intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp quản lý nhằm huy động trẻ vào bán trú ở trường mầm non vùng khó khăn DTTS

Chia sẻ: Hòa Phát | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:22

43
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài tập trung nghiên cứu về một số lĩnh vực sau: Nghiên cứu lý luận về hình thức tổ chức học bán trú ở trường mầm non; khảo sát thực tế việc thực hiện học bán trú tại đơn vị và một số đơn vị bạn; phân tích kết quả nghiên cứu, xây dựng kế hoạch, biện pháp phù hợp với thực tế đơn vị và địa phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp quản lý nhằm huy động trẻ vào bán trú ở trường mầm non vùng khó khăn DTTS

  1. MỘT SỐ  BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM HUY ĐỘNG TRẺ  VÀO  BÁN TRÚ   Ở   TRƯỜNG   MẦM   NON   VÙNG   KHÓ   KHĂN   DTTS I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài   Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, Giáo dục mầm non (GDMN) là  bậc học đầu tiên, mở đầu cho các bậc học tiếp theo. Nhiệm vụ quan trọng của  GDMN là hình thành những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội   chủ nghĩa và tạo tiền đề vững chắc cho trẻ khi bước vào trường tiểu học. Như  vậy việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ   ở  lứa tuổi mầm non là vô cùng  cần thiết trong quá trình đào tạo nhân cách con người, giúp trẻ  phát triển một  cách toàn diện. Phát triển GDMN là nền tảng cho sự  nghiệp phát triển nguồn   lực con người phục vụ cho mục tiêu phổ cập GD Tiểu học, Phổ cập Trung học   cơ sở  và tiến tới Phổ cập Trung học phổ thông.     Việc tổ  chức cho trẻ  ăn trưa tại trường, nhất là tại các điểm trường   vùng DTTS, có vai trò hết sức quan trọng: Tỉ lệ huy động trẻ đi học chuyên cần  ngày một nâng cao rõ rệt, chất lượng bữa ăn đảm bảo góp phần giảm tỉ lệ trẻ  suy dinh dưỡng; việc trẻ  ăn ngủ  cùng cô tại trường nhằm gắn kết tình cảm  giữa cô và trẻ, giáo viên có nhiều thời gian giao lưu trò chuyện với trẻ  bằng   tiếng phổ  thông từ  đó chất lượng chăm sóc, giáo dục được nâng lên, tạo sự  công bằng trong giáo dục cho các trẻ  học  ở  các điểm trường cũng như  điểm   trường   trung   tâm.   Việc tổ  chức cho trẻ  ăn trưa tại trường đối với vùng đồng bào dân tộc  thiểu số   góp phần không nhỏ  vào sự  phát triển kinh tế  của địa phương, thay   vào hàng ngày người dân đưa trẻ  đi nương rẫy hay phải chuẩn bị  bữa ăn cho   trẻ  tại nhà, nay người dân đã hoàn toàn yên tâm cho con em mình ăn ngủ  tại  trường từ  sáng đến chiều để  yên tâm lao động, sản xuất, góp phần xóa đói,  giảm   nghèo.    Trường Mầm non Hoa Pơ Lang thuộc xã Dur Kmăn là một xã vùng khó   khăn của Huyện Krông Ana. với  Dân số  toàn xã có 1.519 hộ  với 7.129 khẩu,  trong đó có 7 dân tộc anh em cùng sinh sống( chiếm 46,21% dân số là đồng bào  dân tộc thiểu số và tại chỗ). là đồng bào DTTS  nên còn nhiều hủ tục lạc hậu,   đa số  Cha mẹ  Học sinh  chưa hiểu hết tầm quan trọng của GDMN, đặc biệt  nhiều gia đình chưa dạy trẻ biết tiếng phổ thông, mọi giao tiếp hoàn toàn bằng   tiếng mẹ  đẻ  dẫn đến việc huy động trẻ  ra lớp còn gặp rất nhiều khó khăn,  công tác huy động trẻ ăn bán trú để thực hiện chương trình giáo dục mầm non   mới còn khó khăn hơn. Là một Hiệu trưởng trường Mầm non vùng khó khăn,   tôi trăn trở, suy nghĩ làm sao để GDMN vùng khó khăn tiến kịp với GDMN vùng   1
  2. kinh tế phát triển. Để những kết quả đã đạt được tiếp tục duy trì và phát triển,  đáp  ứng với yêu cầu mới của Gíao dục hiện nay, rất cần phải có kế hoạch cụ  thể và những biện pháp tích cực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương,   vận động các tổ chức xã hội, các bậc cha mẹ học sinh cùng gánh vác chăm sóc   cho sự nghiệp GDMN. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài này" một  số  biện pháp quản lý nhằm huy động trẻ  vào bán trú  ở  trường mầm non vùng  khó khăn DTTS  " để  nghiên cứu và đưa vào áp dụng tại trường MN Hoa Pơ  Lang Xác định được tầm quan trọng trong việc tổ chức ăn bán trú cho trẻ ở các  điểm trường vùng DTTS trong chiến lược phát triển giáo dục của nhà trường,  tập thể Ban giám hiệu nhà trường đã xác định những thuận lợi và khó khăn để  tìm ra giải pháp tối ưu nhất trong việc tổ chức ăn bán trú cho trẻ  tại các điểm   trường.   2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Nghiên cứu, đề xuất một số biên pháp nhằm huy động trẻ DTTS trong độ  tuổi MN ăn bán trú tại trường MN Hoa Pơ Lang Với yêu cầu của đề tài, nội dung tập trung nghiên cứu về một số lĩnh vực  sau  ­   Nghiên cứu lý luận về hình thức tổ chức học bán trú ở trường mầm non. ­   Khảo sát thực tế việc thực hiện học bán trú tại đơn vị và một số đơn vị  bạn. ­   Phân tích kết quả  nghiên cứu, xây dựng kế  hoạch, biện pháp phù hợp  với thực tế dơn vị và địa phương. ­  Đề xuất ý kiến những bài học kinh nghiệm về công tác tổ chức học bán  trú cho trẻ mầm non vùng khó khăn DTTS. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là biện pháp quản lý nhằm huy động  trẻ  vào bán trú  ở  trường mầm non vùng khó khăn DTTS tại trường Mẫu giáo  Hoa Pơ Lang. 4. Phạm vi nghiên cứu Do thời gian và kiến thức của bản thân có hạn Nội dung nghiên cứu chỉ  trong phạm vi hẹp đó là Nghiên cứu, đề ra một số biện pháp quản lý nhằm huy  động trẻ  vào bán trú  ở  trường mầm non vùng khó khăn DTTS tại trường Mẫu  giáo Hoa Pơ Lang, của xã Dur Kmăn huyện Krông Ana. 5. Phương pháp nghiên cứu 2
