intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp Giáo dục phẩm chất đạo đức cho HS Tiểu học

Chia sẻ: Hòa Phát | Ngày: | Loại File: RTF | Số trang:16

97
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của sáng kiến kinh nghiệm này nhằm thực hiện phong trào thi đua xây dựng: “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh một cách toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống. Thực hiện tốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh giữa ba môi trường: gia đình, nhà trường và xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp Giáo dục phẩm chất đạo đức cho HS Tiểu học

  1. Một số biện pháp giáo dục phẩm chất đạo đức học sinh Tiểu học            I. PHẦN MỞ ĐẦU      1. Lý do chọn đề tài Từ ngày xưa ông cha ta rất coi trọng về đạo đức chính vì thế mà việc giáo  dục đạo đức luôn được đặt lên hàng đầu: “Tiên học lễ hậu học văn”. Hồ Chủ  Tịch đã dạy: “ Dạy cũng như  học phải chú trọng cả  tài lẫn đức. Đức là đạo  đức, là cái gốc quan trọng, nếu không có đạo đức thì tài cũng vô dụng”. Trong  những năm gần đây đất nước ta đang từng bước đổi mới. Vì thế  mọi ngành  nghề  PH?NG đều ph GI ?O D?Cải th V?ực hi ??Oện đ T?Oổi mHUY?N ới một cách toàn điện. Trong đó ngành giáo  KR?NG ANA   TR??NG ặTH  dục luôn được đ TR?N  t lên v QU?C ầu.  ị trí hàng đ TO?N Cụ thể là việc đổi mới SGK được thực  hiện rất tốt tuy nhiên công tác giáo dục đạo đức cho học sinh cần phải được  quan tâm nhiều hơn nữa. Vì tiểu học là bậc học nền tảng, cơ bản cho các cấp                                                     ục đạo đức cho học sinh tiểu học là rất quan trọng. bậc sau, nhiệm vụ giáo d Để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh thì ngoài việc học  tập rèn luyện kiến thức  ở lớp, học sinh còn phải tu dưỡng và rèn luyện về  đạo đức, kỹ năng sống, kỹ năng hòa nhập và  ứng xử trong cuộc sống. Tăng  cường đẩy mạnh việc giáo dục đạo đức học sinh thông qua các hoạt động  trong nhà trường, góp phần nâng cao nhận thức của học sinh, giúp các em có ý  thức hơn trong từng hành động, có những ước mơ đẹp trong cuộc sống.      Qua thực tế từ năm học 2013 ­ 2014 có một số đối tượng học sinh có hành  vi nói tục, gây gỗ  và thậm chí còn đánh nhau với bạn bè trong trường. Làm  thế nào để  giáo dục đạo đức cho học sinh của trường Tiểu học Trần Quốc  Toản nói riêng và của toàn ngành giáo dục nói chung? Đây chính là câu hỏi mà  bản thân tôi đã nhiêu  đêm trăn trở. Cuối cùng tôi đã chọn đề  tài: “Giáo dục  phẩm chất đạo đức học sinh Tiểu học” để  góp phần làm nền tảng, hành vi   Người thực hiện: Bùi Thị Niệm Khuyên ­ Trường TH Trần Quốc Toản           1
  2. Một số biện pháp Giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh Tiểu học đạo đức cho các em trong cư  xử  với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo với mọi  người và bạn bè cùng trang lứa.  Mong được sự góp ỷ chân tình của các thầy giáo, cô giáo.      2. Muc tiêu, nhiêm vụ của đề tài       Thực hiện phong trào thi đua xây dựng: “Trường học thân thiện, học sinh   tích cực”. Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh một cách toàn diện về  đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống. Thực hiện tốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh giữa ba môi trường:  gia đình, nhà trường và xã hội.      3. Đối tượng nghiên cứu      Học sinh lớp 2A, trường Tiểu học Trần Quốc Toản, năm học 2013 ­ 2014.      