intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nhằm phát huy hiệu quả dạy học trực tuyến môn Sinh học 8

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:27

27
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm THCS "Một số biện pháp nhằm phát huy hiệu quả dạy học trực tuyến môn Sinh học 8" được thực hiện với mục đích đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm phát huy hiệu dạy học trực tuyến môn Sinh học 8; Giúp các em học sinh nắm được nội dung bài học và phát huy năng lực của bản thân. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nhằm phát huy hiệu quả dạy học trực tuyến môn Sinh học 8

  1.                     ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG                  TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ  LƯƠNG THẾ VINH ..........................................                                                         SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM                                   TÊN ĐỀ TÀI: “ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT HUY HIỆU QUẢ  DẠY HOC         TRỰC TUYẾN MÔN SINH HỌC 8”                                         Môn:                        Sinh học 8  Cấp học :                 Trung học cơ sở  Tên tác giả:              Nguyễn Thị Thanh Hoài  Đơn vị công tác:      Trường THCS Lương Thế Vinh,                                                     Thị trấn Phùng, Đan Phượng  Chức vụ:                  Giáo viên NĂM HỌC:  2021­ 2022 ––––*–––
  2.  1 /15 NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI A. TÊN ĐỀ TÀI “Một số biện pháp nhằm phát huy hiệu quả  dạy học trực tuyến môn  sinh học 8” B. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.     Đại dịch Covid­19 đã có những tác động không nhỏ  đến toàn ngành Giáo  dục và Đào tạo. Để   ứng phó và làm giảm sự  lây lan của dịch bệnh trong   điều kiện học sinh cấp THCS chưa được tiêm phòng văc xin, năm học mới  toàn ngành GD­ĐT quyết định đã cho học sinh học trực tuyến.Tuy hình thức  học này còn nhiều hạn chế  nhất định, nhưng đây được xem là lựa chọn tối  ưu nhất trong bối cảnh dịch bệnh đang có nhiều diễn biến phức tạp như  năm học 2021­2022.       So với dạy học truyền thống, dạy học tr ực tuy ến có nhiều ưu điểm: Học   sinh  không phải đến trường, có thể học ngay tại nhà, đảm bảo yêu cầu phòng  chống dịch Covid; Giáo viên có thể phát huy hiệu quả của việc sử dụng hình   ảnh, âm thanh và video để  truyền đạt nội dung học tập đến người học giúp  bài học thêm hấp dẫn và sinh động. Ngoài ra, giáo viên còn có thể quản lý học  sinh trong quá trình tham gia học tập; Học sinh  có thể truy cập nguồn tài liệu   học tập tại bất kỳ nơi đâu: ở  nhà, hay các địa điểm mạng internet công cộng  và vào bất kỳ thời gian nào thích hợp khi họ muốn.      Bên cạnh đó, dạy học trực tuyến cũng có những hạn chế  như: Việc dạy  học trực tuyến đòi hỏi hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật về công nghệ  thông  tin luôn đáp ứng được việc kết nối, đảm bảo hình ảnh, âm thanh ổn định; Môi  trường dạy và học trực tuyến làm giảm sự  tương tác giữa người dạy và   người học; Học trực tuyến qua mạng làm giảm khả năng truyền đạt với lòng  say mê nhiệt huyết của giáo viên đến học sinh;  Học sinh không có nhiều cơ  hội học hỏi trao đổi thông tin với bạn bè, không kích thích được sự chủ động  và sáng tạo của học sinh; Học trực tuyến đòi hỏi cả người dạy và người học  phải thành thạo trong việc sử dụng máy tính, sử dụng các ứng dụng dạy học.   Việc dạy học trực tuyến cũng làm nảy sinh ra các vấn đề  liên quan đến an   ninh mạng cũng như  các vấn đề  về  sở  hữu trí tuệ… Trong đó, nhược điểm  quan trọng nhất của hình thức học online đó chính là thiếu sự  tương tác của  người dạy với người học một cách trực tiếp, nhiều học sinh vẫn còn không  tập trung, làm việc riêng trong giờ học, thậm chí sử  dụng tài liệu trong kiểm 
