intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo lớn xây dựng và bảo vệ môi trường

Chia sẻ: Bobietbay | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

25
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là trẻ biết ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường. Biết phân biệt hành động đúng, sai với việc bảo vệ môi trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo lớn xây dựng và bảo vệ môi trường

  1. PPHÒNG GD&ĐT TÂN HIỆP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG MẪU GIÁO TÂN AN Độc Lập- Tự Do- Hạnh Phúc BÁO CÁO “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ MẪU GIÁO LỚN XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG” Họ và tên: Nguyễn Thị Phượng Lan. I. Thực trạng tình hình: - Thực tế hiện nay môi trường của chúng ta đang bị ô nhiễm nghiêm trọng: tầng khí quyển bị ô nhiễm, nguồn nước ô nhiểm, rừng bị chặt phá… - Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng cao, những trận động đất, những cơn sóng thần làm mất mát và thiệt hại về tiền của và con người, ảnh hưởng đến kinh tế và khả năng hồi phục sau những thiên tai ấy là rất lớn. Do đó để xây dựng và bảo vệ môi trường chúng ta phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, trong đó biện pháp giáo dục ý thức xây dựng và bảo vệ môi trường được xem là có hiệu quả nhất là ở lứa tuổi mầm non. Bởi trẻ con ở lứa tuổi này dễ hình thành những nề nếp, thói quen tạo cơ sở cho việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện tốt nhất. - Trường mầm non là môi trường thuận lợi nhất cho trẻ phát triển trí tuệ và cũng là môi trường tốt nhất để giúp trẻ phát triển nhân cách một cách toàn diện. Vì vậy, giáo dục mầm non hiện nay đã đưa ra hàng loạt các nhiệm vụ, mục tiêu nhằm đào đạo những mầm non tương lai của đất nước, trở thành những con người mới xã hội chủ nghĩa với đầy đủ phẩm chất, năng lực và trình độ nhất định. Một trong những hoạt động của chương trình chăm sóc giáo dục trẻ hiện nay, đó là việc lồng ghép giáo dục xây dựng và bảo vệ môi trường trong các hoạt động, các giờ học tập có chủ đích. - Giáo dục xây dựng và bảo vệ môi trường được thực hiện: vì môi trường, về môi trường, trong môi trường làm cho người học và người dạy thấy giá trị của môi trường đối với chất lượng của cuộc sống, sức khỏe và hạnh phúc của con người. Giáo dục môi trường trong trường mầm non là một chuyên đề nhằm giúp các cháu có những nhận thức và tri thức về môi trường, tạo cho trẻ có những thái độ tích cực đối với môi trường từ thuở ấu thơ. - Trên thực tế, những việc chung mà các trường mầm non phải làm nhưng chưa đạt kết quả cao, đó là: + Tạo môi trường bên ngoài và bên trong lớp xanh-sạch-đẹp. + Kết hợp, lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn học và các hoạt động vui chơi. + Thông qua các hoạt động hàng ngày để cung cấp kiến thức về môi trường và rèn luyện kỹ năng chăm sóc bảo vệ môi trường.
