intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm sáng tác và ứng dụng thơ, vè, đồng dao dạy cho trẻ 4 - 5 tuổi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:19

15
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài "Một số kinh nghiệm sáng tác và ứng dụng thơ, vè, đồng dao dạy cho trẻ 4 - 5 tuổi" nhằm tìm ra một số kinh nghiệm sáng tác vàứng dụng thơ, vè, đồng dao dạy cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường mầm non.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm sáng tác và ứng dụng thơ, vè, đồng dao dạy cho trẻ 4 - 5 tuổi

  1. PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Lý do chọn đề tài Trong thời đại mà thông tin bùng nổ và kỹ thuật điện tử xâm nhập đến từng mái trường, từng gia đình, đến từng trẻ em, làm sao chúng ta có thể yên tâm với con em mình khi từng ngày, từng giờ những mặt trái của thời đại công nghệ đang ảnh hưởng không mấy tích cực đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Bởi vậy, ngày nay các nhà giáo dục, các bậc cha mẹ luôn băn khoăn đi tìm một phương pháp giáo dục trẻ em thực sự có hiệu quả. Nhưng có lẽ hầu như chúng ta đã lãng quên một phương pháp giáo dục đầy hiệu quả mà chúng ta sẵn có: Đó là kho tàng văn thơ, đồng dao và trò chơi trẻ em. Riêng về lĩnh vực giáo dục, kho tàng này cung cấp nội dung và phương pháp giáo dục tương đối rõ ràng và đầy đủ hơn cả. Những trò chơi dân gian đã đến với trẻ thơ một cách nhẹ nhàng theo kiểu “vừa học, vừa chơi”, qua những bài thơ, vè, đồng dao theo cách nói vần đã làm tốt chức năng biểu đạt ý, giáo dục nhận thức, bồi dưỡng tình cảm cho trẻ. Thơ ca là các tác phẩm văn học, là sợi dây đàn muôn điệu ngân nga nhiều cung bậc để trẻ cảm thụ và tiếp nhận một cách dễ dàng và là những tác phẩm văn học, những ca khúc cụ thể có ý nghĩa giáo dục trẻ sâu sắc.Những bài thơ có ý nghĩa giáo dục rất lớn đối với trẻ. Thật khó để trẻ có thể lưu giữ lại một bài học mới trong ngày, nhưng sẽ dễ đọng lại trong trẻ hơn những vẫn thơ ngắn gọn, xúc tích dễ đi vào tâm trí của trẻ. Trẻ mầm non là lứa tuổi đang phát triển, với bộ não nhạy cảm trong việc tiếp nhận thông tin như ngôn ngữ, xúc cảm, tình cảm, tư duy, trí tưởng tượng phát triển mạnh mẽ. Hoạt động dạy kỹ năng sống thông qua các bài thơ,vè, đồng dao, cho trẻ là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo, nó giúp trẻdễ nhớ, dễ hiểu dễ thực hiện và thể hiện kỹ năng một cách sinh động. Nhận thức được vấn đề này, trong công tác chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non, bên cạnh việc ứng dụng công nghệ dạy học hiện đại tôi luôn tìm tòi, học hỏi và sáng tạo các hình thức, phương pháp giáo dục trẻ dựa trên những tư liệu giáo dục sẵn có trong kho tàng văn hoá dân tộc.Bản thân tôi cũng tự nhận thấy mình cũng có chút năng khiếu về sáng tác thơ ca, vè...nên tôi luôn cố gắng không ngừng sáng tác thêm thật nhiều bài thơ, vè, đồng dao để có thể áp dụng vào trong công tác giáo dục của mình cũng như làm phong phú thêm nội dung học cho trẻ trong trường mầm non.
