vô cùng cần thiết .Do đó tìm ra những biện pháp ,hình thức phù hợp cho trẻ hoạt động với làm quen văn học sẽ làm nền tảng của sự thành công. 2.2. Cơ sở thực tiễn: Tổ chức hướng dẫn trẻ làm quen với tác phẩm văn học là một nhiệm vụ quan trọng ở trường mầm non và được diễn ra rất linh hoạt theo hai hình thức chính: hình thức trong giờ hoạt động chung và các hoạt động khác. Để thực hiện được tốt công việc này giáo viên cần lựa chọn hình thức cho trẻ làm quen với văn học dựa trên đặc điểm tình hình của trẻ, với tác phẩm văn học trẻ đã biết hay tác phẩm văn học trẻ chưa biết, tác phẩm dài hay ngắn buộc giáo viên phải lựa chọn hình thức cho phù hợp. Những tác phẩm văn học phải phù hợp với từng chủ đề và một yếu tố vô cùng quan trọng đó là sự hứng thú của trẻ trong quá trình học .Từ đó giáo viên có các hình thức phù hợp để tiết học đạt hiệu quả cao nhất. 3. Mục đích nghiên cứu: Đề xuất và lý giải một số biện pháp giúp trẻ thực hiện tốt hoạt động làm quen với văn học. 4. Đối tượng nghiên cứu: 30 trẻ của lớp 5 tuổi A1 trong năm học 2020- 2021. 5. Đối tượng khảo sát: Trẻ 5-6 tuổi 6.Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp dùng lời nói . Phương pháp quan sát. Phương pháp thực hành. Phương pháp kiểm tra ,đánh giá. Phương pháp động viên, khuyến khích. 7.Phạm vi kế hoạch nghiên cứu: Phạm vi: Lớp 5 tuổi A1 Kế hoạch nghiên cứu :thời gian thực hiện từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 4 năm 2021 4/23
  5. Một số biện phát giúp trẻ học 5-6 tuổi học tốt hoạt động làm quen văn học PHẦN THỨ HAI:NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1.Nội dung lý luận: Để cho trẻ phát triển một cách toàn diện về nhân cách thì việc cho trẻ làm quen với hoạt động văn học là việc vô cùng quan trọng ngay từ lớp học mầm non.Thông qua văn học trẻ có những hiểu biết về mối quan hệ trong xã hội ,về con người và về môi trường sống .Thông qua văm học trẻ có những cái nhìn mới mẻ về cuộc sống ,tính sáng tạo ,tính lô gic .Thông qua văn học trẻ học được những nhân cách tôt đẹp của con người trong cuộc sống và góp phần cho cuộc sống ngày càng phát triển ,văn minh và giàu đẹp ,mang đậm bản sắc của con người dân tộc Việt Nam. 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 2.1: thuận lợi: Bản thân tôi luôn là một giáo viên nhiệt tình với trẻ, tâm huyết với nghề nghiệp. Là giáo viên ra trường nhiều năm nắm được kinh nghiệm giảng dạy tiếp xúc với trẻ ,nắm được tâm sinh lý của trẻ và những xu hướng phát triển của trẻ. Sĩ số lớp ổn định ,trẻ tiếp thu tốt. Giáo viên trong cùng lớp luôn phối hợp và thống nhất các phương pháp ,biện pháp dạy trẻ . Nhà trường có nhiều thành tích trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ . Khuôn viên trường sạch sẽ thoáng mát. Ban giam hiệu luôn tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn. 2.2 .Khó khăn: Nhiều phụ huynh chưa hiểu và quan tâm đến việc giáo dục của trẻ. Số lượng lớp đông ,nhiều trẻ mới đi chưa có nề nếp . Trẻ được sống trong môi trường quá bao bọc khiến trẻ luôn dựa dẫm,không có tính tự lập, ích kỉ và lãnh cảm với môi trường xung quanh. Đồ dùng trang thiết bị dạy học còn nhiều hạn chế. 2.3.Số liệu điều tra trước khi thực hiện: 5/23
