intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nhằm phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội thông qua việc tổ chức hoạt động chơi ở các góc cho trẻ 5 tuổi

Chia sẻ: Bobietbo | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:26

62
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội là tiền đề quan trong cho việc học và phát triển toàn diện của trẻ. Các năng lực tình cảm và kĩ năng xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với kết quả học tập và phát triển được cải thiện của trẻ. Đó là nền tảng vững chắc cho sự phát triển nhận thức ở trẻ em cũng như khả năng tham gia hiệu quả vào các công việc nhóm hay trách nhiệm của trẻ với xã hội. Khi trẻ có ý thức rõ ràng và tích cực về bản thân mình, trẻ tự chủ và tự tin hơn thì trẻ sẽ biết quan tâm đến người khác trong giao tiếp, biết thông cảm và tôn trọng. Vì vậy việc tìm ra một số biện pháp nhằm phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi thông qua hoạt động chơi ở các góc và việc khắc phục những hạn chế mà giáo viên đang mắc phải trong viêc tổ chức hoạt động chơi ở các góc nhằm phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội cho trẻ chính là mục đích nhiệm vụ của đề tài này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nhằm phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội thông qua việc tổ chức hoạt động chơi ở các góc cho trẻ 5 tuổi

  1. MỤC LỤC *********  I/ PHẦN MỞ ĐẦU                                                                                                                              ..........................................................................................................................      3  1. Lý do chọn đề tài:                                                                                                                       ...................................................................................................................      3  2. Mục đích nhiệm vụ của đề tài:                                                                                                  ..............................................................................................     4  3. Đối tượng nghiên cứu:                                                                                                                ............................................................................................................      5  4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:                                                                                                    ................................................................................................     5  5. Phương pháp nghiên cứu:                                                                                                           .......................................................................................................      5  II/ PHẦN NỘI DUNG:                                                                                                                        ....................................................................................................................      6  1. Cơ sở lý luận:                                                                                                                              ..........................................................................................................................      6  2. Thực trạng:                                                                                                                                  ..............................................................................................................................      7  a/ Thuận lợi ­ khó khăn:                                                                                                              ..........................................................................................................      7  b/ Thành công ­ Hạn chế:                                                                                                           .......................................................................................................      9  3. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:                                                                                    ................................................................................      