intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn trong trường Mầm non Ea Na

Chia sẻ: Hòa Phát | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:35

47
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của sáng kiến kinh nghiệm này nhằm xác định thực trạng chuyên môn của đơn vị, nhằm đánh giá tình hình trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch phù hợp, xây dựng và tổ chức các biện pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn ở trường Mầm non Ea Na, hướng tới mục tiêu chung, phát triển giáo dục mầm non, mở rộng phạm vi chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ từ 2-6 tuổi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn trong trường Mầm non Ea Na

  1.                 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN KRÔNG ANA TRƯỜNG MẦM NON EA NA    SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG   CHUYÊN MÔN TRONG TRƯỜNG MẦM NON EA NA Họ và tên tác giả : Trịnh Thị Mến Đơn vị công tác : Trường Mầm non Ea Na Trình độ đào tạo : Đại học sư phạm Trình độ chuyên môn: Sư phạm mầm non
  2.                                                           MỤC LỤC  I. PHẦN MỞ ĐẦU: ....................................................................................... 1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................... 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.................................................................... 3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu...................................................................... 5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. II. PHẦN NỘI DUNG  ................................................................................... 1. Cơ sở lý luận................................................................................................ 2.Thực trạng..................................................................................................... 2.1Thuận lợi­ khó khăn..................................................................... 2.2Thành công­ hạn chế................................................................... 2.3Mặt mạnh­ mặt yếu.................................................................... 2.4Các nguyên nhân, các yếu tố tác động….................................... 2.5Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trang mà đề  tài đã đặt ra. ...................................................................................................... 3. Giải pháp, biện pháp: .................................................................................. 3.1Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.............................................. 3.2Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.............. 3.3Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp................................. 3.4Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp............................... 3.5Kết quả  khảo nghiệm, giá trị  khoa học của vấn đề  nghiên cứu  ...................................................................................................... 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề  nghiên cứu......................................................................................................... III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ  ......................................................... 1. Kết luận:  .....................................................................................................  2. Kiến nghị: ................................................................................................... 2
  3.                 I. PHẦN MỞ ĐẦU  1. Lý do chọn đề tài . Trong những năm gần đây nền giáo dục nước ta có nhiều chuyển biến.   Việc giáo dục đang được quan tâm ở hầu hết các cấp các ngành trong toàn xã  hội. Và bậc học Mầm non cũng có những chuyển biến lớn về  chương trình   chăm sóc giáo dục trẻ. Đổi mới Giáo dục Mầm non nhằm mục đích nâng cao  chất lượng dạy và học đặc biệt là phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ. Để  trẻ có thể phát triển hài hoà cả thể chất lẫn trí tuệ, đạt được các yếu tố năng   động và sáng tạo nhằm giúp trẻ    lớn lên trở  thành những con người xã hội  chủ nghĩa, phát triển các mặt: Đức, trí, thể, mĩ, lao động. Nhận thức rõ được  điều đó mà tôi cũng như tập thể trường Mầm non Ea Na luôn luôn cố gắng “   Vì sự nghiệp trồng người”. Tập thể CBGV trường Mầm non Ea Na Là một Phó hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn của nhà trường   tôi luôn trăn trở để tìm ra hướng đi, giải pháp phù hợp với đặc điểm của đơn  vị, xứng đáng là một trường trọng điểm về chất lượng giáo dục, đáp ứng với   yêu cầu, tiêu chuẩn của trường Chuẩn quốc gia bậc học Mầm non huy ện   nhà. Luôn làm  theo lời dạy của Bác Hồ “ Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy  trẻ. Muốn làm được thế  thì phải yêu trẻ. Các cháu nhỏ  hay quấy, phải bền  biết chịu khó mới nuôi dạy được các cháu. Dạy trẻ  cũng như  trồng cây non.  Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt, dạy trẻ tốt thì sau này các cháu   làm người tốt. Đối với trẻ phải dạy thế nào cho các cháu biết đoàn kết, ham  học, ham làm nhưng làm sao cho các cháu vẫn giữ  được tính chất trẻ  con.   3