  2. 2 Vì vậy, để tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ trồng người của mình, năm học 2022 - 2023 tôi đã nghiên cứu và áp dụng sáng kiến: “Một số kinh nghiệm sáng tác và ứng dụng thơ, vè, đồng dao dạy cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường mầm non ” 2. Mục đích nghiên cứu: Tìm ra một số kinh nghiệm sáng tác vàứng dụng thơ, vè, đồng dao dạy cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường mầm non 3. Đối tượng nghiên cứu: Một số kinh nghiệm sáng tác và ứng dụng thơ, vè, đồng dao dạy cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường mầm non 4. Đối tượng khảo sát và thực nghiệm: Trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi lớp B2 Trường Mầm non Phú Cường Số trẻ : 26 trẻ 5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lý luận, thực tiễn. Phương pháp quan sát. Phương pháp điều tra thực trạng. Phương pháp đàm thoại, trao đổi. Phương pháp toán thống kê. Phương pháp tuyên truyền. 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: Đề tài thực hiện và áp dụng tạiTrường Mầm non Phú Cường. Thời gian từ tháng 9/2022 đến tháng 3/2023 PHẦN THỨ HAI NHỮNG BIỆN PHÁPĐỔI MỚIĐỂGIẢI QUYẾTVẤN ĐỀ 1.Cơ sở lý luậncủa vấn đề
  3. 3 1.1. Cơ sở lý luận Các bài thơ, vè, đồng dao được sáng tác cùng với các kỹ năng đi kèm theo nó đều được lựa chọn dựa trên cở sở đặc điểm nhận thức và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở lứa tuổi mầm non. Trong đó: Thơ ca và trẻ thơ có mối quan hệ mật thiết bởi chất thơ hồn nhiên, chân thực, trong sáng mà cả hai bên đều có. Khó có thể hình dung sự phát triển của trẻ mà thiếu vắng bóng những bài thơ hay cũng như người làm thơ lại thiếu đi sự hồn nhiên chân thực, trong sáng của tâm hồn. Thơ là thể loại văn vần, có âm, có điệu đáp ứng được những đặc điểm sinh lý và sở thích của trẻ, trẻ thích chơi với nhịp với vần. Cách reo vần trong thơ cũng giúp cho khả năng ghi nhớ của trẻ được bền vững. Đồng dao,vè là thơ ca truyền miệng trẻ em. Đồng dao được chia làm hai loại gắn với công việc của trẻ em và gắn với trò chơi của trẻ em. Đồng dao được truyền từ đời này tiếp đời nọ, vùng này qua vùng kia, có khi thay đổi, có khi sai lạc, có khi thất truyền và bị lãng quên. Việc sáng tác đồng dao được thực hiện trong một quá trình lâu dài bao gồm: sáng tạo - lưu truyền – sử dụng - điều chỉnh. Ở đây chủ thể sáng tạo, sử dụng, lưu truyền và tái tạo các bài đồng dao này chủ yếu là trẻ em. Sáng tác thơ là gì? Sáng tác thơ là hoạt động của người sáng tác nhằm tạo ra những bài thơ có vần điệu và có giá trị sử dụng. Sáng tác thơ là quá trình ươm ý tưởng thơ và viết ra thành 1 bài thơ hoàn chỉnh. Vì vậy, đây chính là cơ sở để tôi sáng tác các bài thơ, vè , đồng dao, nghiên cứu, áp dụng để vừa đưa thơ ca,vè , đồng dao đến với trẻ, vừa thực hiện được mục tiêu giáo dục. 1.2.Cơ sở thực tiễn Những năm học trước tôi chỉ chú trọng dạy thơ, vè, đồng dao cho trẻ vào trong giờ học làm quen với các tác phẩm văn học. Tôi thường tìm kiếm các bài thơ, vè, đồng dao.. có sẵn trong chương trình , tuy nhiên khi áp dụng biện pháp này thì tôi thấy hiệu quả đạt được trên trẻ chưa cao do bài soạn dập khuôn, cứng nhắc, số lượng bài thơ, vè , đồng dao phù hợp với chủ đề để đưa vào dạy còn ít nên rất khó để chọn lựa bài phù hợp để đưa vào dạy cho trẻ nên kết quả đạt được trên trẻ ở mức trung bình và yếu còn khá cao, sự hứng thú của trẻ với hoạt động còn hạn chế.
  4. 4 Bản thân chưa quan tâm đến nghệ thuật gây hứng thú, chưa bộc lộ cảm xúc hấp dẫn cuốn hút trẻ, phương pháp lồng ghép tích hợp dạy thơ, vè, đồng dao vào các hoạt động khác chưa linh hoạt, sáng tạo kết quả trên trẻ chưa cao. Những bài thơ do tôi sáng tác được thường chỉ viết ra giấy sau đó để đây ít khi đưa vào áp dụng dạy cho trẻ hay gửi tham gia vào các hội thi điều đó vô tình đã làm mất đi tính hiệu quả của các bài thơ cũng như không phát huy được sự sáng tạo của bản thân. Giáo viên Trường Mầm non Phú Cường đã sử dụng nhiều bài đồng dao trong khi tổ chức các hoạt động học tập và vui chơi cho trẻ. Nhưng do không có nguồn tài liệu phong phú nên các bài giáo viên đã sử dụng chủ yếu được lấy từ một số tài liệu chuyên môn và từ kinh nghiệm của giáo viên. Vì số lượng bài ít nên sử dụng lặp đi lặp lại gây nhàm chán cho trẻ. Hiện nay, Trường Mầm non Phú Cường đang thực hiện chương trình giáo dục mầm non theo hướng đổi mới, lấy trẻ làm trung tâm. Vì vậy, chương trình giáo dục trẻ được thực hiện theo các chủ đề, chủ điểm. Có những bài đồng dao có nhịp điệu, trò chơi hấp dẫn trẻ thì nội dung lại không phù hợp với chủ điểm giáo dục mà giáo viên đang thực hiện. Nên giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn và tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với các bài đồng dao. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 2.1 Thuận lợi Trường được đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, lấy trẻ làm trung tâm thuận lợi cho việc giảng dạy. Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện để tôi phát huy được sự tâm huyết cũng như năng khiếu và sở trường của bản thân. Bản thân có năng khiếu sáng tác thơ, vè, đồng dao vào dạy trẻ. Trẻ trong lớp đa phần là trẻ ngoan, khả năng ngôn ngữ tốt. Tỉ lệ đi học chuyên cần đạt 95%. Được phụ huynh quan tâm giúp đỡ tận tình. Có kinh nghiệm dạy trẻ trải nghiệm sáng kiến của mình trên thực tế. Đã từng áp dụng sáng kiến của bản thân để dạy trẻ, được trẻ đón nhận tích cực, hào hứng. 2.2.Khó khăn Trẻ trong lớp ngôn ngữ phát triển không đồng đều.
