intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn vẽ tranh môn Mĩ thuật

Chia sẻ: Lê Công Vinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

361
lượt xem
59
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm "Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn vẽ tranh môn Mĩ thuật" với mong muốn giúp các em có bài vẽ hoàn chỉnh hơn, nét vẽ thật tự nhiên, sắp xếp hình ảnh chính phụ rõ ràng, cân đối, phù hợp trong khuôn khổ giấy, màu sắc hài hòa, tươi sáng có đậm có nhạt. Thể hiện được những tình cảm, lòng say mê, óc sáng tạo trong môn Mĩ thuật. Mời các bạn cùng tham khảo để tìm hiểu nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn vẽ tranh môn Mĩ thuật

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn vẽ tranh môn Mĩ thuật<br /> <br /> MỤC LỤC<br /> Nội dung đề mục<br /> <br /> TT<br /> <br /> Trang<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỤC LỤC<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2<br /> <br /> I. PHẦN MỞ ĐẦU<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3<br /> <br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> <br /> 2<br /> <br /> 4<br /> <br /> 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br /> <br /> 2<br /> <br /> 5<br /> <br /> 3. Đối tượng nghiên cứu<br /> <br /> 3<br /> <br /> 6<br /> <br /> 4. Phạm vi nghiên cứu<br /> <br /> 3<br /> <br /> 7<br /> <br /> 5. Phương pháp nghiên cứu<br /> <br /> 3<br /> <br /> 8<br /> <br /> II. PHẦN NỘI DUNG<br /> <br /> 3<br /> <br /> 9<br /> <br /> 1.Cơ sở lí luận<br /> <br /> 3<br /> <br /> 10<br /> <br /> 2.Thực trạng<br /> <br /> 4<br /> <br /> 11<br /> <br /> 3. Giải pháp, biện pháp<br /> <br /> 8<br /> <br /> 12<br /> <br /> 4. Kết quả<br /> <br /> 18<br /> <br /> 13<br /> <br /> III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br /> <br /> 19<br /> <br /> 14<br /> <br /> 1. Kết luận<br /> <br /> 19<br /> <br /> 15<br /> <br /> 2. Kiến nghị<br /> <br /> 20<br /> <br /> 16<br /> <br /> NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br /> <br /> 20<br /> <br /> 17<br /> <br /> Tài liệu tham khảo<br /> <br /> 21<br /> <br /> Người thực hiện: Hà Thị Phương Thảo – Trường TH Hoàng Văn Thụ<br /> <br /> 1<br /> <br /> Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn vẽ tranh môn Mĩ thuật<br /> <br /> I. PHẦN MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài.<br /> Trong cuộc sống của chúng ta ngày nay có muôn vàn cái đẹp. Cái đẹp trong<br /> thiên nhiên, cái đẹp trong mối quan hệ xã hội, cái đẹp trong nghệ thuật, ...Sẽ thiệt<br /> thòi biết bao nhiêu nếu chúng ta không rung cảm trước vẻ đẹp ấy. Mĩ thuật giúp<br /> con người biết cảm thụ và sáng tạo ra cái đẹp, đồng thời đấu tranh loại trừ cái xấu<br /> làm cho cuộc sống ngày một hoàn thiện, hoàn mĩ hơn. Vẽ tranh chính là hình thức<br /> rèn luyện cho học sinh vận dụng những hiểu biết đã học để có thể tiếp cận và sáng<br /> tạo ra cái đẹp, tạo điều kiện để phát triển năng khiếu mĩ thuật, ...Vẽ tranh có tính<br /> chất tổng hợp kiến thức của các phân môn, kích thích thói quen quan sát, tìm tòi và<br /> khám phá cái đẹp của thiên nhiên và cuộc sống xung quanh. Qua đó, vẽ tranh làm<br /> giàu thêm kiến thức, phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo, rèn luyện cho học sinh<br /> thói quen làm việc chăm chỉ, nghiêm túc, say mê. Đó cũng là cơ sở để học sinh hoạt<br /> động, tiếp xúc với ngôn ngữ mĩ thuật, bước đầu nhận thức cái đẹp và thể hiện được<br /> sự hiểu biết của mình trên bức tranh.