  3.   Để thực hiện đề  tài ngiên cứ nà thành công, tôi đã thực hiện các phương   pháp sau:    a. Phương pháp nghiên cứu lý luận. Tôi sử  dụng phương pháp này nhằm tìm hiểu thêm những kiến thức và  luận chứng để lý giải vấn đề nghiên cứu.   b. Phương pháp điều tra. Phương pháp điều tra nghiên cứu từ  thực tế  hình thức tổ  chức dạy học,  công tác tổ  chức bán trú trong trường Mầm non.Thống kê số  liệu những năm  học trước, phân tích những nguyên nhân dẫn đến việc huy động trẻ ra lớp thấp   c. Phương pháp phân tích.   Dựa trên những chứng cứ đã nghiên cứu, kết hợp với luận chứng của đề  tài, phân tích các yếu tố và đưa ra những lý giải của vấn đề.   C  Phương pháp tổng hợp : Tiến hành tổng hợp và kết luận về  nội dung nghiên cứu. Từ  đó có cơ  sở  để đề xuất một số  giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học bán trú trong  trường Mầm non. Ngoài ra tôi còn sử  dụng thêm một số  phương pháp khác để  bổ sung cho quá trình nghiên cứu của đề tài. Tiếp xúc trao đổi vận động các tổ  chức, ban ngành đoàn thể và tuyên truyền tới các bậc cha mẹ học sinh về việc   cần thiết phải đưa trẻ MN đến trường, tổng kết kinh nhiệm, áp dụng các biện  pháp để nâng tỷ lệ huy động trẻ vào bán trú ở trường mầm non vùng khó khăn  DTTS tại trường Mẫu giáo Hoa Pơ Lang. II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận để thực hiện đề tài Trong xu thế giáo dục hiện nay Đảng, Nhà nước ta đã chỉ ra rằng: Giáo  dục cùng với khoa học công nghệ là điều kiện tiên quyết để phát triển con  người.  Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Chính vì vậy giáo dục thực sự   được coi là “Quốc sách hàng đầu”    Mục tiêu giáo dục Mầm Non đến năm 2020: “Thực hiện chăm sóc, giáo  dục có chất lượng trẻ em từ 0 – 5 tuổi để trẻ  phát triển toàn diện về thể lực,  tình cảm, trí tuệ, xã hội, hình thành nhân cách trẻ em Việt Nam, trên cơ sở xây  dựng một đội ngủ giáo viên giỏi về chuyên môn cũng như tư vấn tại gia đình và  các loại hình giáo dục Mầm non đa dạng, phong phú, tương ứng với một hệ  thống cơ sở vật chất phù hợp, hướng tới đảm bảo công bằng cho mọi trẻ  em”.Song song với sự phát triển của nền giáo dục nước nhà, sở giáo dục và đào  tạo Đăk Lăk đã có văn bản chỉ đạo cho các huyện đưa chỉ tiêu cụ thể phù hợp  3
  4. với vùng miền, trong đó chú trọng chỉ tiêu và chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng  trẻ. Đặc biệt ngành học Mầm Non huyện Krông Ana đã xây dựng được nhiều  trường chuẩn quốc gia ­ Trường tiên tiến xuất sắc với yêu cầu về chỉ tiêu huy  động trẻ bán trú phải đạt 80 ­ 100%. Như vậy về chỉ tiêu huy động trẻ vào bán  trú đã rất cụ thể, yêu cầu về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng đã được đặt ngang  tầm với công tác giáo dục.   Nghị quyết Đại hội Đảng Bộ xã Dur Kmăn, Nghị quyết HĐND xã khoá  XVIII cũng đã chỉ rõ “ Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở cả 3 nhà  trường, phát huy chất lượng trường chuẩn quốc gia, trường tiên tiến xuất sắc” Để thực hiện được nhiệm vụ của ngành, nhiệm vụ của địa phương giao cho  như đã nói ở trên thì nhà trường phải tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản  sau: Tiếp tục công tác chăm sóc giáo dục trẻ, làm tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng  mà vấn đề cốt lõi là: Làm sao để huy động phụ huynh gửi con vào bán trú đạt  chỉ tiêu, yêu cầu của trường chuẩn quốc gia, trường tiên tiến xuất sắc. Để thực  hiện các chỉ tiêu đó cũng như sự mong đợi của lãnh đạo các cấp và nhân dân  trong toàn xã.    Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy: sự tăng  tốc trong qua trình phát triển thể lực của trẻ phụ thuộc vào mối liên quan chặt   chẻ giửa dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe còn việc hình thành các kỹ năng vận  động thô, vận động tinh, sự  khéo léo và phối hợp các giác quan phụ  thuộc rất   nhiều  vào môi trường GD cũng như  quá trình tự  rèn luyện của đứa trẻ  có sự  định hướng của người lớn.    Cơ sở chính trị và và pháp lý:   Ngay từ  luật GD năm 1998, chúng ta thấy Đảng và nhà nước ta đã thực   sự coi trọng GDMN, coi GDMN là nền móng then chốt chất lượng cho các bậc   học tiếp theo. do vậy, từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra mục tiêu,   chiến lược phát triển GDMN giai đoạn 2001­2020, mục tiêu được đặt ra đến  năm 2020 là " xây dựng hoàn chỉnh và phát triển bậc học MN cho hầu hết trẻ  em trong độ tuổi" đồng thời mục tiêu cụ thể là phải đảm bảo hầu hết trẻ 5 tuổi   được học chương trình MG lớn chuẩn bọ vào lớp 1.   Quyết định 161.2002/QĐ­TTg của Thủ tướng chính phủ về một số chính  sách phát triển GDMN cũng nêu rõ"  ưu tiên phát triển GDMN  ở  nơi có điều  kiện khó khăn, các vùng nứi cao, vùng đồng bào dân tộc giảm sự chênh lệch về  chất lượng giữa vùng khó khăn và các địa bàn thuận lợi khác"     2. Thực trạng 4
  5. ­ Trường Mẫu giáo Hoa Pơ Lang được thành lập năm 1996 thuộc xã Dur   Kmăn; thuộc vùng đặc biệt khó khăn, được phong tặng xã Anh hùng Lực lượng  vũ trang năm 2002; Đa số  nhân dân là đồng bào DTTS; đời sống kinh tế  của   người dân còn nhiều khó khăn. Chủ yếu là trồng cây lúa nước. Nhà trường gồm  có 8 điểm học nằm rãi rác ở các thôn buôn * Đặc điểm về đội ngũ cán bộ GVNV: ­ Tổng số  có 42 cán bộ  GVNV, trong đó: BGH có 03 đ/c,  GV có 34 đ/c,   NV phục vụ có 5 đ/c. Số CBVC biên chế: 25;   ­ Trình độ  chuyên môn nghiệp vụ: GV đứng lớp 100% đạt chuẩn, Trên   chuẩn có 19 đ/c đạt 47,5%.   ­ Đặc điểm về CSVC: Có 17 lớp,  bếp đảm bảo VSATTP,    + Trang thiết bị chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ còn thiếu thốn nhiều   ­ đồ  dùng đồ  chơi trong trường đảm bảo an toàn­ vệ  sinh­ đẹp, được sắp xếp  hợp lý. ­ Đặc điểm về học sinh: + Tổng số có 405 cháu/ 17 lớp. Trong đó: Nhà trẻ 4 nhóm: 42 trẻ,  MG bé +  nhỡ 4 lớp: 264 trẻ, MG lớn 7 lớp – 99 trẻ   + Phụ huynh học sinh: Đa số có trình độ dân trí thấp, ủng hộ mọi hoạt động   của nhà trường.   2.1 Thuận lợi, Khó khăn: Thuận lợi   ­ Nhà trường luôn được sự  quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng, nhà   nước, các đoàn thể  ban ngành và đặc biệt là  sự  chỉ  đạo sâu sát, tận tình của   lãnh đạo phòng giáo dục trong các hoạt động của nhà trường. ­ Đội ngũ Cán bộ, giáo viên nhà trường trẻ, khỏe, nhiệt tình, tận tụy, tâm  huyết với nghề, yêu thương trẻ, có tinh thần trách nhiệm trong mọi công việc,   hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Tích cực tham gia học tập nâng cao trình  độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực sư phạm cho bản thân. có khả năng quản  lý lớp,  ứng xử  giao tiếp với trẻ  với phụ  huynh hòa nhã, thân thiện tạo được  niềm tin với nhân dân trong xã. ­ Cơ sở vật chất trường lớp được nhà nước và nhân dân từng bước đầu  tư xây dựng dần đáp ứng cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ . ­ Hội Cha mẹ  học sinh của trường rất quan tâm, chăm lo đến việc học  tập của các cháu, tích cực tham gia hỗ trợ vào các hoạt động của nhà trường.  5
