intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tổ chức hiệu quả trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi B tại trường mầm non Thanh Kỳ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:24

14
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số biện pháp tổ chức hiệu quả trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi B tại trường mầm non Thanh Kỳ" nhằm tìm ra những phương pháp nhằm rèn luyện một số kỉ năng trẻ biết chơi trò chơi cùng cô, trẻ biết trải nghiệm những trò chơi đó một cách tốt nhất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tổ chức hiệu quả trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi B tại trường mầm non Thanh Kỳ

  1. 1. MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài Như chúng ta đã biết, hoạt động chủ đạo của trẻ em chính là hoạt động vui chơi. Trẻ em không chỉ cần được chăm sóc sức khoẻ, được học tập, mà quan trọng nhất trẻ cần phải được thoả mãn nhu cầu vui chơi. Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ em và nhu cầu hưởng thụ hoạt động này, tôi thấy việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết và rất có ý nghĩa. Không biết từ bao giờ trò chơi dân gian, các làn điệu dân ca, hò vè được sinh ra và gắn liền với đời sống lao động và sinh hoạt của mỗi người dân Việt Nam. Đó không chỉ đơn giản giúp con người có được phút giây thư giãn, giải trí sau những giờ lao động mệt nhọc mà còn góp phần cho sự phát triển toàn diện nhân cách, trí tuệ, ngôn ngữ, thẫm mĩ, thể chất … của mỗi người. Nhắc đến tuổi thơ ai cũng gắn liền với con trâu, cánh đồng và cánh diều thả gió với những trò chơi dân gian đầy lý thú. Khi mỗi người được hòa mình vào thế giới trò chơi, chúng ta sẽ được trải nghiệm với các mối quan hệ giữa con người với con Trò chơi dân gian từng là một phần tuổi người, giữa con người với thiên nhiên. thơ của những ông bố, bà mẹ và những trò chơi đó sẽ trở thành những kỷ niệm đẹp, quý báu theo ta suốt cuộc đời. Vậy tại sao chúng ta không truyền lại những trò chơi bổ ích đó để các con sống lại với tuổi thơ ngọt ngào như bố mẹ của chúng. Nói tới trò chơi dân gian trẻ em là đối tượng được nói tới nhiều nhất, bởi đối với cuộc sống của trẻ không thể thiếu được những trò chơi. Những trò chơi dân gian không chỉ giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo, tư duy, ngôn ngữ mạch lạc, sự khéo léo rèn luyện sức khỏe mà còn là bài học giúp trẻ hiểu và yêu thêm nền văn hóa dân tộc cũng như bồi đắp thêm tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Những trò chơi dân gian là những lối gieo vần, nhắc nhịp đã nuôi dưỡng tâm hồn trẻ như thổi vào trẻ những tình cảm yêu thương, hình thành
  2. những tâm hồn trong sáng. Hơn nữa trẻ còn được rèn luyện những thói quen cần thiết trong cuộc sống hiện thực cũng như vận động của trẻ phát triển hơn. nhịp sống công nghiệp hóa, hiện đại hóa khi mà guồng Hòa cùng với quay vội vã của cuộc sống khiến mỗi đứa trẻ quên lãng dần những trò chơi dân gian. Mà thay thế vào đó là các trò chơi hiện đại, những trò chơi mang tính bạo lực ...ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sự nhanh nhẹn của trẻ từ đó ảnh hưởng đến thể lực sau này. Chính vì vậy nh ững trò chơi dân gian là một cái gì đó xa vời, nhường chỗ cho những trò chơi hiện đại, trò chơi điện tử. Trẻ chỉ chơi một mình với cái điện thoại thông minh hay máy tính bảng... không được trãi nghiệm với chúng bạn cùng trang lứa để chơi những trò chơi lý thú và bổ ích, không có khoảng thời gian chơi cũng là một thiệt thòi. Những trò chơi dân gian đang ngày càng bị mai một và quên lãng, không chỉ có ở các thành phố mà còn ở cả các vùng quê, vùng miền núi với tốc độ phát triển của công nghệ thông tin cùng những trò chơi hiện đại, liệu trẻ em hôm nay và thế giới ngày mai còn nhớ đến những trò chơi cổ truyền dân gian nữa hay không? Câu trả lời vẫn nằm ở chính chúng ta, những nhà giáo dục. Vì thế giúp trẻ hiểu và tìm về cội nguồn qua những trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết. Đối với giáo dục mầm non, ngoài sự cần thiết của môi trường xanh, sạch, đẹp còn phải xây dựng bầu không khí vui chơi, thân thiện cho trẻ thông qua các trò chơi dân gian giúp trẻ phát triển thể lực, đức, trí, thể, mĩ. Đối với trẻ mẫu giáo trò chơi dân gian là một loại trò chơi không thể thiếu được trong đời sống trẻ thơ, là hoạt động văn hóa được lưu truyền trong tự nhiên, rộng rãi trong cộng đồng. Những trò chơi dân gian đã đến với trẻ mầm non một cách nhẹ nhàng tạo điều kiện cho trẻ vừa học, gần gũi, không cầu kỳ, tốn kém nên có thể dễ dàng chơi mọi lúc, mọi nơi, đồ chơi dễ tìm kiếm, dễ làm, chủ yếu lấy từ trong tự nhiên. Nó được kết thành từ quá trình lao động và sinh hoạt, trong đó tích tụ cả trí tuệ và niềm vui sống của bao thế hệ người Việt xưa. Hiện nay nhiều phụ huynh bận rộn với công việc không có thời gian quan tâm đến con em mình, suốt ngày cho trẻ chơi game kể cả trong lúc trẻ ăn,
  3. để làm sao đó cho trẻ ăn nhanh là được.... Đối với các gia đình điều kiện kinh tế khó khăn thì thời gian dành cho con mình lại càng không có, thậm chí các con ở nhà một mình muốn chơi gì thì chơi. Đối với giáo viên một số cô giáo ngại tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ chơi mà chủ yếu tổ chức các trò chơi vận động mới, vui nhộn hơn. Chính vì vậy mà các trò chơi dân gian ngày càng mai một ít thấy trẻ em chơi các trò chơi truyền thống như ngày xưa. Là một giáo viên được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 5-6 tuổi B Khu Chính, đứng trước thực trạng hiện nay tôi luôn đau đáu trong lòng phải làm sao để tìm được những giải pháp, cách tổ chức những trò chơi dân gian một cách tốt nhất, có hiệu quả nhất. Từ những thực tế của lớp, tôi đã mạnh dạn lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp tổ chức hiệu quả trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi B tại trường mầm non Thanh Kỳ” để nghiên cứu và áp dụng thực tế vào lớp mình phụ trách tại trường mầm non Thanh Kỳ. 1.2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu một số biện pháp giúp trẻ phát triển các trò chơi dân gian. Nhằm mục đích tập trung nghiên cứu, tìm ra “Một số biện pháp tổ chức hiệu quả trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi B tại trường mầm non Thanh Kỳ”. Tìm ra những phương pháp nhằm rèn luyện một số kỉ năng trẻ biết chơi trò chơi cùng cô, trẻ biết trải nghiệm những trò chơi đó một cách tốt nhất. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp tổ chức hiệu quả trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi B tại trường mầm non Thanh Kỳ”. 1.4. Phương pháp nghiên cứu 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu, xây dựng cơ sử lý thuyết Thu thập, phân tích, tổng hợp các tài liệu lý luận về thực hành trải nghiệm với các trò chơi dân gian cho trẻ. 1.4.2. Phương pháp khảo sát thực tế, thu thập thông tin. Khảo sát tình hình thực tế về việc trẻ hứng thú chơi các trò chơi dân gian ở nhóm lớp mình. 1.4.3. Phương pháp thống kê sử lý số liệu Đánh giá kết quả đạt được và so sánh kết quả trước và sau khi áp dụng biện pháp. 1.4.4. Phương pháp thực hành, trải nghiệm Vận dụng các biện pháp để cho trẻ trải nghiệm với các trò chơi dân gian. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
  4. 2.1. Cở sở lí luận Việt Nam chúng ta có rất nhiều tỉnh, thành có các vùng miền dân tộc khác nhau ở mỗi vùng miền đều có các trò chơi dân gian của mình nhưng nhìn chung chúng đều có cách chơi gần giống nhau. Trò chơi dân gian góp phần hình thành ý chí kiên cường sức dẻo dai và ý chí vươn lên giành chiến thắng của mỗi con người, cộng đồng tạo nên bản sắc riêng của mỗi quốc gia các trò chơi dân gian thường đơn sơ và gần gũi với thiên nhiên, cuộc sống nông thôn...Bên cạnh đó trò chơi dân gian cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể trong đời sống vui chơi của con người. Khi tham gia chơi một số trò chơi con người mới nhận thấy trò chơi rất đa dạng, có những trò chơi mang tính chất hai tầng lớp khác nhau trò chơi của 2 tầng lớp không có danh giới rạch ròi tầng lớp này thích thú chơi trò chơi của tầng lớp kia và ngược lại. Bản thân trò chơi cũng ảnh hưởng và thâm nhập lẫn nhau. Mặt khác ở trẻ em trẻ rất ham chơi trẻ không phải lao động chính nên có nhiều thời gian rỗi và trò chơi của trẻ thường là không cầu kỳ mà rất đơn giản, chỉ cần một vài trẻ, một không gian nhỏ, một đồ chơi có sẵn trong tự nhiên, dễ kiếm, dễ làm và có thể chơi được . Như chúng ta đã biết “Trò chơi dân gian là một hoạt động đặc thù chỉ trong xã hội loài người chỉ trong nhân dân sáng tạo ra từ thực tiễn sống của họ, được lưu truyền tự nhiên qua nhiều thế hệ và luôn được cải biên, bổ sung cho phù hợp với từng nơi từng lúc, nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí, giao lưu văn hóa và phát triển các mặt thể chất tinh thần của con người”. [1] Từ góc độ giáo dục thể chất, trò chơi dân gian là một trong những biện pháp giáo dục thể chất có hiệu quả, nhằm góp phần xây dựng những con người mới phát triển toàn diện, đáp ứng được những yêu cầu khách quan của sự nghiệp đổi mới đất nước. Trò chơi dân gian gắn liền với cuộc sống của người dân, những trò chơi đơn giản, dễ chơi với những bài đồng dao âm điệu nhịp nhàng hoà quyện với những trò chơi, tạo nhịp điệu, làm cho trò chơi trở nên sống động, vui tươi, nhí nhảnh. Từ xa xưa, trò chơi gian là hình thức giải trí không thể thiếu trong đời sống con người, nó mô tả lại đời sống tự nhiên trong xã hội, mô tả lại những hoạt động, công việc của con người và nó được truyền từ đời này qua đời khác, trở thành nét văn hóa, giá trị văn hóa dân tộc, quốc gia. Trò chơi dân
  5. gian thỏa mãn được nhu cầu của cá nhân, tập thể thậm chí cộng đồng người. Chúng ta không thể phủ nhận giá trị mà trò chơi dân gian đem lại trong đời sống. Trong hoạt động học tập trò chơi có tác dụng phát triển trí tuệ như rèn trí thông minh, óc sáng tạo, phát triển phản xạ nhanh nhẹn, hoạt bát góp phần tăng thêm sự đoàn kết, tương thân, tương ái, ngoài ra nó còn là phương tiện dạy học rất hiệu quả mà lại ít tốn kém. Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thích thú tìm tòi khám phá thế giới xung quanh thông qua trò chơi dân gian nó mang lại cho trẻ tính vận động tích cực sự nỗ lực, cố gắng giải quyết nhiệm vụ đặt ra trong hoạt động của trẻ. Nhiệm vụ của trò chơi dân gian đòi hỏi trẻ phải dựa vào vốn kinh nghiệm về các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống, trẻ biết phân tích tổng hợp, biết liên hệ các sự vật hiện tượng để thực hiện các trò chơi của mình. Các hành động chơi của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đòi hỏi tính liên tục và tuần tự. Nhiều trò chơi đòi hỏi phải suy nghĩ trước khi thực hiện động tác chơi, đây là cơ sở phát triển tư duy logic cho trẻ. Như vậy trò chơi dân gian là phương tiện giáo dục trẻ em có thái độ đúng đắn trong các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, phát triển trí tưởng tượng, là phương tiện phát triển ngôn ngữ, nhận thức, tính sáng tạo… có hiệu quả. Khi tham gia trò chơi trẻ được ca hát, nhảy múa, đối đáp... qua đó vốn từ của trẻ cũng được phong phú, ngôn ngữ, thể lực của trẻ cũng cải thiện được nhiều hơn. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.2.1. Thuận lợi: Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trẻ được học qua nhiều lớp ở trường mầm non, được học đúng độ tuổi nên trẻ mạnh dạn tự tin, thích tham gia vào các trò chơi, trong đó có trò chơi dân gian. Cơ sở vật chất trang thiết bị của lớp học xây dựng khang trang rộng rãi, đúng quy cách có đủ đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho học tập, vui chơi của trẻ, còn có nhiều tài liệu hướng dẫn tổ chức các trò chơi dân gian. Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường bạn bè đồng nghiệp về chuyên môn nghiệp vụ. Hằng năm tôi luôn tham gia đầy đủ lớp chuyên đề do nhà trường tổ chức. Bản thân tôi thì được sinh ra và lớn lên trong môi trường nông thôn từ nhỏ nên tôi cũng được chơi và có những hiểu biết về các trò chơi dân gian ở địa phương cộng với sự yêu thích các trò chơi dân gian.