  6. Một số biện phát giúp trẻ học 5-6 tuổi học tốt hoạt động làm quen văn học * Khảo sát thực tế ở lớp đầu năm như sau: Số Mức độ đạt được TT Khả năng trẻ Đạt Chưa đạt KS 1 Trẻ biết kể chuyện diễn cảm 30 6 = 20% 24 = 80% 2 Trẻ thích đọc thơ diễn cảm 30 10=23,3% 20 = 66,7% Trẻ tích cực tham gia hoạt động làm 3 30 13=43,3% 17 = 56,7% quen văn học 3. Các biện pháp thực hiện đề tài: Qua thực trạng đó tôi bắt đầu thực hiện việc nghiên cứu một số hình thức cho trẻ làm quen với văn học, gồm có các hình thức sau: Hình thức cho trẻ làm quen với văn học qua các giờ hoạt động chung. Hình thức cho trẻ làm quen với văn học qua các hoạt động khác. Hình thức cho trẻ làm quen với văn học qua góc văn học. Hình thức cho trẻ làm quen với văn học qua việc kể truyện sáng tạo. Hình thức cho trẻ làm quen với văn học qua việc tuyên truyền với phụ huynh. 4. Quá trình thực hiện đề tài: 4.1. Hình thức cho trẻ làm quen với văn học qua các giờ hoạt động chung: * Giờ học cho trẻ làm quen với văn học: Để trẻ hứng thú với việc làm quen với các tác phẩm văn học một cách trọn vẹn và hiệu quả,thì hình thức sử dụng trực quan hình tượng là rất quan trọng .Tư duy trực quan hình tượng là kiểu tư duy đặc trưng của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi. chính vì vậy , sử dụng trực quan giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ . Đặc biệt trong hoạt động kể cho trẻ nghe truyện, trực quan giúp tăng cường hứng thú cho trẻ , góp phần hình thành nhân cách cho trẻ . Đây là hình thức cơ bản cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Các tác phẩm văn học cho trẻ làm quen trong hoạt động này thường nằm trong chương trình, có nội dung phù hợp với chủ đề đang thực hiện. Thời gian của hoạt động này thường không nhiều. Trực quan cho trẻ gồm : trực quan bằng vật thật, vật mô phỏng (tranh ảnh, mô hình) và ngôn ngữ (lời nói , cử chỉ, điệu bộ) Như chúng ta đã biết trẻ rất thích đồ dùng đẹp và lạ mắt . Đồ dùng đẹp và gần gũi với trẻ sẽ luôn luôn thu hút được sự chú ý của trẻ. * Đồ dùng trực quan dùng để giới thiệu bài: 6/23
  7. Một số biện phát giúp trẻ học 5-6 tuổi học tốt hoạt động làm quen văn học VD1: Truyện “Câu chuyện của Tay Trái và Tay Phải” - Chủ đề “Bản thân”. Tôi lựa chọn hình thức sử dụng đồ dùng tự làm để minh họa. Chuẩn bị bức tranh chân dung trong có 1 đôi bàn tay: Tay Trái và tay phải. Tôi giới thiệu bằng cử động đôi bàn tay và nói “Xin chào các bạn, các bạn hãy đoán tôi là ai nhé ! Trên cơ thể của các bạn tôi rất quan trọng, tôi giúp các bạn làm công việc hàng ngày như: cầm, nắm, sờ. Nào các bạn, hãy đoán tôi là ai? Hình ảnh : Tranh minh họa VD2: Truyện “Cây rau của thỏ út” - Chủ đề “Nghề nghiệp” - Sử dụng hình thức rối tay để giới thiệu truyện: 7/23
