intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc lớp 4

Chia sẻ: Hòa Phát | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:21

45
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiệm vụ của đề tài đó là phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy bộ môn Âm nhạc. Tạo sự thoái mái cho học sinh sau những giờ học căng thẳng, phát hiện những em có năng khiếu về âm nhạc để động viên và giúp các em phát triển năng khiếu của mình, biết tự tập luyện một số kĩ năng đọc nhạc, mở mang cho các em vốn kiến thức mang tính văn hóa âm nhạc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc lớp 4

  1. Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc lớp 4                I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài          Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao, là một nhu cầu trong   đời sống tinh thần của học sinh, các em tham gia ca hát là tự hòa đồng để nhận   thức thế giới khách quan, những hình tượng âm thanh của bài hát, bản nhạc tác  động vào cảm xúc của các em góp phần phát triển từ thể chất đến tinh thần để  tạo nên một con người năng động, lạc quan yêu đời sáng tạo, giúp cho việc phát  triển trí tuệ, óc tưởng tượng thêm phong phú nhằm giáo dục tình cảm, đạo đức   rất tốt. Nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, môn Âm nhạc   được đưa vào giảng dạy chính thức ở trường Tiểu học. Bộ môn Âm nhạc bước   đầu hình thành cho các em những kiến thức cơ  bản về  âm nhạc, giúp các em   hình thành và phát triển năng lực cảm thụ  âm nhạc, có một thế  giới tinh thần   thoải mái sau những giờ học căng thẳng. Trang bị cho học sinh một số phương   pháp về  kĩ năng ca hát, các bài Tập đọc nhạc, về  lí thuyết âm nhạc  ở  mức độ  đơn giản để một chừng mực nào đó các em có thể tham gia hoạt động âm nhạc   của cộng đồng. Hình thành cho học sinh những hiểu biết sơ đẳng về cái hay, cái   đẹp trong nghệ thuật âm nhạc, về ý nghĩa tác dụng của âm nhạc với đời sống,  đồng thời mở mang vốn hiểu biết về truyền thống âm nhạc dân tộc Việt Nam,   làm phong phú thế  giới tinh thần nhằm phát triển hài hòa, toàn diện nhân cách  học sinh, để góp phần hoàn thiện giáo dục thẩm mỹ trong cuộc sống, như Các­  Mác đã nói" Con người phải biết xây dựng cuộc sống theo quy luật của cái  đẹp". Đây chính là lí do tôi chọn đề tài “ Một số phương pháp giúp học sinh  học tốt môn Âm nhạc lớp 4”. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.            Học Âm nhạc các em rất thích bộ môn nghệ thuật này đặc biệt đối với   học sinh của tôi gần 100% học sinh đồng bào dân tộc thiểu số các em rất thích   ca hát và có năng khiếu, biết cảm thụ và cảm nhận được cái hay, cái đẹp của   âm thanh qua các bài hát, làm cho các em thêm yêu quý và trân trọng các sản   phẩm văn hóa tinh thần của cha ông để lại như các bài dân ca …Âm nhạc trong   trường tiểu học với tư  cách là một môn học có mục đích giáo dục văn hóa âm   nhạc cho học sinh nhằm trang bị cho các em những kiến thức cơ bản, bước đầu   hình thành khả  năng cảm thụ, hiểu và thể  hiện nghệ  thuật âm nhạc, khơi dậy  cho các em những khả  năng sáng tạo trong hoạt động, củng cố  thêm về  tình  cảm đạo đức, về niềm tin thị hiếu nghệ thuật và nhu cầu âm nhạc. Ở các môn   Trường TH Võ Thị Sáu ­ Giáo viên: H’ ĐôCa Byă                                                            1 
  2. Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc lớp 4    học khác được xây dựng và lấy tác động hình thành nhân cách học sinh theo  hướng chủ  yếu: từ  trí tuệ  đến tình cảm, thì ngược lại môn học âm nhạc lại  được xây dựng, lấy tác động hình thành nhân cách học sinh theo hướng chủ  yếu: trực tiếp từ tình cảm đến trí tuệ, tạo ra một sự kết hợp hài hòa, do đó nó là   môn học không thể thiếu được.          Bản thân là giáo viên được đào tạo và phân công trực tiếp giảng dạy bộ  môn Âm nhạc qua thời gian giảng dạy với lòng yêu nghề và sự nổ lực học hỏi  từ  các đồng nghiệp, để  các em thực hiện tốt yêu cầu của bài học người giáo   viên cần có những phương pháp truyền đạt khoa học, hướng dẫn thật tốt và  hiệu quả giúp các em nắm được mục tiêu bài học. Thực tế cho biết việc đưa ra  một phương pháp giảng dạy thích hợp cho bộ  môn Âm nhạc ở  tiểu học có rất   nhiều ý kiến khác nhau. Mặc dù tôi là một giáo viên mới ra trường, kinh nghiệm  chưa nhiều nhưng với sự  yêu nghề, mến trẻ  và lòng nhiệt huyết, tôi xin chân   thành trao đổi những kinh nghiệm về  phương pháp giảng dạy hướng dẫn học   sinh thực hiện tốt các bài hát, các bài tập đọc nhạc trong chương trình Âm nhạc  4. Để cùng với đồng nghiệp chung sức trong sự nghiệp trồng người.           Nhiệm vụ của đề  tài đó là phục vụ  tốt hơn cho công tác giảng dạy bộ  môn Âm nhạc. Tạo sự  thoái mái cho học sinh sau những giờ  học căng thẳng,   phát hiện những em có năng khiếu về  âm nhạc để  động viên và giúp các em  phát triển năng khiếu của mình, biết tự tập luyện một số kĩ năng đọc nhạc, mở  mang cho các em vốn kiến thức mang tính văn hóa âm nhạc. 3. Giới hạn của đề tài Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc lớp 4. 4. Đối tượng nghiên cứu Học sinh khối lớp 4, trường tiểu học Võ Thị Sáu, năm học 2014­ 2015. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp giảng dạy trực tiếp Phương pháp trình bày tác phẩm Phương  pháp nghiên cứu tài liệu giáo trình Phương pháp kiểm tra đánh giá Phương pháp phân tích tổng hợp II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI  Trường TH Võ Thị Sáu ­ Giáo viên: H’ ĐôCa Byă                                                            2 