  4.                 Phải làm sao cho các cháu có tính kỹ  thuật nhưng vẫn vui vẻ, hoạt bát chứ  không khúm lúm, đặt đâu ngồi đấy”  Chính vì vậy tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất   lượng chuyên môn trong trường Mầm non  Ea Na”.   2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.  ­ Mục tiêu: Xác định thực trạng chuyên môn của đơn vị, nhằm đánh giá tình hình  trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch phù hợp. Xây dựng và tổ  chức các biện pháp thực hiện nhằm nâng cao chất  lượng chuyên môn ở trường Mầm non Ea Na.  Hướng tới mục tiêu chung, phát triển giáo dục mầm non, mở  rộng   phạm vi chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ từ 2­6 tuổi. ­ Nhiệm vụ của đề tài:   Tìm hiểu thực tế  về  tư  tưởng, chuyên môn, việc thực hiện chương  trình, phương pháp giảng dạy, thực hiện các chuyên đề, của từng giáo viên.    Tìm hiểu nguyên nhân tại sao chuyên môn, việc thực hiện chương   trình, phương pháp giảng dạy, thực hiện các chuyên đề của một số giáo viên   chất lượng hiệu quả chưa cao.   Đề  ra biện pháp thích hợp  để  chỉ   đạo giáo viên có tư  tưởng lập   trường vững vàng, yêu nghề, mến trẻ. Tự  học để  nâng cao trình độ  chuyên   môn, thực hiện tốt nhiệm vụ của người giáo viên trong thời đại đổi mới. Cái  đích cuối cùng là thông qua các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ sẽ giúp các   cháu phát triển hài hòa cân đối cả về thể chất lẫn tinh thần, trí tuệ. Tạo điều  kiện tốt sau này các cháu trở thành những con người Xã hội chủ nghĩa. 3. Đối tượng nghiên cứu. Một số  biện pháp chỉ  đạo nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo  viên trong toàn trường. 4. Giới  hạn phạm vi nghiên cứu.  Nghiên cứu trong khuôn khổ: Một số  biện pháp chỉ  đạo nâng cao chất  lượng chuyên môn. Đối tượng khảo sát: học sinh và giáo viên trong toàn trường Thời gian: Năm học 2015­2016 5. Phương pháp nghiên cứu. Căn cứ vào đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu trong đề tài tôi   chọn các phương pháp sau: 4
  5.                 ­ Phương pháp điều tra  ­ Phương pháp nghiên cứu lý thuyết  ­ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn  ­ Phương pháp quan sát, các hoạt động của giáo viên, học sinh ­ Phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng giáo viên, học sinh  II. PHẦN NỘI DUNG   1. Cơ sở lý luận. Giáo dục Mầm non là một ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục  Quốc dân, chiếm vị trí rất quan trọng nó có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở  ban đầu đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người mới xã hội   chủ  nghĩa, chuẩn bị  những điều kiện, kỹ  năng cần thiết cho trẻ  chuẩn bị  bước vào lớp 1 trường Tiểu học.  Giáo dục có tầm quan trọng rất lớn đối với con người nhất là tuổi   Mầm non khi mới đến trường, đòi hỏi những nhà giáo dục trẻ  là những con  người có đạo đức, mẫu mực có trình độ, yêu nghề, mến trẻ. Bởi thế cho nên  nhà Bác học Comenxit Ky nói “ Thời thơ   ấu là thời kỳ  quan trọng nhất  của đời người đó không phải là chuẩn bị cho cuộc sống thực sự đứa trẻ  hôm nay, sau này trở  thành người như  thế  nào nó phụ  thuộc vào ai là   những người dìu dắt em trong những năm thơ  bé, thế  giới quanh em đi  vào trái tim và khối óc em ra sao”. Trong thời đại xã hội đang phát triển và đổi mới, đòi hỏi chúng ta phải  đổi mới giáo dục để đào tạo ra những con người mới, có tri thức khoa học tốt  để vươn lên cùng với sự phát triển của xã hội. “ Vì lợi ích Mười năm trồng cây Vì lợi ích Trăm năm trồng người ” Muốn đạt  được mục tiêu giáo dục Mầm non thì  trước hết phải quan  tâm   đến  hoạt   động  chuyên   môn,  nó  có   tầm  quan   trọng  rất  lớn  trong  nhà  trường quyết định chất lượng giáo dục trẻ ở trường Mầm non. Chỉ đạo nâng  cao chất lượng chuyên môn ở trường Mầm non là vấn đề rất quan trọng và là  nhiệm vụ mũi nhọn mà nhà trường chúng tôi đặt ra hiện nay. 5
