intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ 5-6 tuổi hoạt động tích cực

Chia sẻ: Mucnang999 Mucnang999 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:15

57
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường đã giúp cho các cháu ngày càng mạnh dạn, tư tin hơn và đã thu hút được sự quan tâm của phụ huynh. Phụ huynh nhận thức rất rõ tầm quan trọng của việc thay đổi hình thức giáo dục cho con em mình, nên đã hỗ trợ tích cực các nguyên vật liệu để tạo môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để nắm một số biện pháp giáo dục cho trẻ!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ 5-6 tuổi hoạt động tích cực

  1. 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài, sáng kiến, giải pháp  Như Bác Hồ đã căn dặn: “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây  Vì lợi ích trăm năm phải trồng người” Lời căn dặn ấy của Người luôn nhắc nhở chúng ta phải luôn luôn chăm  lo cho thế hệ măng non những chủ nhân tương lai của đất nước.  Trong những năm gần đây, Bộ giáo dục và đào tạo luôn chú trọng việc   nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nói chung, chất lượng chăm sóc, giáo   dục trẻ mầm non nói riêng. Đồng thời tiếp tục thực hiện  có hiệu quả các nội  dung hoạt động của chuyên đề “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm”   giai đoạn 2016­2020. Năm học 2018­2019, cấp học mầm non trên cả nước nói  chung và trên  địa bàn huyện nhà nói riêng  đã và đang tiếp tục thực hiện   chuyên đề  “xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ  làm trung tâm”  để  không  ngừng nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm  non trên toàn huyện. Việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là thực sự  cần thiết và quan trọng. Việc này được ví như “người giáo viên thứ hai” trong  công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt   động của trẻ, thông qua đó nhân cách của trẻ  được hình thành và phát triển   toàn diện. Việc tạo môi trường học tập giúp trẻ  có nhiều cơ  hội được trải   nghiệm và hoạt động tích cực, nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân  nhiều hơn, được tự  do khám phá theo ý thích, theo khả  năng của mình, giúp  trẻ phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, các kiến thức kỹ  năng của trẻ được cũng cố và bổ sung.  Để đạt được như vậy đòi hỏi bản thân mỗi một giáo viên phải cố gắng  nỗ lực hết mình, tích cực sáng tạo trong việc xây dựng và trang trí môi trường   trong và ngoài lớp học theo hướng “Lấy trẻ làm trung tâm”, giúp trẻ phát triển   toàn diện. Từ  thực trạng trên bản thân tôi luôn suy nghĩ, tìm ra những biện  pháp “xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ 5­6 tuổi hoạt động  tích cực” nhằm thực hiện tốt phương pháp đổi mới giáo dục mầm non, góp  phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Đây cũng là lí do mà tôi  chọn đề tài “Một số  biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm   1
  2. trung tâm giúp trẻ  5­6 tuổi hoạt động tích cực”   nhằm nâng cao tay nghề  chuyên môn cho bản thân.            1.2. Điêm m ̉ ơi va ph ́ ̀ ạm vi áp dụng của đề tài: 1.2.1. Điểm mới của đề tài:  Năm   học   2018­2019   cấp   học   Mầm   non  đã  phổ   biến  đến   toàn   thể  CBQL, GVMN nội dung sửa đổi, bổ sung của Chương trình GDMN ban hành   kèm theo Thông tư  số  28/2016/TT­BGDĐT, trang bị  tài liệu hướng dẫn thực  hiện Chương trình, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, hỗ trợ giáo viên trong thực  hiện Chương trình. Để  đạt được hiệu quả  cao trong công tác xây dựng môi  trường giáo dục lấy trẻ  làm trung tâm giúp trẻ  5­6 tuổi hoạt động tích cực ,  bản thân tôi đã nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi và lựa chọn các giải pháp phù hợp,  qua đó có được nhiều kiến thức xây dựng môi trường sáng tạo, hấp dẫn, kích   thích hứng thú của trẻ mỗi khi tham gia vào các hoạt