intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:38

32
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của sáng kiến "Một số biện pháp thực hiện giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo" nhằm phòng tránh, giảm tuyệt đối nguy cơ xâm hại tính mạng tinh thần và tâm lí của trẻ trong gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo

  1. Đề tài: “Một số biện pháp thực hiện giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo” Trường Mẫu Giáo Bùi Thị Xuân MỤC LỤC A. Đặt vấn đề I. Lý do chọn đề tài: lý luận, thực tiễn 2 1. Cơ sở lý luận 2 2. Cơ sở thực tiễn 4 II. Xác định mục đích nghiên cứu 5 III. Đối tượng nghiên cứu 6 IV. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm 6 V. Phương pháp nghiên cứu 7 VI. Phạm vi và thời gian nghiên cứu 7 B. Nội dung I. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu 8 II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 9 III. Mô tả, phân tích các giải pháp thực hiện 9 Biện pháp thực hiện ...........................................................................................10 1..........................................................................................................................10 2. 10 3. 11 4. 12 5..........................................................................................................................13 IV. Kết quả thực hiện 18 C. Kết luận và khuyến nghị: 1. Những kết luận đánh giá cơ bản nhất về sáng kiến: 20 2. Khuyến nghị đề xuất 21 Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Diễm Trang 1
  2. Đề tài: “Một số biện pháp thực hiện giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo” Trường Mẫu Giáo Bùi Thị Xuân Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO TRẺ MẪU GIÁO A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài: Giáo dục giới tính được xem là một khoa học nghệ thuật dạy cho con người có đạo đức, hành vi lành mạnh, xây dựng một nhân cách phù hợp với mong muốn của xã hội, hình thành mối quan hệ có trách nhiệm trong cuộc sống. Và giáo dục giới tính cho trẻ em luôn nhận được nhiều sự quan tâm từ phía xã hội. Việc giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo không gì là quá sớm mà còn là một phương án thích hợp giúp chúng ta hỗ trợ con trẻ những kiến thức và kỹ năng cơ bản về An toàn giới tính, bởi trẻ ở độ 3-4 tuổi đã bắt đầu nhận thức được về giới tính của mình, sự khác biệt giữa nam và nữ. Giáo dục giới tính cho trẻ tuổi mẫu giáo giúp trẻ có kiến thức, hình thành khả năng tự nhận thức đúng về bản thân, để trẻ biết cách tự chăm sóc bảo vệ được mình, biết cách chia sẽ ý kiến với người lớn. Vì thế giáo dục giới tính cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo là một việc làm quan trọng cấp thiết, cần được quan tâm không thể lảng tránh nó có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tâm sinh lý và tương lai của trẻ. Ngoài việc giáo dục cho trẻ phát triển các mặt Trí – đức – thể - mĩ thì gia đình và nhà trường cần phải chuẩn bị đầy đủ kiến thức, kĩ năng để giáo dục giới tính cho con ngay giai đoạn này, vì ở độ tuổi mẫu giáo trẻ đã sẵn sàng về mặt thể chất và tâm thần vận động để học hỏi, hòa nhập với thế giới xung quanh nhằm để giải tỏa những thắc mắc nhạy cảm, ngây ngô của con trẻ về sự khác biệt giới tính. Nhưng trên thực tế hiện nay vẫn có rất nhiều người lớn, bố mẹ hoặc người chăm sóc trẻ còn e ngại, lảng tránh khi nhắc đến vấn đề này vì nghĩ nó còn quá sớm, là chuyện tế nhị khó nói. Nên sự phối kết hợp trong việc giáo dục giới tính cho trẻ giữa nhà trường, gia đình và xã hội chưa hiệu quả. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị thiếu hụt kiến thức và kĩ năng cơ bản trong cách chăm sóc và tự bảo vệ bản thân, khiến trẻ dễ bị xâm hại, lạm dụng. Dẫn đến tình trạng trẻ em bị xâm hại ở nước ta trong những năm gần đây có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, gây bức xúc trong dư luận xã hội, trở thành một phần vấn nạn của đất nước. Hậu quả của những vụ xâm hại để lại cho các em phải gánh chịu đó là những tổn thất về sức khỏe thể chất và tinh thần, làm giảm khả năng học tập, hòa nhập xã hội. Thậm chí có thể hủy hoại các em, ảnh hưởng Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Diễm Trang 2
  3. Đề tài: “Một số biện pháp thực hiện giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo” Trường Mẫu Giáo Bùi Thị Xuân đến việc trở thành con người tốt, trở thành cha mẹ tốt trong tương lai. Đáng nguy hại hơn là đối tượng xâm hại trẻ em thuộc nhiều thành phần, nhiều lứa tuổi, là người quen, người lạ, hàng xóm, bạn bè của những người thân trong gia đình, giáo viên trong và ngoài nhà trường...,còn có cả trường hợp đối tượng là người thân của trẻ. Trước những thực trạng đó, để góp phần vào việc ngăn ngừa phòng chống một cách tích cực và hiện thực hóa tình trạng xâm hại trẻ em độ tuổi mẫu giáo. Nhằm bổ sung, bồi dưỡng kiến thức kĩ năng cần thiết để các em biết cách tự chăm sóc bảo vệ bản thân mình, tránh được những tình huống có nguy cơ xấu đến với trẻ. Chính vì vậy tôi đã chọn nguyên cứu đề tài: “Một số biện pháp thực hiện giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo” nhằm bổ sung kiến thức, kĩ năng giúp trẻ biết cách tự chăm sóc bảo vệ bản thân phòng tránh tình trạng xâm hại, lạm dụng. 1. Cơ sở lí luận: Giáo dục giới tính cho trẻ là một quá trình giáo dục liên tục và lâu dài, đây trở thành một trong những vấn đề nhức gây nhối đối với toàn xã hội trong công cuộc bảo vệ trẻ em, nó đang là vấn đề nóng được xã hội quan tâm. Như chúng ta đã biết xã hội hiện đại nảy sinh những vấn đề phức tạp và bất định đối với con người. Nếu bản thân mỗi người không có năng lực ứng phó vượt qua những thách thức đó thì rất dễ gặp rủi ro. Vì vậy trẻ cần được giáo dục kĩ năng xã hội ngay từ cấp học mầm non, nó là một phương án thích hợp đảm bảo an toàn về giới tính, giúp trẻ tự biết chăm sóc và bảo vệ bản thân mình trong những năm tháng sắp tới và biết cách xử lý một số tình huống tốt hơn, đồng thời còn là lối sống lành mạnh và tích cực cho trẻ. Trẻ nhanh chóng hoà nhập với cuộc sống xung quanh, biết cách phát triển các mối quan hệ với mọi người. Nếu thiếu các kĩ năng xã hội cơ bản, trẻ sẽ khó tránh khỏi những lúng túng, sai phạm thậm chí gặp nguy hiểm trong một số tình huống. Thế nên được trang bị những kĩ năng xã hội phù hợp sẽ giúp trẻ có cơ hội phát triển nhân cách đầy đủ và đúng hướng. Trong chương trình giáo dục mầm non hiện nay, nội dung giáo dục giới tính cho trẻ đã được đề cập. Vì vậy, cha mẹ cần quan tâm và phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục giới tính cho con.Trẻ 3 đến 5 tuổi đã có sự tò mò về giới tính, trẻ thường có những câu hỏi bất chợt: sao con lại là con trai? Con được sinh ra từ đâu? Tại sao con không giống bạn Mai?...,có thể do bố mẹ quá nghiêm khắc không cởi mở với con về vấn đề này, khiến trẻ thiếu tự tin, không dám hỏi. Từ đó, tâm lý trẻ sẽ trở nên ngại ngùng sợ hãi khi nhắc đến bộ phận cơ thể mình Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Diễm Trang 3
