intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ tham gia hoạt động góc tại lớp mẫu giáo lớn Trung Tâm, mẫu giáo lớn Suối Thầu, mẫu giáo lớn Trung Chải trường Mầm non Sùng Phài Huyện Tam Đường

Chia sẻ: Mucnang999 Mucnang999 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:26

28
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của sáng kiến nhằm tìm hiểu về một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ tham gia Hoạt động góc cho các lớp phần nào thấy được vai trò của việc tổ chức Hoạt động góc từ đó có phương pháp thích hợp và có hướng giải quyết phù hợp để tổ chức tốt Hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo một cách tốt nhất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ tham gia hoạt động góc tại lớp mẫu giáo lớn Trung Tâm, mẫu giáo lớn Suối Thầu, mẫu giáo lớn Trung Chải trường Mầm non Sùng Phài Huyện Tam Đường

  1. CỘNG HOÀ XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc                                                                Sùng Phài, ngày 18 tháng 2 năm 2019 ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ Kính gửi: Hội đồng xét, công nhận sáng kiến Huyện Tam Đường Chúng tôi ghi tên dưới đây: Tỷ lệ  (%)  Nơi  đóng  công tác Trình  góp  Số  Ngày tháng  (hoặc  Chức  độ  Họ và tên vào  TT năm sinh nơi  danh chuyên  việc  thường  môn tạo ra  trú) sáng  kiến Đại  1 Mai Thị Lan Phương 26/06/1983 Trường  33 học Mầm  Giáo  Đại  2 Kim Thị My 04/11/1984 33 non Sùng  viên học Cao  3 Vũ Thị Lý Chung 12/09/1984 Phài 33 đẳng Là đồng tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “ Một số biện  pháp   tạo hứng thú cho trẻ tham gia hoạt động góc tại lớp mẫu giáo lớn Trung   Tâm, mẫu giáo lớn Suối Thầu, mẫu giáo lớn Trung Chải trường Mầm   non Sùng Phài Huyện Tam Đường” ­ Cơ sở được yêu cầu công nhận sáng kiến: UBND Huyện Tam Đường 
  2. ­ Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn giảng dạy ­ Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Tháng 9 năm  2018 ­ Mô tả  bản chất của sáng kiến: Trước đây giáo viên chưa có nhiều  kinh nghiệm, chưa phát huy được hết khả năng của mình trong việc tạo hứng  thú cho trẻ  tham gia hoạt động góc. Bên cạnh đó các đồ  dùng đồ  chơi  ở  các  góc còn ít trẻ chơi đi chơi lại nhiều lần gây cho trẻ sự nhàm chán khi chơi ở  các góc chơi. Tranh ảnh trang trí ở các góc chưa rõ ràng, chưa thẩm mỹ chưa  tạo được sự  thu hút trẻ  vào các góc chơi vì vậy trẻ  chưa hứng thú tích cực   tham gia chơi. Khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm với các giải pháp thực hiện đã giúp  các giáo viên tìm ra các biện pháp tạo hứng thú, linh hoạt khi tổ chức và luôn  sáng tạo trong việc hướng dẫn trẻ  tham gia vào hoạt động góc. Trẻ  có kỹ  năng sử dụng đồ dùng và có thái độ đúng đắn trong khi chơi. Khi xây dựng môi trường thân thiện: Nhằm giúp giáo viên biết cách  trang trí các góc chơi, các góc được sắp xếp xen kẽ   giữa các góc động ­ tĩnh,  đồ dùng đa dạng phong phú chủng loại đẹp mắt, màu sắc sặc sỡ, an toàn, sưu   tầm tranh  ảnh trang trí phù hợp với từng góc chơi, thu hút trẻ, trẻ  hào hứng   muốn tham gia chơi ở các góc nhiều hơn. Sáng tạo, linh hoạt khi tổ chức hoạt động, giáo viên giao tiếp với trẻ  như  một người chơi không tạo khoảng cách, câu hỏi được lựa chọn nhằm  kích thích hoạt động theo hướng tích cực, khích lệ  và gợi ý trẻ dựa vào vốn  tri thức đã biết để trả lời câu hỏi của giáo viên. Giải pháp đổi mới hình thức hướng dẫn: Giúp các giáo viên biết xây  dựng, tổ chức hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm,  xác định phương  pháp dạy phù hợp nhất để  phát huy tính tích cực của trẻ, giáo viên phải biết  trẻ cần gì? Cách thức nào để giúp mọi trẻ đều được phát triển và thành công   tốt nhất, chơi như thế nào để đem lại hiệu quả cao nhất. 2