động đạt kết quả cao. Điểm mới của đề  tài:  Được học trong môi trường giáo dục lấy trẻ  làm trung tâm, trẻ  sẽ  tích cực, chủ  động tham gia các hoạt động, làm việc   theo nhóm để  được trải nghiệm, trao đổi, chia sẽ  và trình bày ý kiến của  mình. Biết suy nghĩ và vận dụng những điều đã học vào thực tế  cuộc sống,   giải quyết các tình huống mà trẻ gặp phải. Từ đó, trẻ  mạnh dạn, tự  tin, tích  cực, chủ  động, tư  duy, sáng tạo, thích thú tìm tòi, khám phá trong quá trình  tham gia các hoạt động giáo dục ở trường, ở lớp. Giáo viên có khả  năng tự  thiết kế  kế  hoạch giáo dục để  dạy trẻ  đạt  kết quả  tốt nhất. Căn cứ  vào khả  năng, nhu cầu học tập, kinh nghiệm sống   của trẻ  để xác định mục tiêu, nội dung cụ  thể  trong từng hoạt động và đảm  bảo tốt mục tiêu giáo dục đề  ra. Giáo viên có nhiều sáng tạo trong việc đổi   mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động nhằm phát huy tính  tích cực, chủ  động, sáng tạo của trẻ  trong quá trình tham gia các hoạt động  giáo dục tại trường. Có nhiều sáng tạo trong việc trang trí lớp học và làm đồ  dùng, đồ chơi phong phú, đa dạng mang tính giáo dục và thẩm mỹ cao. 1.2.2. Pham vi ap dung c ̣ ́ ̣ ủa đề tài:  Với đề  tài này, tôi đã áp dụng tại trường mầm non nơi tôi công tác  nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm  2
  3. non trong năm học 2018­2019. Đề tài này có thể áp dụng rộng rãi, có hiệu quả  đối với các trường mầm non trên toàn quốc. 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Thực trạng của nội dung cần giải quyết:            Trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có rất nhiều văn bản  hướng dẫn, đưa hình thức giáo dục lấy trẻ làm trung tâm vào thực hiện ở các  trường mầm non. Bám sát các văn bản chỉ  đạo của Bộ, của Sở  Giáo dục và   Đào tạo Quảng Bình, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã có Kế hoạch triển  khai thực hiện phong trào thi đua trong các trường học nói chung và trường   mầm non nói riêng. Một trong những nội dung của phong trào  "Xây dựng   trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm" là công tác xây dựng môi trường giáo  dục lấy trẻ làm trung tâm nhằm góp phần thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chăm  sóc giáo dục trẻ. Thực tế cho thấy việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung  tâm   đã tạo ra một không gian mở cho trẻ, khuyến khích trẻ phát triển tư duy  và phương pháp giải quyết vấn đề. Nếu trẻ  được tạo nhiều cơ  hội tự  tham  gia trải nghiệm khám phá, giải quyết được một số  tình huống có vấn đề  thì  như vậy trẻ sẽ hoạt động tích cực hơn. Căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu kiến thức của từng bài học, từng độ tuổi,  cũng như theo khả năng hứng thú của trẻ, bản thân tôi có thể linh hoạt, sáng  tạo lựa chọn cách bố trí môi trường phù hợp với chủ đề và hình thức tổ chức   hoạt động cho trẻ một cách nhẹ nhàng, đạt kết quả cao. Quá trình thực hiện đề  tài tại lớp mẫu giáo 5­6 tuổi, tôi nhận thấy có  được những thuận lợi và gặp phải một số khó khăn sau: 2.1.1. Thuận lợi   Phòng giáo dục thường xuyên về  trường giúp đỡ  và tư  vấn cho Ban  giám hiệu và giáo viên về chuyên môn cũng như cách xây dựng môi trường và  nề nếp học tập của trẻ. Môi trường tập thể  cán bộ  giáo viên, nhân viên đoàn kết cùng quyết  tâm phấn đấu xây dựng, giữ vững tập thể lao động xuất sắc và trường mầm   non đạt chuẩn Quốc gia.  3
