intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp thực hiện văn hóa ứng xử trong nhà trường mầm non 3

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

37
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm "Một số giải pháp thực hiện văn hóa ứng xử trong trường mẩm non 3" sẽ giúp đội ngũ GV-NV nhà trường nhận thức sâu rộng và thực hiện tốt văn hóa ứng xử trong nhà trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp thực hiện văn hóa ứng xử trong nhà trường mầm non 3

  1. I. TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: "Một số giải pháp thực hiện văn hóa ứng xử trong nhà trường mầm non 3” II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI, MÔ TẢ NỘI DUNG: 1/ Lí do chọn đề tài:   Khi nói tới “văn hóa ứng xử”, chúng ta có thể hiểu nôm na, đó là những cái hay, cái đẹp được tích lũy thành giá trị, thành chuẩn mực trong ứng xử, trong giao tiếp. Có nhiều khía cạnh ứng xử: giữa thầy cô và trẻ, giữa trẻ và trẻ; giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp cũng như giữa thầy cô và phụ huynh. Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học nhằm tạo chuyển biến căn bản về ứng xử văn hóa của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên để phát triển năng lực, hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa; xây dựng văn hóa trường học lành mạnh, thân thiện; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo; góp phần xây dựng con người Việt Nam: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo. Quy tắc ứng xử của cán bộ, giáo viên, phụ huynh và trẻ có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với chất lượng cuộc sống và hiệu quả hoạt động của nhà trường. Văn hóa học đường được biểu hiện ở các khía cạnh như giao tiếp, ứng xử văn hóa thông qua công tác giảng dạy, học tập, hoạt động tập thể, vui chơi... Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quan tâm ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai xây dựng văn hóa học đường, văn hóa ứng xử, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, giáo dục thẩm mỹ cho nhà giáo, người học nhằm xây dựng môi trường sư phạm, môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, lành mạnh trong các cơ sở giáo dục. Trong những năm qua, văn hóa ứng xử trong nhà trường được ngành giáo dục quan tâm và chú trọng. Qua thực tế ở đơn vị trường tôi trong những năm qua việc thực hiện văn hóa ứng xử của toàn thể giáo viên, nhân viên trong nhà trường chưa được quan tâm, chưa nhận thức sâu và còn xem nhẹ,... 2/ Mô tả nội dung: Ngày 03/10/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1299/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018- 2025”. Điều này cho thấy, văn hóa ứng xử trong trường học là vấn đề hết sức quan trọng, được cả xã hội quan tâm. Nhận thức rõ vị trí và tầm quan trọng của văn hóa ứng xử trong nhà trường đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trường mầm non 3 đã xây dựng, soạn thảo và ban hành bộ quy tắc ứng xử trong môi trường học đường, trong đó quy định cụ thể những việc nên làm và không nên làm trong các mối quan hệ ứng xử, thể hiện thông qua trang phục, ngôn ngữ, hành vi ứng xử. Về phía đội ngũ CB-GV-NV nhà trường: Sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp thực hiện văn hóa ứng xử trong trường mẩm non 3”. Sẽ giúp đội ngũ GV-NV nhà trường nhận thức sâu rộng và thực hiện tốt văn hóa ứng xử trong nhà trường. Về phía lãnh đạo nhà trường: Để thực hiện văn hóa ứng xử trong nhà trường luôn đạt hiệu quả thì lãnh đạo cần phải: Ban hành quy tắc ứng xử trong nhà trường theo quyết định 1299/QĐ-TTg ngày 03/10/2019; Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12/4/2019; triển khai và tổ chức thực