  6.                 Với nhiệm vụ là Phó hiệu trưởng, chỉ đạo hoạt động chuyên môn, việc  xây dựng kế  hoạch và chỉ  đạo thực hiện theo kế  hoạch, chỉ  đạo thực hiện   chương trình, kiểm tra, đánh giá, phương pháp giảng dạy của giáo viên, khảo   sát chất lượng giáo dục, xây dựng kỷ  cương, nề  nếp trong nhà trường, phát  huy tinh thần tự học, tự bồi dưỡng; nâng cao năng lực sư phạm, chỉ đạo thực  hiện giáo dục một cách khoa học, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục trẻ  đáp ứng với yêu cầu đổi mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất  nước.   2. Thực trạng.  * Khái quát  ­ Tổng số CBVC :  34 đồng chí + BGH : 03 đồng chí + Giáo viên : 26 đồng chí + Nhân viên : 05 đồng chí ̉ + Đang viên : 10 đồng chí  + Giáo viên dân tộc : 10 đồng chí  ­ Tổng số học sinh : 398 trẻ/ 14 lớp ; Nữ: 196 trẻ; Dân tộc: 170 trẻ; Nữ  dân tộc: 77 trẻ  Hiện tại việc nâng cao chất lượng chuyên môn ở  trường Mầm non Ea  Na còn nhiều bất cập, đội ngũ giáo viên trẻ mới ra trường khá đông song hành  với đội ngũ giáo viên trẻ là mặt hạn chế về chuyên môn, chưa có nhiều kinh   nghiệm về chăm sóc giáo dục trẻ, giáo viên lên lớp còn khô khan cứng nhắc,  chưa có nhiều sáng tạo trong giảng dạy. Học sinh là đồng bào dân tộc thiểu  số chiếm 42,7% nên việc tiếp thu còn chưa cao. Đầu năm học 2015­2016 trường tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng  như sau:  * Khảo sát chất lượng đầu năm học 2015 – 2016 ­ Giáo viên (Phụ lục1, kèm theo) Tổng số  Xếp loại Ghi chú giáo viên 6
  7.                 Xuất sắc Khá Yếu 26 Số lượng % Số lượng % Số lượng % 21 80,7% 5 19,3% 0 0 ­Học sinh  (Phụ lục1, kèm theo) Tổng số  Đạt Không đạt  Ghi chú học sinh Số lượng % Số lượng % 398 347 87,1%   51 12,8% HS Đạt Không đạt 5 tuổi Số lượng % Số lượng % 127 116 91,3% 11 8,6% Trong quá trình chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn trường Mầm   non Ea Na, gặp những thuận lợi và khó khăn sau: 2.1. Thuận lợi, khó khăn ­ Thuận lợi  Nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Huyện ủy, Ủy  ban nhân dân huyện, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã Ea Na, các nhà tài trợ, đặc  biệt là sự  chỉ  đạo sâu sát, tận tình của lãnh đạo Phòng giáo dục và đào tạo  trong các hoạt động của nhà trường. Cơ cấu tổ chức Ban giám hiệu phù hợp với Điều lệ  trường mầm non,   trường đã đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1. Ban giám hiệu chỉ đạo sâu sát, đều tay. Trường có đội ngũ giáo viên trẻ, có trình độ  chuyên môn nghiệp vụ  chuẩn và trên chuẩn, yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần học hỏi, chịu khó, kiên  trì trong công việc. Tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ  chuyên môn  nghiệp vụ và năng lực sư phạm cho bản thân.  Trường có 100% khối lớp thực hiện chương trình giáo dục mầm non  mới.  Cơ sở vật chất trang thiết bị, tương đối đầy đủ, đáp ứng yêu cầu giáo   dục mầm non trong giai đoạn hiện nay. Hội phụ huynh của trường quan tâm, chăm lo đến việc học tập của các  cháu, tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường.  Trường có 100% học sinh, học hai buổi/ ngày và ăn ở bán trú.  Tỷ lệ huy động   trẻ ra lớp đạt chỉ tiêu.  7
  8.                  ­ Khó khăn: Trường có nhiều phân hiệu lẻ  các phân hiệu cách xa nhau khoảng 3­5  km. Nhiều giáo viên trẻ  mới ra trường kinh nghiệm còn ít, một số  giáo viên   lớn   tuổi   ứng   dụng   công   nghệ   thông   tin   chưa   cao.   Năng   lực   chuyên   môn  nghiệp vụ, tay nghề của giáo viên tuy đã đạt chuẩn nhưng không đồng đều,   một số  giáo viên chưa nhận thức đầy đủ  về đổi mới phương pháp, còn lúng  túng trong việc vận dụng chương trình giáo dục mầm non mới vào thực tế  giảng dạy.  Trong công tác chỉ  đạo chuyên môn bản thân tôi lên kế  hoạch đôi lúc   chưa cụ thể, chỉ đạo còn mang tính chung chung, chưa khoa học.  Một số  phụ  huynh chưa thật sự  quan tâm chăm sóc con em mình còn   phó thác cho nhà trường, đặc biệt là phụ huynh dân tộc thiểu số.  2.2. Thành công, hạn chế ­ Thành công: Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề  tài, giúp bản thân tôi làm tốt  công tác chỉ  đạo chuyên môn, giáo viên nâng cao kiến thức, nhận thức đúng   đắn về vai trò trách nhiệm của mình về giáo dục Mầm non. Biết bám sát vào  chương   trình   khung   của   Bộ   giáo   dục   và   thực   tế   của   trường,   lớp   để   lên  chương   trình,   kế   hoạch,   phù   hợp   với   trường,   lớp,   (độ   tuổi)   nắm   vững  phương pháp, cách tổ chức, thực hiện tốt các chuyên đề, có kinh nghiệm làm  đồ  dùng, đồ  chơi để  phục vụ  cho các hoạt động, tham gia dự  thi các cấp.  Chuyên môn, chất lượng giáo dục được nâng lên. ­ Hạn chế: Bên cạnh những thành công trên vẫn còn một số  hạn chế; Khi đưa ra  những phương pháp nhằm nâng cao công tác chuyên môn thì một số giáo viên  là người đồng bào dân tộc thiểu số, giáo viên mới ra trường, kinh nghiệm còn   ít, giáo viên lớn tuổi chưa linh hoạt, sáng tạo, trong chuyên môn, chưa khai  thác triệt để nội dung bài dạy, lên kế hoạch hoạt động một ngày của trẻ, áp   dụng chuyên đề  vào thực tế  đôi khi còn rập khuôn, cứng nhắc, làm đồ  dùng  đồ chơi, chất lượng hiệu quả chưa cao.  Trẻ  dù  ở  cùng một lứa tuổi nhưng sự  phát triển của trẻ  không đồng  đều có trẻ rất nhanh nhẹn tháo vát, còn một số trẻ nhút nhát, nói ngọng, nhất  là đối với trẻ dân tộc thiểu số. 2.3. Mặt mạnh, mặt yếu  8