  8. Một số biện phát giúp trẻ học 5-6 tuổi học tốt hoạt động làm quen văn học Ở hình thức sử dụng sa bàn rối tay cô luôn phải cố gắng để có một giọng kể thật phù hợp với từng nhân vật. Đối với truyện “Cây rau của thỏ út” .Tay trái của cô là rối thỏ mẹ, tay phải là rối thỏ con( đưa lần lượt từng con thỏ ra một) cô nói giọng thỏ mẹ và cử động tay trái phù hợp với ngữ điệu kể: “các con ơi!mùa thu đã qua mùa đông đã đến, thỏ mẹ dẫn các con ra vườn và bảo:mẹ sẽ dậy các con trồng củ cải nhé!” . Các con hãy đoán xem đó là câu nói của ai và ở trong câu truyện gì ?. Hình ảnh :Các chú thỏ được làm bằng dối tay. VD 3:Truyện “Bác gấu đen và hai chú thỏ” 8/23
  9. Một số biện phát giúp trẻ học 5-6 tuổi học tốt hoạt động làm quen văn học Ở câu truyện “Bác gấu đen và hai chú thỏ” tôi cũng sử dụng rối tay kết hợp sân khấu đứng làm trẻ vô cùng háo hức và đạt kết quả rất tốt.Ở câu truyện này tôi sử dụng Bác gấu trong truyện ra kể chuyện cho trẻ nghe. Cô nói giọng của Gấu để trẻ thêm phần hứng thứ khi nghe kể. Hình ảnh :Sân khấu truyện “Bác gấu đen và 2 chú thỏ” Từ các ví dụ trên, câu truyện “Câu chuyện của Tay Trái và Tay Phải” tôi sử dụng hình thức đó vì đôi bàn tay rất gần gũi với trẻ, trẻ hiểu rõ chức năng của đôi bàn tay nên rất dễ dàng nhận ra và từ đó cô dẫn dắt để bắt vào kể câu truyện “Câu chuyện của Tay Trái và Tay phải ”. Còn truyện “Cây rau của thỏ út” hay truyện “Bác gấu đen và hai chú thỏ” tôi đã cho trẻ làm quen hoạt động khác từ hôm trước nên trẻ đã nắm được nội dung câu truyện. Vì vậy tôi đã sử dụng chính những nhân vật trong truyện và kể trích một câu nói của nhân vật để hỏi trẻ về tên nhân vật và tên truyện từ đó dẫn dắt để kể lại truyện giúp trẻ thuộc truyện. Sau giờ hoạt động chung này trẻ đã thuộc truyện cô đã tổ chức cho trẻ tập đóng kịch và hình thức sử dụng đồ dùng trực quan trong hoạt động này là trang phục và sân khấu. Việc thay đổi 9/23
  10. Một số biện phát giúp trẻ học 5-6 tuổi học tốt hoạt động làm quen văn học hình thức khi cho trẻ làm quen cùng một tác phẩm văn học đã đem lại hiệu quả cao cho cô và trẻ. Khi trẻ được làm quen với một bài thơ tôi cũng sử dụng mô hình đẹp để thu hút sự chú ý của trẻ và giúp trẻ có trí tưởng tượng phong phú VD: Bài thơ “Đi bừa” tôi sử dụng mô hình có mẹ dắt con trâu đi bừa từ đó giúp trẻ tái hiện lại nội dung của bài thơ rõ nét hơn. Hình ảnh : Sa bàn bài thơ” Đi bừa” - Đồ dùng trực quan còn là hình thức sử dụng để giảng giải từ khó trong nội dung tác phẩm: thường mỗi bài thơ, câu truyện lại đem đến cho trẻ một vài từ mới và cô sẽ giải thích cho trẻ để trẻ hiểu ý nghĩa của từ mới đó. VD: Truyện “Thần Sắt” - Chủ đề “Nghề nghiệp” Sử dụng đồ dùng trực quan là sa bàn và rối. Mở đầu câu truyện là: “Ngày xưa có anh nông dân sống một mình trong túp lêu ở ven rừng”. Cô giải thích từ “Túp lều” bằng cách chỉ vào túp lều cô làm bằng rơm. Cô nói: túp lều được làm bằng rơm rạ hoặc lá cọ là nơi ở của gia đình rất nghèo đấy các con ạ! 10/23
  11. Một số biện phát giúp trẻ học 5-6 tuổi học tốt hoạt động làm quen văn học Hình ảnh :Túp lều bằng rơm Ví dụ: Bài thơ:” Cô dạy con” Ở bài thơ: “Cô dạy con” tôi sử dụng sa bàn trẻ háo hức trong tiết học.Tôi sử dụng cột đèn giao thông thay đổi màu theo tín hiệu của đèn, các phương tiện lưu thông theo đứng làn đường của mình nên trẻ rất hứng thú và tiết học đạt kết quả cao. 11/23
  12. Một số biện phát giúp trẻ học 5-6 tuổi học tốt hoạt động làm quen văn học Hình ảnh: thơ “Cô dạy con” Như vậy, đồ dùng trực quan sẽ giúp cô giảng giải được từ khó còn trẻ thì hiểu được từ khó đó. Cuối cùng, đồ dùng trực quan còn là hình thức để trẻ kể lại tác phẩm: Khi tiến hành dạy trẻ kể lại chuyện sẽ có rất nhiều hình thức: kể theo cô, kể toàn bộ câu chuyện kể theo nhân vật… Hình thức kể chuyện theo tranh được trẻ thích thú. Với hình thức này thì giáo viên lựa chon cách kể sao cho phù hợp. Với những câu chuyện đã biết và những câu chuyện mới : + Câu truyện chưa biết: Cô treo tranh theo thứ tự từ đầu đến cuối lên bảng. Trẻ nhìn tranh chỉ vào hình ảnh trong tranh và kể tương ứng với nội dung trong tranh. + Câu truyện trẻ đã biết: Cô thay đổi trình tự các bức tranh, trẻ kể từ đầu đến cuối câu chuyện nhưng phải chỉ vào đúng bức tranh tương ứng sau đó sắp xếp lại cho đúng trình tự các bức tranh rồi kể lại. Hình thức kể lại truyện theo tranh rất có hiệu quả vì khi trẻ nhìn vào các bức tranh trẻ sẽ hình dung ra diễn biến câu chuyện một cách đầy đủ, từ đó có thể kể lại truyện mà không bị nhầm lẫn. Ở hình thức này cô kết hợp lồng chữ 12/23
  13. Một số biện phát giúp trẻ học 5-6 tuổi học tốt hoạt động làm quen văn học viết bằng cách viết nội dung câu truyện, bài thơ phía dưới của mỗi bức tranh phù hợp với hình ảnh minh hoạ trong các bức tranh. VD: Truyện “Ai đáng khen nhiều hơn”: - Chủ đề “Thế giới động vật” Tranh 1: Trước khi đi công tác Thỏ mẹ dặn 2 anh em ở nhà phải ngoan, yêu thương nhau.Thỏ anh nhường nhịn em, Thỏ em thì nhược lại luôn tranh giành mọi thứ với thỏ anh nhưng lại thích được mẹ khen.Một hôm Thỏ mẹ bảo thỏ anh lên rừng hái cho mẹ 10 cây nấm,còn Thỏ em ra đồng bứt cho mẹ 10 bông hoa thật đẹp. 13/23
  14. Một số biện phát giúp trẻ học 5-6 tuổi học tốt hoạt động làm quen văn học Tranh 2: Thỏ em cắm đầu chạy ra đồng bứt cho mẹ 10 bông hoa thật đẹp mang về đưa mẹ và được mẹ khen.Thỏ em sung sướng chú hớn hở khoe với mẹ, suốt dọc đường chú không la cà,gặp Sóc đang khóc, gặp Nhím Nhím cứ xin 1 bông hoa nhưng Thỏ con không để ý, không cho vì Thỏ em chỉ bứt đủ 10 bông hoa mang về cho mẹ 14/23