  3. Huy động sự  phối hợp, kết hợp chặt chẽ  giữa phụ  huynh với nhà   trường nhằm đổi mới hình thức kết hợp cùng phụ  huynh để  làm đồ  chơi tự  tạo cho trẻ, phụ  huynh được tham gia vào các hoạt động cùng giáo viên sưu   tầm nguyên vật liệu, đóng góp ngày công để  làm đồ  dùng đồ  chơi phục vụ  cho chính con em mình, phụ  huynh được tham gia vào các hoạt động chơi  cùng trẻ với chính những đồ dùng đồ chơi đó. ­ Các điều kiện cần thiết để  áp dụng sáng kiến:  Để sáng kiến có hiệu  quả,   điều   kiện   cần   thiết   để   chúng   tôi   hoàn   thành   sáng   kiến   gồm:   Kinh  nghiệm tổ chức của giáo viên, môi trường cho trẻ thực hành trải nghiệm, đồ  dùng đồ chơi…đa dạng phong phú kích thích trẻ hoạt động, sự phối hợp của  phụ huynh trong việc đưa trẻ đi học thường xuyên, sưu tầm nguyên vật liệu,  đóng góp ngày công để  làm đồ  dùng đồ  chơi  tạo cơ  hội động viên khuyến  khích trẻ sáng tạo khi ở nhà. ­ Những thông tin cần được bảo mật: Không ­ Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự  kiến có thể  thu được do áp dụng  sáng kiến theo ý kiến của đồng tác giả:  Giáo viên có thêm kinh nghiệm, thay đổi hình thức, linh hoạt, sáng tạo  khi tổ chức các buổi hoạt động góc cho trẻ. Có kinh nghiệm làm đồ  dùng đồ  chơi, tính khéo léo, đảm bảo kỹ thuật, mĩ quan, đa dạng chủng loại. Trẻ  vận động linh hoạt, mạnh dạn, tự  tin trong quá trình vui chơi, hỗ  trợ cho trẻ phát triển toàn diện: Ttrẻ hứng thú trong khi chơi  94%; Trẻ có kỹ  năng sử  dụng đồ  dùng đồ  chơi  91%; Trẻ  đạt được mục đích của buổi chơi   91%. ­ Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: Không Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng  sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.                                                                 Người đăng ký 3
  4.        …….….…Mai Thị Lan  Phương                                                                            …..………Kim Thị My                                                                                … . ……..Vũ Thị Lý Chung                                                                            BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN 1. Đồng tác giả:  Họ và tên: Mai Thị Lan Phương Trình độ văn hóa: 12/12;  Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm MN Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường Mầm non Sùng Phài Nhiệm vụ được phân công: Giảng dạy Họ và tên: Kim Thị My Trình độ văn hóa: 12/12;  Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm MN Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường Mầm non Sùng Phài Nhiệm vụ được phân công: Giảng dạy Họ và tên: Vũ Thị Lý Chung Trình độ văn hóa: 12/12;  Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm MN   Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường Mầm non Sùng Phài 4
  5. Nhiệm vụ được phân công: Giảng dạy 2. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ tham gia   Hoạt động góc tại lớp mẫu giáo lớn Trung Tâm, mẫu giáo lớn Suối Thầu,   mẫu   giáo   lớn   Trung   Chải   trường   Mầm   non   Sùng   Phài   huyện   Tam   Đường” 3. Tính mới: Giáo viên đã biết cách trang trí các góc chơi, các góc được sắp xếp xen   kẽ  giữa các góc động ­ tĩnh, đồ  dùngđược sắp xếp phù hợp với trẻ dễ thấy,   dễ  lấy và dễ  cất, an toàn, sưu tầm tranh  ảnh trang trí phù hợp với từng góc  chơi, thu hút trẻ, trẻ hào hứng muốn tham gia chơi ở các góc nhiều hơn. Giáo   viên đã tăng cường công tác làm đồ  dùng đồ  chơi, tận dụng vật liệu làm đồ  dùng, đồ  chơi bằng những phế  liệu sẵn có. Đồ  dùng đa dạng phong phú  chủng loại đẹp mắt có màu sắc sặc sỡ, đẹp thu hút trẻ  và tạo hứng thú cho  trẻ tham gia nhiều hơn Giáo viên sáng tạo, linh hoạt khi tổ chức hoạt động cô giao tiếp với trẻ như  một người bạn, chơi cùng nhau không tạo khoảng cách, câu hỏi được lựa  chọn nhằm kích thích hoạt động theo hướng tích cực, khích lệ  và gợi ý trẻ  dựa vào vốn tri thức đã biết để  trả  lời câu hỏi của giáo viên. Từ đó phát huy  tính tích cực của trẻ, giáo viên phải biết trẻ cần gì, trẻ  muốn làm gì và làm  như thế nào? Giúp trẻ thể hiện được khả năng chơi, khả năng sáng tạo, đem   lại hiệu quả  cao nhất qua giờ  chơi, từ  đó giúp trẻ  phát triển một cách toàn  diện. Trong giáo dục lấy trẻ làm trung  việc đổi mới hình thức giảng dạy là   vô cùng quan trọng, đặc biệt là  ở  hoat động góc, đổi mới hình thức hướng   dẫn trẻ  chơi  sẽ  tạo cho trẻ sự  hứng thú, chơi sáng tạo, tự  tin và cảm thấy   được gần gũi hơn với cô, với bạn cũng như  đến gần hơn trong các vai chơi  mà trẻ muốn thể hiện. Giáo viên xác định được hình thức mới, linh hoạt sáng   tạo hơn khi tổ chức cho trẻ chơi.  5