  4. Nhà trường có khuôn viên rộng, có đủ đồ chơi ngoài trời thuận lợi cho   việc thiết kế tạo môi trường cho trẻ hoạt động bên ngoài. Bản thân  có năng lực trình độ  chuyên môn vững vàng,  tâm huyết với  nghề, luôn yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao. Được nhà trường  tạo điều kiện để  tham gia các lớp tập huấn của Sở, Phòng, cụm tổ  chức về  chuyên đề  "Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ  làm trung tâm"  từ  đó đã  tích lũy được kinh nghiệm trong việc lập kế  hoạch giáo dục, xây dựng môi  trường và tổ chức các hoạt động lấy trẻ làm trung tâm có hiệu quả. Việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường đã   giúp cho các cháu ngày càng mạnh dạn, tư tin hơn và đã thu hút được sự quan  tâm của phụ huynh. Phụ huynh nhận thức rất rõ tầm quan trọng của việc thay  đổi hình thức giáo dục cho con em mình, nên đã hỗ  trợ  tích cực các nguyên   vật liệu để tạo môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tốt hơn. Trẻ  chăm ngoan, đi học chuyên cần, lễ  phép, và tham gia tích cực các  hoạt động trên lớp.        2.1.2. Khó khăn: Một số  giáo viên chưa linh hoạt, sáng tạo trong việc vận dụng môi  trường tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động, khám phá, trải nghiệm. Không gian tổ  chức hoạt động cho trẻ  còn chật hẹp. Trẻ  trong cùng  một độ  tuổi, nhưng lại có mức độ  nhận thức và khả  năng chú ý có chủ  định   khác nhau. Nhiều trẻ  còn rụt rè, nhút nhát khi tham gia vào các hoạt động  ở  lớp, chưa mạnh dạn tự tin trong giao tiếp. Kinh phí trong việc mua sắm trang thiết bị, đồ  dùng, đồ  chơi còn hạn   hẹp, tính đồng bộ chưa cao.  2.1.3. Nguyên nhân của thực trạng trên: Năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề  của giáo viên không đồng   đều và còn hạn chế. Do điều kiện kinh tế và hoàn cảnh sống của mỗi gia đình trẻ khác nhau   nên ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của trẻ.            Đa số phụ huynh trẻ trong lớp làm nghề nông và buôn bán nên ít có thời  gian cho trẻ hoạt động giao tiếp với những người xung quanh.           Thời gian dành cho các hoạt động của trẻ còn ít.   2.1.4. Điều tra thực tiễn: 4
  5. Việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ  làm trung tâm  là yêu cầu  xuyên suốt trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục mầm non trong   những năm gần đây. Năm học 2018­2019, nhằm thực hiện có chất lượng, đạt   hiệu quả  nội dung này, Sở, Phòng GD&ĐT đã chỉ  đạo các trường mầm non   đẩy mạnh việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp  với điều kiện thực tế của trường, lớp và khả năng của trẻ.  Để có cơ sở cho việc nghiên cứu của mình, tôi tiến hành điều tra, khảo  sát tình hình của trẻ   ở  lớp tôi đầu năm. Qua điều tra khảo sát kết quả  cho  thấy như sau: Đầu năm Số   Số   Tiêu chí Tổng   Tỉ lệ   trẻ   Tỉ lệ   trẻ   số % chưa   % đạt đạt 1. Trẻ  hoạt động tích cực vào môi  28 11 39,3% 17 60,7% trường trong lớp. 2.   Kỹ   năng   sử   dụng   nguyên   vật  28 12 42,9% 16 57,1% liệu, học liệu trong lớp 3. Hứng thú tham gia hoạt động 28 14 50% 14 50% Trước tình hình thực trạng về  công tác xây dựng môi trường giáo dục   lấy trẻ làm trung tâm. Là một giáo viên, bản thân xác định một số  biện pháp  để xây dựng môi trường giáo dục tốt thông qua việc thực hiện chương trình   giáo dục mầm non lấy trẻ làm trung tâm như sau:  2.2. Các biện pháp thực hiện: 2.2.1. Tăng cường tự  học tập bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho   bản thân. Từ đâu năm hoc, sau khi đ ̀ ̣ ược Ban giám hiệu triển khai tập huấn  nội  dung sửa đổi, bổ sung của Chương trình GDMN ban hành kèm theo Thông tư  số  28/2016/TT­BGDĐT. Công tac t ́ ự  bôi d ̀ ương chuyên môn la vi ̃ ̀ ệc đầu tiên  ́ ̣  và đã tiến hành bôi d tôi luôn chu trong ̀ ương chuyên môn theo kê hoach các n ̃ ́ ̣ ội   dung về  xây dựng kế  hoạch giáo dục năm cho nhóm lớp mình theo thông tư  mới, trong đó chú trọng viêc nâng cao chât l ̣ ́ ượng giao duc lây tre lam trung ́ ̣ ́ ̉ ̀   ̀ ục tiêu hàng đầu là xây dựng được môi trường giáo dục lấy trẻ làm  tâm va m ̉ trung tâm đê nâng cao ch ất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.  5