  6. Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các trò chơi dân gian phong phú về màu sắc lôi cuốn và thu hút trẻ tham gia chơi. Bản thân tôi là một giáo viên công tác lâu năm trong trường nên tôi có rất nhiều kinh nghiệm giảng dạy và tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ. Nhiệt tình làm đồ dùng đồ chơi tự tạo phục vụ cho các trò chơi dân gian. Một số phụ huynh nhiệt tình đóng góp nguyên vật liệu, phế liệu trong việc làm đồ dùng đồ chơi cùng với cô. Không những nhà trường mà các bậc phụ huynh cũng luôn quan tâm giúp đỡ giáo viên của lớp nắm được thông tin của trẻ để có sự quan tâm đúng mực. Từ đó có thể giáo dục trẻ ở mọi lúc mọi nơi, gia đình, nhà trường, xã hội. 2.2.2. Khó khăn. Đa số trẻ là dân tộc thiểu số điều kiện kinh tế một số gia đình còn nhiều khó khăn, một số trẻ ở khu vực ít dân cư nên trẻ chưa tự tin mạnh dạn tham các trò chơi dân gian. Đầu năm do dịch bệnh covid nên trẻ đi học không đồng đều. Trong lớp còn một số trẻ rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin và không thích tham gia vào các hoạt động tập thể. Đời sống ngày càng nâng cao công nghệ thông tin hiện đại, một số ít thì tiếp xúc nhiều với các trò chơi trên mạng, cộng với việc gia đình có bố mẹ đi làm ăn xa, trẻ đa phần ở nhà với ông bà ít quan tâm đến việc giáo dục cho trẻ các trò chơi dân gian truyền thống. Do đó trẻ không có kỹ năng chơi, dẫn đến trẻ không yêu thích các trò chơi dân gian. Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn kém. Trẻ dễ dàng nhập cuộc chơi nhưng cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi trò chơi nếu nó không còn hứng thú. Trẻ không hứng thú vì hình thức tổ chức chưa hay, không hấp dẫn trẻ, trẻ không hứng thú tham gia dẫn đến sự cảm thụ cái hay cái đẹp trong trò chơi dân gian bị hao mòn dần. 2.2.3 Kết quả thực trạng Năm học 2021-2022 lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi B Khu Chính Trường Mầm Non Thanh Kỳ do tôi phụ trách có 29 cháu. Qúa trình khảo sát trẻ trải nghiệm với các trò chơi dân gian đó vào đầu tháng 9 năm học 2021 -2022 với kết quả đạt được như sau: Bảng khảo sát chất lượng trước khi áp dụng sáng kiến: STT Kết quả đạt được Kết quả TST Nộ Đạt Chưa đạt
  7. i dung TS (%) TS (%) 1 Trẻ chơi tốt các trò chơi dân gian. 20 68,9% 9 31,1% 2 Biết trải nghiệm với trò chơi dân gian thông qua các hoạt động trong 29 18 62,1% 11 37,9% ngày. 3 Trẻ có kĩ năng chơi các trò chơi dân gian. 17 58,6% 12 41,4% 4 . Phụ huynh tích cực trao đổi đóng góp và cùng làm đồ chơi tự tạo với 23 79,3% 6 20,7% cô. Thời gian đầu tôi mới nhận lớp tôi thấy kĩ năng chơi trò chơi của trẻ khi trẻ tham gia chơi trò chơi dân gian còn nhiều hạn chế. Từ thực trạng trên tôi đã đi sâu tìm hiểu nguyên nhân, tìm hiểu kỹ về đặc điểm sinh lý của trẻ, thể lực của trẻ ở lớp, bàn bạc thỏa thuận với giáo viên phụ trách lớp với mình đưa ra nội dung kế hoạch để “Tổ chức chơi các trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi B tại trường Mầm non Thanh Kỳ” với những biện pháp cụ thể như sau. 2.3 Những biện pháp thực hiện giải quyết vấn đề. 2.3.1. Biện pháp 1: Lựa chọn, sưu tầm các trò chơi dân gian, địa điểm, lời ca dao đồng dao, đồ dùng đồ chơi phù hợp khi tổ chức cho trẻ chơi. Trò chơi dân gian rất phong phú và đa dạng, không hẳn trò chơi nào cũng phù hợp với trẻ nhỏ. Vì thế, khi lựa chọn trò chơi dân gian giáo viên phải có sự cân nhắc và lựa chọn những trò chơi ngắn, đơn giản, dễ hiểu và dễ nhớ phù hợp với trẻ 5- 6 tuổi. Vì vậy giáo viên có sự lựa chọn các trò chơi phù hợp nếu không sẽ không đạt hiệu quả cao, phản tác dụng giáo dục. * Sưu tầm và lựa chọn một số trò chơi dân gian. ­ Đối với trẻ 5-6 tuổi khả năng chú ý có chủ định và nhận thức của trẻ đã cao hơn rất nhiều so với lứa tuổi mẫu giáo nhỡ. Vì thế, trẻ có thể chơi được các trò chơi dài hơn và khó hơn. Khi lựa chọn các trò chơi dân gian cho trẻ 5- 6 tuổi, tôi thực hiện theo các tiêu chí sau: - Trò chơi không quá đơn giản nhưng cũng không quá phức tạp. - Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi dễ kiếm, dễ tìm. - Giúp củng cố tư duy, ngôn ngữ, vận động, kỹ năng cho trẻ.