  15. Một số biện phát giúp trẻ học 5-6 tuổi học tốt hoạt động làm quen văn học Tranh 3: Hai mẹ con chờ mài mới thấy Thỏ anh về, Thỏ anh hái rất nhiều nấm và bảo hái nhiều để ăn dần để mẹ đỡphải đi hái.Thỏ anh thưa với mẹ trên đường về Thỏ đã giúp đõ cô Gà Hoa Mơ tìm em gà Nhiếp bị lạc vì vậy mà đã về chậm. Thỏ mẹ mỉm cười và bảo: Các con đều ngoan nhưng Thỏ anh đáng khen nhiều hơn vì biết quan tâm giúp đõ mọi người. Thỏ em như hiểu ra và bẻn lẻn nói với mẹ: Con sẽ cố gắng làm như anh mẹ ạ. * Giáo viên có thể cho trẻ làm quen tác phẩm văn học qua việc cho trẻ xem phim hoạt hình. Giáo viên lựa chon cho trẻ xem phim hoạt hình có hình ảnh các nhân vật ngộ nghĩnh với các hành vi thể hiện cảm xúc khác nhau để cho trẻ nhận biết các loại cảm xúc đó. VD : Với câu truyện “Thi hát” tôi sử dụng tranh để minh họa cho câu truyện và sử dụng công nghệ thông tin cho trẻ xem phim hoạt hình “ Thi hát”. Hình ảnh các con vật hiện ra làm trẻ rất thích và muốn xem đi xem lại. 15/23
  16. Một số biện phát giúp trẻ học 5-6 tuổi học tốt hoạt động làm quen văn học * Ngoài ra tuỳ theo nội dung của từng tác phẩm văn học mà giáo viên có thể lựa chọn hình thức tổ chức giờ hoạt động ở những địa điểm thích hợp, nhằm tạo cho trẻ một tâm trạng thoải mái, gần gũi với cuộc sống thực. VD: Dạy các tác phẩm có nội dung nói về thiên nhiên tươi đẹp như bài “cô mây”, “câu truyện về giọt nước” cô giáo có thể tổ chức tiết học ở ngoài vườn trường. Còn những tác phẩm có nội dung trang nghiêm như nói về lãnh tụ, tổ quốc cô nên tổ chức tiết học ở trong lớp, cho trẻ ngồi ghế... như thơ “quả táo Bác Hồ”. Qua những ví dụ (VD) minh hoạ ở trên, tôi thấy hình thức sử dụng đồ dùng trực quan trong giờ hoạt động cho trẻ làm quen với văn học là hình thức rất cơ bản giúp giáo viên đạt được mục đích của giờ hoạt động. * Các giờ hoạt động chung khác Theo chương trình giáo dục mầm non mới việc cho trẻ học thông qua tích hợp các hoạt động với nhau là vô cùng phong phú ,tạo cho trẻ sự hứng thú để trẻ bước vào hoạt động chính có hiệu quả nhất. Với phương pháp dạy tích hợp, nhiều nội dung được lồng nghép trong 1 giờ hoạt động chung. Việc cho trẻ làm quen với văn học không chỉ được tiến hành trong giờ thơ, truyện mà nó còn được dạy thông qua các giờ hoạt động chung khác như tạo hình, âm nhạc, tìm hiểu môi trường xung quanh... Giáo viên có thể củng cố hoặc mở rộng kiến thức về văn học cho trẻ. Ở những hoạt động chung này, các tác phẩm văn học sẽ đến với trẻ qua hình thức giới thiệu bài hoặc củng cố bài. + Với hoạt động cho trẻ làm hoạt động âm nhạc: Giáo viên có thể cho trẻ đọc thơ trước khi vào bài để trẻ có thể cảm nhận được nội dung của bài hát nhanh hơn . VD: Ở giờ âm nhạc khi dạy trẻ hát bài “Chào hỏi khi về”. Đầu tiết học cô cùng trẻ có thể đọc bài thơ “Bé tới trường”, hay với bài hát “Cháu yêu bà” cô có thể đọc cho trẻ nghe bài thơ “quạt cho bà ngủ”. + Với hoạt động tạo hình: Trước khi vẽ giáo