  6. ­ Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp vượt kế hoạch được giao.   Khó khăn:  ­ Trường có 7 điểm học cách xa nhau. Đường sá đi lại khó khăn, phức   tạp;   mùa   mưa  lầy   lội;   có   điểm   học   đã   xa  mà   lại  phải  vượt  qua   đèo   khúc  khuỷu… ­ Cơ sở vật chất  do sử dụng đã trên 20 năm và xây dựng không cùng giai   đoạn nên chất lượng đã xuống cấp trầm trọng và quy mô cũng chưa phù hợp   mầm non. ­ Điều kiện kinh tế của nhân dân trong xã còn nghèo, công tác xã hội hóa   gặp nhiều khó khăn, ngoài tiền hỗ trợ ăn trưa của nhà nước, kinh phí tổ chức ăn  bán trú cho trẻ  thấp (từ  5 đến 7 ngàn đồng/ ngày) vì vậy việc thiết kế  khẩu  phần ăn, thực đơn trong ngày, trong tuần gặp nhiều khó khăn. ­ Điều kiện sinh hoạt của cô và trò còn nhiều hạn chế, thiếu nhà công  vụ, nơi ăn nghỉ của GV còn khó khăn. ­ Số lượng giáo viên đi học nâng cao trình độ  chuyên môn nghiệp vụ  để  đạt trên chuẩn còn nhiều. Giáo viên vừa đi học, vừa đi làm nên  ảnh đến chất   lượng giáo dục và hiệu quả  công tác. Năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tay  nghề của giáo viên không đồng đều. Nhiều giáo viên mới ra trường trình độ tay  nghề còn non nên cũng ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo  dục trẻ trong nhà trường.   Qua khảo sát chất lượng giáo viên đầu năm còn thấp, so với yêu cầu thì  chưa đảm bảo.     2.2 .Thành công­ hạn chế   Trong khi vận dụng đề tài này vào thực tế nhà trường Mầm non Hoa Pơ  Lang: những thành công nhất định, Được sự  đồng tình, ủng hộ, cùng phối hợp   của các chính quyền địa phương, đoàn thể trong và ngoài nhà trường như Công  đoàn, Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã, ban đại diên cha mẹ học sinh   của trường, ban tự quản thôn buôn... ­ Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, năng động, chịu khó chịu khổ đã hoàn thành  tốt nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, Vẫn còn gặp một số hạn chế như  ­ Mới đi vào khuôn khổ, nề  nếp, quy củ  thì hầu hết giáo viên rất khó  chịu, không đồng tình, nhiều đồng chí tỏ ý phản đối... ­ Xây dựng đội ngủ  cán bộ  cốt cán để   ủng hộ  đề  tài này rất tốn nhiều   thời gian và năng lực; bởi vì họ còn hạn chế về năng lực lãnh đạo... 6
  7. 2.3 Mặt mạnh­ mặt yếu Trong quá trình thực hiện đề tài này; chúng tôi có những mặt mạnh sau:  ­ Được sự  quan tâm và chỉ  đạo xuyên suốt của hệ  thống chính trị  địa   phương, của chính quyền thôn buôn. Sự  nhiệt tình, tâm huyết, năng động, với  lòng yêu nghề mến trẻ của đội ngũ lãnh đạo và giáo viên nhân viên của trường,  đã tạo một sức mạnh tổng hợp, làm xoay chuyển nhà trường càng ngày càng  tiến bộ đi lên.   ­ Đội ngũ giáo viên trẻ chiếm tỷ lệ  80% trên tổng số  Cán bộ  viên chức;  số giáo viên này được đào tạo trình độ chính quy,   ­ Kịp thời xây dựng các đoàn thể  trong nhà trường đi vào hoạt động  ổn   định, nề nếp; nhất là Chi bộ(Từ năm 2003có 03 đảng viên đến nay đã phát triển  14 đảng viên) Tuy nhiên chúng tôi gặp một số mặt yếu như: giáo viên mới tuyển dụng  hầu hết từ khi ra trường chưa được đứng lớp giảng dạy, do đó trình độ chuyên  môn và nhất là thực hiện chương mình Giáo dục MN mới còn rất hạn chế. Còn  một số  giáo viên lớn tuổi, năng lực chuyên môn còn hạn chế, tiếp thu Công   nghệ thông tin vào giảng dạy còn khó khăn... ­ Đời sống kinh tế của nhân dân còn nhiều khó khăn, nhận thức về  giáo   dục và nhất là giáo dục mầm non còn rất nhiều hạn chế. 2.4  Các nguyên nhân, các yếu tố tác động…   Nguyên nhân thành công của công tác  quản lý nhằm huy động trẻ  vào  bán trú  ở  trường mầm non vùng khó khăn DTTS, theo tôi bước đầu đã thành  công nhờ các yếu tố chính, Sau đây là Nguyên nhân của những mặt mạnh * Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động của người quản lý * Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiêm túc.  * Thực hiện nghiêm túc quy trình quản lý của người Hiệu trưởng. * Bồi dưỡng đội ngũ toàn diện  về nhận thức và hành vi. * Xây dựng ý thức tự giác, phát huy tinh thần trách nhiệm cao, làm việc vì   danh dự. * Không ngừng phấn  đấu, tu dưỡng, rèn luyện bản thân  để  có được  những phẩm chất đạo đức và phẩm chất năng lực của người cán bộ quản lý để  hoàn thành được nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay. Nguyên nhân của những mặt yếu: 7
  8. Điều kiện kinh tế  và dân trí của đồng bào DT còn hạn chế, vẫn còn  nhiều tập quán hủ  tục, lạc hậu. Đa số  Cha mẹ  học sinh chưa hiểu hết tầm   quan trọng của việc cho trẻ trong độ tuổi mầm non ăn bán trú tại trường.   Địa bàn xã quá rộng, dân cư  thưa thớt, đường xá đi lại khó khăn. Đa số  người dân làm nương rẫy cho nguồn thu nhập chính, rất nhiều gia đình đã sinh   sống theo mùa vụ, dẫn đến việc đi học của các cháu rất khó khăn và  ảnh  hưởng rất lớn đến các công tác huy động trẻ ra lớp của nhà trường...   Trường có nhiều điểm lẻ, những năm đầu cơ sở vật chất của nhà trường  còn quá thiếu thốn, mượn nhờ...điều kiện chăm sóc giáo dục trẻ còn gặp nhiều   khó khăn dẫn đến chất lượng chưa cao.     Đề  tài đã được nghiên cứu, áp dụng từ  năm học 2013­1014. năm học   2014­ 2015 và năm học này 2015­2016  đã thu được kết quả đáng kể, tuy nhiên  để đề tài đạt hiệu quả cao hơn, năm học 2015­2016 này tôi tiếp tục nghiên cứu,  bổ  sung và đưa vào áp dụng thêm một số  biện pháp nhằn nâng cao tỷ  lệ  huy   động trẻ vào bán trú ở trường mầm non vùng khó khăn DTTS cao hơn năm học  trước   Kết quả điều tra:   Năm học 2013­2014 Tổng số  học sinh, 394 cháu Tỷ  lệ  huy động trẻ  ăn  bàn trú 65 cháu/ đạt tỷ lệ  16,5%  trẻ ra lớp   Năm học 2014­2015 Tổng số  học sinh 410 cháu; tỷ  lệ  huy động trẻ  ăn  bán trú 316 cháu/ đạt tỷ lệ 77,1% trẻ ra lớp   Và năm học này 2015­2016, tổng số học sinh 405 cháu; tỷ lệ huy động trẻ  bán trú 405 cháu/ đạt tỷ lệ 100% trẻ ra lớp   Kết quả điều tra cho thấy, từ năm học trước đến đến năm học 2013­2014   : số  trẻ  huy động ăn bán trú còn thấp so với mặt bằng chung của huyện, tỉnh.  