  6. Qua việc tự nghiên cứu kỹ các nội dung chương trình, sách hướng dẫn  thực hiện chương trình, các tài liệu có liên quan về  chương trình giáo dục   mầm non, bản thân tôi tự  rút ra những  ưu điểm của phương pháp giáo dục   "Lấy trẻ  làm trung tâm" và đưa vào thực hiện  ở  lớp mình từ  việc lập kế  hoạch giáo dục đến việc trang trí môi trường học cho trẻ   sao cho linh hoạt,  sáng tạo va tr ̀ ẻ  được “học bằng chơi, chơi mà học", đam bao nhu câu, h ̉ ̉ ̀ ưnǵ   ́ ̉ ̃ ứa tre.̉ thu cua môi đ 2.2.2. Làm tốt công tác tham mưu mua sắm trang thiết bị,  đồ  dùng   dạy học nhằm tạo môi trường cho trẻ hoạt động lấy trẻ làm trung tâm.  Cơ  sở  vật chất, trang thiết bị, đồ  dùng, đồ  chơi phục vụ  dạy học là  phương tiện để  chuyển tải kiến thức tư  duy cho trẻ.  Đặc biệt   phát triển  chương trình giáo dục mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ  làm trung   tâm thì việc đầu tư CSVC và trang thiết bị đồ dùng, đồ  chơi lại rất cần thiết   để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.             Vào đầu năm học 2018 ­2019 tôi đã cùng giáo viên trong lớp kiểm kê lại  trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ quá trình giáo dục trẻ ở lớp. Sau đó,  căn   cứ   vào   Văn   bản   hợp   nhất   số   01/VBHN­BGDĐT   giữa   Thông   tư  02/2010/TT­BGDĐT  và Thông tư  34/2013/TT­BGD­ĐT của Bộ  trưởng Bộ  Giáo dục và Đào tạo quy định về  danh mục đồ  dùng, đồ  chơi, thiết bị  dạy  học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non, để lên danh mục đồ  dùng đồ  chơi  trong lớp và tham mưu với BGH nhà trường mua sắm bổ sung.  Bên cạnh đó tôi còn tự làm một số đồ dùng, đồ chơi đẹp mắt, hấp dẫn   với trẻ để phục vụ cho quá trình dạy học của mình. Đồng thời động viên, kêu   gọi phụ  huynh đóng góp nguyên vật liệu để  giáo viên làm đồ  dùng. Nhờ  đó,   số  lượng đồ  chơi, đồ  dùng lớp tôi đã được tăng lên và phục vụ  đầy đủ  cho   quá trình hoạt động của trẻ, tạo cho trẻ hứng thú với các hoạt động do cô tổ  chức, nhờ đó chất lượng giáo dục trẻ được nâng lên. 2.2.3.  Xây dựng môi trường thân thiện, gần gũi để  trẻ  được vừa   học, vừa chơi. Trong giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, thì môi trường học tập có ý nghĩa  vô cùng quan trọng đối với việc học tập và tiếp thu kiến thức của trẻ.  Trẻ em  vốn rất hiếu kỳ, chúng tò mò mong muốn được khám phá tất cả mọi vật xung  quanh chúng. Những hình  ảnh, những  ấn tượng mà trẻ  thu nhận được trong   những năm tháng tuổi thơ sẽ hằn sâu trong trí nhớ  suốt cả  cuộc đời của trẻ.  Những điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển sau này của trẻ. Chính  6
  7. vì vậy tôi luôn tâm niệm: Sẽ trang bị cho trẻ một thế giới tự nhiên, một môi   trường học tập tốt nhất ở ngay tại khu vực lớp và trường của trẻ. * Môi trường bên ngoài lớp học: Chúng tôi đã tập trung xây dựng môi trường giáo dục ngoài lớp học  đảm bảo an toàn, đẹp, hấp dẫn trẻ. Hầu hết tất cả  các góc chơi đều được  chúng tôi hết sức quan tâm làm thế  nào để  trẻ  được thỏa sức tham gia chơi   vừa thông qua chơi trẻ được trải nghiệm với tất cả các loại đồ dùng đồ chơi   trong đó. Với diện tích sân vườn thoáng mát, sạch đẹp, có cây xanh bao phủ  đảm bảo là nơi lý tưởng để  bố  trí các khu vực cho trẻ  hoạt động vui chơi,   sinh hoạt, học tập ngoài trời một cách khoa học và phù hợp.  Bố  trí diện tích sân tập thể  dục cho trẻ  toàn trường và khu chơi thể  thao (cột bóng rổ, thang leo, sân chơi bóng đá mini…); khu vực chơi với đồ  chơi ngoài trời (cầu trượt, đu quay, bập bênh, nhà bóng…); khu vực chơi  “giao thông”; khu vực chơi với đất, cát, nước, đá, sỏi…để cho trẻ được khám  phá trải nghiệm; khu vực trẻ trồng rau, trồng cây và chăm sóc cây cối, những  con vật đáng yêu; khu chơi với các nhân vật cổ tích, hay còn gọi là “vườn cổ  tích”; Xây dựng góc “ Thư viện xanh”. Đến đây trẻ như lạc vào thế giới của  những câu chuyện cổ  tích, những bài thơ, ca dao, đồng giao... trẻ  được trải   nghiệm và mô phỏng lại kỹ năng đọc sách, xem sách, tô tranh, xem ảnh...  