  5. 5 Nhiều phụ huynh công việc bận rộn về nhà không có thời gian ôn luyện cùng con những bài con đã học trên lớp và cũng ít khi tham gia vào các hoạt động của trường, lớp. Những bài thơ, vè, đồng dao trong chương trình còn ít, chưa phong phú. Tài nguyên dạy học cho giáo viên tham khảo còn ít nên chưa áp dụng vào dạy cho trẻ được nhiều. 2.3 Khảo sát thực trạng Tổng số: 26 cháu - Nam: 16 - Nữ: 10 Trước khi vào thực hiện đề tài tôi đã khảo sát khả năng của trẻ khi tham gia các hoạt động phát triển ngôn ngữ với các tiêu chí. Trẻ chú ý vào nội dung cô hướng dẫn, trẻ hứng thú và tích cực tham hoạt động, trẻ nắm được nội dung và thuộc các bài thơ, vè, đồng dao, trẻ có kỹ năng sau khi học và áp dụng các bài thơ, vè, đồng dao đạt kết quả thấp từ 36%-50% Minh chứng 1. Bảng khảo sát đầu năm về thơ,vè, đồng dao Nhìn vào kết quả mà tôi khảo sát tôi nhận thấy kết quả chưa cao, bản thân tôi mạnh dạn đưa ra các biện pháp sau giúp trẻ tăng sự ứng thú tích cực, nắm được nội dung và thuộc các bài thơ, vè, đồng dao. 3. Những biện pháp thực hiện 3.1. Biện pháp 1: Lấy nguồn cảm hứng để sáng tác thơ, vè, đồng dao rèn kỹ năng cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi. 3.2. Biện pháp 2: Sử dụng hiệu quả các bài thơ sáng tác. 3.3: Biện pháp 3: Mở các câu lạc bộ sáng tác thơ cho giáo viên 3.4: Biện pháp 4: Phối kết hợp với phụ huynh sáng tác thơ ca, hò vè , đồng dao dạy cho trẻ. 4. Biện pháp thực hiện ( Biện pháp thực hiện từng phần). 4.1. Biện pháp 1: Lấy nguồn cảm hứng để sáng tác thơ, vè, đồng dao rèn kỹ năng cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi. Là một giáo viên, song tôi rất muốn đem nội dung các bài học khám phá vào các vần thơ, vè, đồng dao để trẻ hứng thú hơn và nhớ được lâu hơn, dễ dàng hơn. Cũng bởi vậy, tôi đã tự sáng tác một số bài thơ, vè, đồng dao về dạy lễ giáo cho trẻ, về bản thân, trường lớp, để giới thiệu cho trẻ biết cũng như giáo dục trẻ những kỹ năng cơ bản.
