intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp làm và sử dụng đồ dùng, đồ chơi sáng tạo từ sỏi, đá cho trẻ mẫu giáo

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:16

18
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm "Một số giải pháp làm và sử dụng đồ dùng, đồ chơi sáng tạo từ sỏi, đá cho trẻ mẫu giáo" được thực hiện nhằm giúp trẻ được thao tác, được hoạt động, trải nghiệm, được thể hiện những nhu cầu cá nhân, được phát triển cân đối, hài hòa từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp làm và sử dụng đồ dùng, đồ chơi sáng tạo từ sỏi, đá cho trẻ mẫu giáo

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến sở giáo dục và đào tạo tỉnh Ninh Bình Tôi ghi tên dưới đây: Tỷ lệ (%) Ngày, Trình độ Chức đóng góp TT Họ và tên tháng, Nơi sống chuyên vụ vào việc năm sinh môn tạo ra SK - Tổ 18, phường - Giáo Trung Sơn, viên 1 Ngô Thị Ngân 29/10/1983 - Đại học - 100% thành phố mẫu Tam Điệp, giáo Ninh Bình I. TÊN SÁNG KIẾN, LĨNH VỰC ÁP DỤNG 1. Tên sáng kiến: Một số giải pháp làm và sử dụng đồ dùng, đồ chơi sáng tạo từ sỏi, đá cho trẻ mẫu giáo. 2 Lĩnh vực áp dụng: Áp dụng trong các hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo. II. NỘI DUNG * Cơ sở lý luận - Theo ý kiến của các chuyên gia, các nhà giáo dục: Cách tiếp cận tốt nhất để giáo dục trẻ đó là lấy trẻ làm trung tâm và ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực. Riêng đối với trẻ mầm non thì phương pháp “ Học bằng chơi, chơi mà học” sẽ mang lại hiệu quả cao khi có sự hỗ trợ trẻ theo hướng mở, dựa trên sự hứng thú và những gì trẻ thích trải nghiệm. - Bất kể một trẻ em nào cũng đều có nhu cầu chơi và rất yêu quý đồ chơi, trẻ sống và hành động cùng với đồ chơi. Chính những đồ chơi này giúp trẻ được thao tác, được hoạt động, trải nghiệm, được thể hiện những nhu cầu cá nhân, được phát triển cân đối, hài hòa từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện. * Cơ sở thực tiễn - Hiện nay ở hầu hết các trường mầm non, giáo viên rất tích cực làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo từ những nguyên vật liệu có sẵn, góp phần làm phong phú, đa dạng hơn về các loại đồ dùng, đồ chơi trong nhà trường đồng thời giảm chi phí mua sắm nhờ tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có. - Xung quanh chúng ta có rất nhiều các nguyên vật liệu để tạo ra các loại đồ dùng, đồ chơi khác nhau. Với mỗi loại đồ dùng, đồ chơi thì đều cung cấp cho
  2. 2 trẻ một kỹ năng tuyệt vời nào đó. Tuy nhiên việc giáo viên lựa chọn nguyên liệu, cách làm và sử dụng đồ dùng, đồ chơi tự tạo trong các hoạt động giáo dục chưa thực sự hiệu quả. 1. Giải pháp cũ thường làm 1.1: Giải pháp - Giáo viên tìm kiếm các nguyên vật liệu có sẵn để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Những nguyên liệu chủ yếu giáo viên hay sử dụng là: Giấy, bìa các tông, các vỏ hộp nhựa đã sử dụng - Đồ dùng, đồ chơi tự tạo là do giáo viên tranh thủ làm ngoài giờ và trẻ không tham gia vào việc làm ra những đồ dùng, đồ chơi này. - Đồ dùng,đồ chơi tự tạo mà giáo viên làm ra chưa được sử dụng nhiều. * Tôi đã tiến hành khảo sát về thực trạng làm và sử dụng đồ dùng, đồ chơi tự tạo của 40 giáo viên và 30 trẻ mẫu giáo trong trường mầm non Trung Sơn mà tôi đang làm viêc. - Nội dung khảo sát: + Nhận thức của giáo viên về vai trò, mục đích của việc hướng dẫn trẻ làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo cùng cô. + Cách sử dụng đồ dùng, chơi tự tạo. Bảng 1 CÓ KHÔNG NỘI DUNG KHẢO STT SÁT Số Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ lượng Nhận thức của giáo viên về mức độ quan trọng 30/40 10/40 1 trong việc hướng dẫn trẻ (Giáo 75% (Giáo 25% làm đồ dùng, đồ chơi tự viên) viên) tạo cùng cô Giáo viên có thường 15/40 25/40 xuyên hướng dẫn trẻ làm 2 (Giáo 37,5% (Giáo 62,5% đồ dùng, đồ chơi tự tạo viên) viên) cùng cô không? Mức độ linh hoạt, sáng 13/40 27/40 tạo của giáo viên trong sử 3 (Giáo 32,5 % (Giáo 67,5 % dụng đồ dùng, đồ chơi tự viên) viên) tạo. Mức độ hứng thú của trẻ 18/30 12/30 4 đối với đồ dùng, đồ chơi 60% 40% (Trẻ) (Trẻ) tự tạo.
  3. 3 1.2 Ưu điểm, nhược điểm và những tồn tại cần khắc phục Trong quá trình khảo sát và dựa trên bảng kết quả khảo sát cho thấy những ưu điểm và hạn chế gặp phải trong quá trình giáo viên làm và sử dụng đồ dùng, đồ chơi tự tạo như sau: * Ưu điểm: + Giáo viên đã tích cực trong việc tìm kiếm các nguyên vật liệu tự nhiên để làm các loại đồ dùng, đồ chơi cho trẻ + Góp phần làm phong phú hơn về các loại đồ dùng, đồ chơi trong trường mầm non + Phát huy được tính sáng tạo của cô giáo. * Nhược điểm và những tồn tại cần khắc phục + Nhiều đồ dùng, đồ chơi tự tạo chỉ sử dụng được trong một thời gian ngắn, khó bảo quản và dễ hỏng. + Do quỹ thời gian ít, giáo viên thường tranh thủ làm đồ dùng, đồ chơi vào giờ nghỉ trưa, buổi tối nên ảnh hưởng đến sức khỏe và hiệu quả công việc. + Phần lớn đồ dùng, đồ chơi chỉ do mình giáo viên làm, chưa tạo cơ hội cho trẻ được tham gia làm đồ dùng, đồ chơi cùng với cô. + Cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi chưa linh hoạt, sáng tạo, đồ chơi còn mang tính chất trưng bày nhiều hơn là cho trẻ hoạt động. Dựa trên những cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn cùng với những kinh nghiệm trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ, tôi đã tìm ra cho mình biện pháp để khắc phục những hạn chế nêu trên và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ đó là: “Một số biện pháp làm và sử dụng đồ dùng, đồ chơi sáng tạo từ sỏi đá cho trẻ mẫu giáo” 2. Giải pháp mới cải tiến 2.1 Giải pháp 1: Hướng dẫn trẻ làm đồ dùng, đồ chơi từ sỏi đá cùng cô - Sỏi đá vốn rất gần gũi với chúng ta. Những viên sỏi với nhiều màu sắc, hình khối luôn hấp dẫn, gợi trí tưởng tượng cho trẻ. Việc sử dụng chúng để làm đồ chơi vừa dễ tạo hình lại có độ bền rất cao. Từ những viên sỏi tưởng trừng như đơn điệu sau khi được tô vẽ đã trở thành những miếng dưa hấu, quả dâu tây, con ong, con bọ dừa, ổ gà con hay những “bạn” búp bê ,…thật sinh động và mới lạ khiến trẻ vô cùng thích thú. ( Hình 1, 2, 3, 4) - Quy trình làm đồ dùng, đồ chơi từ sỏi đá như sau: * Chuẩn bị vật liệu: + Chọn những viên đá, sỏi có bề mặt nhẵn, không góc cạnh sắc nhọn