  9.                 ­ Mặt mạnh: Đề  tài đã tập trung khai thác, nêu bật lên những phương pháp, cách làm   gần gũi với giáo viên đứng lớp. Khi áp dụng những phương pháp này đã giúp   cho giáo viên chủ  động trong việc lên kế  hoạch và thực hiện kế  hoạch, phù   hợp, sát tình hình của lớp, linh hoạt trong các hoạt động, có sự  đầu tư  cho  việc lên chương trình, kế hoạch, làm đồ dùng, đồ chơi, thực hiện các chuyên  đề, soạn giảng, nâng cao được chuyên môn, chất lượng giáo dục. ­ Mặt yếu:  Một số giáo viên trẻ, giáo viên dân tộc còn gặp khó khăn trong việc lên  kế  hoạch và thực hiện kế  hoạch, áp dụng chuyên đề  đôi lúc hiệu quả  chưa   cao, một số hoạt động tổ chức còn cứng, chưa thu hút được sự chú ý của trẻ. Một số  học sinh dân tộc giao tiếp bằng tiếng phổ  thông đôi lúc chưa  mạnh dạn, tự tin.  2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động …  Ban giám hiệu làm tốt công tác xã hội hóa, kịp thời nắm bắt sự chỉ đạo  của các cấp, áp dụng thực tế của trường để chỉ đạo chuyên môn.  Đội ngũ cán bộ công chức đã đạt chuẩn và trên chuẩn, nhận thức được   tầm quan trọng của bậc học Mầm non, biết áp dụng thực tế của trường, lớp,  địa phương để xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch.  Cơ sở vật chất trang thiết bị tương đối đầy đủ, đáp ứng yêu cầu giáo   dục Mầm non trong giai đoạn hiện nay.   Hội phụ  huynh của trường quan tâm, chăm lo đến việc học tập của   các cháu, tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường. Nhưng   bên   cạnh   đó   đội   ngũ   giáo   viên   trẻ   mới   ra   trường   nên   kinh  nghiệm còn chưa cao, chưa linh hoạt trong giảng dạy. Và gặp khó khăn đối  với học sinh dân tộc thiểu số khi vào đầu năm học. 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt   ra. Trường Mầm non Ea Na có ba phân hiệu lẻ, các phân hiệu cách xa  nhau khoảng 3­5 km. Nhiều giáo viên trẻ  mới ra trường kinh nghiệm còn ít,   một số  giáo viên lớn tuổi  ứng dụng công nghệ  thông tin chưa cao. Năng lực  chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề của giáo viên tuy đã đạt chuẩn nhưng không  đồng   đều   một  số  giáo  viên  chưa  nhận  thức   đầy   đủ   về   đổi  mới  phương  pháp“Lấy học sinh làm trung tâm”, còn lúng túng trong việc vận dụng chương  9
  10.                 trình giáo dục mầm non mới vào thực tế  giảng dạy, nội dung chương trình  tuy đã chú ý phát triển toàn diện cho trẻ  nhưng chưa gắn kết tính đồng bộ,   tích hợp các môn học, các lĩnh vực vào bài dạy. Các môn học còn độc lập,  tách rời, mang nặng cung cấp kiến thức cho trẻ, chưa phát huy được tính tích   cực, chủ  động  ở  trẻ, một số  giáo viên chưa chịu khó tạo môi trường để  trẻ  được học tập, tham quan khám phá ở mọi lúc mọi nơi. Phương pháp tổ chức   các họat động chương trình còn cứng nhắc, chưa linh hoạt, sáng tạo. Bản thân tôi lên kế  hoạch đôi lúc chưa cụ  thể, chỉ  đạo còn mang tính   chung chung, chưa khoa học, công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên  chưa đa dạng, chưa sâu, các tiết dạy mẫu còn ít. Vì vậy kết quả  đạt được  trên cô và trẻ đạt chưa cao như mong muốn. Việc quan tâm chăm sóc con em của một số phụ huynh học sinh chưa   đáp  ứng với nhu cầu giáo dục ngày càng cao hiện nay. Nhu cầu về  kinh tế,   mưu sinh được quan tâm nhiều hơn nhu cầu học tập, thái độ hợp tác giáo dục  trẻ  chưa rõ ràng, chưa thống nhất với nhà trường. Giáo dục trẻ   ở  gia đình  mang tính áp đặt và thiếu làm gương tốt cho trẻ noi theo.  Trong khi đó đòi hỏi môi trường chăm sóc giáo dục ở  nhà trường cũng  như   ở  gia đình phải tốt, để  sau này các cháu phát triển hài hòa về  các mặt:   Đức, trí, thể, mĩ, lao động tạo thành những con người Xã hội chủ  nghĩa sau   này, tự  tin, sáng tạo. Vậy muốn có những kết quả  như  vậy thì trước tiên   chúng ta phải thay đổi một số phương pháp trong giảng dạy, người giáo viên   phải thay đổi cách tư  duy trong giảng dạy theo đúng như  chương trình mầm   non mới, lấy học sinh làm trung tâm, đòi hỏi người giáo viên cũng phải linh   hoạt, sáng tạo mỗi khi lên lớp. Nhà trường, giáo viên cũng như  phụ  huynh   cần đầu tư nhiều về cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học cho trẻ. Chính vì vậy cán bộ  quản lý, giáo viên, cần nâng cao kiến thức, nhận  thức đúng đắn về  vai trò trách nhiệm của mình để  làm tốt công tác chỉ  đạo,  chủ  nhiệm, công tác tuyên truyền. Bám sát vào chương trình khung của Bộ  giáo dục và thực tế  của trường, lớp để  lên kế  hoạch, chương trình phù hợp  với trường lớp mình (độ  tuổi) nắm vững phương pháp, cách tổ  chức, thực  hiện tốt các chuyên đề, làm đồ  dùng, đồ chơi để  phục vụ  cho các hoạt động   học tập, vui chơi của trẻ vì trẻ mầm non “ Học bằng chơi, chơi mà học”. 3. Các biện pháp thực hiện. + Biện pháp 1:  Bồi dưỡng về nhận thức và chuyên môn cho đội ngũ + Biện pháp 2: Chỉ đạo, tổ chức tốt các hoạt động giáo dục. + Biện pháp 3: Làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá, kiểm định chất   10