  6. 6 Cảm hứng lớn nhất để tôi có thể sáng tác các bài thơ, vè, đồng dao chính là những đứa trẻ của mình, hàng ngày khi tôi được tiếp xúc với các con tôi có phần hiểu được trẻ của mình đang có gì, cần gì và đang thiếu hụt điều gì. Mỗi khi nhìn các con học, vui chơi, hoạt động nô đùa là các hình ảnh thơ lại xuất hiện trong đầu tôi, mỗi lần như vậy tôi lại ngồi lại và chép vào giấy hoặc sổ tay, sau đố ngồi sắp xếp chúng thành từng đoạn, chỉnh sửa vần điệu, nhịp điệu cho bài thơ, chỉnh sửa cách gieo vần. Cuối cùng tôi mang áp dụng chúng cho từng chủ đề, đề tài cụ thể để đưa vào dạy cho trẻ. Tính đến nay số lượng thơ, vè, đồng dao mà tôi đã sáng tác được với số lượng khoảng 20 bài và tôi đã mạnh dạn đưa vào một số bài thơ, vè, đồng dao áp dụng vào dạy cho trẻ như sau: *VD: Đồng dao, vè rèn kỹ năng đến lớp ĐỒNG DAO ĐẾN LỚP Buổi sáng thức dậy, Rửa mặt, đánh răng. Ăn sáng thật nhanh, Lên xe đến lớp. Học tập thật tốt, Chơi thật kết đoàn, Xứng đáng bé ngoan, Mọi người đều mến. * VÈ ĐẾN LỚP Ve vẻ vè ve Cái vè đi học, Khi bé đến lớp, Khoanh tay chàocô. Quay ra chào bố,
  7. 7 Đi cất ba lô, Vào học cùng cô, Vui cùng các bạn. * Mục đích, ý nghĩa của bài thơ:Đồng dao đến lớp, vè đến lớp + Hình thức: Bài thơ theo thể đồng dao,vè tự do, 4 tiếng, dễ nhớ, dễ thuộc . + Nội dung: Bài thơ nhắc bé về các hoạt động vào buổi sáng khi đến lớp của trẻ. Áp dụng dạy trẻ bằng cách thể hiện cách đọc chậm dãi, tình cảm. + Câu hỏi: Bài đồng dao,vè có tên là gì? Bài thơ nói về gì? Trong bài thơ có những hình ảnh gì? + Cách dạy: Dạy trên tiết học Cung cấp hình ảnh các hoạt động của trẻ vào buổi sáng khi đến trường qua video clip, power point… Trò chuyện, gây hứng thú cho trẻ thông qua ngôn ngữ diễn cảm của cô. + Giáo dục: giáo dục lễ giáo cho trẻ, trẻ yêu thích được đến trường. *VD Thơ rèn kỹ năng chào hỏi lễ phép Chào hỏi lễ phép Mẹ ơi cô giáo dạy, Gặp người lớn khoanh tay, Chào hỏi thật lễ phép, Miệng tươi nở nụ cười, Ai cũng đều yêu mến.
  8. 8 * Mục đích, ý nghĩa nội dung bài thơ:Chào hỏi lễ phép +Hình thức: Thể thơ 5 chữ, dễ đọc và dễ nhớ. + Nội dung: Bài thơ nói lên sự lễ phép của bạn nhỏ với người lớn : ông bà, bố mẹ, cô giáo. +Hiệu quả sử dụng: Trẻ thích thú, vui vẻ, hào hứng, trẻ cảm nhận được lời thơ, nhịp thơ, hình ảnh trực quan, phát triển ngôn ngữ, làm giàu vốn từ, kích thích tưởng tượng. + Câu hỏi: Bài thơ có tên là gì ? Bài thơ nói về ai ? Cô giáo đã dạy bé điều gì? + Cách dạy: Với bài thơ này có thể dạy trẻ trên tiết học, mọi lúc mọi nơi. Dạy trẻ bằng cách đọc thơ cho trẻ nghe để trẻ cảm nhận, dạy trẻ học thuộc thơ một cách diễn cảm. Hình thức dạy theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào sự sáng tạo của mỗi giáo viên. + Giáo dục:Giáo dục trẻ biết chào hỏi lễ phép với người lớn tuổi khi gặp ở bất cứ đâu *VD:Thơ rèn kỹ năng ngồi học NGỒI HỌC Giờ học đến rồi Lưng không vặn vẹo Cùng ngồi ngay ngắn Không ăn bánh kẹo Hai mắt nhìn thẳng Quà vặt linh tinh Đầu ngẩng lên cao Miệng bé xinh xinh Hai chân khép vào Dạ cô lễ phép. *Mục đích ý nghĩa của bài thơ : Ngồi học
  9. 9 + Hình thức: Bài thơ theo thể thơ 4 tiếng, dễ nhớ, dễ thuộc tả cách ngồi trong giờ điểm danh, giờ học... + Hiệu quả sử dụng: Áp dụng dạy trẻ bằng cách thể hiện cách đọc chậm dãi, thong thả, nhấn vào hình ảnh miêu tả. + Câu hỏi: Bài thơ có tên là gì? Bài thơ nói về gì? Khi ngồi học phải thế nào? + Cách dạy: Dạy trên tiết học + Giáo dục: Giáo dục trẻ lễ giáo, tư thế ngồi đúng tư thế. *VD Thơ : Rèn kỹ năng chơi ngoài trời BÉ À, BÉ ƠI. Bé à,bé ơi, Bé ra ngoài trời, Đu quay, cầu trượt, Mặt sân trơn trượt, Bé chớ chạy nhanh, Bạn bè xung quanh, Bé chơi đoàn kết, À ơi, ơi à. *Mục đích ý nghĩa của bài vè :Bé à, bé ơi + Hình thức: Bài vè 4 tiếng, dễ nhớ, dễ thuộc dạy trẻ cách chơi khi ra hoạt động ngoài trời + Hiệu quả sử dụng: Áp dụng dạy trẻ bằng cách thể hiện cách đọc chậm dãi, thong thả, nhấn vào hình ảnh miêu tả. + Câu hỏi: Bài thơ có tên là gì?
