intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục thói quen vệ sinh môi trường cho trẻ Mẫu giáo 3-4 tuổi

Chia sẻ: Mucnang999 Mucnang999 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

38
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm mầm non được hoàn thành với một số biện pháp như sau: Rèn thói quen vệ sinh môi trường cho trẻ thông qua hoạt động hàng ngày; Giáo dục vệ sinh môi trường cho trẻ thông qua hoạt động học tập; Nâng cao ý thức vệ sinh môi trường cho giáo viên đồng thời giáo dục vệ sinh môi trường cho trẻ; Phối hợp với các bậc phụ huynh để giáo dục vệ sinh môi trường cho trẻ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục thói quen vệ sinh môi trường cho trẻ Mẫu giáo 3-4 tuổi

  1. ĐỀ TÀI:   MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC THÓI QUEN VỆ SINH MÔI  TRƯỜNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 3­4 TUỔI. I. PHẦN MỞ ĐẦU:     Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ  thống giáo dục quốc dân với  mục tiêu chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ  phát triển toàn diện và hình thành cho   trẻ những kỷ năng sống phát triển nhân cách con người là mầm non tương lai của  đất nước.Tích cực, năng động sáng tạo, khám phá, trải nghiệm…phù hợp với thời  kì CNH­HĐH đất nước.    Mục tiêu và nhiệm vụ của giáo dục chăm sóc trẻ Mầm non là giúp trẻ phát triển   toàn diện về các mặt Đức­Trí­Thể­Mĩ. Việc giáo dục trẻ có những hành vi thái độ  thói quen về môi trường xung quanh là nội dung không thể  thiếu được trong việc  thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ đó. Từ việc giáo dục về môi tr ường cho trẻ “Cung  cấp kiến thức về  môi trường ” sang việc giáo dục vì môi trường cho trẻ  “ Cung  cấp phương pháp để  làm thay đổi thái độ  để  hình thành hành vi , thói quen, giá trị  của môi trường trong cuộc sống”.     Giáo dục vệ sinh môi trường cho trẻ là giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh môi trường  học tập, vui chơi và cả  vệ  sinh cơ  thể  trẻ. Góp phần hình thành kỹ  năng sống và   những hành vi văn minh trong giao tiếp với cuộc sống hàng ngày. Không những  thế, giáo dục vệ sinh môi trường còn góp phần phát triển thể chất sức khỏe thẩm   mĩ cho trẻ. Trẻ biết không vứt rác bừa bãi, biết giữ gìn thu dọn đồ  chơi ngăn nắp   gọn gàng, biết giữ gìn cho nhà cửa, lớp học sạch sẽ, giữ gìn bản thân sạch đẹp, áo  quần, mặt mũi đầu tóc gọn gàng.     Song khả năng tiếp thu và truyền thụ kiến thức của giáo viên mới chỉ dừng lại ở  một số  hoạt động hoặc khai thác nội dung giáo dục của một môn học mà cha có  cách nhìn tổng quát, chưa lồng ghép  nội dung của chủ đề môi trường vào trong chương trình giảng dạy. Khả năng vận  dụng thao tác vệ  sinh cá nhân, ý thức hành động về  môi trường của trẻ   ở  trường  còn hạn chế như : chưa có ý thức bảo vệ môi trường, còn vứt rác bừa bãi, bản thân  trẻ chưa có thói  quen vệ sinh như rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại­tiểu tiện,   về nhà không tắm rửa và thay áo quần hàng ngày… Chính vì vậy, là giáo viên Mầm non tôi đã rất trăn trở và quyết định chọn đề  tài  “ Một số  biện pháp giáo dục thói quen vệ  sinh môi trường cho trẻ  Mẫu   giáo3­4 tuổi” . II. PHẦN NỘI DUNG : 1. Cơ sỡ khoa học :      Muốn giáo dục trẻ trở thành con ng ười toàn diện thì phải tổ chức cho trẻ hoạt   động xã hội theo mục tiêu giáo dục của xã hội . Giáo dục vệ sinh môi là hình thành  ở  trẻ  những thói quen hành vi đạo đức nhằm hình thành những biểu tượng tự  nhiên. Thông qua hoạt động vệ sinh môi trường trẻ sẽ phát triển năng lực quan sát,  