  3. Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc lớp 4    1. Cơ sở lý luận          Âm nhạc là môn học có đặc thù riêng, nó không đòi hỏi sự chính xác một  cách tuyệt đối nhưng đòi hỏi người học phải có sự  yêu thích, đam mê và năng   khiếu mà điều này không phải học sinh nào cũng có được. Xuất phát từ  thực   trạng giảng dạy môn Âm nhạc cho học sinh  ở  lứa tuổi tiểu học để  các em có   thể học tốt và đạt kết quả tốt là điều rất quan trọng, không chỉ  phụ  thuộc vào  chương trình giảng dạy mà còn phụ thuộc vào ý thức học tập và rèn luyện của   các em cùng với sự quan tâm chăm sóc tạo điều kiện của nhà trường, gia đình và  xã hội.       Chính vì vậy việc giảng dạy Âm nhạc cho học sinh tiểu học nói chung và  học sinh lớp 4 nói riêng nhằm giáo dục thẩm mĩ Âm nhạc cho các em, cung cấp   cho các em những hiểu biết sơ  giản về nghệ thuật âm nhạc thông qua bài hát.  Học hát là một quá trình học tập và rèn luyện lâu dài, để học sinh biết cách hát  tự nhiên, đúng giai điệu lời ca, biết cách lấy hơi, hát rõ lời và bước đầu hát diễn  cảm, các em có khả năng trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, tốp ca…thông  qua những bài hát các em biễu diễn đó giáo dục tình cảm tốt đẹp nhằm nâng cao  cảm thụ  âm nhạc, tạo cho các em sự  tự  tin, yêu đời khả  năng tham gia ca hát   trong và ngoài trường học. Mặc dù môn học này không đạt mục tiêu giúp các em  trở thành người biễu diễn hoặc sáng tác Âm nhạc chuyên nghiệp, mà mục tiêu  trọng tâm nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức, kĩ năng, thái độ  phù  hợp với lứa tuổi và năng lực của các em, giúp học sinh phát triển một cách toàn   diện, bồi dưỡng tình cảm trong sáng lành mạnh, hướng tới cái tốt đẹp, góp   phần làm thư  giản đầu óc các em, cân bằng các nội dung học tập khác  ở  tiểu  học.        Là một giáo viên trực tiếp bám sát, giảng dạy bộ môn, bản thân ít nhiều đã  rút ra được những kinh nghiệm trong công tác. Đứng trước những hạn chế thực   tế tôi đưa ra một số kinh nghiệm hướng dẫn các em về phương pháp giúp học  sinh học tốt môn Âm nhạc lớp 4, bởi vì ở lớp 4 ngoài phần học  Hát các em còn  học phần Tập đọc nhạc, cách ghi nhạc, kí hiệu âm nhạc, vị trí nốt nhạc, để tạo   nền tảng cho các em học tốt ở chương trình Âm nhạc lớp 5 và các cấp học tiếp  theo. 2. Thực trạng của vấn đề a. Thuận lợi – khó khăn  Trường TH Võ Thị Sáu ­ Giáo viên: H’ ĐôCa Byă                                                            3 
  4. Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc lớp 4    * Thuận lợi: Sau 10 năm triển khai Nghị  quyết 40 của Quốc hội về  đổi  mới chương trình GDPT, toàn nghành đã tham gia vào công cuộc cải cách giáo  dục toàn diện từ chương trình, nội dung, đánh giá và sử  dụng thiết bị dạy học.   Cùng với các môn học khác, môn Âm nhạc  ở  cấp Tiểu học cũng đã thực hiện  đổi mới một cách cơ bản và toàn diện, đáp ứng được mục tiêu của cấp học nói  chung và mục tiêu của môn Âm nhạc nói riêng.  Được sự quan tâm của Ban lãnh đạo nhà trường luôn tạo điều kiện thuận  lợi trong việc dạy học.              Giáo viên luôn bám sát vào nội dung dạy học thực hiện theo công văn   5842/BGDDT­VP ngày 1/9/2011 về  việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy  học, điều chỉnh chương trình cho phù hợp từng đối tượng học sinh các lớp áp  dụng phương pháp dạy học tích cực gây được hứng thú cho học sinh.           * Khó khăn: Trường học còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, đa số  học sinh đều là đồng bào dân tộc thiểu số, ngoài giờ  học các em còn phải phụ  giúp bố mẹ làm nương rẫy... nên chưa chú trọng đầu tư  đến việc học, một số  phụ  huynh có trình độ  dân trí thấp, hoàn cảnh gia đình kinh tế khó khăn ít quan  tâm đến việc học của con em mình, còn một số  phụ  huynh chỉ  quan tâm đến  môn học Toán, Tiếng việt... chưa thật sự  quan tâm đến bộ  môn âm nhạc. Hơn  nữa hoạt động Âm nhạc chưa có điều kiện có phòng học Âm nhạc riêng. b. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động                Ở môn học này học sinh cần phải có tính năng khiếu, nên trong khi ca hát   một số em hát bị lạc giọng, hay còn gọi hát bị phô, hát không chuẩn về giai điệu  tiết tấu, học sinh chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, đi học sử  dụng nhiều   tiếng mẹ đẻ nên nhiều em còn rụt rè khi tham gia các hoạt động âm nhạc trong   lớp và nhà trường tổ chức.          Học sinh chưa biết cách cảm nhận về bài hát, chưa có kiến thức sơ giản   về  âm nhạc, thực tế khi quan sát các em biễu diễn bài hát, ngoài những em có  phong cách trình bày tự  nhiên, sinh động vẫn còn một số  em không ham thích  học hát và chưa thật sự tự tin biễu diễn trước các bạn, thầy cô, các em thể hiện  tính chất bài hát còn rất hạn chế, vì vậy để  phục vụ  cho đề  tài “giúp học sinh  học tốt môn âm nhạc lớp 4” tôi luôn khảo sát chất lượng học sinh, nắm vững   các phương pháp dạy học và luôn đổi mới, tìm tòi, sáng tạo các bước tiến hành   để  truyền thụ  lại cho các em những kiến thức của bài học một cách dễ  hiểu  nhất, đồng thời luôn xây dựng nề nếp học tập ngay từ ban đầu. Cụ thể như xác   Trường TH Võ Thị Sáu ­ Giáo viên: H’ ĐôCa Byă                                                            4 