<br /> Là người giáo viên dạy Mĩ thuật, tôi luôn mong ước với kiến thức của mình<br /> có thể giúp các em, nhất là các em mới vào lớp một nhìn nhận và thể hiện cái đẹp<br /> thông qua các bài vẽ tranh đề tài.<br /> Nhằm phát huy cách vẽ hồn nhiên, ngây thơ của các em học sinh lớp một,<br /> giúp các em ngày càng yêu thích bộ môn Mĩ thuật, làm nền tảng cho việc giáo dục<br /> thẩm mĩ cho học sinh khi học những lớp tiếp theo. Chình vì vậy tôi chọn đề tài :<br /> "Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp một học tốt phân môn Vẽ tranh môn<br /> Mĩ thuật" với mong muốn giúp các em có bài vẽ hoàn chỉnh hơn, nét vẽ thật tự<br /> nhiên, sắp xếp hình ảnh chính phụ rõ ràng, cân đối, phù hợp trong khuôn khổ giấy,<br /> màu sắc hài hòa, tươi sáng có đậm có nhạt. Thể hiện được những tình cảm, lòng say<br /> mê, óc sáng tạo trong môn Mĩ thuật.<br /> 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br /> a. Mục tiêu<br /> Học sinh lớp một các em còn nhỏ tuổi nên sắp xếp hình vẽ trong khung tranh<br /> chưa cân đối; còn rời rạc không thuận mắt; màu sắc thiếu đậm, nhạt hoặc phối hợp<br /> màu chưa hài hòa và cũng có em vẽ hình đẹp nhưng do chưa biết sắp xếp hình ảnh<br /> hợp lí và trọng tâm trong tranh, có em vẽ đẹp nhưng chưa biết phối hợp màu cũng<br /> làm cho các bức tranh chưa đẹp. Để giúp các em vẽ tốt được phân môn vẽ tranh thì<br /> người giáo viên luôn phải tạo cho các em những kĩ năng vẽ hình phù hợp vào<br /> Người thực hiện: Hà Thị Phương Thảo – Trường TH Hoàng Văn Thụ<br /> <br /> 2<br /> <br /> Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn vẽ tranh môn Mĩ thuật<br /> <br /> khung tranh, sắp xếp hình trong tranh hợp lí, nổi bật về nội dung đề tài, tạo nét vẽ<br /> tự nhiên; ngộ nghĩnh; ngây thơ; trong sáng; biết thể hiện và chiêm ngưỡng cái đẹp,<br /> càng ngày càng yêu quý môn học, thể hiện bài vẽ theo cảm nhận và sự sáng tạo<br /> riêng. Muốn đạt được những điều đó thì người giáo viên luôn luôn phải đổi mới<br /> phương pháp dạy học, có phương pháp và hình thức dạy học phù hợp gây hứng thú<br /> tạo cho các em sự tự tin và lòng yêu thích môn học ngay từ khi bước chân vào cấp<br /> tiểu học, với tiêu chí giúp trẻ làm quen với môn Mĩ thuật – cụ thể là với ngôn ngữ<br /> của mĩ thuật (đường nét, hình mảng, bố cục, màu sắc).<br /> b. Nhiệm vụ<br /> Để thành công đề tài này người giáo viên cần nắm được tâm lý lứa tuổi học<br /> sinh, khả năng nhận thức, tư duy, tưởng tượng của các em. Cần chọn các phương<br /> pháp và hình thức dạy học phù hợp; sử dụng đồ dùng dạy học hợp lý. Luôn tạo<br /> hứng thú và sự tự tin cho học sinh khi thể hiện các bài vẽ tranh. Do đó dựa vào các<br /> kiến thức đã học, tôi thấy mình có nhiệm vụ phải truyền thụ lại cho học sinh, nhất<br /> là học sinh lớp một cách vẽ hình, tìm bố cục thuận mắt trong tranh, sắp xếp các<br /> hình ảnh phù hợp với khổ giấy; thể hiện đuợc nội dung đề tài càng ngày càng yêu<br /> thích môn Mĩ thuật, hào hứng khi được học môn Mĩ thuật.