  2. khả  năng phân tích, so sánh, tổng hợp. Qua đó, trẻ  phát triển trí thông minh, vốn  sống vốn hiểu biết về thực tiễn. Phát triển tình cảm đạo đức và càng làm cho trẻ  có những tình cảm trong sáng.       Môi trường là kho tàng vô tận làm phong phú hồn trẻ thơ. Vì vậy chúng ta phải  có tác động giáo dục để biến hoạt động vệ sinh môi trường thành phương tiện giáo  dục hữu hiệu nhất đối với trẻ thơ.      Giáo dục vệ sinh môi trường là  điều kiện dẫn dắt trẻ hòa nhập vào cuộc sống  tạo  cơ  hội cho trẻ gần gũi, khám phá trải nghiệm với thiên nhiên, nhằm tích lũy  cho trẻ  những trí thức  ấn tượng đẹp về  cuộc sống thiên nhiên, cuộc sống, phong   phú đa dạng. Nhằm hình thành cho trẻ phương pháp tư duy, thái độ và cách ứng xử  đúng đắn với môi trường từ đó trẻ được học làm người.     Giáo dục vệ sinh môi trường là một phần không thể thiếu trong môi trường xung   quanh.      Hiện nay đã được thực hiện chương trình giáo dục vệ  sinh môi trường  ở  bậc   học phổ thông. Để đảm bảo tính liên thông ngay từ lứa tuổi Mầm non,đặc biệt với   trẻ 5­6 tuổi. Cần phải hình thành cho trẻ là những chủ nhân tương lai của đất nước  hiểu biết phù hợp với lứu tuổi về môi trường,thiên nhiên xung quanh, giúp trẻ  có   thái độ  và hành vi  ứng xử  đúng đắn biết cách dung hòa mình với thiên nhiên, bảo  vệ thiên nhiên, sống giữa thiên nhiên thông qua đó giáo dục trẻ cái đẹp, cái thiện,   giáo dục những thói quen hành vi đúng đắn trong đời sống xã hội.      Qua việc giáo dục vệ sinh môi trường cho trẻ có thói quen vệ sinh cá nhân giáo  dục trẻ  biết được mục đích của vệ  sinh môi trường, ích lợi của việc vệ  sinh đối  với cuộc sống con người. Trẻ  nắm được một số  thao tác vệ  sinh giữ  gìn cơ  thể  sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh, lao động tự phục vụ bản thân (Gài  cúc áo, thu dọn đồ dùng đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp…) 2. Cơ sở thực tiển:      Trẻ  mầm non nói chung, trẻ  mẫu giáo 3­4 tuổi nói riêng có nhu cầu phát triển  về tâm lý cũng như trí tuệ. Trẻ thích làm những công việc của người lớn, đặc biệt   là những việc vừa sức với trẻ. Tuy nhiên khả năng của trẻ còn nhiều hạn chế, các   kỹ năng còn phụ thuộc vào người lớn( Bố, Mẹ, Cô giáo…) Vậy rèn luyện cho trẻ  một số  kỹ  năng, thói quen vệ  sinh môi trường là đã góp phần rèn luyện lỹ  năng   sống cho trẻ. Hình thành nhân cách con người và những hành vi văn minh trong giao   tiếp  ứng xử. Nhờ  vậy, trẻ  sẽ  bớt bở  ngỡ  khi gặp trở  ngại, khó khăn trong cuộc   sống sau này.    Giáo dục thói quen vệ sinh môi trường  cho trẻ cần chú trọng và quan tâm thường  xuyên đặc biệt là đối với trẻ   ở  vùng nông thôn như  các cháu  ở  trường mầm non   Sơn Thủy. Với 2 cụm trường nằm rãi rác giữa lòng cụm dân cư, gần khu vực chợ.   Khi có kỹ năng vệ sinh môi trường trẻ sẽ  có ý thức vệ  sinh thân thể, biết giữ  gìn   và bảo quản đồ  dùng đồ  chơi, trẻ có thái độ  tự  giác hơn trong việc đảm bảo môi   trường sạch đẹp văn minh nơi ở cũng như nơi học tập.