  5. Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc lớp 4    định mục tiêu trọng tâm, các kĩ năng, thái độ, ý thức học tập và các kĩ thuật cơ  bản như tư thế ngồi hát, kĩ năng phát âm, hát tròn chữ.... c. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra            Đa số học sinh hơn 98 % là đồng bào dân tộc thiểu số, các em quen sử  dụng tiếng mẹ đẻ khi giao tiếp với các bạn trong trường, lớp... nên vốn từ của   các em rất hạn chế, cụ thể các em hát hay bị mất dấu thanh, chưa mạnh dạn khi   tham gia ca hát. Một phần do kĩ năng đọc của các em còn chậm nên không hiểu   nghĩa của từ, nội dung bài hát, bài tập đọc nhạc và cảm thụ nghe nhạc, dẫn đến  tình trạng hát không rõ lời ca, không hiểu giai điệu, tiết tấu, tính chất bài hát.   Mặt khác một số  em không có tự  giác trong học tập, và sự  tiếp thu kiến thức  Âm nhạc còn nhiều hạn chế. Bằng việc quan sát thực tế  các giờ  học tôi nhận  thấy sự  yêu thích học tập bộ môn chỉ  rơi vào một số  em gọi là có năng khiếu.   Còn lại các em khác chỉ học theo bản năng phải học nên ít có sự sáng tạo trong   vận dụng kiến thức.  Xuất phát từ thực trạng trực tiếp giảng dạy môn Âm nhạc, vấn đề học và  kết quả học tập của học sinh rất là quan trọng, để  các em những phút giây thư  giãn, và thoải mái, học mà chơi, chơi mà học giúp các em nhận thức những hình  tượng cảm thụ  những giai điệu qua từng bài hát, từng câu nhạc. Làm thế  nào  giúp các em hát  đúng giai điệu, đúng tính chất các bài hát, đúng cao độ, trường  độ  và đặc biệt là làm thế  nào để  các em mau thuộc lời, hát rõ lời ca và không   gây nhàm chán. Tôi đã đổi mới phương pháp dạy học bằng cách xác định đúng  tầm cữ  giọng phù hợp lứa tuổi của các em, giúp các em phân biệt được âm  thanh với lực độ  khác nhau, tốc độ  thể  hiện khác nhau để  phát triển năng lực   nghe nhạc và cảm thụ âm nhạc. Tạo cho các em có một tâm thế  thoải mái tràn  đầy khi học âm nhạc. Để làm được việc đó, một trong nhiều yếu tố quan trọng   là tôi   truyền tải chính xác giai điệu các bài hát, chọn giọng phù hợp với học   sinh, chọn phương pháp dạy học hợp lí, không thụ  động khi học, mà các em  phải biết cảm nhận được những tình cảm tươi vui, đằm thắm, nhí nhảnh hay   trầm lắng trong giai điệu từng bài hát, từng hoạt động học. Điều đó chương  trình giảng dạy mà còn phụ  thuộc vào ý chí học tập và sự  tiến bộ  của các em  cùng với sự quan tâm tạo điều kiện của gia đình, nhà trường, xã hội. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp           a. Mục tiêu của giải pháp  Trường TH Võ Thị Sáu ­ Giáo viên: H’ ĐôCa Byă                                                            5 
  6. Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc lớp 4              Giúp học sinh phát huy được tính tích cực và sáng tạo, có được những  kĩ năng ca hát cơ  bản, hát chuẩn xác và diễn cảm, biết tiếp thu bài một cách   chủ  động và tự  tin khi trình bày các tác phẩm trước đám đông, biết thể  hiện  tình cảm, sắc thái của bài hát, hiểu nội dung tác phẩm và cảm nhận được vẻ  đẹp của hình tượng âm nhạc qua giai điệu và lời ca được thể hiện qua từng bài  hát. Học sinh cảm nhận được sự khác biệt giữa việc học môn Âm nhạc với các  môn khoa học khác, tạo cho các em  thêm yêu thích môn học hơn, và  tích cực  tham gia các hoạt động phong trào văn hóa văn nghệ của trường  và nghành phát  động. b. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp                Như chúng ta đã biết  ở  lớp 1, 2, 3, phân môn Âm nhạc có hai nội dung  chính là Hát và phát triển khả  năng âm nhạc. Nhưng đối với lớp 4 thì chuyển  sang một giai đoạn mới tổng cộng gồm ba phần: Hát, Tập đọc nhạc và Phát  triển khả  năng âm nhạc. Vì vậy yêu cầu cần đạt của học sinh là biết hát theo  giai điệu và lời ca kết hợp các hoạt động vỗ tay theo bài hát ( có thể theo nhịp,   theo phách ...), biết các kí hiệu ghi chép nhạc và đọc được bài tập đọc nhạc và  ghép lời ca bài hát, biết cảm thụ khi nghe nhạc, biết kết hợp vận động phụ họa,   biết tạo không khí học vui – vui học trong mỗi giờ Âm nhạc.            Giải pháp 1. Hướng dẫn cho học sinh nắm rõ về lý thuyết Âm nhạc  đối với kí hiệu ghi chép nhạc            Trong chương trình này các em được học cơ bản về nhạc lý như khuông  nhạc, khóa son, dòng kẻ, khe nhạc, các hình nốt nhạc, bài tập tiết tấu… Để  có   thể học tốt và nhớ tên nốt nhạc yêu cầu học sinh phải nắm rõ các kiến thức cơ  bản về nhạc lý chẳng hạn như đặt câu hỏi cho học sinh trả lời.  Ví dụ. Khuông nhạc gồm có mấy dòng, bao nhiêu khe? tại sao được gọi là  khóa son? và để  học sinh nhận biết các nốt nhạc trên khuông nhạc đạt hiệu  quả, tôi chỉ  vào bảng phụ  các nốt: Đô­ Rê­ Mi­ Pha­ Sol­ La­ Si trên khuông   nhạc để giới thiệu cho học sinh.    Hướng dẫn các em thực hiện trò chơi “khuông nhạc bàn tay” tập nhận   biết các nốt nhạc trên khuông bằng cách chỉ  vào từng nốt và yêu cầu học sinh   biết nốt đó nằm ở vị trí nào (ở dòng hoặc khe thứ mấy).   Trường TH Võ Thị Sáu ­ Giáo viên: H’ ĐôCa Byă                                                            6 