  6. Sự  quan tâm phối kết hợp giữa các bậc phụ  huynh và giáo viên trong  công tác quyên góp nguyên vật liệu cùng với giáo viên làm ra những bộ  đồ  dùng đồ chơi cho các góc là nguồn động viên to lớn về vật chất cũng như tinh   thần giúp cho giáo viên hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ năm học. 4. Hiệu quả sáng kiến mang lại a. Hiệu quả kinh tế:  Với 9 những bộ đồ dùng đồ chơi tự tạo trong các góc chơi do chính tay   giáo viên, phụ  huynh, học sinh trường Mầm non Sùng Phài làm ra có giá trị  kinh tế  cao trị  giá 2.000.000 đồng,  tận dụng từ  nguyên vật liệu tái sử  dụng  giúp tiết kiệm kinh phí, thời gian, công sức, sử dụng lâu dài.  b. Hiệu quả kỹ thuật:  Giúp giáo viên có thêm kinh nghiệm, thay đổi hình thức, linh hoạt, sáng  tạo khi tổ chức các buổi hoạt động góc cho trẻ. Có kinh nghiệm làm đồ dùng   đồ chơi, tính khéo léo, đảm bảo mỹ thuật, mĩ quan, đa dạng chủng loại. Nâng cao chất lượng các buổi chơi hoạt động, trẻ  chơi tích cực, chủ  động, sáng tạo, mở rộng kiến thức, kỹ năng chơi. Phụ huynh học sinh có ý thức, trách nhiệm, có kỹ năng trong việc phối   hợp với giáo viên sưu tầm, tận dụng những đồ  dùng, nguyên vật liệu sẵn có   tạo cho trẻ những đồ chơi sáng tạo, có tính thẩm mỹ cao.  Trẻ  hứng thú trong khi chơi đạt 94%; Trẻ có kỹ năng sử dụng đồ dùng,  đồ chơi đạt 91%;  Trẻ đạt được mục đích của buổi chơi đạt 91%. c. Hiệu quả về mặt xã hội:  * Giá trị đối với môi trường: Đặc biệt có giá trị lớn đối với môi trường   giúp cho môi trường “Xanh ­ sạch ­ đẹp”, tô điểm cho lớp học ngày càng đẹp   hơn, thu hút duy trì sĩ số trẻ. Giúp trẻ vận động linh hoạt, mạnh dạn, tự tin vui chơi, hỗ trợ cho trẻ  phát triển toàn diện. * Giá trị  đối với lĩnh vực an toàn: Đảm bảo an toàn tuyệt đối về  sức  6
  7. khỏe, tính mạng cho học sinh khi tham gia học tập, vui chơi thể hi ện qua k ết   quả đánh giá sau.      5. Phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:   PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TAM ĐƯỜNG Sáng kiến kinh nghi m  "MẦộM NON SÙNG PHÀI TRƯỜệNG M t số  biện pháp tạo hứng thú cho trẻ   tham gia Hoạt động góc tại lớp MGL Trung tâm, lớp MGL Suối Thầu, lớp   MGL Trung Chải trường mầm non Sùng Phài, huyện Tam Đường” sau khi  chúng tôi thực hiện thấy rất có hiệu quả  và có thể  áp dụng tại các lớp mẫu   giáo trường Mầm non Sùng Phài và các trường mầm non   trong  toàn huyện  Tam Đường có điều kiện tương đồng.                                                                                                    Đồng tác giả        …….….…Mai Th THUYẾT MINH SÁNG KI ẾN ị Lan  Phương “Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ tham gia Hoạt động                                                                             …..………Kim Thị My                góc tại lớp MGL Trung tâm, lớp MGL Suối Thầu, lớp MGL Trung                                                                  … . ……..Vũ Thị Lý Chung Chải trường Mầm non Sùng Phài, huyện Tam Đường”    Đồng tác giả:  1. Mai Thị Lan Phương Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Mầm non              2. Kim Thị My               Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Mầm non              3. Vũ Thị Lý Chung               Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Sư phạm Mầm non               Chức vụ: Giáo viên               Nơi công tác: Trường Mầm non Sùng Phài ­Tam Đường ­ Lai Châu 7
  8. I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tên sáng kiến:........................................................................................ 2. Tác giả/Đồng tác giả (Tối đa không quá 03 người): Họ và tên: ................................................................................................... Năm sinh: ................................................................................................... Nơi thường trú: .......................................................................................... Trình độ chuyên môn:................................................................................. Chức vụ công tác: ...................................................................................... Nơi làm việc: ............................................................................................. I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ tham gia  Hoạt động góc tại lớp MGL Trung tâm, lớp MGL Suối Thầu, lớp MGL Trung  Chải trường mầm non Sùng Phài, huyện Tam Đường” 2. Đồng tác giả   Họ và tên: Mai Thị Lan Phương 8