Từ năm học 2014­2015; 2015­2016  tỷ lệ huy động đạt tỷ lệ 100% trẻ ra lớp ăn  bán trú. Do đặc thù trường có nhiều điểm học lẻ  cách xa nhau; biên chế  cấp  dưỡng chỉ  có 1 người, nhà bếp số  lượng có hạn, nên nhà trường đã tổ  chức 2   bếp ăn tại Điểm chính, Sơn Thọ  và Buôn triết có số  lượng học sinh đông. còn  lại 4 điểm cha mẹ  đem cơm cho trẻ. Nhà trường bố  trí mỗi lớp 1 tủ  đựng   Camen cơm của trẻ.   Từ những kết quả điều tra và phân tích, tìm hiểu kỹ các nguyên nhân như  trên cũng như  thấy rõ vai trò quan trọng và ý nghĩa to lớn của việc cần thiết  phải huy động  huy động trẻ  vào bán trú  ở  trường mầm non vùng khó khăn  DTTS  tôi đã đi sâu nghiên cứu, tìm ra các biện pháp và đưa vào áp dụng như  sau: 8
  9.   ­ Làm tốt công tác tuyên truyền tới chính quyền các cấp, cộng đồng xã  hội và cha mẹ các cháu...   ­ Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ   ­ Tổ  chức tốt hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về  chuyên môn  nghiệp vụ.   ­ Làm tốt công tác xã hội hóa để tu sửa CSVC, mua sắm trang thiết bị     2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trang mà đề tài đã đặt ra Tôi đã xây dựng kế  hoạch cụ  thể để  quán triệt các văn bản, nghị  quyết   của Ngành, chỉ  đạo quản lý nhà trường thông qua các quy chế... để  nâng cao  trình độ nhận thức tư tưởng cho đội ngủ giáo viên, nhân viên trong nhà trường  ­ Nội quy, quy chế của ngành, Điều lệ  trường Mầm non được học tập   tới 100% cán bộ GV đầu năm học. ­ Quy chế chuyên môn, chương trình, kế hoạch chăm sóc – giáo dục trẻ,  thực hiện  đổi mới tại 100% nhóm – lớp, các chuyên đề  được triển khai thực   hiện tốt. ­ Quy chế tuyển sinh được thông báo công khai sau khi được giao chỉ tiêu   từ đầu tháng 7 hàng năm.    ­ Quy định về  lương, các chế  độ  phụ  cấp của cô và trẻ  – công tác tài  chính : Thực hiện nghiêm túc chế độ chính sách của các cấp, các ngành. Thu chi  theo quy định của cấp trên – Có quy chế  chi tiêu nội bộ  được thông qua Hội  nghị Viên chức hàng năm. ­ Thực hiện dân chủ  hoá: Chính quyền cùng Công đoàn – Đoàn Thanh  niên dưới sự lãnh đạo của Chi bộ xây dựng được  quy chế thực hiện  dân chủ  trong nhà trường, quy chế  làm việc trong BGH, quy chế  phối hợp giữa chính  quyền và Công đoàn. ­ Mọi chủ trường của nhà trường đều được thông qua liên tịch và hội đồng  GV, Hiệu trưởng là người phải ra quyết định và chịu trách nhiệm hoàn toàn về  quyết định đó. ­ Xây dựng cao ý thức tự giác của cán bộ GV – NV   ­ BGH luôn gương mẫu từ lời nói tới việc làm. ­ GV đạt khá chuẩn trong nhận thức và hành vi, tỉ lệ GV đạt khá ­ tốt có  chiều hướng tăng rõ sau khi áp dụng các biện pháp tích cực. Tuy nhiên vẫn còn  hạn chế một số GV cắt xén thao tác, quy chế chuyên môn, đối phó khi kiểm tra. 9
  10. ­ Nhân viên : Có nhiều cố gắng trong công tác, có tiến bộ trong thực hiện   giờ  giấc làm việc, giao tiếp với mọi người xung quanh, Không còn nhân viên  nào có sức  ỳ, chưa tự giác, nhận lỗi rồi lại tái phạm, trong các hoạt động của  nhà trường   3. Giải pháp, biện pháp 3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp   Tôi xin trình bày một số biện pháp dưới dạng sáng kiến kinh nghiệm với  đề tài : một số biện pháp quản lý nhằm huy động trẻ vào bán trú ở trường mầm  non vùng khó khăn DTTS   nhằm mục đích: + Tổng hợp lại toàn bộ kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình xây  dựng một số biện pháp quản lý nhằm huy động trẻ vào bán trú ở trường mầm  non vùng khó khăn DTTS tại trường Mẫu giáo Hoa Pơ Lang. + Nhắc lại những biện pháp đó để  một lần nữa cùng đội ngũ cán bộ  GVNV trong nhà trường duy trì, củng cố và nâng cao hơn nữa vấn đề “ một số  biện pháp quản lý nhằm huy động trẻ vào bán trú ở trường mầm non vùng khó  khăn DTTS" trong giai đoạn tiếp theo. 3.2  Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp    Xác định rõ mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt   trẻ ở  các điểm trường còn nhiều khó khăn thiếu thốn, nhà trường đã đề  ra các  giải pháp thực hiện tổ chức ăn bán trú cho trẻ   ở  các điểm trường, cụ  thể  như  sau.   Giải pháp 1:  làm tốt công tác tuyên truyền tới CMHS và cộng đồng để  huy động trẻ ra lớp được ăn bán trá:   Nghị quyết của Đảng ta đã chỉ rõ: " GD là sự nghiệp của toàn Đảng, của  nhà nước và của toàn dân " đặc biệt là GDMN càng phải làm tốt công tác tuyên   truyền sâu rộng tới các bậc cha mẹ có con trong độ  tuổi MN và toàn thể  nhân   dân.Với đặc thù của địa phương hơn 42% đồng bào DT Ê đê, Tày... sinh sống,   đời sống vật chất và tinh thần còn mang nặng tính hủ  tục, lạc hậu nên tôi đã  xây dựng kế  hoạch tuyên truyền phù hợp với điều kiện của địa phương như  sau:   ­ Thành lập ban tuyên truyền của nhà trường, trong đó có sự tham gia của   cấp  ủy, chính quyền địa phương, đại diện hội phụ  nữ, văn hóa xã, đoàn thah  niên, đại diên ban CMHS. Xây dựng kế  hoạch phối kết hợp chặt chẻ với các  ban ngành đoàn thẻ  để  làm tốt công tác tuyên truyền. Chỉ  đạo, phân công mỗi  giáo viên phụ trách công tác tuyên truyền một thôn 10