4. Phạm vi nghiên cứu       Rèn luyện phẩm chất đạo đức cho học sinh của trường Tiểu học Trần  Quốc Toản, xã Bình Hòa, huyện Krông Ana.      5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp điều tra: điều tra hoàn cảnh gia đình,  điều kiện sống, đối  tượng học sinh,... Phương pháp nêu gương: động viên khen ngợi kịp thời những học sinh đã  có cố gắng, tiến bộ trong việc sửa chữa những thói quen, tật xấu.                Người thực hiện: Bùi Thị Niệm Khuyên ­ Trường TH Trần Quốc Toản  2
  3. Một số biện pháp giáo dục phẩm chất đạo đức học sinh Tiểu học Phương pháp quan sát: quan sát các đối tượng học sinh để  kịp thời uốn  nắn, giúp các em thay đổi những khuyết điểm còn mắc phải. Phương pháp trò chuyện: thường xuyên dành thời gian riêng để trò chuyện,  động viên những đối tượng học sinh có biểu hiện chưa tốt. Phương pháp phân tích: phân tích điều kiện, môi trường sổng,... của học  sinh.      II. NỘI DUNG      1. Cơ sở lý luận để thực hiện đề tài  Căn cứ  theo thông tư  30/2014/TT ­ BGDĐT tại điều 9 về  việc đánh giá  thường xuyên sự hình thành và phát triển phẩm chất của học sinh. Theo  điều 30 chương IV  điều  lệ  Trường tiểu học Ban hành kèm theo  Quyết định số 51/2007/QĐ­BGDĐT ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng  Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định giáo viên là người làm nhiệm vụ giảng dạy  nhưng bên cạnh đó việc giáo dục nhân cách, phẩm chất cho học sinh cũng  không kém phần quan trọng. Vì thế giáo dục đạo đức cho học sinh một cách  có hiệu quả là trách nhiệm của giáo viên Trong xã hội hiện nay, giá trị  đạo đức, nhân cách, lối sống của không ít  giới trẻ đang có chiều hướng sa sút.  Xuất phát từ thực tiễn trên bản thân tôi  quyết định chọn sáng kiến kinh nghiệm “Giáo dục phẩm chất đạo đức học  sinh Tiểu học” nhằm góp một phần công sức vào việc giáo dục nhân cách và  đạo đức học sinh hiện nay. 2. Thực trạng a. Thuận lợi, khó khăn  Người thực hiện: Bùi Thị Niệm Khuyên ­ Trường TH Trần Quốc Toản           3
  4. Một số biện pháp Giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh Tiểu học + Thuận lợi Trong những năm qua mặc dù đơn vị  không có học sinh nào vi phạm đạo  đức, học sinh đều xếp loại hạnh kiểm cuối năm là thực hiện đầy đủ  đạt  100%. + Khó khăn Thời gian gần đây đã xuất hiện một bộ  phận học sinh Tiểu học đã có  những lời lẽ thiếu thiện cảm khi tiếp xúc với bè bạn như nói tục, gây gỗ đôi  lúc còn có hành vi đánh nhau ... Có nhiều yếu tố tác động như: môi trường xã hội, điều kiện sinh hoạt gia  đình hay vấn đề giáo dục chỉ  quan tâm về tri thức, thiếu đầu tư về giáo dục  nhân cách, đạo đức học sinh nên tình trạng một bộ phận học sinh bị sa sút về  đạo đức. b. Thành công, hạn chế + Thành công Để giúp học sinh của lóp 2A đạt kết quả tốt hợn trong việc phát triển đạo đức. Bản thân tôi đã áp dụng đê tài “Giáo dụd phẩm chất đạo đức học sinh  Tiểu học” và bước đầu đã có sự  thành công. Các em đã tích cực hơn trong  mọi hoạt động, đoàn kết, biết giúp đỡ bạn bè và tạo được một môi trường  thân thiện trong lớp học cũng như trong toàn trường.      + Hạn chế Vẫn còn một số huynh chỉ  chú trọng đến kết quả  học tập, chưa thật sự  quan tâm đến việc phát triển đạo đức, nhân cách của con em mình.                Người thực hiện: Bùi Thị Niệm Khuyên ­ Trường TH Trần Quốc Toản  4