  2. hiện đến 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và trẻ bộ quy tắc ứng xử, trong quá trình thực hiện thì lãnh đạo phải làm gương trước cho tập thể noi theo, phải thường xuyên kiểm tra, giám sát và điều chỉnh kế hoạch. Sơ kết, rút kinh nghiệm và biểu dương gương điển hình trong đơn vị đồng thời nhắc nhở, phê bình những cá nhân chưa thực hiện tốt hoặc cố tình vi phạm. 2.1 Khảo sát thực tế cho thấy: ĐẦU NĂM NỘI DUNG Số GV-NV Tỷ lệ Việc xem nhẹ (không quan tâm) đến văn hóa ứng 17/42 40.47% xử trong nhà trường của đội ngũ Nhận thức của đội ngũ về văn hóa ứng xử 15/42 35.71% Được tuyên truyền, phổ biến, bồi dưỡng, học tập 20/42 47.61% các vần đề liên quan đến văn hóa ứng xử Là một Hiệu trưởng, bản thân tôi nhận thức được tầm quan trọng trong việc thực hiện văn hóa ứng xử của toàn thể giáo viên, nhân viên, phụ huynh và trẻ trong nhà trường, tôi đã băn khoăn, lo lắng luôn tìm ra một số giải pháp chỉ đạo cho tập thể nhà trường. Chính vì những lý do trên tôi chọn đề tài: “ Một số giải pháp thực hiện văn hóa ứng xử trong nhà trường mầm non 3”. 2.2 Nguyên nhân - Thuận lợi: - Đa số đội ngũ CB-GV-NV đoàn kết nhất trí, trình độ chuyên môn vững vàng. Đội ngũ CB-GV-NV nhà trường đầy đủ cho các bộ phận nhằm phục vụ tốt việc chăm sóc, nuôi dưỡng và phát triển nhà trường. - Nhà trường đã xây dựng bộ quy tắc ứng xử và triển khai kịp thời đến toàn thể đội ngũ trong đơn vị thực hiện. - Bản thân tôi luôn được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo PGD-ĐT, Đảng ủy, UBND, HĐND, ban ngành, đoàn thể và Ban đại diện cha mẹ trẻ. - Khó khăn - Đội ngũ GV-NV đa số là nữ nên trong ứng xử quá thoải mái mà không nghỉ đến hình thành thói quen xấu. - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhân viên hợp đồng chưa cao, độ tuổi chênh lệch nhiều nên trong quá trình ứng xử, giao tiếp chưa khéo léo với nhau. Trong quan hệ ứng xử với đồng nghiệp, phụ huynh và khách đến làm việc đôi khi còn thiếu chuẩn mực về tác phong, thái độ, hành vi, ngôn ngữ. - Một số phụ huynh phó mặc việc dạy dỗ con em cho nhà trường. Trong quan hệ ứng xử với đồng nghiệp, phụ huynh và khách đến làm việc đôi khi còn thiếu chuẩn mực về tác phong, thái độ, hành vi, ngôn ngữ.
  3. - Một số nhà giáo, nhân viên trong nhà trường chưa chuẩn mực trong giao tiếp ứng xử, có hành vi và thái độ ứng xử thiếu kiềm chế, xúc phạm tinh thần, thể chất trẻ. 2.3 Đề ra giải pháp - Công tác tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức về văn hóa ứng xử tại đơn vị - Xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử trong trường học. - Nâng cao năng lực ứng xử văn hóa và năng lực giáo dục văn hóa ứng xử. - Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong xây dựng văn hóa ứng xử. 2.4 Những nội dung cần đạt - 100% GV-NV phải được tuyên truyền, phổ biến, học tập các vấn đề liên quan đến văn hóa ứng xử, môi trường văn hóa trong gia đình, nhà trường và cộng đồng. Được bồi dưỡng nâng cao năng lực ứng xử văn hóa và có năng lực tốt trong tổ chức giáo dục văn hóa ứng xử trong trường học. - 100% đội ngũ quan tâm đến văn hóa ứng xử. - 100% đội ngũ nhận thức và ứng xử đúng đắn với nhau trong nhà trường. - Nhà trường phải đạt tiêu chuẩn xanh, sạch, đẹp, an toàn, lành mạnh, thân thiện, góp phần xây dựng môi trường văn hóa trong nhà trường. III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN “SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM” Hình ảnh người thầy từ xưa luôn là chuẩn mực của cái hay, cái đẹp, cái mực thước, nghiêm túc, của sự kính trọng và lòng biết ơn trong mỗi phụ huynh, trẻ và toàn xã hội. Từ cách đi, đứng, nói năng, ăn mặc, ứng xử với những người xung quanh, từ những bài giảng mỗi ngày đến lớp, khi họ mỗi ngày gần gũi, uốn nắn, chia sẻ với trẻ mình…, ấn tượng về họ có thể theo trẻ suốt cả cuộc đời và là nét văn hóa đẹp cho nhà trường. Trong trường học, thầy cô xưng hô với nhau, trước mặt học trò, có