  2. + Tuyên truyền cho các bậc cha mẹ để cùng tham gia vào các hoạt động giáo dục xây dựng và môi trường cho trẻ (tạo môi trường sống an toàn, sạch sẽ, lành mạnh, phong phú cho trẻ) 1. Thuận lợi: - Trường Mẫu giáo Tân An là ngôi trường mới được thành lập nên luôn được sự quan tâm của Phòng Giáo dục và Đào tạo Tân Hiệp, UBND xã Tân An và đặc biệt là sự quan tâm nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường nên cơ sở vật chất của nhà trường được trang bị ngày một hoàn thiện hơn, trường có phòng học riêng thoáng mát, có đầy đủ đồ dùng đồ chơi, trẻ được học tập và vui chơi. - Bản thân được học các lớp bồi dưỡng chuyên môn hàng năm về chăm sóc giáo dục trẻ ở nhiều lứa tuổi. - Được trau dồi và học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp. - Được nhà trường tạo điều kiện để gặp gỡ trao đổi với phụ huynh học sinh qua đó tìm hiểu thêm tâm sinh lý và một vài biện pháp phù hợp để giáo dục trẻ, vận động phụ huynh quan tâm phối hợp giáo dục cho trẻ. - Trường có trồng cây xanh, bổ sung đồ dùng đồ chơi, tranh ảnh về môi trường để trẻ tiếp nhận môi trường không bị hạn chế. - Trẻ trong lớp tôi cùng một độ tuổi, hầu hết đã học qua lớp 3 tuổi và 4 tuổi nên phần nào trẻ đã có những làm quen, hiểu biết về môi trường xung quanh, về nước, không khí, môi trường sống… 2. Khó khăn: - Lớp học hơi chật hẹp nên việc bố trí các góc chơi hạn chế, nhà trường lại chưa có sân chơi, vườn trường nên mỗi khi đến giờ học môi trường xung quanh, dạo chơi ngoài trời không thể có được sân trường rộng rãi, quan sát vườn trường để dạy trẻ. Việc thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ đi vào nề nếp thói quen sinh hoạt hàng ngày là một vấn đề khó khăn. - Sân trường và môi trường xung quanh chật nên việc tạo môi trường phong phú để tích luỹ những kinh nghiệm, quan sát…rất hạn chế ảnh hưởng đến việc tiếp thu của trẻ. - Trẻ trong lớp tôi đang dạy đa số là con gia đình nghề nông do bận bịu nên phụ huynh ít có thời gian và điều kiện quan tâm nhiều đến việc cho trẻ tiếp xúc với môi trường, đặc biệt trẻ không có điều kiện để đi tham quan du lịch, những danh lam thắng cảnh để giáo dục trẻ có ý thức xây dựng và bảo vệ môi trường, một số phụ huynh lại cho rằng trẻ còn nhỏ chưa cần cho trẻ làm quen với môi trường thiên nhiên …đa số các bậc phụ huynh đều có suy nghĩ chỉ cần lo cho con đến trường còn việc giáo dục cho trẻ giao phó hết cho cô giáo ở trường. - Hơn nữa tài liệu giáo dục xây dựng và bảo vệ môi trường cho mẫu giáo lớn rất hiếm, kiến thức của bản thân về cơ bản thì nắm được, nhưng mở rộng và lồng ghép vào các hoạt động lại không được nhiều. - Vì vậy qua tìm hiểu thực trạng tôi thấy giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non, đặc biệt là mẫu giáo lớn, một số giáo viên chưa dạy trẻ theo chuỗi