11  III/ CÁC GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP                                                                                                  ..............................................................................................       12 1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:                                                                                                                                                                                                                                                  12 ....................................................................................................................................................       2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp và biện pháp:                                                      ..................................................       12  3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp:                                                                              ..........................................................................       22  4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:                                                                            ........................................................................       23  5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:                                           .......................................       23  6. Kết quả thu được qua khảo nghiệm:                                                                                       ...................................................................................      24  IV/ KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ                                                                                                         .....................................................................................................       25  1.Kết luận:                                                                                                                                    ................................................................................................................................       25  2. Kiến nghị:                                                                                                                                  ..............................................................................................................................       25 1
  2.       TÀI LIỆU THAM KHẢO NGHIÊN CỨU 1. Thông tư 02/2010/TT­BGDĐT về danh mục đồ dùng 2. Tài liệu hướng dẫn thực hiện chăm sóc giáo dục trẻ  5­6 tuổi ­ NXB Giáo   dục Hà Nội. 3. Lập kế hoạch giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ  mầm   non theo chương trình Giáo Dục Mầm Non ­ NXB Giáo Dục Việt Nam.    4. Giáo dục học Mầm Non (tập 1­ 2) Đào Thanh Âm – NXB Đại học Quốc gia   Hà Nội 1997   5. Tâm lý học trẻ em lứa tuổi Mầm non­ Nguyễn Thị Ánh Tuyết – NXB giáo   dục 1994.  6. Tài liệu trên các trang Web của Mầm non 2
  3. I/ PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Vui chơi là hoạt động không thể thiếu được của trẻ ở mọi lứa tuổi đặc  biệt ở lứa tuổi mầm non. Qua vui chơi không những hình thành cho trẻ óc  tưởng tượng sáng tạo, phát triển ngôn ngữ và tăng cường khả năng nhận thức  mà còn giúp trẻ thể hiện năng lực, kỹ năng, tình cảm, nguyện vọng và mối liên  hệ với những người xung quanh. Chỉ khi chơi trẻ mới tích cực tìm hiểu sự vật để thoả mãn nhu cầu nhận thức.  Chơi là một cách để trẻ học, là con đường để giúp trẻ lớn lên và phát triển  nhân cách toàn diện. Như vậy, hoạt động vui chơi được nhìn nhận với phương diện như là phương  tiện để giáo dục nhân cách cho trẻ mầm non. Vui chơi của trẻ là một hoạt  động phản ánh sáng tạo độc đáo, thực hiện tác động qua lại giữa trẻ với trẻ,  trẻ với môi trường xung quanh; trong vui chơi trẻ nhận thức được thế giới  xung quanh, khi chơi các trò chơi trẻ lĩnh hội kinh nghiệm xã hội của người lớn  một cách tự nhiên, lĩnh hội những kiến thức, những kỹ năng, kỹ xảo, những  phương thức hành động, những chuẩn mực đạo đức, những nguyên tắc sống... Trong vui chơi trẻ hoạt động tự lực, tự nguyện và tự tin; xã hội trẻ em được  hình thành trong quá trình vui chơi sẽ phát triển việc tự tổ chức, hình thành và  biểu hiện những phẩm chất mang tính xã hội: khả năng hoà nhập vào nhóm  chơi, khả năng hoạt động đóng vai, khả năng phục tùng những yêu cầu của xã  hội trẻ em và bộc lộ những khả năng riêng của trẻ.  Qua hoạt động vui chơi trẻ được phát triển nhiều hơn cả về mặt tình cảm lẫn  các kĩ năng xã hội có trong hoạt động vui chơi. Giúp trẻ phát triển tốt hơn về  mặt nhân cách.  