lẽ do thói quen, nhiều khi suồng sã thái quá (ông bà, mày tao…). Thầy cô ăn mặc vào trường đôi khi không được đẹp và mô phạm. Có thể là váy đầm lộng lẫy, có thể là trang phục rất thời trang, nhưng không phù hợp học đường. Thầy cô đối xử với nhau, đôi khi không chuẩn mực, thậm chí lên zalo, facebook nói xấu, mạt sát nhau. Thầy cô đối xử với trẻ, nhiều lúc, không công bằng, có thể do những nguyên nhân rất riêng tư (không thích tính cách em đó, …). Thầy cô giao tiếp với trẻ, lắm lúc không chuẩn mực, mày mày tao tao, phạt đánh, phạt quỳ, hoặc có khi lại quá thân thiết đến mức nhạy cảm…thực ra trẻ rất hồn nhiên khi về nhà là khoe với người thân (ông, bà, cha, mẹ,..) rằng hôm nay con thấy cô ôm bạn này và hôn bạn kia. Thầy cô vốn là tấm gương cho trẻ noi theo, gương không trong, trẻ sẽ không noi theo được mà cũng không có tình cảm tốt. Ðể công tác xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử trong nhà trường thật sự có hiệu quả, bản thân tôi đã đề ra một số giải pháp sau: 1/ Công tác tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức về văn hóa ứng xử tại đơn vị. Để đội ngũ nắm rõ bộ quy tắc ứng xử, nhà trường đã tuyên truyền sâu rộng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong đội ngũ nhà giáo, nhân viên, phụ huynh và cộng đồng về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục đạo
  4. đức, lối sống, văn hóa ứng xử trong trường học; về mục đích, ý nghĩa, biện pháp, trách nhiệm của nhà trường, gia đình người học, tổ chức, đoàn thể, chính quyền địa phương đối với việc xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học; về thái độ, hành vi, ngôn ngữ, chuẩn mực của người học, nhà giáo, cán bộ, nhân viên trong trường học. Tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước, yêu thương con người và truyền thống văn hóa ứng xử của dân tộc ta; nêu gương cán bộ, nhà giáo, nhân viên và người đứng đầu nhà trường trong xây dựng văn hóa ứng xử, các cá nhân điển hình, mô hình nhà trường thực hiện tốt công tác xây dựng văn hóa ứng xử. Hình thức tuyên truyền phải đa dạng, phong phú thông qua tập huấn, họp hội đồng sư phạm, tọa đàm ,… Với giải pháp này thì hiện nay 100% đội ngũ đã được tuyên truyền phổ biến nắm rõ bộ quy tắc ứng xử và đã có thái độ, hành vi, ngôn ngữ, chuẩn mực. 2/ Xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử trong trường học. Căn cứ vào quy tắc ứng xử trong trường học mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị. Hiệu trưởng xây dựng dự thảo bộ quy tắc ứng xử trong nhà trường. Tổ chức lấy ý kiến đóng góp hoàn chỉnh bộ quy tắc. Khi đã được đóng góp hoàn chỉnh thì Hiệu trưởng ban hành bộ quy tắc và công khai trên trang web, bảng tuyên truyền, zalo nhóm, Email nội bộ, đặc biệt làm biểu bảng và gắn nơi cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh dễ thấy, dễ đọc để mỗi ngày đến trường đều nhìn thấy và thực hiện cho tốt. Bộ Quy tắc ứng xử trong trường học quy định cụ thể những việc nên làm và không nên làm trong các mối quan hệ ứng xử của các chủ thể trong nhà trường thể hiện thông qua trang phục, ngôn ngữ, hành vi ứng xử. Bộ Quy tắc ứng xử được xây dựng phải ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thực hiện, phù hợp với đơn vị. Cụ thể: + Ứng xử của cán bộ quản lý nhà trường: Cán bộ quản lý nhà trường ứng xử với trẻ: Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, yêu thương, trách nhiệm, bao dung, tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, lắng nghe và động viên, khích lệ trẻ. Không xúc phạm, ép buộc, trù dập, bạo hành trẻ. Cán bộ quản lý nhà trường ứng xử với giáo viên, nhân viên: Ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, khích lệ, động viên; nghiệm túc, gương mẫu, đồng hành trong công việc; bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm và phát huy năng lực của giáo viên và nhân viên; đoàn kết, dân chủ, công bằng, minh bạch. Không hách dịch, gây khó khăn, xúc phạm, định kiến, thiên vị, vụ lợi, né tránh trách nhiệm hoặc che dấu vi phạm, đỗ lỗi. hỗ trợ, hợp tác, chia sẻ, thân thiện. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà, vụ lợi. Cán bộ quản lý nhà trường ứng xử với phụ huynh: Ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, hỗ trợ, hợp tác, chia sẻ, thân thiện. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà, vụ lợi. Cán bộ quản lý nhà trường ứng xử với khách đến trường: Ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, lịch sự. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà. + Ứng xử của Giáo viên Giáo viên ứng xử với trẻ: Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, khen hoặc phê bình phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh; mẫu mực, bao dung, trách nhiệm, yêu thương, tôn trọng
  5. sự khác biệt, đối xử công bằng, tư vấn, lắng nghe và động viên khích lệ trẻ, tích cực phòng, chống bạo lực học đường; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Không xúc phạm, gây tổn thương, vụ lợi, không trù dập, định kiến, bạo hành, xâm hại, không thờ ơ, né tránh hoặc che dấu các hành vi vi phạm của trẻ. Giáo viên ứng xử với cán bộ quản lý: Ngôn ngữ tôn trọng, trung thực, cầu thị, tham mưu tích cực và thể hiện rõ chính kiến, phục tùng sự chỉ đạo, điều hành và phân công của lãnh đạo theo quy định. Không xúc phạm, gây mất đoàn kết, không thờ ơ, né tránh hoặc che dấu các hành vi sai phạm của cán bộ quản lý. Giáo viên ứng xử với đồng nghiệp và nhân viên: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, thân thiện, cầu thị, chia sẻ, hỗ trợ, tôn trọng sự khác biệt, bảo vệ uy tín, danh dự và nhân phẩm của đồng nghiệp, nhân viên. Không xúc phạm, vô cảm, gây mất đoàn kết. Giáo viên ứng xử với phụ huynh: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, tôn trọng, thân thiện, hợp tác, chia sẻ. Không xúc phạm, áp đặt, vụ lợi. Giáo viên ứng xử với khách đến trường: Ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà. + Ứng xử của Nhân viên Nhân viên ứng xử với trẻ: Ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, khoan dung, trách nhiệm, giúp đỡ yêu thương, tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng. Không xúc phạm, gây tổn thương, vụ lợi, không trù dập, định kiến, bạo hành, xâm hại. Nhân viên ứng xử với cán bộ quản lý, giáo viên: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, tôn trọng, hợp tác, chấp hành các nhiệm vụ được giao. Không né tránh trách nhiệm, xúc phạm, gây mất đoàn kết, vụ lợi. Nhân viên ứng xử với đồng nghiệp: Ngôn ngữ đúng mực, hợp tác thân thiện. Không xúc phạm, gây mất đoàn kết, né tránh trách nhiệm. Nhân viên ứng xử với phụ huynh và khách đến trường: Ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà. + Ứng xử của phụ huynh Phụ huynh ứng xử với trẻ: Ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng, chia sẻ, khích lệ, thân thiện, yêu thương. Không xúc phạm, bạo lực. Phụ huynh ứng xử với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: Tôn trọng, trách nhiệm, hợp tác, chia sẻ. Không bịa đặt thông tin, không xúc phạm tinh thần, danh dự, nhân phẩm. Phụ huynh ứng xử với phụ huynh: Chào hỏi niềm nở, chỉ dẫn, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của cha mẹ trẻ, giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo,… Giữ vững mối quan hệ; thường xuyên trao đổi để cùng phối hợp giáo dục trẻ tiến bộ; tạo mọi điều kiện giúp đỡ trẻ tích cực tham gia các hoạt động, nhưng không lợi dụng tình cảm hoặc tiền bạc của phụ huynh, vụ lợi cá nhân làm mất uy tín nhà giáo. + Ứng xử của khách đến trường Khách đến trường ứng xử với trẻ: Ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng, thân thiện. Không xúc phạm, bạo lực.