  7. Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc lớp 4    Ví dụ. Chỉ vào ngón 2 (dòng 2 của khuông nhạc bàn tay) và hỏi: Nốt nằm  ở  dòng thứ  2 tên là nốt gì? Yêu cầu học sinh trả  lời.  Từ  đó sẽ  khắc sâu kiến  thức trí nhớ về vị trí nốt nhạc cho các em. Giải pháp 2. Xây dựng các phương pháp tập hát phù hợp theo từng   đối tượng lớp học. Như chúng ta biết hiệu quả của giờ học hát phụ thuộc rất nhiều vào việc   xây dựng các phương pháp tập hát sao cho phù hợp với đối tượng học sinh. Vì   vậy trong giờ học người giáo viên đóng vai trò tổ chức các hoạt động học nhằm   phát huy tính tính tích cực và sáng tạo của các em. Thông thường ở tiết dạy Âm   nhạc phần thực hành là chủ yếu vì thế tôi đưa ra trình tự dạy một bài hát được  tiến hành như sau:        ­ Giới thiệu bài hát (tên bài, tên tác giả, nội dung, xuất xứ).        ­ Hát mẫu ( tự trình bày hoặc nghe băng nhạc).        ­ Đọc lời ca lồng theo tiết tấu.        ­ Khởi động giọng.         ­ Hướng dẫn tập hát từng câu (phân chia các câu hợp lí, vừa sức tiếp thu   của học sinh).         ­ Củng cố toàn bài, tập hát đúng, thuộc lời ca, nâng cao chất lượng tiếng  hát và tập hát diễn cảm.         ­ Hát kết hợp vận động phụ họa, vỗ đệm, tập biễu diễn bài hát.         ­ Kiểm tra các nhóm, tổ và cá nhân.         Trình tự nêu trên được thực hiện linh hoạt trong từng tiết dạy, trong sách   giáo viên mỗi bài hát đều được bố trí dạy 2 tiết liên tiếp. Như vậy trong tiết thứ  2 tập trung vào việc ôn luyện, củng cố, sửa chữa chỗ hát sai và kết hợp thêm   một số trò chơi sinh động, phong phú, và trong một buổi dạy hát, giáo viên cần   thuộc bài hát và thể  hiện tốt để  khi hát mẫu cho học sinh nghe gây được sự  hứng thú, các đồ dùng dạy học, tranh  ảnh chuẩn bị đầy đủ  sẽ  làm cho giờ  học  đạt hiệu quả cao hơn. Ví dụ. Khi dạy bài hát "Em yêu hòa bình" nhạc và lời Nguyễn Đức Toàn  sách Âm nhạc lớp 4, trang 5. Tôi sử dụng tranh ảnh minh họa cho bài hát để giới   thiệu bài.  Trường TH Võ Thị Sáu ­ Giáo viên: H’ ĐôCa Byă                                                            7 
  8. Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc lớp 4      Hình ảnh gốc cây đa   Hình ảnh dòng sông   Hình ảnh đồng lúa chín thẳng cánh cò bay  Trường TH Võ Thị Sáu ­ Giáo viên: H’ ĐôCa Byă                                                            8 
  9. Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc lớp 4    Qua bức tranh này học sinh sẽ biết được bức tranh đó liên quan đến bài học nào,  sau đó tôi giới thiệu lại tên bài hát, tác giả, nội dung bài hát, rồi cho học sinh  nghe hát mẫu, yêu cầu cảm nhận về tính chất và thái độ  tình cảm của bài hát.  Ở trường tôi các em đa số là dân tộc thiểu số, cách sử dụng vốn từ và phát âm   của các em còn rất nhiều hạn chế  nên trước khi dạy hát tôi lưu ý cho học sinh  những tiếng có luyến, và tiếng khó hát như: Tre, đường, yêu, xóm, rã, lắng, phù   sa...để các em hát đúng và phát âm rõ lời ca hơn. Giải pháp 3. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học * Phương pháp dạy học theo nhóm đối tượng            Thực hiện công văn 9832/ BGD&ĐT ­ GDTH ngày 1 tháng 9 năm 2006,   CV 9890/ BGD&ĐT – GDTH ngày 17 tháng 9 năm 2007 về việc hướng dẫn nội   dung,   phương   pháp   giáo   dục   cho   học   sinh   có   hoàn   cảnh   khó   khăn,   CV  5842/BGD&ĐT –VP ngày 01 tháng 09 năm 2011 hướng dẫn điều chỉnh nội dung   dạy học, thông tư  22/2016/TT – BGD&ĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 sửa đổi,  bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo  Thông tư số 30/2014/TT ­ BGDDT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ  Giáo dục đào tạo. Được lãnh đạo nhà trường giao quyền chủ động cho giáo viên   nên ngay từ  đầu năm học, sau khi dạy, tôi tiến hành kiểm tra khảo sát, lập kế  hoạch dạy học, xin ý kiến chỉ  đạo của tổ  chuyên môn và nhà trường và phân  loại học sinh trong lớp thành những nhóm đối tượng như sau:           Nhóm 1: Gồm những học sinh khó khăn ( khó khăn về đọc, khó khăn về  hoàn cảnh gia đình) Nhóm 2: Gồm những học sinh đạt chuẩn Nhóm 3: Gồm những học sinh năng khiếu Căn cứ  vào các đối tượng học sinh, trong các giờ  học, tôi luôn luôn gần  gũi, thân thiện, quan tâm tất cả học sinh nắm bắt đặc điểm tâm sinh lý từng em,   và giành thời gian giúp đỡ học sinh khó khăn. Các buổi ôn tập bài hát tôi yêu cầu  các em thực hiện nhiệm vụ với 4 mức khác nhau trong cùng một giờ học. Đối với nhóm 1, trong mỗi tiết học tôi yêu cầu học sinh đọc luyện lời ca  nhiều hơn các em ở nhóm 3, chỉ ở mức hát đúng giai điệu và lời ca bài hát. Khi  hát tôi chỉ yêu cầu các em hát 1 câu nhạc để tránh gây tình trạng nặng nề, áp lực  với các em. Ví dụ. Khi dạy bài hát "Chúc mừng" trang 27, sách giáo khoa Âm nhạc lớp  4. Khi hướng dẫn đọc lời ca tôi cho các em  ở  nhóm 3 đọc lời ca kết hợp lồng  theo tiết tấu trước, sau đó gọi lại các em ở nhóm 1 đọc, để kịp thời uốn nắn và  sử  sai khi các em đọc mất dấu, rồi liên tiếp gọi các em tiếp theo đọc lời ca, vì  khi các em đã đọc chuẩn và chính xác lời ca thì các em mới thật sự  cảm nhận   được ca từ, sắc thái của bài hát. Để  tránh giáo viên làm việc nhiều, trước khi   Trường TH Võ Thị Sáu ­ Giáo viên: H’ ĐôCa Byă                                                            9 
