intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: một số biện pháp giúp trẻ dân tộc học tốt môn tăng cường tiếng Việt

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

16
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài “một số biện pháp giúp trẻ dân tộc học tốt môn tăng cường tiếng Việt” có một mục đích lớn lao đối với trẻ dân tộc đó là phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ, một nhân cách con người mới, rút ngắn khoảng cách của các cháu người dân tộc và Kinh, để cháu có thể vui vẻ vui chơi cùng nhau

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: một số biện pháp giúp trẻ dân tộc học tốt môn tăng cường tiếng Việt

  1. Đề tài: một số biện pháp giúp trẻ dân tộc học tốt môn TCTV Gv: Trần Thị Thúy An Tài liệu tham khảo: - http://baothainguyen.org.vn/tin-tuc/giao-duc/tang-cuong-day-tieng-viet-cho-tre-em-dan-toc-thieu-so- 221008-100.html - Giáo trình hướng dẫn tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số. Mục lục: Trang Phần 1: mở đầu 1/ Đặt vấn đề..............................................................................................................................2 2/ Lý do chọn đề tài...................................................................................................................2 3/ Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................................4 4/ Điểm mới trong kết quả nghiên cứu......................................................................................4 Phần 2: nội dung 1/ Cơ sở lý luận..........................................................................................................................4 2/ Thực trạng của vấn đề...........................................................................................................5 3/ Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề......................................................................5 4/ Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.....................................................................................9 5/ Nguyên nhân thành công và tồn tại......................................................................................10 Phần 3: kết luận 1/ Bài học kinh nghiệm............................................................................................................11 2/ Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm.....................................................................................11 3/ Khả năng ứng dụng triển khai..............................................................................................11 4/ Một số ý kiến đề xuất............................................................................................................11 1
  2. Đề tài: một số biện pháp giúp trẻ dân tộc học tốt môn TCTV Gv: Trần Thị Thúy An ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ DÂN TỘC HỌC TỐT MÔN TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1/ Đặt vấn đề: Ngày nay Nhà nước ta xem Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là tương lai của dân tộc. Bác Hồ đã từng nói : “ một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, không ngoa khi nói Bác Hồ xem trọng giáo dục vì trong tâm nguyện của Người : “ tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn làm sao cho đất nước ta được hoàn toàn độc lập, dân tộc ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Thật vậy, bắt đầu từ Nghị quyết lần thứ IV của Đảng ( 1979) đã ra quyết định số 14 – NQTƯ về cải cách giáo dục vơi tư tưởng xem Giáo dục là bộ phận quan trọng của cuộc cách mạng tư tưởng; thực thi nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ từ nhỏ cho đến lúc trưởng thành; thực hiện tốt nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trương gắn liền với xã hội.Chính vì vậy, ngay từ bậc học mầm non thì trẻ lúc nào cũng được đặt ở vị trí trung tâm, mọi hoạt động đều hướng tới mục tiêu : tạo ra thế hệ măng non phát triển đầy đủ các mặt: đức, trí, thể, mỹ, lao động hay nói đúng hơn là phát triển con người toàn diện về nhân cách. 2/ Lý do chọn đề tài: Muốn đạt đến mục tiêu ấy không phải là điều dễ dàng, người giáo viên cần phải có biện pháp, bên cạnh những học sinh người Kinh thì trường còn khá đông học sinh dân tộc, mà muốn đạt được mục tiêu đó ở các cháu đòi hỏi vôn từ cũng như khả năng sử dụng tiếng Việt của các cháu phải ở mức tương đối đủ để cháu tiếp thu những gì mà người giáo viên mầm non như chúng tôi truyền thụ. Tuổi mầm non, trẻ mới bắt đầu học nói và trong quá trình hoàn thiện câu chữ nên việc cung cấp vốn tiếng Việt cho trẻ, đặc biệt là đối với trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số là vô cùng quan trọng. Đây là nền tảng quan trọng giúp trẻ tiếp thu kiến thức tốt ở bậc cao hơn. 2
  3. Đề tài: một số biện pháp giúp trẻ dân tộc học tốt môn TCTV Gv: Trần Thị Thúy An Vì lẽ đó tôi chọn đề tài “ một số biện pháp giúp trẻ dân tộc học tốt môn tăng cường tiếng Việt” nhằm vào những mục đích sau: Thứ nhất là giúp trẻ nâng cao khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt. Điều tôi muốn nói ở đây, khi một số trẻ dân tộc học tập trong môi trường mà tất cả đều giao tiếp với nhau bằng tiếng Việt thì điều gì buồn hơn là trẻ không biết nói, nghe, hiểu tiếng Việt để cùng giao tiếp, cùng hòa mình vào những hoạt động do cô tổ chức, ở đây tôi muốn nhấn mạnh vào tầm quan trọng của tiếng Việt đối với trẻ dân tộc nói riêng và trẻ em người Việt nói chung. Đây là lý do thứ nhất. Thứ hai là trẻ em dân tộc giờ đã được các cấp các ngành rất quan tâm và nghiên cứu đề ra cách thức, phương pháp giáo dục giúp cho các cháu học tốt ngôn ngữ tiếng Việt hơn – thứ ngôn ngữ thứ hai đòi hỏi trẻ phải thành thạo ngay từ bây giờ và về sau này và chính chúng tôi – những người giáo viên – ngươi truyền thụ những phương pháp đó và mỗi người lại có biện pháp, cách thức, hình thức tổ chức riêng, không ai giống ai và sau hai năm tổ chức hoạt động tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc tôi đã có được một số kinh nghiệm của bản thân mình để chia sẻ cũng như những ý kiến quý báu để tôi hoàn thiện hơn khả năng truyền thụ tiếng Việt của mình. 3
  4. Đề tài: một số biện pháp giúp trẻ dân tộc học tốt môn TCTV Gv: Trần Thị Thúy An 3/ Phạm vi nghiên cứu: Mỗi chủ đề trong chương trình giáo dục Mầm non có phân ra nhiều chủ đề nhánh theo từng tuần, mỗi chủ đề nhánh lại có nhiều từ trẻ cần phải làm quen. Vd: Với chủ đề nhánh là đồ dùng gia đình, tôi lựa chọn cho trẻ làm quen với các từ như: bàn, ghế, chén ( bát), muỗng ( thìa), giường, tủ…. Chủ đề nhánh một số loại rau: rau ăn lá ( cải ngọt, cải xanh, rau muống, cải xoong, bồ ngót...), rau ăn quả ( quả bí, quả bầu, ớt…), rau ăn củ ( su hào, cà rốt, khoai ngọt, khoai lang,…) Từ việc cho trẻ làm quen với các từ rời rạc, cô tổ chức cho trẻ nâng cao hơn bằng cách đặt ra những câu hỏi : “ Đây là gì?” và trẻ sẽ trả lời là “ đây là cái bàn”, như vậy trẻ có thể nói được một câu đơn hoàn chỉnh. 