  11.                 lượng các hoạt động giáo dục, thực hiện có hiệu quả phong trào viết chuyên  đề sáng kiến kinh nghiệm. + Biện pháp 4: Phối hợp với cha mẹ học sinh trong việc giáo dục trẻ 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên là công việc  thường xuyên, liên tục, không bao giờ kết thúc.   Mục tiêu của các biện pháp là nhằm  bổ  sung tư  tưởng, hoạt  động  chuyên môn, công tác giáo dục, hoàn thiện kĩ năng sư  phạm, nghiệp vụ  cho  tất cả giáo viên trong đơn vị, thông qua đó, giúp giáo viên có đủ năng lực tham  gia vào công cuộc đổi mới giáo dục Mầm non, theo kịp và đáp  ứng yêu cầu  phát triển của xã hội hiện nay. + Biện pháp 1.  Bồi dưỡng về nhận thức và chuyên môn cho đội ngũ:  Theo tôi muốn đội ngũ giáo thực hiện tốt và đạt kết quả cao trong giảng dạy  thì trước hết phải cho họ hiểu được, và nắm được vai trò ý nghĩa to lớn của  người làm cô, làm mẹ thứ hai của trẻ. Luôn phải có phẩm chất chính trị vững  vàng, lập trường kiên định, có lối sống trong sạch vững mạnh, phẩm chất   đạo đức tốt luôn nêu cao tinh thần học tập và làm theo tấm gương đạo đức  Hồ  Chí   Minh.  Bên  cạnh  đó  phải luôn  trau  dồi  về  kiến  thức chuyên  môn   nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm, đổi mới phương pháp dạy và học cho phù  hợp nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. + Biện pháp 2. Chỉ  đạo, tổ  chức tốt các hoạt động giáo dục: Tôi chọn  biện pháp này với mục đích nhằm nâng cao kết quả dạy và học của cô và trò   trong trường. + Biện pháp 3. Làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá, kiểm định chất  lượng các hoạt động giáo dục, thực hiện có hiệu quả phong trào viết chuyên  đề  sáng kiến kinh nghiệm: Với biện pháp này nhằm mục đích kiểm tra xem  mức độ chuyên môn nghiệp vụ của nhà trường đến đâu, đã đạt ở mức độ nào  sau đó có biện pháp kịp thời để nâng cao. Ngoài ra việc sẽ thực hiện có hiệu  quả về phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm nhằm mục đích áp dụng trong  giảng dạy. + Biện pháp 4. Phối hợp với cha mẹ học sinh trong việc giáo dục trẻ:   Việc phối giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh là rất quan trọng.  Để đạt được kết quả chăm sóc giáo dục trẻ có đạt kết quả cao hay không thì   một phần không nhỏ phụ thuộc vào các bậc phụ huynh. Chính vì vậy tôi chọn  biện pháp này. 11
  12.                           3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp  Qua khảo sát chất lượng đầu năm còn thấp, so với chỉ tiêu Hiệu trưởng   đã cam kết với trưởng Phòng giáo dục và đào tạo. Trước tình hình thực trạng   về chất lượng của nhà trường, tôi suy nghĩ tìm ra những biện pháp để chỉ đạo   chuyên môn, nhằm nâng cao chuyên môn, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ  trong trường Mầm non Ea Na. Biện pháp 1.  Bồi dưỡng về nhận thức và chuyên môn cho đội ngũ. * Bồi dưỡng về công tác chính trị nhận thức cho đội ngũ Chất lượng chuyên môn phụ thuộc rất lớn vào tập thể  sư phạm, do đó  yếu tố con người đóng vai trò quyết định, mà các văn kiện của Đảng và Nhà  nước đều nêu rõ trong chỉ thị 40/ CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban bí thư  TW  Đảng về  việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ  quản lý giáo dục. Người thầy cần giỏi về chuyên môn đồng thời lại phải tốt   về nhân cách mới thực hiện được nhiệm vụ của mình, thực sự là những “ Kỹ   sư tâm hồn”. Mặt khác nhận thức của đội ngũ cũng  ảnh hưởng tới chất lượng giáo   dục. Mọi suy nghĩ đều dẫn đến hành động của chúng ta do đó nếu nhận thức   “Đúng” và “Thông” thì vấn đề  “Vận hành” đúng là chuyện tất nhiên. Vì vậy  với một đội ngũ không đồng đều, giáo viên người đồng bào. Tôi luôn trăn trở  suy nghĩ tìm các biện pháp để  chỉ  đạo chuyên môn có hiệu quả, làm gì để  giúp giáo viên yên tâm công tác gắn bó với nghề hơn. Tôi thường xuyên động   viên an ủi và gợi cho đội ngũ thấy sự phát triển về quy mô trường lớp, niềm   tin về  mái trường khang trang, sạch  đẹp, sự  kính trọng của quý bậc phụ  huynh đối với nghề cô giáo. Bản thân tôi là cán bộ  quản lý cũng luôn không hài lòng, thoả  mãn về  những gì đạt được, luôn đặt ra những yêu cầu cao hơn cho đội ngũ giáo viên,  công nhân viên, luôn tìm cách tác động vào đội ngũ như  đưa ra những chuẩn   thi đua, phát động những phong trào hỗ trợ chuyên môn thật phù hợp với điều   kiện của đơn vị. Ví dụ: Trong thang  điểm thi đua thì phần chuyên môn đặt cao hơn   những nhiệm vụ khác, chuyên môn nhân hệ số hai, tổ chức thi đua nếu được  công nhận nhiều tiết dạy giỏi sẽ đề nghị với Hiệu trưởng cho tham gia dự thi   cấp huyện, cấp tỉnh, đề  nghị  nâng lương trước thời hạn cho giáo viên nhằm   động viên, khích lệ giáo viên. Nói chung tuỳ theo tình hình đơn vị mà xoáy vào  12