  10. Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc lớp 4    chuyển sang dạy hát tôi cho các em  ở  nhóm 1 đọc lại từng câu bài hát, Các em  nhóm 2 nghe bạn mình đọc, còn các em nhóm 3 đọc lời ca kết hợp tiết tấu để  khi tập hát cả  lớp sẽ  hát đúng nhịp độ, tiết tấu của bài hát, tiến trình dạy hát  giữa trò và cô nhẹ nhàng hơn. Khi ôn luyện bài hát thì tôi theo dõi quan sát, nhắc  nhở và giúp đỡ khi các em gặp khó khăn còn rụt rè tham gia ca hát. * Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan Như  chúng ta biết  ở  lứa tuổi học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp   Bốn nói riêng và nhất là đối với học sinh dân tộc thiểu số khả năng tư duy trừu   tượng còn hạn chế. Đa số  các em tiếp thu kiến thức phải dựa trên những mô   hình vật thật, tranh ảnh, do vậy việc chuẩn bị và sử dụng đồ dùng dạy học giúp  tôi chuyển tải thông tin và truyền thụ kiến thức giáo dục tư cách, rèn luyện kỹ  năng thực hành cho học sinh. Nó có tác dụng điều khiển hoạt động của học sinh   từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, kích thích hứng thú cho học sinh   học tập. Trong tiết học mà không sử dụng đồ dùng dạy học thì tiết học đó diễn  ra rất đơn điệu, các em không hứng thú, không tập trung, kết quả học tập không   cao. Vì thế đồ dùng dạy học đóng vai trò rất lớn quyết định hiệu quả trong mỗi  giờ học, môn học nhất là đối với các em học sinh khó khăn. Ví dụ. Khi dạy bài hát " Con cò" trang 21 Sách giáo khoa Âm nhạc lớp 4.   Tôi sử dụng tranh có hình ảnh con cò để các em liên tưởng đến bài học, đối với  phần Nghe nhạc, ví dụ  bài nghe nhạc Trống cơm tôi chuẩn bị  hình  ảnh Trống  cơm, video nghệ  sĩ biễu diễn nhạc cụ  Trống cơm để  các em cảm nhận được  âm sắc của tiếng Trống cơm, biết rõ hơn về hình dạng, cấu tạo của Trống. Khi  dạy bài tập đọc nhạc, ví dụ "bài tập đọc số 2" trang 17 Sách giáo khoa Âm nhạc   lớp 4 tôi luôn chuẩn bị tranh bài tập đọc nhạc, tranh về cao độ, tiết tấu của bài  tập đọc nhạc. Như  vậy dùng tranh,  ảnh, vật thật trong các giờ  học Âm nhạc giúp học   sinh nhớ  bài học tốt hơn. Tranh,  ảnh, vật thật không chỉ  đóng vai trò trong quá   trình hình thành kiến thức mới mà nó còn có vai trò rất lớn trong phần phát triển  tư  duy, phát huy được tính sáng tạo chủ  động cho học sinh năng khiếu lại vừa  tạo sự hứng thú cố gắng vươn lên cho học sinh gặp khó khăn trong học tập. * Phương pháp trò chơi Trò chơi giúp các em thay đổi không khí học tập và phát triển cả về năng  khiếu lẫn tư duy. Trò chơi học tập là hình thức học tập thông qua trò chơi. ''Học  mà chơi, chơi mà học '' tạo ra sự  hứng thú và niềm tin trong học tập,  duy trì  được khả  năng chú ý của các em trong tiết học. Trò chơi học tập không chỉ  nhằm giải trí mà còn góp phần củng cố  tri thức, kĩ năng học tập cho học sinh.  Việc sử  dụng trò chơi học tập trong quá trình dạy học nhằm làm cho việc   tiếp thu tri thức, rèn kĩ năng bớt đi khó khăn, có thêm sự  sinh động, hấp dẫn,   phát huy tính tự giác, tích cực, rèn cho học sinh tính mạnh dạn, tính thi đua, tính  kỉ  luật... do đó hiệu quả  học tập của các em cao hơn. Vì vậy khi tổ  chức trò   Trường TH Võ Thị Sáu ­ Giáo viên: H’ ĐôCa Byă                                                          10 
  11. Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc lớp 4    chơi học tập, tôi đã đưa ra nội dung trò chơi gắn liền với mục tiêu của bài học,   luật chơi đưa ra rõ ràng, đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện, điều kiện và phương  tiện tổ chức trò chơi phong phú, hấp dẫn, sử dụng trò chơi đúng lúc, đúng chỗ.   Có như vậy mới kích thích sự thi đua giành phần thắng cho các em bên tham gia.             Ví dụ. Khi dạy bài hát" Bạn  ơi lắng nghe" trang 7, Sách giáo khoa Âm  nhạc lớp 4. Tôi hướng dẫn Trò chơi “Cùng hòa tấu”, tác dụng của trò chơi giúp  học sinh vừa hát vừa kết hợp sử  dụng các nhạc cụ  gõ đệm hoặc vỗ  tay theo   đúng nhịp, phách, tiết tấu lời ca. Tôi chuẩn bị thanh phách, song loan, trống nhỏ,   về  cách chơi tôi chia lớp thành 3 nhóm. Nhóm 1: Song loan, nhóm 2: Thanh  phách, nhóm 3: Trống nhỏ. Khi tôi đưa 1 ngón tay: Nhóm 1 vừa hát vừa gõ song  loan đệm theo phách, đưa 2 ngón tay: Nhóm 2 vừa hát vừa gõ thanh phách đệm   theo nhịp. Đưa 3 ngón tay: Nhóm 3 vừa hát vừa gõ trống nhỏ đệm theo nhịp, khi   xòe cả 5 ngón tay: Tất cả 3 nhóm cùng hát và gõ đệm.    * Phương pháp đa dạng hóa cách thức truyền đạt, nắm chắc đặc trưng  môn học.            Khi bắt giọng cho học sinh nên bắt giọng cho chuẩn xác hoặc có thể bắt  giọng bằng sử dụng nhạc cụ để bắt giọng vào cho đúng và chuẩn xác như  đàn   organ, tiếng hát sẽ không bị quá cao hoặc quá thấp.… Tư thế đứng hát phải cho   các em đứng đầu thẳng, hai tay buông thả  tự  nhiên hoặc đứng lắc người và   nhún nhẹ nhàng thân người thật thoải mái. Tư  thế ngồi hát luôn chú ý đến các   em là lưng không tựa vào phía sau, không ngồi ngả  nghiêng dựa dẫm vào nhau  hoặc là tỳ  ngực vào bàn, ngồi thẳng thoải mái, hai tay để   ở  đùi hoặc trên bàn   một cách tự  nhiên, nên linh động luân phiên giữa tư  thế  đứng hát và ngồi và   phân bố thời gian cho hợp lý. Tôi truyền đạt, giới thiệu và dẫn dắt bài hát một cách sinh động, gây sự  chú ý, tò mò cho học sinh, làm cho các em cảm nhận được giai điệu của bài  thông qua nghe hát mẫu. Các em còn nhỏ, khả năng nhận thức chủ yếu theo bản   năng và cảm tính. Do đó để cho các em cảm nhận được tính chất nhịp điệu của  bài, tôi hướng dẫn cho các em có thể hình dung được những chỗ ngân hay nghỉ  sau mỗi câu của bài hát.  