Ngoài ra, môi trường giáo dục ngoài lớp học nhà trường đã chú trọng  công tác tận dụng các nguồn nguyên vật liệu sẵn có  ở  địa phương để  trẻ  khám phá, đặc biệt là nguồn nguyên liệu tự  nhiên và phế  liệu.  Môi trường  ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao chất  lượng chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ.  * Môi trường trong lớp học: Trong lớp học không thể  thiếu những góc chơi của trẻ, do đó để  lớp  học thêm lôi cuốn trẻ  các cô giáo cần tạo nên một môi trường lớp học với   những   màu   sắc   sinh   động,   những   nhân   vật   ngộ   nghĩnh…   Môi   trường   có  không gian, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thực  hàng ngày của trẻ, luôn thay đổi để  tạo ra sự  hấp dẫn mới lạ  đối với trẻ.  Trước hết tôi làm đẹp môi trường lớp học từ cách bố  trí, sắp xếp trong lớp,  trưng bày đồ dùng, đồ chơi sao cho hấp dẫn đẹp mắt mà vẫn gọn gàng ngăn   nắp.   Xây dựng các góc hoạt động khác nhau trong lớp nhằm tạo điều kiện  cho trẻ  hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ  được nhiều hơn, hình thức   7
  8. hoạt động phong phú, đa dạng hơn. Giúp trẻ  tìm hiểu và khám phá cái mới,   hoạt động với đồ vật và rèn luyện kỹ năng. Trong lớp, tôi đã bố  trí các góc chơi di động tháo lắp dễ dàng. Các góc  chơi được bố trí góc yên tĩnh xa góc hoạt động ồn ào. Ví dụ: Góc xây dựng và góc phân vai  ở  gần nhau và xa góc sách, góc  xây dựng tránh lối đi lại. Góc tạo hình gần nguồn nước, góc thiên nhiên  ở  ngoài  hiên. Các góc có khoảng rộng, cách nhau hợp lý để  bảo đảm an toàn và vận  động của trẻ. Tạo ranh giới giữa các góc hoạt động      Ví dụ: Sử dụng giá dựng đồ chơi quay lại tạo thành ranh giới cho góc   chơi. Ranh giới ở các góc không che tầm nhìn của trẻ và không cản việc quan   sát của giáo viên Thay đổi vị  trí các góc sau mỗi chủ  đề  để  tạo cảm giác mới lạ, kích   thích hứng thú của trẻ. Đặt tên các góc phải đơn giản, dễ hiểu và phù hợp với  nội dung từng chủ  đề  đang thực hiện, tên góc rõ ràng để  tích hợp lồng ghép   chữ cái.   Ví dụ: Khi thực hiện chủ đề “Gia đình” góc  sách có thể đặt “Thư viện  của gia đình bé”  nhưng khi sang chủ đề  “ thế giới thực vật” góc sách có thể  đặt “ Thư viện của các loại cây”.. Trang trí góc trưng bày sản phẩm của trẻ: Tôi sắp xếp vị  trí đủ  rộng,  dễ nhìn để  làm góc trưng bày sản phẩm của trẻ. Có hình ảnh minh hoạ  ngộ  nghĩnh, tên gọi gần gũi, hấp dẫn trẻ như: Họa sỹ tý hon, Ai khéo tay hoặc bé  thích bài nào... Tôi bố trí giá sách chủ yếu là sách vẽ con vật, cây cối, hoa lá, quả  hạt   … Tranh ảnh vừa tầm với của trẻ để trẻ có thể xem sách (có que chỉ cho việc   đọc các chữ cái trong sách ). Sắp xếp các hộp đựng vỏ cây khô hoa lá ép khô,   các loại hạt … Có gắn nhãn mác và hình ảnh rõ ràng để trẻ dễ nhận thấy, trẻ  được chơi và làm được những sản phẩm từ  những đồ  chơi  ấy. Ngoài ra tôi  cũng dùng vỏ  hến,  ốc trai, sò … vệ  sinh sạch sẽ  vừa làm đồ  dùng, đồ  chơi  phong phú vừa rẻ tiền vừa dễ kiếm.           Khi trang trí lớp bao giờ tôi cũng chú ý tới những mảng tường lớn trong   góc chơi, hoặc những mảng trung tâm mà trẻ  thường hoạt động để  trang trí.   Các mảng này vừa được sử  dụng để  trang trí vừa được gắn những hình ảnh  rất ngộ  nghĩnh, sinh động. Từ  những nguyên vật liệu đơn giản, dễ  kiếm tôi  8
  9. đã cắt, vẽ  dán trang trí những hình  ảnh ngộ  nghĩnh, có hiệu quả  giáo dục.  Như những cây nổi có kích cỡ lớn để trang hoàng cho lớp học của mình. Ví dụ:  Tôi chọn một góc sáng dễ  quan sát để  sân khấu rối và biểu  diễn âm nhạc. Từ nguyên vật liệu như bìa cát tông, vải vụn, giấy nhún đã làm  nổi bật hẵn góc chơi để  trẻ  hoạt động. Bất cứ  ai bước vào lớp học cũng bị  thu hút sự chú ý bởi góc chơi này. Đây chính là một loại phương tiện đồ dùng   để  cho trẻ  được trải nghiệm, được khám phá, nó sẽ  hấp dẫn hơn nhiều khi  trẻ tham gia hoạt động. Ngoài ra các mảng phụ tôi đã dùng để trang trí những   hình  ảnh theo từng chủ đề cụ  thể để  trẻ dược cảm nhận sự  vật hiện tượng   một cách tự nhiên.             