  4. 4 + Sơn màu arglic, cọ vẽ, khăn lau * Cách thực hiện: + Bước 1: Rửa đá, sỏi để làm sạch bụi bẩn + Bước 2: Dùng bút chì vẽ tạo hình theo ý thích trên viên đá + Bước 3: Tô màu theo hình đã vẽ + Bước 4: Dùng máy sấy khô hoặc để khô tự nhiên Sử dụng màu arglic để tạo hình trên sỏi đá có ưu điểm là màu nhanh khô, lên màu rất đẹp, độ bền cao, không bị phai màu khi gặp nước, đồ chơi làm xong có thể sử dụng được trong tất cả các hoạt động, các lĩnh vực giáo dục trẻ. . H.1 H.2 H.3 H.4
  5. 5 Những viên sỏi mộc và sau khi đã được vẽ, tô màu thành đàn gà, những bạn búp bê, miếng dưa hấu, quả dâu tây. - Vì sao nên cho trẻ làm đồ dùng, đồ chơi từ sỏi đá cùng với cô? Bởi vì: + Đồ dùng, đồ chơi tự tạo vốn khác biệt với đố chơi mua sẵn ở chỗ: Trẻ hoàn toàn có thể tham gia vào quá trình làm ra những đồ dùng, đồ chơi đó. Sẽ thật tiếc nếu chỉ mình cô làm hết những đồ dùng, đồ chơi này cho trẻ vì như vậy là cô đã để mất đi cơ hội trải nghiệm thú vị của trẻ về nguyên liệu và cách làm ra đồ dùng, đồ chơi. + Khi cùng cô làm những đồ dùng, đồ chơi từ sỏi đá trẻ được thỏa sức sáng tạo, từ đó trí tưởng tượng của trẻ thêm phong phú, khả năng tư duy phát triển, cùng với các kỹ năng vận động tinh, kỹ năng tạo hình cũng được hình thành và củng cố. + Thực tế cho thấy khi trẻ được cùng cô khám phá nguyên vật liệu, cùng cô tạo ra những đồ dùng, đồ chơi thì trẻ sẽ thêm yêu quý, nâng niu, giữ gìn đồ chơi hơn cho dù đồ chơi của trẻ làm ra chưa được đẹp nhưng trẻ vẫn rất thích. + Cho trẻ làm đồ dùng, đồ chơi cùng với cô sẽ đỡ mất thời gian hơn so với việc cô làm một mình, từ đó giảm áp lực phải làm đồ dùng, đồ chơi ngoài giờ cho giáo viên.
  6. 6 H.5- Cô đang hướng dẫn trẻ cùng làm đồ chơi từ sỏi, đá - Một số giáo viên còn e ngại khi cho trẻ cùng làm đồ dùng, đồ chơi vì sợ trẻ sẽ làm hỏng, làm xấu, làm bẩn,…Nhưng khi trẻ làm bị hỏng, bị xấu, bị bẩn, …chính là trẻ đã học được rất nhiều kinh nghiệm và những kỹ năng cần thiết. Điều quan trọng là chúng ta đang tạo ra cơ hội để trẻ được trải nghiệm và kết quả ở đây không phải là cô đã làm được bao nhiêu đồ dùng, đồ chơi mà chính là cô đã cho trẻ được làm gì? Học được gì từ những đồ dùng, đồ chơi này? Đó mới đúng là những trải nghiệm thực sự mang lại hiệu quả giáo dục cao. - Để thực hiện hiệu quả biện pháp này giáo viên cần: + Giới thiệu với trẻ về các nguyên vật liệu, khuyến khích trẻ cùng tìm kiếm mang đến lớp. + Lên kế hoạch trước khi hướng dẫn trẻ làm: Cô cho trẻ làm đồ dùng, đồ chơi gì? Bước nào cô làm? Bước nào để trẻ thực hiện? Tùy theo độ tuổi và khả năng của trẻ mà cho trẻ thực hiện các bước từ dễ đến khó.