  4. Đề tài: “Một số biện pháp thực hiện giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo” Trường Mẫu Giáo Bùi Thị Xuân hoặc bị người khác xâm hại mà không có được kĩ năng để có thể tự bảo vệ chính bản thân mình. Sót xa về những vấn đề liên quan đến việc trẻ em bị xâm hại. Nguyên nhân là từ đâu, phải chăng là do sự thiếu quan tâm của cha mẹ, người chăm sóc trẻ hoặc là chúng ta cũng bị thiếu kinh nghiệm, chưa kịp thời chuẩn bị cho mình những kiến thức và kĩ năng đủ để hướng dẫn dạy bảo trẻ trong lĩnh vực giới tính. Trong nội dung của giáo dục giới tính có đề cập đến hai thời kì quan trọng nhất đó là tuổi thơ ấu và tuổi dậy thì. Ở lứa tuổi mẫu giáo nếu trẻ được cung cấp kiến thức về giới tính sớm và đúng cách sẽ là sự đảm bảo quan trọng cho việc tu dưỡng một nhân cách đẹp, giúp trẻ thích nghi với những biến đổi cơ thể mình, đồng thời trẻ còn có khả năng tự bảo vệ bản thân trước những dấu hiệu hành vi không tốt của người khác đối với mình. Thực tế đã cho thấy gia đình là nhân tố quan trọng, là môi trường sống, môi trường giáo dục lâu dài và thường xuyên dựa trên cơ sở tình yêu thương. Đây chính là những người thầy đầu tiên có yếu tố ảnh hưởng lớn đến trẻ và cũng là người có nhiều cơ hội, điều kiện thích hợp để giáo dục giới tính cho trẻ một cách cụ thể và thiết thực nhất. Chuyển dần vai trò giáo dục theo xu hướng phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình thì giáo viên đóng vai trò khơi gợi vấn đề để kích thích sự tò mò khám phá, trải nghiệm và giải quyết một số tình huống từ đó đút kết thành những kĩ năng kiến thức cơ bản, mang lại cho trẻ cảm giác tự tin mạnh dạn bày tỏ những thắc mắc ngây ngô của trẻ về sự khác biệt giới tính.Từ đó bản thân tôi đã không ngừng tìm kiếm, nguyên cứu tài liệu sách báo và đúc kết được một số hiểu biết cần thiết có thể giúp trẻ phát triển kĩ năng nhận biết một số đặc điểm về giới phù hợp với trẻ độ tuổi mẫu giáo và biết cách tự chăm sóc, bảo vệ cơ thể của mình một cách có hiệu quả. 2. Cơ sở thực tiễn: Trường mẫu giáo Bùi Thị Xuân là ngôi trường thuộc vùng ven của thành phố Quy Nhơn. Được sự quan tâm chỉ đạo và hướng dẫn của bộ phận chuyên môn về việc thực hiện các nội dung trong chương trình GDMN và các chuyên đề mới trong năm học. Bên cạnh đó trường là một đơn vị luôn thực hiện tốt công tác thi đua dạy tốt, chăm sóc và giáo dục trẻ tốt, đạt nhiều thành tích trong từng năm học. Bản thân là một giáo viên trẻ đầy nhiệt huyết với nghề và có tinh thần trách nhiệm trong công việc. Đứng trước những vấn đề nổi cộm của xã hội, những năm gần đây đã có không ít trẻ em bị lạm dụng, xâm hại vì một số lí do khách quan lẫn chủ quan. Nhưng phần chính cốt yếu là do chúng ta đã thờ ơ vô tình tạo ra lỗ hỏng khá lớn, Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Diễm Trang 4
  5. Đề tài: “Một số biện pháp thực hiện giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo” Trường Mẫu Giáo Bùi Thị Xuân trẻ bị thiếu hụt kiến thức và kĩ năng tự chăm sóc bảo vệ bản thân bởi tại người lớn đã không thực sự chú trọng đến việc giáo dục giới tính cho trẻ đúng mức. Suy ngẫm về điều đó tôi đã bắt đầu dành thời gian tìm kiếm tài liệu và tập trung nguyên cứu về các nội dung kiến thức mới liên quan đến giáo dục giới tính để kịp thời đưa vào áp dụng trong nội dung chương trình chăm sóc giáo dục trẻ trẻ mẫu giáo. Nhất là nội dung rèn luyện và phát triển tình cảm kĩ năng xã hội cho trẻ, mong muốn mang lại cho các con một môi trường giáo dục an toàn, thân thiện mạnh dạn tự tin trao đổi, trò chuyện về bản thân mình, được bổ sung kiến thức kĩ năng tự chăm sóc, bảo vệ bản thân mình trước người lạ và những người có hành vi xấu. II. Xác định mục đích nghiên cứu: Giáo dục giới tính cho trẻ là một việc làm hết sức khẩn trương và cần thiết ngay từ lứa tuổi mẫu giáo. Giáo dục giới tính sớm giúp trẻ hiểu đúng về sinh lí học cũng như hành vi thái độ của mình. Nhằm phòng tránh, giảm tuyệt đối nguy cơ xâm hại tính mạng tinh thần và tâm lí của trẻ trong gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội. Hậu quả việc thiếu hiểu biết của trẻ về giới tính là rất nghiêm trọng. Bởi trẻ mẫu giáo về mặt tâm sinh lý chưa hoàn thiện nên trẻ là đối tượng dễ bị xâm hại, lạm dụng. Vì vậy, việc giáo dục giới tính cho trẻ là hết sức cần thiết, quan trọng như giáo dục lễ giáo và nhân cách. Qua áp dụng sáng kiến này bản thân và nhà trường thu được một số kết quả sau: Giúp trẻ hiểu về cơ thể mình, qua đó biết tôn trọng mình, tôn trọng người khác. Biết cách bảo vệ bản thân trước nguy cơ xâm hại, lạm dụng, ngay cả khi không có cha mẹ và người chăm sóc trẻ bên cạnh Đồng thời, giúp giáo viên có kiến thức, kỹ năng và phương pháp về giáo dục giới tính cho trẻ một cách khoa học. Có kỹ năng trao đổi và phối hợp với phụ huynh, người chăm sóc trẻ trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo phù hợp theo từng độ tuổi. Đối với cha mẹ và người chăm sóc trẻ được bổ sung kiến thức về giáo dục giới tính cho trẻ, quan tâm và thường xuyên trao đổi với trẻ về vấn đề sinh lý, giới tính. Thay đổi nhận thức, tích cực phối hợp tốt hơn với nhà trường trong việc GD giới tính cho trẻ. III. Đối tượng nghiên cứu: Tập thể trẻ lớp mẫu giáo KV4 Trường mẫu giáo Bùi Thị Xuân do tôi trực tiếp chịu trách nhiệm chăm sóc giáo dục trẻ. IV. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Diễm Trang 5