  9. Năm sinh: 26/06/1983 Nơi thường trú: Tổ 18 Phường Tân Phong, TP Lai Châu, tỉnh Lai Châu.  Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non Chức vụ công tác: Giáo viên  Nơi làm việc: Trường mầm non Sùng Phài. Điện thoại: 0912589018 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 33% Họ và tên: Kim Thị My Năm sinh: 1984 Nơi thường trú: Tổ 22 Phường Đông Phong, TP Lai Châu, tỉnh Lai Châu.  Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non Chức vụ công tác: Giáo viên  Nơi làm việc: Trường mầm non Sùng Phài. Điện thoại: 0383876999 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 33% Họ và tên: Vũ Thị Lý Chung Năm sinh: 12/09/1984. Nơi thường trú: Tổ 2 Phường Tân Phong, TP Lai Châu, tỉnh Lai Châu.  Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm mầm non Chức vụ công tác: Giáo viên  Nơi làm việc: Trường mầm non Sùng Phài. Điện thoại: 01646860880. Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 33% 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn giảng dạy 4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ  ngày 15 tháng 09 năm 2018 đến  tháng 03 năm 2019. 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường mầm non Sùng Phài. 9
  10. Địa chỉ: Xã Sùng Phài, Huyện Tam Đường, Tỉnh Lai Châu. Điện thoại: 02133751768.  II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến: * Sự cần thiết  Vui chơi là hoạt động chủ  đạo của trẻ  mẫu giáo  “Chơi mà học, học  bằng chơi”, thông qua hoạt động vui chơi trẻ có thể học được nhiều điều mà   không bị gò ép, do đó vui chơi có vai trò quan trọng đến sự phát triển mọi mặt   của trẻ.  Trong hoạt động vui chơi của trẻ  mẫu giáo không thể  thiếu giờ  chơi   trong hoạt động góc. Qua hoạt động trò chơi  ở  các góc sẽ  phát triển ngôn  ngữ, tình cảm, cung cấp cho trẻ  những biểu tượng tri thức mới và củng cố  biểu tượng tri thức đã biết kích thích tư duy, óc sáng tạo, tính tìm tòi ham hiểu  biết của trẻ, giúp trẻ  trưởng thành hơn, giúp trẻ  được thể  hiện vai chơi, trẻ  được giao tiếp với nhau, rèn luyện trí nhớ, khả  năng quan sát, tính sáng tạo,   phát triển tình cảm thẩm mĩ…giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.Vì thông  qua hoạt động vui chơi trẻ  được tái hiện nhập vai giống như người lớn: Cô   giáo dạy học, bác sỹ  khám chữa bệnh hay những người cha, người mẹ đang  chăm sóc con, các bác bán hàng đang chào mời khách và giới thiệu hàng cho  khách… Hơn nữa còn có tác dụng rèn luyện khả năng chú ý và sự nỗ lực của   trẻ. Vậy để  thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ  thì cô giáo phải là người  linh hoạt sáng tạo trong cách thức tổ  chức hoạt động vui chơi cho trẻ, giúp  trẻ “Học mà chơi, chơi bằng học”. Hoạt động vui chơi của trẻ mang lại hiệu   quả giáo dục cao nhất là thông qua hoạt động góc với những đồ dùng đồ chơi  có được tại lớp.  Trong thực tế trường Mầm non Sùng Phài là một trường nằm trên xã có  điều kiện kinh tế còn khó khăn với cơ sở vật chất đồ  dùng đồ chơi phục vụ  10
  11. cho hoạt động học tập cũng như vui chơi của trẻ cũng được cấp phát nhưng  số  lượng còn hạn chế, chưa đồng bộ, chưa đáp  ứng được nhu cầu của trẻ,  đặc biệt là đồ  chơi  ở  các góc chơi, đội ngũ giáo viên có khả  năng linh hoạt   sáng tạo trong cách thức tổ  chức các hoạt động ít, học sinh chưa nói thành  thạo tiếng việt, khả  năng tự  nhập vai chơi trong hoạt động chưa chủ  động.  Vì vậy việc tổ  chức các hoạt động trong ngày đặc biệt là hoạt động góc  thường xuyên là cách tốt nhất góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện các lĩnh  vực: Ngôn ngữ, thẩm mỹ, thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội.  Là giáo viên chủ nhiệm lớp MGL Trung tâm, lớp MGL Suối Thầu, lớp  MGL Trung Chải  ở  trường mầm non Sùng Phài nơi mà chúng tôi đang công  tác, chúng tôi nhận thấy rằng có tới  40/64 trẻ  chiếm 63% trẻ  chưa biết tự  chơi, tự hoạt động góc theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; 40/64   trẻ chiếm 63% trẻ khi chơi chưa sáng tạo, linh hoạt trong quá trình trẻ  chơi,  29/64 trẻ chiếm 45% trẻ chưa đạt mục đích của buổi chơi . Bên cạnh đó hình  thức tổ chức chơi ở các góc còn lặp đi lặp lại, cứng nhắc, còn theo hình thức  cũ. Đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi chưa nhiều, chưa có sự sáng tạo nên chưa   thu hút trẻ tham gia chơi. * Mục đích của sáng kiến  Để quá trình chơi trẻ sẽ thấy hứng thú tham gia chơi, tập trung khi chơi,  phát huy hết khả năng tìm tòi, sáng tạo của mình. Các kỹ năng của trẻ như: kỹ  năng thể  hiện vai chơi, kỹ năng sử  dụng đồ  chơi, kỹ  năng sử  lý tình huống...   