  7. 7 VD: Tạo hình con ong ( hình 6):Với trẻ 3 tuổi cô cho trẻ chọn những viên sỏi có dạng tròn, cho trẻ chỉ tô màu vàng lên toàn bộ viên sỏi (cô vẽ thêm đầu, vẽ mắt, cánh và các sọc đen ở thân). Với trẻ 4 tuổi trẻ: Tô màu vàng viên sỏi, vẽ thêm các sọc đen ở thân ( cô chỉ cần vẽ thêm cánh và mắt). Còn với trẻ 5 tuổi trẻ có thể làm được một con ong đầy đủ các bước: Tô màu vàng cho viên sỏi, vẽ mắt, cánh,, sọc đen trên bụng. H.6 – Những con ong được làm từ sỏi + Thời gian, địa điểm cho trẻ làm đồ dùng, đồ chơi (trong các hoạt động tạo hình hay những hoạt động khác? Làm trong giờ hoạt động góc, hoạt động ngoài trời hay hoạt động chiều? Làm trong lớp học hay ở ngoài trời?...) + Không áp đặt trẻ mà luôn luôn tạo cơ hội, tình huống để trẻ được sáng tạo, được trải nghiệm nhiều cảm xúc trong quá trình làm. VD: Cùng một viên sỏi cô có thể hỏi trẻ: Con nhìn xem viên sỏi này có hình dạng như thế nào? Với hình dáng tròn tròn như vậy các con tưởng tượng xem có thể làm được thành cái gì? Con gì? Trẻ được thoải mái nêu ý tưởng và cách làm sau đó cô hướng dẫn trẻ thực hiện để làm thành đồ dùng, đồ chơi mà trẻ thích. (Hình 7)
  8. 8 H.7- Những viên sỏi có dạng tròn được làm thành những đồ chơi khác nhau VD: Cùng một viên sỏi đã được cô tô màu đỏ nhưng cô có thể để trẻ được thoải mái sáng tạo bằng các cách khác nhau để biến viên sỏi đó thành miếng dưa hấu hay quả dâu tây. (Hình 8) + Cần chú ý đến tính mở của đồ dùng, đồ chơi trong quá trình cho trẻ cùng làm. Tính mở của đồ dùng, đồ chơi tự tạo thể hiện ở chỗ: Có đồ dùng, đồ chơi cô đã làm hoàn thiện, và đồ dùng, đồ chơi chưa hoàn thiện để kích thích trẻ phát hiện, tìm ra cách hoàn thiện đồ dùng, đồ chơi đó. H.9: Những con bọ dừa H.10: Gà mẹ và gà con VD: Khi cho trẻ làm con bọ dừa, tôi cố tình vẽ thiếu những chấm tròn trên lưng chúng để trẻ tự phát hiện và tìm ra cách hoàn thiện con bọ dừa.(Hình 9) VD: Cô để con gà mái đã được tạo hình từ viên sỏi to bên cạnh những viên sỏi tròn nhỏ còn để mộc; Sau đó gợi ý để trẻ tô màu làm thành quả trứng hoặc con gà con mà trẻ thích. (Hình 10) Khi thực hiện biện pháp và cách làm trên, trẻ vô cùng thích thú, tò mò và hứng thú làm đồ dùng, đồ chơi từ sỏi, đá cùng cô. 2.2 Giải pháp 2: Sử dụng đồ chơi làm từ sỏi đá trong các hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo.
  9. 9 2.2.1 Sử dụng đồ dùng, đồ chơi làm từ sỏi đá trong các hoạt động học Đồ dùng, đồ chơi từ sỏi đá có thể sử dụng được ở tất cả các hoạt động học của trẻ mẫu giáo như hoạt động tạo hình, hoạt động làm quen với toán, làm quen với chữ cái, hoạt động âm nhạc,…. Việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi làm từ sỏi, đá như thế nào trong các hoạt động học để mang lại hiệu quả cao nhất, phát huy hết giá trị của đồ dùng, đồ chơi đòi hỏi giáo viên phải giành thời gian quan sát, tìm hiểu về mỗi loại đồ dùng, đồ chơi, về khả năng nhận thức của trẻ ở mỗi độ tuổi và hứng thú của trẻ trong lớp mình; Từ đó có những linh hoạt, sáng tạo trong cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi. - Cùng một loại đồ chơi nhưng được ứng dụng trong các hoạt đông học ở từng độ tuổi khác nhau. VD: Cùng là những con bọ dừa làm từ viên sỏi nhưng khi đưa vào sử dụng trong hoạt động học của trẻ thì ở mỗi độ tuổi lại có sự khác nhau: Trẻ 3 - 4 tuổi: Trong giờ học xếp hình trẻ chơi trò chơi “ Bọ dừa cõng bạn” – Trẻ học cách xếp chồng khéo léo.(Hình 11) Trẻ 4 – 5 tuổi: Trong giờ học nhận biết kích thước to - nhỏ, giờ học nhận biết số lượng, trẻ chơi trò chơi “ Bọ dừa xếp hàng” – nhận biết kích thước to nhỏ và đếm số lượng. (Hình 12) Trẻ 5 – 6 tuổi: Trong giờ học nhận biết số lượng, trẻ chơi đếm số lượng chấm tròn trên lưng con bọ dừa và đặt số tương ứng. (Hình 13) H. 11 H.12 H.13 - Cùng một đồ dùng, đồ chơi nhưng được sử dụng linh hoạt ở nhiều lĩnh vực giáo dục trẻ: Với mỗi loại đồ dùng, đồ chơi được làm ra từ sỏi đá tôi luôn quan sát, suy nghĩ, cố gắng tìm ra nhiều cách ứng dụng nhất có thể để đưa vào nhiều hoạt động học ở nhiều lĩnh vực chứ không chỉ dừng lại ở một hoạt động học nào đó. VD: Với đàn gà mẹ và gà con mà cô và trẻ tạo ra từ những viên sỏi trong giờ học tạo hình hôm nay thì hôm sau trẻ có thể dùng để minh họa cho bài thơ “ Mười quả trứng tròn” hay minh họa cho các câu chuyện khác hoặc cũng
  10. 10 có thể sử dụng để tập đếm trong tiết làm quen với toán hay trong giờ học khám phá môi trường xung quanh,… - Luôn ưu tiên sử dụng trò chơi khi đưa những đồ dùng, đồ chơi từ sỏi, đá vào trong các hoạt động học. Bởi trẻ mầm non “ Học bằng chơi, chơi mà học” vì vậy khi dùng các bài tập tình huống, các trò chơi sẽ kích thích trẻ hứng thú hơn với những đồ dùng, đồ chơi này. VD: Trong giờ học làm quen với chữ cái, thay bằng yêu cầu trẻ đọc các chữ cái được vẽ trên viên sỏi một cách đơn điệu thì mặt sau của viên sỏi tôi vẽ thêm các khuôn mặt cảm xúc và tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Những chữ cái vui nhộn”. Khi chơi trẻ phải phát âm các chữ cái, nếu đúng sẽ được lật mặt sau lên và biểu thị cảm xúc trên mặt (vui, buồn, tức giận,…) theo hình vẽ.( Hình 14, 15, 16) H.14 H.15 H.16 Bé chơi trò chơi “Những chữ cái vui nhộn” VD: Trong giờ kể chuyện “Ba chú lợn con” để gợi hứng thú cho trẻ cô có thể cho ba chú lợn con, con chó sói, ba ngôi nhà vào một chiếc túi vải kín cho trẻ chơi trò chơi “ Chiếc túi kỳ lạ” để trẻ đoán tên câu truyện . Trẻ sẽ vô cùng bất ngờ và hứng thú và hào hứng dùng đồ chơi để cùng cô kể câu chuyện “Ba chú lợn con”. 