Ví dụ. Trong bài “Khăn quàng thắm mãi vai em” (Nhạc và lời của Ngô Ngọc   Báu) trang 18 Sách giáo khoa Âm nhạc lớp 4. Khi hướng dẫn đọc lời ca phải  giúp các em đọc theo tiết tấu và ngắt  ở  cuối câu như  sau: Khi trông phương   đông vừa hé ánh dương/ Khăn quàng trên vai chúng em tới trường... Để  các em  đọc đúng tiết tấu và ngắt cuối câu, tôi chỉ  bảng phụ và hướng dẫn các em đọc  câu theo mẫu. Công việc kế tiếp sau khi giúp học sinh đọc đúng lời ca là tập lần   lượt các câu hát theo lối móc xích. Do cao độ, trường độ của các câu hát thường  xuyên thay đổi tác động rất lớn đến thanh quản của các em, để  bảo vệ  thanh  đới, bảo vệ  giọng và giúp cho giọng của các em phát triển bình thường, tôi  hướng dẫn các em qua bước khởi động, đây là giai đoạn chuẩn bị  còn gọi là  luyện thanh.   Trường TH Võ Thị Sáu ­ Giáo viên: H’ ĐôCa Byă                                                          11 
  12. Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc lớp 4    Qua giảng dạy thực tế khi tôi đã thực hiện đầy đủ các bước trên và thấy  các em rất say mê hứng thú học tập. Giải pháp 4. Xây dựng phong trào giúp nhau cùng học tập "Đôi bạn  cùng tiến". Nhằm hưởng  ứng tuần lễ  "Học tập suốt đời", giảm tỉ  lệ  học sinh khó   khăn trong học tập, nâng cao chất lượng học tập trong nhà trường. Giáo dục  học sinh có tinh thần tương trợ, có thái độ học tập tích cực, chủ động, đam mê  giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.   Qua phong trào này các em sẽ thi đua học tập với các bạn. Vì thế tôi đã   phân công các em có năng khiếu giúp các em còn khó khăn trong học tập có   kiểm tra đánh giá kịp thời.  Ví dụ. Khi dạy Ôn tập bài hát" Chim   sáo" trang 34 Sách giáo khoa Âm  nhạc lớp 4, tôi tạo nhóm đôi, hướng dẫn các em năng khiếu ngồi cạnh với em   còn khó khăn trong tập để hỗ trợ, các em có năng khiếu sẽ hướng dẫn bạn mình  hát đúng giai điệu, tiết tấu, nhịp độ  của bài hát, sau đó đôi bạn cùng hợp tác  thảo luận tìm động tác phụ họa cho bài hát và trình bày trước lớp. Tôi lắng nghe   và khích lệ các em kịp thời về sự tiến bộ, ghi nhận cụ thể những điểm nổi bật  mà các em đã thực hiện được và chưa thực hiện được để  có kế  hoạch động  viên, giúp đỡ.  Với kết quả thiết thực mà phong trào này đem lại, sau khi thực hiện "Đôi  bạn cùng tiến" tôi thấy có sự chuyển biến rõ rệt, các em khó khăn trong học tập   đã tự vươn lên, hòa mình trong giờ học, các em không còn sợ sệt, rụt rè khi tham   gia trình bày bài hát và có thể tự cá nhân biễu diễn bài hát một cách tự nhiên.             Giải pháp 5. Dạy học tích cực có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực  hành và tăng cường liên hệ với thực tiễn cuộc sống.  * Đối với Tập đọc nhạc: Để học sinh tập đọc một bài nhạc có hiệu quả.  Trước hết tôi cho học sinh quan sát bài Tập đọc nhạc và đặt câu hỏi gợi ý để  học sinh nhận xét cấu trúc của bài, tôi không bắt ép học sinh mà cần tạo không  khí hài hòa giữa thầy và trò, hướng dẫn các em luyện tập tốt cao độ  sau đó  hướng dẫn các em tập tiết tấu, sau đó cho các em dựa vào tiếng đàn làm mẫu   của giáo viên, kĩ năng thể hiện trường độ và tiết tấu phải được quan tâm nhiều   hơn bằng những bài tập riêng trong nhiều tiết học. Giáo viên đàn từng câu ngắn  để  các em đọc theo đúng tên nốt nhạc. Sau khi hoàn chỉnh phần cao độ  hướng   Trường TH Võ Thị Sáu ­ Giáo viên: H’ ĐôCa Byă                                                          12 
  13. Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc lớp 4    dẫn cho học sinh ghép lời ca ( nửa lớp đọc cao độ, nửa lớp đọc lời ca kết hợp   gõ đệm ). Cuối cùng cho học sinh đọc hoàn chỉnh bài Tập đọc nhạc.  Ví dụ. Khi dạy bài "Tập đọc nhạc số 6" trang 31, sách giáo khoa Âm nhạc  lớp 4. Tôi đặt câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời. ­ Bài TĐN được viết ở thể loại nhịp gì ? ­ Về trường độ trong bài có những hình nốt gì ? ­ Về cao độ trong bài có những tên nốt gì ? ­ Ngoài ra trong bài còn có sử dụng những dấu hiệu gì khác (đã học)? Sau đó tôi giới thiệu lại bài tập đọc nhạc 1 lần, đàn giai điệu bài và đọc   cho học sinh nghe từ  2­ 3 lần. Phân chia bài TĐN thành những câu nhạc hoặc   những tiết nhạc nhỏ và đàn giai điệu từ 3­ 4 lần. Sau đó cho học sinh đọc theo  đàn và ghép lại từng câu theo lối móc xích cho đến khi hết bài. Sau khi học sinh   đọc đúng giai điệu cả bài, tổ chức cho học sinh đọc nhạc kết hợp với đánh nhịp   và ghép lời ca có trong bài để  hát, tổ  chức cho học sinh đọc nhạc thi với nhau   giữa các tổ, nhóm hoặc cá nhân. Từ  đó nhận xét và giúp học sinh sửa chữa  những chỗ  chưa thể hiện được nếu sai. Cuối giờ học tổ chức trò chơi qua bài   tập đọc nhạc "Hát theo nguyên âm". Cách chơi như sau bài tập đọc nhạc gồm  2 khuông nhạc thì ta đặt mỗi câu bằng một nguyên âm và yêu cầu học sinh ngân   nguyên âm đó theo giai điệu: Câu 1: nguyên âm ( a ); Câu 2: nguyên âm ( i ).  Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm đọc ngân một câu  ứng với một nguyên âm.   