  3. nội dung chủ đề mà thường là các nội dung đơn lẻ, chưa phát huy được khả năng nhận biết và kỹ năng hành động nên chưa thu hút được sự tích cực của trẻ tham gia. 3. Các biện pháp: a) Tổ chức cho trẻ làm quen với môi trường sẵn có trong trường mầm non nhằm giúp trẻ ý thức và hành vi bảo vệ môi trường thông qua các họat động: - Để thực hiện việc giáo dục xây dựng và bảo vệ môi trường, tôi thấy cần tổ chức các hoạt động như: kết hợp các phương pháp quan sát, hướng dẫn tập lao động, trò chuyện, trò chơi, đọc tác phẩm văn học cho trẻ nghe, hoạt động tạo hình giúp rèn luyện kỹ năng vận động tinh. - Khi cho trẻ quan sát giáo viên tạo điều kiện cho trẻ quan sát trực tiếp và trải nghiệm để tìm các câu trả lời cho những câu hỏi đặt ra. - Để buổi trò chuyện lồng ghép được tốt, tôi mô tả những gì trẻ cảm nhận được, chia sẻ giữa các trẻ với nhau về những phát hiện của mình. Đồng thời tổ chức hoạt động trong các góc giúp trẻ thể hiện lại những gì đã thấy bằng cách tập cho trẻ vẽ, nặn, ghép hình, mô phỏng qua động tác, nét mặt với những lời ca, điệu múa… - Trong quá trình giáo dục tôi đã sử dụng những loại họat động sau: + Trò chơi đóng vai: phản ánh các sự kiện khác nhau trong thiên nhiên hoặc các hoạt động xây dựng và bảo vệ môi trường của người lớn. Qua đó trẻ tự có ý thức giữ gìn môi trường thiên nhiên tốt hơn, biết chăm sóc và bảo vệ cây trồng, thiên nhiên, hoa lá… + Họat động thực tiễn: hướng dẫn trẻ lao động trong góc thiên nhiên, cùng cô chăm sóc cây cảnh, tưới cây, nhặt lá vàng trong sân trường và bảo vệ các con vật nuôi, cùng cô làm đồ dùng từ những nguyên vật kiệu phế thải hoặc hoạt động sửa chữa những đồ vật bị hỏng như tập cho trẻ cùng dán lại gáy sách bị rách cùng cô, lắp lại bánh xe cho ô tô, đồ chơi bị hỏng...từ đó trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, chăm sóc bảo vệ cây, tiết kiệm nước khi không sử dụng… + Hoạt động giao tiếp với thiên nhiên: nhặt rác, dọn vệ sinh, tiếp xúc với cây kiểng, hoa lá và thế giới động vật bao gồm quan sát, chiêm ngưỡng, tò mò xem xét, chăm sóc các con thú nhỏ (cá kiểng được nuôi trong chậu). + Hoạt động ngôn ngữ: dùng các câu hỏi, thông báo, đàm thọai, nghe kể chuyện để trao đổi thông tin, chính xác hóa những hiểu biết về thiên nhiên với sự giúp đỡ của lời nói. + Xem tranh, sách, băng hình: có nội dung về thiên nhiên xem tranh ảnh về môi trường bị ô nhiễm, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, thiên tai, lũ lụt, hình ảnh rừng bị tàn phá và các họat động bảo vệ thiên nhiên và con người. - Tôi lồng ghép các nội dung giáo dục xây dựng và bảo vệ môi trường cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi trong các hoạt động khác nhau khi có điều kiện phù hợp như khi hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, hoạt động chung. b. Lập kế hoạch thực hiện nội dung giáo dục bảo vệ môi trường theo chủ điểm:
  4. - Để thực hiện tốt việc giáo dục xây dựng và bảo vệ môi trường, tôi thấy cần được đưa vào từng chủ điểm theo các nội dung sau: + Giáo dục sự tôn trọng, tình cảm yêu quí đối với thiên nhiên và môi trường xung quanh. Hình thành ý thức tôn trọng thế giới tự nhiên tức là tôn trọng chính mình. Giúp trẻ học cách tiếp cận với thiên nhiên một cách khiêm tốn, thận trọng và nhân hậu. + Giáo dục sự quí trọng phong phú của thiên nhiên, nhận ra vai trò và giá trị của các loài cây, các con vật đối với đời sống con người và thế giới tự nhiên, khám phá sự đa dạng, mối quan hệ phụ thuộc và vẻ đẹp của thiên nhiên. + Giáo dục phong cách sống thân thiện với môi