  6. Khách đến trường ứng xử với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: Đúng mực, tôn trọng. Không bịa đặt thông tin, Không xúc phạm tinh thần, danh dự, nhân phẩm. Hiệu trưởng có trách nhiệm quán triệt đến toàn thể cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên và người học biết và thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử. Tổ chức cho đội ngũ cam kết thực hiện bộ quy tắc ứng xử trong nhà trường; Đưa vào tiêu chuẩn thi đua hàng tháng để nhận xét, đánh giá; Xây dựng chế độ khen thưởng và kỷ luật hợp lý, công bằng sẽ động viên, kích thích được đội ngũ cán bộ, giáo viên và trẻ thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống. Bên cạnh đó, Hiệu trưởng giao trách nhiệm cho Công đoàn, Chi đoàn, tổ trưởng,… thường xuyên phổ biến, quán triệt nội dung Bộ Quy tắc ứng xử trong trường học trong các buổi họp, sinh hoạt chuyên môn, các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, hoạt động của Ban đại diện cha mẹ trẻ,…Lồng ghép những câu chuyện ý nghĩa, những vở kịch hay, những vấn đề mang tính thời sự, chủ đề giáo dục truyền thống đã làm lay động trong tâm hồn mọi người từ đó mỗi cá nhân có ý thức rèn luyện bản thân để sống tốt hơn. Qua những lần tổ chức, bản thân từng cá nhân rút ra nhiều bài học bổ ích về đạo đức và kỹ năng sống, có ý thức rèn luyện cách ứng xử ngày càng có văn hóa hơn. Phát huy tính gương mẫu của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên và trách nhiệm của người đứng đầu nhà trường trong xây dựng văn hóa ứng xử; chú trọng xây dựng nhân cách người thầy. Đẩy mạnh giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phong cách cho cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, trẻ; tạo nền tảng về nhận thức và hành động để xây dựng môi trường văn hóa và ứng xử văn hóa trong trường học. Bổ sung, hoàn thiện nội dung giáo dục văn hóa ứng xử trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường, trong các chuyên đề lễ giáo, hoạt động giáo dục... để hình thành và phát triển ở trẻ em ý thức, hành vi ứng xử phù hợp với độ tuổi (lễ phép, kính trọng, yêu thương cô giáo, ông bà, cha mẹ; yêu quý anh, chị, em, bạn bè, thật thà, mạnh dạn, hồn nhiên, yêu cái đẹp). Tự bản thân thầy cô giáo phải thường xuyên tâm niệm nghề giáo của mình là cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Giáo dục một người thầy tốt, được cả một thế hệ”. Cho nên, phải rèn luyện sao cho xứng đáng với cái cao quý của nghề, luôn rèn đức, luyện tài, luôn ý thức mình phải chuẩn mực trong lời ăn, tiếng nói, trang phục, cử chỉ, xứng đáng là tấm gương sáng cho trẻ noi theo. Tổ chức chuyên đề, nêu gương, tuyên dương những điển hình tiêu biểu trong văn hóa ứng xử học đường nói riêng và những cái hay, cái đẹp của nghề giáo nói chung cần luôn luôn được quan tâm thực hiện. Các cá nhân hoặc nhóm lớp giáo dục văn hóa ứng xử hiệu quả cho trẻ cần được nhân rộng một cách có thực chất, hiệu quả, góp phần tuyên truyền, đẩy lùi cái xấu, nhân rộng cái đẹp, xây dựng tượng đài đẹp về hình ảnh người thầy, về nét đẹp văn hóa học đường. Nhà trường đã ra quyết định số 116/QĐ-MN3 quyết định ban hành bộ quy tắc ứng xử trong trường mầm non 3. Hiện nay 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh đã nắm rõ và thực hiện tốt bộ quy tắc ứng xử trong trường mầm non 3. 3/ Nâng cao năng lực ứng xử văn hóa và năng lực giáo dục văn hóa ứng xử. Bồi dưỡng và nâng cao đạo đức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên vào đầu năm học và hàng tháng trên các cuộc họp Hội đồng sư phạm. Tiếp tục thực hiện tốt cuộc