  10. 10 Bài thơ nói về gì? Khi ra sân chơi cần chú ý điều gì + Cách dạy: Cung cấp hình ảnh trẻ xếp hàng chơi ngoài trời, các hoạt động ngoài trời của trẻ. Trò chuyện, gây hứng thú cho trẻ thông qua ngôn ngữ diễn cảm của cô. + Giáo dục: Giáo dục trẻ biết đoàn kết khi chơi. *VD Các bài thơ :Rèn kỹ năng giữ vệ sinh chung Thơ : Bé trực nhật Thơ : Cất đồ chơi Hôm nay bé trực nhật, Bé ơi nhớ nhé Giúp cô giáo kê bàn, Khi chơi đồ chơi, Hai dãy bàn ngay ngắn, Lắp ráp xong xuôi, Khẩu trang treo gọn gàng, Nồi niêu xoong chảo, Lớp học thật khang trang, Cất ngay vào thùng, Cô trò cùng vui học. Sạch sẽ chơi chung Thơ: Bé nhớ Đồ dùng luôn mới. Bé ơi cùng nhau nhớ, Ăn quà bánh xong xuôi, Đừng vứt rác mọi nơi Để đúng nơi quy định * Mục đích, ý nghĩa bài thơ:Bé trực nhật, Cất đồ chơi. + Nội dung: Bài thơ nói về bạn nhỏ biết giúp đỡ cô giáo những việc nhỏ ở lớp và biết giữ gìn đồ dùng trong lớp học. + Hình thức: thơ 4; 5 tiếng dễ đọc, dễ nhớ. + Hiệu quả áp dụng: + Câu hỏi:
  11. 11 Bài thơ nói về gì ? Bạn nhỏ đã giúp cô giáo điều gì? + Cách dạy: Bài thơ này dạy trên tiết học. Cô giáo trò chuyện để khơi nguồn suy nghĩ của trẻ, sau đó mới tiến hành dạy trẻ. Bài thơ này cũng áp dụng thêm các hình thức dạy trẻ như ngoài tiết học, hoạt động chiều. + Giáo dục: Giáo dục tính chăm chỉ của trẻ,biết giúp đỡ người khác. * Mục đích, ý nghĩa bài thơ: Bé nhớ + Nội dung: Bài thơ nhắc nhở trẻ phải biết giữ gìn vệ sinh chung và để rác đúng nơi qui định. + Hình thức: thơ 5 tiếng dễ đọc, dễ nhớ. + Hiệu quả áp dụng: + Câu hỏi: Bài thơ nói về gì ? Ăn quà bánh xong chúng mình phải bỏ vào đâu? + Cách dạy: Bài thơ này dạy trên tiết học. Cô giáo trò chuyện để khơi nguồn suy nghĩ của trẻ, sau đó mới tiến hành dạy trẻ. Bài thơ này cũng áp dụng thêm các hình thức dạy trẻ như ngoài tiết học, hoạt động chiều, hoạt động ngoài trời... + Giáo dục: Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh chung. *VD Các bài thơ: Rèn kỹ năng giờ ngủ VÈ GIỜ NGỦ THƠ: GIỜ NGỦ Ve vẻ vè ve, Giờ ngủ đến rồi Cái vè giờ ngủ. Xếp hàng làm đôi,
  12. 12 Xếp hàng đầy đủ Bạn trai,bạn gái Ngăn ngắn thẳng hàng, Xem ai ngoan nào. Không ai vội vàng, Bạn trai một bên, Xô chiếu, xô chăn. Bạn gái một bên. Nằm ngủ ngay ngắn, Bé nhớ chớ quên Hai mắt nhắm nghiền, Hai bạn một gối. Ngủ thật là lâu, Tắt đèn thật tối, Đến đầu giờ chiều, Ngủ thật là ngoan, Bố mẹ đón sớm. Cô khen kết đoàn, Tuyên dương bé giỏi. * Mục đích, ý nghĩa nội dung bài vè, thơ: Vè giờ ngủ, thơ giờ ngủ + Nội dung: cung cấp cho trẻ cách ngủ trưa, cách xếp hàng, nằm ngủ... + Câu hỏi: Bài thơ nói về điều gì? Trước khi đi ngủ phải làm gì? Khi ngủ phải lưu ý những điều gì? + Cách dạy: dạy mọi lúc mọi nơi, giờ hoạt động chiều. + Giáo dục: trẻ biết xếp hàng ngay ngắn để đi ngủ, ngủ ngoan không nói chuyện, trêu trọc bạn. *VD Các bài vè, thơ rèn kỹ năng chuyển đội hình DUNG DĂNG DUNG ĐỘI HÌNH CHỮ U ĐỘI HÌNH CHỮ O DẺ Đội hình chữ U, Ô kìa vòng tròn nhỏ, Dung dăng dung dẻ, Nó như cái dù, Trông giống như chữ Vui vẻ học bài O, Nó như cái cung, Xếp hàng làm hai, Trông giống như quả