Khu vực ngoài hiên, tôi xây dựng góc thiên nhiên là nơi dành cho các  hoạt động chăm sóc cây cối: Nhặt cỏ, bắt sâu, tưới nước, ngoài ra còn là nơi  tìm đọc các loại sách về thiên nhiên, các tranh ảnh về thế giới tự nhiên. Ở nơi  đó có những chậu hoa, có bể  cá để  trẻ  tham gia câu cá. Có nơi gieo hạt và   những cây leo, dàn hoa giấy. Ở đây các bé được đắm mình thực sự trong thế  giới tự nhiên của trẻ, khiến cho trẻ bị hấp dẫn, bị thu hút, từ đó trẻ đã có thể  cảm nhận sự vật hiện tượng, được trải nghệm chúng một cách tự nhiên nhất.  Các đồ dùng đồ chơi trong các góc phải phong phú và được sắp vừa tầm đối   với trẻ để trẻ tự lấy, tự cất, tự hoạt động. 2.2.4. Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tạo điều   kiện để trẻ được tham gia vào các hoạt động và trải nghiệm. Ở trẻ sự hứng thú, tò mò, khám phá là vô tận vì vậy bản thân tôi không  ngừng tạo mọi điều kiện cho trẻ  phát huy khả  năng của mình. Trẻ  không chỉ  được trải nghiệm  ở môi trường trong và ngoài lớp mà còn được tự  mình tham  gia vào các hoạt động sáng tạo như sử dụng nguyên vật liệu để làm ra những   sản phẩm trang trí lớp. Tùy vào từng chủ đề khác nhau mà trẻ có thể cùng cô  làm ra những sản phẩm khác nhau.  Ví dụ: Ở chủ đề “Các hiện tượng tự nhiên”: Cô cho trẻ khám phá, trải  nghiệm, tự tay mình dùng các kỹ năng xé, dán để tạo thành đám mây đen, hạt  mưa, tia nắng… cô cho trẻ tạo hình dán ông mặt trời từ nhiều nguyên vật  liệu và những đám mây xanh. Với chủ  đề  lễ  hội 20/11 và 8/3 thì cô cho trẻ  cùng nhau làm thiệp từ  nhiều nguyên vật liệu khác nhau. Sau đó, sử dụng thiệp của trẻ trang trí ở góc  bán hàng. 9
  10. Còn với chủ đề thực vật thì cô và trẻ cùng nhau tô màu những rau, củ,   quả  để  trang trí góc chủ  đề. Hay với chủ  đề  lễ  hội “Mùa xuân” cô cùng trẻ  làm những cây hoa mai, hoa đào, cùng nhau treo bao lì xì lên cây để trước lớp.   Ngoài ra, cô cùng trẻ  làm các loại bánh như: bánh tét, bánh chưng; làm các  kẹo. Bên cạnh đó, trẻ  có thể  cùng cô tô màu các con vật cho tiết dạy học   “Chữ  số  9” hoặc cùng nhau để  làm một ngôi nhà của Anh và em trong câu  chuyện “Hai anh em” … Ngoài ra trẻ có thể tự mình khám phá những thay đổi của cây khi trẻ  tự  gieo những loại hạt mà trẻ  thích và chăm sóc xem nhóm nào sẽ  phát triển tốt   hơn. Mỗi nhóm là 2 chậu: 1 chậu để ở trong bóng tối và 1 chậu để ở ngoài ánh   nắng. Qua đó, trẻ biết được những loại cây, hoa, rau khác nhau sẽ có thời gian  nãy mầm khác nhau, trẻ biết được quá trình phát triển của cây. Ngoài ra, trẻ còn   biết cây phát triển tươi tốt được không chỉ nhờ có sự  chăm sóc của con người   như  là tưới nước, bón phân, bắt sâu mà các yếu tố  tự  nhiên của ánh sáng mặt  trời cũng không kém phần quan trọng đối với cây. Khi cây thiếu ánh sáng mặt   trời thì màu lá cây sẽ không xanh tươi mà ngã thành màu vàng nhạt. Trẻ sẽ trực tiếp pha màu và tập dán các thẻ hình màu tương ứng, trẻ  sẽ  ngừng pha màu khi đã đủ các màu trong tranh của trẻ. Ví dụ: Màu đỏ  pha với màu vàng sẽ  tạo thành màu cam thì trẻ  lấy thẻ  hình màu đỏ + màu vàng =  màu cam. Có thể nói việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong  trường mầm non là thực sự cần thiết và quan trọng nhằm thỏa mãn nhu cầu vui  chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và   phát triển toàn diện. Một môi trường sạch sẽ, an toàn sẽ  kích thích trẻ  hoạt  động tích cực, sáng tạo. 2.2.5.  Tuyên truyền và phối hợp với các bậc cha mẹ trẻ. Để  xây dựng được một môi trường giáo dục lấy trẻ  làm trung tâm thì  công tác tuyên truyền và phối hợp với cha mẹ  trẻ  đóng vai trò quan trọng  trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại trường. Làm tốt công tác tuyên truyền  và phối hợp với cha mẹ trẻ: thông qua các buổi qua họp cha mẹ và trò chuyện  trực tiếp ở giờ đón, trả trẻ. Trong các buổi họp cha mẹ trẻ của lớp tôi đã trực  tiếp trao đổi phổ biến để hiểu rõ tầm quan trọng của việc đổi mới nội dung,   10