phát triển toàn diện của trẻ, nâng cao số lượng trẻ đạt yêu cầu mục đích của   buổi chơi. Xuất phát từ những mong muốn trẻ đạt được mục đích của buổi chơi nên  chúng tôi đã chọn đề  tài  “Một số  biện pháp tạo hứng thú cho trẻ  tham gia   Hoạt động góc tại lớp MGL Trung tâm, lớp MGL Suối Thầu, lớp MGL Trung   Chải trường mầm non Sùng Phài, huyện Tam Đường” nhằm tìm hiểu về một  số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ tham gia Hoạt động góc cho các lớp phần nào  11
  12. thấy được vai trò của việc tổ chức Hoạt động góc từ đó có phương pháp thích  hợp và có hướng giải quyết phù hợp để tổ chức tốt Hoạt động góc cho trẻ mẫu   giáo một cách tốt nhất. 2. Phạm vi triển khai thực hiện:  Thực hiện tại 3 lớp: Lớp Mẫu giáo lớn Trung tâm, lớp mẫu giáo lớn   Suối Thầu, lớp mẫu giáo lớn Trung Chải trường Mầm non Sùng Phài với 64   trẻ trong đó 33 trẻ 5 tuổi; 14 trẻ 4 tuổi; 8 trẻ 3 tuổi; 9 trẻ 2 tuổi 3. Mô tả sáng kiến: a. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến  Với đồ  dùng,  đồ  chơi phục vụ  cho hoạt động học tập cũng như  vui   chơi của trẻ   số  lượng còn hạn chế, chưa đồng bộ, chưa đáp  ứng được nhu  cầu của trẻ, đặc biệt là đồ  chơi  ở  các góc chơi. Các đồ  dùng đồ  chơi  ở  các  góc còn ít buộc trẻ  chơi đi chơi lại nhiều lần gây cho trẻ  sự  nhàm chán khi   chơi  ở  các góc chơi, vì vậy trẻ  chưa hứng thú tích cực tham gia chơi; Chất  lượng các buổi chơi còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hết khả năng, sự sáng  tạo của trẻ.  Mặt khác khi  ở  nhà trẻ  chưa được sử  dụng đồ  dùng đồ  chơi nên khi   chơi trẻ chưa có kỹ năng cũng như chưa biết thể hiện thái độ với đồ dùng đồ  chơi. Trẻ ở các độ tuổi nhận thức của trẻ chưa đồng đều. Đa số trẻ nói ngọng,  một số trẻ bé chưa biết tên gọi đồ dùng đồ chơi nên chưa có kỹ năng sử dụng,   chưa biết cách liên kết các góc chơi với nhau, chưa có thái độ phù hợp trong khi  chơi.  Trong các giờ  hoạt động góc chưa phát huy tính tích cực cho trẻ, còn  tổ  chức cho trẻ  chơi theo sự  sắp xếp của cô giáo; chưa có sự  sáng tạo, linh   hoạt trong quá trình tổ chức cho trẻ chơi ở các góc chơi. Trong các năm học vừa qua, chúng tôi luôn cố gắng tìm hiểu về những  giải pháp để giúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động góc song các giải pháp  này chưa mang lại hiệu quả còn nhiều tồn tại và hạn chế cụ thể như sau: 12
  13. Giải pháp 1: Xây dựng môi trường thân thiện * Ưu điểm Bản thân chúng tôi được học tập và tập huấn về  chương trình  giáo   dục mầm non, được học cách xây dựng môi trường lớp học thân thiện, xây  dựng môi trường giáo dục lấy trẻ  làm trung tâm sao cho có hiệu quả  và tạo  được hứng thú cho trẻ tham gia vào hoạt động. Chúng tôi đã xây dựng và xắp  sếp các góc chơi phù hợp với môi trường lớp học và trang trí các góc chơi   theo chủ đề, chủ điểm Đã sưu tầm một số đồ dùng, đồ chơi cho trẻ chơi ở các góc chơi. * Nhược điểm Ban đầu giáo viên thực hiện chưa nghiêm túc trong việc xây dựng môi  trường lớp học thân thiện: Tranh  ảnh trang trí còn chưa đa dạng, phong phú,  đặt tên cho các góc còn khó hiểu, một số  đồ  dùng tự  làm còn hạn chế. Sắp   xếp đồ dùng đồ chơi chưa khoa học chưa thuận tiện cho trẻ lấy, cất trong khi   chơi. Từ đó dẫn đến việc trẻ chưa hứng thú khi tham gia vào hoạt động góc. * Nguyên nhân Giáo viên chưa chú trọng việc trang trí môi trường lớp học, sắp xếp   đồ dùng đồ chơi phù hợp với trẻ giúp trẻ dễ nhìn, dễ lấy và dễ cất.  Với những tồn tại và nguyên nhân trên chúng tôi thấy việc xây dựng  môi trường thân thiện còn chưa kích thích trẻ  hứng thú tham gia hoạt động   góc vì vậy cần đổi mới cách thức trang trí môi trường và sắp xếp đồ dùng đồ  chơi ở các góc thuận tiện cho trẻ hoạt động.   Giải pháp 2: Sáng tạo, linh hoạt khi tổ chức hoạt động góc * Ưu điểm Các giáo viên đã có sự  sáng tạo, linh hoạt khi tổ chức hoạt động góc  gây được đại đa số trẻ tham gia. * Nhược điểm 13