  13. 13 Ngồi cho ngay ngắn Nó như cái cốc, trứng, Bàn tay xinh xắn, Nó móc ngược lên. Giống chiếc vòng bé đeo Giơ tay trả lời, Bé ơi chớ quên, Mời các bé xếp theo, Giờ học thật vui, Ngồi sao cho đúng Đội hình vòng tròn Ai nấy đều thích. Đội hình chữ U. nhé. * Mục đích , ý nghĩa nội dung bài vè, thơ: + Nội dung: Bài thơ nói về cách xếp hàng : 2 hàng ngang, hình chữ U, hình tròn... + Hiệu quả sử dụng: Thể thơ 4-5 tiếng dễ đọc, dễ nhớ.Thay vì cô yêu cầu trẻ về đội hình này đội hình kia thì cô giáo chỉ cần cho trẻ đọc thơ , vè trẻ sẽ tự động về đúng đội hình xếp hàng. + Cách dạy: Bài thơ tiến hành dạy cho trẻ trên tiết học, mọi lúc, mọi nơi. + Giáo dục: Giáo dục cách chuyển tiếp đội hình cho trẻ. Minh chứng 2: Hình ảnh trẻ đọc thơ, đồng dao di chuyển đội hình Ngoài việc sáng tác mới các bài thơ, vè, đồng dao vào dạy cho trẻ thì tôi thấy trong quá trình dạy trẻ các bài vè, đồng dao cũ trong chương trình dạy trẻ đọc đi đọc lại sẽ nhanh gây cảm giác nhàm chán cho trẻ, chính vì vậy tôi đã tìm cách viết lời mới cho các bài vè, đồng dao đó dựa trên lời cũ. *VD Bài : Chi chi chành chành Chi chi chành chành Chi chi chành chành Cái đanh thổi lửa Chim oanh học nói Con ngựa đứt cương Khỉ già múa rối Ba vương ngũ đế Chó sói đuổi bò Bắt dế đi tìm Rùa nhảy khỏi hồ Ù à ù ập Bắt cò ăn thịt Đóng sập cửa vào! Sáo nằm gốc mít
  14. 14 (Lời cũ) Khóc mẹ hu hu! (Lời mới) VD Bài: Kéo cưa lừa xẻ Kéo cưa lừa xẻ Kéo cưa lừa xẻ Ông thợ nào khỏe Bé ngoan bé khỏe Thì ăn cơm vua Nhớ chăm học hành Ông thợ nào thua Học nhanh học giỏi Thì về bú tí mẹ.Sẽ giành điểm mười. ( Lời cũ) ( Lời mới) Hiệu quả: Sau khi áp dụng biện pháp này trẻ đến lớp ngoan hơn, biết chào hỏi lễ phép với ông bà, bố mẹ, cô giáo.Trong lớp học trẻ biết ngồi ngoan, tập trung chú ý nên cô, biết giữ gìn vệ sinh chung, chăm chỉ giúp đỡ người khác. Đặc biệt các bài đồng dao được làm mới giúp trẻ hào hứng học hơn, trẻ thường vừa đọc vừa áp dụng vào chơi các trò chơi dân gian một cách hứng thú ,tích cực. 4.2. Biện pháp 2: Sử dụng hiệu quả các bài thơ sáng tác. Với các bài thơ, vè, đồng dao được sáng tác để rèn kỹ năng cho trẻ, giáo viên có thể áp dụng để bổ sung dạy trẻ trên lớp. Các bài thơ, vè, đồng dao góp phần làm phong phú hơn nội dung các bài học làm quen với tác phẩm văn học trong chương trình học của trẻ. Việc vận dụng các bài thơ tự sáng tác với hình thức sử dụng khác nhau để tăng hiệu quả sử dụng của bài thơ. * Sử dụng trong tiết học Các bài thơ sáng tác trong sáng kiến này có thể sử dụng bổ sung vào chương trình học của trẻ. Giúp trẻ có thêm nhiều kỹ năng hơn, lễ phép hơn, yêu thích đến trường hơn Minh chứng 3: Hình ảnhcô dạy trẻ kỹ năng ngồi học. *Sử dụng trong hoạt động ngoài giờ học Cho trẻ đọc thơ qua các hoạt động ngoài giờ học như: Hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều, chơi tự do.