  13.                 yêu cầu cao đối với đội ngũ, nếu đội ngũ còn yếu chuyên môn thì tăng điểm   phần chuyên môn và ngược lại đội ngũ thường xuyên vi phạm kỷ  luật thì  xoáy vào phần chính trị  tư  tưởng và việc thực hiện quy chế  chuyên môn.   Trong cách quản lý với đội ngũ chi thức tôi cũng lưu ý đến vấn đề đó là; góp   ý xây dựng cho mọi người hơn là ghi nhận những sai sót họ  đã làm và đặc   biệt hạn chế nêu những khuyết điểm cá nhân không đáng ra tập thể sư phạm   điều đó dễ gây sự xúc phạm, bất mãn và họ cảm thấy thiếu sự tôn trọng. Ngoài công tác giáo dục về  nhận thức tư  tưởng cho đội ngũ, người  quản lý phải biết khơi dậy tiềm tàng mỗi con người lòng tự trọng, ước muốn   phát triển và xác định đúng hướng đi phù hợp. * Bồi dưỡng về công tác chuyên môn Qua công tác tại trường Mầm non Ea Na làm ví dụ, tôi nhận thấy việc   xây dựng  đơn vị  đi lên trước hết cần tập trung dồn nỗ  lực vào công tác  chuyên môn.  Điều đầu tiên phải làm đó là phải bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ  bởi vì có nhận thức đúng thì mới dẫn đến hành động đúng. Để làm được điều  này ngay từ  đầu năm học tôi đã tham mưu với đồng chí Hiệu trưởng bố  trí  tạo điều kiện cho giáo viên đi học các lớp Đại học để nâng cao trình độ  trên  chuẩn cho đội ngũ, đáp ứng với yêu cầu hiện nay. Cho đến nay nhà trường đã  có 26/26 giáo viên đứng lớp, đạt trình độ chuẩn, đạt 100%; có 17/26 giáo viên  đạt trình độ trên chuẩn, đạt 65%, còn lại một số đồng chí đang theo học Đại  học.  Để   nâng   cao   nhận   thức   cho   đội   ngũ,   giúp   đội   ngũ   nắm   bắt   được  chương trình giáo dục mầm non mới, đổi mới phương pháp giáo dục và các  chuyên đề trọng tâm trong năm, tôi đã tổ chức cho một số giáo viên đứng lớp  đi học bồi dưỡng chuyên môn do Sở  GD­ĐT và Phòng GD­ĐT tổ  chức. Sau  buổi học tôi tổ chức cho giáo viên thảo luận, làm bài tập thực hành tổ, nhóm   để giúp giáo viên hiểu sâu hơn về những nội dung giáo viên đã được tiếp thu. Đồng thời vào thứ  bảy của tuần 1 và tuần 4 hàng tháng tôi tiến hành  họp chuyên môn và bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, nghe giáo viên phản   ánh và giải quyết những thắc mắc của giáo viên trong quá trình thực hiện   chương trình và tổ chức các hoạt động cho trẻ. 13
  14.                 Ngoài ra tôi bồi dưỡng cho giáo viên tại lớp, sau mỗi lần dự giờ, góp ý   để giáo viên thấy những  ưu điểm phát huy và những tồn tại cần khắc phục,   gợi ý cho giáo viên một số biện pháp hình thức tổ chức hoạt động. Dự giờ thăm lớp Việc tổ chức cho giáo viên được đi tham quan học tập đơn vị điển hình   có ý nghĩa rất lớn, tạo cho giáo viên phấn khởi, được giao lưu, học hỏi đồng  nghiệp. Chúng tôi tổ chức họp hội đồng chuyên môn và lên kế hoạch cho đợt   đi học tập, những bộ môn nào, chuyên đề nào mà trong quá trình dự giờ thấy   kết quả chưa cao, giáo viên còn yếu về phương pháp thì tôi liên hệ, đặt vấn   đề với trường bạn cho giáo viên được thăm quan, dự giờ. Sau khi dự giờ xong  thì cho giáo viên được trao đổi qua đợt học giáo viên nắm được vấn đề  gì,   chỗ  nào còn vướng mắc. Sau khi tham quan học tập giáo viên trường tôi đã  học hỏi được rất nhiều điều và đã áp dụng vào thực tế trường mình một cách  phù hợp, nhờ  đó mà việc tạo môi trường cho trẻ  hoạt động của trường tôi   trong năm học này đã được cải thiện và tiến bộ rõ rệt. 14
  15.                 Bên cạnh đó tôi luôn  động viên, khuyến khích giáo viên tự  học, tự  nghiên cứu tài liệu, tham khảo thông tin đại chúng Internet. Đây là việc làm  không thể  thiếu được trong việc nâng cao chuyên môn nghiệp vụ  của giáo  viên. Để giúp giáo viên có điều kiện tiếp thu, trau dồi kiến thức chuyên môn,   nghiệp vụ. Năm học này tôi đã tham mưu với Hiệu trưởng mua thêm máy  tính, nhiều loại sách, báo, tạp chí, tài liệu chuyên ngành cho giáo viên tham  khảo, nghiên cứu giúp bổ trợ thêm kiến thức, hiểu biết cho giáo viên. Nói tóm lại việc bồi dưỡng về nhận thức và chuyên môn cho đội ngũ là  một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết, giúp giáo viên có nhận thức   đúng đắn và trang bị cho giáo viên những hiểu biết, các kiến thức về chuyên  môn, chủ  động, tự  tin trong quá trình tổ  chức các hoạt động chăm sóc giáo  dục trẻ. Biện pháp 2. Chỉ đạo, tổ chức tốt các hoạt động giáo dục. * Chỉ đạo giáo viên thực hiện chương trình Nói đến việc giáo dục  ở trường thì không thể  nào không nói đến việc  thực hiện chương trình, chương trình là phương tiện cơ bản để giáo dục toàn   diện. Muốn chỉ đạo thực hiện tốt chương trình thì trước hết bản thân người  quản lý phải nắm được nội dung chương trình giáo dục mầm non,  như  Lê  Nin đã nói “ Không thể nào quản lý nếu không có tri thức và khoa học quản   lý, muốn quản lý phải am hiểu và thành thạo công việc”. Để  việc thực hiện chương trình giáo dục có hiệu quả, không bị  gián  đoạn trước tiên phải  ổn định công tác nhân sự. Ngay từ  đầu hè trước khi  bước vào năm học mới tôi tham mưu với đồng chí Hiệu trưởng trong việc  phân chia nhóm lớp, sắp xếp lớp học, bố  trí giáo viên chủ  nhiệm người có   năng lực với người năng lực còn yếu, giáo viên lớn tuổi có kinh nghiệm đi   kèm với giáo viên trẻ còn ít kinh nghiệm, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh và  năng lực chuyên môn của từng giáo viên. Vào đầu năm học tôi lên kế hoạch cụ  thể cho hoạt động chuyên môn,  kế  hoạch năm, kỳ, tháng, tuần. Sau khi lên kế  hoạch xong tôi tổ  chức buổi  sinh hoạt chuyên môn với hội đồng giáo viên để thông qua kế hoạch cho toàn   thể giáo viên nắm rõ và góp ý kiến  xây dựng kế hoạch. 15