Tiến hành cho học sinh chơi rồi giáo viên nhận xét việc đọc ngân theo nguyên  âm giữa các nhóm, nhằm kích thích sự hứng thú học tập của học sinh *  Đối với phần nghe nhạc: Ngoài những tác phẩm thiếu nhi, tôi tăng   cường liên hệ  với thực tiễn cuộc sống của các em đó là lồng ghép dân ca vào   trong nội dung Nghe nhạc, nhằm giúp học sinh hiểu được nguồn gốc của dân ca  giúp các em thêm trân trọng các giá trị văn hóa lâu đời của cha ông ta để lại, biết   gìn giữ vốn tinh hoa của dân tộc. Ví dụ. Khi dạy "Nghe nhạc" trang 24 Sách giáo khoa Âm nhạc lớp 4, tôi   yêu cầu học sinh quan sát tranh nghệ nhân dân tộc Êđê trong vùng biễu diễn bản   hòa tấu chiêng kram bài dân ca "Chi ri ria".  Trường TH Võ Thị Sáu ­ Giáo viên: H’ ĐôCa Byă                                                          13 
  14. Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc lớp 4    Khi các em quan sát xong, tôi nêu phương pháp biễu diễn và chức năng  của chiêng kram đối với người đồng bào Êđê nơi các em sinh sống rồi mở video  nghệ nhân biễu diễn hòa tấu. Sau khi thực hiện tôi thấy các em rất thích thú khi nghe và hòa quyện cùng  bản chiêng kram, tạo cho các em niềm tự  hào, phát huy truyền thống văn hóa   của dân tộc mình mà UNESCO đã công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản   văn hóa phi vật thể nhân loại. * Giải pháp 6: Trong quá trình giảng dạy biết phát huy tính tích cực,  chủ động sáng tạo, gây hứng thú cho học sinh. Luôn tăng cường sử dụng phương pháp tích cực nhằm tạo điều kiện cho  tất cả  học sinh trong lớp đều được phát huy khả  năng sẵn có của mình  một cách hào hứng, nhiệt tình trên mọi hoạt động diễn ra trong giờ  học,  đạt yêu cầu học vui­ vui học nhẹ nhàng.Các em có khả  năng tự  trình bày  bài hát theo hình thức đơn ca, tốp ca, song ca, tốp ca, đồng ca và có thể hát   kết hợp với các hoạt động gõ đệm hoặc vận động theo nhạc, giúp các em  thêm tự  tin, yêu đời, có khả  năng tham gia hoạt động ca hát  ở  trong và  ngoài trường học. Bởi vì đặc trưng của môn âm nhạc là thực hành. Thực hành là sợi chỉ  đỏ  xuyên suốt quá trình dạy và học của bộ  môn. Thông qua thực hành để  dạy lý   thuyết, lấy lý thuyết để củng cố kỹ năng thực hành trên cơ sở sử dụng thời gian  trên lớp một cách tối ưu để tất cả học sinh được nhìn nghe và luyện tập nhiều.   Trường TH Võ Thị Sáu ­ Giáo viên: H’ ĐôCa Byă                                                          14 
  15. Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc lớp 4    *Ví dụ. Trong tiết học ôn tập đọc nhạc số 8 trang 41 Sách giáo khoa, sau   khi học sinh đã đọc tốt giai điệu bài tập đọc nhạc thì tôi yêu cầu các em tự ghép  lời ca, đặt lời mới cho bài TĐN…Để  các em có được niềm vui trước sự ra đời  sản phẩm tinh thần của mình kèm theo lời khen ngợi, khích lệ của giáo viên. c. Mối quan hệ giữa các biện pháp, giải pháp    Giữa các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ và thống nhất với nhau mới   tạo sự vững chắc nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn âm nhạc lớp 4  nói riêng và âm nhạc tiểu học nói chung.           d. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề  nghiên cứu           Vì vậy trong năm học qua khi tôi lựa chọn cách thức trên hơn 90% học   sinh đều tiếp thu tốt, đa số  các em đều hứng thú học tập tham gia tốt các hoạt  động và phong trào của nhà trường và Phòng giáo dục đạt hiệu quả  cao, không  kể những học sinh có năng khiếu. Cụ thể như sau: Trước khi áp dụng. Chưa  Lớ Tổng số  Hoàn thành  Hoàn  hoàn  % % thành % p học sinh tốt  thành  4A 29 2 7% 27 93% 0 0 4B 29 2  7% 27 93% 0 0 4C 25 1 4% 24 96% 0 0 4D 18 1 5% 17 95% 0 0 Sau khi áp dụng: Chưa  Lớ Tổng số  Hoàn  Hoàn  hoàn  % % thành % p học sinh thành tốt  thành  4A 29 7 24,1% 22 75,8 % 0 0 4B 29 7 24,1 % 22 75,8% 0 0 4C 25 6 6 % 19   76% 0 0  Trường TH Võ Thị Sáu ­ Giáo viên: H’ ĐôCa Byă                                                          15 
  16. Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc lớp 4    4D 18 5 27,7 % 13 72,2% 0 0 * Giá trị khoa học Sau khi tôi áp dụng giảng dạy môn Âm nhạc với các biện pháp trên thấy  rằng có kết quả chuyển biến rất rõ rệt. Tỉ lệ học sinh năng khiếu tăng lên khá   rõ so với kết quả  khảo sát đầu năm học. Như  vậy để  đạt hiệu quả  cao trong   một giờ  học người giáo viên phải hòa mình với học sinh, vừa là người thầy,  người bạn để  hiểu được đặc điểm của từng lớp học, từng đối tượng học sinh   mà áp dụng những hình thức phương pháp hướng dẫn khác nhau. Vì trong quá  trình  dạy   học   khi   giáo   viên  biết   kết   hợp   hài  hòa,   sáng   tạo  và   đổi  mới  các   phương pháp dạy học thì mới tạo khả năng phát huy năng khiếu, say mê, hứng  thú trong học tập. III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ           1. Kết luận Trong những năm trực tiếp giảng dạy môn Âm nhạc, tôi nhận thấy việc   rèn luyện kĩ năng học tốt môn Âm nhạc cho học sinh không phải một sớm một  chiều mà là cả một quá trình, đòi hỏi giáo viên phải kiên trì, tận tâm thì mới đạt   được như  ý muốn, thường xuyên học hỏi tu dưỡng về  chuyên môn Âm nhạc,   luôn đổi mới phương pháp dạy học, học hỏi  ở đồng nghiệp và rút kinh nghiệm   thực tế  trên bục giảng qua từng tiết dạy. Giáo viên phải tìm hiểu kỹ  bài học  phân phối chương trình và sưu tầm thêm tài liệu tham khảo, tạp chí giáo dục   tiểu học nâng cao sự hiểu biết cho bản thân.                      