intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động cho Đoàn viên thanh niên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:18

27
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động cho Đoàn viên thanh niên” nhằm giúp các đồng chí sau khi tốt nghiệp THPT đã có thể đăng ký xuất khẩu lao động theo đúng năng lực và sở thích, tạo nguồn thu nhập cho gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống. Mời các bạn cùng tham khảo sáng kiến.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động cho Đoàn viên thanh niên

  1. MỤC LỤC    Nội dung Trang   1. Mở đầu 1 1.1. Lí do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 1 1.3. Đối tượng nghiên cứu 1 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2   2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 3 2.1. Cơ sở lý luận 3 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh  5 nghiệm    2.2.1. Hiểu biết chính sách, pháp luật hỗ trợ xuất khẩu lao động 5    2.2.2.  Thực tế đào tạo tiếng, văn hóa ngoại quốc 5    2.2.3. Thực tế tiếp cận các nguồn hỗ trợ và tìm kiếm công ty xuất  5 khẩu lao động uy tín. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 6    2.3.1. Công tác tuyên truyền 6    2.3.2. Lựa chọn công ty xuất khẩu lao động. 8    2.3.3. Phát triển đội ngũ cộng tác viên 9 2.3.4.  Tăng cường triển khai các văn bản về  xuất khẩu lao động  9 đến Đoàn viên thanh niên. 2.3.5. Giải quyết việc làm sau khi về nước.  10 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 11    2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục 11    2.4.2. Đối với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 12   3. Kết luận, kiến nghị 13   Tài liệu tham khảo 14
  2. 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài. Trong những năm qua, thực hiện nghị định số 61/2015/NĐ­CP ngày 09 tháng  07 năm 2015 của thủ  tướng chính phủ  về  “quy định chính sách hỗ  trợ  tạo việc   làm và quỹ  quốc gia về  việc làm”, nhiều lao động Việt Nam đã được tuyển   dụng tại các thị trường lao động tiềm năng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, … mang lại nguồn thu nhập đáng kể  cho quốc gia, giải phóng áp lực thừa lao  động và cải thiện đời sống cho hàng ngàn lao động. Tuy nhiên trong quá trình theo dõi người lao động từ  khi có ý thức về  xuất  khẩu lao động cho đến khi có việc làm tại các thị  trường ngoại quốc là một   khoảng cách lớn. Rất nhiều những bất cập và hạn chế  được lộ  rõ như: Đoàn  viên thanh niên sau khi tốt nghiệp THPT phải chờ  một thời gian khá dài mới  được tư  vấn về  xuất khẩu lao động, khi đăng ký xuất khẩu lao động hầu như  gặp phải các tổ chức và đơn vị có năng lực yếu kém, phải qua nhiều khâu trung   gian, chi phí tốn kém, khâu đào tạo không chuyên nghiệp, sang làm việc trái với  chuyên môn được đào tạo, căn cứ pháp lý chưa rõ ràng, cam kết giữa nhà tuyển   dụng và người lao động chưa đủ  mạnh để  ràng buộc cả  2 bên, đoàn viên thanh   niên chưa tiếp cận được với các chính sách ưu đãi về vốn,….Rất nhiều bất cập   đã dẫn đến hiệu quả của việc xuất khẩu lao động chưa đạt được hiệu quả cao,  các mục tiêu của nghị  quyết số  45/2016/NQ­HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2016  của HĐND tỉnh Thanh Hóa về chính sách khuyến khích hỗ trợ người lao động đi  làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng vẫn còn hạn chế trong quá trình áp dụng. Trong quá trình hướng nghiệp cho Đoàn viên thanh niên, từ  thực tiễn triển  khai tư vấn giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động, chúng tôi đã phát hiện ra  nhiều bài học kinh nghiệm và quyết định chọn đề  tài “Một số giải pháp nâng  cao chất lượng xuất khẩu lao động cho Đoàn viên thanh niên” nhằm giúp các  đồng chí sau khi tốt nghiệp THPT đã có thể  đăng ký xuất khẩu lao động theo   đúng năng lực và sở thích, tạo nguồn thu nhập cho gia đình, nâng cao chất lượng   cuộc sống. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Đề  tài này sẽ  nghiên cứu về  các giải pháp nâng cao chất lượng giới thiệu   việc làm và xuất khẩu lao động. Các bài học rút ra từ  thực tiễn tại địa phương  khi áp dụng. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Đề  tài này tập trung vào đối tượng Đoàn viên thanh niên khối 12 không có  nhu cầu học đại học và có nhu cầu xuất khẩu lao động sau khi tốt nghiệp THPT 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Để nghiên cứu được đề tài, tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:         ­ Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết 4