  8. - Gây được hứng thú, thu hút sự chú ý của trẻ. - Có sự tham gia của tập thể lớp hoặc nhóm trẻ trong lớp. Từ những tiêu chí trên, tôi đã lựa chọn các trò chơi sau cho trẻ lớp 5-6 tuổi B: “Thả đỉa ba ba”, “Ô ăn quan”, “Chuyền thẻ”, “Hát chuyền sỏi”, “Trốn tìm”, “Đếm sao”, “Kéo co”, “Rồng rắn lên mây”, “Chồng đống chồng đe”, “Trồng nụ trồng hoa”, “Ném còn”, “Cướp cờ” … Ngoài vốn hiểu biết sẵn có tôi cùng giáo viên phụ trách nhóm lớp luôn bàn bạc, lập các kế hoạch và lựa chọn các trò chơi dân gian cho trẻ phù hợp với lứa tuối của lớp mình. Chúng tôi tìm hiểu thêm trên mạng, trong sách báo, các cuốn trò chơi dân gian Việt Nam. Sau khi sưu tầm được các trò chơi dân gian tôi phân loại và giới hạn một số trò chơi cụ thể và đưa vào các kế hoạch cụ thể ngay từ đầu năm học như: Đối với chủ đề trường mầm non, chủ đề bản thân và chủ đề gia đình: Tôi lựa chọn trò chơi “tập tầm vông, chi chi chành, kéo co, trốn tìm, nu na nu nống, lộn cầu vồng, ô ăn quan, chồng nụ chồng hoa, bịt mắt bắt dê, đánh chuyền, đá cầu”. Ví dụ: Chủ đề động vật: Tôi chọn trò chơi mèo đuổi chuột, bịt mắt bắt dê. Chủ đề nghề nghiệp tôi chọn trò chơi ô ăn quan, trò chơi kéo co. Trẻ chơi nhiều các trò chơi dân gian do tôi tổ chức mục đích là tôi giúp trẻ cũng cố ngôn ngữ, vận động, kĩ năng cho trẻ và thu hút được các con tham gia chơi cùng các bạn từ đó các con tự tin và hứng thú tham gia chơi trò chơi tập thể. Như vậy bản thân đã thu thập các trò chơi dân gian phù hợp với độ tuổi năng lực, tâm sinh lý của trẻ phong phú đa dạng về thể loại vùng miền từ đó để lựa chọn vào tổ chức trong hoạt động hằng ngày, tuần, tháng, chủ đề cho phù hợp với trẻ. *Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, lời ca, địa điểm trước khi tổ chức cho trẻ tham gia vào các trò chơi dân gian. - Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho các trò chơi dân gian: Đồ dùng đồ chơi của các trò chơi dân gian cũng vô cùng đa dạng và phong phú, mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi và luật chơi của từng trò chơi. Mỗi trò chơi dân gian có một hoặc nhiều loại đồ dùng đồ chơi tương ứng mà thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành được. Ví dụ: “Chơi chuyền” đòi hỏi phải có 10 que chuyền và dạng có dạng dạng khối cầu như quả bóng, quả bưởi non… Trò chơi “ Ném còn” không thể diễn ra nếu thiếu quả còn. Hay đơn giản như trò chơi” bịt mắt bắt dê” cũng không thể được tổ chức nếu không có dải vải hoặc dải khăn bịt mắt, hay trò chơi kéo co thì phải có dây mới chơi được. - Dạy trẻ đọc thuộc lời ca (đối với những trò chơi có lời đồng dao):
  9. Một đặc điểm đặc trưng của trò chơi dân gian đó là khi chơi trẻ không bao giờ chỉ hùng hục thực hiện các vận động của mình mà chúng thường vừa chơi vừa hát hoặc đọc lời đồng dao nào đó. Các bài đồng dao đó khiến cho không khí chơi vui vẻ, nhộn nhịp hơn. Mặc dù không phải bài đồng dao nào cũng có ý nghĩa, song bài nào cũng phù hợp với tư duy hồn nhiên của trẻ. Ví dụ như: chơi “ Chi chi chành chành”, trẻ hát “ Chi chi chành chành – Cái đanh thổi lửa – Con ngựa chết trương – Tam vương ngũ đế…”. Câu hát dường như chẳng có mạch ý nào rõ ràng, nhưng thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành. Hay như chơi “ Rải ranh” trẻ hát “ Rải ranh – Bẻ cành – Hái ngọn – Chọn đôi”. Cùng với lời hát trong trẻo là bàn tay rải những viên sỏi một cách khéo léo, tung viên cái lên, nhặt một hoặc hai viên con dưới đất, rồi lại giơ tay đỡ viên cái vừa rơi xuống. Trò chơi chỉ có thể được tổ chức khi trẻ đã thuộc lời đồng dao. Chính vì vậy, tôi thường cho trẻ làm quen với lời đồng dao của các trò chơi dân gian trước khi hướng dẫn trẻ chơi vào các thời điểm trong ngày của trẻ như: hoạt động chiều, hoạt động ngoài trời…Khi trẻ đã thuộc lời đồng dao, tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi tương ứng với lời đồng dao đó. Vì thế, trẻ chơi rất hứng thú và tích cực tham gia chơi. Ví dụ: Với chủ đề trường mầm non: Khi tôi tổ chức cho trẻ chơi ngoài trời, sau khi trẻ quan sát cầu trượt xong, tôi tiến hành tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian “Tập tầm vông”, “Lộn cầu vồng”… Tôi thấy các con rất thích thú khi được tham gia trò chơi và thông qua trò chơi này tôi thấy các con nhanh nhẹn hơn, ngôn ngữ mạch lạc khi đọc các câu có vần điệu trong bài: “Tập tầm vông”… - Lựa chọn địa điểm để tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian Ngoài việc tôi lựa chọn những trò chơi dân gian phù hợp với từng chủđề thì tôi còn lựa chọn các địa điểm chơi phù hợp thuận lợi với thời tiết theo ngày, theo mùa. Mỗi trò chơi dân gian có một luật chơi và cách chơi khác nhau, có những trò chơi vận động mang tính tập thể rất cao, số lượng trẻ tham gia chơi lớn nên đòi hỏi địa điểm chơi phải có diện tích rộng như trò chơi: “Kéo co, rồng rắn lên mây, chồng nụ chồng hoa” Ví dụ: Trước khi tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Kéo co”…Tôi quan sát sát thời tiết nếu ngày hôm đó trời nắng tôi sẽ tổ chức cho các con chơi ở dưới bóng cây ngoài sân trường, địa điểm chơi rộng và phù hợp với trò chơi kéo co. Nhưng lại cũng có những trò chơi tĩnh, trẻ hay chơi theo các nhóm nhỏ như trò chơi: “chi chi chành chành; tập tầm vông; Chuyền thẻ; Ô ăn quan”… Chính vì vậy tôi luôn nắm vững cách chơi luật chơi đặc điểm của từng trò chơi để từ đó lựa chọn địa điểm chơi phù hợp trước khi tổ chức cho trẻ chơi, giúp