  3.  2 /15 tra. Vậy làm thế nào để khắc phục những khó khăn và phát huy được những ưu  điểm của dạy học trực tuyến đồng thời phát huy  năng lực của học sinh trong  các  giờ học trực tuyến?     Từ hiểu biết có được qua một thời gian  dạy học trực tuyến. Tôi mạnh dạn   viết ra những kinh nghiệm trong thực tế giảng dạy của mình với đề tài: “Một số biện pháp nhằm phát huy hiệu quả  dạy học trực tuyến môn  sinh học 8” C. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN:   Phạm vi thực hiện: Học sinh lớp 8A, 8B trường THSC Lương Thế Vinh.    Năm học 2021­ 2022. D. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: I.Thực trạng vấn đề       Bước vào năm học 2021­2022  xác định việc dạy học trực tuyến không  phải là một giái pháp tình thế  mà là giải pháp hỗ  trợ  việc học lâu dài, bởi  vậy bản thân tôi nói riêng và  các  thầy cô giáo  Trường THCS Lương Thế  Vinh nơi tôi công  tác nói  chung đều  xem đây là động lực để tự đổi mới cả  nội dung lẫn phương pháp dạy học trực tuyến cho học sinh.      Tuy nhiên  qua một  thời gian dạy học trực tuyến, những hạn ch ế c ủa d ạy   học trực tuyến  đã bộc lộ: Trong quá trình dạy học, có những lúc vì điều kiện   mạng không đảm bảo, giáo viên và học sinh  không vào lớp đúng giờ, hoặc có   khi đang dạy, đang học thì bị treo máy, bị thoát ra làm gián đoạn việc dạy và   học. Một số  giáo viên chưa sử  dụng thành thạo các  ứng dụng dạy học nên  cảm thấy áp lực, dạy học chưa mang lại hiệu quả tích cực. Giáo  viên và học  sinh  thiếu tương tác làm bài học thiếu sự hấp dẫn, sinh động. Học sinh  chưa   tích cực, chủ động, còn biểu hiện học cho có, học đối phó,…        Tôi nhận thấy những hạn chế trên nếu không được khắc phục sẽ tác động  lớn đến kết quả, chất lượng của việc dạy học nói chung và chất lượng dạy  học môn Sinh học 8 nói riêng. Vì vậy sau mỗi giờ  học   tôi đều   rút kinh   nghiệm  và tìm hiểu  để  đề   ra những giải pháp phù hợp với thực tế  giảng   dạy nhằm   nâng cao hiệu quả  dạy học trực tuyến góp phần nâng cao chất  lượng bộ môn Sinh học 8.. II. Số liệu điều tra thực tế trước khi thực hiện đề tài: Điểm kiểm tra khảo sát đầu học kỳ  I năm học 2021­2022 của hai lớp 8A, 
  4.  3 /15 8B như sau: Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình 8A 46 53% 37% 10% 8B 44 49 % 39,5 % 11,5 % III.Các biện pháp cụ thể nhằm phát huy hiệu quả  dạy học trực tuyến  môn sinh học 8” 1. Biện pháp 1: Tự học hỏi   nâng cao  kỹ năng công nghệ thông tin  và   nắm rõ các tính năng chính của nền tảng trực tuyến mà bản thân đang  sử dụng.      Nếu như giáo viên giảng dạy theo hình thức truyền thống chỉ cần am hiểu   nắm bắt sử dụng công nghệ ở một mức tối thiểu nào đó là có thể hoàn thành  nhiệm vụ, thì giáo viên dạy học trực tuyến phải có kiến thức và kỹ  năng về  sử  dụng công nghệ  thuần thục( ít nhất là sử  dụng thuần thục một trong các   phần   mềm   dạy   học   trực   tuyến     như   Zoom,   Microsoft   Teams,    Google  Classroom, …. )Vì vậy, để  việc dạy học trực tuyến có hiệu quả  tôi đã   tự  học, tự tìm hiểu   nhằm  trau dồi kỹ năng sử  dụng,  ứng dụng, tích hợp công   nghệ  thông tin trong sử  dụng, xây dựng, thiết kế  bài giảng, và có kỹ  năng  tương tác với người học thông qua các thiết bị công nghệ.       Qua tìm  hiểu tôi thấy  các nền tảng học tập cung cấp một loạt các tính  năng như  chia nhóm, chia sẻ  màn hình, ô chát, cũng như  hỗ  trợ  giao tiếp.  