  3.              + Nghiên cứu các vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài từ nguồn tư liệu   trên internet, thư viện nhà trường              + Nghiên cứu các văn bản pháp quy có liên quan đến xuất khẩu lao động         ­ Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin               + Tham khảo ý kiến của giáo viên, trao đổi với giáo viên chủ  nhiệm   công tác hướng nghiệp.              + Sử dụng phiếu điều tra, chụp ảnh, phỏng vấn Đoàn viên thanh niên và  phụ huynh học sinh.              + Sử dụng các tiện ích của công nghệ thông tin như exel, power point,  word để thu thập, xử lý thông tin và báo cáo kết quả.          ­ Thăm dò ý kiến của học sinh: Thường xuyên trao đổi với học sinh để có   giải pháp tháo gỡ các khó khăn.          ­ Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Thống kê và xử lý số liệu kết quả  học tập của học sinh trước và sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 5
  4. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. Tại nghị  quyết số   29­NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và  đào tạo đã chỉ  rõ: “Đối với giáo dục phổ  thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể  chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng  khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn  diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ,   tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát   triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Hoàn thành việc  xây dựng chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015. Bảo đảm cho  học sinh có trình độ  trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng,  đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải  tiếp cận nghề  nghiệp và chuẩn bị  cho giai đoạn học sau phổ  thông có chất   lượng”.  Đối với giáo dục nghề nghiệp, tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ  năng và trách nhiệm nghề  nghiệp. Hình thành hệ  thống giáo dục nghề  nghiệp  với nhiều phương thức và trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng   dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị  trường lao động trong nước và quốc tế. Đối với giáo dục thường xuyên, bảo đảm cơ hội cho mọi người, nhất là ở  vùng nông thôn, vùng khó khăn, các đối tượng chính sách được học tập nâng cao   kiến thức, trình độ, kỹ  năng chuyên môn nghiệp vụ  và chất lượng cuộc sống;   tạo điều kiện thuận lợi để người lao động chuyển đổi nghề[1].          Như vậy, trong nghị quyết số 29 của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện  giáo dục đã làm rõ mục tiêu định hướng nghề  nghiệp cho học sinh phổ  thông.  Tại nghị định số 61/2015/NĐ­CP của chính phủ ngày 09 tháng 7 năm 2015 đã làm  rõ hơn về  hỗ  trợ  việc làm, cụ  thể  tại điều  10 về  chính sách hỗ  trợ  người lao  động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người lao động là người dân tộc  thiểu số; người thuộc hộ  nghèo, hộ  cận nghèo hoặc hộ  bị  thu hồi đất nông   nghiệp; thân nhân của người có công với cách mạng có nhu cầu đi làm việc  ở  nước ngoài theo hợp đồng được hỗ  trợ  đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng  kiến thức cần thiết gồm học phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức   6
  5. cần thiết; tiền ăn trong thời gian thực tế học; chi phí đi lại (01 lượt đi và về) từ  nơi cư trú đến địa điểm đào tạo từ  15 km trở  lên hoặc từ  10 km trở  lên đối với  người lao động cư  trú hợp pháp tại vùng có điều kiện kinh tế ­ xã hội đặc biệt   khó khăn. Riêng người lao động thuộc các huyện nghèo được hỗ trợ thêm tiền ở  và đồ dùng cá nhân thiết yếu, hỗ trợ chi phí làm thủ tục hộ chiếu, thị thực, khám  sức khoẻ, lý lịch tư  pháp trước khi đi làm việc ở  nước ngoài theo quy định của   pháp luật, hỗ  trợ  giải quyết rủi ro trong thời gian làm việc  ở  nước ngoài theo  quy định của pháp luật. Hỗ trợ chi phí đào tạo, nâng cao trình độ  tay nghề trong  trường hợp nước tiếp nhận yêu cầu.       Tại điều 11 về  hỗ  trợ  vay vốn đối với người lao động đi làm việc ở  nước   ngoài theo hợp đồng, người lao động thuộc hộ  nghèo, hộ  bị  thu hồi đất nông   nghiệp và người lao động là người dân tộc thiểu số được vay vốn đi làm việc ở  nước ngoài theo hợp đồng từ  Ngân hàng chính sách xã hội theo quy định của  pháp luật. Người lao động thuộc hộ cận nghèo, người lao động là thân nhân của  người có công với cách mạng được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp   đồng từ Quỹ quốc gia về việc làm.  Tại điều 12 về hỗ trợ phát triển thị trường lao động ngoài nước1. Hỗ trợ  phát triển thị  trường lao động ngoài nước thông qua các hoạt động nghiên cứu,  khảo sát thị trường lao động ngoài nước; quảng bá thông tin về nguồn lao động   Việt Nam và xúc tiến phát triển thị trường lao động ngoài nước.Nguồn kinh phí  để hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được bố  trí từ ngân sách nhà nước[2].           