  14.             Các lớp khi tổ chức hoạt động còn mang tính hình thức, chưa chú ý  đến tất cả các trẻ trong lớp. Chỉ để ý đến trẻ lớn và trẻ  biết chơi còn trẻ bé  đa số các cô chưa quan tâm. * Nguyên nhân Khi tổ chức các hoạt động  góc việc tạo điều kiện, quan tâm đến các   trẻ nhỏ ít, sợ trẻ không thực hiện nhiệm vụ khi chơi theo yêu cầu của cô. Bởi vậy chất lượng tổ  chức hoạt động góc chưa đạt được mục đích theo  mong muốn vì vậy cần đổi mới quan điểm nhìn nhận về trẻ trong khi tổ chức  hoạt động góc.    Giải pháp 3: Thường xuyên tổ chức hoạt động góc cho trẻ  hoạt   động * Ưu điểm Các giáo viên đã chú trọng tới việc tổ  chức thường xuyên hoạt động  góc cho trẻ tham gia vào hoạt động. * Nhược điểm Hình thức tổ  chức cho trẻ  chơi còn cứng nhắc, còn theo hình thức cũ  chưa tạo được hứng thú cho trẻ tham gia.             Chơi một trò chơi nhiều lần các cô còn ngại đổi trò chơi khiến trẻ  nhàm chán không muốn tham gia. * Nguyên nhân Giáo viên còn chưa thường xuyên đầu tư thời gian để nghiên cứu và  thực hiện các hình thức tổ chức cho trẻ chơi linh hoạt thu hút trẻ tham gia  hoạt động. Ít tìm tòi các trò các trò chơi mới có nội dung  hấp dẫn để tổ chức cho trẻ   chơi. Để có thu hút trẻ tích cực, hứng thú tham gia trong hoạt động góc khi  tổ chức hoạt động chúng tôi thấy cần đổi mới hình thức tổ chức linh hoạt,  14
  15. sưu tầm nhiều trò chơi mới có nội dung phong phú, thường xuyên thay đổi  các trò chơi cho trẻ chơi.  b. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến  Giải pháp1: Xây dựng môi trường thân thiện * Điểm mới Ở lứa tuổi Mẫu giáo tư duy trừu tượng đã phát triển song chủ  yếu là  tư  duy trực quan hành động; Ở  lứa tuổi này trẻ  chủ  yếu “Học mà chơi, chơi   bằng học” để  có thể  thu hút trẻ  vào hoạt động góc thì người giáo viên cần   lựa chọn đan xen một số kiến thức trong tất cả các lĩnh vực một cách hài hòa   để  trẻ  vừa được thực hiện vừa được làm quen với kiến thức mà cô muốn  truyền đạt cho trẻ. Bởi vậy khi xây dựng môi trường thân thiện: Giáo viên đã  biết cách trang trí các góc chơi, các góc được sắp xếp xen kẽ   giữa các góc  động ­ tĩnh, đồ dùngđược sắp xếp phù hợp với trẻ dễ thấy, dễ lấy và dễ cất,   an toàn, sưu tầm tranh ảnh trang trí phù hợp với từng góc chơi, thu hút trẻ, trẻ  hào hứng muốn tham gia chơi  ở các góc nhiều hơn. Giáo viên đã tăng cường   công tác làm đồ  dùng đồ  chơi, tận dụng vật liệu làm đồ  dùng, đồ  chơi bằng  những phế  liệu sẵn có. Đồ  dùng đa dạng phong phú chủng loại đẹp mắt có   màu sắc sặc sỡ, đẹp thu hút trẻ và tạo hứng thú cho trẻ tham gia nhiều hơn: Ví dụ: Trẻ thường thích chơi ở  góc: Phân vai chơi bán hàng, góc xây   dựng vì ở các góc này có nhiều đồ dùng hơn, các đồ dùng đa dạng về chủng   loại. Ngoài ra, trong quá trình tổ chức tôi còn hướng cho giáo viên huy động   phụ  huynh đóng góp một số  vật thật  ở  địa phương: Ngô, thóc, các loại hạt   đỗ…và cho trẻ  đóng gói cho trẻ  hoạt động với chủ  đề  “Nghề  nghiệp” với   chủ  đề  nhánh “Nghề  nông”. Muôn Ho ́ ạt động góc đat kêt qua giao viên cân ̣ ́ ̉ ́ ̀  ̣ ơi phu huynh vao th liên hê v ́ ̣ ̀ ơi gian tra va đon tr ̀ ̉ ̀ ́ ẻ, cho phu huynh xem môt sô ̣ ̣ ́  ̣ ̀ ừ phê liêu c đô dung sang tao lam t ̀ ̀ ́ ́ ̣ ủa phu huynh cho đê t ̣ ̉ ừ đo đông viên phu ́ ̣ ̣  ̣ ́ ́ ̣ ̉ ̀ huynh cho thêm môt sô phê liêu đê lam đô dung vui ch ̀ ̀ ơi cho cac chau đat kêt ́ ́ ̣ ́  ̉ qua cao hơn. 15
  16. * Cách thức thực hiện Để tạo hứng thú cho trẻ trong hoạt động vui chơi, ngay từ đầu năm học   chúng tôi đã xây dựng môi trường theo chủ  đề  tạo cơ  hội cho trẻ  được tiếp   xúc, thực hành với các nội dung giáo dục trong từng tháng, từng tuần giúp trẻ  nắm chắc, nhớ  lâu kiến thức. Xây dựng kế  hoạch cho các lớp để  các lớp  thiết kế các góc và tạo môi trường cho trẻ hoạt động,chúng tôi luôn quan tâm   đến việc bố trí và tận dụng diện tích phòng học, bố trí sắp xếp và trang trí các  góc như thế nào cho phù hợp.  Chúng tôi bố trí sắp xếp và trang trí các góc theo nguyên  tắc sau: Đặt tên cho từng góc sao cho dễ hiểu đối với trẻ. Sắp xếp các góc chơi   để  trẻ  không làm phiền lẫn nhau khi chơi: Có gianh giới giữa các góc; Có  đường đi lại giữa các góc và trong từng góc. Cô giáo bao quát được tất cả các   góc mà không bị che khuất tầm nhìn. Các góc đều được trang trí có thẩm mỹ: Cô giáo thường xuyên sưu tầm  tranh ảnh, đồ dùng, đồ chơi, sách báo vật thật có liên quan đến các chủ đề để  trang trí lớp học, đặc biệt là việc sử dụng một cách triệt để đồ dùng đồ chơi  được cấp phát theo thông tư 02 và những đồ dùng đồ chơi cô tự làm thêm phù  hợp với địa phương, với trẻ điều đó sẽ gợi cho trẻ biết, nhớ về chủ điểm sẽ  học. Sau mỗi chủ  đề  cô thay đổi vị  trí các góc và nội dung phù hợp với chủ  đề mới hoặc thay thế thêm các nguyên vật liệu mới để tạo cảm giác mới lạ,   hấp dẫn trẻ.  