  10. trẻ có sức khỏe tốt không bị cảm…Nếu lựa chọn địa điểm không phù hợp thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nói chung muốn tổ chức tốt các trò chơi dân gian tôi phải lựa chọn được những trò chơi phù hợp với độ tuổi, địa điểm chơi, đồ dùng đồ chơi, dạy trẻ thuộc lời đồng dao, đồng thời tôi phải nắm rõ được cách chơi, luật chơi từ đó tổ chức cho trẻ chơi một cách tốt nhất. Từ khi tôi vận dụng những nội dung này trước khi tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian, tôi thấy các con hứng thú hơn và thích thú mỗi khi được tham gia trò chơi cùng với cô. Bản thân tôi thấy có thêm động lực và tôi luôn cố gắng tìm tòi sưu tầm nhiều trò chơi hơn nữa để cho trẻ chơi. 2.3.2. Biện pháp 2: Tổ chức tốt các trò chơi dân gian thông qua lồng ghép, tích hợp vào trong các hoạt động của trẻ. Mỗi hoạt động của trẻ đều nhằm đạt được một mục đích nhất định. Vì thế, hoạt động nào cũng có tính chất riêng của nó. Trong hoạt động học, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều và hoạt động mọi lúc mọi nơi. Nếu như hoạt động học được tổ chức nhằm cung cấp các kiến thức cho trẻ thì hoạt động ngoài trời lại giúp trẻ được gần gủi với thiên nhiên và phát triển thể chất, hay như ở hoạt động góc trẻ được mở rộng thêm về kinh nghiệm sống và kĩ năng chơi theo nhóm. Chính vì vậy, tôi luôn chú ý lựa chọn và tổ chức các trò chơi dân gian cho phù hợp với tính chất của từng hoạt động. Thời điểm để trẻ chơi trò chơi dân gian rất ít, chỉ khi có các hoạt động hay sự kiện liên quan như: Các hội thi, các ngày lễ,...thì trẻ mới được chơi với thời gian và số lượng các trò chơi là không nhiều. Những thời điểm còn lại, phần lớn trẻ tự chơi, không có sự chỉ dẫn chu đáo của cô nên trò chơi có thể bị sai lệch, kém hứng thú. Tôi thấy được sự cần thiết của trò chơi dân gian trong qúa trình giáo dục trẻ mầm non. Khi trẻ chơi trò chơi dân gian thì nó có sự tác động mạnh mẽ đến trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển một cách toàn diện. *Thông qua hoạt động học môn thể dục Khi trẻ tham gia học môn thể dục, sẽ giúp cho cơ thể của trẻ có sức khỏe dẻo dai trẻ vận động nhanh hơn. Ở phần nội dung trò chơi vận động tôi thường lựa chọn các trò chơi dân gian nhằm phát triển sự nhanh nhẹn, tính bền bỉ, hoạt bát, nhanh mắt , nhanh chân, tư duy của trẻ phát triển tốt và đặc biệt là các trò chơi có những câu đồng dao trong sáng, nhí nhảnh mà trẻ thường thích chơi thích đọc.
  11. Ví dụ: Với môn thể dục tôi lựa chọn các trò chơi vận động nhằm rèn luyện thân thể khỏe mạnh, hoạt bát và năng động như: Trò chơi “chồng nụ chồng hoa”, “ nhảy lò cò”, “lộn cầu vồng”…Như vậy trẻ phải dai sức, khỏe mạnh nhanh nhẹn, khéo léo mới chơi tốt được những trò chơi do tôi tổ chức. Khi tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian, tôi luôn chọn những trò chơi vừa sức để các con chơi, nhằm tránh trẻ bị mất sức, nhanh mệt mỏi dẫn đến trẻ không hứng thú khi tham gia trò chơi. Sau khi trẻ hoạt động xong vận động cơ bản thì cơ thề của trẻ đang mệt mỏi, tôi đã cho trẻ chơi trò chơi dân gian phù hợp với sức khỏe, kĩ năng của trẻ những trò chơi tôi thường tổ chức: “Chi chi chành chành”, “bịt mắt bắt dê,... Ngoài ra tôi cho trẻ chơi thêm nhiều trò chơi đòi hỏi sự khéo léo, phát triển óc sáng tạo như: Nặn tò he, ô ăn quan...Vì thế cần lựa chọn trò chơi dân gian phù hợp với tính chất của từng hoạt động. Đôí với những môn học như: Khám phá khoa học, toán, văn học, khi lựa chọn các trò chơi dân gian cần đáp ứng được các tiêu chí sau. Nhằm phát triển nhận thức cho trẻ, ngôn ngữ cho trẻ. Cung cấp các kĩ năng như: Kĩ năng hoạt động theo nhóm, kĩ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi…Rèn luyện trí nhớ và khả năng tư đối với trẻ. Ví dụ: Lời đồng dao của trò chơi chuyền: “con ruồi có cánh - đòn gánh có mấu - châu chấu có chân”… Đã nhận biết được đặc điểm đặc trưng của các con vật, đồ dùng quen thuộc. * Hoạt động góc Với hoạt động góc tôi tổ chức cho trẻ chơi theo nhiều nhóm nhỏ trong không gian hẹp. Có thể chọn một số trò chơi như: Ô ăn quan, nặn tò he, kéo cưa lừa xẻ...Ở góc thư viện sách. Khi cho trẻ chơi những trò chơi có nội dung ngắn số lượng người tham gia chơi ít, không gian hẹp như trong góc chơi để trẻ có nhiều kĩ năng chơi theo nhóm. Đối với mỗi nhóm chơi tôi chọn trẻ có thể lực giống nhau, sức khỏe đồng đều, khi các con tham gia chơi tính vừa sức, sẽ giúp các con có sức khỏe tốt để tham gia tốt theo các hoạt động theo ngày. Ví dụ: ở góc chơi học tập tôi chọn 4 cháu có thể lực giống nhau để chơi trò chơi. Mỗi ngày tôi chọn một nhóm cho trẻ luôn phiên nhau chơi trò chơi “Kéo cưa lừa sẻ” tôi thấy các con rất thích chơi và thông qua cho trẻ chơi thường xuyên, những trò chơi này trẻ lớp tôi nhanh nhẹn khỏe mạnh hơn, ngôn ngữ mạch lạc hơn. * Với HĐ ngoài trời Mỗi hoạt động của trẻ đều nhằm đạt được những mục đích nhất định. Nếu hoạt động chung được tổ chức nhằm cung cấp kiến thức thì hoạt động
  12. ngoài trời lại giúp trẻ gần gũi với thiên nhiên... Vì vậy khi tổ chức cho trẻ chơi tôi luôn dựa vào tính chất, tác dụng của từng trò chơi dân gian, lựa chọn trò chơi phù hợp với lứa tuổi và thời điểm. Đối với trò chơi dân gian nhằm phát triển các tố chất vận động, mang tính tập thể đòi hỏi phải có không gian rộng, nên tôi chọn tổ chức vào buổi hoạt động ngoài trời. Với hoạt động ngoài trời tôi tận dụng không gian rộng và thoáng, tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian, thực sự lôi cuốn được trẻ bởi những tiếng cười nói của tất cả các bạn cùng chơi như: “Rồng rắn lên mây”, “Bịt mắt bắt dê”, “Nhảy lò cò”… Đặc biệt khi tích hợp trò chơi dân gian trong hoạt động chung, giáo viên cần lựa chọn trò chơi phù hợp với đặc điểm của từng môn học. Ví dụ: - Nên lựa chọn các trò chơi vận động nhằm rèn luyện thân thể khoẻ mạnh, hoạt bát và năng động. Nhiều trò chơi đòi hỏi trẻ phải mạnh mẽ, nhanh chân, nhanh mắt, nhanh miệng. Trẻ phải có sức khỏe mới có thể vui chơi và ngược lại vui chơi giúp cho trẻ thêm khỏe mạnh và năng động. Chẳng hạn: + Với trò chơi “ Rồng rắn lên mây”, khi trẻ hát xong câu cuối: “ Xin khúc đuôi – Tha hồ thày đuổi”, lập tức trẻ làm “ đuôi” (đứng sau cùng) phải chạy thật nhanh, nếu không sẽ bị “ thầy” tóm lấy, sau đó có thể bị thay người khác hoặc lại phải làm “ thầy” để đi đuổi những trẻ khác chơi“. Nếu rồng rắn bị đứt ngang giữa chừng lúc đang giằng co thì tạm ngừng để nối lại và tiếp tục chơi. ( Hình ảnh Trò chơi rồng rắn lên mây) Với trò chơi Rồng rắn lên mây” có tác dụng giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, khả năng đối đáp, sự nhanh nhẹn, Khéo léo phát huy tinh thần đoàn kết, tôn trọng kỉ luật đối với trẻ.