  6. Đề tài: “Một số biện pháp thực hiện giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo” Trường Mẫu Giáo Bùi Thị Xuân Tập thể trẻ lớp mẫu giáo KV4 trường mẫu giáo Bùi Thị Xuân (lớp ghép 2 độ tuổi) BẢNG THỐNG KÊ KHẢO SÁT VỀ NHẬN THỨC KIẾN THỨC KỸ NĂNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH Đầu năm học: 2018 – 2019 TT NỘI KẾT QUẢ GHI CHÚ DUNG KHẢO SÁT Số lượng Tỉ lệ % 1 Trẻ có nhận biết về giới tính. 20/35 57,1 % 2 Biết cách tự chăm sóc, bảo vệ bản thân 15/35 42,8 % trước nguy cơ. 3 Nhận thức của phụ huynh học sinh về giáo 15/35 42,8 % dục giới tính cho trẻ mẫu giáo. 4 Sự phối hợp của phụ huynh học sinh với 15/35 42,8 % nhà trường về vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 5 Phạm vi áp dụng nội dung giáo dục giới 2/10 20 % tính cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non. Nhìn chung do trẻ ở lứa tuổi này chưa ý thức được về giới, thêm vào đó phụ huynh chưa thật sự chú ý đến sự phát triển của trẻ. Ở trường cô giáo xây dựng nội dung giáo dục về giới cho trẻ cũng còn hạn chế, có chăng cũng chỉ ở một vài chủ đề, hình thức thực hiện còn sơ sài, chưa chú trọng đi sâu vào kĩ năng xã hội; phương pháp giáo dục giới tính. Chẳng hạn như ở chủ điểm bản thân nội dung giáo về giới tính chỉ ở mức độ cho trẻ nhận biết được về đặc điểm bạn trai/bạn gái thông qua hình dáng bên ngoài, cách lựa chọn trang phục phù hợp giới tính của trẻ. Khả năng tuyên truyền cho phụ huynh hiểu và nắm bắt được về một số kiến thức và biện pháp giáo dục giới tính cho trẻ theo cách khoa học chưa được cao. Do vậy khả năng nhận biết và tự ý thức của trẻ chưa được Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Diễm Trang 6
  7. Đề tài: “Một số biện pháp thực hiện giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo” Trường Mẫu Giáo Bùi Thị Xuân đảm bảo. V. Phương pháp nghiên cứu: 1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: 2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 3. Phương pháp điều tra thực trạng 4. Phương pháp quan sát. 5. Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm 6. Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp đánh giá. VI. Phạm vi và thời gian nghiên cứu : Nghiên cứu về các biện pháp giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo, nghiên cứu về nội dung và cách trình bày cho trẻ hiểu được về giới tính không làm vẩn đục sự ngây thơ trong sáng của trẻ, góp phần phòng tránh việc trẻ bị xâm hại, lạm dụng. Với phạm vi nghiên cứu trên tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp thực hiện giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo” nhằm bổ sung kiến thức, kĩ năng giúp trẻ biết cách tự chăm sóc bảo vệ bản thân phòng tránh tình trạng xâm hại, lạm dụng. Đề tài này tôi đã áp dụng đối với các cháu độ tuổi 4-5; 5-6 tuổi ở lớp MG KV4 trường Mẫu giáo Bùi Thị Xuân, trong năm học 2018 - 2019 để nghiên cứu các biện pháp thực hiện giáo dục giới tính cho trẻ thông qua chương trình giáo dục mầm non. B. NỘI DUNG: I. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu: Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Diễm Trang 7
  8. Đề tài: “Một số biện pháp thực hiện giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo” Trường Mẫu Giáo Bùi Thị Xuân Giáo dục giới tính là giáo dục trẻ ý thức làm người, giúp trẻ sống đúng với giới tính của mình, sống chan hòa với người khác giới và cùng giới. Trên hết, mục tiêu của giáo dục giới tính là dạy trẻ biết quí trọng giá trị bản thân, từ đó biết tôn trọng mọi người, dù họ là ai. Một khi trẻ nhận ra được giá trị của bản thân thì sẽ không dễ dàng chấp nhận sự xâm hại từ người khác lên cơ thể mình. Nếu chúng ta đợi khi trẻ đến tuổi dậy thì mới giáo dục giới tính cho trẻ, có phải chăng là quá muộn. Lúc này cơ thể trẻ đã có khả năng về tình dục, thụ thai, nếu rủi ro xảy ra xâm hại ở trẻ thì thực sự nguy hiểm và đáng tiếc, vấn đề đó sẽ gây hệ lụy ảnh hưởng đến tinh thần, tâm lí và cả sức khỏe của trẻ sau này. Thế nên cần giáo dục cho trẻ kiến thức, kỹ năng cơ bản về giáo dục giới tính ngay bây giờ để trẻ biết cách tự chăm sóc và bảo vệ mình khi cần thiết. Ở độ tuổi mẫu giáo, ban đầu trẻ chưa hiểu được hết về giới tính của bản thân mình một cách cụ thể rõ ràng. Trước thực trạng đó, là một giáo viên mầm non, người trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ trong thời gian trẻ ở trường. Tôi suy nghĩ và nhận thấy rằng việc giáo dục giới tính cho trẻ là việc cần thiết và cấp bách, giáo viên phải thực hiện thường xuyên và liên tục, xem đó như một phần công việc hàng ngày của mình. Căn cứ vào các mục tiêu và nhận thức của từng độ tuổi từ đó xây dựng kế hoạch cụ thể để lồng ghép, đưa vào trong các hoạt động chăm sóc giáo dục hằng ngày cho phù hợp. Năm học này, một trong những nội dung giáo dục thì nội dung giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã hội được nhà trường coi trọng để đưa vào dạy trẻ đó là: Giáo dục giới tính, lồng ghép giới trong giáo dục mầm non, dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân và phòng tránh nguy cơ bị xâm hại. Những vấn đề này đã được tổ chuyên môn nghiên cứu và phê duyệt các nội dung giáo dục phù hợp với độ tuổi để tiến hành thực hiện. Với các hoạt động giúp trẻ nhận biết được giới tính, biết cách chăm sóc các bộ phận trên cơ thể và biết tự bảo vệ bản thân như: biết được mình là nam hay nữ, lựa chọn được trang phục, đồ chơi phù hợp với giới tính của mình, biết thay đồ nơi kín đáo không thay đồ ở chỗ đông người, cơ thể của trẻ có những vùng riêng tư mà không ai được phép chạm vào…Hay một số kiến thức về phòng chống xâm hại cho trẻ mẫu giáo như: không tự ý đi theo hoặc nhận quà của người lạ; không để người lạ chụp ảnh, không ai được phép bắt trẻ nhìn hoặc chạm vào những đó trên cơ thể của họ, trẻ mẫu giáo còn được tìm hiểu về nguyên tắc 5 ngón tay và biết cách xử lý khi gặp tình huống xấu xảy ra như: biết hét to, nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh và kể lại sự việc cho những người trẻ tin tưởng… Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Diễm Trang 8