  5. Một số biện pháp giáo dục phẩm chất đạo đức học sinh Tiểu học c. Mặt mạnh, mặt yếu + Mặt mạnh Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đang tập trung đổi mới phương  pháp giáo dục học sinh phát triển theo hướng toàn diện, thông tư 30/2014/TT ­  BGDĐT đã tập trung vào việc đánh giá phẩm chất của học sinh bản thân tôi  nhận thấy đó là một điều rất đúng đắn. + Mặt yếu Ở  lứa tuổi các em việc tự  ý thức hành vi chưa rõ nét, các em có thể  có  những suy nghĩ lệch lạc mà không hề biết, qua đó việc tìm hiểu học sinh có  suy nghĩ như thế nào để uốn nắn các em là một vấn đề không kém phần quan  trọng so với việc giúp các em lĩnh hội kiến thức. Vì thế đòi hỏi giáo viên phải  gần gũi, thương mến và luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho các em. d. Nguyên nhân Bên cạnh sự phát triển đi lên của xã hội thì đạo đức của học sinh cũng có  nhiều thay đổi theo chiều hướng xấu. Chúng ta vẫn thấy có nhiều đối tượng  học sinh nói tục, không tôn trọng cha mẹ, thầy cô, đánh nhau, trốn học... Đạo  đức học sinh ngày càng đi xuống bởi nhiều lý do, nguyên nhân chủ yếu là do  cơ chế kinh tế thị trường làm cho mọi người trong xã hội bận rộn nhiều với  công việc, với những toan tính để làm giàu mà lãng quên đi một việc hết sức  quan trọng là cần phải gần gũi giáo dục nhân cách cho con c ái trong gia đình.  Mặt khác có thể  là do chúng ta chưa tìm ra những giải pháp tốt có hiệu quả  trong việc giáo dục chuẩn mực đạo đức cho học sinh. Do đó một nhiệm vụ  hết sức quan trọng đặt ra cho mỗi giáo viên là phải tìm ra những giải pháp tốt  nhất, những kinh nghiệm giáo dục có hiệu quả để phổ biến rộng rãi mọi nơi  để cùng nhau giáo dục đạo đức cho học sinh và hi vọng sau này các em có thể   Người thực hiện: Bùi Thị Niệm Khuyên ­ Trường TH Trần Quốc Toản           5
  6. Một số biện pháp Giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh Tiểu học trở thành những người tốt, có ích cho xã hội. Như chúng ta đã biết, trong thực tế mọi sản phẩm được làm ra cho dù tốt  đến mấy, chất lượng cao đến mấy cũng không thể  hoàn hảo tuyệt đối. Một  người học trò có tài mà không có đức thì đối với người giáo viên đó là một  kết quả đáng buồn. Làm thế nào để đào tạo được những học sinh vẹn toàn cả  tài và đức đó là mong muốn của mỗi chúng ta. Vì thế để đạt được điều đó đòi  hỏi sự  nổ  lực và cố  gắng rất nhiều của giáo viên và dĩ nhiên chúng ta phải   bắt tay vào việc đào tạo ngay từ bậc Tiểu học. 3. Giải pháp, biện pháp a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Trong sự  nghiệp trồng người điều quan trọng nhất đối với mỗi giáo viên  là phải có tâm với học sinh, từ  đó mới tìm ra cách giáo dục các em có hiệu  quả   một   cách   toàn   diện.   Giáo   viên   cần   đảm   bảo   quyền   lợi   chính   đáng,  thưởng phạt phân minh, kịp thời và công bằng, không được phân biệt đối xử  với học sinh. Không có công thức nào chung nhất cho công tác giáo dục các  em, nhưng trước tiên cần phải có cái tâm, lòng nhiệt tình và phương pháp họp  lý thì sẽ đem lại thành công. Phải thực sự  yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình và  tận tâm với công việc. Phải gần gũi yêu thương tôn trọng học sinh. Mỗi giáo  viên thực sự  là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo thể  hiện qua tư  tưởng, tác phong ngôn ngữ, cách làm việc và ứng xử hàng ngày. Để đạt được  hiệu quả cao trong công tác giáo dục đạo đức học sinh Tiểu học tôi đưa ra các  biện pháp sau đây. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp Biện pháp 1: Hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm lớp                Người thực hiện: Bùi Thị Niệm Khuyên ­ Trường TH Trần Quốc Toản  6