  13. Tôi tổ chức các trò chơi dân gian sau những giờ hoạt động học căng thẳng. Khi trẻ tham gia vào chơi ngoài trời, các con không chỉ được chăm sóc sức khỏe được học tập, được thỏa sức sáng tạo mà quan trọng nhất các con được thỏa mãn nhu cầu vui chơi. Thông qua chơi ngoài trời sức khỏe của các con dẻo dai bền bỉ, ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc tư duy phát triển sáng tạo, tâm hồn trẻ trong sáng cùng với đó trẻ phát triển thêm sự nhanh mắt nhanh tay, nhanh miệng... Ví dụ: Trò chơi “Chi chi chành chành” lại buộc trẻ phải phải nhanh tay và nhanh miệng để rút tay ra khi câu đồng dao cuối cùng được đọc lên, nếu không nhanh ngón tay sẽ bị giữ lại và như thế sẽ bị thua cuộc. ( Hình ảnh Trò chơi chi chi chành chành ) Tôi luôn lựa chọn những trò chơi dân gian nhẹ nhàng, đề lồng ghép vào hoạt động chơi ngoài trời. Tôi có thể dùng trò chơi “ Tập tầm vông” hay “ Nu na nu nống” trẻ vừa đọc lời vừa đập vào đùi bạn luyện phát âm, tiếng cuối cùng của bài đến bạn nào thì bạn đó phải nói được từ mà cô yêu cầu, hoặc trò chơi“ Rồng rắn lên mây” có tác dụng giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, khả năng đối đáp, sự nhanh nhẹn, cuối cùng trẻ nào cô bắt được cũng phải nói tên của đồ vật, con vật theo yêu cầu của cô.
  14. Ngoài ra khi lựa chọn các trò chơi dân gian trong hoạt động ngoài trời, một điều cần đặc biệt lưu ý đó là: phải lựa chọn trò chơi phù hợp với đề tài và chủ đề của bài dạy. Đối với chủ đề “Thế giới động vật” có thể tổ chức các trò chơi: “Bịt mắt bắt dê”, “Mèo đuổi chuột”… Đối với chủ đề “Thế giới thực vật” có thể cho trẻ chơi các trò chơi: “Chồng nụ Chồng hoa” … Chủ đề “Tết và mùa xuân” là thời điểm thích hợp để giới thiệu cho trẻ các trò chơi truyền thống của dân tộc trong dịp lễ tết như: “Kéo co”; “Cướp cờ”; …. Qua hoạt động này trẻ có kĩ năng chơi thích chơi cùng bạn thể lực phát triển ngôn ngữ mạch lạc và tôi thấy các con tự tin khi tham gia chơi cùng các bạn. *Hoạt động chiều ( Hình ảnh trò chơi kéo co) Sau một giấc ngủ trưa của trẻ, cơ thể của các con uể oải chưa tỉnh táo sau khi ngủ dậy. Để trẻ có một tinh thần thoải mái, hứng thú khi tham gia vào hoạt động ăn quà phụ buổi chiều thì tôi chọn và tổ chức cho trẻ chơi những trò chơi dân gian mang tính chất nhẹ nhàng không nặng về kiến thức mà chủ yếu là những trò chơi vận động tay chân nhằm mục đích cho trẻ tỉnh ngủ khỏe hơn… Như trò chơi: “Nu na nu nống”, “chi chi chành chành”, “tập tầm vông”, “Lộn cầu
  15. vồng”,....Không những giúp trẻ phát triển nhận thức mà còn giúp trẻ phát triển các cơ nhỏ: Ngón tay, bàn tay... Riêng những trò chơi mới trẻ chưa biết thì tôi tổ chức hướng dẫn cho trẻ vào các hoạt động chiều. Thông qua các hoạt động trong ngày tôi thấy trẻ hứng thú hơn tham gia các hoạt động trong ngày, đến thời điểm nào trong ngày trẻ cũng tỏ ra thích thú, thể lực của trẻ được phát triển tốt. Qua hoạt động tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ, tôi thấy trẻ biết chơi thuộc lời đồng dao và điều quan trọng là các con rất tích cực khi tham gia các trò chơi dân gian do tôi tổ chức ở mọi hoạt động và mọi thời điểm trong ngày. Bên cạnh đó tôi thấy ngôn ngữ, nhận thức, thẫm mĩ…Được cải thiện một cách rõ rệt. 2.3.3. Biện pháp 3: Rèn các kĩ năng chơi cho trẻ thông qua chơi các trò chơi dân gian. Những trò chơi dân gian không những giúp trẻ rèn luyện thể chất mà còn giúp trẻ khả năng phản xạ, phán đoán và cả tư duy logic. Vậy muốn trẻ phát triển tốt các mặt đó thì các con phải có các kĩ năng chơi một cách thuần thục nhất. Đối với tôi khi tổ chức một trò chơi dân gian nào đó, việc đầu tiên là tôi phải hướng dẫn cách chơi thật kỹ cho trẻ. Khi các con chú ý quan sát và lắng nghe cô hướng dẫn những trò chơi mà cô sắp cho trẻ chơi thì khi trẻ tham gia chơi sẽ có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng chơi tốt hơn. Ví dụ: Với chủ đề động vật tôi tổ chức cho các con chơi trò chơi: “ thả đĩa ba ba” khi tôi phổ biến cách chơi và luật chơi một số trẻ chú ý lên cô sẽ có kĩ năng tốt hơn những trẻ chưa tập trung lắng nghe. Để dạy trẻ có những kĩ năng tốt, tôi luôn rèn luyện kĩ năng chơi các trò chơi cho bản thân mình trước, khi tôi tổ chức các trò chơi dân gian cho các con, các con sẽ có những kĩ năng tốt khi chơi trò chơi dân gian cùng với cô. Tôi luôn hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lí của trẻ là dễ nhớ mau quên. Một trò chơi tôi tổ chức đi tổ chức lại nhiều lần, khi nào tôi thấy trẻ còn hứng thú và kĩ năng của các con đã thành thạo, tôi mới chuyển sang các trò chơi mới. Ví dụ: Tổ chức nhiều lần các trò chơi: Rồng rắn lên mây, thả đĩa ba ba, mèo đuổi chuột, chồng nụ chồng hoa… Để rèn luyện kĩ năng chơi cho trẻ. Khi trẻ đã có các kĩ năng chơi các trò chơi quen thuộc thì tôi tiến hành hướng dẫn các trò chơi mới những trò chơi tôi chọn cho trẻ chơi là những trò chơi từ dễ đến khó để khi các con chơi các con không bị nhàm chán.