Tại nghị quyết số 45/2016/NQ­NĐND của hội đồng nhân dân tỉnh Thanh  Hóa ngày 08 tháng 12 năm 2016 đã làm rõ cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ  người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đến năm 2021. Theo đó,  nhà nước khuyến khích hỗ  trợ  cho người lao động có hộ  khẩu thường trú tại   tỉnh Thanh Hóa đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đến năm 2021 với mức  hỗ  trợ  một lần 3.000.000 đồng/người. Người lao động thuộc hộ  nghèo, hộ  mới   thoát nghèo (trong vòng 24 tháng, tính từ ngày thoát nghèo), hộ cận nghèo và hộ  bị thu hồi đất nông nghiệp; người lao động là thân nhân của người có công với   Cách mạng, người dân tộc thiểu số vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng chính sách  xã hội tỉnh để  đi làm việc có thời hạn  ở  nước ngoài với mức hỗ  trợ  100% lãi  suất tiền vay theo lãi suất hiện hành của Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội   tỉnh áp dụng cho đối tượng chính sách vay đi xuất khẩu lao động. Về hỗ trợ cho  doanh nghiệp xuất khẩu lao  động, các doanh nghiệp, các tổ  chức đơn vị  sự  nghiệp có chức năng đưa lao động của tỉnh đi làm việc  ở  nước ngoài đảm bảo  việc làm ổn định, có thời gian làm việc đủ  12 tháng trở  lên; mức thu nhập của  người lao động (ghi trên hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài   ký với người lao động) từ 400 USD/tháng trở lên; tỷ lệ lao động gặp rủi ro trên   7
  6. tổng số lao động do doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài dưới 4%; thực  hiện tốt các quy định của pháp luật được   hỗ  trợ  200.000 đồng/lao động nếu   doanh nghiệp trong 01 năm đưa được từ  200 đến dưới 400 lao động của tỉnh đi   làm việc  ở  nước ngoài hoặc 250.000 đồng/lao động nếu doanh nghiệp trong 01  năm đưa được từ 400 lao động trở lên đi làm việc ở nước ngoài[3].  Như vậy từ TW đến địa phương đã có những chính sách rất rõ để  ủng hộ  chương trình xuất khẩu lao động. Những chính sách đó đã được các công ty   xuất khẩu lao động, các tổ chức tư vấn xuất khẩu lao động tiến hành phổ  biến   và cụ thể hóa.  2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 2.2.1. Hiểu biết chính sách, pháp luật hỗ trợ xuất khẩu lao động      Qua tìm khảo sát tại 7 lớp 12 tại trường THPT Yên Định 3 với tổng số  Đoàn viên thanh niên được khảo sát là 274. Kết quả cho thấy:  ­ 100% Đoàn viên thanh niên được các công ty xuất khẩu lao động phổ biến  về kế hoạch và chính sách đối với hỗ trợ việc làm và xuất khẩu lao động.  ­ Chỉ có 4% số Đoàn viên thanh niên đã hiểu về các chính sách hỗ trợ việc   làm và xuất khẩu lao động  cũng như lựa chọn cho bản thân hướng đi sau khi tốt   nghiệp THPT. Như  vậy, các chính sách đã được phổ  biến đến Đoàn viên thanh niên song   các em hoặc không quan tâm, hoặc quan tâm một cách hời hợt. Điều này dẫn  đến việc các em không có sự  chuẩn bị  trước cho bản thân một hướng đi cũng  như các kỹ năng và yêu cầu cần thiết để sau khi tốt nghiệp THPT. 2.2.2.  Thực tế đào tạo tiếng, văn hóa ngoại quốc ­ Tại trường THPT Yên Định 3, các Đoàn viên thanh niên được đào tạo rất   tốt về  tiếng Anh song không sử  dụng được cho xuất khẩu lao động. Nguyên  nhân cơ bản vì thị trường lao động chủ  yếu là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, … rất ít sử dụng tiếng Anh. Mặt khác tại các vùng quê Việt Nam, việc đào tạo   tiếng  Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,… rất khó khăn. Nếu không có sự  chuẩn  bị  chu đáo, Đoàn viên thanh niên chắc chắn sẽ  phải đi đào tạo tiếng tại thành  phố. Như  vậy việc đào tạo tiếng không thực hiện được trong thời gian học  THPT, điều này rất lãng phí về mặt thời gian cũng như cơ hội. ­  Để sinh sống và làm việc tại ngoại quốc, ngoài việc đảm bảo sức khỏe,   năng lực chuyên môn còn phải hiểu văn hóa ngoại quốc, đặc biệt là văn hóa làm  việc cho các công ty tư  bản nước ngoài. Mà việc đào tạo các hiểu biết về  văn  hóa cũng như  các kỹ  năng sống phải được các công ty có kinh nghiệm đào tạo  8