  7. Một số biện pháp giáo dục phẩm chất đạo đức học sinh Tiểu học Để giáo dục học sinh có đạo đức tốt thì người giáo viên phải gương mẫu  để  làm  tấm  gương sáng cho học sinh noi theo, bên cạnh  đó  bản thân tôi  thường tìm hiểu học sinh chẳng hạn như: Đầu năm tôi xem qua lí lịch, học bạ  và tìm hiểu thêm thông qua các bậc phụ  huynh   để  nắm được phần nào gia  đình và học lực của học sinh qua bạn bè, người thân hoặc người hàng xóm  của các em. Cách tìm hiểu này theo tôi thì đạt hiệu quả  rất tốt. Ngoài ra tôi  còn tìm hiểu học sinh qua từng thói quen, hoạt động của các em  ở  lớp như:  sinh hoạt lớp, giờ ra chơi, những buổi lao động, sinh hoạt sao, sinh hoạt ngoại  khóa... trong cách tìm hiểu này tôi đã giúp đỡ được một học sinh cụ thể như  sau: Năm học vừa qua bản thân tôi được phân nhiệm vụ  chủ  nhiệm lớp 2A,  trong lớp có nhiều học sinh nghịch ngợm.  Chính vì thế mà tôi thường quan sát  các em vào giờ sinh hoạt ngoại khóa và giờ ra chơi để tìm ra những học sinh  có thái độ, hành vi đạo đức không tốt như: nói tục, gây gỗ và thậm chí là đánh  bạn.... Tôi tìm cách động viên, quan tâm và uốn nắn các em kịp thời. Trong lớp, tôi đặc biệt chú ý đến em Bảo, em này thường xuyên chọc  ghẹo bạn, nói chuyện, gây gỗ làm mất trật tự trong lớp và nghiêm trọng hơn  có lúc còn đánh bạn. Những lúc tôi giảng bài em thường không chú ý, gương  mặt lại có vẻ  ngẩn ngơ  và buồn. Bảo là học sinh mới chuyển đến, qua tìm  hiểu thì tôi biết được em hiện đang sống với bà ngoại và bố  mẹ  của em thì  lại đang sống  ở  thành phố Đà Nang. Tôi biết em là một học sinh thiếu thốn  tình cảm của cha mẹ nên thường xuyên động viên, trò chuyện và hướng dẫn  để giúp em sống hòa đồng các bạn. Khi em Bảo làm được những việc tốt tôi  thường khen ngợi trước lớp ở giờ sinh hoạt và đề nghị lớp tuyên dương. Dần  dần Bảo trở nên ngoan ngoãn và học ngày càng tiến bộ hem, đến cuối học kì  I thì Bảo chính thức trở thành một trong những học sinh khá của lóp.  Người thực hiện: Bùi Thị Niệm Khuyên ­ Trường TH Trần Quốc Toản           7
  8. Một số biện pháp Giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh Tiểu học Một cách tìm hiểu nữa là phải thường xuyên đến thăm và trao đổi với phụ  huynh để  tạo sự  liên hệ  mật thiết giữa giáo viên, phụ  huynh và học sình có  hoàn cảnh khó khăn, neo đơn... để kịp thời giúp đỡ. Biện pháp 2: Xây dựng mối quan hệ đoàn kết Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy rằng: chỉ khi nào xây dựng được  một tập thể  lớp đoàn kết thì các biện pháp giáo dục khác mới đạt hiệu quả  cao. Để thực hiện được điều này thì giáo viên cần phải tạo điều kiện cho các  em hiểu nhau và xử lí các tình huống một cách hợp lí. Ví dụ như em Bảo đã  nói ở trên, tôi chỉ khen ngợi em trước lớp, những hành vi em đối xử không tốt  với bạn tôi thường nhắc nhỡ riêng em. Đối với học sinh bị bệnh nghỉ học, tôi  tổ  chức thăm hỏi và phân công học sinh giảng lại bài cho bạn. Đối với học  sinh thiếu thốn tình cảm  hay e dè, rụt rè, nhút nhát tôi thường xuyên trò  chuyện gợi mở cho các em, tạo không khí vui vẻ khuyến khích học sinh tham  gia tích cực vào các hoạt động của nhóm, lớp, trường. Lôi cuốn các em vào một sân chơi lành mạnh, vui vẻ... Thường xuyên kể  cho các em nghe những câu chuyện về lòng nhân hậu, tình  đoàn kết, nói cho  các em biết về tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, nhắc   nhỡ học sinh tham gia tìm hiểu về biển đảo Việt Nam, ... hoặc tổ chức những  trò chơi mang tính tập thể. Mỗi khi nhà trường có nhưng hoạt động nào tôi  đều khuyến khích các em tham gia, tuyên dương những học sinh có đóng góp  nhiều trong các hoạt động đó như: văn nghệ, góp giấy vụn,  ủng hộ  người  nghèo...  Bên cạnh đó cần phải tổ  chức và tạo điều kiện để  lớp giúp đỡ  học sinh  khó khăn. Bản thân tôi nghỉ điều này có thể giúp cho các em đoàn kết gắn bó  hơn. Để  thực hiện được điều này tôi đề  ra một biện pháp như  sau: Đối với                 Người thực hiện: Bùi Thị Niệm Khuyên ­ Trường TH Trần Quốc Toản  8
  9. Một số biện pháp giáo dục phẩm chất đạo đức học sinh Tiểu học những học sinh khó khăn về vật chất tôi đề nghị lớp làm kế hoạch nhỏ: Góp  giấy vụn và những đồ dùng học tập mình không dùng nữa nhưng vẫn còn sử  dụng được thì đem tặng lại cho bạn. Những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt  khó khăn trong việc học tập tôi phân công học sinh khá giỏi kèm thêm ở nhà.  Cứ  mỗi cuối tháng sẽ  tổng kết một lần và tuyên dương những học sinh có  tiến bộ, những nhóm học tập đạt chất lượng. Biên pháp 3: Giúp học sinh mạnh dạn trong mọi tình huống Một số đối với những học sinh còn rụt rè trong giao tiếp, chưa mạnh dạn  trước tập thể tôi luôn nhẹ nhàng, động viên, khích lệ các em từ từ, tránh nóng  vội sẽ làm các em hoảng sợ. Trong các giờ sinh hoạt lớp tôi thường kể những  mâu chuyện về gương tốt, việc tốt, những câu chuyện về  tấm gương vượt  khó. Sau  mỗi lần kể  tôi đều phân tích cặn kẽ  nhằm hình thành cho các em  một suy nghĩ: con người sống phải có mục đích, phải có ý chí vươn lên.  Tôi thường khen trước lớp những học sinh luôn cố  gắng và có nhiều tiến  bộ, điển hình như  em học sinh nữ tên là Vi. Em học khá nhưng rất nhút nhát  và thụ động, trong giờ học ít khi phát biểu ý kiến mặc dù tôi biết là Vi có thể  trả lời. Hôm ấy trong giờ kể chuyện tôi yêu cầu học sinh phải đóng vai kể lại  câu chuyện và chọn Vi vào vai cô cháu gái. Vi không chịu vì bảo rằng mình  không biết đóng. Tôi đã thuyết phục Vi rất lâu và bảo Vi hãy nhớ   và quan sát  những lần sắm vai trước của các bạn  cho thật kĩ. Vi  rụt rè nhưng  rồi  cuối  cùng vẫn đồng ý. Kết quả, không hay lắm nhưng tôi thấy Vi rất vui. Tôi lại  khen ngợi Vi đã mạnh dạn và có nhiểu cố  gắng để động viên em mạnh dạn  hơn trong những lần sau. Biện pháp 4: Giáo dục đạo đức cho học sinh qua từng môn học Để thực hiện tốt việc giáo dục đạo đức cho học sinh tôi quan tâm theo dõi   Người thực hiện: Bùi Thị Niệm Khuyên ­ Trường TH Trần Quốc Toản           9