viên cũng lựa chon những bài thơ phù hợp để hoạt động tạo hình của trẻ có kết quả tốt nhất. VD:Khi cho trẻ vẽ tự do theo ý thích ở giờ tạo hình cô có thể cho trẻ đọc bài thơ “Em vẽ” để giới thiệu bài và gây hứng thú cũng như để gợi ý đề tài cho trẻ. + Với hoạt động khám phá: Giáo viên lựa chọn các bài thơ hay câu truyện phù hợp để trẻ liên hệ được thực tế ,qua đó việc giáo dục trẻ cũng dễ dàng hơn. VD: Cho trẻ tìm hiểu về môi trường xung quanh trong giờ cho trẻ “Trò chuyện, tìm hiểu về các bộ phận trên cơ thể bé” – Chủ đề “Bản thân” ở phần 16/23
  17. Một số biện phát giúp trẻ học 5-6 tuổi học tốt hoạt động làm quen văn học giáo dục cô có thể đọc cho trẻ nghe bài thơ “Bé ơi!”, hay giờ “Trò chuyện về gia đình của bé” – Chủ đề gia đình cô đọc bài thơ “Lời chào” để giáo dục trẻ phải biết lễ phép với ông bà, cha mẹ, ngoài ra cô có thể thay bằng bài thơ khác: “Lấy tăm cho bà”, “Mẹ và con”.Trong giờ “Trò chuyện về thế giới thực vật cô cho trẻ đọc bài thơ “Từ hạt đến hoa”, để trẻ có thể hiểu được sự bắt nguôn từ đâu mà có cây xanh và hoa. Hoặc trong giờ “Trò chuyện về một số ngành nghề” cô cho trẻ đọc bài thơ “Bé làm nhiều nghề”, có thể giới thiệu cho trẻ rất nhiều nghề: Thợ nề, thợ mỏ, thợ hàn, thầy thuốc, cô nuôi. Còn giờ “Cho trẻ làm quen với một số luật lệ giao thông”. Khi kết thúc hoạt động cô đọc cho trẻ nghe bài thơ “Đèn báo”. Ở giờ “Trò chuyện về một số động vật nuôi trong gia đình”, cô cho trẻ đọc thơ “Mèo con” . Từ những ví dụ trên việc lồng ghép và tích hợp các tác phẩm văn học vào các hoạt động là vô cùng ý nghĩa .Tạo cho trẻ phát triển ngôn ngữ diễn đạt một cách mạch lạc .Các hoạt động đều đạt được kết quả tốt trên cả cô và trẻ. 4.2.Hình thức cho trẻ làm quen với văn học qua các hoạt động ngoài giờ. Với phương châm “Học mà chơi ,chơi mà học”. Giáo viên tổ chức cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học thông qua các hoạt động ngoài giờ cũng vô cùng phong phú. Do đó tôi đã tận dụng tất cả các thời gian có thể dạy trẻ như: đón trẻ, trả trẻ, hoạt động ngoài trời, hoạt động vui chơi hay trong hoạt động chuyển tiếp . Hình thức cho trẻ Làm quen với văn học qua các hoạt động ngoài giờ chính là việc cho trẻ ôn tập lại các bài thơ hay kể lại tác phẩm cho trẻ nghe, sau đó cho trẻ đọc hoặc kể lại truyện, giáo viên theo dõi, sửa sai cho trẻ để trẻ thể hiện đúng, diễn cảm. Với hình thức này giáo viên có thể sử dụng theo hình thức dạng trò chơi để việc ôn luyện được hấp dẫn, trẻ hứng thú tham gia. VD1:Trò chơi “Ai nói nhanh”. Cô chia trẻ thành 2 đội .Cô nói hình ảnh ,hay nhân vật xuất hiện trong bài thơ hay câu truyện ,để trẻ đoán tên bài thơ hay câu truyện đó .Khi trẻ đã đoán đúng cô cho trẻ đọc lại bài thơ hay cô sẽ kể lại câu truyện đó cho trẻ nghe. VD2:Trò chơi ghép tranh. Cô cũng chia trẻ thành 2 đội .Cô phát tranh bài thơ hoặc tranh câu truyện, cho trẻ ghép theo thứ tự của bài thơ hoặc câu truyện .Sau khi trẻ hoàn thành cô cho trẻ đọc lại bài thơ theo tranh hay kể lại câu truyện theo tranh. 17/23