  16. Với Trò chơi mèo đuổi chuột là một trò chơi vui nhộn rèn luyện sự nhanh nhẹn, đoàn kết, rèn sức dẻo dai cho trẻ, trò chơi không chỉ giúp trẻ có thêm nhiêu bạn bè, trở nên hòa đồng, hoạt bát mà trò chơi còn góp phần hình thành nhân cách cho trẻ, với luật chơi dễ dàng thích hợp với mọi lứa tuổi. Trò chơi “Mèo đuổi chuột” phổ biến hết các tỉnh thành Việt Nam. Trở thành món ăn tinh thần cho mọi đứa trẻ. Khi tổ chức trò chơi cho trẻ, trẻ rất hứng thú tham gia. ( Hình ảnh Trò chơi mèo đuổi chuột) Để giúp trẻ được tham gia tập thể ở các hoạt động trong ngày tôi đã đưa nội dung tổ chức các hoạt động giao lưu giữa các lớp trong khối. Các trò chơi trong hoạt động giao lưu được xen kẽ hoạt động động và hoạt động tĩnh. Các hoạt động tĩnh thường phát triển nhiều các cơ nhỏ như trò chơi dân gian "Đua thuyền".
  17. ( Hình ảnh Trò Chơi đua thuyền) Trò chơi dân gian giúp các con tiếp cận được những nét đẹp trong văn hóa dân tộc, rèn cho các con kỹ năng sống, tinh thần đoàn kết sự chia sẻ và hỗ trợ. Trẻ có thể không có kĩ năng giỏi khi chơi nhưng các con phải vui và hào hứng, có như thế tôi mới giúp các con phát triển toàn diện thể chất và tâm hồn. 2.3.4. Biện pháp 4: Làm tốt công tác phối kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh . Kĩ năng chơi trò chơi dân gian của trẻ một cách hứng thú thuần thục, trẻ biết trò chơi dân gian khác nhau không những ngẫu nhiên mà có được mà nó được hình thành qua quá trình giáo viên tổ chức cho trẻ chơi ở trên trường thường xuyên. Trong đó ngoài việc được chơi ở trường thì môi trường gia đình cũng ảnh hưởng không nhỏ đến trẻ trong việc trẻ chơi các trò chơi dân gian đó. Cha mẹ phải biết rằng trước khi theo học bất kì một môi trường giáo dục nào thì trẻ phải được học các kĩ năng, kiến thức… Từ môi trường giáo dục gia đình. Cha mẹ là nguồn cổ vũ động viên, khuyến khích, tạo điều kiện cho trẻ được vui chơi tốt hơn. Vì vậy hiểu được điều đó tôi đã kết hợp với phụ huynh với một số nội dung như sau. Thông qua các buổi họp phụ huynh, qua góc tuyên truyền, nói chuyện khi phụ huynh đón trả trẻ tôi trao đổi cho phụ huynh biết tầm quan trọng của trò chơi dân gian đối với trẻ. Tôi hướng dẫn cho một số phụ huynh, chọn những trò chơi phù hợp đối với từng độ tuổi. Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của các trò chơi dân gian với việc phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ… của trẻ, trao đổi các trò chơi đã tổ chức cho trẻ với phụ huynh để họ có thể tổ chức cho trẻ chơi ở nhà.