4/ Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: Đề tài này tuy không mới nhưng về hình thức và ý nghĩa của nó lại rất mới do các cháu dân tộc là thiểu số trong cộng đồng dân tộc Kinh nên việc cho trẻ có một tâm thế giao tiếp thoải mái với bạn là nhu cầu vô cùng cần thiết, chính vì vậy tôi mới nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ dân tộc. PHẦN 2: NỘI DUNG 1/ Cơ sở lý luận: Tuổi thơ của là một trang giấy trắng được bao bọc bởi gia đình , để trẻ có được ý muốn được đến trường, để trẻ có tâm lý thích đi học, vui chơi vui vẻ cùng các bạn, thực hiện tiêu chí “ mỗi ngày đi học là một niềm vui” mà bản thân tôi đã đặt ra và để sau này chuẩn bị cho trẻ vào học lớp Một ở trường phổ thông là một trong những mục tiêu giáo dục toàn diện của Giáo dục mầm non. Trên cơ sở mục tiêu đã định hướng ban đầu của giáo dục mầm non góp phần làm cho khoảng cách sự tự tin giữa trẻ em dân tộc và trẻ em người Kinh được rút ngắn. 4
  5. Đề tài: một số biện pháp giúp trẻ dân tộc học tốt môn TCTV Gv: Trần Thị Thúy An 2/ Thực trạng của vấn đề: Đề tài tôi chọn “ một số biện pháp giúp trẻ dân tộc học tốt môn tăng cường tiếng Việt” có một mục đích lớn lao đối với trẻ dân tộc đó là phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ, một nhân cách con người mới, rút ngắn khoảng cách của các cháu người dân tộc và Kinh, để cháu có thể vui vẻ vui chơi cùng nhau, việc thực hiện biện pháp này vào giảng dạy có được một số thuận lợi sau: - Được sự ủng hộ của ban giám hiệu và sự hướng dẫn của chuyên môn để có biện pháp thu hút trẻ tham gia hoạt động của cô hơn. - Hoạt động này cũng đơn giản vả lại không chiếm quá nhiều thời gian. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện cũng gặp phải một số khó khăn: - Phần lớn phụ huynh đều làm nghề nông hoặc công nhân xí nghiệp đá nên không nhận thức được tầm quan trọng của ngành học mầm non, họ nghĩ cho con mình vào học mầm non chỉ là để học múa hát do đó trẻ thường đi học không đều. - Đối với những từ dễ thì không là vấn đề, nhưng đối với những từ khó, đòi hỏi phát âm phải đánh lưỡi, một số trẻ còn gặp nhiều khó khăn do bộ máy phát âm của cháu chưa hoàn thiện, một số cháu còn ngọng nghịu. - Có một số từ quá trừu tượng, không thể biểu đạt bằng hình ảnh do đó rất khó để giáo viên truyền thụ. 3/ Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề: Qua thử nghiệm ứng dụng đề tài vào thực tế, tôi đã áp dụng một số biện pháp sau đây:  Trẻ được tiếp xúc với tên gọi đại diện cho các sự vật qua đó trẻ cũng được phát triển về lĩnh vực nhận thức. Chẳng hạn: cho trẻ làm quen với đồ dùng gia đình: cái bàn, cái ghế. 5
  6. Đề tài: một số biện pháp giúp trẻ dân tộc học tốt môn TCTV Gv: Trần Thị Thúy An TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT ĐỀ TÀI: LÀM QUEN TỪ “ BÀN” , “ GHẾ” I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Cháu nhận ra đồ dùng gia đình và biết nói các từ “ bàn” , “ ghế” - Trẻ nghe hiểu và nói được câu: “ đây là bàn” , “ đây là ghế”. Hỏi và trả lời được câu hỏi “ đây là gì?” II/ CHUẨN BỊ: - Cái bàn, cái ghế - Lô tô để chơi trò chơi. III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG; Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1/ Hoạt động 1: - Cả lớp hát “ Bé quét nhà” - Lớp hát. - C/c vừa hát bài hát gì? - Cây chổi là dụng cụ ở đâu? Lớp ngồi 3 hàng ngang - Ngoài chổi ra thì trong gia đình có rất nhiều đồ dùng gia đình nữa, hôm qua cô cùng c/c đến tham quan nhà cô vì cô vừa mua 2 đồ dùng gia đình nữa, cùng tìm hiểu xem đó là đồ dùng gì nhé! 2/ Hoạt động 2: làm quen với từ. Đọc dung dăng dung dẻ cho cháu chuyển đội hình chữ U - Nhìn xem nhìn xem! - Đây là gì vậy con? - Xem gì đó cô! - Nhắc lại cùng cô: cái bàn ( 3 lần) - Cái bàn. Cái bàn là một loại nội thất, với cấu tạo của nó hàm chứa - Lớp, tổ, nhóm, cá nhân nhắc một mặt phẳng nằm ngang (gọi là mặt bàn) có tác dụng dùng lại. để nâng đỡ cho những vật dụng hay vật thể mà người dùng muốn đặt lên mặt bàn đó. - Còn đây là gì vậy con? - Đúng rồi, nhắc lại cùng cô: Cái ghế ( 3 lần) Ghế chỉ một dụng cụ chuyên dùng để nâng đỡ cơ thể trong tư thế ngồi. Ghế có nhiều chủng loại và nhiều công dụng - Lớp, tổ, nhóm, cá nhân nhắc quan trọng trong cuộc sống. lại. Đây là cái bàn còn đây là cái ghế. 3/ Hoạt động 3: trò chơi “ đồ dùng bí mật” C/c ơi, c/c vừa tham quan nhà của cô rồi, và cô muốn dẫn c/c - Trẻ ngồi 3 hàng ngang đến tham quan 4 ngôi nhà nữa và mỗi ngôi nhà chứa 1 đồ dùng bí mật, xem coi đó là đồ dùng gì nhé! Sau khi c/c biết đó là đồ dùng gì rồi thì chọn trong rổ của mình lô tô giống với đồ dùng đó và đồng thanh lên cho cô tên đồ dùng đó là đồ dùng gì nhé! - Cháu chơi trò chơi. GDTT: trong gia đình có rất nhiều đồ dùng, bàn và ghế là những đồ dùng thông dụng, tuy có thể thăng bằng cho c/c 6
  7. Đề tài: một số biện pháp giúp trẻ dân tộc học tốt môn TCTV Gv: Trần Thị Thúy An ngồi hay để đồ ăn nhưng đối với ghế khi ngồi c/c phải ngồi cẩn thận , không nghịch phá lắc lư vì như thế sẽ té, c/c nhớ chưa nè. Nhận xét. Như vậy, với việc soạn giảng gây hứng thú cho trẻ, trẻ sẽ dễ dàng nhớ hơn và tham gia hoạt động cùng cô một cách nhiệt tình hơn.  Tạo môi trường học tập cho trẻ có sự hòa nhập giữa học sinh người Kinh và học sinh dân tộc. Đối với trẻ người Kinh thì việc tiếp thu tiếng Việt sẽ rất dễ dàng nhưng học sinh dân tộc thì không phải vậy, các cháu gặp rất nhiều khó khăn, có cháu không nói được, không hiểu được, còn một số cháu thì nghe được nhưng không nói được, điều này có thể lý giải là cháu nói tiếng Việt không rành nên ngại tiếp xúc với bạn, ngại nói dẫn đến việc truyền thụ cũng gặp nhiều khó khăn cần rất nhiều sự cố gắng từ phía giáo viên. Có thể cho các cháu người Kinh và người Khmer ngồi xen kẽ với nhau tạo sự thân thiện, điều này làm cho các cháu hòa đồng với nhau hơn tạo thuận lợi cho việc tiếp thu tiếng Việt của các cháu dân tộc Khmer. Hình: Một tiết học tăng cường tiếng Việt Sau khi cho trẻ tiếp xúc đối tượng và biết đó là gì, cô sẽ phát âm mẫu cho cháu nghe ba lần, sau đó các cháu sẽ phát âm theo tổ, nhóm, cá nhân ( ưu tiên các cháu người dân tộc) 7
  8. Đề tài: một số biện pháp giúp trẻ dân tộc học tốt môn TCTV Gv: Trần Thị Thúy An Hình: các cháu phát âm theo hình thức cá nhân Tiếp theo sẽ là các hoạt động được tổ chức với hình thức trò chơi như giơ lô tô theo yêu cầu của cô và gọi tên lô tô có trong hình Hình: các cháu chơi giơ lô tô theo yêu cầu của cô và đọc to tên gọi 8