<br /> 3. Đối tượng nghiên cứu<br /> - Học sinh lớp 1A, 1D một trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ.<br /> 4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu<br /> - Cấu trúc chương trình môn Mĩ thuật lớp một ở Tiểu học. Tài liệu bồi dưỡng<br /> giáo viên. Tâm lí học đại cương, mạng Internet, Các phương pháp dạy học, đồ dùng<br /> dạy học và trò chơi lồng ghép trong môn học, học sinh khối lớp 1A, 1D trường TH<br /> Hoàng Văn Thụ.<br /> 5. Phương pháp nghiên cứu<br /> - Nghiên cứu tài liệu, sách vở;<br /> - Phương pháp thực nghiệm sư phạm;<br /> - Phương pháp trực quan.<br /> - Phương pháp trò chơi học tập<br /> II. NỘI DUNG<br /> 1. Cơ sở lí luận để thực hiện đề tài<br /> Đặc điểm tâm lý của học sinh lớp một.<br /> - Học sinh lớp một là lứa tuổi ngây thơ trong sáng, biểu hiện tình cảm yêu<br /> ghét rõ ràng. Đây là lứa tuổi mà các em bắt đầu làm quen với cái mới, hình thành<br /> những kiến thức cơ bản, cần thiết về đường nét, hình khối, đậm nhạt, màu sắc, bố<br /> cục.<br /> Người thực hiện: Hà Thị Phương Thảo – Trường TH Hoàng Văn Thụ<br /> <br /> 3<br /> <br /> Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn vẽ tranh môn Mĩ thuật<br /> <br /> - Các em bắt đầu tập quan sát, qua đó phát triển tư duy, trí tưởng tượng,<br /> sáng tạo, bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống, con người,<br /> biết vận dụng những kĩ năng đó vào trong cuộc sống. Trong quá trình làm bài, các<br /> em thường e ngại, sợ sai nên phần nào hạn chế, không thể hiện được hết ý tưởng<br /> của mình.<br /> - Sự phát triển thể chất tâm lý, trí tuệ của các em thường không đồng đều,<br /> không phải em nào cũng có năng khiếu mĩ thuật, đa phần các em còn bỡ ngỡ vụng<br /> về trong khi vẽ, điều chỉnh hình vẽ nét bút không theo suy nghĩ của bản thân, và<br /> lứa tuổi này còn ở tuổi ham thích vui chơi hoạt động, do đó trong bài vẽ đặc biệt là<br /> các bức tranh đề tài thể hiện rõ dấu ấn của sự hồn nhiên ngây thơ, ngộ nghĩnh và<br /> hết sức chân thành.<br /> - Ở lớp một đa số các em thích vẽ theo suy nghĩ, ý thích của mình hơn là vẽ<br /> theo sự hướng dẫn của giáo viên, nghĩ gì và vẽ nấy, đặt bút vào là vẽ không theo<br /> trình tự khuôn khổ các bước vẽ hoặc các em cũng thường làm giống với những bài<br /> mẫu tham khảo được. Ở lứa tuổi này tri giác của các em mang tính đại thể, ít đi sâu<br /> vào chi tiết, tri giác những gì gây ấn tượng mạnh đối với các em hoặc tri giác những<br /> gì yêu thích. Tình cảm có ảnh hưởng đến độ nhanh, độ bền. Tư duy của các em còn<br /> mang tính đại thể cho nên cần có đồ dùng trực quan trong mỗi tiết học để các em tri<br /> giác tốt hơn. Nắm vững đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học, cụ thể là học<br /> sinh lớp một, giúp cho bản thân tôi rất tự tin trong việc nghiên cứu hướng dẫn cho<br /> các em vẽ tốt các bài vẽ tranh đề tài.<br /> 2. Thực trạng<br /> a. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài<br /> * Thuận lợi<br /> - Được sự quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo sát xao của Ban giám hiệu nhà trường;<br /> sự quan tâm của cha mẹ học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp;<br /> - Bản thân là giáo viên được đào tạo hệ sư phạm chính quy, được tham gia<br /> bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của cấp trên tổ chức, có đủ điều kiện để<br /> đáp ứng cho việc dạy học môn Mĩ thuật ở trường tiểu học;<br /> - Trường có tương đối đầy đủ về thiết bị, đồ dùng dạy học như : tranh vẽ về<br /> các đề tài khác nhau cỡ lớn;<br /> - Có nhiều cha mẹ học sinh quan tâm đến việc học hành của con em. Học<br /> sinh ngoan, ham mê học vẽ;<br /> - Có được sự hợp tác tốt giữa giáo viên và học sinh;<br /> - Qua quá trình học tập, tìm hiểu qua sách báo, tài liệu cũng như quá trình<br /> giảng dạy đã giúp cho tôi có những kinh nghiệm thiết thực trong khi thực hiện.<br /> Người thực hiện: Hà Thị Phương Thảo – Trường TH Hoàng Văn Thụ<br /> <br /> 4<br /> <br /> Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn vẽ tranh môn Mĩ thuật<br /> <br /> * Khó khăn:<br /> - Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì vẫn còn một số khó khăn còn gặp<br /> phải:<br /> + Hầu hết học sinh ở đây đều là con em thuần nông, con em dân tộc thiểu<br /> số nên điều kiện đầu tư cho các em còn hạn chế, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến<br /> tinh thần học tập của các em;<br /> + Do quan niệm của một số cha mẹ học sinh về môn học này cho rằng đó là<br /> môn học phụ, chưa coi trọng kết quả của giáo viên và học sinh, thiếu sự quan tâm<br /> mua sắm đồ dùng học tập, điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học tập của<br /> học sinh và giảng dạy của giáo viên, gây cảm giác chán nản, không tự tin khi đến<br /> trường của các em;<br /> + Trường chưa có phòng học chức năng riêng biệt, nên sản phẩm làm ra của<br /> học sinh không thể trưng bày và giữ gìn lâu được;<br /> + Ngoài ra tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh trong nhà trường<br /> chưa phong phú, chưa phù hợp các bài học cụ thể… Vì thế ảnh hưởng lớn đến kết<br /> quả học tập và giảng dạy của giáo viên và học sinh.<br /> b. Những thành công và hạn chế khi thực hiện đề tài.<br /> *Thành công<br /> - Phân môn vẽ tranh nhằm phát triển khả năng tư duy sáng tạo và bồi dưỡng<br /> óc thẩm mĩ cho học sinh, giúp học sinh hiểu khái quát về cách vẽ tranh, biết tạo ra<br /> những bức tranh đẹp, đồng thời qua phân môn này giáo dục học sinh thêm yêu cuộc<br /> sống và con người. Từ đó, các em có ý thức quan sát tinh tế về sự vật, hiện tượng<br /> trong cuộc sống, là cơ sở để học tốt các môn học khác. Là giáo viên giảng dạy Mĩ<br /> thuật để có những kiến thức truyền thụ lại cho các em thì bản thân cũng phải không<br /> ngừng tìm tòi, học hỏi qua sách báo, mạng Internet, đồng nghiệp, tài liệu chuyên<br /> môn, luôn luôn đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, luôn tạo không khí lớp<br /> học sôi nổi, tạo cảm giác hứng thú trong mỗi tiết học. Vận dụng tốt các phương<br /> pháp và hình thức dạy học giúp học sinh luôn thoải mái, tự tin thể hiện những bài<br /> vẽ, nét vẽ ngộ nghĩnh, đáng yêu, tạo ra những bức tranh đầy cảm xúc, có bố cục cân<br /> đối, hài hòa, màu sắc tươi sáng có đậm, có nhạt.<br /> *Hạn chế<br /> - Học sinh chưa nắm bắt được cách xây dựng hình tượng điển hình, bài vẽ<br /> còn chung chung, mang nặng tính hình thức.<br /> <br /> Người thực hiện: Hà Thị Phương Thảo – Trường TH Hoàng Văn Thụ<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0