  16.                                              Tổ chức họp và sinh hoạt chuyên môn Thống nhất chương trình giảng dạy. Chỉ  đạo 100% các lớp thực hiện  chương trình Giáo dục mầm non mới ( trẻ 5 tuổi thực hiện theo bộ chuẩn tr ẻ  em 5 tuổi). Hướng dẫn cho giáo viên soạn bài phù hợp với kế  hoạch đã lên  của chuyên môn. Tôi duyệt kế hoạch bài soạn các lớp ít nhất là 2lần/chủ đề  (đầu chủ  đề  và cuối chủ  đề) góp ý kiến cụ  thể  cho giáo viên đồng thời kết  hợp qua quá trình thăm lớp dự giờ và chương trình khung của Bộ quy định tôi   bồi dưỡng cho giáo viên cách xây dựng mạng nội dung, mạng hoạt động, lên  kế  hoạch hoạt động ngoài trời, hoạt động  góc, hoạt động chung và hướng  dẫn cho giáo viên khai thác triệt để nội dung của bài dạy sao cho không gò bó  áp đặt trẻ. Lên kế  hoạch dạy phải đảm bảo phù hợp với thực tiễn của địa   phương mình, của trường, lớp mình, độ tuổi. Mỗi nhóm lớp đều phải có thời gian biểu, thời khoá biểu, kế  hoạch   hoạt động hàng tuần, hàng ngày của lớp và hàng tuần ngoài việc kiểm tra   duyệt kế hoạch trên giấy, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch  ở trên nhóm lớp   để góp ý bổ sung cho giáo viên thực hiện kế hoạch tốt hơn, kế hoạch của các   lớp đều được treo lên bảng để  phụ  huynh nắm bắt được hoạt động hàng   ngày của các con mình. Để giáo viên dạy đủ, dạy đúng, dạy tốt thì người Phó hiệu trưởng phụ  trách chuyên môn phải lên kế  hoạch kịp thời. Phải duyệt kế hoạch cho giáo  16
  17.                 viên trước 1 tuần và không thay đổi kế hoạch giảng dạy tuỳ tiện. Nếu có kế  hoạch đột xuất của nhà trường thì phải báo trước 1 tuần, giáo viên có thể  thay đổi giờ  dạy hoặc hoạt động luân phiên nhưng ban giám hiệu phải biết   để kiểm tra theo dõi kịp thời, tôi luôn là người sát sao kiểm tra mọi hoạt động  chuyên môn ở các lớp để hướng dẫn cho giáo viên thực hiện tốt. Giao chỉ  tiêu chất lượng cho giáo viên các khối, lớp, dựa vào cam kết  đầu năm giữa Hiệu trưởng với Trưởng Phòng Giáo dục và đào tạo. Chất lượng chỉ  tiêu được giao gắn với chỉ  tiêu thi đua của từng khối,  lớp, cá nhân vào cuối năm. Vì vậy giáo viên phải trăn trở, tìm tòi để có nhiều  phương   pháp   trong   xây   dựng   kế   hoạch,   thực   hiện   kế   hoạch   bồi   dưỡng   chuyên môn cho bản thân và việc lên kế  hoạch, phương pháp ôn luyện kiến  thức chăm sóc giáo dục trẻ, vào các thời điểm trong ngày. * Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy Đổi mới phương pháp giảng dạy là quá trình phối hợp linh hoạt và hợp   lý những kinh nghiệm, thành tựu sử  dụng, điều kiện cơ  sở  vật chất và cải   tiến các phương pháp dạy học của đội ngũ giáo viên. Đổi mới phương pháp  nhằm tích cực hoá các hoạt động dạy học, khuyến khích giáo viên chủ động,  sáng tạo, dạy học tập trung vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm để  phát triển mọi  khả năng của trẻ, tổ chức hướng dẫn trẻ học tập bằng cách tự phát hiện khả  năng của mình và có niềm tin trong lao động, học tập. Với những hiểu biết của bản thân về đổi mới phương pháp giảng dạy  tôi đã đặt ra những yêu cầu cho giáo viên khi tổ chức một giờ hoạt động như  sau: * Tổ chức tiết dạy ­  Đối với giáo viên Nghiên cứu kỹ bài dạy và phân tích sư phạm bài dạy, cụ thể là: Soạn kế  hoạch lên lớp, xác định trọng tâm kiến thức, kỹ  năng bài học  và các hình thức tổ chức hoạt động trong tiết dạy . Chuẩn bị hệ thống câu hỏi, những nội dung khó, mục đích giải quyết ở  lớp. Chọn hình thức tổ chức tiết học phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất   của lớp, phù hợp với đề tài dạy và lĩnh vực, chỉ số đã chọn. Để tổ chức tốt một tiết dạy phụ thuộc vào nội dung, mục đích cụ  thể  của bài dạy để  xác định cách tổ  chức hoạt động cho trẻ  làm thế  nào để  tiết   dạy đạt kết quả cao nhất. 17