  18. Đưa cho phụ huynh các bài đồng dao, các trò chơi để phụ huynh tham khảo và dạy cho trẻ chơi, nhờ phụ huynh dạy trẻ lời đồng dao của các trò chơi dân gian, khi các con ở nhà. Kết hợp với các phụ huynh đóng góp phế liệu đã qua sử dụng hàng ngày như: tre nứa luồng các vỏ chai nhựa… Để làm đồ dùng đồ chơi theo các chủ đề phục vụ cho trò chơi dân gian Ví dụ: Vào tháng 9 đầu năm học khi tôi họp phụ huynh tôi lên kế hoạch và thông báo nội dung một năm các bậc phụ huynh nộp 3 lần các loại nguyên vật liệu, phế liệu sẵn có ở địa phương để giáo viên làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ phục vụ vào các trò chơi dân gian. Trong giờ đón trả trẻ tôi nói với phụ huynh rằng: Ngoài việc cho trẻ chơi các trò chơi dân gian trên lớp, ở nhà. Thì việc trải nghiệm thực tế cho trẻ quan sát đi cùng với bố mẹ qua các hoạt động lễ hội ở địa phương như: Vào đầu xuân ở các bản làng nơi trẻ sinh sống thường tổ chức các trò chơi dân gian: “kéo co, ném còn, mèo đuổi chuột…Từ những trải nghiệm đó trẻ khắc sâu những hình ảnh đẹp từ đó nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ, các con thêm yêu con người, thiên nhiên và biết thể hiện cảm súc của mình thông qua các trò chơi đó. Từ phương pháp phối kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh tôi thấy lớp tôi đã có nhiều chuyển biến. Phụ huynh nhiệt tình cùng tham gia góp phế liệu và làm đồ dùng với cô trẻ có nhiều kĩ năng chơi các trò chơi dân gian, các con còn được trải nghiệm các trò chơi đó một cách tích cực, thể lực của các con phát triển mạnh, vốn từ cũng tăng lên phong phú…Đồng thời phụ huynh thấy được con em mình có sự chuyển biến rõ rệt nên rất yên tâm gửi trẻ đến lớp cho cô. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Trong quá trình một năm học tôi áp dụng các biện pháp “ Một số biện pháp tổ chức hiệu quả trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi B Khu Chính Trường mầm non Thanh Kỳ ” Tôi đã có được những thành công nhất định. Qua khảo sát về các kỹ năng chơi các trò chơi dân gian cho trẻ, cuối năm kết quả đạt được như sau : Bảng khảo sát chất lượng sau khi áp dụng sáng kiến STT Kết quả đạt được Kết quả TST Nộ Đạt Chưa đạt
  19. i dung TS (%) TS (%) 1 Trẻ chơi tốt các trò chơi dân gian. 29 100% 0 0% 2 Biết trải nghiệm với trò chơi dân gian thông qua các hoạt động trong 29 29 100% 0 0% ngày. 3 Trẻ có kĩ năng chơi các trò chơi dân gian. 28 96,6% 1 3,4% 4 Phụ huynh tích cực trao đổi đóng góp và cùng làm đồ chơi tự tạo với 29 100% 0 0% cô. Sau khi áp dụng một số biện pháp hướng dẫn trẻ 5- 6 tuổi chơi tốt các trò chơi dân gian. Trẻ đã có nhiều tiến bộ trong khi trẻ tham gia các trò chơi dân gian, trẻ rất hứng thú chơi trò chơi cùng cô. Trẻ mạnh dạn khi tham gia chơi. Trẻ tự tin nhanh nhẹn, qua trải nghiệm với trò chơi trẻ có ý thức, kĩ luật khi chơi. Bản thân tôi đã rút ra nhiều kinh nghiệm trong việc hướng dẫn trẻ chơi và trải nghiệm với các trò chơi dân gian. Từ đó, trẻ tham gia chơi ở lớp thông qua các hoạt động đã đạt kết quả tốt. Với biện pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi chơi các trò chơi dân gian. Trẻ rất thích thú khi tham gia chơi và trẻ có tính tự tin, linh hoạt, phát triển được các giác quan, phát triển trí nhớ, tư duy, trí tưởng tượng, ngôn ngữ…Để khi trẻ lớn lên các con sẽ có một sức tốt và trở thành những công dân tốt có ích cho xã hội. Đồng nghiệp trong trường đánh giá cao các biện pháp tôi đã áp dụng, nhà trường đã lựa chọn tuyên dương lớp tôi là lớp đi đầu trong việc tổ chức các trò chơi dân gian và chia sẻ để cho các lớp khác học tập và làm theo. Phụ huynh có nhận thức tốt hơn về việc chơi và lựa chọn trò chơi cho trẻ. Đáng mừng hơn là từ những biện pháp tôi đưa ra phụ huynh đã tự sưu tầm nguyên liệu đem đến mà không cần phát động, từ đó đã góp vào việc bảo vệ môi trường , có nhiều đồ dung đồ chơi cho trẻ chơi các trò chơi dân gian. 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận
  20. Là một giáo viên trực tiếp chăm sóc trẻ tôi thấy việc hướng dẫn và cho trẻ trải nghiệm với trò chơi dân gian là một việc làm vô cùng quan trọng, nó có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển toàn diện ở trẻ. Vì vậy, ngay từ những ngày đầu khi tôi vận dụng “ Một số biện pháp tổ chức hiệu quả trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi B Khu Chính Trường mầm non Thanh Kỳ ” vào các hoạt động ở lớp, tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm như sau. Trong giáo dục và chăm sóc nuôi dưỡng, người giáo viên mầm non cần phải tích luỹ kinh nghiệm, tìm tòi, sưu tầm các trò chơi dân gian, đồ dùng đồ chơi phong phú đa dạng. Tuy nhiên, điều quan trọng và quyết định vẫn là sự tận tâm với nghề cùng với sự khéo léo sáng tạo, bởi sự tận tâm ấy sẽ giúp chúng ta có tinh thần học hỏi, sự sáng tạo và điều đó sẽ biến những điều nhỏ nhặt, đơn giản nhất trở nên kỳ diệu đối với trẻ. Cô giáo phải tận tình, nhẹ nhàng hướng dẫn trẻ trải nghiệm với các trò chơi dân gian thường xuyên hàng ngày, tạo cho trẻ tâm lý thoải mái trong các hoạt động, thường xuyên rèn luyện cho trẻ các kĩ năng cơ bản trong các hoạt động học và chơi. Trong quá trình hướng dẫn tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian giáo viên không ngừng sáng tạo, đưa ra những biện pháp mới, áp dụng những biện pháp phù hợp lứa tuổi, chia sẻ, phối hợp cùng phụ huynh và đồng nghiệp để nhân rộng biện pháp hướng dẫn trẻ chơi trò chơi một cách tốt nhất. 3.2. Kiến nghị * Với Phòng giáo dục và đào tạo Trong những năm học tiếp theo ở các lớp tập huấn, để các cô giáo ở các trường có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức trò chơi dân gian để lớp tập huấn, trao đổi những cách tổ chức tốt hay, các giải pháp, biện pháp tốt về cách hướng dẫn chơi các các trò chơi dân gian. Bổ sung trò chơi cho trẻ chơi trong các hoạt động đạt hiệu quả cao. * Với Ban giám hiệu nhà trường Phối kết hợp với các đoàn thể làm tốt công tác xã hội hóa, đầu tư thêm các trang thiết bị, đồ chơi hoạt động ngoài trời, để có điều kiện cơ sở vật chất tốt đảm toàn cho trẻ trong trường mầm non . Trên đây là “Một số biện pháp tổ chức hiệu quả trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi B tại trường mầm non Thanh Kỳ” trong năm học 2021 -2022. Những gì đạt được còn rất khiêm tốn. Kính mong nhận được những nhận xét, góp ý của Hội đồng khoa học các cấp để bản thân tôi có được những kinh nghiệm và phấn đấu làm tốt trong những năm tiếp theo. Tôi xin chân thành cảm ơn !
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2