  11.   ­ Tuyên truyền thông qua các ngày hội ngày lễ, các hội thi: đây cũng là  một dịp để tuyên truyền rất tốt, đem lại hiệu quả  cao( hằng năm, ngay từ  đầu  năm học, tôi đều xây dựng kế hoạch tổ chức các hội thi cho trẻ, cô giáo và các   mẹ trẻ...    Đẩy mạnh tuyên truyền đến các bậc phụ huynh thấy được lợi ích và tạo  điều kiện cho con bán trú (ăn, ngủ  trưa) tại trường. Tham gia đại hội giáo dục  cấp xã đưa ra ý kiến tham mưu về  công tác tổ  chức ăn bán trú cho trẻ  tại   trường/ điểm trường. Đặc biệt phối kết hợp với các ban ngành trong xã, già   làng,  trưởng  bản,  người  cao   tuổi  có  uy  tín  trong  dòng  họ,  các   chi  hội  phụ  huynh… nhằm tuyên truyền vận động phụ huynh đồng tình ủng hộ cho trẻ MN   ăn bán trú tại trường.   chúng tôi lên kế hoạch tuyên truyền cho nhà trường, trong đó mỗi cá nhân  cán bộ giáo viên trong trường cũng phải lên kế hoạch và thực hiện tốt công tác  tuyên truyền. Ban giám hiệu đứng đầu là hiệu trưởng chịu trách nhiệm làm  công tác tham mưu để thu hút tối đa mọi nguồn lực. Trước hết tích cực tham  mưu với  cấp uỷ Đảng, chính quyền và các đoàn thể để đưa chủ trương, mục tiêu,  kế hoạch của trường về công tác huy động trẻ bán trú ở trường Mầm Non đến  từng cán bộ, Đảng viên và nhân dân. Ví dụ: Gắn chỉ tiêu thi đua xóm, bình xét  gia đình văn hoá,…   Để nâng cao nhận thức cho các bậc phụ huynh về tầm quan trọng  của việc cho trẻ ở lại bán trú, trẻ sẽ được chăm sóc, ăn ngủ theo khoa học, phù  hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện  về thể chất và trí tuệ. Chúng tôi đã chỉ đạo cho mỗi giáo viên là một tuyên  truyền viên tích cực. Tuyên truyền ở mọi lúc mọi nơi và bằng nhiều hình thức.   ­ Qua các góc tuyên truyền của lớp, qua trực tiếp với phụ huynh, tuyên  truyền thông qua các bậc phụ huynh với nhau: Nhằm làm cho số phụ huynh có  tư tưởng tiến bộ ủng hộ chủ trương kế hoạch của nhà trường, tuyên truyền  cho  những phụ huynh có tư tưởng tiến bộ ủng hộ chủ trương kế hoạch của nhà  trường, tuyên truyền cho những phụ huynh có tư tưởng chậm tiến.    ­ Chỉ đạo viết bài truyền thông vào giờ đón trẻ, trả trẻ tại trường.   ­ Để mở rộng phạm vi tuyên truyền chúng tôi kết hợp đài phát thanh của  xã tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh. Ngoài ra chúng tôi phân công Ban  giám hiệu cùng với giáo viên ở từng địa bàn luôn tranh thủ hoà nhập vào các  cuộc họp xóm, họp phụ nữ để tuyên truyền trong các tổ chức để mọi phụ  huynh  thấm nhuần và gửi con vào bán trú  11
  12.   ­Mặt khác chúng tôi thường tổ chức giao lưu văn nghệ, thể dục, thể thao  với các đoàn thể trong xã, các buôn kết nghĩa trên địa bàn  khu vực trường tạo  nên sự gắn bó thân tình, từ đây sẽ thuận lợi hơn cho công tác tuyên truyền.    ­ Công tác tuyên truyền được thực hiện xuyên suốt từ lúc xây dựng kế  hoạch cho đến lúc triển khai.   ­ Khi đa số các bậc phụ huynh đã đồng tình gửi con, nhưng còn một số ít  đình ở buôn Krang chua mạnh dạn cho con ăn ngủ tại lớp. Chúng tôi lại tiếp  tục phân công 1 Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm cùng với thôn đến tận hộ  gia đình để nắm tình hình cụ thể và tìm cách động viên họ gửi con vào bán trú.   Giải pháp 2: Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng­ chăm sóc­ giáo dục trẻ   Chất lượng nuôi dưỡng­ chăm sóc­ giáo dục trẻ  là cơ  sở  quan trọng để  làm tốt cô ng tác huy động trẻ  ăn bán trú. cho nên tôi luôn chú trọng chỉ  đạo   thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng­ chăm sóc­ giáo dục trẻ.   Chất lượng nuôi dưỡng­ chăm sóc­   trẻ: Do điều kiện là xã vùng đồng  bào DTTS, vùng khó khăn, trường có nhiều điểm lẻ  cách xa khu trung tâm và  điều kiện kinh tế của cha mẹ các cháu quá nghèo nên việc tổ  chức bán trú cho  trẻ  tại trường còn hạn chế, mức ăn của trẻ  quá thấp, nên tôi đã chỉ  đạo cho  giáo viên dinh dưỡng phải xây dựng thực đơn phù hợp, năng động, tìm tòi thực   phẩm để trẻ có bửa ăn đủ lượng đủ chất và cân đối về dinh dưỡng   Cân đo theo biểu đồ tăng trưởng và khám sức khỏe định kỳ cho 100% trẻ  của trường để  kịp thời có những biện pháp giảm tỷ  lệ  SDD như  thay đổi, chế  biến các món ăn hợp khẩu vị để trẻ ăn hết xuất.   Tuyên truyền vận động cha mẹ  trẻ  tăng khẩu phần trứng sửa cho trẻ  trong tuần, chỉ  đạo giáo viên chú ý tới trẻ  SDD nhiều hơn trong bửa ăn, tăng   cường công tác tuyên truyền kiến thức dinh dưỡng hợp lý và VSATTP cho phu  huynh   ­ Chất lượng giáo dục: tăng cường chỉ  đạo giáo viên các lớp nhóm thực  hiện chương trình đúng sự  chỉ  đạo, đặc biệt chú trọng việc đổi mới hình thức  tổ chức dạy học lấy trẻ làm trung tâm và phát huy hết tính tích cực của trẻ, tạo   môi trường thân thiện, phong phú, an toàn cho trẻ hoạt động...    ­ Chú trọng vào công tác tăng cường Tiếng Việt giúp trẻ có kỷ năng giao   tiếp bằng tiếng Việt rõ ràng, lưu loát, mạch lạc, tạo cho trẻ  có đầy đủ  vốn   tiếng Việt để bước vào học lớp 1 tiếp thu kiến thức rõ ràng, thuận lợi hơn. Chỉ  đạo giáo viên tích cực làm đồ  dùng, đồ  chơi phong phú, phù hợp chủ  đề  chủ  điểm để bổ  sung cho các góc chơi của trẻ. Khuyến khích giáo viên chủ   động,   sáng tạo, linh hoạt trong việc thiết kế các hình thức tổ chức dạy học sinh động,  hấp dẫn, thu hút trẻ. tích cức chú ý rèn luyện cho các cháu mạnh dạn, tự  tin,  12
  13. thích hoạt động tập thể, thích giao lưu với bạn bè, từ đó các cháu thích được đi   học, tỷ  lệ  chuyên cần và tỷ  lệ  bé ngoan tăng cao. Vì vậy nhiều phụ  huynh đã   đến trường xin cho con đi học và học bán trú.   Tổ  chức   tốt  hoạt   động  bồi  dưỡng   đội  ngũ  giáo  viên  về  chuyên   môn  nghiệp vụ:   Muốn tuyên truyền vận động cho các bậc cha mẹ các cháu đưa trẻ ra lớp  đều ăn bán trú tại trường.thì điều quan trọng là phải nâng cao chất lượng chăm  sóc­ nuôi dưỡng­ giáo dục trẻ, mà muốn nâng cao chất lượng chăm sóc­ nuôi  dưỡng­ giáo dục trẻ thì phải quan tâm đến bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội  ngũ giáo viên về  tư  tưởng chính trị, về  đạo đức sư  phạm và năng lực chuyên   môn, phải có một đội ngũ giáo viên vừa " Hồng" vừa " chuyên" thì mới đáp ứng  được yêu cầu về đổi mới giáo dục hiện nay. Chính vì vậy tôi đã xây dựng kế  hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ như sau:   Tham mưu với Trung tâm Y tế mở các lớp bồi dưỡng cô nuôi cho đội ngũ  nhân viên và cán bộ quản lý bán trú theo chuyên đề. Đặc biệt vào đầu năm học  nhà trường tiến hành mời những nhân viên nấu ăn được hợp đồng và một số  phụ  huynh tại các điểm bản đến trường để  bồi dưỡng, tư  vấn cách chế  biến  thực phẩm, cách quản lý giữ gìn thực phẩm, vệ sinh các dụng cụ nhà bếp, cách   sử dụng dụng cụ nhà bếp hợp lý khoa học   * Bồi dưỡng chuyên môn hè: hằng năm, sau khi tập huấn bồi dưỡng  chuyên môn hè từ  Phòng GD&ĐT