2.2.2 Sử dụng đồ dùng, đồ chơi làm từ sỏi đá trong các hoạt động khác Không chỉ được sử dụng trong các hoạt động học mà những đồ dùng, đồ chơi làm từ sỏi đá còn được sử dụng ở các hoạt động khác như hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động ngày hội, ngày lễ,…Tùy theo điều kiện ở từng lớp học và ở mỗi chủ đề cô có thể lựa chọn sử dụng đồ dùng, đồ chơi từ sỏi, đá sao cho phù hợp và phát huy được hết giá trị của đồ dùng, đồ chơi này. - Một số ví dụ sử dụng đồ dùng, đồ chơi từ sỏi, đá trong giờ chơi ở các góc:
  11. 11 + Góc phân vai: Các bé dùng những quả dâu tây, miếng dưa hấu hay những bạn búp bê,…được làm từ sỏi, đá để chơi bán hàng.( Hình 17) + Góc dân gian: Trẻ dùng những viên sỏi đã được tô vẽ để chơi ô ăn quan, cắp cua bỏ giỏ,…(Hình 18)) + Góc sách truyện: Dùng đồ chơi từ sỏi đá để minh họa cho những bài thơ, câu truyện trẻ kể. + Góc thiên nhiên: Dùng những viên sỏi có vẽ hình hoa lá hay các chữ cái để ghép thành tên cây và để biển ký hiệu nhận biết các loại cây hoa. + Góc xây dựng: Trẻ có thể dùng những con vật, bông hoa,… từ sỏi đá để xếp mô hình khi chơi xây dựng. H.17 H.18 - Trong giờ chơi ở ngoài trời: + Dùng những viên sỏi nhẵn xếp thành con đường nhỏ ở góc vận động ngoài trời cho trẻ đi trên đó để trẻ được thư giãn và cảm nhận cảm giác của đôi bàn chân sau những phút nô đùa,chạy nhảy ngoài trời. + Trẻ dùng những viên sỏi, đá đã tô màu để chơi ở góc chơi với cát, nước, sỏi ngoài trời. - Trong hoạt động ngày hội, ngày lễ: + Trong ngày hội thể dục thể thao của nhà trường, những viên đá sỏi cũng được sử dụng làm thành những đồ dùng, đồ chơi trong các trò chơi vận động cho trẻ.
  12. 12 + Trong ngày hội “Chợ xuân”, trẻ có thể cùng cô làm những bức tranh từ sỏi, đá để bày bán.(Hình 19) H.19: Cô và bé với gian hàng “Sắc xuân” cùng những bức tranh làm từ sỏi, đá. Khi sử dụng đồ dùng, đồ chơi từ đá, sỏi vào các hoạt động như hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động ngày hội, ngày lễ cô giáo cũng cần phải nghiên cứu để có những thay đổi từ vị trí sắp xếp đồ chơi theo chủ đề, theo tuần, làm sao để với mỗi loại đồ chơi có thể được sử dụng nhiều nhất, trong nhiều hoạt động nhất, phát huy được hết giá trị sử dụng của đồ dùng, đồ chơi và khả năng sáng tạo của trẻ. VD: Với những con búp bê, tuần này cô có thể bày ở góc phân vai cho trẻ chơi bán hàng, tuần sau cô chuyển sang để ở góc sách truyện để trẻ dùng minh họa khi kể chuyện, đọc thơ hay cũng có thể dùng trưng bày trong ngày hội “Chợ xuân” (Hình 20)
  13. 13 H. 20: Các “bạn” búp bê đáng yêu làm từ những viên sỏi, đá 3. Tính mới, tính sáng tạo của biện pháp 3.1 Tính mới - Đồ dùng, đồ chơi làm từ sỏi, đá là loại đồ dùng, đồ chơi mới được biết đến và có nhiều ưu điểm: + Nguyên liệu dễ tìm, có thể huy động nguồn nguyên liệu trong gia đình trẻ; cách làm đơn giản ( cả cô và trẻ đều có thể làm được). + Đồ dùng, đồ chơi từ sỏi, đá có độ bền cao và dễ dàng làm sạch khi cho trẻ sử dụng.