  7. bài bản. Trong thời gian qua, đoàn viên thanh niên ở các vùng quê rất khó để tiếp   cận với các chương trình đào tạo này. 2.2.3. Thực tế  tiếp cận các nguồn hỗ  trợ  và tìm kiếm công ty xuất  khẩu lao động uy tín. ­ Trong thời gian qua, các văn bản và chính sách của Nhà nước liên quan đến  xuất khẩu lao động đã được ban hành, các tổ chức tham gia như: Bộ lao động –  thương binh­ xã hội, ngân hàng chính sách, các tổ  chức Đoàn TNCS Hồ  Chí   Minh, hợp tác xã, các công ty xuất khẩu lao động… đã xúc tiến triển khai đến   người dân, đặc biệt là thanh niên. Tuy nhiên, do nắm bắt cơ chế và các văn bản  pháp luật chưa đến nơi nên việc tiếp cận nguồn vốn, hỗ trợ còn nhiều khó khăn.   Nhiều thanh niên thấy số tiền chi phí ban đầu lớn (thường hơn 100 triệu) đâm ra   tâm lý lo sợ, sức  ỳ  lớn dẫn đến không tiếp cận được với chương trình xuất   khẩu lao động. ­ Những năm gần đây, do nắm bắt được cơ chế kịp thời và lợi nhuận lớn từ  việc tổ chức xuất khẩu lao động nên nhiều công ty xuất khẩu lao động đã được  thành lập. Trong số  các công ty đó, những công ty được cấp phép từ  Bộ  lao  động­thương binh­ xã hội cũng có, như công ty TTC Việt Nam, Công ty JV Net,  công ty Hải Phong,…. Bên cạnh đó cũng có những công ty “ma”, công ty “đa   cấp” với nhiều cầu. Do đó việc tiếp cận những công ty chính thống, có đầy đủ  hồ sơ pháp lý, được nhà nước cấp phép trong lĩnh vực kinh doanh, số lượng xuất   cảnh lớn, nhận được sự tín nhiệm của nhiều lao động, số lượng đơn hàng nhiều  và  ổn định, có mối quan hệ  rộng với các đối tác nước ngoài về  nhu cầu tuyển   dụng lao động luôn là mong mỏi của thanh niên. Tâm lý lo sợ  bị  lừa đảo cũng   ảnh hưởng đến số lượng người xuất khẩu lao động. Có những thanh niên đi qua   nhiều “cầu” dẫn đến chi phí tăng cao mà không tiếp cận được nguồn vốn vay  ưu đãi. Cơ  chế  thi cử  chạy chọt, đào tạo với kinh phí cao đã tác động tiêu cực   đến người lao động, làm cho họ mất niềm tin,  ảnh hưởng không nhỏ đến chính  sách xuất khẩu lao động của Nhà nước[4].  2.3. Các giải pháp đã sử  dụng để  nâng cao hiệu quả  xuất khẩu lao   động cho Đoàn viên thanh niên. 2.3.1. Công tác tuyên truyền Những năm gần đây, công tác xuất khẩu lao động được xác định là giải   pháp có hiệu quả trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân ở  một số  địa phương. Có được kết quả  đó là nhờ  sự  chung tay vào cuộc của các   ngành, cấp, địa phương và Đoàn trường trong công tác tuyên truyền, vận động.   Đoàn trường đã xem xét yếu tố tuyên truyền đưa lên hàng đầu để  thực hiện tốt   hiệu quả của xuất khẩu lao động.  9
  8.   Thứ nhất, không chỉ dừng lại chỉ một buổi tập trung tại sân trường để trao  đổi với Đoàn viên thanh niên mà phải làm liên tục, không chỉ dừng lại phổ biến   cho Đoàn viên thanh niên khối 12 mà phải phổ biến ngay cho khối 10 để các em  kịp thời phân luồng trong quá trình học tập. Có thể  tận dụng thời gian rãnh rỗi   để học tiếng và học văn hóa. Để sau khi tốt nghiệp lớp 12 các em có thể làm các  thủ  tục xuất khẩu lao động ngay. Việc tuyên truyền được Đoàn trường thực  hiện bằng nhiều hình thức như: nói chuyện dưới cờ, thông qua các buổi sinh  hoạt lớp, không chỉ do các thầy cô mà còn có cán bộ Đoàn tham gia tuyên truyền.   Các băng rôn biểu ngữ, các bài báo, trang mạng cũng đã được chia sẻ  thường  xuyên đến Đoàn viên thanh niên.  Thứ hai, không chỉ dừng lại  ở Đoàn viên thanh niên mà còn tập trung tuyên  truyền cả  tới phụ  huynh học sinh. Sự  tác động tích cực từ  phía phụ  huynh đã  giúp số  lượng người được xuất khẩu lao động tăng nhanh qua các năm và các   thủ  tục pháp lý cũng được tháo gỡ  nhanh chóng. Sự  tuyên truyền từ  phụ  huynh   này sang phụ  huynh khác cũng là nguồn thông tin bổ  ích trong công tác tuyên  truyền.          Bác Nguyễn Văn Bình ở thôn 6, xã Yên Giang cho biết: “Sau khi con gái tốt  nghiệp THPT, tôi cũng muốn cháu thi vào một trường cao đẳng, đại học, nhưng  lực học của cháu chỉ   ở  mức trung bình khá, nên không chắc chắn có đỗ  hay   không, mà có đỗ cũng ngại cho đi học vì học xong không biết làm gì. Khi ấy, con   gái của bạn tôi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản về  có vốn hỗ  trợ  gia đình mở  công ty kinh doanh rất tốt, bản thân cháu thạo ngoại ngữ  nên đã được tuyển  dụng vào một doanh nghiệp nước ngoài, thu nhập hơn 10 triệu đồng/tháng. Bạn   tôi đã khuyên tôi nên cho con gái đi xuất khẩu lao động, tôi thấy đó cũng là cơ  hội tốt để lập nghiệp nên đã quyết định vay vốn cho con đi xuất khẩu lao động.  Hiện nay, con gái tôi đã sang làm việc tại Nhật Bản được gần 2 năm, mỗi tháng,   trừ  chi phí sinh hoạt, cháu gửi về  được 25 triệu đồng. Tôi đã trả  hết nợ  ngân   hàng, sửa sang nhà cửa và tích lũy để  cháu có vốn làm ăn sau khi hết hạn hợp  đồng về nước".          Anh Hồng ­ thôn 7, xã Yên Tâm chia sẻ: “Từ xuất khẩu lao động mang lại,   nhiều bà con hàng xóm đã tới hỏi thăm và tìm hiểu để đi xuất khẩu lao động. Vợ  chồng tôi đều nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm và động viên những gia đình có con   em trong độ  tuổi lao động, nhất là những gia đình nghèo nên cho con đi xuất   khẩu lao động để lấy vốn về làm ăn. Nhìn thấy sự đổi thay của một số gia đình   có người đi xuất khẩu lao động, các hộ  trong thôn cũng mạnh dạn vay vốn cho  con, em tham gia”. Có thể  nói, bằng những gương “người thật, việc thật”, mọi băn khoăn,  nghi ngại của những gia đình muốn cho con đi xuất khẩu lao động đã từng bước   10