  3.      Trong những năm qua việc dạy trẻ có những thói quen vệ sinh môi trường còn   nhiều hạn chế nên có phần nào ảnh hưởng đến việc chăm sóc giáo dục trẻ.     Với yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ  hiện nay, việc dạy trẻ có thói quen vệ  sinh   môi trường là việc làm thường xuyên mà cô giáo mầm non phải quan tâm và chú  trọng.     Nhằm góp phần cùng nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ  năm học, đặc  biệt  là  năm  học  tiếp tục  thực  hiện  cuộc  vận  động  lớn  của ngành  “Xây  dựng  trường học thân thiện, học sinh tích cực”. “Mỗi cô giáo là tấm gương đạo đức   tốt”cho trẻ noi theo. 3. Thực trạng:    Được sự  phân công của BGH nhà trường. Năm học 2017­2018 bản thân tôi phụ  trách dạy lớp mẫu giáo 3­4 tuổi với tổng số  cháu 41 cháu. Trong thời gian giảng   dạy bản thân tôt gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: a. Thuận lợi: ­ Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm chỉ  đạo sát đúng về  thực hiện nghiêm  túc chương trình và lịch sinh hoạt của trẻ. Hàng tháng  đưa kế hoạch hoạt động vệ  sinh môi trường vào nghị  quyết hoạt động của hội đồng sư  phạm, cây cối được  trồng và bổ sung kịp thời theo mùa, chăm sóc, cắt tỉa  thường xuyên. Do đó cây cối   bồn hoa luôn xanh tốt đủ muôn màu khoe sắc ngát hương. ­ Lớp học có diện tích rộng rải thoáng mát. ­ Tỷ lệ chuyên cần cao 98% ­ Bản thân tôi luôn tích cực tự học tham gia vào các hoạt động đào tạo nên trình độ  chuyên môn được nâng cao, đúc rút được nhiều kinh nghiêm trong giảng dạy và   được phân công dạy lớp mẫu giáo 3­4 tuổi nên nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý khả  năng tiếp thu kiến thức của trẻ ở độ tuổi này. ­ Phụ  huynh đống góp đầy đủ  kinh phí để  mua sắm đầy đủ  đồ  dùng vệ  sinh cho   trẻ ở trường. b. Khó khăn: ­ Lớp có số lượng đông 44 cháu, gia đình các cháu sống rãi rác trên địa bàn của 10  thôn có nhiều trẻ   ở rất xa lớp học nên khó khăn trong việc đi lại của trẻ  và công  tác phối kết hợp đặc biệt vào các mùa mưa lũ. ­ 100% phụ  huynh làm nông nghiệp nên thói quen vệ  sinh của trẻ  ít quan tâm và   thực hiện con mang tính qua loa đại khái, đặc biệt có nhiều quan niệm còn mang   tính  lạc hậu “Trời sinh voi, trời sinh cỏ” hoặc nhờ cô hoàn toàn vì không có thời  gian. Do đó,  ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức cũng như  việc hình thành các thói   quen tự nhiên cho trẻ . ­  Ngay từ đầu năm tôi đã tiến hành điều tra thực tiển các nội dung vệ sinh của trẻ  khi đã có sự tác động của giáo viên, để nắm bắt tình hình và có kế hoạch chăm sóc­   giáo dục ­ Vệ sinh cho trẻ cụ thể như  sau:
  4. TT Nội dung Thành  Lúng túng Chưa tham gia  thạo hoạt động   1 Thao   tác   rủa   tay   bằng   xà  15/44 23/44 3/44 phòng   2 Lau mặt đánh răng 4/44 27/44 10/44   3 Sắp xếp đồ dùng cá nhân 7/44 30/44 4/44   4 Nhặt rác tưới hoa 15/44 20/44 6/44   5 Hoạt   động   trang   trí   tạo   môi  15/44 20/44 6/44 trường cùng cô      Tuy còn gặp nhiều khó khăn trong việc giáo dục thói quen vệ  sinh môi trường   cho trẻ. Nhưng với lòng nhiệt huyết, yêu nghề  mến trẻ, tận tụy với công việc,  luôn coi trẻ như con đẻ của mình, thực sự là người mẹ hiền thứ  hai của trẻ. Nên   tôi luôn tìm tòi những phương pháp, biện pháp đúng đắn thiết thực, tích cực để đưa  vào nội dung chăm sóc giáo dục trẻ có thói quen hành vi văn minh. Sau đây là một   số  nội dung biện pháp dục trẻ  có thói quen vệ  sinh là nội dung hết sức quan thúi  quen vệ  sinh mụi trường được tôi lựa chọn và sử  dụng có hiệu quả  thiết thực  nhất. 4. Biện pháp thực hiện: a. Rèn thói quen vệ sinh môi trường cho trẻ thông qua hoạt động hàng ngày.      Muốn môi trường trong sạch lành mạnh thì mỗi một thực thể  sống trong môi   trường đó phải biết vệ  sinh. Chính vì vậy, vệ  sinh cá nhân của trẻ  luôn được tôi  chú trọng hàng đầu.Giáo trọng vì thế  vào những ngày đầu năm học tôi luôn chú ý  hướng dẫn tỷ mĩ các thao tác vệ sinh hàng ngày cho trẻ.     Vào mỗi buổi sáng khi trẻ vào lớp tôi hướng dẫn trẻ  cất dọn đồ  dùng cá nhân  đúng nơi quy định sau đó hướng trẻ soi gương để xem áo quần, đầu tóc đã sạch sẽ  gọn gàng chưa? Sau đó tôi dạy trẻ  cách chải đầu buộc tóc, cách rữa tay dưới vòi  nước sạch, cách lau mặt bằng khăn ẩm.     Sau khi điểm danh xong tôi cho trẻ chơi một số trò chơi dân gian như: Xỉa cá mè,   nu na nụ nóng, nhằm kiểm tra vệ sinh trước khi vào lớp nếu tay bẩn thì cô hướng   dẫn trẻ  đi rửa tay.      Vệ  sinh môi trường xung quanh trẻ  cũng là một việc làm được tôi hướng dẫn  thực hiện thường xuyên và khả  năng hưởng  ứng của trẻ  rất cao. Trẻ  thích hoạt   động lao động mang tính vừa sức. Sau mổi buổi thể  dục sáng và các hoạt động  ngoài trời. Hàng tuần vào chiều thứ 6 trẻ được tham gia lao động tổng vệ sinh môi  trường trong và ngoài lớp học cùng với cô giáo là những đoành viên trong cụm. Sau  khi tôi đã kiểm tra xong độ  an toàn của khu vực sắp cho trẻ hoạt động vệ  sinh thì 
  5. tôi tiến hành trò chuyện giao nhiệm vụ cho từng nhóm trẻ làm từng nhiệm vụ khác   nhau cụ thể: ( nhóm lau dọn đồ chơi ở góc này, nhóm thì lau dọn sắp xếp đồ dùng,  đồ chơi ở góc khác, nhòm thì nhặt rác, nhóm  thu gom, nhóm thì  chuyển...)     Để đáp ứng nhu cầu rất lớn của trẻ là muốn được mọi người xung quanh công  nhận cố gắng, và thành tích của mình sau khi trẻ đã thể  hiện hết nổ  lực của bản   thân của nhóm, trong đợt tổng vệ sinh tôi cho tất cả  trẻ   ở các nhóm đi tham quan   môi trường trong và ngoài lớp học nơi trẻ đã thu dọn để trẻ tự nêu ý kiến nhân xét   và tự rút kinh nghiệm với những hoạt động sau. Tôi không quên giáo dục và khen  ngợi các cháu một cách kịp thời. Đây là một hoạt động nhằm giúp toàn thể  các  cháu và cả  giáo viên mầm non chúng tôi ý