Nhận thức được vai trò quan trọng của sự phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội là   tiền đề  quan trọng cho việc học và phát triển toàn diện của trẻ  nhỏ.   Do vậy  trong                        Chương trình Giáo dục mầm non, giáo dục phát triển tình   cảm và kĩ năng xã hội là một trong các lĩnh vực giáo dục quan trọng. Giáo dục phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội góp phần phát triển năng lực nhận  thức xã hội cho trẻ. Giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội góp phần phát triển thái độ và  tình cảm theo các giá trị nhân văn cho trẻ. Giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội góp phần phát triển hành vi thích  ứng với xã hội, tăng cường khả năng sẵn sàng bước vào lớp 1 cho trẻ. 3
  4. Tóm lại, giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội góp phần phát triển toàn  diện nhân cách trẻ. Để giáo dục phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội đạt được  hiệu quả thì cần tăng cường tiến hành thông qua việc tổ chức cho trẻ được  hoạt động trong môi trường chơi theo hướng trải nghiệm. Tuy nhiên trên thực tế, việc thiết kế môi trường chơi cho trẻ 5 tuổi ở đơn vị  trường nơi tôi đang công tác còn nhiều mặt hạn chế, chưa thực sự gợi mở và  chưa khuyến khích trẻ tự hoạt động, khả năng phối hợp giữa các nhóm trẻ chơi  chưa thực sự tự nhiên, còn rời rạc, chưa thể hiện được mối liên hệ ràng buộc  của các mối quan hệ trong cuộc sống. Giáo viên còn lung túng khi xây dựng các  loại kế hoạch và thực hiện các biện pháp hỗ trợ trẻ trong khi chơi và phát triển  trò chơi cho trẻ. Bên cạnh đó do việc định hướng nội dung các hoạt động của  trẻ trong giờ chơi theo chủ đề giáo dục của giáo viên còn máy móc, dẫn đến  tình trạng áp đặt nội dung chơi làm mất đi tính tự do, tự lực, tự chọn của hoạt  động chơi góc. Vì thế kĩ năng chơi góc của trẻ còn hạn chế, trẻ chưa thật sự  phát triển hết được về tình cảm và các kĩ năng xã hội trong khi chơi. Nhận thực được điều đó nên hôm nay tôi chọn đề tài “Một số biện pháp  nhằm phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội thông qua việc tổ chức hoạt  động chơi ở các góc cho trẻ 5 tuổi” 2. Mục đích nhiệm vụ của đề tài: Đối với trẻ thì vui chơi là một trong những nhu cầu đầu tiên của trẻ ­ Trẻ  muốn chơi và thích chơi. Thông qua vui chơi trẻ  được phát triển toàn diện về  mọi mặt: thể  chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm ­ kỹ  năng xã hội, thẩm mỹ  đặc biệt là tình cảm kĩ năng xã hội. Trẻ được hoạt động vui chơi dưới hình thức  trẻ  làm trung tâm đã tạo điều kiện cho trẻ  hoạt động tích cực, mạnh dạn, hồn  nhiên, tự  tin và hứng thú, dám thể  hiện “cái tôi” của mình, bước đầu đặt nền   tảng cho việc đào tạo nên những con người dám nghĩ, dám làm trong tương lai. Phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội là tiền đề quan trong cho việc học và phát   triển toàn diện của trẻ. Các năng lực tình cảm và kĩ năng xã hội có mối quan hệ  chặt chẽ  với kết quả  học tập và phát triển được cải thiện của trẻ. Đó là nền  tảng vững chắc cho sự  phát triển nhận thức  ở trẻ em cũng như  khả  năng tham  gia hiệu quả vào các công việc nhóm hay trách nhiệm của trẻ với xã hội. Khi trẻ  có ý thức rõ ràng và tích cực về bản thân mình, trẻ tự chủ và tự tin hơn thì trẻ sẽ  biết quan tâm đến người khác trong giao tiếp, biết thông cảm và tôn trọng. Vì vậy việc tìm ra một số biện pháp nhằm phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội   cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi thông qua hoạt động chơi ở các góc và việc khắc phục  4
  5. những hạn chế mà giáo viên đang mắc phải trong viêc tổ chức hoạt động chơi ở  các góc nhằm phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội cho trẻ  chính là mục đích  nhiệm vụ của đề tài này. 3. Đối tượng nghiên cứu: ­ Nghiên cứu một số  hoạt động chơi của trẻ  5 tuổi  ở  các góc nhằm phát triển  tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: ­ Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường Mầm non Kitty, thành phố Buôn Ma Thuột,  Đăk Lăk cụ thể là 28 trẻ của lớp Lá 1 của trường. 5. Phương pháp nghiên cứu: ­ Phương pháp khảo sát thực trạng ­ Phương pháp bằng lời ­ Phương pháp trực quan ­ Phương pháp thực hành ­ Phương pháp trải nghiệm 5