  9. được giải tỏa. Nhờ  vậy, người dân sẽ  thêm tin tưởng, yên tâm và có động lực   động viên con, em, người thân trong gia đình tham gia xuất khẩu lao động. Đến nay, xuất khẩu lao động đã trở  thành phong trào thu hút khá đông  thanh niên trong độ tuổi lao động tham gia. Được biết, toàn xã Yên Giang có hơn  50 lao động đang làm việc có thời hạn ở Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc... trung   bình mỗi năm, nguồn thu từ XKLĐ của xã đạt hơn 5 tỷ đồng.            Đánh giá cao vai trò của công tác tuyên truyền, nhất là tuyên truyền miệng   trong xuất khẩu lao động, ông Trịnh Văn Bảy – Phó chủ  tịch xã Yên Giang cho  biết: “So với các địa phương khác, xã Yên Giang có nhiều cơ  chế   ưu đãi về  chương trình xuất khẩu lao động, bởi vậy, đã thu hút nhiều lao động trẻ  tham   gia. Đặc biệt, công tác tuyên truyền  được các cấp chính quyền, địa phương  hướng về từng hộ gia đình. Các hội đoàn thể đã tích cực vào cuộc, tuyên truyền   lồng ghép qua các hội nghị và tuyên truyền miệng cho chính con em, người thân  và bà con thôn xóm hiểu chính sách của Nhà nước, của tỉnh cũng như  những  gương người thật, việc thật về xuất khẩu lao động. Bởi vậy, sự  phối hợp chặt   chẽ với Phòng LĐ­TB&XH các địa phương, các xã, phường, thị trấn tổ chức các  hội nghị tuyên truyền tới tận người dân.  Thời   gian   qua,   Đoàn   trường   đã   tăng   cường   công   tác   tuyên   truyền   về  chương trình xuất khẩu lao động bằng nhiều hình thức: Phát tờ  rơi, treo băng  rôn, chia sẻ các thông tin xuất khẩu lao động trên face book; niêm yết thông tin;   tổ chức hội nghị, hội thảo tư vấn xuất khẩu lao động ở tại nhà trường. Đối với   các gia đình, tận dụng các buổi họp phụ  huynh tập trung, Đoàn trường đã chủ  động bố trí người trực tiếp tư vấn, tuyên truyền, giải thích cho phụ huynh, đồng   thời, hướng dẫn người lao động làm hồ sơ, các thủ tục cần thiết khi có nhu cầu   tham gia xuất khẩu lao động, giúp người dân tiếp cận thông tin nhanh và chính   xác nhất về thị trường lao động, những doanh nghiệp tham gia tuyển lao động uy   tín, thông tin về ngành nghề; chi phí xuất cảnh... 2.3.2. Lựa chọn công ty xuất khẩu lao động. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có hơn 20 công ty giới thiệu việc làm  và xuất khẩu lao động. Trong số  đó có nhiều công ty hoạt động kém uy tín,  không đủ năng lực thực hiện. Việc mở công ty chủ yếu là để thu tiền của người   lao động, tạo ra các đầu cầu trung chuyển học viên để  thu lợi. Đã có nhiều  người lao động vì nhẹ dạ cả tin mà mất đi cơ hội làm việc ở nước ngoài, thậm  chí còn mất tiền đầu tư. Chính vì vậy, việc tìm công ty có uy tín và năng lực là  điều mà chúng tôi đã mất nhiều thời gian để tìm hiểu. Một công ty xuất khẩu lao  động được lựa chọn phải có đầy đủ các yếu tố sau đây: 11
  10. Thứ nhất, công ty xuất khẩu lao động được lựa chọn phải là công ty có đầy   đủ  hồ  sơ  pháp lý, được nhà nước cấp phép trong lĩnh vực kinh doanh, có trang  web riêng để chia sẻ thông tin. Thứ hai, công ty xuất khẩu lao động uy tín phải có số lượng xuất cảnh lớn,   nhận được sự  tín nhiệm của nhiều lao động, số  lượng đơn hàng nhiều và  ổn   định, có mối quan hệ rộng với các đối tác nước ngoài về nhu cầu tuyển dụng lao   động.           Thứ  ba, công ty xuất khẩu lao động uy tín phải có đủ  năng lực đào tạo  tiếng nước ngoài tại nhà trường, có chuyên gia để  trao đổi thông tin với đoàn   viên thanh niên và gia đình, có hệ thống đào tạo tại nhiều địa phương. Thứ  tư, công ty xuất khẩu lao động uy tín phải có mối quan hệ chặt chẽ  với ngân hàng chính sách, sẵn sàn tư vấn và hỗ trợ làm thủ  tục vay vốn  ưu đãi.   Đó còn là công ty xuất khẩu lao động “1 cầu”, nghĩa là Đoàn viên thanh niên khi   có nhu cầu xuất khẩu lao động không phải mất thêm kinh phí để qua nhiều cầu.            Trong nhiều năm qua, đơn vị trường chúng tôi lựa chọn công ty giới thiệu   việc làm và xuất khẩu lao động ICO Manpower, đây là công ty xây dựng được   hệ thống tuyển sinh trên toàn quốc thông qua hệ thống điều hành từ Bắc – Trung   – Nam. Đến nay, ICO Manpower là đối tác trực tiếp của trên 50 trường Trung   cấp – Cao đẳng – Đại học thuộc các lĩnh vực đào tạo như: Cơ khí chế tạo, IT, Y   dược, Nông nghiệp…Không có tỷ lệ lao động bỏ trốn, phí đi của người lao động  thấp; tuyển chọn, sàng lọc và đào tạo lao động kỹ  càng; thẩm định nhà máy  trước khi lao động sang làm việc; thành lập ICOJapan để  quản lý và xử  lý kịp   thời những phát sinh.  