  9. Đề tài: một số biện pháp giúp trẻ dân tộc học tốt môn TCTV Gv: Trần Thị Thúy An  Sử dụng đồ dùng trực quan gây hứng thú cho trẻ Ngoài việc thu hút tất cả các cháu cả người Kinh lẫn người dân tộc tham gia hoạt động, vì kiểu tư duy ở các cháu là tư duy trực quan hình ảnh, hình tượng do đó như vậy trẻ sẽ không lơ là do không hiểu ngôn ngữ tiếng Việt Chẳng hạn: khi làm quen với từ quả cam, quả bưởi, quả nhãn, cô sử dụng quả thật thì sẽ gắn biểu tượng quả đó với tên gọi của chúng và do đó sau này nếu trẻ có gặp những quả này trẻ sẽ biết tên gọi và nói ra được. Lúc đầu có thể gặp nhiều khó khăn nhưng giáo viên cần kiên trì một thời gian, khi trẻ nói được thì trẻ sẽ thích thú tham gia hoạt động nhiều hơn và giao tiếp tiếng Việt nhiều hơn.  Giao tiếp tiếng Việt với trẻ, trò chuyện cùng trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Ngoài những giờ hoạt động tập thể như hoạt động học, cô có thể giao tiếp với các cháu dân tộc thường xuyên hơn ở mọi lúc mọi nơi trong tất cả các hoạt động, điều này giúp cho trẻ dễ dàng hơn trong việc tiếp thu tiếng Việt  Kết hợp với cha mẹ trẻ trong việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Việt Đối với trường mẫu giáo Tân Lợi thì trẻ 3, 4 tuổi chỉ học 1 buổi, do đó hầu hết thời gian trẻ ở nhà, do đó việc nhờ đến sự giúp đỡ của cha mẹ trẻ là việc làm vô cùng cần thiết cho việc rèn luyện ngôn ngữ tiếng Việt. 4/ Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: a/ Đối với trẻ: Qua 3 năm thực hiện hoạt động tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc, bản thân là giáo viên trực tiếp giảng dạy cũng đã nhận thấy sự chuyển biến rõ rệt về kỹ năng nói tiếng Việt của trẻ ngày càng tiến bộ, trẻ tham gia tích cực hon trong các hoạt động cô tổ chức, không còn e dè nữa mà có cháu còn chủ động giao tiếp với bạn, tuy không phải tất cả trẻ đều chủ động nhưng có những cháu được bạn bắt chuyện cũng giao tiếp bằng ngôn ngữ tiếng Việt, thiết nghĩ nếu chúng ta cố gắng và kiên trì thì không co việc gì là không làm được, điều này đúng khi có sự kết hợp từ nhiều phía, nhà trường, gia đình và xã hội. b/ Đối với giáo viên: Việc trẻ hăng hái tham gia các hoạt động sẽ giúp giáo viên lên tiết nhẹ nhàng hơn, trẻ có niềm say mê thích thú tham gia hoạt động là niềm động viên, khuyến khích giáo viên mạnh dạn 9
  10. Đề tài: một số biện pháp giúp trẻ dân tộc học tốt môn TCTV Gv: Trần Thị Thúy An hơn nữa trong việc tìm tòi sáng tạo ra cái mới để áp dụng trong tiết dạy của mình, hạn chế sự nhàm chán trên trẻ và cả cô khi chỉ dạy theo khuôn khổ cũ. Tuy nhiên việc thay đổi cũng vẫn tuân thủ theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ giáo dục và Đào tạo quy định. c/ Đối với phụ huynh trẻ: Ai cũng muốn con mình sẽ được thông minh hơn, tự tin, năng động hơn khi rời khỏi vòng tay yêu thương của cha mẹ đặc biệt là cha mẹ của trẻ dân tộc trong lớp để hoà nhập vào môi trường mẫu giáo có bạn, có cô, việc trẻ vui vẻ tham gia hoạt động, “ mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, phụ huynh cũng cảm thấy vui hơn và tin tưởng hơn vào nền giáo dục mầm non chứ không phải chỉ nghĩ đưa con vào học là giao cho cô giữ còn mình có thời gian làm việc, phó mặc cho giáo viên lại còn thiếu sự tôn trọng, việc giáo viên được phụ huynh tôn trọng là niềm động viên to lớn trong công tác giáo dục trẻ của chính bản thân tôi và các giáo viên mầm non nói chung. d/ Đối với nhà quản lý: Việc trẻ tích cực tham gia hoạt động, năng động, tự tin hơn trong các hoạt động sẽ giúp công tác chuyên môn đạt nhiều thành công hơn và hơn hết là từng bước thực