  18. Một số biện phát giúp trẻ học 5-6 tuổi học tốt hoạt động làm quen văn học Trong một năm học có rất nhiều ngày lễ diễn ra như :20/11, 8/3,… .Giáo viên có thể sử dụng hình thức cho trẻ làm quen với văn học theo các chủ đề . Cô giáo tổ chức cho các cháu trong lớp, trong các buổi liên hoan văn nghệ, trong đó có thể kể truyện, đọc thơ, đóng kịch các tác phẩm văn học. Hình thức này thu hút được nhiều trẻ tham gia luyện tập, biểu diễn. Với hình thức này giáo viên cần dành nhiều thời gian cho trẻ luyện tập .Tạo cho trẻ tự tin khi biểu diễn trước đám đông. Nhờ vào hình thức này giáo viên khuyến khích và động viên các trẻ nhút nhát cùng tham gia tạo cho trẻ kỹ năng bạo dạn và hòa đồng. 4.3. Hình thức cho trẻ làm quen với văn học qua góc văn học. Nói tới góc thì việc trang trí là vô cùng quan trọng. Trang trí như thế nào để phù hợp với trẻ ,phù hợp với từng chủ đề .Để khi chơi trẻ cá thể nhập vai một cách hiệu quả nhất.Tạo môi trường văn học trong lớp ,góp phần hình thành năng lực thẩm mĩ của trẻ. Kích thích ở trẻ nhu cầu ham muốn được kể truyện . 18/23
  19. Một số biện phát giúp trẻ học 5-6 tuổi học tốt hoạt động làm quen văn học Hình ảnh: Góc văn học với chủ đề “Thế giới động vật” Mỗi lớp mẫu giáo đều có góc văn học có đủ ánh sáng, có kê bàn, có các loại truyện tranh, sách tranh do trẻ và cô cùng làm. ở những thời gian ngoài giờ hoạt động chung, cô giáo gợi ý để các cháu tự lấy truyện tranh ra kể lại cho nhau nghe. Đối với những truyện tranh mới, cô giáo tổ chức kể cho từng nhóm trẻ nghe vào các thời điểm khác nhau. Lúc đầu, cô để cho trẻ tự tìm hiểu nội dung của các hình ảnh trong truyện tranh, sau đó cô dùng câu hỏi gợi ý để hướng sự chú ý của trẻ vào những hình ảnh chủ yếu của bức tranh, rồi đọc đoạn truyện dưới tranh. Đọc xong truyện lại cho trẻ xem tranh một lần nữa. Với những truyện tranh trẻ đã được làm quen nhiều lần cô có thể đề nghị lần lượt các trẻ kể lại nội dung của từng bức tranh. Ngoài ra cô có thể kích thích phát triển tư duy 19/23
  20. Một số biện phát giúp trẻ học 5-6 tuổi học tốt hoạt động làm quen văn học cho trẻ bằng cách kể chuyện sáng tạo theo tranh. Góc văn học thực sự sẽ thu hút trẻ, giúp trẻ tiếp xúc với văn học một cách tự giác nếu cô giáo thường xuyên thay đổi các loại truyện mới, tranh mới phù hợp với chủ đề đang thực hiện kết hợp với việc cùng trẻ làm sách, tranh theo chủ đề. Hình thức này giúp trẻ rất thoải mái khi làm quen với các tác phẩm văn học, trẻ hứng thú với sách truyện, kích thích tư duy của trẻ nhằm hình thành những kỹ năng giúp trẻ học đọc, học viết sau này. Hình ảnh :Góc sách cô và trẻ làm. 4.4. Hình thức cho trẻ làm quen với văn học qua việc kể truyện sáng tạo. 20/23
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1