  7. vận động học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Qua đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên. Kỹ năng giao tiếp hành chính của nhân viên văn phòng và kỹ năng giao tiếp với phụ huynh của giáo viên và nhân viên phục vụ bán trú. Việc bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng giao tiếp là cơ sở quan trọng nhất tạo sự chuyển biến trong hành vi ứng xử của đội ngũ, đặc biệt đối với những bộ phận liên quan trực tiếp tới tiếp công dân, giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân, cụ thể: - Ứng xử giữa thầy với thầy: Người làm công tác giảng dạy trong trường mầm non hiện nay khá áp lực với những yêu cầu cao của xã hội, của cha mẹ trẻ, vì vậy xung đột chắc chắn sẽ nảy sinh. Khi đó, năng lực giao tiếp và ứng xử sư phạm còn hạn chế của người giáo viên sẽ khiến họ dễ rơi vào trạng thái bị động về mặt tâm lý và phản ứng theo những cách thức không phù hợp, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Điều cần thiết nhất hiện nay là cải thiện mối quan hệ giữa thầy giáo cùng với các đồng nghiệp thông qua các giải pháp giúp giáo viên nâng cao văn hóa ứng xử học đường hay chính năng lực giao tiếp và ứng xử sư phạm của thầy cô đối với mọi người xung quanh. - Ứng xử giữa thầy với trò: Từ trước đến nay, chúng ta vẫn nghe nhiều về đạo thầy - trò. Quan hệ thầy trò xưa nay là mối quan hệ đáng kính và đáng trân trọng. Nhưng ngày nay nhiều học trò đã không thể làm đủ lễ nghi với thầy cô, thiếu sự tôn trọng với thầy cô, coi thường việc học. Ở đâu đó chúng ta còn thấy những thầy giáo không đủ tư cách làm tấm gương, những cô giáo thiếu tinh thần trách nhiệm, những học trò bàng quan với việc học, với tương lai. Thậm chí, nhiều vụ bạo hành học đường xảy ra gây ảnh hưởng xấu đến chuẩn mực đạo đức thầy-trò. Có một số thầy cô giáo chưa đáp ứng năng lực và theo kịp sự biến động về tâm lý của trẻ, cá biệt còn có biểu hiện thiếu trách nhiệm, cứng nhắc, chưa chia sẻ với trẻ. Những lệch chuẩn trong văn hóa ứng xử đang làm dư luận “nóng” mỗi ngày. Vậy trước tình hình thực tế thì người thầy cần có cách ứng xử đúng mực, cách ứng xử của thầy với trò phải nghiêm túc nhưng vẫn gần gũi, chuẩn mực và vẫn độ lượng, bao dung. Như vậy sẽ tạo ra niềm tin yêu, sự say mê và hứng khởi cho cả người học và người dạy, đồng thời hiệu quả giáo dục vẫn tốt mà nghĩa thầy trò không bị mất đi. - Ứng xử giữa thầy cô với cha mẹ trẻ: Hầu hết những mâu thuẫn giữa giáo viên và cha mẹ trẻ trong suốt những năm học vừa qua khiến dư luận bức xúc có nguyên nhân xuất phát từ khả năng giao tiếp và ứng xử chưa tốt của các thầy cô giáo. Nguyên nhân của hiện tượng này đến từ quan hệ ngày một lỏng lẻo giữa giáo viên, nhân viên và cha mẹ trẻ. Các thầy cô giáo mắc lỗi thường không tạo dựng được sự liên kết tích cực với cha mẹ trẻ của mình và khiến phụ huynh hiểu sai về