  10. Một số biện pháp Giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh Tiểu học việc giảng dạy của các giáo viên dạy các môn và nhắc nhỡ các đồng nghiệp  mình cần quan tâm giáo dục đạo đức cho các em mọi lúc, mọi nơi. Đối với  những đối tượng học sinh có biểu hiện không tốt tôi nhờ  các giáo viên theo  dõi và giáo dục các em trong các tiết học.  Đối với  môn Đạo đức tôi có thể xem là một phương tiện quan trọng để  thực hiện nhiệm vụ  giáo dục tư  tưởng, tình cảm, và những hiểu biết trong  cuộc sống cho học sinh một cách trực tiếp, hoàn chỉnh và sâu sắc.  Cần phải  trang bị cho học sinh những tri thức đạo đức, các chuẩn mực về hành vi đạo  đức có trong nội dung của mỗi bài học để  trở  thành kĩ năng sống, thói quen  hàng ngày của mỗi học sinh. Muốn vậy giáo viên phải đi sâu tìm hiểu đặc  trưng bộ môn vì ở đây đòi hỏi khả năng tự trao dồi của giáo viên rất lớn. Nên  cần dạy  nghiêm  túc  không qua  loa, không  xem  nhẹ  môn  này.  Đưa ra  các  phương pháp dạy học theo hướng tích cực nhằm gây hứng thú cho học sinh  như thảo luận nhóm, đóng vai, phỏng vấn, diễn kịch ... Ngoài môn đạo đức thì tất cả các môn học còn lại đều có tri thức giáo dục  trong từng bài học. Do đó, nhiệm vụ  của giáo viên là phải làm sao để cung  cấp những tri thức về các hành vi đạo đức phù hợp cho các em. Giáo viên luôn  động viên và nhắc nhỡ  các em ý thúc học tập tốt vì một khi các em đã có ý  thức học tập thì  đạo đức của các em sẽ tốt hơn. Biện pháp 5: Thông qua các hoạt động trong nhà trường để giáo dục  đạo đức cho học sinh  Giáo dục đạo đức cho học sinh qua hoạt động đội Thiếu niên tiền phong  vì phong trào Đội là phong trào thu hút nhiều học sinh nhất,  ở  đây học sinh  được rèn luyện, vui chơi trong một tập thể đầy tình thương của bè bạn thầy  cô. Hoạt động Đội là hoạt động phong trào, phong phú và nhiều hình thức,                 Người thực hiện: Bùi Thị Niệm Khuyên ­ Trường TH Trần Quốc Toản  10
  11. Một số biện pháp giáo dục phẩm chất đạo đức học sinh Tiểu học mang tính trực quan sinh động phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học  do đó  việc giáo dục đạo đức cho học sinh luôn đem lại hiệu quả rất cao. Đặc biệt  là phong trào phát thanh măng non hàng tuần vì phong trào này được toàn thể  học sinh trong nhà trường quan tâm và theo dõi. Phối hợp với Tổng phụ trách đội tổ chức các hoạt động ngoài giờ cho học  sinh. Bên cạnh đó, trong buổi chào cờ đầu tuần vào sáng thứ hai việc giáo dục  đạo đức học sinh cũng vô cùng quan trọng. Vì đây là buổi nhận xét, đánh giá  tổng kết và đưa ra phương hướng trong một tuần, có thể  giáo dục đạo học  sinh một cách trực tiếp và hiệu quả. Nêu những gương tốt của các học sinh  trong tuần cho học sinh noi theo để giáo dục đạo đức cho các em. Ngoài các hoạt động giáo dục  ở  trên thì tất cả  các thầy cô giáo trong nhà  trường luôn là một tấm gương sáng  cho các em  noi theo. Các em luôn để  ý  đến thầy cô, từ cách ăn nói, đến những cử chỉ hàng ngày. Và hành vi ở trường  của thầy cô tác động rất lớn đến việc hình thành nhân cách học sinh.  Biện pháp  6: Kết hợp  hợp vững chắc  giữa  ba môi trường  gia đình,  nhà trường và xã hội để giáo dục học sinh Như ta đã biết hiện nay việc giáo dục đạo đức cho học sinh không còn là  việc của riêng nhà trường nữa mà phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa gia  đình, nhà trường và xã hội. Việc hình thành nhân cách học sinh cũng phụ  thuộc phần lớn từ phía gia đình và xã hội. Nhà trường kết hợp vởỉ gia đình, phối hợp với ban chấp hành hội PHHS  để  giáo dục đạo đức học sinh. Thông qua ban chấp hành hội PHHS để thông  báo tình hình chung của nhà trường, và nhờ phụ huynh can thiệp, hỗ trợ, giúp  đỡ để giáo dục các em kịp thời. Bên   cạnh   đó   nhà   trường  có   thể  kết   hợp   các   tố   chức,   đoàn   thể   ở  địa   Người thực hiện: Bùi Thị Niệm Khuyên ­ Trường TH Trần Quốc Toản           11