  14. 14 - Tiết kiệm thời gian, kinh phí để làm ra đồ dùng, đồ chơi cho trẻ trong các hoạt động. 3.2 Tính sáng tạo - Luôn tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm trong quá trình làm ra những đồ dùng, đồ chơi từ sỏi, đá ( trẻ được sáng tạo làm đồ dùng, đồ chơi cùng với cô) - Cách sử dụng linh hoạt, sáng tạo đã phát huy được khả năng sáng tạo của cả cô và trẻ và phát huy được hết giá trị của loại đồ dùng, đồ chơi này. III. HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ KẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC 1. Hiệu quả kinh tế: - Không tốn kém, tiết kiệm nguyên liệu. - Với mỗi bộ đồ chơi bằng sỏi, đá có thể làm lợi 2.000.000 đồng ( hai triệu đồng) 2. Hiệu quả xã hội: - Nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong các trường mầm non, tạo hứng thú cho trẻ khi tham gia vào các hoạt động giáo dục. - Góp phần làm phong phú đa dạng các loại đồ dùng, đồ chơi tự tạo - Mở ra một hướng mới trong việc lựa chọn nguyên liệu, cách làm và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi tự tạo cho giáo viên mầm non. 3. Kết quả đạt được Kết quả khảo sát sau khi áp dụng biện pháp - Nội dung khảo sát: + Nhận thức của giáo viên về vai trò, mục đích của việc hướng dẫn trẻ c làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo cùng cô. + Cách sử dụng đồ dùng, chơi tự tạo. Bảng 2 CÓ KHÔNG NỘI DUNG KHẢO STT Số SÁT Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ lượng Nhận thức của giáo viên về mức độ quan trọng 39/40 1/40 1 trong việc hướng dẫn trẻ (Giáo 97,5 % (Giáo 0,25 % làm đồ dùng, đồ chơi tự viên) viên) tạo cùng cô
  15. 15 Giáo viên có thường 32/40 8/40 xuyên hướng dẫn trẻ làm 2 (Giáo 80% (Giáo 20% đồ dùng, đồ chơi tự tạo viên) viên) cùng cô không? Mức độ linh hoạt, sáng tạo 30/40 10/40 3 của giáo viên trong sử dụng (Giáo 75 % (Giáo 25 % đồ dùng, đồ chơi tự tạo. viên) viên) Mức độ hứng thú của trẻ 27/30 3/30 4 đối với đồ dùng, đồ chơi 90% 10% (Trẻ) (Trẻ) tự tạo. - Dựa trên bảng khảo sát trên cho thấy kết quả đạt được: + Nâng cao được nhận thức của giáo viên về vai trò, mục đích của việc cho trẻ làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo cùng cô + Giáo viên đã có nhiều linh hoạt, sáng tạo trong việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi tự tạo, phát huy được hết giá trị của đồ dùng đồ chơi + Tạo được hứng thú cho trẻ nhiều hơn trong các hoạt động giáo dục IV. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 1. Điều kiện áp dụng - Áp dụng dễ dàng các giải pháp ở mọi điều kiện. 2. Khả năng áp dụng - Những đồ dùng, đồ chơi làm từ sỏi đá này hầu hết giáo viên mầm non đều có thể cùng trẻ làm được, chỉ cần có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình và chịu khó. - Cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi từ sỏi đá trong tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo có thể áp dụng rộng rãi trong tất cả các lớp học mẫu giáo trong trường mầm non. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu tránh nhiệm trước pháp luật ./. Trung Sơn ngày 22 tháng 4 năm 2021 XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO Người nộp đơn ĐƠN VỊ CƠ SỞ Ngô Thị Ngân
  16. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2