Đến hết tháng 02/2017 ICO Manpower đã đưa được 2.250   học sinh, người lao động sang học tập, làm việc tại Nhật Bản.            2.3.3. Phát triển đội ngũ cộng tác viên            Với việc cung  ứng khoảng hàng trăm lao động đi làm việc tại Nhật Bản,   Hàn Quốc và Đài Loan mỗi năm, trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh ICO coi trọng  công tác “tạo nguồn” cho  xuất khẩu lao động. Những năm qua, góp phần cho  công tác tuyên truyền, vận động nhằm “tạo nguồn” cho xuất khẩu lao động là  các cộng tác viên cơ  sở  của trung tâm dịch vụ  việc làm tỉnh. Theo ông Hoàng  Thanh Hà ­ giám đốc trung tâm dịch vụ  việc làm tỉnh, thống kê năm 2017 cho  thấy, có trên 40 lao động nhờ  vào sự  giới thiệu, tuyên truyền của các cộng tác   viên mà tìm đến Trung tâm, vượt qua vòng phỏng vấn, đã xuất cảnh hoặc đang  chờ ngày xuất cảnh. “Đây không phải là con số quá lớn so với tổng số lao động  đi làm việc tại nước ngoài năm qua nhưng cũng cho thấy vai trò của các cộng tác   viên. Chính vì vậy, năm nay, chúng tôi tiếp tục kêu gọi cán bộ  cấp thôn, xã và  12
  11. người dân tham gia làm cộng tác viên của trung tâm. Trách nhiệm của cộng tác  viên là tuyên truyền, tư vấn đúng về các nội dung, thông tin  xuất khẩu lao động  và không được phép thu bất kỳ khoản tiền nào của người lao động”, ông Hà cho  biết thêm.   Như vậy, với việc phát triển đội ngũ cộng tác viên với hiểu biết sâu rộng   về xuất khẩu lao động và khả năng tuyên truyền tốt cũng như cái tâm trong nghề  sẽ  càng phát triển tốt hơn nữa thị trường xuất khẩu lao động trong địa bàn dân  cư.              2.3.4. Tăng cường triển khai các văn bản về xuất khẩu lao động đến Đoàn  viên thanh niên. Nắm bắt cơ  hội xuất khẩu lao động trong thời gian qua, hội đồng nhân   dân tỉnh Thanh Hóa đã kịp thời bàn bạc và ra nghị  quyết số  45/2016/NQ­NĐND  ngày 08 tháng 12 năm 2016 đã làm rõ cơ  chế  chính sách khuyến khích, hỗ  trợ  người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đến năm 2021. Theo đó,  nhà nước khuyến khích hỗ  trợ  cho người lao động có hộ  khẩu thường trú tại   tỉnh Thanh Hóa đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đến năm 2021 với mức  hỗ  trợ  một lần 3.000.000 đồng/người. Người lao động thuộc hộ  nghèo, hộ  mới   thoát nghèo (trong vòng 24 tháng, tính từ ngày thoát nghèo), hộ cận nghèo và hộ  bị thu hồi đất nông nghiệp; người lao động là thân nhân của người có công với   Cách mạng, người dân tộc thiểu số vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng chính sách  xã hội tỉnh để  đi làm việc có thời hạn  ở  nước ngoài với mức hỗ  trợ  100% lãi  suất tiền vay theo lãi suất hiện hành của Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội   tỉnh áp dụng cho đối tượng chính sách vay đi xuất khẩu lao động.               Về hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động, các doanh nghiệp, các   tổ chức đơn vị sự nghiệp có chức năng đưa lao động của tỉnh đi làm việc ở nước   ngoài đảm bảo việc làm ổn định, có thời gian làm việc đủ 12 tháng trở lên; mức   thu nhập của người lao động (ghi trên hợp đồng đưa người lao động đi làm việc   ở  nước ngoài ký với người lao động) từ  400 USD/tháng trở  lên; tỷ  lệ  lao động  gặp rủi ro trên tổng số lao động do doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài  dưới   4%;   thực   hiện   tốt   các   quy   định   của   pháp   luật   được     hỗ   trợ   200.000  đồng/lao động nếu doanh nghiệp trong 01 năm đưa được từ  200 đến dưới 400  lao động của tỉnh đi làm việc  ở  nước ngoài hoặc 250.000 đồng/lao động nếu   doanh nghiệp trong 01 năm đưa được từ 400 lao động trở lên đi làm việc ở nước   ngoài.                Như vậy, mặc dù chi phí ban đầu cho xuất khẩu lao động là khá cao  xong có sự   ủng hộ  đặc biệt của ngân hàng chính sách thì Đoàn viên thanh niên   yên tâm hơn về  nguồn vốn ban đầu. Việc chi trả  vốn vay rất dễ  dàng khi thu   nhập của người lao động ở nước ngoài đi vào ổn định.  13
  12.          2.3.5. Giải quyết việc làm sau khi về nước.  Thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và  Xã hội), hiện Việt Nam có trên 500.000 người đang làm việc ở trên 40 quốc gia   và vùng lãnh thổ trên thế giới với hơn 30 nhóm ngành nghề  các loại. Hàng năm  hơn nửa triệu người lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài gửi về  nước  khoảng trên dưới 2 tỷ USD.          Tuy nhiên, có một nghịch lý xảy ra là nhiều lao động sau khi hết hợp đồng   làm việc tại nước ngoài trở về nước không tìm được việc làm phù hợp, dù được  đào tạo và có kỹ  năng nghề  cao. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp trong nước   lại đang thiếu hụt lao động có tay nghề, trình độ cao. Nhiều lao động khi trở về  nước cho biết, họ  có rất ít thông tin về  nhu cầu của các doanh nghiệp có vốn   đầu tư nước ngoài. Để  kiếm sống, họ thường kinh doanh nhỏ lẻ hoặc làm tạm  thời tại một doanh nghiệp trong nước với mức lương không tương xứng với   trình độ.          