  9. Đề tài: “Một số biện pháp thực hiện giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo” Trường Mẫu Giáo Bùi Thị Xuân Thông qua các hoạt động ý nghĩa này cùng với sự phối hợp của các bậc phụ huynh, những kỹ năng xã hội mà trẻ được học sẽ tiếp tục hoàn thiện trong một quá trình lâu dài và theo trẻ đến suốt cuộc đời. Do vậy, việc rèn luyện cho con kỹ năng này sẽ là hành trang quan trọng giúp con tự tin, mạnh mẽ vững bước hơn trong cuộc sống thời hiện đại. II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu: Như chúng ta đã biết trẻ mầm non đang ở vào giai đoạn tâm lý tính dục đặc biệt - thời kỳ nụ hoa tính dục. Giáo dục không đúng có thể gây hậu quả con trai nữ tính hóa hay con gái bị nam tính hóa. Ở độ tuổi này trẻ đã sẳn sàng về mặt thể chất và tâm thần vận động để học hỏi, hòa nhập với thế giới xung quanh. Đa phần nhận thức của các bậc phụ huynh hy vọng vào nhà trường sẽ đảm nhiệm phần lớn công việc tế nhị đó. Nhưng có một thực tế là công tác giáo dục giới tính ở nhà trường vẫn còn nhiều hạn chế, khi nội dung này chưa được coi là môn học chính trong chương trình giáo dục mầm non, mà nó chỉ ở mức độ lồng ghép tích hợp đơn thuần và chủ yếu được áp dụng trong một vài chủ đề liên quan như: Bản thân ; Gia đình. Nhằm đánh giá thực trạng việc tổ chức giáo dục giới tính và khả năng tự bảo vệ bản thân của trẻ, từ đó định hướng cho quá trình nghiên cứu đề tài. Tuy nhiên để giúp trẻ có được kiến thức, kĩ năng về giới tính được tốt thì người lớn nhất là ba mẹ và giáo viên cần phải nghiên cứu bồi dưỡng cho bản thân có đủ kiến thức cần thiết để giải đáp kịp thời và chính xác những thắc mắc của trẻ. Để thực hiện được mục tiêu tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng của lớp mình và nhận thấy có những thuận lợi, khó khăn sau: a. Thuận lợi Bản thân đã có được quá trình học tập và nguyên cứu tìm hiểu về sự phát triển đặc điểm tâm sinh lý trẻ lứa tuổi mầm non. Với quỹ thời gian công tác thâm niên, có tinh thần trách nhiệm, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ, tôi có điều kiện tiếp xúc, nắm bắt và hiểu được rất rõ về sự thay đổi phát triển cũng như nhận thức về giới tính của trẻ, đây là một môi trường thuận lợi để cho tôi thực hiện đề tài này. Bên cạnh đó dưới sự hướng dẫn linh hoạt về chuyên môn trong chương trình GDMN mới, giáo viên được phép lựa chọn nội dung và xây dựng mục tiêu giáo dục phù hợp với điều kiện nhu cầu phát triển của trẻ ở lớp theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, bản thân tôi có thể chủ động lựa chọn đề tài và xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với nội dung giáo dục giới tính cho trẻ. Được sự quan tâm giúp đỡ của nhà trường trong việc hỗ trợ tài liệu học tập và nghiên cứu chuyên môn, kịp thời bổ sung trang thiết bị cơ sở vật chất đầy đủ để phục vụ các hoạt động của cô và trẻ. Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Diễm Trang 9
  10. Đề tài: “Một số biện pháp thực hiện giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo” Trường Mẫu Giáo Bùi Thị Xuân Một số phụ huynh trẻ tuổi, có trình độ học vấn nên cũng nhạy bén trong việc nghiên cứu tìm hiểu kiến thức nuôi dạy con một cách khoa học, dễ dàng tiếp cận và chung tay phối hợp với nhà trường phát động một số biện pháp tổ chức giáo dục giới tính cho trẻ ở lớp đến các phụ huynh khác. Đồng thời bản thân giáo viên luôn nhiệt tình, gương mẫu trong cách giao tiếp ứng xử hàng ngày đối với trẻ và phụ huynh, nên thuận lợi trong việc trao đổi thông tin nắm bắt kịp thời những khả năng nhu cầu và đặc điểm phát triển tâm sinh lí giới tính của trẻ. Song song với những thuận lợi khách quan đó vẫn tồn tại những khó khăn sau: b. Khó khăn Về mặt bằng diện tích khuôn viên của lớp còn chật, không gian sinh hoạt của cô và trẻ còn hạn chế chưa có sân chơi ngoài trời, không thể bố trí hoặc trang bị các đồ dùng đồ chơi cố định ngoài trời cho trẻ hoạt động và vui chơi đáp ứng thỏa mãn nhu cầu phát triển tâm sinh lí của trẻ, chưa đủ điều kiện để phân cấp riêng biệt khu vệ sinh riêng cho trẻ nam/ nữ vẫn còn sử dụng chung. Một số phụ huynh còn giữ quan điểm lạc hậu, cho rằng việc giáo dục giới tính cho trẻ ở tuổi mẫu giáo là quá sớm. Số còn lại thuộc thành phần dân lao động không chú trọng hoặc ít có thời gian quan tâm đến vấn đề rèn luyện và giáo dục kĩ năng cho trẻ, ít có sự gần gũi trao đổi. Xong vẫn có những trường hợp phụ huynh chưa phân biệt được giữa giáo dục giới tính và giáo dục tình dục, nên có suy nghĩ đây là việc tế nhị không nên trò chuyện với trẻ. Thường tìm cách lẫn tránh hoặc giải đáp bâng quơ những thắc mắc tò mò một cách ngây ngô của trẻ, vô tình đã bỏ qua cơ hội điều kiện để giáo dục rèn luyện kiến thức kĩ năng xã hội cơ bản cho trẻ. Nói đúng hơn là đa số phụ huynh chưa nhìn nhận được tầm quan trọng của việc giáo dục giới tính cho trẻ ở tuổi mẫu giáo, nên chuyện trẻ ứng xử không phù hợp với giới tính của mình cũng chưa thực sự được ba mẹ quan tâm Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết tâm chọn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp thực hiện giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo” nhằm bổ sung kiến thức, kĩ năng giúp trẻ biết cách tự chăm sóc bảo vệ bản thân phòng tránh tình trạng xâm hại, lạm dụng. Để phát huy tính tích hiệu quả của đề tài bản thân mạnh dạn đưa ra các biện pháp áp dụng như sau: 1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu tự bồi dưỡng chuyên môn về vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo. 2. Nâng cao nhận thức của phụ huynh về vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo. Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Diễm Trang 10