về, tôi đã triển khai nghiêm túc công tác bồi  dưỡng đến 100% giáo viên trong trường, có bồi dưỡng  thêm những nội dung  mà nhiều giáo viên còn vướng mắc. xây dựng các tiết dạy minh họa để  giáo  viên rút kinh nghieejm, thống nhất phương pháp dạy học. * Bồi dưỡng chuyên môn qua các buổi sinh hoạt chuyên môn: trong các  buổi sinh hoạt chuyên môn của trường, của các tổ chuyên môn, tôi đều chỉ đạo   các tổ trưởng tập trung cho giáo viên trao đổi, thảo luận về kỷ  năng chăm sóc  trẻ, về  đổi mới hình thức dạy học, cách chọn bài phù hợp khi lên mạng hoạt   động, cách tổ  chức hoạt động góc theo hướng đổi mới, và chương trình tăng  cường tiếng Việt, Triển khai tới 100% cán bộ  giáo viên nắm được kế  hoạch,  nội dung của phong trào thi đua" Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích  cực". Giáo dục trẻ có ý thức xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, có hành vi,  thái độ  thân thiện,  ứng xử  phù hợp để  giữ  gìn và bảo vệ  môi trường. Bòi   dưỡng cho giáo viên về  cách thiết kế  giờ  học sinh động, hấp dẫn, cách lồng  ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục an toàn giao thông đường  bộ, giáo dục dinh dưỡng và VS ATTP vào các môn học để  dạy trẻ. Qua các  buổi sinh hoạt chuyên môn, tôi còn chú ý cung cấp cho giáo viên những thông tin  mới về  đổi mới chương trình, về  các mô hình giáo dục tiên tiến về  các kinh   13
  14. nghiệm giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, về  các tấm gương đạo đức nhà  giáo hay những thông tin về những biểu hiện vi phạm đạo đức nhà giáo để giáo   viên học tập hay rút kinh nghiệm cho bản thân mình. * Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên thông qua việc chỉ  đạo điểm:   Điểm chỉ  đạo là nơi để  giáo viên nhìn nhận đúng năng lực chuyên môn, phấn   đấu học tập vươn lên để vững vàng hơn trong tay nghề, do vậy tôi đã lựa chọn  điểm chỉ đạo là lớp 5 tuổi trường chính, lớp học đảm bảo tốt các điều kiện về  CSVC,   trang  thiết  bị   đồ   dùng  đồ  chơi,  giáo viên  chủ  nhiệm  vững  vàng  về  chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng thiết kế các hoạt động dạy học, sinh động,   phù hợp để giáo viên trong trường học tập. Không những chỉ đạo điểm chuyên  đề đang triển khai là "Phát triển vận động cho trẻ MN" mà nhà trường còn mở  lại các chuyên đề đã  triển khai từ những năm học trước nhưng giáo viên chưa   thực sự năm vững về phương pháp, hình thức tổ  chức như: làm quen với toán,  âm nhạc... * Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên thông qua các hội thi giáo viên  dạy giỏi: Ngay từ đầu năm học, trong hội nghị công chức viên chức, tôi đã kết hợp  cùng công đoàn động viên, khuyến khích giáo viên đăng ký thi đua đạt giáo viên   dạy giỏi cấp trường cấp huyện. các kỳ hội giảng là cơ  hội rất tốt để  cho giáo   viên được giao lưu, học hỏi, rút ra những kinh nghiệm quý báu trong công tác  chăm sóc­ giáo dục­ nuôi dưỡng trẻ  của mình, vì vậy tôi đã chỉ  đạo các tổ  chuyên môn xây dựng kế hoạch hội giảng vòng tỏ, vòng trường, khuyến khích  giáo viên phát huy hết khả năng của mình trong việc sáng tạo thiết kế giáo án  giảng dạy, làm đồ  dùng dạy học, từ  đó giáo viên tự  khẳng định mình và có  hướng phấn đấu vươn lên. năm học 2009­2010 nhà trường có 05 giáo viên đạt  giáo viên giỏi cấp trường 02 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện. năm  học 2015­2016. phấn đấu 100% giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường  và.05 giáo viên phấn đấu đạt giáo viên giỏi cấp huyện.   Tóm lại: Bồi dưỡng chuyên mon nghiệp vụ  cho giáo viên để  nâng cao   chất lượng đội ngũ đã giúp cho chất lượng giáo dục, chăm sóc nuôi dưỡng trẻ  của nhà trường tăng cao, giúp các bậc cha mẹ  trẻ  yên tâm, tin tưởng đưa con   đến trường nhiều hơn.   Giải pháp 3: Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.    Tham mưu với phòng GD&ĐT, lãnh đạo xã đầu tư  cơ sở  vật chất: mua   sắm, trang bị  dụng cụ  nấu ăn, tủ  lạnh bảo quản, cải tạo bếp, nguồn nước...   Thời gian đầu nhà trường vận động phụ huynh đóng góp ngày công đến nấu ăn  cho trẻ, đóng góp củi đốt, rau, củ  quả  sẵn có  tại địa phương. Sau đó, nhà  14
  15. trường tuyên truyền rộng ra đến các nhà hảo tâm, các chương trình dự  án, sự  đóng góp của đội ngũ CB­GV­NV trong nhà trường đầu tư  mua sắm các thiết  bị, dụng cụ  nấu ăn, thực phẩm,… góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn cho  trẻ.   Làm tốt công tác xã hội hóa để tu sửa CSVC, mua săm trang thiết bị: Cơ  sở  vật chất rất quan trọng trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo  dục trẻ, cơ sở vật chất đầy đủ  khang trang sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các   hoạt động của trẻ, các bậc cha mẹ  trẻ  sẽ  tin tưởng hơn khi cho con em tới   trường vì vậy hằng năm, vào đầu năm học tôi đều xây dựng kế hoạch đầu tư ,  tu sửa CSVC và mua sắm trang thiết bị  phù hợp với địa phương và tình hình  thực tế  của nhà trường. là một xã thuộc vùng khó khăn, vùng đồng bào DTTS  nên trường được đầu tư xây dựng CSVC khang trang tại Buôn Krông, Sơn Thọ,  Buôn triết..., tuy nhiên các trang thiết bị như bàn ghế, tủ góc, phản nằm cho trẻ  không có nên tôi đã tham mưu các cấp chính quyền tìm biện pháp huy động   nguồn kinh phí từ cha mẹ của trẻ, thống nhất với ban đại diện cha mẹ học sinh   để trang bị mua sắm...    Giải pháp 4: Xây dựng vườn rau cho bé. Nhà trường động viên giáo viên  ­ nhân viên tiến hành khai hoang cải tạo đất để chăn nuôi, trồng rau sạch, lợi  dụng ưu thế khí hậu nhà trường để trồng những loại rau, củ quả phù hợp theo  mùa và thời tiết, nhằm cung ứng thực phẩm sạch tại chỗ cho cô và trẻ. Khuyến  khích giáo viên và nhân viên các điểm bản huy động phụ huynh làm vườn tại  các điểm bản nhằm chủ động nguồn rau sạch tại chỗ, tiết kiệm chi phí và công  vận chuyển.   Giải pháp 5: Xây dựng thực đơn đảm bảo khẩu phần ăn hàng ngày hợp  lý, phù hợp với định mức, điều kiện đi lại và bảo quản thực phẩm tại các điểm  bản (VD: bố trí những bữa cá thịt đầu tuần và trứng với vừng lạc vào cuối  tuần). Kết hợp với trưởng bản, trưởng các điểm trường tiểu học phụ giúp công  tác chuyển thực phẩm từ trung tâm vào điểm trường. Trong ngày mưa hoặc thời  tiết lạnh giá, có kế hoạch mua sản phẩm của nhân dân trong bản phục vụ nấu  ăn bán trú cho trẻ.   Giải pháp 6: Nhà trường thực hiện nghiêm túc việc công khai chế độ ăn  của trẻ dưới nhiều hình thức (bảng tin, niêm yết tại khu vực bếp các điểm  trường, thông báo qua các cuộc họp, …). Ngoài ra nhà trường còn tiến hành mời  các thôn trưởng, một số phụ huynh gần trường đến trường, lớp trực tiếp quan  sát các cô giáo chăm sóc con em mình, ăn thử các món ăn do nhà trường chế  biến, do các ông bố, bà mẹ người địa phương trực tiếp đến nấu.   Việc thực hiện chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ mầm non của Thủ  tướng chính phủ, nhà trường đã nghiêm túc cấp phát đầy đủ, kịp thời. Đây cũng  15