thầy cô, dẫn đến các sự việc đáng tiếc. Để giải quyết triệt để vấn đề này trong tương lai, không cách gì tốt hơn là phải nhanh chóng nâng cao năng lực ứng xử sư phạm cho giáo viên, nhân viên hay chính là nâng cao văn hóa ứng xử học đường cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường bằng những giải pháp căn cơ. Nhà trường cần một bộ quy tắc ứng xử học đường là cần thiết để định hướng đi đúng cho mối quan hệ nhà trường, thầy cô với trẻ và cha mẹ trẻ. Để mỗi nhà trường đều có một không gian văn hóa học đường vừa thân thiện, cởi mở, vui vẻ mà vẫn nghiêm túc, đòi hỏi người thầy phải thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử, luôn luôn giữ đúng chuẩn mực sư phạm từ trang phục đến lời nói, từ dáng điệu đi đứng đến cử chỉ diễn đạt. Vì sự ảnh hưởng của người thầy đến các thế hệ trẻ là vô cùng đậm
  8. nét. Đạo đức, chuẩn mực, cốt cách của người thầy là nguồn sức sống vô tận truyền bá cho trẻ. Qua giải pháp trên, hiện nay 100% CB-GV-NV nhà trường đã được nâng cao năng lực ứng xử văn hóa và năng lực giáo dục văn hóa ứng xử. Việc ứng xử văn hóa giữa thầy và thầy; giữa thầy và trò; giữa trò và trò; giữa thầy và phụ huynh đã được nâng lên một tầm cao mới. 4/ Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong xây dựng văn hóa ứng xử. Để việc chăm sóc, giáo dục trẻ nói chung và việc giáo dục trẻ văn hóa ứng xử đạt hiệu quả đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa 3 môi trường “nhà trường-gia đình-xã hội”. Hàng ngày trẻ đến lớp được giáo viên giáo dục văn hóa ứng xử, tuy nhiên đối với trẻ mầm non đặc điểm là hay bắt chước (đặc biệt hay bắt chước những lời nói thiếu văn hóa từ người lớn, bạn bè rất nhanh). Vì vậy gia đình phải phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc giáo dục trẻ lời hay ý đẹp, hành vi văn hóa, cách ứng xử. Cha mẹ, người thân trong gia đình phải làm gương, gương mẫu trong từng lời nói trước mặt trẻ, không khuyến khích trẻ khi trẻ dùng lời nói thiếu văn hóa; hay khi trẻ có những lời nói thiếu văn hóa thì không được lờ đi mà phải giáo dục trẻ kịp thời. Giáo viên thường xuyên trao đổi với cha mẹ trẻ qua giờ đón trả trẻ, sổ liên lạc về tình hình học tập nói chung và văn hóa ứng xử của trẻ nói riêng để nắm bắt kịp thời và có những giải pháp phối hợp thực hiện đạt hiệu quả. Giải pháp này đã được sự phối hợp chặt chẽ của 100% phụ huynh trong nhà trường và công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong xây dựng văn hóa ứng xử đạt hiệu quả cao. IV. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC TỪ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 1/ Đối với nhà trường: Sau một năm tổ chức thực hiện, hiện nay CB-GV-NV và trẻ trường Mầm non 3 đã nhận thức rõ tầm quan trọng của văn hóa ứng xử. Bộ quy tắc ứng xử văn hóa là một nội dung quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ của nhà trường nói chung và của từng CB- GV-NV nói riêng. Bộ quy tắc ứng xử là thước đo và là một trong những tiêu chí đánh giá CB-GV-NV hàng năm. 2/ Đối với đội ngũ: ĐẦU NĂM CUỐI NĂM ĐỐI TƯỢNG Số CB- Số CB- Tỷ lệ Tỷ lệ GV-NV GV-NV Việc xem nhẹ (không quan tâm) đến 17/42 40.47% 0/42 0% văn hóa ứng xử trong nhà trường Giảm 40.47% của đội ngũ Nhận thức của đội ngũ về văn hóa 15/42 35.71% 42/42 100%