Có thể nói, với những ưu thế về kỹ năng, kinh nghiệm, tác phong làm việc  công nghiệp và trình độ ngoại ngữ nhất định, người từng đi xuất khẩu lao động  được đánh giá là nguồn lao động có tay nghề, chất lượng cao, nếu không được  tận dụng sẽ là một sự lãng phí rất lớn. Ở góc độ nhà tuyển dụng, nhiều công ty  cho rằng, mức thu nhập chênh lệch lớn giữa trong nước và nước ngoài là nguyên  nhân chính khiến những người từng đi xuất khẩu lao động khó tìm việc. Lo lắng  không thể  tìm được việc làm phù hợp sau khi về  nước, không ít lao động xuất  khẩu sau khi hết thời hạn hợp đồng trốn ở  lại nước sở  tại để  cư  trú, lao động   bất hợp pháp. Gây trở ngại rất lớn trong việc quản lý, sử dụng lao động và chính  sách xuất khẩu lao động giữa hai nước. Để  hạn chế  tình trạng này, bên cạnh  biện pháp tuyên truyền vận động, xử phạt, các cơ quan chức năng cần đề ra các  giải pháp liên quan đến giải quyết việc làm, tái hòa nhập cho xuất khẩu lao   động về nước.            Thực tế hiện nay Nhà nước vẫn chưa có một chính sách ở tầm vĩ mô về  giải quyết việc làm cho lực lượng xuất khẩu lao động về  nước nên vẫn còn   những khó khăn cho các địa phương, tâm lý hoang mang cho gia đình cho người  xuất khẩu lao động. Chính vì vậy, các địa phương đã chủ động triển khai nhiều   giải pháp, nhằm tránh gây lãng phí nguồn lao động có trình độ  tay nghề. Ngoài   sàn giao dịch việc làm về tuyển lao động nói chung, mỗi quý một lần sở tổ chức   sàn giao dịch riêng tập trung vào đối tượng là xuất khẩu lao động về  nước có   nhu cầu tìm kiếm việc làm tại các doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp  trong tỉnh. Thông qua các sàn giao dịch việc làm tại các địa phương, nhất là cho   đối tượng xuất khẩu lao động về  nước, nhiều doanh nghiệp đã tuyển dụng  được những vị trí việc làm phù hợp, có trình độ tay nghề cao, ý thức kỷ luật, tác  14
  13. phong công nghiệp tương đối tốt. Hi vọng trong thời gian tới các cơ  quan chức  năng tiếp tục tổ  chức được nhiều các chương trình tư  vấn, sàn giao dịch việc   làm, tạo cơ  hội tìm kiếm nhu cầu cho các doanh nghiệp cũng như  người lao  động.            Để  nâng cao chất lượng nguồn lao động, cần thiết phải có sự  vào cuộc  của các cấp các ngành, quan tâm công tác hỗ  trợ, đào tạo nghề, nhất là cho lực  lượng lao động nông thôn. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, định hướng nghề  nghiệp, kêu gọi các doanh nghiệp đến các sàn giao dịch việc làm tại các địa  phương tìm hiểu, tuyển dụng lao động phù hợp. Thời gian tới cần quan tâm hơn  trong việc kết nối giữa xuất khẩu lao động về nước với các doanh nghiệp trong  các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn, coi đó là một trong những giải pháp quan   trọng góp phần kết nối người lao động và các doanh nghiệp. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,   với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. 2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục. Đề  tài  “Một số  giải pháp nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động cho  Đoàn viên thanh niên” giúp các em chuẩn bị cho bản thân hành trang về kiến thức  và kỹ năng sống khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Mở ra cho các em và gia đình   một hướng đi mới có lợi cho bản thân, cho gia đình và cho toàn xã hội. Đây là  hướng đi nhanh nhất để  làm giàu, tăng thu nhập cho Đoàn viên thanh niên ngay   sau khi tốt nghiệp THPT.  Sau khi vận dụng đề tài này tôi nhận thấy đa số Đoàn  viên thanh niên tham gia nhiệt tình vào các buổi nói chuyện, tuyên truyền, tham   gia vào các lớp học tiếng Hàn, tiếng Nhật; trao đổi tâm tư nguyện vọng với gia  đình và người thân;  biết cách suy luận logic,  biết tìm kiếmthông tin và xử  lý  thông tin, biết phối hợp làm việc nhóm, biết tự tin vào bản thân hơn khi giải các  đề  có tính chất mới và khó, biết phát huy các khả năng của bản thân và các bạn   trong cùng nhóm, biết đánh giá bản thân; biết được phong cách làm việc của tư  bản; biết được một số nét văn hóa cơ bản của người nước ngoài trong giao tiếp.  Đặc biệt, đối với nhóm Đoàn viên thanh niên thuộc gia đình nghèo, cận nghèo đã  vững tin hơn vào con đường mình chọn, không còn bi quan rụt rè vì hoàn cảnh  gia đình như trước đây, tham gia hăng say vào quá trình học tập hơn trước.  Sau khi triển khai các giải pháp cho tất cả các Đoàn viên thanh niên khối  12, tôi  đã sử  dụng phiếu điều tra, kết quả  cho thấy rất khả  quan với chương   trình xuất khẩu lao động. Số  lượng Đoàn viên thanh niên quan tâm đến chương   trình này đã tăng lên đáng kể, nhiều Đoàn viên thanh niên mong muốn thời gian  trôi nhanh để tốt nghiệp THPT và đi xuất khẩu lao động. Ý thức việc làm và làm   giàu để thoát nghèo đang thôi  thúc các em phấn đấu trong học tập.  15