  11. Đề tài: “Một số biện pháp thực hiện giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo” Trường Mẫu Giáo Bùi Thị Xuân 3. Tích cực phát huy công tác cải tạo xây dựng môi trường giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo phù hợp với điều kiện thực tế của trường lớp, địa phương. 4. Xác định mục tiêu cần đạt cho trẻ mẫu giáo về kiến thức nhận biết giới tính và kĩ năng tự chăm sóc bảo vệ bản thân tránh những nguy cơ về xâm hại, lạm dụng. 4. Phát triển các hình thức tổ chức lồng ghép giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo trong chương trình GDMN: 5. Tăng cường đổi mới hình thức sinh hoạt chuyên môn, phối hợp với đồng nghiệp tổ chức thường xuyên các hoạt động lồng ghép giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo trong chương trình giáo dục mầm non nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. III. Mô tả, phân tích các giải pháp mới 1. Biện pháp: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu tự bồi dưỡng chuyên môn về vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo. Thực tế, những năm gần đây hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục giới tính cho trẻ trong nhà trường hiệu quả chưa cao, vì không có hướng dẫn cụ thể, giáo viên chưa nắm rõ được các nội dung về giáo dục giới tính cho trẻ nên còn lúng túng ít mạnh dạn tổ chức hoặc đưa ra đề xuất với nhà trường về vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo trong các hoạt động của nhà trường. Với tin tức cập nhật hàng ngày về các vấn xã hội liên quan đến trẻ em hiện nay. Trong đó, đã có không ít bản tin gây bức xúc, hoang man cho mọi người về tình trạng trẻ em bị xâm hại, lạm dụng kể cả là nạn ấu dâm đang diễn ra phức tạm, nhất là các đối tượng có hành động này không ai khác lại là những người thân quen, hàng xóm, kể cả những thành phần có học thức có vị trí xã hội, bên cạnh đó còn có trường hợp lại là những người sống chung trong gia đình của đứa trẻ.... Trước những thực tế đó, là một giáo viên mầm non tôi nhận thấy được tầm quan trọng của giáo dục giới tính sớm cho trẻ mẫu giáo là điều cấp thiết cần sớm thực hiện, giáo dục càng sớm càng tốt, từ tuổi mẫu giáo trẻ phải được giáo dục giới tính. Tuy nhiên nội dung giáo dục phải phù hợp với độ tuổi, phù hợp với sự phát triển tâm sinh lí và nhận thức của trẻ, điều quan trọng là cần dạy cái gì? Rèn luyện kỹ năng nào? Làm thế nào để giúp trẻ nhận biết được về giới và biết cách chăm sóc, tự bảo vệ bản thân mình, tránh việc bị xâm hại?... Phát huy tinh thần tự học tập, rèn luyện và tự bồi dưỡng năng lực, kiến thức chuyên môn mà ngành và nhà trường phát động. Bản thân tôi tiến hành tìm hiểu, tham khảo các tài liệu liên quan đến giáo dục giới tính và các biện pháp giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo. Thông qua việc nâng cao ý thức tự học và bồi dưỡng thường xuyên về nội dung và phương pháp để giáo dục giới tính cho Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Diễm Trang 11
  12. Đề tài: “Một số biện pháp thực hiện giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo” Trường Mẫu Giáo Bùi Thị Xuân trẻ mẫu giáo, tôi đã tìm thấy những thông tin bổ ích trên các website, tài liệu hướng dẫn các vấn đề liên quan đến giáo dục giới tính cho trẻ. Vd : Minh chứng từ bài học “Cách người Nhật dạy trẻ về giới tính” * Dạy trẻ nhận biết về sự khác biệt giữa con trai và con gái ở mẫu giáo lớn (tại Nhật) Chúng ta có thể hơi “sốc” khi nghe những cuộc đối thoại như thế này: - “Sự khác biệt giữa nam và nữ là gì?” cô giáo hỏi. - “Quần không giống nhau”, “Áo không giống nhau”, “Chỗ đi tiểu không giống nhau”, “Nam có dương vật nhỏ còn nữ thì không”…các học sinh thi nhau trả lời. - “Không phải, nữ cũng có các cơ quan tương tự nam giới. Vậy nhưng cơ quan sinh dục của nữ nằm ở bên trong, bên ngoài không nhìn thấy”, cô giáo sửa câu trả lời sai của các bé và dạy trẻ hiểu thế nào là cơ quan sinh dục bên trong. - “Nữ còn có thể tiết sữa ạ”, một cô bé bổ sung - “Nhưng tại sao nam lại không có sữa ạ?”, bé khác thắc mắc - “Bởi vì nữ cần sữa để nuôi con. Tất cả chúng ta lớn lên đều ăn sữa mẹ đúng không nào?”, và từ đó, cô giáo cũng tận dụng cơ hội để giới thiệu về vai trò giới và sự khác biệt trong gia đình. Những cuộc thảo luận như vậy không hề hiếm tại các trường mẫu giáo lớn ở Nhật. Người Nhật cho rằng giai đoạn đi mẫu giáo là cơ hội tốt để dạy trẻ về giới tính, để các bé nhận thức được về vai trò giới, hiểu được sự khác biệt giữa một cậu bé và một cô bé là ở điểm nào để thiết lập ý thức tự bảo vệ. Không giống như phụ huynh ở phương tây, họ giáo dục giới tính cho trẻ từ rất sớm. Bố mẹ ở Việt Nam vẫn rất e ngại khi nhắc đến câu chuyện về giới tính. Học hỏi được những kiến thức, kĩ năng và nhận thức đúng đắn đó của họ. Họ đã thật nhạy bén và mạnh dạn áp dụng đúng lúc có hiệu quả tích cực trên trẻ. Thay đổi nhận thức từ những bài học như vậy cùng với sự tích lũy kiến thức qua những thông tin thiết thực được chia sẻ trong các tài liệu tham khảo về nội dung giáo dục giới tính. Bản thân tôi cũng nắm được những nội dung cơ bản, từ đó làm nền tảng để xác định được mục tiêu, nội dung giáo dục và xây dựng được kế hoạch đưa vào áp dụng, tiến hành thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo vào chương trình giáo dục mầm non phù hợp với nhận thức và điều kiện thực tế của ở lớp. 2. Biện pháp: Nâng cao nhận thức của phụ huynh về vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo. Với khảo sát ban đầu về thực trạng nhận thức của phụ huynh học sinh về Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Diễm Trang 12
  13. Đề tài: “Một số biện pháp thực hiện giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo” Trường Mẫu Giáo Bùi Thị Xuân vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ lứa mẫu giáo. Tôi nhận thấy được rằng phần chính là phụ huynh ngại trao đổi với con về đề tài này. Vì thứ nhất là chưa phân biệt được giữa giáo dục giới tính và giáo dục tình dục, thứ hai là không đủ tự tin về vốn kiến thức và kĩ năng giải đáp của mình với những thắc mắc của con trẻ chưa được khéo léo. Nên ngại và chưa mấy đồng tình cũng như chưa có phương pháp giải quyết ngoài sự né tránh và phớt lờ đi những điều trẻ thắc mắc. Hiểu được tâm lí chung đó của đa số phụ huynh học sinh, khi bản thân tôi đã chủ động rèn luyện tự bồi dưỡng cho mình được những kiến thức kĩ năng cơ bản để giải quyết vấn đề này. Tôi mạnh dạn xây dựng nội dung và đề xuất với nhà trường, xin tổ chức các buổi truyền thông; tuyên truyền về kiến thức, kĩ năng giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo đến với phụ huynh học sinh, người chăm sóc trẻ để cùng nhau trao đổi, trò chuyên chia sẻ kinh nghiệm cần thiết cho việc giáo dục giới tính cho trẻ. Như chúng ta đã biết chăm sóc giáo dục trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục nói chung và bậc học Mầm non nói riêng.Việc giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện các phẩm chất và năng lực nhằm giúp trẻ phát triển nhân cách một cách toàn diện là một quá trình lâu dài liên tục. Có rất nhiều hình thức và phương pháp chăm sóc trẻ khác nhau như phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng đổi mới, hay theo hướng giáo dục mầm non mới…dù thực hiện phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng nào nếu như chỉ có nhà trường và giáo viên nỗ lực cố gắng mà không có sự phối kết hợp với gia đình, các bậc phụ huynh trong chăm sóc giáo dục trẻ thì hiệu quả giáo dục sẽ không cao. Chính vì thế, việc giáo dục nói chung và giáo dục trẻ em nói riêng luôn luôn đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ, đòi hỏi sự quan tâm đúng cách của nhà trường, gia đình. Đồng thời môi trường xã hội mà trẻ sống, học tập và phát triển; bên cạnh các mặt tác động tốt, các ảnh hưởng tích cực luôn luôn tồn tại, hàm chứa các yếu tố có thể gây nguy hại đến sự phát triển nhân cách của trẻ và với đặc điểm hiếu động và ít vốn sống trẻ dễ bắt chước theo, dần dần trở thành thói quen xấu, tác động tiêu cực đến sự phát triển nhân cách của trẻ. Nhất là khi thiếu sự phối hợp đúng đắn, thiếu sự thống nhất tác động giáo dục giữa nhà trường và gia đình thì hậu quả xấu trong giáo dục sẽ xuất hiện, nếu không kịp thời khắc phục hậu quả sẽ rất lớn. Phối kết hợp với các bậc cha mẹ không chỉ giúp cha mẹ và giáo viên có kiến thức chăm sóc trẻ một cách có khoa học, mà còn giúp cho cha mẹ hiểu được thêm công việc của giáo viên ở lớp, cũng như giáo viên hiểu được hoàn cảnh và điều kiện sống của trẻ ở gia đình để có biện pháp giáo dục phù hợp hơn, tạo nên mối quan hệ thân thiết cởi mở, thân thiện giữa phụ huynh và giáo viên. Nhận thức được tầm quan trọng đó trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, bản thân giáo viên đã luôn thực hiện tốt công tác phối kết hợp với các bậc phụ huynh. Với mục tiêu đưa giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo vào chương trình Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Diễm Trang 13
  14. Đề tài: “Một số biện pháp thực hiện giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo” Trường Mẫu Giáo Bùi Thị Xuân giáo dục mầm non, giáo viên cần làm tốt hơn nữa công tác phốí kết hợp với phụ huynh học sinh nhằm truyền tải đến được với phụ huynh những kiến thức, kĩ năng và biện pháp để thực hiện tốt nội dung này. Tôi đã xây dựng kế hoạch, chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết để trao đổi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm cùng phụ huynh trẻ trong buổi truyền thông một cách thực tế thông qua các nội dung: Tổ chức buổi truyền thông - Anh/chị hiểu như thế nào về giáo dục giới tính? - Anh/chị có suy nghĩ gì về việc giáo dục giới tính cho trẻ lứa tuổi mẫu? - Có cần thiết giáo dục giới tính sớm cho trẻ không? Vì sao? - Có một số ý kiến cho rằng giáo dục giới tính cho trẻ ở độ tuổi này là quá sớm anh/chị có nghĩ như vậy không? Vì sao? - Vậy Theo anh/chị GDGT cho trẻ vào thời điểm, độ tuổi nào là hợp lí nhất? Vì sao? - Vì sao phải giáo dục giới tính cho trẻ từ độ tuổi mầm non? - Theo anh/chị thì Giáo dục giới tính cho trẻ là nhiệm vụ của ai? Vì sao? - Anh/chị đã nghiên cứu những tài liệu nào để có kiến thức GDGT cho con? - Cần dạy cho con trẻ những gì? Những kĩ năng cần thiết nào?Vì sao? Gần đây trên mạng xã hội có đăng tải những thông tin về một số biểu hiện đáng lo về biểu hiện của trẻ như: Ngày 19/8/2016, trên Facebook có tài khoản N.T.C đã xuất hiện một status với tiêu đề "Lời cảnh báo dành cho các bậc phụ huynh về việc giáo dục giới tính cho con". Chỉ sau vài giờ đăng tải, bài viết này đã thu hút hơn 4,2k like, hơn 3,2k lượt chia sẻ và hơn 3,4k bình luận. Cụ thể, theo bài viết này thì một người bạn của N.T.C khi quan sát camera giờ ngủ của các con tại trường mầm non con cô ấy đang theo học đã tá hỏa khi thấy Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Diễm Trang 14
  15. Đề tài: “Một số biện pháp thực hiện giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo” Trường Mẫu Giáo Bùi Thị Xuân một bé gái đang bị một bé trai cùng lớp “ép” làm chuyện người lớn và đưa ra một vài cảnh báo trong việc giáo dục giới tính cho con với các bậc phụ huynh. Hình ảnh chiếc xuất từ camera trong giờ ngủ trưa của trẻ ở một trường MN (thông tin từ mạng xã hội) - Anh/chị cảm nhận và suy nghĩ như thế nào? Vd: Đã có bao giờ trẻ hỏi anh/chị Mẹ ơi con là con trai hay con gái? Vì sao con gái lại mặc váy màu hồng? Tại sao mẹ và con lại mặc váy mà bố không mặc? Tại sao con cũng là con gái mà con không được mặc áo ti giống mẹ? hoặc các câu hỏi Mẹ ơi con đến từ đâu? Làm sao mà ba mẹ có con? Vì sao không cho Bác ấy đụng vào người của con vậy mẹ?.... Khi gặp những tình huống như vậy, chúng ta sẽ phải làm gì? Trả lời trẻ như thế nào? Hay là lãng tránh bằng cách quát nạt và đưa ra cái lí do rằng con hãy còn nhỏ mai mốt lớn con sẽ hiểu được.... - Anh/chị sẽ làm thế nào? Nếu những thắc mắc ngây ngô về giới tính của trẻ có thể giải đáp được ngay, thì phụ huynh hãy nên giải thích một cách đơn giản ngắn gọn giúp trẻ dễ hiểu và nhớ được tốt hơn. Nhưng có không ít hắc mắc của trẻ làm khó chúng ta, nếu chúng ta chưa hoặc không biết phải trả lời bé như thế nào, hãy nói mình không biết đừng tùy tiện “vẽ” ra thông tin, hãy thẳng thắn nói với con rằng hiện tại bố/mẹ cũng chưa hiểu rõ về vấn đề này và hẹn con một dịp nào đó sẽ giải đáp. Ngay sau đó, phụ huynh nên tìm hiểu thông tin rõ ràng và giải đáp lại cho bé một cách chính xác nhé và nhớ sẽ giải đáp vào một thời gian gần nhất có thể chứ đừng lảng tránh bỏ qua bất cứ một thắc mắc nào của trẻ về vấn đề giới tính. Đồng thời nếu trường hợp trẻ đến độ tuổi mẫu giáo mà chưa bao giờ tò mò đặt bất kì câu hỏi nào về giới tính thì phụ huynh nên là người khơi dậy sự tò mò về giới tính cho con trong những tình huống diễn ra hàng ngày, (vd: khi đang xem chương trình truyền hình nói về phụ nữ mang thai, mẹ có thể nói “đố con biết mang thai là gì?”) Thưa quý bậc phụ huynh! sẽ nguy hiểm thế nào nếu con trẻ của mình chưa được trang bị số kiến thức cơ bản cần thiết. Biết rằng khi con còn nhỏ, cha mẹ sẽ luôn là người dìu dắt bảo vệ con, nhưng liệu có phải khi nào chúng ta cũng có thể ở bên cạnh con để kịp che chắn, bảo vệ con... Chúng ta né tránh sự tò mò của trẻ, Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Diễm Trang 15