  12. Một số biện pháp Giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh Tiểu học phương để giáo dục đạo đức cho học sinh.  c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp Bản thân tôi nghĩ rằng để  các em phát triển tốt phẩm chất đạo đức trong  nhà trường thì  đòi hỏi tất cả giáo trong nhà trường phải là một tấm gương  sáng và luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho học sinh. Tạo dựng một không khí vui tươi trong nhà trường để  các em nhận thấy  rằng: “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.  Xây dựng tốt một môi trường thân thiện trong tập thể nhà trường.  d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp  Các giải pháp, biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và luôn bỗ trợ  cho nhau, giải pháp này là tiền đề cho giải pháp khác.  Giáo viên cần phải thực hiện các giải pháp có hệ  thống, có sự  kết hợp  chặt chẽ  giữa nhà trường và các bậc phụ  huynh cho đến tất cả  các em học  sinh trong lớp. e. Kết quả khảo nghiệm Sau một năm học vận dụng các giải pháp trên vào quản lý công tác giáo  dục đạo đức cho học sinh  ở  trường tiểu học Trần Quốc Toản. Sự  quản lý  chặt chẽ các giải pháp giáo dục tại trường, cũng như sự phối họp với các môi  trường giáo dục. Công tác  giáo dục đạo đức cho  học sinh đã có những kết  quả khả quan. Bản thân thật sự hài lòng về kết quả thu được, các em gần gũi  hơn với bạn bè trong lớp, cởi mở hơn đối với thầy cô, hạn chế rất nhiều tình  trạng nói tục, chửi thề, các em ngày càng lễ  phép hơn với người lớn. Học                 Người thực hiện: Bùi Thị Niệm Khuyên ­ Trường TH Trần Quốc Toản  12
  13. Một số biện pháp giáo dục phẩm chất đạo đức học sinh Tiểu học sinh đã có nề nếp hơn, ngoan hơn và có ý thức hơn trong nhiệm vụ học tập,  sinh hoạt đội, tham gia các phong trào tại trường. Các hiện tượng vi phạm  đạo đức ở học sinh cũng giảm hẳn so với mọi năm . Cụ thể không còn xảy ra  lấy trộm đồ  dùng của bạn, đánh nhau, trốn học, nói tục, chửi thề. về  phía  phụ  huynh học sinh cũng có chuyển biến tích cực trong việc quan tâm giáo  dục con em mình. Phụ  huynh thường xuyên quan tâm liên lạc với giáo viên  thăm hỏi về việc học của học sinh. Và phối hợp tốt với nhà trường trong việc  giáo dục con em họ. Song song với đạo đức học sinh có tiến bộ tốt thì các hoạt động phong trào  của nhà trường cũng đạt kết quả cao, như Hội thi ’’Viết chữ đẹp”. Đạt học  sinh viết chữ  đẹp cấpcấp trường 80%. Hội thi Tiếng Việt  Olympic  huyện  đạt giải 6 em, học sinh giỏi, khá đạt vượt chỉ tiêu 10%, học sinh lên lớp 100%. 