  6. II/ PHẦN NỘI DUNG: 1. Cơ sở lý luận: Đồ chơi là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu đối với cuộc sống của trẻ.  Tuy nhiên, không phải ai cũng có tiền để mua hoặc mua được hết đồ chơi cho  trẻ, để thoả mãn hoạt động vui chơi của trẻ chúng ta có thể tự làm lấy đồ chơi  cho trẻ. Ở trường mầm non muốn trẻ phát triển tốt thì cô giáo phải là người thể  hiện tốt nhiệm vụ giáo dục của mình luôn linh động sáng tạo giúp trẻ thông qua  chơi mà học, bằng cách thông qua giờ “Hoạt động góc”. Trong quá trình giáo  dục trẻ nói chung, tổ chức cho trẻ chơi nói riêng giáo viên cần phải biết dạy cho  trẻ chơi cái gì? Chơi như thể nào để đem lại kiến thức phục vụ cho hoạt động  học, phục vụ cho sự phát triển tư duy của trẻ, vì vậy đồ chơi càng phong phú  bao nhiêu thì càng kích thích sự hứng thú và tạo sự ham muốn được khám phá  mở mang kiến thức về thế giới xung quanh ở trẻ bấy nhiêu.  Trẻ chơi chủ yếu do nhu cầu và khả năng của trẻ, nhu cầu muốn bắt chước,  muốn làm người lớn, nhưng khả năng và sức lực của trẻ chưa đủ để làm người  lớn do đó trẻ giải tỏa nhu cầu đó dưới hình thức là hoạt động góc:      Góc phân vai      Góc xây dựng      Góc học tập      Góc nghệ thuật      Góc thiên nhiên.      Chúng tham gia vào xã hội người lớn theo cách riêng của mình chúng tưởng  tượng mình là người lớn và cũng đóng một cương vị xã hội như Cô giáo, bác sỹ,  chú công nhân, cô bán hàng…với vai trò đó chúng tái tạo lại cuộc sống của  người lớn một cách tổng quát trong hoàn cảnh tưởng tượng vì chơi của trẻ  không phải thật mà là giả vờ, nhưng sự giả vờ ấy lại mang tính chất rất thật.  Các nhà giáo dục khẳng định rằng, có thể rèn luyện tình cảm và kĩ năng xã hội  cho trẻ một cách hiệu quả qua các hoạt động mà trẻ yêu thích, đáp ứng sự phát  6
  7. triển theo độ tuổi của trẻ. Chẳng hạn, khi chơi các trò chơi phân vai, trẻ tìm  hiểu các biểu hiện của lời nói, ngôn ngữ giao tiếp thông qua các vai trẻ đóng, từ  đó, trẻ sẽ khám phá ra việc sử dụng ngôn ngữ như thế nào. Như vậy giờ hoạt động góc được phát triển và mở rộng theo sự phong phú và  mở rộng các mối quan hệ qua lại của trẻ với môi trường xung quanh, phản ảnh  sáng tạo độc đáo sự tác động qua lại giữa trẻ với môi trường xung quanh một  cách tích cực, tự lực, tự nguyện và tự tin. Hoạt động góc có giá trị lớn và đã trở  thành phương tiện để giáo dục trẻ phát triển tình cảm xã hội, phát triển thẩm  mỹ, phát triển thể chất, phát triển ngôn ngữ, phát triển nhận thức và là phương  tiện không thể thiếu nhằm phát triển toàn diện nhân cách và trí tuệ cho trẻ ở  trường mầm non. 2. Thực trạng: Trong thực tế hiện nay  ở các trường mầm non nói chung và trường Mầm  non Kitty nói riêng, đa số  giáo viên đã biết cách tổ  chức hoạt động góc cho trẻ  mẫu giáo nói chung và trẻ mẫu giáo lớn nói riêng một cách phù hợp và tạo được  môi trường thuận lợi cho trẻ  chơi, học, giúp phát triển trẻ  một cách toàn diện  đặc biệt là phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội. Đa số trẻ hứng thú tích cực tham   gia vào các góc chơi. Tuy nhiên ở một số trường, cơ sở vật chất chưa đầy đủ, một số giáo viên nhận  thức chưa đầy đủ  về  hoạt động góc nên việc tổ  chức hoạt động góc cho trẻ  mẫu giáo lớn chưa thật sự tích cực, chưa tự giác. Thiết kế môi trường chơi còn   chưa sáng tạo, chưa gợi mở và chưa khuyến khích trẻ  tự  hoạt động. Giáo viên  xây dựng kế  hoạch còn máy móc, rập khuôn… vì thế  kĩ năng chơi của trẻ  còn  hạn chế chưa phát triển được tình cảm, kĩ năng xã hội cần thiết. Từ thực tế trên, tôi đã mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp nhằm phát  triển tình cảm và kĩ năng xã hội thông qua việc tổ chức hoạt động chơi ở  các góc cho trẻ 5 tuổi” a/ Thuận lợi ­ khó khăn: * Thuận lợi: Trong công tác trực tiếp giảng dạy với quá trình thực hiện chương trình Mầm   Non mới tôi đã có một số thuận lợi: 7
  8.  ­ Tuy là một đơn vị  Trường mầm non mới thành lập được 2 năm trên địa bàn  thành phố  Buôn Ma Thuột nhưng được sự  chỉ  đạo sát sao, quan tâm nhiệt tình  của Chủ trường và Ban giám hiệu nhà trường đã tạo một cơ sở hạ tầng có quy  mô cùng các trang thiết bị về  cơ sở  hạ tầng hiện đại và đầy đủ. Đồ  dùng, đồ  chơi, phục vụ  công tác giảng dạy của cô và trò cũng được trang bị  tương đối  đầy đủ  và đẹp mắt dựa trên danh mục đồ  dùng đồ  chơi thiết bị  dành cho mầm  non theo Thông tư số 02/2010/TT­BGDĐT. ­ Đội ngũ giáo viên, nhân viên của nhà trường trẻ trung, có bằng cấp và chuyên   môn nghiệp vụ, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần học hỏi cao, năng   động và sáng tạo luôn luon cố  gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ  chăm sóc – giáo  dục trẻ. Giáo viên, nhân viên được nhà trường tạo điều kiện cho đi học, tham  gia các lớp, các chuyên đề nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác giảng dạy do   PGD&ĐT tổ chức đầy đủ. ­ Nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện cho giáo viên mở  rộng mạng lưới   Internet cập nhật thông tin với nhiều chuyên đề  và phương pháp đổi mới hình  thức tổ chức hoạt động ngoài chương trình một cách nhanh chóng, kịp thời. ­ Đại đa số học sinh lớp tôi là con em cán bộ công nhân viên chức, nên được sự  quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho con em mình về  mọi mặt, từ  cơ  sở  vật chất đến tinh thần và kết hợp tốt với giáo viên trong việc chăm sóc giữa gia   đình, nhà trường và xã hội.  * Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi song tôi cũng gặp không ít khó khăn: ­ Do tuổi nghề của đội ngũ giáo viên còn ít nên kinh nghiệm giảng dạy, lên lớp  cũng chưa thật sự  tự  tin, các phương pháp giảng dạy còn rập khuôn, máy móc  chưa được sáng tạo đặc biệt trong các hoạt động chơi của trẻ. Kinh nghiệm làm  các đồ dùng đồ chơi trong quá trình giảng dạy vẫn còn hạn chế. ­ Phương pháp dạy học truyền thống còn ảnh hưởng đến cách học của trẻ làm  cho trẻ  thụ  động thiếu tự  tin, lúng túng trong giao tiếp, diễn đạt còn  ấp úng  chưa rõ ràng, chưa biết bày tỏ ý nghĩ của mình, không thể  hiện được khả  năng  tư duy, độc lập, sáng tạo. 8
  9. ­ Trẻ lớp tôi tuy đã 5 tuổi nhưng hầu hết là trẻ  mới từ các trường khác chuyển  sang hoặc do nơi khác chuyển về  nên sự  tiếp nhận kiến thức, kĩ năng của trẻ  cũng không được đồng đều. ­ Hầu hết phụ  huynh nhận thức về  ngành học mầm non còn hạn chế, họ  chỉ  muốn khi trẻ đến lớp phải được học đọc, học viết, học toán chứ không ai quan  tâm đến việc cho trẻ phát triển theo 5 mục tiêu giáo dục. Vì họ nghĩ rằng khi lên   lớp một mà không biết đọc, biết viết thì mới là điều họ đáng quan tâm hơn, họ  nghĩ trẻ mẫu giáo đến lớp chỉ để chơi để cô trông như một vườn trẻ không hơn  không kém, nhiều người nhận thức về  giáo viên mầm non không khác gì bảo  mẫu. Con em trong trường hầu hết đều là con gia đình khá giả, gia đình thành  phố nên bảo bọc con quá kĩ, ít cho tiếp xúc với cuộc sống xã hội bên ngoài. Nên   trong việc cho trẻ  phá triển nhận thức là rất khó khăn, trẻ  thường ngồi thụ  động, hoặc làm việc riêng, ít chú ý tập trung, trẻ tuy lớn 5 tuổi nhưng vốn kinh   nghiệm về kĩ năng xã hội còn khá ít ỏi. Từ những khó khăn trên tôi đã suy nghĩ   nghiên cứu để tìm ra một số giải pháp để khắc phục vấn đề trên. b/ Thành công ­ Hạn chế: Từ  những thuận lợi trên tôi đã thành công trong việc chăm sóc giáo dục  trẻ theo hướng đổi mới tích cực sau:  * Phía giáo viên: ­ Năm học 2018 ­2019 được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường chủ  nhiệm lớp Lá 1 tại trường Mầm non Kitty với cương vị là một giáo viên  chủ  nhiệm lớp cuối bậc học, bản thân tôi luôn băn khoăn lo lắng bởi vì lứa tuổi này  rất hiếu động và hay bắt chước người lớn, tuy nhiên nếu kinh nghiệm sống về  các kĩ năng xã hội và tình cảm của trẻ quá ít ỏi, hạn chế thì trẻ sẽ rất bỡ ngỡ và  cảm thấy lạc lõng khi bước ra ngoài cuộc sống. Chuẩn bị cho hành trình bước  vào lớp 1 kiến thức là rất cần thiết nhưng kĩ năng là bước đệm quan trọng để  giúp trẻ phát triển. Ngay từ những ngày đầu nhận lớp tôi thường xuyên gặp gỡ  các bậc phụ huynh để trao đổi tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ, đi  sâu đi sát để nắm bắt tâm tư tình cảm cá nhân trẻ để có biện pháp quan tâm,  giúp trẻ phát triển tốt hơn về mặt tình cảm và kĩ năng xã hội. Vì thế tôi đã chọn  đề tài “Một số biện pháp nhằm phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội thông  qua việc tổ chức hoạt động chơi ở các góc cho trẻ 5 tuổi” 9
  10. ­ Tôi thường xuyên trao đổi kinh nghiệm với các giáo viên trong trường, khi gặp  khó khẳn tôi thường hỏi ý kiến chuyên môn của Hiệu trường hoặc hiệu phó  chuyên môn, cố gắng tìm ra các biện pháp khắc phục những điểm yếu trong quá  trình giảng dạy. ­ Qua nhiều biện pháp áp dụng với lớp mình tôi nhận thấy trẻ lớp tôi đã thực sự  tự  tin, mạnh dạn hơn trong học tập cũng như  vui chơi. Trẻ  tham gia vào các   hoạt động vui chơi rất tự nhiên, giải quyết rất tốt các tình huống mà cô đưa ra,  biết phối hợp đoàn kết với nhau trong khi chơi. Trong các hoạt động hằng ngày   trẻ cũng thường xuyên giúp đỡ  cô và bạn bè mỗi khi cần, trẻ  vui vẻ, hào hứng   khi tham gia vào hoạt động chơi góc cũng như các hoạt động khác một cách tích  cực.   * Về phía trẻ: ­  Tôi nhận thấy đầu năm trẻ chưa được mạnh dạn tự tin trước đám đông, trước  lớp. Kinh nghiệm khi chơi hoạt động góc của trẻ còn rất ít, mỗi lần chơi trẻ rất  lung túng, không biết phải làm những gì, chơi như  thế  nào… Nhưng chỉ  trong  một thời gian ngắn trẻ đã khẳng định được chính bản thân trẻ trước đám đông,  biết chú ý lắng nghe những điều cô truyền đạt trong giờ học cũng như giờ chơi,  trẻ  đã biết thể  hiện các ý tưởng của mình cho cô và bạn hiểu bằng ngôn ngữ  diễn đạt một cách rõ ràng mạch lạc, trẻ chơi tốt hơn, thuần thục hơn, còn sáng  tạo trong cách giải quyết tình huống chơi, biết phối hợp với nhau trong khi chơi,  biết liên kết các góc chơi với nhau, thể hiện vai chơi một cách sáng tạo, kĩ năng  giải quyết các vấn đề nhạy bén hơn…   Từ những thành công trên bản thân tôi vẫn còn một số hạn chế nhất định ­ Bản thân là một giáo viên tuy có chuyên môn và nghiệp vụ bài bản nhưng đôi  lúc bản thân vẫn gặp phải khó khăn, lúng túng trong quá trình giảng dạy, tổ  chức hoạt động chơi cho trẻ còn máy móc chưa thực sự sáng tạo. Tôi đã cố  gắng học hỏi đồng nghiệp trong trường và trường bạn để nâng cao tay nghề  hơn, sáng tạo hơn.  ­ Vẫn còn một số phụ huynh quá bận rộn nên không để ý đến sự phát triển của   con trẻ, chỉ phó mặc cho cô nên việc phối hợp để giúp trẻ phát triển tốt hơn về  tình cảm và kĩ năng xã hội cho một số trẻ vẫn còn hạn chế. 10
  11. 3. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:  + Đồ dùng, đồ chơi còn quá ít, đôi lúc chưa đủ dẫn đến việc hoạt động chơi ở  các góc bị hạn chế, nên tiết học buồn tẻ, chưa tích cực, chưa khơi nguồn sáng  tạo của trẻ không đem lại kết quả như mong muốn.   + Giáo viên còn ít kinh nghiệm, máy móc trong việc tổ  chức thiết kế  môi   trường chơi khuyến khích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. ­ Trẻ kinh nghiệm về kĩ năng xã hội còn ít nên khi giải quyết các vấn đề của cô  còn bỡ ngỡ, lúng túng, không biết cách xử lí…              11
  12. III/ CÁC GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP 1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:                                                                     ­ Để giúp trẻ phát triển tốt hơn về tất cả mọi mặt đặt biệt là về phát triển tình  cảm, kĩ năng xã hội. Thông qua hoạt động vui chơi góc trẻ  sẽ  có thêm nhiều   kinh nghiệm xã hội trong các trò chơi, mạnh dạn, tự tin thể hiện bản thân mình   thông qua các vai chơi. Thông qua các biện pháp này, giáo viên sẽ có thêm nguồn   tài liệu, kinh nghiệm để áp dụng vào việc thực hiện kế hoạch giáo dục, tổ chức   môi trường chơi phong phú hơn, sáng tạo hơn, phù hợp hơn với trẻ. Đồng thời   tạo môi trường chơi phong phú, đa dạng, kích thích khả năng tư duy và tính sáng   tạo của trẻ. ­ Sau khi áp dụng giải pháp, biện pháp này bản thân tôi nhận thấy trẻ lớp tôi đã  có nhiều tiến bộ  rõ về  mọi mặt đó là trẻ  có kinh nghiệm chơi phong phú hơn,  sáng tạo hơn, trẻ  mạnh dạn giao tiếp với các bạn thông qua trò chơi, vai chơi   mà mình thể hiện, biết nhập vai tốt hơn, biết làm việc nhóm, phối hợp giữa các  nhóm chơi một cách tự nhiên. Trẻ rất vui vẻ, hào hứng trong suốt quá trình chơi   và thể hiện tính đoàn kết, thân thiết giữa các trẻ với nhau, biết giúp đỡ nhau khi   cần. Kinh nghiệm về các kĩ năng xã hội của trẻ cũng dồi dào hơn. Trẻ rất tự tin   và hứng thú trong các hoạt động chơi ở các góc. 2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp và biện pháp: a. Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động chơi góc: Theo tôi các hoạt động học và chơi ở trường Mầm Non luôn gắn liền với nhau,  mỗi hoạt động chúng ta đều có thể  xây dựng lồng ghép nội dung giáo dục tình  cảm, kĩ năng xã hội cho trẻ, đặc biệt ở hoạt động chơi góc của trẻ  dù ở  bất kì  độ  tuổi nào, giúp trẻ  dễ  dàng tiếp thu, cảm nhận và nhập tâm một cách thoải   mái, vui vẻ nhất.  ­ Nội dung giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội phải đưa vào các chủ  đề  thích  hợp như  chủ  đề: Trường mầm non, Bản thân, Gia đình, Nghề  nghiệp, Quê  hương ­ đất nước… Ví dụ: Ở chủ đề Trường mầm non việc lồng ghép nội dung giáo dục tình cảm,  kĩ năng xã hội vào hoạt động góc có thể được thực hiện như sau:  12
  13. + Góc đóng vai: Trẻ  sẽ  thể  hiện vai chơi Cô và Trẻ, đóng vai các tình huống:   bạn bị ốm, bạn mới đến lớp, cô giáo giảng bài… + Góc tạo hình: Vẽ lớp học, cô giáo, các bạn… + Góc âm nhạc: Thể  hiện các bài hát trong chủ  đề  một cách sáng tạo theo ý  thích của mình thông qua các dụng cụ âm nhạc. + Góc khám phá khoa học: Xem tranh  ảnh về  lớp học, các bạn, các hoạt động   của lớp… + Góc sách/thư viện: Làm sách tranh truyện về lớp học, những hình ảnh về các   bạn trong lớp một cách sáng tạo theo ý tưởng của riêng trẻ. + Góc xây dựng ­ lắp ghép: Lắp ghép các đồ chơi, xây dựng lớp học của bé. Nội dung giáo dục cần đạt đó là trẻ  biết chơi với bạn một cách thân thiện,   biết thể hiện các vai chơi sao cho phù hợp với tình huống cô đặt ra (đóng vai  cô giáo: nói năng nhỏ  nhẹ, dịu dàng, dỗ  trẻ  mới đến lớp, biết chăm sóc trẻ  13