  16. Đề tài: “Một số biện pháp thực hiện giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo” Trường Mẫu Giáo Bùi Thị Xuân nó được ví như con mình đang đứng giữa ngã tư đường mà bị ba mẹ bịt kín mắt. Trẻ phải dò dẫm đường đi trong sự tối mù không kĩ năng không điểm tựa, nguy hiểm qua phải không? Vì thế hãy dạy cho con kiến thức và kĩ năng biết cách tự bảo vệ chính mình, biết cách phản ứng và lựa chọn cách ứng phó phù hợp. Hãy dạy con tự bảo vệ mình khi không quá muộn, bậc làm cha mẹ và người lớn chúng ta cần phải phối hợp và có những biện pháp chăm sóc giáo dục bồi bổ kiến thức cho trẻ ngay từ lúc này các anh chị nhé. Giới thiệu về các nội dung giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo ở trường để phụ huynh cùng nghe, cảm nhận và hiểu và chia sẻ. Ngoài các cuộc họp phụ huynh các nội dung tuyên truyền được truyền tải đến phụ huynh trẻ thông qua góc tuyên truyền, qua trao đổi hàng ngày trong giờ đón trả trẻ..., giáo viên lựa chọn lọc một số nội dung, phương pháp, hình thức để tiếp cận tuyên truyền, làm thay đổi tích cực nhận thức của các bậc phụ huynh về vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục giới tính cho trẻ. Sau các buổi truyền thông và thao giảng với nội dung giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo, tôi tự nhận thấy được sự đồng tình của nhà trường, đồng nghiệp và các bậc phụ huynh học sinh. Tôi mạnh dạn tiến hành áp dụng lồng ghép nội dung giáo dục giới tính vào các hoạt động học, hoạt động mọi lúc nơi để giáo dục kiến thức kỹ năng xã hội cho trẻ và xem đây là tiêu chí trong phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ 3. Biện pháp: Tích cực phát huy công tác cải tạo xây dựng môi trường giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo phù hợp với điều kiện thực tế của trường lớp, địa phương: Môi trường giáo dục trong trường mầm non đóng một vai trò hết sức quan trọng và có ý nghĩa đối với sự phát triển của trẻ ở lứa tuổi này. Môi trường tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi, khám phá, phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, trẻ được tự lựa chọn hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm một cách tích cực, qua đó kiến thức và kỹ năng ở trẻ dần được hình thành. Môi trường đó phải đảm bảo an toàn về thể chất, tâm lý cho trẻ vừa có tác dụng giáo dục, có tính thẩm mỹ và phải được xây dựng trong suốt quá trình thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Trong thực tế hiện nay, đa số giáo viên đã biết cách xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế: môi trường cho trẻ hoạt động chưa phong phú, còn mang tính áp đặt, cách bố trí các góc hoạt động chưa linh hoạt, chưa khai thác hiệu quả sử dụng của các góc, các mảng tường, đồ dùng đồ chơi Xây dựng được môi trường giáo dục đa dang và phong phú sẽ kích thích tính tích cực chủ động của trẻ, trẻ được học tập và khám phá theo một cách tự Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Diễm Trang 16
  17. Đề tài: “Một số biện pháp thực hiện giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo” Trường Mẫu Giáo Bùi Thị Xuân nhiên thông qua việc bố trí đồ dùng đồ chơi, tranh ảnh và việc cải tạo môi trường phù hợp với nội dung giáo dục, sẽ góp phần đẩy mạnh tính chủ động của trẻ trọng học tập. Chính vì vậy, việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non vô cùng cần thiết và đặc biệt quan trọng. Nó được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thông qua trẻ được bồi dưỡng bổ sung vốn kiến thức cần thiết phù hợp với lứa tuổi và nhận thức của bản thân. Với mục tiêu hướng đến việc giáo dục giới tính cho trẻ tại lớp, theo điều kiện hiện tại của lớp vấn đề khó khăn nhất là, trẻ vẫn còn phải sử dụng nhà vệ sinh chung. Với vấn đề này, bản thâ n đã có kế hoạch thực hiênj đề xuất với nhà trường hỗ trợ trong việc lăp đặt thêm cửa ở nhà vệ sinh của trẻ tạo không gian riêng có vách ngăn ranh giới nhà vệ sinh nam/nữ. Việc tiếp theo giáo viên đã dùng hình ảnh bé trai/bé gái gắn tương ứng ở khu vực vệ sinh của trẻ, giúp trẻ nhận biết như nhà vệ sinh nam có hình bạn trai/đàn ông – nhà vệ sinh nữ có hình bạn gái/cô gái mặc váy đội mũ vành. Từ đó trẻ hình thành được ý thức, nhận biết được một số kí hiệu trong cuộc sống để có thể ứng dụng khi đến các nơi công cộng khác, trẻ biết và chọn đúng được khu vực vệ sinh dành cho phụ nữ/con gái thông qua biểu tượng con gái mặc váy/tóc dài/ đội mũ vành….sự nhận biết này góp phần giúp trẻ tránh được nguy cơ chọn nhầm khu vực ở khu vệ sinh nơi cộng cộng, phòng được rủi ro đi nhầm phòng vệ sinh nam gặp phải những kẻ xấu có tính sàm sở, hoặc kẻ có tinh thần đang bất ổn, bị mất kiểm soát về hành vi. Nhà vệ sinh nam Nhà vệ sinh nữ - Vệ sinh môi trường xung quanh, ngoài việc trang trí môi trường phù hợp theo từng chủ đề, giáo viên còn sử dụng một số tranh ảnh bổ sung để trang trí tranh ảnh trên các mảng tường mà trẻ dễ tiếp cận nhất, các hình ảnh về các nội dung về giáo dục giới tính, hoạt động của các bạn trai/bạn gái, các trò chơi phù hợp với giới tính, hình ảnh cơ thể bé trai/bé gái, bộ sưu tập trang phục theo mùa của bé trai/bé gái, tranh ảnh thực hiện các quy tắc và kĩ năng…việc tráng trí phải thật linh hoạt tránh tình trạng đã lâu, cũ tạo cảm giác nhàm chán ở trẻ, thay Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Diễm Trang 17