  11. hình thức tổ  chức, phương pháp giáo dục trẻ, những định hướng, mục tiêu  chương trình giáo dục mầm non lấy trẻ làm trung tâm. Ví dụ: Trao đổi với cha mẹ trẻ về điều kiện đầu tiên để có thể giúp giáo   viên đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ là phải xây dựng được môi trường   mở cho trẻ hoạt động.  Môi trường mở là môi trường mà trẻ  được hoạt động với những nguyên  vật liệu đã qua sử dụng nhưng phải đảm bảo tính an toàn cho trẻ. Cũng như trẻ  sẽ được trải nghiệm, vui chơi thông qua các góc trang trí của lớp và trẻ được vui  chơi dưới sự gợi ý, hướng dẫn của cô. Do đó, rất cần sự quan tâm, chia sẻ, giúp  đỡ từ các bậc cha mẹ trẻ, trong mỗi một chủ đề giáo dục của lớp cần phải có rất   nhiều nguyên liệu để tạo môi trường học tập vì vậy cần có sự hỗ trợ nguyên vật   liệu, sách báo, chai nhựa,… của cha mẹ trẻ để có nhiều đồ dùng, tư liệu cho trẻ  hoạt động và học tập. Ngoài ra, tôi và cha mẹ trẻ còn cùng nhau kết hợp cho trẻ  trải nghiệm bằng việc cho trẻ tự gieo hạt, chăm sóc cây và thu hoạch khi nó lớn.  Qua đó trẻ sẽ biết yêu quý và giữ gìn những gì tự tay mình làm ra, cũng như của   người khác. Không chỉ thế vào các buổi đón trả, trẻ trong ngày, tôi còn trò chuyện với  cha mẹ  trẻ về  các góc hoạt động trong lớp có sử  dụng sản phẩm của trẻ  tự  làm ra qua hoạt động một ngày ở trường. Tôi còn trao đổi với cha mẹ trẻ các   nội dung trẻ học trong ngày thông qua góc bố mẹ cần biết và hướng dẫn cha  mẹ  trẻ  cách ôn luyện, cũng cố  cũng như  cung cấp vốn hiểu biết cho trẻ tại  gia đình. Hướng dẫn cha mẹ  trẻ  dạy trẻ  kỹ  năng cất dép, kỹ  năng sử  dụng   kéo, kỹ năng vẽ, tô màu, cách cầm sách, cầm bút, đọc sách, mở lật từng trang,  rồi tư thế ngồi học,… để phối hợp dạy trẻ tại nhà. Bằng những hình thức trên, đã nâng cao nhận thức của cha mẹ trẻ trong   việc cùng nhà trường chăm sóc, giáo dục trẻ. Cha mẹ trẻ ngày càng tin tưởng  vào chất lượng chăm sóc giáo dục của nhà trường, sẵn sàng hỗ  trợ  khi nhà  trường, giáo viên cần có sự giúp đỡ.        2.3. Kêt qua đat đ ́ ̉ ̣ ược: Sau một quá trình thực hiện biện pháp xây dựng môi trường giáo dục   lấy trẻ làm trung tâm. Bản thân tôi đã không ngừng sáng tạo và tạo mọi điều  kiện để trẻ tôi được thực hành, trải nghiệm và đạt được kết quả như sau:           * Đối với trẻ: 11
  12. Cuối năm Số   Số   Tiêu chí Tổng   Tỉ lệ trẻ   Tỉ lệ trẻ   số  % chưa    % đạt đạt 1. Trẻ hoạt động tích cực vào môi  28 26 92,9% 2 7,1% trường trong lớp. 2.   Kỹ   năng   sử   dụng   nguyên   vật  28 27 96,4% 1 3,6% liêu, học liệu trong lớp 3. Hứng thú tham gia hoạt động 28 28 100% * Đối với giáo viên: Xây dựng tạo môi trường cho trẻ hoạt động phù hợp với độ  tuổi mầm  non, và mục tiêu giáo dục của độ  tuổi. Giáo viên đã sử  dụng sản phẩm của  trẻ  vào việc tạo môi trường cho trẻ  tham gia vào các hoạt động lấy trẻ  làm   trung tâm.   Giáo viên biết cách sắp xếp môi trường học tập phù hợp với độ tuổi và  khả năng phát triển của trẻ. Có sự  sáng tạo trong việc trang trí, sắp xếp môi  trường giáo dục cho trẻ hoạt động và trẻ được trải nghiệm từ trang trí đó.  Giúp giáo viên có nhận thức đầy đủ hơn về vai trò và sự cần thiết của   việc xây dựng môi trường cho trẻ  hoạt động. Ngoài ra, trong quá trình thực  hiện giúp cho giáo viên thêm phần khéo léo, sáng tạo trong việc thiết kế các  góc hoạt động, làm đồ  dùng đồ  chơi, trang trí lớp theo chủ  đề  phù hợp với   mục tiêu chương trình giáo dục mầm non. Tạo cơ  hội để  giáo viên trao đổi,  chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau và có ý tưởng sáng tạo trong việc tổ chức các   hoạt động.            * Đối với phụ huynh:        Phụ huynh cảm thấy mãn nguyện với thành công của trẻ, tin tưởng vào  kết quả giáo dục của nhà trường, không chê bai chỉ trích cô giáo mà ngược lại   cha mẹ  biết thông cảm, chia sẻ  những khó khăn của cô giáo, cung cấp vật   liệu, phụ giúp cô giáo trang trí lớp, làm đồ chơi.          Phụ huynh ngày càng quan tâm, đã có nhận thức cao trong việc chăm sóc   giáo dục trẻ. Phụ huynh biết vận dụng kiến thức khoa học để chăm sóc  giáo  dục trẻ hợp lý, phù hợp với độ tuổi đồng thời đưa trẻ đến lớp chuyên cần và  đảm bảo thời gian.     12