thức vệ  sinh môi trường xanh sạch   đẹp,từ  đó biết yêu cái đẹp thích tạo ra cái đẹp tạo môi trường thân thiện gần gủi   và  tạo được nề nếp thói quen tốt trong cuộc sống hàng ngày. b. Giáo dục vệ sinh môi trường cho trẻ thông qua hoạt động học tập:    Có thể nói hoạt động lao động chủ yếu là rèn cho trẻ thói quen vệ sinh các nhân,   vệ sinh trường lớp, chăm sóc cây non...làm cho môi trường luôn luôn sạch đẹp. Thì  hoạt động học tập là một hoạt động để trẻ được làm quen với các yếu tố của môi  trường và giáo dục trẻ  ý thức bảo vệ  môi trường. Vì vậy hoạt động học tập là   hoạt động có khả  năng giáo dục môi trường cho trẻ  một cách toàn diện có hệ  thống. Trong giáo dục mầm non mới với 4 lĩnh vực có khoảng 175 bài trong đó có   130 bài có thể  tích hợp giáo dục môi trường chiếm tỉ  lệ  74,3%. Riêng lĩnh vực  khám phá xã hội, khám phá khoa học có 35 bài trong đó, có 25 bài có thể tích hợp  nội dung giáo dục môi trường chiếm 71,4 %. Đặc biệt nội dung của bài dạy phù   hợp với mục tiêu chính của nội dung giáo dục môi trường.  Ví dụ: Nội dung bài dạy:       Làm quen một số loài cây  : Mục tiêu giáo dục là giáo dục trẻ biết đặc điểm, lợi   ích của cây xanh nói chung đối với cuộc sống con người, biết chăm sóc và bảo vệ  cây xanh. Do đó, trong quá trình xây dựng nội dung, mục tiêu của từng chủ  đề  chính tôi lựa chọn nội dung phù hợp, đặt ra những đề tài hấp dẫn cho từng chủ đề,  từng tuần, từng bài dạy để kích thích tính tò mò thích khám phá của trẻ.    Ví dụ : với chủ đề thế giới thực vật tôi đặt chủ đề ‘Vườn rau của bé’, ‘công viên  xanh’, ‘cây xanh với môi trường xung quanh bé’, ‘bé yêu cây xanh’... Song ngoài nội dung chính trên bài dạy và những phương tiện giáo dục thông qua   những lời nói suông  ắt hẳn không khắc sâu vào tâm trí cũng như  những thói quen   của trẻ. Tôi vận dụng những thủ thuật khác nhau bằng những ca khúc, những bài  đồng dao nhằm thổi vào tâm hồn trẻ thơ những thông điệp về môi trường, bảo vệ  môi trường.  Với mong muốn bé là một trong những thiên thần để bảo vệ hành tinh   xanh. Ngoài những bài hát, bài thơ có trong chương trình giáo dục mầm non vè tình  yêu thiên nhiên, cây xanh, môi trường. Tôi linh hoạt cải biên một số  bài đồng dao  thành những bài đồng dao có chủ đích giáo dục vệ sinh môi trường như sau :                    * Đồng dao :  “Dung dăng dung"
  6. Dung dăng dung dẻ Đồ chơi gọn đẹp Trẻ đi đến trường Dép mủ đúng nơi Cô giáo mến thương Vệ sinh chổ chơi Bạn bè quý mến Cũng như chổ học muốn xanh sạch đẹp Chúng mình chăm sóc bảo vệ môi trường Bảo vệ cây xanh Lớp học thân thương Để cây lớn nhanh Vấn vương trìu mến Tỏa tràn bóng mát ở nhà ở lớp Cho chúng em hát Ăn quà có chổ Cho chúng em chơi Uống nước đúng ly Rộn rã tiếng cười Chúng ta cùng thi Vang xa nhớ mải Làm nhiều việc tốt Ha...ha...ha...ha... Ha...ha...ha...ha...     