trường, sự tôn trọng, thông cảm với bạn bè, với người lớn, biết yêu thương các loài cây, loài con, biết giữ gìn sạch sẽ nơi ở của mình và nơi ở công cộng. Đặc biệt là biết bảo vệ các loài sinh vật. + Giáo dục về giá trị của mọi tài sản, của môi trường xung quanh, hình thành phong cách sống thận trọng, tiết kiệm và có trách nhiệm. Trẻ cần hiểu giá trị của các đồ chơi, các phương tiện và môi trường xung quanh, biết giữ gìn và sử dụng một cách tiết kiệm những vật dụng cá nhân và của nhà trường. * Theo hướng đổi mới chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo lớn được thực hiện mười chủ điểm, trên cơ sở từng chủ điểm và thời gian có hạn tôi chỉ đưa ra một vài chủ điểm để lập kế hoạch và thực hiện lồng ghép tích hợp các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các chủ điểm. c. Hoạt động thực tiễn: - Trồng cây và chăm sóc cây. - Chăm sóc các con vật nuôi. - Tham gia vệ sinh lớp, nhặt rác bỏ vào thùng. Ví dụ: Tất cả các hoạt động này, tôi thường tổ chức cho trẻ được tham gia trực tiếp như: góc thiên nhiên, chế độ sinh hoạt hằng ngày... - Dựa vào những nguyên tắc cơ bản, tôi đưa các hoạt động theo trình tự nhằm đảm bảo tính lôgic: - Bắt đầu từ những kinh nghiệm đơn giản. Chỗ tốt nhất để bắt đầu là ở trong môi trường quen thuộc, gần gũi với trẻ. - Thường xuyên tổ chức những hoạt động ngoài trời, cho trẻ tiếp xúc với các đối tượng thiên nhiên, trẻ cần được học về thiên nhiên ngay trong thiên nhiên. - Mọi hoạt động cần được thiết kế dựa trên các tình huống xuất hiện hằng ngày. - Tập trung cho trẻ “trải nghiệm” chứ không phải “dạy” trẻ. Trẻ cần phải được nhìn, nghe, ngửi, sờ, so sánh…để tự khám phá theo hứng thú của bản thân. - Giáo viên đóng vai trò là người kích thích, tạo thuận lợi hơn là người dạy. - Giáo viên phải là người nêu gương về sự chăm sóc, tôn trọng thiên nhiên. - Từ những hoạt động thực tiễn, tôi luôn tạo môi trường lớp học cho trẻ thoáng mát sạch sẽ thông gió để cho lớp luôn có không khí trong sạch. Sắp xếp lớp học thuận tiện cho trẻ đi lại dễ dàng, quét dọn lau chùi phòng lớp bàn ghế, cửa sổ, cửa ra vào. Bên cạnh đó, tôi luôn xử lý những tình huống mà trẻ hiểu được nguyên
  5. nhân và hậu quả trong môi trường. Chẳng hạn trẻ sẽ trả lời được nếu tôi hỏi các cháu thế nào nếu lớp học không có cửa sổ, hoặc nếu rửa mặt hoặc uống nước bẩn thì sẽ bị bệnh thế nào? 4. Phương thức công tác dân vận - Vận động phụ huynh đóng góp tranh ảnh về môi trường, về hoạt động của con người với môi trường, từ đó phát huy thêm kiến thức và kỹ năng cho trẻ. 5. Mục tiêu cần vươn tới: - Trẻ biết ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường. - Biết phân biệt hành động đúng, sai với việc bảo vệ môi trường. 