  9. ứng xử Tăng 64.29% Được tuyên truyền, phổ biến, bồi 20/42 47.61% 42/42 100% dưỡng, học tập các vần đề liên quan Tăng 52.39% đến văn hóa ứng xử V. KẾT LUẬN, KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG, Ý KIẾN ĐỀ XUẤT: 1/ Kết luận: Văn hóa ứng xử học đường là một câu chuyện dài nhiều tập, có tầm quan trọng đặc biệt trong công tác giáo dục, trong sự tồn vong của nếp sống, đạo lý làm người. Trong đó, không thể phủ nhận vai trò dẫn lối của người thầy. Thầy không chỉ dừng lại ở truyền thụ kiến thức mà còn làm gương cho trẻ. Chính vì vậy, xây dựng văn hóa ứng xử nhà giáo là một trong những yêu cầu cần thiết cho một môi trường giáo dục thực sự lý tưởng. Để mỗi nhà giáo thực hiện tốt được văn hóa ứng xử thì: Hiệu trưởng phải làm gương trước tập thể; làm cho đội ngũ CB-GV-CNV nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa ứng xử trong nhà trường. Xây dựng bộ quy tắc ứng xử phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị. Tổ chức thực hiện phải khoa học, đồng bộ. Thường xuyên theo dõi, nhắc nhỡ đội ngũ thực hiện tốt văn hóa ứng xử. Tạo điều kiện cho đội ngũ tự bồi dưỡng, tự nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, ứng xử văn hóa trong công việc, trong quan hệ. 2/ Khả năng nhân rộng: Một số giải pháp thực hiện văn hóa ứng xử trong trường mầm non 3 nêu trên tôi đã áp dựng trong đơn vị đạt rất nhiều thành công và được số đơn vị trường bạn chia sẻ học tập như: Bà Đặng Thị Ly- PHT Trường Mầm non tư thục Thanh An Bà Quan Thị Thùy Linh- HT Trường Mầm Non Hoa Lan 3/ Đề xuất: a. Đối với nhà trường.         -Tiếp tục triển khai, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện văn hóa ứng xử trong nhà trường.       - Sơ kết, rút kinh nghiệm, nhân điển hình và đề nghị cấp trên biểu dương, khen thưởng cho cá nhân và tập thể thực hiện tốt quy tắc ứng xử trong nhà trường. b. Lãnh đạo các cấp và các ngành:  - Tổ chức các hội nghị để nhân điển hình và biểu dương, khen thưởng cho cá nhân và tập thể thực hiện tốt quy tắc ứng xử trong nhà trường. -Tiếp tục lồng ghép nội dung văn hóa ứng xử vào các buổi học chính trị, tập huấn chuyên môn,… để mỗi nhà giáo thấm sâu vào tâm trí. Phường 3, ngày 05 tháng 6 năm 2020 Người viết Trịnh Thị Thủy
  10. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG Đề tài “Một số giải pháp thực hiện văn hóa ứng xử trong trường mầm non 3” của Bà Trịnh Thị Thủy. Chức vụ: Hiệu trưởng. SKKN này đã áp dụng trong nhà trường đạt hiệu quả cao và được thông qua Hội đồng khoa học của trường Mầm Non 3 được đánh giá vào ngày 09/6/2020. Đạt ………điểm; Xếp loại:…….. TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG P. HIỆU TRƯỞNG (Ký,đấu dấu và ghi rõ họ tên) Tiêu Thanh Trúc NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH TP VĨNH LONG (Phòng GD&ĐT) SKKN “Một số giải pháp thực hiện văn hóa ứng xử trong trường mầm non 3” Của Bà Trịnh Thị Thủy đã được thông qua Hội đồng khoa học của Phòng GD&ĐT TP Vĩnh Long :…………. đánh giá vào ngày..…/…../2020. Đạt ………điểm; Xếp loại:……….. TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD&ĐT TRƯỞNG PHÒNG Ngô Thanh Sơn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2