Qua quá trình thực hiện chúng tôi nhận thấy giáo viên càng tổ  chức các   góc chơi phong phú bao nhiêu thì càng kích thích trẻ hứng thú chơi bấy nhiêu.  Từ những thực tế mà giáo viên chúng tôi thực hiện ở lớp, chúng tôi nhận thấy  được rằng việc cho trẻ hoạt động góc không phải là vấn đề  để  cho trẻ  chơi   không mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện trong các lĩnh vực. Ngoài ra, chúng  tôi nhận thấy bản thân đã nắm chắc được nội dung, phương pháp tổ chức một  giờ hoạt động góc cho trẻ. Còn đối với trẻ, trẻ hứng thú khi được tham gia vào  16
  17. hoạt động góc, trẻ có khả năng giao tiếp mạnh dạn hơn, kỹ năng sử  dụng đồ  dùng khéo léo hơn, trẻ tạo ra được nhiều sản phẩm đẹp hơn và có nhiều sáng   tạo khi tạo ra sản phẩm. Ví dụ: Khi trẻ chơi xây dựng trẻ  biết được khi xây nhà thì cần những   nguyên liệu gì? Trẻ biết được ai là người tạo ra những công trình xây dựng?   Trẻ cảm thấy hứng thú khi được đóng vai làm người lớn, tập làm những công   việc của người lớn. Qua quá trình hoạt động chúng tôi quan sát  thấy rằng trong quá trình   chơi trẻ  chơi chơi một cách chủ  động trẻ  được tự  mình thỏa thuận về  các  góc chơi, tự phân vai chơi, trẻ tự mình chuẩn bị các đồ dùng cần thiết cho góc  chơi của mình, khi đó chúng tôi thấy trẻ chơi tích cực hơn, sáng tạo hơn, hào  hứng sôi nổi hơn, trẻ  tự  do trao đổi ý kiến của mình với bạn và của nhóm  mình với nhóm khác. Khi áp dụng biện pháp xây dựng môi trường thân thiện chúng tôi nhận  thấy  các góc chơi được trang trí, được sắp xếp xen kẽ giữa các góc động –  tĩnh, đồ dùng đa dạng phong phú chủng loại đẹp mắt, màu sắc sặc sỡ, an  toàn, sưu tầm tranh ảnh trang trí phù hợp với từng góc chơi, thu hút trẻ, trẻ  hào hứng muốn tham gia chơi. * Biện pháp 2: Sáng tạo, linh hoạt khi tổ chức hoạt động chơi * Điểm mới  Giáo viên sáng tạo, linh hoạt khi tổ  chức hoạt động cô giao tiếp với  trẻ như một người bạn, chơi cùng nhau không tạo khoảng cách, câu hỏi được  lựa chọn nhằm kích thích hoạt động theo hướng tích cực, khích lệ  và gợi ý  trẻ  dựa vào vốn tri thức đã biết để  trả  lời câu hỏi của giáo viên.  Từ  đó phát  huy tính tích cực của trẻ, giáo viên phải biết trẻ  cần gì, trẻ  muốn làm gì và  làm như thế  nào? Giúp trẻ thể  hiện được khả  năng chơi, khả  năng sáng tạo,  đem lại hiệu quả  cao nhất qua giờ  chơi, từ  đó giúp trẻ  phát triển một cách  toàn diện. 17
  18. * Cách thức thực hiện Việc tiếp thu kiến thức của các trẻ  trong các lớp không đều, có cháu  nhận thức nhanh thì tiếp thu bài tốt hơn; có trẻ rụt rè, thiếu mạnh dạn thì tiếp   thu bài chậm hơn. Đối với học sinh thuộc vùng dân tộc thiểu số  vốn tiếng  việt của trẻ còn hạn chế, việc nghe, hiểu, nói tiếng phổ thông còn gặp nhiều  khó khăn nên việc tổ chức hoạt động góc tương đối khó khăn và đối với lớp   ghép nhiều độ  tuổi lại càng khó khăn hơn nữa. Trong quá trình tổ  chức các  hoạt động trên lớp  giáo viên thường sợ   ảnh hưởng đến thời gian, phần thì  thiếu kiên trì cho rằng trẻ nhận thức chậm, không hiểu tiếng phổ thông, tiếp  thu chậm, không thể  thực hiện được, nên trong giờ  học chỉ  tập chung vào  những trẻ nhanh nhẹn, nhận thức tốt để có thể thực hiện nhanh theo yêu cầu   của cô, từ đó thực hiện được các mục tiêu đề ra. Từ thực tế đó chúng tôi rút   ra kinh nghiệm là phải chú ý đến tất cả mọi đối tượng học sinh trong lớp để  nâng cao chất lượng đồng đều và giúp đỡ  những trẻ  yếu vươn lên, tự  tin và  hứng thú tham gia hoạt động. Vì vậy việc tạo hứng thú cho trẻ  là khâu quan  trọng đầu tiên, góp phần không nhỏ  cho sự  thành công của cả  buổi chơi.  Chính vì thế, ngay từ đầu buổi chơi cô cần phải tạo cho trẻ hứng thú thu hút  trẻ  để  trẻ  tích cực hoạt động. Trẻ  cần biết mình đang học  ở chủ đề  gì? xác  định được nội dung của từng góc chơi ở chủ đề đó. Ví dụ: Khi thực hiện chủ  đề  “Thế  giới thực vật”, chúng tôi tổ  chức   cho trẻ  chơi và cô giáo cùng đóng vai với trẻ   ở  góc phân vai: Nấu ăn – trẻ   được trải nghiệm rửa rau và làm các thao tác nấu giống như người lớn, góc   thiên nhiên: Chăm sóc cây – Trẻ biết phải chăm sóc rau như thế nào, khi tưới   nước phải làm như thế nào để rau không bị nát. Trẻ hứng thú tham gia: Trẻ   lớn còn biết hướng dẫn trẻ bé hơn ở những lớp ghép Khi xây dựng nội dung chơi ở các góc giáo viên cần chú ý nội dung các   góc phải phù hợp với chủ  đề, các góc không phải lúc nào cũng cố  định mà  18