6. Những chỉ tiêu cụ thể cần đạt được: - Hình thành ở trẻ những kinh nghiệm hành động và hành vi phù hợp với môi trường. - Hình thành ở trẻ những thói quen sống vệ sinh, ngăn nắp, sạch sẽ, tiết kiệm. - Hình thành ở trẻ một số kĩ năng chăm sóc, bảo vệ môi trường sống gần gũi với trẻ, phù hợp với khả năng của trẻ. - Biết giữ gìn sức khỏe tốt, trẻ biết giữ gìn vệ sinh trong ăn uống sinh hoạt, giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp. 8. Phấn đấu giảm thiểu những tồn tại: - Đa số dân địa phương là nghề nông, trồng rau và chăn nuôi nên đẩy mạnh công tác tuyên truyền về việc bảo vệ môi trường tốt sẽ giảm được sự ô nhiễm nguồn nước, khai thông cống rãnh thì giảm các dịch bệnh.. - Tuyên ntruyền, vận động các phụ huynh xây hố rác, xử lý rác tốt tránh vứt ra sông, kênh, rạch…tránh ô nhiễm nguồn nước và đây cũng là một trong những tiêu chí để xây dựng xã nông thôn mới của xã nhà. - Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường tốt sẽ có sức lan tỏa đến gia đình và người thân. II. Kết quả: * Đối với trẻ: - Qua quá trình thực nghiệm kiến thức của trẻ về xây dựng và bảo vệ môi trường. Trong năm học qua tôi đã đạt được một số kết quả sau: - Ý thức xây dựng và bảo vệ môi trường của trẻ tăng lên có khi trẻ nhắc nhở bố mẹ là phải xây dựng và bảo vệ môi trường. - Các mối quan hệ trong giới tự nhiên sẽ kích thích hứng thú quan sát ở trẻ tạo điệu kiện cho trẻ bộc lộ những nhận xét, cảm xúc thể hiện bằng lời, bằng điệu bộ, bằng bài hát nhờ vậy mà khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ tăng lên nhanh hơn. - Cuộc sống của trẻ gắn bó với thiên nhiên hơn, trí cảm xúc thẩm mỹ của trẻ từ việc yêu thích, giữ gìn chăm sóc thiên nhiên, có thái độ yêu cô giáo, yêu bạn bè, gắn bó với trường lớp. - Trẻ quen dần với các yếu tố môi trường, gần gũi thời tiết trong năm, đất nước, không khí sinh vật và mối quan hệ giữa chúng với nhau, giữa chúng với con
  6. người. Đặc biệt là sức khỏe của trẻ rất tốt, trẻ biết gữi gìn vệ sinh trong ăn uống sinh hoạt, giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp. - Trẻ nhanh nhẹn hơn khi thực hành các kỹ năng và nhạy bén hơn khi trả lời các câu hỏi trong các giờ học. * Đối chiếu với kết quả đầu năm và cuối năm như sau: So với đầu năm STT Nội dung tiêu chí khảo sát Số trẻ đạt Tỉ lệ % tăng 01 Biết chăm sóc và bảo vệ cây 36 95% 30% Biết giữ gìn trật tự, vệ sinh 02 36 95% 40% công cộng, vệ sinh trường lớp Biết cất dọn đồ dùng đồ chơi 03 36 95% 46% đúng qui định Không vứt rác ra đường, biết 04 36 95% 35% gom rác vào thùng rác 05 Không la hét to 32 93% 30% Phân biệt những hành động 06 30 90% 27% đúng, hành động sai đối với MT - Cuối năm số trẻ đạt bé ngoan và bé ngoan xuất sắc là 99,8% * Đối với giáo viên: - Trong quá trình nghiên cứu “Một vài biện pháp giúp trẻ mẫu giáo lớn xây dựng và bảo vệ môi trường” bản thân tôi được mở mang kiến thức và tìm ra được nhiều cách tổ chức, phương pháp hướng dẫn trẻ xây dựng và bảo vệ môi trường góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy trong trường. - Biết dùng phương pháp, biện pháp cụ thể phù hợp để trẻ ý thức trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của con người, tài sàn vô giá của nhân loại. * Đối với phụ huynh học sinh: - Tôi nhận được nhiều lời khen ngợi từ phụ huynh học sinh, Nhiều phụ huynh đã tình nguyện đóng góp tranh ảnh, cùng trồng cây xanh, tình nguyện cam kết bảo vệ nguồn nước sạch. * Về phía Nhà trường: Tôi đã góp phần vào sự nghiệp giáo dục chung ở trường Mẫu giáo Tân An. Tân An, ngày 15 tháng 10 năm 2014 Người viết Nguyễn Thị Phượng Lan
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2