  14. khi trẻ  bị   ốm…; đóng vai trẻ: lễ  phép với cô, nói chuyện với cô phải “dạ,  vâng” không được nói trổng, chú ý nghe lời cô khi giảng bài…).  Giáo dục trẻ  yêu thích đến trường, lớp, biết nghe lời cô giáo và người lớn,  giúp cô những công việc vừa sức với bản thân mình. Cử chỉ, lời nói lễ phép,   biết nói cảm ơn, xin lỗi. Thực hiện tốt các quy định của lớp, trường; biết giữ  gìn để lớp luôn sạch, đẹp. Nhận biết được các trang thái cảm xúc: vui, buồn… thông qua hình ảnh được  xem; thể hiện cảm xúc của mình với các bạn, cô giáo… Biết hợp tác, chia sẻ  yêu thương, giúp đỡ  bạn trong khi chơi. Biết chấp nhận và biết phân công   nhiệm vụ, điều hành hoạt động của các thành viên trong nhóm. Giao tiếp tích cực, mạch lạc trong giao tiếp với nhau: kĩ năng thương lượng,  kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, tình huống… Ví dụ: Ở chủ đề Gia đình + Góc phân vai: Chơi trò chơi đóng vai mẹ con, bác sĩ, y tá + Góc xây dựng, lắp ghép: Xây nhà của bé, lắp ghép hình ngôi nhà…  + Góc sách/ thư viện: Cho trẻ xem tranh về các thành viên trong gia đình, ngôi  nhà của bé, tranh giữ gìn vệ sinh thân thể… + Góc âm nhạc: Hát biểu diễn các bài hát về chủ đề + Góc tạo hình: Vẽ người thân trong gia đình + Góc thiên nhiên: Cô hướng dẫn trẻ chăm sóc cây cảnh ở lớp cho đẹp Nội dung giáo dục phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội tích hợp cần đạt  được là: Trẻ  biết chơi thân thiện, vui vẻ, đoàn kết, nhường nhịn nhau,  không tranh giành đồ chơi với nhau.  14
  15. Trẻ  biết nhập vai chơi bố  mẹ, con cái, biết thể  hiện tình cảm của mọi  người trong gia đình đến nhau như: Chăm con khi con bị   ốm, đưa con đi  khám, nấu cơm cho cả nhà cùng ăn, giúp đỡ mọi người trong gia đình các   công việc vừa sức, con biết chăm sóc em bé nhỏ cho mẹ khi bố mẹ bận…   Trẻ hiểu biết về công việc cụ thể của bố, mẹ, người than trong gia đình.  Biết công việc hằng ngày của bố, mẹ khi ở nhà (mẹ thường nấu cơm, bố  lau chùi nhà cửa…). Nhập vai bác sĩ, y tá biết chăm sóc cho người bệnh,  khám bệnh, kê đơn thuốc, dặn dò bệnh nhân… Biết nhu cầu ăn uống, nghỉ  ngơi của mọi người trong gia đình, nhu cầu  quan tâm, chia sẻ, yêu thương, chăm sóc… Trẻ  biết yêu quý, bảo vệ  ngôi nhà của mình, biết cất dọn đồ  chơi, đồ  dùng đúng quy định, biết chăm sóc cho ngôi nhà sạch đẹp (dọn dẹp nhà  cửa, không xả rác ra nhà, biết trồng thêm cây xanh, hoa cho ngôi nhà thêm  đẹp…) Trẻ  biết yêu quý các sản phẩm mà mình tạo ra, cẩn thận, giữ  gìn sản   phẩm, biết phối hợp nhiều màu sắc khác nhau để  tạo thành sản phẩm  đẹp. ­ Nội dung giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội phải được lựa chọn phù hợp   với trình tự  thực hiện chủ  đề  trong năm. Đến chủ  đề  nào thì lồng ghép nội   dung giáo dục tình cảm, kĩ năng xã hội  ấy sao cho phù hợp tránh đưa các kĩ  năng lộn xộn, làm trẻ khó tiếp nhận. ­ Không nên lồng ghép quá nhiều nội dung giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội  vào một trò chơi.   b. Lập kế hoạch tổ chức hoạt động chơi theo chủ đề: ­ Giáo viên đưa ra các dự kiến về đồ dùng, đồ chơi, không gian của các góc chơi  phù hợp với trẻ, kích thích trẻ hứng thú khi tham gia vào trò chơi. Dự kiến về  nội dung chơi, biện pháp trên hoạt động chơi. Xây dựng kế hoạch hoạt động vui chơi dựa trên việc thực hiện kế hoạch hoạt  động theo chủ đề (Nhà trẻ: 5 chủ đề, MG: 10­11 chủ đề) + Lựa chọn nội dung và sắp xếp tích hợp theo chủ đề. + Lựa chọn thời gian, không gian, thiết bị và nguyên vật liệu để tổ chức hoạt  động vui chơi. 15
  16. + Mỗi loại trò chơi giáo viên có thể xây dựng nhiều nội dung và sắp xếp theo  thời gian thực hiện chủ đề nhánh để đưa vào cho phù hợp: GV lựa chọn và đưa  những nội dung nào vào trong kế hoạch hoạt động (ngày), (tuần) sao cho phù  hợp với chủ đề đang thực hiện nhằm giúp trẻ củng cố và rèn luyện các kiến  thức và kỹ năng khác. + Xây dựng kế hoạch vui chơi cho từng chủ đề, cả năm học phải thoã mãn tính  liên kết của chủ đề, phù hợp với đặc điểm tình hình của trẻ, của lớp. Việc xây  dựng kế hoạch giáo viên có thể thay đối linh hoạt sao cho phù hợp với nội dung  chủ đề đang thực hiện và mang lại hiệu quả cao trên trẻ. Ví dụ: Lập kế hoạch tổ chức hoạt động chơi theo chủ đề Gia đình hoặc chủ đề  Nghề nghiệp, chủ đề nào thì có đồ chơi, dụng cụ chơi phù hợp với chủ đề đó. Trang trí đồ chơi góc gia đình dành cho chủ đề “Gia đình” 16