  19. thường xuyên thay đổi theo chủ  đề  vị  trí các góc phải hợp lý góc động góc  tĩnh không xếp cạnh nhau.  Trong quá trình tổ chức hoạt động góc, để tránh sự nhàm chán của trẻ,  giáo viên cần linh hoạt sáng tạo. Chú ý đến tất cả các nhóm chơi, tất cả  các   trẻ  để  nắm được tâm lý, sở  thích, hứng thú của trẻ, gợi hỏi để  trẻ  nói nên   những ý kiến, suy nghĩ của riêng mình trong vai chơi đó. Những câu hỏi đã  được lựa chọn nhằm kích thích hoạt động theo hướng cần thiết, khích lệ  và   gợi ý trẻ  dựa vào vốn tri thức đã biết để  trả  lời câu hỏi của giáo viên, giáo  viên đặt ra những câu hỏi gợi ý để  trẻ  trả  lời chứ  không áp đặt trẻ  là phải   làm như  thế  nào cho trẻ  được tự  do trao đổi ý kiến với bạn với cô để  kích   thích tư duy của trẻ và tạo sự gần gũi giữa cô và trẻ đồng thời tạo cho trẻ sự  mạnh dạn tự tin. Cô đặc biệt chú ý đến những trẻ bé, trẻ còn nhút nhát, hạn   chế về tiếng việt, kịp thời động viên, gần gũi gợi ý và chơi cùng trẻ, giúp trẻ  mạnh dạn, tự tin, vui vẻ khi tham gia các trò chơi mà không cảm thấy bị mặc  cảm hay cảm giác bị bỏ rơi.           Ví dụ: Con đang đóng vai nào? Con làm gì? Cửa hàng bán những gì?   Chủ cửa hàng khi có khách mua hàng thì có thái độ như thế nào? Hay cô đóng   vai vào một vai trong góc chơi: Bác bán cho tôi cái bát. Cái bát này bao nhiêu   tiền? Tôi có ba nghìn bác trả lại tôi mấy nghìn?... Trong quá trình trẻ chơi cô theo dõi gợi ý để trẻ có sự trao đổi giao lưu   liên kết giữa trẻ với trẻ trong cùng nhóm và giữa các góc chơi, khuyến khích   các trẻ  lớn chơi cùng, hướng dẫn các trẻ  bé chơi. Gợi ý để  trẻ  tự  phân vai   trong nhóm phù hợp với lứa tuổi của trẻ, nâng dần yêu cầu so với độ tuổi của   trẻ. Gợi ý trẻ đổi vai khi thấy trẻ chơi nhàm .  Ví dụ: Khi học về chủ đề “Thế giới thực vật” Ở góc phân vai: Mẹ con, bán   hàng. Cô gợi ý để  trẻ  phân vai phù hợp với lứa tuổi của trẻ: Trẻ  4,5 tuổi   đóng vai bố, mẹ và làm các công việc nặng nhọc như: Đi kiếm rau củ, nấu   19
  20. ăn, chăm sóc các con...trẻ  2,3 tuổi đóng vai các con, được sụ  thương yêu,   chăm sóc của cha mẹ... Qua thời gian thực hiện chúng tôi thấy chất lượng các buổi chơi dần   được nâng lên, trẻ  hứng thú khi được tham gia chơi, hoạt động tích cực, trẻ  mạnh dạn tự  tin hơn, kỹ  năng sử  dụng đồ  dùng đồ  chơi của trẻ  thành thạo  hơn so với đầu năm: Đầu năm có đến 80% trẻ chọn chơi  ở hai góc phân vai   và xây dựng nhưng đến giờ  thì tỉ  lệ  này đã chia đều cho các góc. Hơn nữa,   qua thực hiện bản thân các giáo viên đã nắm được nhận thức của từng trẻ và   phân công vai chơi phù hợp với từng trẻ, qua thực hiện giáo viên biết cách  đưa đồ dùng cho trẻ hoạt động đúng thời điểm hợp lý. * Biện pháp 3: Đổi mới hình thức hướng dẫn trẻ chơi * Điểm mới  Trong giáo dục lấy trẻ làm trung  việc đổi mới hình thức giảng dạy là   vô cùng quan trọng, đặc biệt là  ở  hoat động góc, đổi mới hình thức hướng   dẫn trẻ  chơi  sẽ  tạo cho trẻ sự  hứng thú, chơi sáng tạo, tự  tin và cảm thấy   được gần gũi hơn với cô, với bạn cũng như  đến gần hơn trong các vai chơi  mà trẻ muốn thể hiện. Giáo viên xác định được hình thức mới, linh hoạt sáng   tạo hơn khi tổ chức cho trẻ chơi.  * Cách thức thực hiện Như chúng ta đã biết thời gian trẻ mầm non ở trường chiếm đa số thời  gian trong ngày,  ở  trường mầm non trẻ  được cô yêu thương, chăm sóc từng   bữa ăn, giấc ngủ. Thời gian trẻ  tiếp xúc với cô nhiều hơn tiếp xúc với bố  mẹ.  Có quan niệm cho rằng “Người giáo viên vừa là người mẹ, vừa là nhà   giáo, vừa là bác sĩ, vừa là người nghệ sĩ của trẻ thơ”. Theo tôi quan niệm này  hoàn toàn đúng. Khi tổ  chức giáo viên lựa chọn phương pháp nào gây được   nhiều hứng thú tới trẻ, trẻ chơi vui vẻ không thấy mệt mỏi, không bị  áp đặt   và có hiệu quả nhất với trẻ. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2