  15. 15 Việc cho trẻ đọc thơ trong thời gian ngoài tiết học giúp trẻ củng cố thêm vốn từ, hiểu và thuộc bài thơ. Minh chứng 4: Hình ảnhtrẻ tham gia hoạt động ngoài trời có nề nếp * Sử dụng trong các bài giảng Elearning, power point Sử dụng các bài thơ về biển đảo trong các bài giảng, bài thi E-learning góp phần làm phong phú hơn nội dung bài học. Minh chứng 5: Hình ảnh trẻ học thơ, đồng dao qua bài giảng power point 4.3: Biện pháp 3: Mở các câu lạc bộ sáng tác thơ cho giáo viên Mục đích: Thêm nhiều nguồn tài liệu dạy cho trẻ. Nội dung: Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy, tại đơn vị mà tôi đang công tác, các giáo viên có rất nhiều cô yêu thơ và ham thích sáng tác thơ, bởi vậy, tôi đã đề xuất với nhà trường thành lập câu lạc bộ thơ ca cho giáo viên, để giáo viên có thể thỏa sức sáng tác các bài thơ, vè, đồng dao theo các chủ đề. Những bài thơ hay và chất lượng sẽ được lưu lại và chia sẻ rộng rãi với cán bộ giáo viên trong trường, những bài thơ chưa được chỉnh chu sẽ được bạn bè đồng nghiệp cùng nhau góp ý và chỉnh sửa. Câu lạc bộ hoạt động kích thích tư duy sáng tạo cho giáo viên và nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ từ giáo viên trong trường. Ngoài ra các giáo viên tham gia câu lạc bộ còn có thể đem chính những bài thơ, vè, đồng dao của mình vào dạy trẻ tại lớp. Minh chứng 6:Hình ảnh cô và trẻ trong tiết học đồng dao. Hiệu quả: Sau khi áp dụng biện pháp này các giáo viên trong trường say mê hứng thú dạy trẻ hơn,yêu đời hơn, trẻ trung hơn.Rất nhiều bài thơ được dạy cho trẻ đem lại sự gắn kết cô trò hơn.Qua đó kỹ năng sống của trẻ cũng được nâng cao. 4.4: Biện pháp 4: Phối kết hợp với phụ huynh sáng tác thơ ca, hò vè, đồng dao dạy cho trẻ. Mụcđích: Tăng sự tương tác giữa phụ huynh với nhà trường, phụ huynh với giáo viên trong công tác giáo dục trẻ tạo, sợi dây liên kết giữa nhà trường và
  16. 16 gia đình, giúp trẻ được sống trong một môi trường giáo dục tốt, qua đó còn dạy cho trẻ bài học cần phải có mối quan hệ tích cực với những người xung quanh. Làm phong phú nguồn tài nguyên dạy trẻ. Nội dung: Việc giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện các phẩm chất và năng lực giúp trẻ phát triển nhân cách một cách toàn diện là một quá trình lâu dài và liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan rất nhiều đến các mối quan hệ xã hội phúc tạp. Vì thế, việc giáo dục nói chung và giáo dục trẻ em nói riêng luôn luôn đòi hỏi sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ của nhiều lực lượng xã hội và nhất là đòi hỏi sự quan tâm đúng cách của nhà trường, gia đình và mọi người trong xã hội. Trên diễn đàn của nhà trường chúng tôi cũng thường kêu gọi phụ huynh sáng tác những bài thơ, ca, vè, đồng dao sau đó đưa lên trang web của nhà trường để chia sẻ tài liệu cho mọi người. Minh chứng 7:Hình ảnh các bài thơ do phụ huynh sáng tác được treo ở bảng tuyên truyền Hiệu quả: Qua biện pháp này tôi cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt từ phía các bậc phụ huynh đó chính là giao tiếp giữa phụ huynh với giáo viên.Phụ huynh hào hứng, chủ động hợp tác hơn với nhà trường và giáo viên ở lớp, nhiều phản hồi tích cực cũng được phụ huynh đăng trên diễn đàn của nhà trường.Số lượng thơ ca, vè, đồng dao trong kho tài liệu của nhà trường cũng tăng lên và nhận nhiều lượng tương tác. 5. Kết quả thực hiện 5.1 Đối với giáo viên: Với các bài thơ, vè, đồng dao sáng tác được áp dụng với trẻ tại lớp, trẻ rất hứng thú và học thuộc các bài thơ, trẻ cũng có kỹ năng hơn rất nhiều từ trong giao tiếp, lễ phép, tình yêu đối với trường lớp cũng lớn hơn, trẻ biết chơi đoàn kết và giúp đỡ người khác. 5.2 Đối với trẻ: Các bài thơ sáng tác nhằm rèn kỹ năng của tôi đã góp phần làm phong phú hơn cho chương trình học trên lớp của trẻ, trẻ được học và thuộc thêm nhiều bài thơ hơn trong các hoạt động trên lớp.