Lắng nghe những ý kiến chỉ  đạo của Lãnh đạo, khối trưởng, đồng   nghiệp, để rút ra phương pháp giảng dạy tốt nhất.            Điều chỉnh chương trình cho phù hợp cho từng khối lớp, từng đối tượng   học sinh, tăng cường các hoạt động âm nhạc trong lớp, trong trường bằng hình  thức tổ chức hội thi văn nghệ ngoại khóa.            Khi giảng dạy giáo viên cần vận dụng các phương pháp một cách linh   hoạt sáng tạo để giúp học sinh tiếp thu kiến thức đầy đủ trong từng tiết học.           2. Kiến nghị           * Đối với nhà trường  Trường TH Võ Thị Sáu ­ Giáo viên: H’ ĐôCa Byă                                                          16 
  17. Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc lớp 4             Để tăng thêm hiệu quả giờ dạy và giáo dục âm nhạc, tôi rất mong các cấp   lãnh đạo quan tâm hơn nữa tới cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy âm nhạc   chẳng hạn như trang bị, bổ sung thêm một số trang thiết bị và tài liệu tham khảo  để  phục vụ  cho việc giảng dạy bộ  môn, các bảng phụ  có in các bài hát, máy  nghe nhạc…có buổi tập huấn nâng cao nghiệp vụ  chuyên môn, tăng cường   chuyên đề, thao giảng, dự  giờ  đồng nghiệp, đồng thời cần cải tiến việc kiểm   tra, đánh giá môn Âm nhạc, nếu đánh giá bằng nhận xét phải chia nhiều mức để  xếp loại về  năng lực và phát huy tính tích cực học tập của học sinh chia bốn   mức: Năng khiếu, đạt chuẩn, khó khăn. * Đối với cấp trên: Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, chuyên đề,  sinh hoạt chuyên môn trong tổ chuyên biệt Âm nhạc để  giao lưu, học hỏi, trao   đổi kinh nghiệm, đổi mới phương pháp dạy học.           * Đối với bậc phụ huynh: Cần quan tâm hơn nữa đến công tác học tập  của con em mình, cũng như công tác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức và sự nghiệp  giáo dục. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ  của tôi trong quá trình giảng dạy  Âm nhạc cho học sinh.Tôi thấy mình cần phải học hỏi nhiều hơn nữa để  đem   đến cho các em những giờ học thú vị và hiệu quả.Trong thời gian ngắn với kinh   nghiệm hiểu biết còn hạn chế  đề  tài tôi đưa ra chắc chắn không tránh khỏi sự  thiếu sót. Rất mong sự góp ý của hội đồng sáng kiến kinh nghiệm. Tôi xin chân   thành cảm ơn.                                                                     Ea Bông, ngày 5 tháng 03  năm 2017                                                           Người viết                                                           H Đô Ca Byă TÀI LIỆU THAM KHẢO  Trường TH Võ Thị Sáu ­ Giáo viên: H’ ĐôCa Byă                                                          17 
  18. Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc lớp 4    STT TÊN TÀI LIỆU TÁC GIẢ/ NHÀ XUẤT  GHI  BẢN CHÚ 1 Sách nghệ thuật lớp 1, 2, 3  NXB Giáo dục 2 Sách giáo khoa Âm nhạc lớp 4   NXB Giáo dục 3 Sách giáo viên lớp 4 Nhà xuất bản Đại học sư  phạm 4 Tài liệu bồi dưỡng thường  BGD­ĐT  xuyên  5  CV 5842/BGD&ĐT­ VP ngày 01  BGD­ĐT  tháng   09   năm   2011   hướng   dẫn  điều chính nội dung dạy học. CV 22/2016/TT – BGD&ĐT  BGD­ĐT  ngày 22 tháng 9 năm 2016 sửa  6 đổi, bổ sung một số điều của  Quy định đánh giá học sinh tiểu  học ban hành kèm theo Thông  tư số 30/2014/TT ­ BGDDT  ngày 28 tháng 8 năm 2014 của  Bộ trưởng Bộ Giáo dục đào  tạo.   7 Đổi mới nội dung và phương  NXB Giáo dục. pháp dạy học tiểu học.  Trường TH Võ Thị Sáu ­ Giáo viên: H’ ĐôCa Byă                                                          18 
  19. Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc lớp 4    NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP  TRƯỜNG ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………….. ………………………………………  ………………………………………………………             CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM (Ký tên, đóng dấu) NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP HUYỆN ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM (Ký tên, đóng dấu)  Trường TH Võ Thị Sáu ­ Giáo viên: H’ ĐôCa Byă                                                          19 
  20. Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc lớp 4                                                                                   MỤC LỤC TT Nội dung Trang  I PHẦN MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 1 3 Giới hạn đề tài 1 4 Đối tượng nghiên cứu 2 5 Phương pháp nghiên cứu 2  II PHẦN NỘI DUNG 2 1 Cơ sở lý luận 2 ­ 3 2 Thực trạng của vấn đề   3 ­ 4 a Thuận lợi, khó khăn 3­ 4 b Các nguyên nhân, yếu tố tác động 4 c Phân tích đánh giá các vấn đề thực trạng mà đề tài đặt ra 4 ­ 5 3 Nội dung và hình thức của giải pháp 5 a Mục tiêu của giải pháp 5 b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp 5 ­ 14 c Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 14 d Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên  14 cứu III PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 18 15 ­  1 Kết luận 16   2 Kiến nghị 16 Tài liệu tham khảo 17  Trường TH Võ Thị Sáu ­ Giáo viên: H’ ĐôCa Byă                                                          20 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2