  16. là động cơ để trẻ tham gia ăn bán trú 100%; tạo niềm tin, phấn khởi với Đảng,  nhà nước, chế độ của các bậc cha mẹ học sinh,,, 3.3  Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp Để thực hiện giải pháp, biện pháp này phải đảm bảo những điều kiện  như CBGV phát huy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, BGH đi đầu gương mẫu.  Bố trí đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm, có khả năng giao tiếp với người địa  phương tại các điểm trường (biết tiếng dân tộc địa phương). BGH tăng cường  công tác kiểm tra, hỗ trợ điểm trường. Tổ chức nấu ăn thí điểm tại một số  điểm trường để rút kinh nghiệm trong tổ chức chỉ đạo. 3.4  Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp   ­ Biện pháp có tính quyết định trong công tác tham mưu là phải hoạch  định được bước đi thích hợp, kế hoạch xây dựng cụ thể, rõ ràng, nhất là thống  nhất chỉ tiêu và phải thực thi phù hợp có tính khả thi cao.           ­ Nhà trường phải có lòng kiên trì, nắm bắt thời cơ thích hợp để tham  mưu hiệu quả. Việc tham mưu không phải một lần có kết quả ngay mà phải  tham mưu nhiều lần. Công tác tham mưu phải được thực hiên thường xuyên,  chủ động, tích cực, dứt điểm, tránh hình thức.           ­ Chú trọng công tác xã hội hóa giáo dục để ngày càng phát triển trên diện  rộng, huy động mọi tổ chức đoàn thể, dân nhân trên địa bàn nhằm hỗ trợ nhiều  mặt cho nhà trường thực tốt nhiệm vụ giáo dục.           ­ Xã hội hóa giáo dục phải dựa vào cộng đồng, làm cho mỗi thành viên  trong cộng đồng thấy rõ ý nghĩa của phát triển giáo dục mầm non trong sự  nghiệp giáo dục. Hoạt động xã hội hóa giáo dục phải đảm bảo tính dân chủ,  bình đẳng và công khai.           ­ Việc tổ chức thực hiện các nội dung phải rõ ràng, phải tạo được niền  tin đối với các cấp lãnh đạo, phụ huynh, nhân dân bằng việc làm không ngừng  nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. a. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp Khi thực hiện đề  tài này; Tôi đã sử  dụng các giải pháp phù hợp với tình  hình thực tế của đơn vị, các giải pháp có tính quan hệ lôgic để  có kết quả khả  thi, tối ưu b. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu  Phải nói rằng xã hội hóa công tác giáo dục  ở  trường Mẫu Giáo hoa Pơ  Lang trong những năm qua đặc biệt là đầu năm học 2014 – 2015 đã thu được   một kết quả to lớn đáng khích lệ. Cách làm của nhà trường được dư luận toàn   xã hội đồng tình  ủng hộ. Nhờ  có xã hội hóa công tác giáo dục mà cơ  sở  cảnh   16
  17. quan nhà trường được cải thiện đáng kể. Và cũng vì xã hội hóa công tác giáo  dục mà phụ huynh học sinh quan tâm hơn đến việc phát triển toàn diện cho con  em mình. Thể hiện là họ tạo điều kiện cho các em luyện tập thể dục thể thao,   tham gia học bồi dưỡng  ở các môn năng khiếu như: Bé khéo tay, Đặc biệt các  hoạt động phong trào của trường ngày càng được quan tâm và đi vào chiều sâu  chất lượng. Các hoạt động được phụ  huynh quan tâm, Xã tạo điều kiện và cử  đoàn viên vào hỗ  trợ. Những hoạt động ngoại khoá của trường đã thu hút sự  quan tâm của toàn thể  nhân dân địa phương và phụ  huynh học sinh. Việc tăng   cường cơ sở vật chất trang thiết bị dạy và học được tăng cường, các hoạt động  tập thể  ngày càng sôi động, chất lượng giáo dục ngày càng được khẳng định.  Cụ thể là: Số lượng, chất lượng học sinh ngày càng tăng. Điều đó một lần nữa  khẳng định tác dụng và vai trò to lớn của xã hội hóa công tác giáo dục.  * Bài học: Để xã hội hóa công tác giáo dục có hiệu quả bản thân tôi thấy  mình cần làm tốt các khâu sau đây:  1. Phải làm tốt khâu tuyên truyền vận động và đây là việc làm tối cần   thiết và mang tính tiên quyết. Khi mọi người đã hiểu về giáo dục, hiểu được ý  nghĩa việc làm của mình thì họ  sẽ  tự  giác, nhiệt tình tham gia. Muốn tuyên  truyền vận động có hiệu quả thì bản thân người Hiệu trưởng phải có trình độ lí  luận, hiểu sâu sắc về vấn đề mình đưa ra mới có sức thuyết phục. Hiệu trưởng  phải chuẩn bị bài phát biểu chu đáo, bố cục phải rõ ràng và trong quá trình điều  hành Hiệu trưởng phải linh hoạt, khả  năng  ửng xử  tốt trong mọi tình huống.   Vận động mọi người làm xã hội hóa công tác giáo dục phải hết sức thận trọng   và có bài bản. Phải xác định được hết các đối tượng cần tham gia tuyên truyền   vận động và đối tượng cần tuyên truyền. Các đối tượng tham gia tuyên truyền:   Học sinh, cán bộ giáo viên, phụ huynh học sinh, chính quyền địa phương, các tổ  chức đoàn thể...Các đối tượng này cần được tập huấn kỹ  lưỡng về  nội dung,   về  phương pháp làm xã hội hóa công tác giáo dục. Vận động tuyên truyền xã  hội hóa công tác giáo dục cần thông qua các cuộc họp, các hội nghị, các buổi  tập trung... Các đối tượng được tuyên truyền vận động là phụ  huynh học sinh   và nhân dân, các tổ chức đoàn thể... Xã hội hóa công tác giáo dục càng thắng lợi   nếu Hiệu trưởng trực tiếp chỉ  đạo và họp được với toàn thể  phụ  huynh học  sinh toàn trường, bởi có như vậy 100% phụ huynh mới được trực tiếp lĩnh hội   những ý tưởng và chủ  trương của trường tránh việc truyền đạt sai lệch thông   tin hoặc hiểu không đầy đủ vấn đề .  2. Trong quá trình triển khai nhà trường phải đóng vai trò chủ đạo, trung  tâm. Tuy nhiên xã hội hóa công tác giáo dục muốn thành công thì phải phát huy  cao độ tính dân chủ. Cụ thể: Khuyến khích họ bàn bạc trao đổi để đi đến thống  nhất. Nếu phụ huynh học sinh còn có ý kiến trao đổi ta nên tạo điều kiện cho   họ được phát biểu. Sau đó dựa trên ý kiến phát biểu đó người điểu khiển cuộc   17