  17. Trang trí đồ chơi góc phân vai chủ đề “Nghề nghiệp” ­ Giáo viên quan sát, ghi chép các biểu hiện của trẻ  để  điều chỉnh kế  hoạch   thực hiện nội dung, thực hiện các biện pháp, xây dựng một số  tình huống  mới để trẻ tham gia vào các hoạt động theo nhóm. c. Thiết kế môi trường hoạt động trong các góc: ­ Giáo viên cần tạo ra góc chơi phu hợp với kinh nghiệm của trẻ. ­ Các góc chơi cân bố  trí không gian phù hợp cho việc đi lại, đủ  không gian   khuyến khích trẻ cùng hoạt động, giao tiếp qua lại với các nhóm chơi. Ví dụ: Góc Gia đình nên sắp xếp gần góc chơi Bán hàng, góc Bác sĩ để khuyến   khích các thành viên trong gia đình đi mua sắm, đi khám bệnh. ­ Bố  trí, sắp xếp đồ  dùng, đồ  chơi đa dạng, mang tính mở. Đồ  dùng, đồ  chơi bố trí ở các góc chơi luôn được bổ sung, luân chuyển và đổi mới tạo  cho trẻ sự mới lạ, hấp dẫn kích thích trẻ hoạt động tích cực, mở rộng nội  17
  18. dung chơi, các quan hệ giao tiếp (trẻ được thực hành, luyện tập cách ứng   xử trong giao tiếp). Ví dụ: Một số đồ chơi của trẻ đã được sử dụng lâu ở góc chơi Gia đình như bộ  ấm chén hoặc đồ  dùng, trang phục cho em bé, búp bê… có thể chuyển sang để  chơi trò chơi “Bán hàng”, trong “Cửa hàng đồ dùng gia đình” ­ Lên kế hoạch để bổ sung thêm đồ chơi mới ở các góc chơi thích hợp. Ban   đầu giáo viên chỉ  đưa ra một số  đồ  chơi, dần dần bổ  sung thêm các đồ  chơi còn lại, như  vậy sẽ  tạo cho trẻ sự mới lạ, hấp dẫn, đồng thời làm  phong phú thêm nội dung chơi.   ­ Khai thác  ưu thế  của từng góc chơi nhằm phát triển tình cảm và kĩ năng  xã hội một cách có hiệu quả. Ví dụ:  + Góc xây dựng: Trong quá trình xây dựng giáo viên tạo cho trẻ nhiều cơ hội   để hợp tác với bạn, giúp đỡ bạn khi cần. Trước khi xây dựng giáo viên gợi ý  cho trẻ  biết phân công, biết phối hợp hoạt động cùng nhau. Trong quá trình  hoạt động, giáo viên tạo tình huống để  trẻ  học hỏi, giúp đỡ  lẫn nhau, biết  chia sẻ, hợp tác với nhau. Giáo viên khích lệ trẻ để tạo niềm say mê, kiên trì  18
  19. hoàn thành công trình xây dựng, trẻ cảm thấy tự hào về công trình của mình   và cùng các bạn chia sẻ niềm vui. + Góc đóng vai: Được nhập các vai khác nhau giúp trẻ thể hiện tình cảm yêu  mến những người thân trong gia đình và những người xung quanh. Từ  đó,  giúp trẻ có những hành động đúng trong cuộc sống như biết vâng lời ông bà,  cha mẹ; biết quan tâm, chăm sóc những người xung quanh. Giáo viên cần   khai thác các tình huống khi trẻ thể hiện vai chơi, hướng dẫn trẻ thực hiện  những hành vi tốt. Ngoài ra, cô cũng có thể  đóng vai điều chỉnh hành vi của  trẻ một cách tự  nhiên. Kết thúc trò chơi, cô nhận xét việc thể  hiện vai chơi  của trẻ giúp trẻ điều chỉnh vai chơi ở buổi chơi tiếp theo.  d. Tạo môi trường tâm lí: ­ Giáo viên tạo bầu không khí lớp học thoải mái, hào hứng khi bước vào trò  chơi. Có thể lôi cuốn trẻ bằng cách sử dụng các bài hát, bài thơ, câu chuyện   hay tạo một tình huống gây hứng thú cho trẻ. ­ Trang trí các góc hoạt động mang tính thẩm mĩ, gần gũi với trẻ  để  tạo cho  trẻ  cảm giác thoải mái khi tham gia vào các hoạt động. Giáo viên cho trẻ  cùng tham gia vào việc bố  trí, sắp xếp đồ  dùng, đồ  chơi, trình bày các sản  phẩm. Điều đó sẽ  giúp trẻ  có cảm giác tự  tin, hứng thú, sẵn sàng chia sẻ  ý  tưởng, thể hiện những cử chỉ, hành vi đẹp với mọi người xung quanh. e. Tạo tình huống chơi phù hợp và giải quyết xung đột: ­ Khi trẻ đã biết thực hiện theo yêu cầu của trò chơi, cô đưa ra các tình huống  chơi để mở rộng nội dung chơi, giúp trẻ có cơ hội thể hiện hành động trong  các mối quan hệ  khác nhau của trò chơi. Các tình huống chơi phải phù hợp   nội dung chơi và hoàn cảnh chơi. Ví dụ: Tổ  chức sinh nhật cho trẻ  nhằm giúp trẻ  hiểu về  các mối quan hệ,   tình cảm bạn bè, bố/mẹ ­ con, ông/bà – cháu… Tạo điều kiện để trẻ tiếp xúc  với khách, thể hiện lòng hiếu khách qua việc mời nước, mời bánh kẹo… 19
  20.    ­ Quan sát biểu hiện của trẻ để kịp thời tạo tình huống nhằm duy trì hứng thú  chơi cho trẻ. Ví dụ: Ở góc Gia đình, trẻ đóng vai mẹ, trẻ lúng túng chưa biết cách chơi cứ  loay hoay với đồ  chơi búp bê. Cô tạo tình huống mới “Cửa hàng bách hoá  đang có khuyến mãi hấp dẫn” để  thu hút các “gia đình” đi mua sắm. Từ đó,  tạo thêm cho trẻ ý tưởng và hứng thú về trò chơi. ­ Trong quá trình chơi, giáo viên động viên, khen ngợi trẻ sẵn sàng nhường vai   chơi cho bạn và khuyến khích, động viên những trẻ nhút nhát mạnh dạn đóng  vai chính của trò chơi. f. Tăng cường kinh nghiệm cho trẻ về các mối quan hệ xã hội: ­ Tổ chức cho trẻ xem tranh ảnh, băng hình về các mối quan hệ giao tiếp trong   hoạt động, sinh hoạt của người lớn. Giáo viên có thể  thực hiện biện pháp  này vào các thời điểm khác nhau như: lúc đón – lúc trả  trẻ, lúc trẻ  chơi  ở  ngoài trời và vào buổi chiều trong thời gian hoạt động ở góc Sách… ­ Kể cho trẻ nghe những câu chuyện, bài thơ, câu đó có nội dung giáo dục tình  cảm và kĩ năng xã hội tuỳ theo chủ đề  đang triển khai và việc mở  rộng nội  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2