  18. Đề tài: “Một số biện pháp thực hiện giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo” Trường Mẫu Giáo Bùi Thị Xuân đổi nội dung, tạo điều kiện trò chuyện, khuyến khích trẻ khám phá. Tăng cường đổi mới các bức tranh có nội dung mới hình ảnh trong tranh rỏ nét…… Các bộ phận trên cơ thể của bé VD: Khi dạo chơi trong lớp, quan sát tranh ảnh nãy sinh ở trẻ tính tò mò, trẻ sẽ thắc mắc hỏi, tại sao bạn gái có mặc áo của đồ bơi mà vạn trai không có; hoặc ngược lại….Tận dụng điều kiện cơ hội có trong môi trường giáo dục, cô sẽ là người giải đáp những thắc mắc cho trẻ, cung cấp kiến thức về cơ thể của bạn trai/bạn gái, biết được sự khác nhau của bé trai/bé gái. Vì sao bạn gái/phụ nữ phải mặc áo bơi mà con trai/nam giới thì không cần. Bên cạnh đó giáo viên sắp xếp bố trí các đồ dùng đồ chơi ở góc chơi mang tính chất mở, khuyến khích sự sáng tạo và linh hoạt trong vai trò chơi của cả trẻ nam/nữ như: tranh ảnh đầu bếp là nam; nữ tài xế taxi; các hình ảnh minh họa đa dạng của xã hội để bước đầu có thể hình thành cho trẻ về nhận thức giới trong xã hội hiện đại xóa bỏ định kiến giới từ tuổi mẫu giáo thông qua hoạt động vui chơi, mọi lúc mọi nơi. Xây dựng môi trường phù hợp sẽ tạo được sự phát triển tích cực cho trẻ. Tạo cho trẻ sự gần gũi cởi mở và tự tin, mạnh dạn chia sẻ những thắc mắc ngây ngô của bản thân, xem cô giáo là người đáng tin cậy để trẻ được gợi hỏi trò chuyện về những vấn đề trẻ cần có người chia sẽ giúp đỡ. 4. Biện pháp: Xác định mục tiêu cần đạt cho trẻ mẫu giáo về kiến thức Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Diễm Trang 18
  19. Đề tài: “Một số biện pháp thực hiện giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo” Trường Mẫu Giáo Bùi Thị Xuân nhận biết giới tính và kĩ năng tự chăm sóc bảo vệ bản thân tránh những nguy cơ về xâm hại, lạm dụng. TT Độ tuổi Xác định mục tiêu cần đạt về Xây dựng nội dung giáo giáo dục giới tính cho trẻ MG dục về giới tính cho trẻ MG 1 Kiến thức nhận biết về giới tính cho trẻ mẫu giáo - Trẻ nhận biết được giới tính - Xây dựng môi trường giáo Trẻ 4 của mình và của người khác. dục thân thiện với trẻ. tuổi - Biết một số hành vi ứng xử Trang trí tranh ảnh và các phù hợp với giới tính của bản nội dung tuyên truyền về thân. giáo dục giới tính; Bố trí khu - Biết chọn trang phục phù hợp vực sinh hoạt riêng, như khu với giới tính của trẻ. vệ sinh riêng cho trẻ nam/nữ. - Trẻ biết vui chơi sinh hoạt Kí hiệu đặc trưng trên đồ phù hợp với giới tính và định dùng đồ chơi, khu vực chơi kiến về giới. dành cho trẻ nam/nữ. - Nhận biết và gọi đúng tên các + Lồng ghép nội dung giáo bộ phân trên cơ thể, vùng riêng dục giới tính vào chương tư của bé. trình GDMN ở các chủ đề: - Nhận biết được mối quan hệ - Bé và bạn bè của bé ( Nhận an toàn trong giao tiếp. biết giới tính của bản thân và các bạn – chủ đề TMN) Trẻ 5 - Nhận biết, phân biệt được - Cơ thể của bé (Nhận biết tuổi giới tính của mình và người và gọi tên các bộ phận trên khác. cơ thể - Chủ đề Bản thân) - Biết ứng xử phù hợp với giới - Bé ơi hãy nhớ (Vùng riêng tính của bản thân. Chấp nhận tư của bé - Bản thân) sự khác biệt giữa người khác - Các mối quan hệ an toàn với mình. Biết lựa chọn trang trong giao tiếp (Bài hát ”5 phục phù hợp với giới tính của ngón tay” – Chủ đề Gia mình. đình) - Nhận biết và gọi đúng chuẩn - Đi vệ sinh đúng khu vực xác tên các bộ phân trên cơ thể, quy định dành cho trẻ các bộ phận vùng riêng tư của nam/nữ ( Hướng dẫn thực bé. hiện trong từng chủ đề) - Nhận biết được mối quan hệ - Trang phục nào giúp con an toàn trong giao tiếp. đẹp nhất ( Từng chủ đề) - Tổ chức hoạt động vui chơi đóng vai theo chủ đề. 2 Kĩ năng tự chăm sóc, bảo vệ bản thân tránh các nguy cơ xâm hại lạm dụng liên quan đến các vấn đề về giới tính. Trẻ 4 - Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, + Lồng ghép nội dung giáo tuổi vùng riêng tư. Tự cởi, mặc dục giới tính vào chương được quần áo, biết thay quần trình GDMN ở các chủ đề: áo cần phải ở nơi kín đáo. - Tổ chức các hoạt động thực Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Diễm Trang 19
  20. Đề tài: “Một số biện pháp thực hiện giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo” Trường Mẫu Giáo Bùi Thị Xuân - Trẻ nhận biết được các báo hành vệ sinh cá nhân trẻ động có nguy cơ gây nguy (từng chủ đề) hiểm cho bản thân. Hình thành - Kĩ năng nhận biết dấu hiệu khả năng tự vệ cho trẻ. các báo động xấu từ những - Hướng dẫn một số kĩ năng người xung quanh. ( Hoạt ứng phó trước kẻ xấu có hành động phát triển TCKNXH – vi xâm hại, lạm dụng trẻ. chủ đề Tết mùa xuân) - Hình thành cho trẻ kĩ năng - Khi con một mình (Không năng chia sẻ với người thân. đi theo hoặc nhận quà của Trẻ 5 - Trẻ có một số kĩ năng giữ gìn người lạ khi không được sự tuổi vệ sinh cơ thể; vệ sinh vùng cho phép của bố mẹ - Chủ đề riêng tư. Gia đình) - Biết tự cởi mặc quần áo và - Lựa chọn hành vi ứng xử điều tế nhị khi cởi, mặc quần phù hợp với bản thân. áo phải chọn nơi kín đáo. - Khi con ở nhà một mình. - Có kĩ năng nhận biết các báo - Kĩ năng chống trả hành vi động nguy cơ gây nguy hiểm của kẻ xấu với nguy cơ xâm cho bản thân. Cách ứng phó hại bản thân. khi không có người thân bên cạnh. - Trẻ có một số kĩ năng tự bảo vệ bản thân tránh xâm hại, lạm dụng. - Xử lí được một số tình huống, biết cách chống trả lại kẻ xấu có hành vi xâm hại, lạm dụng trẻ. - Mạnh dạn chia sẻ những thắc mắc của bản thân. 5. Biện pháp: Thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo trong chương trình GDMN: Để thực hiện được mục tiêu đã đề ra về vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo trong chương trình giáo dục mầm non đạt hiệu quả thiết thực. Tôi tiến hành tổ chức lồng ghép các nội dung giáo dục giới tính vào các hoạt động của trẻ trong chương trình giáo dục mầm non. Lồng ghép giới trong giáo dục mầm non phải đảm bảo thực hiện các quy định pháp lý về bình đẳng giới, góp phần giải quyết các bất bình đẳng trong cơ sở mầm non, là nhận thức được vấn đề giới, xác định được sự khác biệt và tình trạng bất bình đẳng giới đang tồn tại cũng như những ảnh hưởng tiêu cực của nó tới sự phát triển của trẻ em, từ đó đưa ra các biện pháp đáp ứng nhu cầu, khả năng khác nhau của trẻ em nhằm xóa bỏ bất bình đẳng giới trong giáo dục mầm Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Diễm Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2