Nhằm tạo cảm hứng say mê cho trẻ trong hoạt động về môi trường bản thân tôi  chú trọng việc nghiên cứu sưu tầm, làm đồ  dùng dạy học sáng tạo đồ chơi có liên quan đến môi trường như vườn cây, hoa lá,   các quả, cây xanh,  để làm sinh động thế giới trực quan đối với trẻ.    Ví dụ: Lĩnh vực hoạt động giáo dục thẩm mỷ: tổ chức cho trẻ làm quen tạo hình:   Vẻ vườn quả giúp trẻ biết vẻ những cây,cành xanh, lá,quả từ đó trẻ thích tạo sản   phẩm đẹp để trang trí góc nghệ thuật….     Cung cấp cho trẻ kỷ năng tạo hình biết yêu thiên nhiên,yêu cái đẹp thích tạo ra  cái đẹp ngoài ra tôi tổ  chức hội thi vẻ  theo ý thích với chủ  đề: Bé với  cây xanh.   Thông qua hội thi trẻ  sáng tạo vẻ nhiều cây cối hoa lá tạo ra được nhiều bức tranh   có ý nghĩa  giáo dục môi trường thật ngộ nghỉnh. c. Nâng cao ý thức vệ  sinh môi trường cho giáo viên đồng thời giáo dục vệ  sinh môi trường cho trẻ.    Trẻ mầm non là lứa tuổi dể bắt chước từ những việc làm hay đến những hành vi   thiếu lành mạnh. Do đó, là một giáo viên mầm non tôi luôn gương mẫu trước trẻ  về tác phong hành vi, cử chỉ điệu bộ.manh từ cách ăn­mặc, đi đứng, nói, ngồi...    Ví dụ: Khi tôi đến trường tôi luôn tắt máy dẫn bộ xe vào nhà xe, để xe gọn gàng  đúng nơi quy định của nhà trường, đến lớp tôi mặc trang phục đúng  quy định từ áo  quần đến dày dép và đồ dùng luôn để ngăn nắp gọn gàng đảm bảo an toàn cho trẻ.  Luôn tôn trọng và lắng nghe ý kiến của trẻ, giữ thái độ gần gủi thân thiện với trẻ.      Bởi tri thức và kỹ  năng của giáo viên là tiền đề  cơ  bản đảm bảo giáo dục môi   trường có hiệu quả thực sự vì vậy là một giáo viên chính cũng là cụm trưởng của   cụm trường trung tâm tôi luôn gương mẫu nhiệt tình trong mọi hoạt động là người   phát động cũng như  đề  xuất các hoạt động thiết thực để  đảm bảo vệ  sinh môi  trường như phát động trồng cây xanh và thi đua chăm sóc vườn hoa của nhóm lớp.  Cùng với chị  em đoàn viên tham gia vệ  sinh tình nguyện tại chổ  vào chiều thứ  6 
  7. hàng tuần. Xây dựng quy chế vệ sinh môi trường trong tổ, cụm, tiến hành ký cam   kết về vệ sinh đối với từng thành viên trong cụm và được sự đồng tình hưởng ứng  cao. Ngoài ra, qua các hoạt động sinh hoạt công đoàn, chi đoàn, tổ  nử  công sinh   hoạt theo từng chuyên đề tôi đưa chuyên đề ‘xây dựng trường học thân thiện, học  sinh tích cực’  “môi trường với cuộc sống...” vào nội dung trọng tâm của buổi sinh   hoạt. Qua đó, nhằm nâng cao ý thức của mỗi toàn thể  giáo viên, nhân viên trong   nhà trường. Qua những hoạt động đó, tôi gửi gắm đến bạn bè dồng nghiệp  rằng:   ‘Vấn đề bảo vệ môi trường là việc làm thường xuyên, liên tục, xuyên suốt từ  gia  đình đến nhà trường­xã hội’. Muốn môi trường thân thiện hơn, xanh, sạch đẹp   hơn, cơ  thể  khỏe mạnh hơn thì không những tôi­các bạn và moi người cùng có ý   thức xây dựng và bảo vệ môi trường. d. Phối hợp với các bậc phụ huynh để giáo dục vệ sinh môi trường cho trẻ:     Gia đình là môi trường đầu tiên của trẻ, phụ huynh là cầu nối giữa môi trường   học tập và môi trường gia đình của trẻ. Để  thực hiện sự  phối kết hợp đó tôi đã   mạnh dạn chia sẽ những suy nghĩ của mình với phụ huynh về tầm quan trọng của   việc chăm sóc­ giáo dục trẻ mầm non. Trong đó, có nội dung thói quen vệ sinh môi  trường cho trẻ   ở  trường mầm non có  ảnh hưởng như  thế  nào đến đời sống, tình   cảm của trẻ. Để  từ  đó phụ  huynh có nhận thức đúng đắn hơn với những quan   niệm sai lệch  của mình.       Cụ  thể: Bước vào đầu năm học tôi tổ  chức họp phụ  huynh. Qua buổi họp tôi   thông qua chế  độ­lịch sinh hoạt hàng ngày của trẻ  ở  trường cũng như  một số  nội   quy, quy định đối với giáo viên khi đến trường, đối với phụ  huynh khi đón và trả  trẻ. Như  phụ  huynh không được mua quà bánh cho trẻ  đưa vào lớp để  tránh tình   trạng ngộ độc thực phẩm, hạn chế việc xả rác bừa bảu ở trường, lớp.       Hàng tuần nhắc phụ huynh cắt móng tay, móng chân, đầu tóc, áo quần sạch sẽ.  Về nhà đảm bảo cho trẻ ăn chín uống sôi, tắm gội thay áo quần thường xuyên theo   mùa cho trẻ.     Huy động phụ  huynh đong góp kinh phí để  mua đồ  dùng vệ sinh cho trẻ như:  “ Chăn, gối, khăn, bàn chải, ca, xà phòng...”đảm bảo mổi trẻ  có mỗi bộ  đồ  dùng  riêng.      Phối hợp với phụ  huynh để  lao động trồng cây, làm cỏ  vườn hoa, trồng thêm   hoa, khơi thông rảnh thoát nước, xây dựng công trình nước sạch tạo môi trường  xanh, sạch, đẹp thoáng mát, xung quanh lớp học của bé.    Thực hiện khẩu hiệu:             “Rác là kẻ thù số một của môi trường sống”     Nên hàng ngày việc bảo vệ môi trường sạch sẽ không có rác là việc làm thường  xuyên của mỗi cán bộ giáo viên nhân viên và các cháu trường mầm non Sơn Thuỷ.    5. Kết quả đạt được:
  8. ­ Nhờ biết lựa chọn và sử  dụng các biện pháp trên một cách linh hoạt và sáng tạo  nên trong năm học vừa qua thói quen vệ  sinh môi trường của lớp tôi đạt kết quả  như sau :  + 100% trẻ có thói quen vệ sinh môi trường ở nhà cũng như ở lớp, cháu có nề nếp,   thao tác vệ sinh thành thạo. Trẻ mạnh dạn, tự giác thực hiện nhiệm vụ vệ sinh môi   trường mà giáo viên đưa ra. + 100% trẻ biết rửa tay, lau mặt, chải đầu, biết giữ  gìn vệ  sinh thân thể  sạch sẽ,   gọn gàng. Biết bỏ  rác đúng nơi quy định. Không còn mang quà vào lớp. Khi chơi   xong trẻ biết cách sắp xếp đồ chơi gọn gàng ngăn nắp. + Phụ huynh quan tâm tham gia vào hoạt động lao động, nộp đầy đủ các khoản đồ  dùng vệ sinh cho trẻ.  + Cảnh quan trường lớp trở nên tươi đẹp, thoáng mát và sạch sẽ hơn so với trước.  Cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác vệ sinh môi trường được quan tâm đầu tư  nhiều hơn, cây xanh vườn hoa của lớp, vườn cây của bé được tươi tốt.  + Điều kiện sinh hoạt của trẻ được đảm bảo an toàn... Chính vì làm tốt công tác vệ  sinh môi trường nên góp phần không nhỏ  đến hiệu  quả  của quá trình chăm  sóc nuôi dạy. Tỉ  lệ  trẻ  trong  độ  tuổi  đến trường  đạt  100%...Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm % so với đầu năm. + Bản thân có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, mạnh dạn  tự tin hơn khi tiếp xúc hay tuyên truyền phổ biến cho trẻ­đồng nghiệp, phụ huynh  về chuyên đề giáo dục vệ sinh môi trường với cuộc sống.  6. Bài học:      Với những biện pháp đã thực hiện và kết quả  đạt được bản thân tôi đã rút ra  được một số bài học sau đây: ­ Nắm bắt đặc điểm tâm sinh lý của trẻ  trong lớp, tình hình cụ  thể  của lớp của   trường để đưa ra những biện pháp thực hiện có hiệu nhất. ­ Thường xuyên rèn luyện thói quen vệ  sinh môi trường cho trẻ  thông qua hoạt   động hàng ngày. ­ Lồng ghép chủ  đề  giáo dục vệ sinh môi trường cho trẻ trong chương hoạt động  học tập. ­ Xây dựng và nâng cao ý thức vệ sinh môi trường cho trẻ qua việc giáo dục ý thức  vệ sinh môi trường của giáo viên mầm non. ­ Làm tốt công tác tuyên truyền trao đổi với phụ  huynh về  chăm sóc­giáo dục vệ  sinh môi trường cho trẻ. III. KẾT LUẬN     Công tác làm đẹp môi trường trong cuộc sống nói chung và  ở  trường mầm non   nói riêng luôn là nhiệm vụ vừa mang tính cấp thiết vừa mang tình lâu dài. Nó không  chỉ góp phần to lớn, quyết định đến nâng cao chất lượng giáo dục, rèn luyện ở trẻ 
  9. những hành vi văn minh, đức tính hoàn mĩ...Chính vì vậy, trong công tác chăm sóc   giáo dục trẻ tôi luôn bám sát kế hoạch của nhà trường và động viên bạn bè, đồng   nghiệp trong cụm trường cùng nhau đoàn kết, quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ  như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:                        “ Không có việc gì khó                         Chỉ sợ lòng không bền  Đào núi và lấp biển                         Quyết chí ắt làm nên’     Với lòng quyết tâm đó, là giáo viên mầm non tôi tin chắc rằng công tác giáo dục   vệ sinh môi trường ở trường mầm non Hưng Thủy ngày cảng thơm hương.       Trên đây là “Một số  biện pháp giáo dục vệ  sinh môi trường cho trẻ    ở  trường  mầm non”kính mong  sự giúp đỡ,  góp ý của hội đồng khoa học nhà trường giúp đỡ  cho bản thân tôi có nhiều kinh nghiệm tốt hơn trong việc  giáo dục vệ  sinh môi  trường cho trẻ.                                                         Xin chân thành cảm ơn!  Ý KIẾN CỦA HĐKH TRƯỜNG MẦM NON SƠN THỦY  ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………. ................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. 
  10. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TÊN ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP “MỘT SỐ BIỆN PHÁP NẤNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC TRONG ĐỜI                            SỐNG HẰNG NGÀY CHO TRẺ MẦM NON”
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2