hiện được tiêu chí xây dựng “ trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong đó cô giáo vừa là cô, vừa là bạn của trẻ. 5/ Nguyên nhân thành công và tồn tại: a/ Nguyên nhân thành công: Đó là đề tài giúp cho các cháu người Kinh cũng như dân tộc rút ngắn sự khác biệt về ngôn ngữ, đề tài là một mảng của phát triển ngôn ngữ , giúp vươn tới sự phát triển về nhiều mặt của trẻ mà ngành học mầm non đã và đang cố gắng đạt được. Thử hình dung việc trẻ tích cực tham gia hoạt động âm nhạc, tăng khả năng cảm âm và tâm hồn trẻ thoải mái, năng động, tự tin thì việc tiếp thu những môn học khác hoàn toàn không phải là vấn đề nữa. b/ Tồn tại: Đa số phụ huynh vẫn còn chưa nhận thức được tầm quan trọng của bậc học này nên việc cho trẻ đến trường thường xuyên vẫn còn hạn chế. 10
  11. Đề tài: một số biện pháp giúp trẻ dân tộc học tốt môn TCTV Gv: Trần Thị Thúy An PHẦN 3: KẾT LUẬN 1/ Bài học kinh nghiệm: Việc tổ chức cho trẻ học tốt môn này đòi hỏi giáo viên phải cố gắng tìm tòi, học hỏi những cách thiết kế hoạt động cũng như biện pháp, hình thức tổ chức phù hợp và thu hút trẻ tham gia hoạt động thì hiệu quả đem lại sẽ cao hơn. Thiết nghĩ việc giáo dục cho trẻ sẽ hiệu quả hơn khi có sự hỗ trợ của các phương tiện nghe nhìn đặc biệt là máy chiếu hoặc các phương tiện khác, trẻ nghe không hiểu nhưng nếu có được các hình ảnh thì việc tiếp thu của trẻ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với việc cô cố gắng dùng từ ngữ để giải thích, vì vậy các ngành các cấp nên ưu tiên trang bị cho các trường mầm non nhất là những trường có hoàn cảnh khó khăn để thu hút phụ huynh đưa các cháu tham gia học tập và hoạt động ở các trường mầm non. 2/ Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm: Tôi nhận thấy, việc ứng dụng sáng kiến vào thực tiễn mang một ý nghĩa lớn lao là giúp trẻ dân tộc học tốt môn tăng cường tiếng Việt nói riêng và phát triển ngôn ngữ tiếng Việt nói chung, điều này càng giúp trẻ hòa nhập vào cộng đồng người Kinh chúng ta và giúp cháu dễ dàng tiếp thu hơn kiến thức ở những lớp sau hay các bậc học sau. Sẽ rất thiệt thòi nếu như các cháu không am hiểu tiếng Việt dẫn đế việc tiếp thu kiến thức không tốt, không học tốt ở những lớp học lớn hơn như vậy sẽ tạo ra một xã hội có sự chênh lệch rất lơn giữa hai dân tộc Kinh và Khmer. 3/ Khả năng ứng dụng triển khai: Dân tộc Khmer cũng chiếm khá đông ở nước ta, đề tài này có thể ứng dụng ở tất cả các trường có con em học sinh là người dân tộc theo học. Cho nên, giáo viên - những người trực tiếp giảng dạy trẻ cần bỏ qua sự trở ngại mà lựa chọn các hình thức tổ chức phù hợp để thu hút các cháu tham gia hoạt động. Hơn nữa đây cũng là vấn đề mà các cấp các ngành đang rất quan tâm và thường xuyên có những đợt thanh tra chuyên đề kiểm tra việc thực hiện tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc. 3/ Một số ý kiến đề xuất: Mong rằng các ngành các cấp chăm lo hơn nữa cho ngành học mầm non, cũng như cung cấp thêm nhiều trang thiết bị tiên tiến để trẻ cảm thấy hứng thú hơn trong các hoạt động. 11
  12. Đề tài: một số biện pháp giúp trẻ dân tộc học tốt môn TCTV Gv: Trần Thị Thúy An Các cô cần ưu tiên quan tâm sâu sắc hơn đến các cháu người dân tộc để tránh cho các cháu cảm thấy bị thiệt thòi khi bản thân không giỏi trong việc giao tiếp tiếng Việt. Người thực hiện đề tài Trần Thị Thuý An 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0