  18.                 VD: Nếu mục đích của bài dạy chủ yếu rèn kỹ năng thì coi trọng cách  học cá nhân của trẻ. Cần phải giúp giáo viên hiểu được đổi mới phương pháp không có  nghĩa là loại bỏ  hoàn toàn phương pháp cũ mà về  cơ  bản vẫn phải tuân thủ  các bước trong suốt tiến trình của tiết học, vẫn phải dựa trên cơ  sở  phương   pháp dạy đặc trưng các bộ  môn. Đổi mới phương pháp là cách học “Lấy trẻ   làm trung tâm”, dựa trên sự hiểu biết, hứng thú, nhu cầu của trẻ mà ta đưa ra  nội dung bài dạy, kiến thức cho phù hợp với trẻ.  ­ Đối với trẻ:  Phải khuyến khích trẻ mạnh dạn tham gia các hoạt động cùng cô, giúp   trẻ  tự  tin trong giao tiếp, tạo sự  gần gũi, thân thiện giữa cô và trẻ, tạo tâm  thế thoải mái cho trẻ khi bước vào giờ hoạt động.                                          Tiết hoạt động ngoài trời Giúp trẻ chủ  động, tích cực trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, tạo cơ  hội cho tất cả  các trẻ  đều  được tham gia vào quá trình nhận thức, tìm tòi,  khám phá tri thức, trẻ được thể hiện sự hiểu biết, suy nghĩ của trẻ thông qua   các hoạt động cụ thể. Để  giúp giáo viên hiểu sâu sắc vấn đề  đổi mới phương pháp và đối  chiếu giữa kiến thức sách vở  với thực tiễn tôi đã xây dựng và tổ  chức cho  giáo viên dự giờ  các tiết mẫu, thông qua các tiết mẫu, tôi cho giáo viên thảo  18
  19.                 luận, phân tích cụ thể các tiết dạy đó là: Tiết dạy đã đổi mới chưa? Đổi mới  ở chỗ  nào? Có gì khác so với cách dạy trước và tiết dạy đó đã thực sự  mang  lại hiệu quả chưa?... Đồng thời qua những lần dự giờ trên lớp tôi cũng nhận  xét rất cụ  thể, chỉ ra cho giáo viên thấy những mặt được và những mặt hạn  chế của giáo viên trong việc vận dụng phương pháp vào quá trình giảng dạy . Qua đó giúp giáo viên hiểu sâu hơn về đổi mới phương pháp thực và sự  mang lại hiệu quả  cho giáo viên trong quá trình tổ  chức thực hiện các hoạt   động giáo dục trẻ, giúp giáo viên chủ động, mạnh dạn, tích cực, sáng tạo hơn  trong hoạt động giảng dạy . * Chỉ đạo thực hiện tốt các chuyên đề  Việc chỉ đạo chuyên đề ở trường mầm non có ý nghĩa rất quan trọng là  một biện pháp rất tích cực và có hiệu quả  trong việc nâng cao tay nghề  cho   giáo viên. Muốn chỉ đạo tốt các chuyên đề thì đầu năm học phải nắm bắt cụ  thể  các chuyên đề  chi đạo của bậc học, khi cấp trên phổ  biến xuống nhà  trường tổ  chức cho giáo viên được học lý thuyết. Tôi lên kế  hoạch chỉ  đạo  chuyên đề  trong năm, hàng tháng và hàng tuần cụ  thể, thông qua ý kiến chi  đạo của Hiệu trưởng tôi đã lên kế hoạch dạy mẫu cho từng chuyên đề. Chọn   những giáo viên có năng khiếu chuyên môn về từng chuyên đề để dạy mẫu.                                              Tiết dạy chuyên đề Trước lúc bố trí giáo viên dạy mẫu cho chuyên đề tôi cùng Hiệu trưởng  và hội đồng chuyên môn góp ý xây dựng giáo án và xây dựng các biện pháp   19
  20.                 cách tổ  chức, chuẩn bị  đồ  dùng trực quan chu đáo đầy đủ  rồi mới tiến hành   dạy cho hội đồng giáo viên  xem và rút kinh nghiệm. Sau những lần được dự  giờ  dạy mẫu tôi tổ  chức cho giáo viên rút kinh nghiệm và giáo viên tiếp tục   đăng ký dạy thực hành để  hội đồng chuyên môn dự  giờ  và đóng góp. Hàng  tháng có kế  hoạch dự  giờ  các nhóm lớp theo kế    hoạch chỉ  đạo của từng   chuyên đề. Trong các chuyên đề cấp trên chi đạo chúng tôi chỉ đạo rất cụ thể, chỉ  đạo dứt điểm từng chuyên đề  nên đội ngũ giáo viên đều nắm vững phương   pháp, biết làm đồ  dùng đồ  chơi sáng tạo phục vụ  cho từng chuyên đề, tạo  môi trường cho trẻ được học mọi lúc mọi nơi và giáo viên đã biết dạy nhuần   nhuyễn giữa bộ  môn này và bộ  môn khác một cách phù hợp. Vào cuối năm   học tôi tổng kết đánh kết quả  thực hiện từng chuyên đề  và rút kinh nghiệm  để chỉ đạo cho năm học tiếp theo. * Nâng cao hoạt động của tổ chuyên môn      Muốn nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường thì phải tổ chức  tốt  mọi hoạt động của tổ  chuyên môn vì tổ  chuyên môn là nơi thực hiện  chuyên môn tốt nhất để hoàn thành nhiệm vụ năm học. Trường tôi có tổng số là 26 giáo viên thì có 3 giáo viên khối trưởng đại  diện cho các khối (Khối Lá; Chồi; Mầm)   nằm trong   tổ  trưởng tổ  chuyên  môn là những đồng chí giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, cấp huyện, những đồng  chí tổ  trưởng chuyên môn và ban giám hiệu. Vào đầu năm học chúng tôi tổ  chức họp, dự  thảo kế  hoạch hoạt động của tổ  chuyên môn trong một năm  học. Xây dựng các tiết dạy mẫu hàng tháng trong năm, phân công giáo viên  phụ trách từng mảng bộ môn và phân công tiết dạy mẫu hàng tháng, xây dựng   kế   hoạch   sinh   hoạt   chuyên   môn   hàng   tháng   dựa   trên   kế   hoạch   của   nhà  trường. Hội đồng chuyên môn có trách nhiệm xây dựng các tiết dạy mẫu và   dạy mẫu cho giáo viên xem, bồi dưỡng dìu dắt những giáo viên còn hạn chế  về  chuyên môn. Làm đồ  dùng đồ  chơi và hướng dẫn giáo viên cùng làm đồ  dùng đồ chơi. Mỗi tháng hội đồng chuyên môn sinh hoạt một lần để rút kinh  nghiệm trao đổi những vướng mắc của giáo viên để  tìm ra những biện pháp  hay phổ biến cho giáo viên. Từ khi trường chúng tôi có hội đồng chuyên môn thì chất lượng chuyên  môn trong nhà trường được nâng lên rõ rệt mỗi  đồng chí trong hội  đồng  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0