4. Kết quả Áp dụng các biện pháp này đạt hiệu quả cao. Cuối năm học, học sinh đều  đạt 100% thực hiện đầy đủ và các em đều có những hành vi đạo đức tốt thể  hiện qua hành vi và lời nói. III. KẾT LUẬN ­KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Giáo dục đạo đức học sinh Tiểu học là vấn đề  chính trị  ­ xã hội quan  trọng, có giá trị cơ bản và lâu dài, có tính quyết định đối với cuộc đời cá nhân  mỗi người. Lúc sinh thời Bác đã dạy: “ Nhiệm vụ của các cô giáo, thầy giáo  rất nặng nề  nhưng rất vẻ  vang. Muốn làm tròn nhiệm vụ  đó thì phải luôn  gương mẫu và sáng suốt về  mọi mặt…”. Vì vậy, người giáo viên có một vị  trí đặc biệt quan trọng. Lao động của một giáo viên chủ  nhiệm lớp  ở  Tiểu  học là lao động sáng tạo không ngừng, sự sáng tạo đó đòi hỏi phải toàn diện:   Người thực hiện: Bùi Thị Niệm Khuyên ­ Trường TH Trần Quốc Toản           13
  14. Một số biện pháp Giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh Tiểu học sáng tạo trong tổ  chức các hoạt động học tập, vui chơi, trong sinh hoạt tập  thể và đặc biệt là trong các biện pháp giáo dục đạo đức và rèn luyện kĩ năng  sống cho học sinh. Vì vậy chỉ có những giáo viên thực sự tâm huyết với nghề,   thực sự thương yêu học sinh và luôn xem công việc của mình đúng là một sự  nghiệp trồng người thì mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. 2. Kiến nghị Tuyên truyền và vận động phụ  huynh không coi việc giáo dục con em là  việc riêng của giáo viên. Các cấp lãnh đạo thường xuyên tổ chức các hội thảo về công tác giáo dục  đạo đứccho học sinh để giáo viên học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Nhà trường đặc biệt là những người làm công tác quản lý phải coi việc  giáo đục đạo đức là nhiệm vụ hàng đầu để tất cả học sinh khi ra trường đều  là những công dân có ích cho xã hội. có ý thức trong việc giáo dục đạo đức  học sinh. Phụ  trách chuyên môn phải làm cho giáo viên thấy rõ tầm quan  trọng công việc này. Đề  nghị  các cấp lãnh đạo tiếp tục tăng cường cho nhà trường cơ  sở  vật  chất trang thiết bị dạy học phong phú, tài liệu tham khảo, đồ  dùng dạy học,  tăng cường đầu sách, truyện đọc cho học sinh để học sinh có điều kiện sinh  hoạt vui chơi, giải trí.                                                         Bình Hòa, ngày 15 tháng 1 năm 2015                                                                              Người viết                         Bùi Thị Niệm Khuyên                Người thực hiện: Bùi Thị Niệm Khuyên ­ Trường TH Trần Quốc Toản  14
  15. Một số biện pháp giáo dục phẩm chất đạo đức học sinh Tiểu học NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG ………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………                                             Chủ tịch hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm                                                                 ( Kí tên và đóng dấu)                                 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN ………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………  Người thực hiện: Bùi Thị Niệm Khuyên ­ Trường TH Trần Quốc Toản           15
  16. Một số biện pháp Giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh Tiểu học ………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………                                             Chủ tịch hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm                                                                   ( Kí tên và đóng dấu)                Người thực hiện: Bùi Thị Niệm Khuyên ­ Trường TH Trần Quốc Toản  16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2