  14. Tuy nhiên, đề  tài của tôi cũng mới chỉ  áp dụng trong thời gian ngắn, chủ  yếu nằm  ở khâu lý luận và mới  ở  từng bước ban đầu của thực tiễn. Để  đề  tài  này đi vào thực tiễn một cách có hiệu quả, cần lắm những sự  quan tâm và vào  cuộc của các cấp. Sự  phân luồng hướng nghiệp cho Đoàn viên thanh niên ngay   sau khi tốt nghiệp THPT càng tốt thì xã hội càng phát triển.  2.4.2. Đối với bản thân, đồng nghiệp, nhà trường.         Đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động cho Đoàn  viên thanh niên” giúp bản thân hiểu hơn về  phân luồng nghề, hướng nghiệp và  xuất khẩu lao động. Nó là  chính sách và chủ  trương đúng đắn của Nhà nước  nhằm giải quyết việc làm cho người lao động và thu nhập của người dân.         Trong 2 năm thực hiện, các đồng nghiệp cũng  ủng hộ  và giúp đỡ tôi nhiều,  đặc biệt là các thầy cô GVCN coi đây là hướng đi đúng đắn của tổ  chức Đoàn   để thực hiện nhiệm vụ hướng nghiệp cho Đoàn viên thanh niên. Các đồng chí Bí  thư  chi Đoàn đã chia sẻ và giúp đỡ, vận động nhiều Đoàn viên thanh niên tham  gia vào các lớp bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng sống để chuẩn bị cho xuất khẩu  lao động.          Đối với địa phương, khâu tuyên truyền và đào tạo lao động ngay từ khi còn   ngồi trên ghế  nhà trường được lãnh đạo các địa phương đánh giá cao. Trong  khoảng hơn 2 năm trở lại, số lượng Đoàn viên thanh niên tham gia xuất khẩu lao   động đã tăng nhanh, mang về  một lượng lớn ngoại tệ, giúp thay đổi nhanh bộ  mặt đời sống nhân dân. 16
  15. 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận. Đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động cho Đoàn   viên thanh niên” đã thu được nhiều kết quả: Thứ  nhất, đối với  Đoàn viên thanh niên  đã hiểu biết  hơn về  định hướng  nghề nghiệp. Sau một thời gian triển khai các giải pháp, các em đã hiểu rõ hơn  về các chính sách pháp luật có liên quan đến xuất khẩu lao động. Các Đoàn viên   thanh niên đã tự trang bị cho bản thân vốn kiến thức và kỹ năng đáp ứng nhu cầu  xuất khẩu lao động.  Các em đã hình dung được các bước  trong quy trình xuất  khẩu lao động, tự mình tham gia và trao đổi, không còn lĩnh hội thụ động và tâm  lý  ỷ  lại như  trước.  Ở sân chơi này, các em đã trải nghiệm được nhiều từ  thực   tiễn, là chủ thể của quá trình tìm kiếm tri thức. Thứ  hai, kết quả  khảo sát bài kiểm tra và khảo sát bằng phiếu thu thập   thông tin sau khi thực hiện dự án cho thấy kết quả  học tập của học sinh có sự  tiến bộ rõ rệt. Các em nắm vững kiến thức hơn, nhớ lâu hơn vì đã tự mình đọc,  tự mình tìm hiểu các kiến thức đó. Như vậy chính yếu tố chuẩn bị các điều kiện  cần thiết để xuất khẩu lao động đã tác động tích cực đến ý thức học tập và rèn   luyện của Đoàn viên thanh niên.  Thứ  ba, kỹ  năng tổ  chức của  người cán bộ  Đoàn khi thực hiện  triển khai  các giải pháp rất quan trọng. Xuyên suốt quá trình thực hiện, người cán bộ Đoàn  vừa là người tổ chức, định hướng cho Đoàn viên thanh niên trong vấn đề hướng  nghiệp, vừa là người học để  tự  mình hoàn thiện kỹ  năng. Việc người   cán bộ  Đoàn tự học và trang bị   kiến thức kỹ năng từ  hoạt động thực tiễn đã trở  thành  việc rất bình thường.  3.2. Kiến nghị. Thứ  nhất, việc thực hiện dạy tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Trung  đòi hỏi  nhiều thời gian, con người và kinh phí tổ chức. Do đó cần được lãnh đạo các nhà  trường quan tâm, chia sẻ, khuyến khích trong từng năm học. Thứ hai, để công tác xuất khẩu lao động phát triển hơn nữa cần có sự tham   gia của các công ty xuất khẩu lao động, của hệ  thống giáo dục, của ngân hàng  chính sách và của các địa phương. Nếu có sự  tham gia đồng bộ  thì bức tranh  xuất khẩu lao động cho Đoàn viên thanh niên sẽ có nhiều nét mới mẻ. Đây cũng  là khía cạnh của việc thực hiện nghị quyết 29 về đổi mới căn bản và toàn diện   giáo dục.  17
  16. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG      Yên  Định, ngày 25 tháng 5 năm   ĐƠN VỊ 2018 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của  mình viết, không sao chép nội dung  của người khác. Người viết          Nguyễn Lê Minh TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nghị Quyết số 29­NQ/TW,  BCH TW Đảng khóa XI. [2]. Nghị định số 61/2015/NĐ­CP, Chính phủ.  [3]. Nghị quyết số 45/2016/NQ­NĐND, hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa.  [4]. Tham khảo một số tài liệu trên mạng internet ­ Nguồn: https://xuatkhaulaodongdongthap.com ­ Nguồn: https://nld.com.vn ­ Nguồn:  http://xuatkhaulaodongico.com 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2