  17. 17 5.3 Đối với phụ huynh: Các bậc phụ huynh đã nhận thức được lợi ích từ việc sử dụng thơ, vè đồng dao cho trẻ trong cuộc sống hàng. Phụ huynh ngày càng tin tưởng giáo viên, biết quan tâm đến con em mình. Minh chứng8: Hình ảnh bảng thống kê so sánh số liệu trước và sau khi thực hiện đề tài PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1.Kết luận Tôi tiến hành tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với các bài thơ,vè, đồng dao và giáo dục kỹ năng cho trẻ trong 6 tháng tại lớp B2 (mẫu giáo nhỡ) và kết quả đạt được như sau: Kết quả trên cho thấy, các bài thơ, vè, đồng dao đã gây được hứng thú, thu hút trẻ vào các hoạt động, trẻ háo hức được tham gia vào các tiết học, trò chơi mà cô giáo tổ chức. Trẻ yêu thích các bài thơ, vè, đồng dao biểu hiện là trẻ tự đọc cho nhau nghe.Trẻ yêu thích đến trường, lớp hơn, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân hơn, tự giác hơn trong giờ ngủ. Trẻ tự chuyển đội hình trong các giờ học mà không cần giáo viên gợi ý, hay trực tiếp hướng dẫn. Như vậy, kết quả thực nghiệm của tôi thành công và tạo thêm cảm hứng cho tôi tiếp tục sáng tác và viết thêm lời mới cho các bài thơ, vè, đồng dao rèn
  18. 18 kỹ năng cho trẻ làm tư liệu phục vụ công tác chăm sóc - giáo dục trẻ ngày một tốt hơn Với phương pháp soạn bài đổi mới, giáo viên có thể tự sắp xếp và lựa chọn bài học cho trẻ theo sự kiện, việc đem các bài thơ do giáo viên tự sáng tác góp phần làm phong phú hơn kho tàng các bài thơ của trẻ, giúp trẻ có cái nhìn rõ nét hơn về biển đảo quê hương Việt Nam. Giúp cho việc giáo dục trẻ thuận lợi, kích thích sự đam mê nghề nghiệp đối với bản thân. Khi đưa tác phẩm vào dạy, trẻ có cảm xúc rõ rệt thể hiện ở nét mặt, thái độ học tập, tính tích cực trong khi học: hào hứng, thích thú, phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Qua quá trình sáng tác tôi đã có thêm nhiều kinh nghiệm. Trẻ tự tin, mạnh dạn, có kiến thức về quê hương, đất nước, biển đảo và con người lao động bình dị. Bản thân tôi qua tìm hiểu tài liệu tham khảo có thêm nhiều kiến thức về biển đảo để dạy trẻ sáng tạo, mới lạ và hấp dẫn. 2. Khuyến nghị * Đối với nhà trường: Nhà trường tạo điều kiện cơ sở vật chất bao gồm các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, không gian hoạt động cho việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Góp phần nâng cao điều kiện học tập, giúp trẻ phát triển toàn diện về mặt thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, kỹ năng xã hội,đạo đức. * Đối với phòng giáo dục: Tổ chức hội thi sáng tác thơ, vè, đồng dao để phát huy hết các khả năng của giáo viên, phát hiện thêm nhiều tài năng nữa. Mong được áp dụng linh hoạt 1 số bài thơ của mình trong các bài học bổ xung trong khung chương trình. Rất mong nhận được sự quan tâm hơn nữa từ phía lãnh đạo trường để chúng tôi được đi học tập kinh nghiệm, được tham gia và dự các tiết kiến tập trường về chuyên đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trên đây là một số biện pháp giáo dục ứng dụng thơ, vè, đồng dao cho trẻ trong trường mầm non của tôi đã áp dụng thành công trên trẻ, rất mong được sự
  19. 19 quan tâm hỗ trợ của Hội đồng khoa học các cấp để tôi hoàn thiện đề tài của mình. Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi viết, không sao chép nội dung của người khác. Tôi xin chân thành cảm ơn! Phú Cường, ngày 15 tháng 3 năm 2023 Tác giả Đỗ Thị Diệu Hiền
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2