  13. 3. KẾT LUẬN 3.1. Ý nghĩa của đề tài:    Có thể  nói, xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ  làm trung tâm thể  hiện được vị  trí của trẻ  và vai trò của giáo viên trong việc tổ  chức các hoạt   động giáo dục  ở bậc học mầm non.  Việc xây dựng môi trường giáo dục dục  lấy trẻ  làm trung tâm trong trường mầm non là thực sự  cần thiết và quan   trọng có vai trò đặc biệt đối với sự phát triển của trẻ: giúp trẻ thỏa mãn nhu  cầu nhận thức, tìm tòi khám phá thế  giới xung quanh, trẻ  học được cách cư  xử ­ giao tiếp, hợp tác cùng bạn. Môi trường học tập phong phú, đa dạng giúp  trẻ có cơ hội lựa chọn hoạt động phù hợp khả năng và ý thích của mình, từ đó  trẻ mạnh dạn, tự tin giải quyết tốt các nhiệm vụ được giao.  Giúp giáo viên có nhận thức đầy đủ  hơn về  vai trò và sự  cần thiết của  việc xây dựng môi trường cho trẻ  hoạt động. Ngoài ra, trong quá trình thực  hiện giúp cho giáo viên thêm phần khéo léo, sáng tạo trong việc thiết kế các  góc hoạt động, làm đồ  dùng đồ  chơi, trang trí lớp theo chủ  đề  phù hợp với   mục tiêu chương trình giáo dục mầm non.              3.2. Kiến nghị, đề xuất: Có thể  nói, việc xây dựng môi trường giáo dục dục lấy trẻ  làm trung  tâm trong trường mầm non cho đội ngũ giáo viên là việc làm thực sự cần thiết   và quan trọng. Việc nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm hiện  nay cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Vì vậy tôi xin có một vài đề  xuất nhỏ như sau:           *  Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo:            Tăng cường tổ chức hội thảo theo các chuyên đề về  “xây dựng trường   mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, tập trung chú trọng đến công tác xây dựng  môi trường giáo dục để  cho giáo viên được thường xuyên giao lưu trao đổi   kinh nghiệm lẫn nhau.  Tham mưu với lãnh đạo các cấp có sự  hỗ  trợ  kinh phí mua sắm trang  thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi cho các cháu. *  Đối với nhà trường:  Tham mưu tích cực với lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể để nhằm tăng  trưởng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học. Thường xuyên tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham quan học tập kinh  nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.  13
  14. Tích cực tham mưu với các cấp, ban ngành xã nhằm tuyên truyền nhân  dân thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục để tăng trưởng cơ sở vật chất  cho trường mầm non nhằm đáp  ứng yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện   nay.    *  Đối với giáo viên:  Tăng cường công tác tự học tự bồi dưỡng thông qua các chuyên đề, hội  thảo, hội thi đạt kết quả cao.     Trên đây là “Một số  biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy  trẻ  làm trung tâm giúp trẻ  5­6 tuổi hoạt động tích cực”  mà bản thân đã  thực hiện trong thời gian qua, phần nào đã góp phần nâng cao chất lượng  trong việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non. Trong quá trình tích lũy  kinh nghiệm và viết đề  tài không tránh khỏi những khiếm khuyết, hạn chế  rất mong được sự  góp ý của hội đồng khoa học các cấp để   sáng kiến kinh  nghiệm này được hoàn thiện và đầy đủ hơn.              Tôi xin chân thành cảm ơn./. 14
  15.                  XÁC NHẬN CỦA HĐKH NHÀ TRƯỜNG XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT LỆ THỦY 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2