intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Âm nhạc thường thức ở trường THCS

Chia sẻ: Nguyễn Hồng Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

629
lượt xem
57
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm "Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Âm nhạc thường thức ở trường THCS" được thực hiện với mục đích giúp các em hứng thú hơn tích cực hơn khi học phân môn Âm nhạc thường thức và sẽ yêu thích phân môn này hơn, học tốt môn âm nhạc hơn. Mời các bạn cùng tham khảo để tìm hiểu nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Âm nhạc thường thức ở trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Âm nhạc thường thức ở trường THCS I. PHẦN MỞ ĐẦU I.1. Lí do chọn đề tài: Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật gắn liền với cuộc sống con người, có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với tất cả mọi người dù ở lứa tuổi nào. Đó là một bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh và nhịp điệu để diễn tả tâm tư tình cảm của con người, xuất hiện từ rất lâu đời. Có thể khẳng định rằng âm nhạc có tính truyền cảm trực tiếp, bao gồm cả âm thanh của giọng hát và âm thanh của các loại nhạc cụ. Loài người đã sử dụng âm nhạc như một phương tiện để làm cho đời sống tinh thần phong phú, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống. Âm nhạc đem đến cho con người những khoái cảm thẩm mỹ. Khả năng truyền bá của âm nhạc là hết sức rộng lớn. Thực tế hiện nay cho thấy, bộ môn âm nhạc chưa thật được chú trọng lắm, hầu hết học sinh đều cho rằng đây là một môn học phụ nên các tiết học âm nhạc ở một số trường học bắt đầu trở nên nhàm chán. Đây là một thực tế chung không thể phủ nhận. Vì vậy bản thân tôi thiết nghĩ, người giáo viên dạy môn âm nhạc phải là người khơi nguồn cảm hứng cho học sinh, giúp các em nhận ra giá trị của âm nhạc trong đời sống xã hội, từ đó sống có trách nhiệm hơn với cộng đồng, với gia đình và xã hội thông qua tính giáo dục mà âm nhạc đem lại. Môn âm nhạc ở trường THCS được Bộ giáo dục và đào tạo ban hành thông qua ba phân môn: Học hát, Nhạc lí – Tập đọc nhạc và Âm nhạc thường thức. Người giáo viên phải giúp cho học sinh đạt được những mục tiêu sau: Hình thành, phát triển năng lực và cảm thụ âm nhạc của học sinh, tạo cho các em có trình độ văn hóa âm nhạc nhất định, góp phần giáo dục toàn diện, hài hòa nhân cách. Khích lệ học sinh hăng hái tham gia hoạt động âm nhạc làm cho đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh, tạo điều kiện cho các em bộc lộ và phát triển năng khiếu. Mở rộng hiểu biết về truyền thống âm nhạc Việt Nam và tinh hoa âm nhạc thế giới góp phần bồi dưỡng đạo đức, trí tuệ, tạo không khí vui tươi, lành mạnh. GV: Kiều Thị Thu Trang – Trường THCS Băng Adrênh - H.Krông Ana Trang 1 Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Âm nhạc thường thức ở trường THCS Muốn đạt được những mục tiêu này thì người giáo viên phải làm cho học sinh có những hiểu biết về nghệ thuật, hiểu tác dụng của âm nhạc đối với đời sống; được bồi dưỡng về thị hiếu, thẩm mỹ và nâng cao năng lực cảm thụ âm nhạc, xác định trách nhiệm trong việc xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Nghĩa là giáo viên phải chú trọng dạy tốt cả ba phân môn cho học sinh. Xưa nay, chúng ta dạy mà chưa thật chú ý đúng mức đến phân môn Âm nhạc thường thức. Nhưng đây lại là phân môn quan trọng góp phần nâng cao năng lực học tập môn âm nhạc cho học sinh. Dạy – học âm nhạc thường thức phải đem tới cho học sinh những kiến thức âm nhạc dễ hiểu, phổ thông, truyền tải được tất cả những nội dung được quy định trong chương trình dạy – học nhưng không phải đơn thuần bằng phương pháp thuyết giảng mà học sinh phải được nghe, nhìn cụ thể. Xuất phát từ yêu cầu đó, bản thân tôi nhiều năm qua đã cố gắng tìm tòi đổi mới phương pháp và đã rút ra được một vài kinh nghiệm nhỏ góp phần phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong phân môn âm nhạc thường thức này. Đây là lý do tôi chọn đề tài “Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Âm nhạc thường thức ở trường THCS” nhằm trao đổi ý kiến cùng quý đồng nghiệp để dạy và học môn âm nhạc ngày càng tốt hơn. I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: a. Mục tiêu: Chọn đề tài “Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Âm nhạc thường thức ở trường THCS” tôi muốn đưa ra một vài phương pháp đã làm và thấy hiệu quả nhằm truyền tải những kiến thức về âm nhạc thường thức đến học sinh một cách dễ hiểu nhất, sinh động nhất, từ đó giúp các em hứng thú hơn tích cực hơn khi học phân môn Âm nhạc thường thức và sẽ yêu thích phân môn này hơn, học tốt môn âm nhạc hơn. b. Nhiệm vụ: - Đánh giá thực trạng việc thực hiện các hoạt động dạy học môn Âm nhạc ở trường THCS Băng Adrênh từ năm học 2012 – 2013 đến nay. GV: Kiều Thị Thu Trang – Trường THCS Băng Adrênh - H.Krông Ana Trang 2 Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Âm nhạc thường thức ở trường THCS - Đưa ra một số kinh nghiệm và sáng kiến trong việc tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp nhằm giúp giáo viên thuận lợi trong việc thực hiện các kiến thức để dạy phân môn Âm nhạc thường thức một các tốt nhất. I.3. Đối tượng nghiên cứu: - Học sinh trường THCS Băng Adrênh – Xã Băng Adrênh – H.Krông Ana I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Việc áp dụng kiến thức để dạy phân môn Âm nhạc thường thức ở trường THCS Băng Adrênh – Xã Băng Adrênh – H.Krông Ana - T. Đăklăk. I.5. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu vận dụng các phương pháp sau: - Phương pháp thuyết trình - Phương pháp quan sát sư phạm - Phương pháp nghe nhạc - Phương pháp kể chuyện - Phương pháp phân tích và tổng hợp II. PHẦN NỘI DUNG: II.1. Cơ sở lí luận: Mục tiêu giáo dục toàn diện mỗi con người luôn là vấn đề đặt ra hàng đầu đối với xã hội, chính vì vậy, ngay trong chính môi trường học tập chúng ta cần nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lí của học sinh để có biện pháp kịp thời uốn nắn cho phù hợp lứa tuổi. Việc giúp học sinh tiếp cận và yêu thích các hoạt động giáo dục có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp các em có ý thức, thái độ và trách nhiệm đối với hoạt động đó nhằm nâng cao hiểu biết áp dụng vào đời sống xã hội. Chúng ta đã biết rằng âm nhạc là một phần quan trọng của cuộc sống, có vai trò rất to lớn. Nó đem đến cho chúng ta những khoái cảm thẩm mỹ cao, là “món ăn tinh thần” không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Trong những năm qua, từ khi nước ta bước sang thế kỷ XXI, sự nghiệp giáo dục đào tạo âm nhạc có điều kiện phát triển những bước cao hơn. Cho đến ngày nay việc đưa âm nhạc vào học đường GV: Kiều Thị Thu Trang – Trường THCS Băng Adrênh - H.Krông Ana Trang 3 Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Âm nhạc thường thức ở trường THCS đã được chú trọng vì những lợi ích quan trọng của nó trong việc giáo dục học sinh thành những con người toàn diện. Bởi vậy việc dạy âm nhạc ở trường THCS nói chung mặc dù không nhằm đào tạo các em thành những con người hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp mà chủ yếu là giáo dục văn hoá âm nhạc, làm cho các em yêu thích nghệ thuật âm nhạc, hình thành ở học sinh một tâm hồn trong sáng, một thị hiếu âm nhạc lành mạnh, cách tư duy sắc sảo, lòng khát khao sáng tạo, giàu tình cảm, nhanh nhẹn, hoạt bát và sống vui tươi. Âm nhạc phát triển tối đa những tố chất sinh lý, những phẩm chất tâm lý của lứa tuổi học sinh, tạo điều kiện để các em hoàn chỉnh và cân đối về tâm hồn, trí tuệ và thể chất, làm phong phú tình cảm của lứa tuổi học trò. Mặt khác qua đó phát triển bồi dưỡng những mầm non nghệ thuật cho tương lai đất nước. Đây là một môn học còn rất mới mẻ không giống những môn học khác, môn học mang tính nghệ thuật cao, học sinh học theo phương châm học vui- vui học. Vì vậy tạo cho các em say mê hứng thú học tập là rất cần thiết. Có thể nói bất kỳ làm việc gì nếu chúng ta có hứng thú thì sẽ đi đến thành công, đặc biệt là đối với học sinh do đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi các em. Nếu thích thú thì các em sẽ làm tốt, khi hoạt động nhận thức của học sinh dựa trên cơ sở của hứng thú nó sẽ trở nên hào hứng, thoải mái và dễ dàng. Hứng thú trong học tập nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, nuôi dưỡng ở các em lòng ham muốn chính đáng trong việc không ngừng vươn tới những đỉnh cao của việc nắm kiến thức, luôn tìm tòi học tập cái mới tích cực sáng tạo cái đã học vào hoạt động thực tiễn. II.2. Thực trạng: a. Thuận lợi – Khó khăn: * Thuận lợi: - Ban lãnh đạo nhà trường tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh trong quá trình thực hiện các hoạt động dạy học. - Ban lãnh đạo tạo điều kiện cho giáo được tập huấn chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên. GV: Kiều Thị Thu Trang – Trường THCS Băng Adrênh - H.Krông Ana Trang 4 Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Âm nhạc thường thức ở trường THCS - Giáo viên bộ môn Âm nhạc luôn tìm tòi, đổi mới trong việc lên kế hoạch, đổi mới kiểm tra, đánh giá và thực hiện các hoạt động dạy học có hiệu quả. - Đa số học sinh yêu thích, hào hứng khi được tìm hiểu các kiến thức mở rộng. * Khó khăn: - Một số ít học sinh còn chưa tập trung, chưa chủ động, chưa tự giác, tích cực tham gia các hoạt động dạy học. b. Thành công, hạn chế: * Thành công: - Ban lãnh đạo nhà trường, chuyên môn và các đoàn thể đã chỉ đạo, phối hợp và quan tâm, đôn đốc thường xuyên trong các hoạt động dạy học. - GV bộ môn Âm nhạc có nhiều đầu tư trong việc đổi mới các hoạt động giáo dục. - Tạo được không khí thoải mái, vui vẻ, thân thiện giữa GV với HS, giữa HS với nhau. - Đa số HS có hứng thú, chủ động, sáng tạo, không ỷ lại vào bạn và trở nên yêu thích các hoạt động giáo dục thông qua môn Âm nhạc. - HS biết trân trọng vốn tích lũy kiến thức của bản thân, của tập thể và say mê lao động, sáng tạo. * Hạn chế: - Một số ít HS còn chưa thật tập trung, đặc biệt là HS dân tộc thiểu số. - Một số ít hoạt động dạy học chưa có điều kiện thực hiện do phòng học đa chức năng chưa đảm bảo. c. Mặt mạnh, mặt yếu: * Mặt mạnh: - Giáo viên bộ môn Âm nhạc chủ động, sáng tạo, tích cực. - Học sinh tiếp nhận thông tin dễ dàng, dễ áp dụng và có hứng thú khi tham gia vào các hoạt động. - Tạo được không khí học tập thân thiện, tích cực giữa thầy với trò, giữa trò với thầy… - HS yêu thích các hoạt động dạy học và biết áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. GV: Kiều Thị Thu Trang – Trường THCS Băng Adrênh - H.Krông Ana Trang 5

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1