  18. họp sẽ hướng về vấn đề cần kết luận. Bao gồm: ­ Nội dung công việc. ­ Cách  thức tìm. ­ Đối tượng tham gia. ­ Mức độ  đóng góp (nếu có). ­ Kết quả. * Phải   huy động được nhiều người cùng tham gia làm xã hội hóa công tác giáo dục*  3. Sau khi họp xong, để một lần nữa mỗi thành viên tham gia xã hội hóa  công tác giáo dục thể  hiện chính kiến của riêng mình tránh tình trạng là cho  rằng thấy mọi người nhất trí tôi cũng nhất trí theo thì khi tiến hành bao giờ tôi  cũng phát phiếu xin ý kiến cho từng thành viên. Các thành viên có quyền mang  phiếu về  nhà bàn bạc trao đổi với gia đình. Nếu nhất trí với nội dung nào thì   ghi đồng ý với nội dung đó, nếu không nhất trí thì ghi không đồng ý. Nếu có ý   kiến khác thì ghi ý kiến của mình. Một tuần sau tôi sẽ thu lại các phiếu đó. Các   phiếu thu lại, được Ban giám hiệu, thường trực Hội cha mẹ học sinh cùng nhau  kiểm tra, tập hợp các ý kiến đó lại để có quyết định chính thức trước khi triển  khai. Nếu được 80% trở  lên thì công việc được triển khai. Và những người   không đồng ý với việc làm về xã hội hóa công tác giáo dục thì ta tiếp tục vận   động hoặc xem xét. Có thể không để họ tham gia (nhất là các khoản đóng góp).  Đây là cách làm mà được các bạc cha mẹ học sinh rất đồng tình, ủng hộ.     4. Khi đã tiến hành làm xã hội hóa công tác giáo dục thì người Hiệu  trưởng phải thực hiện đúng những lời hứa của mình trước phụ huynh học sinh,   trước các cấp lãnh đạo tránh để  lâu mới tiến hành hoặc sử  dụng kinh tế  sang  mục đích khác để mất uy tín với phụ huynh học sinh.  Sau mỗi việc làm phải có   đánh giá sơ  kết, có tuyên dương khen thưởng, nếu là tài chính phải công khai   thu chi. Có như vậy mới tạo niềm tin với nhân dân và các công việc về sau mới   diễn ra thuận tiện, có hiệu quả Các giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài có mối quan hệ     3.5  Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu ­ Kết quả khảo nghiệm: so sánh kết quả trước và sau khi áp dụng đề  tài  (kết quả khảo nghiệm phải được trình bày cụ thể); ­ Giá trị  khoa học: Đề  tài đã mang lại  giá trị  khoa học như  thế nào cho   ngành giáo dục đào tạo, hay công tác quản lí giáo dục, dạy học …   4. Kết quả    Với phạm vi hẹp của đề  tài, tôi chỉ  đưa ra những biện pháp nhằm huy   động trẻ ăn bán trú. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện từng biện pháp Về  số  lượng: năm học 2015­2016:  tỷ  lệ trẻ được huy động 100% tăng cao so  với năm trước   Số trẻ: 405/405 18
  19.   * Về  chất lượng: Chất lượng chăm sóc­ nuôi dưỡng trẻ của nhà trường  cũng tăng cao:    * Về  chất lượng giáo dục: trẻ  ham muốn đi học, tỷ  lệ  chuyên cần đạt  97% so với trước đây chỉ đạt 70%­ 75%. Trẻ khỏe mạnh nhanh nhẹn, tự tin, có   kiến thức và kỷ  năng giao tiếp với mọi người, tỷ lệ bé ngoan đạt 96% so với   các năm trước đây chỉ đạt 65­70%. Tỷ lệ trẻ SDD giảm 24,8% so với đầu năm   và giảm 5,7% so với cùng kỳ năm trước.   * Cha mẹ  học sinh và cộng đồng nhận thức rõ về  tầm quan trọng của   GDMN, đặc biệt là công tác huy động trẻ ra lớp, huy động trẻ  ăn bán trú, Các  bậc cha mẹ  trẻ  tin tưởng vào các cô giáo từ  đó quan tâm tới việc cho con em   mình đi học và ăn bán trú...Hằng năm nhà trường đều đạt chỉ  tiêu kế  hoạch  giao, so với dân số độ tuổi năm sau cao hơn năm trước...   Với những kết quả  đạt được như  trên, đã khẳng định những biện pháp  tôi đưa ra là phù hợp, là thục thi và tin tưởng rằng trong những năm tới; trường  MN Hoa Pơ  Lang sẽ  huy động và tổ  chức ăn bán trú cho trẻ  duy trì và phát   triển, chất lượng những bửa ăn phong phú đa dạng hơn. III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Công tác tổ  chức bán trú cho trẻ  MN vùng DTTS là chủ  trương hết sức   nhân văn, hết sức đúng đắn, phù hợp của Đảng, nhà nước ta trong xu thế  phát   triển của xã hội hiện nay vì vậy rất cần có những hình thức và biện pháp tuyên   truyền phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, mặt khác cần phải chú ý  đến bản sắc đặc thù của đồng bào dân tộc, nắm được đặc điểm tâm lý cũng  như  phong tục tập quán của mỗi dân tộc để  tuyên truyền nâng cao nhận thức   về tầm quan trọng của GDMN tới các bậc CMHS và tòan cả cộng đồng   Bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cho giáo viên là yếu tố  quyết   định trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc – giáo dục và nuôi dưỡng trẻ MN   vì vậy rất cần phải chú ý đến khâu bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ  cho  GVMN   Cần chú trọng đến công tác tham mưu, công tác xã hội hóa GD để đầu tư  CSVC, trang thiết bị dạy học, tạo những điều kiện tốt nhất cho các hoạt động  học tập, vui chơi và sinh hoạt tại trường của các cháu giúp cha mẻ  trẻ  tin  tưởng yên tâm cho trẻ đến trường ăn bán trú.   2. Kiến nghị 19
  20. Tôi xin kiến nghị với các cấp chính quyền nên quan tâm đến trẻ mầm non  vùng khó khăn, vùng DTTS về  đầu tư  CSVC, trang thiết bị, về  chế  độ  trẻ  ăn  trưa, mở rộng đến đối tượng nhóm trẻ nhà trẻ( đọ tuổi từ 0­2 tuổi)...   Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân về công tác huy động trẻ  vào bán trú vùng khó khăn DTTS, sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, phạm vi  nghiên cứu còn hạn hẹp. Rất mong nhận được sự góp ý của hội đồng khoa học  các cấp!           Dur Kmăn, Ngày 20 tháng 3 năm 2016 Người viết Nguyễn Văn Nhẫn NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... KT/CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN                                                                            (Ký tên, đóng dấu) MỤC LỤC 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2