Ví  dụ với phần mềm Zoom  ngoài các tính năng  chia sẻ màn hình còn có các tính   năng khác giúp cho học sinh và giáo viên   tương tác với nhau rất hiệu quả  như: Ô chát, chia phòng nhỏ, giơ tay phát biểu. ….   Nắm được các tính năng  này sẽ  ngay từ  đầu sẽ  giúp tôi chủ  động trong việc thiết kết các hoạt động  dạy học trong khi soạn bài.      Ngoài việc tìm hiểu cách sử dụng và các  tính năng của phần mềm Zoom và  phần mềm  Google Classroom.. …Tôi còn tìm hiểu thêm cách sử  dụng các   phần mềm ứng dụng khác như Quizziz, Azota, Padlet, Shub classroom, Kahoot   … nhằm kết tăng sự  tương tác giữa giáo viên và học sinh trong việc hình   thành  kiến thức mới, cũng như tăng hiệu quả của việc kiểm tra đánh giá trực   tuyến. 2.Biện pháp 2: Chuẩn bị bài tốt cho mỗi giờ lên lớp:       Hoạt động chuẩn bị cho một giờ học có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng, 
  5.  4 /15 quyết định nhiều tới chất lượng và hiệu quả giờ dạy học. Do vậy cả giáo  viên và học sinh cần có sự chuẩn bị chu đáo trước giờ lên lớp:   a. Chuẩn bị của giáo viên:       Hoạt động chuẩn bị cho một giờ dạy học đối với giáo viên  thường được  thể hiện qua việc xây dựng kế hoạch dạy học cho một bài học cụ thể, thể  hiện mối quan hệ tương tác giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học  sinh nhằm đạt được những mục tiêu của bài học.     a1.Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học  Khi xác định mục tiêu bài học: Giáo viên phải xác định được khi học xong bài,  học sinh cần nắm được những kiến thức trọng tâm  gì? Giáo viên cần hình  thành, củng cố và phát triển cho học sinh những năng lực và phẩm chất  gì cho  học sinh ?    Ví dụ:  Xác định mục tiêu bài học:Bạch cầu – Miễn dịch.  + Kiến thức     ­ HS nắm được 3 hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây nhiễm.    ­ Trình bày được khái niệm miễn dịch. Phân biệt được miễn dịch tự nhiên  và miễn dịch nhân tạo. Có ý thức tiêm phòng bệnh dịch.   + Năng lực : ­ Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt Năng lực chung  Năng lực chuyên biệt ­ Năng lực phát hiện vấn  ­   Năng   lực   kiến   thức   sinh   học:   hiện  đề tượng  miễn dịch, cơ  chế bảo vệ cơ  thể  ­ Năng lực giao tiếp của bạch cầu ­ Năng lực hợp tác ­ Năng lực nghiên cứu khoa học: quan sát  ­ Năng lực tự học tranh, thu thập thông tin qua nghiên cứu  ­   Năng   lực   sử   dụng  tài liệu CNTT     + Về  phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm  chất tốt đẹp: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.      a2.Bước 2: Lựa chọn phương pháp dạy học và cách thức đánh giá thích   hợp nhằm giúp học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo.       Dựa vào mục tiêu bài học giáo viên phải hình dung ra bài học gồm mấy  hoạt động? Mỗi hoạt động được tổ chức như thế nào? Bằng phần  mềm  nào  ?  Với thời gian là bao nhiêu? Cho học sinh hoạt động cá nhân, hợp tác  trong nhóm hay thảo luận cả lớp? Nội dung nào có thể giao cho học sinh tự 
  6.  5 /15 tìm hiểu  trước ở nhà? Nội dung nào thì giáo viên phải hướng dẫn trên lớp? …  để từ đó đưa ra phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học phù hợp,   Ví dụ: Bài Bạch cầu – Miễn dịch Sau khi đã xác định được mục tiêu bài dạy, tôi thấy  bài này nhiều kiến thức  và tôi lựa chọn phương pháp tổ chức như sau:  +Khởi động:Trò chơi: Vòng quay may mắn trên phần mềm Powerpoint  + Hình thành kiến thức mới: gồm 2 hoạt động chính:       ­Hoạt động 1: Tìm hiểu 3 hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể khỏi các tác  nhân gây nhiễm bệnh.      ­Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm miễn dịch, phân biệt các loại miễn  dịch. Bài này nhiều kiến thức nếu cho hoạt động nhóm  ở  cả  2 nội dung thì sẽ  quá giờ hơn nữa kiến thức trọng tâm ở phần 1 nên tôi chỉ  cho các con thảo   luận nhóm  ở  hoạt động 1 “Tìm hiểu 3 hàng rào phòng thủ  bảo vệ  cơ  thể  khỏi các tác nhân gây nhiễm bệnh.”  ( kết hợp sử dụng Padlet) Còn phần 2   sẽ yêu cầu học sinh hoạt động cá  nhân.  +Luyện tập: Vì phần khởi động chơi trò chơi vòng quay may mắn chỉ cho   phép 1 số ít học sinh tham gia. Nên phần này tôi chọn phần mềm quizziz để  cả  lớp cùng được củng cố  kiến thức  đồng thời kiểm tra  đánh giá được  100% học sinh.  + Vận dụng: Tôi sẽ sử dụng 2 câu hỏi có tính thực tế sau:      1.Có phải Bạch cầu có khả năng tiêu diệt tất cả các loại vi rút, vi khuẩn  xâm nhập vào cơ thể?     2. Để tạo miễn dịch cho cơ thể trong việc chủ động phòng ngừa covid 19,   nhà nước đã đẩy mạnh tiêm văcxin toàn dân. Em hãy cho biết những loại   văcxin  được tiêm cho người dân phòng dịch covid 19?    a3.Bước 3: Thiết kế giáo án    + Những công việc cần làm khi soạn một giáo án word:      ­ Soạn hệ thống câu hỏi và phiếu học tập phù hợp với các đối tượng học  sinh.       ­  Trong giáo án cần thể hiện rõ 4 hoạt động : Khởi động, Hình thành kiến  thức mới, Luyện tập, vận dụng.  Với mỗi hoạt động phải  thể hiện đủ các  bước: Chuyển giao nhiệm vụ học tập;Thực hiện nhiệm vụ học tập; Báo cáo  kết quả thảo luận trước lớp; Kết luận, nhận định.
  7.  6 /15     +Thiết kế giáo án Powerpoint : Nếu như khi dạy học trực  tiếp các slide  trên Powerpoint chỉ có vai trò như 1 chiếc bảng phụ, thì trong dạy học trực  tuyến giáo án PowerPoint vừa có vai trò là  bảng phụ giúp trình chiếu tranh  ảnh, video clip, vừa  thay bảng viết giúp học sinh dễ theo dõi và viết bài.   Chính  vì thế việc thiết kế  giáo án PowerPoint trong dạy học trực  tuyến đòi  hỏi phải công phu hơn. Trên các slide cần có những ký hiệu riêng (ví dụ hình  bàn tay cầm bút)  để học sinh biết phần nào là nội dung cần cập nhật vào vở. Ví dụ: Bài Bạch cầu – Miễn dịch Sau khi có định hướng về phương pháp dạy học cũng như  các phần mềm  cần sử dụng khi dạy bài Bạch cầu ­ Miễn dịch  tôi đã soạn giáo án word và  giáo án Powerpoint, chuẩn bị  phiếu học tập trên Padlet và thiết kế  trò chơi  trên phần mềm quizziz..  Trong giáo án word: ở hoạt động 1 “ Tìm hiểu 3 hàng rào phòng thủ bảo vệ  cơ  thể  khỏi các tác nhân gây nhiễm bệnh” Tôi sẽ  cho học sinh thảo luận  nhóm với nội dung sau:  PHIẾU HOẠT ĐỘNG NHÓM Khai thác thông tin SGK, xem video clip về  các hoạt động của bạch  cầu trả lời các câu hỏi sau: 1. Thực bào là gì? 2. Thế  nào là kháng nguyên, thế  nào là kháng thể, cơ  chế  tương tác  giữa kháng nguyên và kháng thể? 3. Tế bào B chống lại kháng nguyên bằng cách nào? 4.Tế  bào T đã phá huỷ  các tế  bào nhiễm vi khuẩn, vi rút bằng cách   nào?    Ở phần 2  để tìm hiểu về Miến dịch tôi sử dụng các câu hỏi: ? Miễn dịch   là gì?Có những loại miễn dịch nào? Sự khác nhau giữa các loại miễn dịch đó  là gì?Phân biệt MD bẩm sinh và MD tập nhiễm ?   Trên giáo án Powerpoint ngoài các hình  ảnh, clíp, tôi có ghi thêm các nội   dung chính của bài cần nhớ có kèm theo ký hiệu bàn tay cầm bút để các em   thuận tiện theo dõi và ghi vở.  a4. Bước 4:  : Kiểm tra chuẩn bị của học sinh trước giờ lên lớp. Yêu cầu các tổ trưởng kiểm tra và báo cáo các bạn có hoàn thành phiếu cô   đã giao hay chưa. Giáo viên cần nắm được thông tin này để   nhắc nhở  các   con chưa làm bài  hoàn thành bài  trước giờ vào lớp .
  8.  7 /15        a5.Bước 5: Chuẩn bị  các phương tiện dạy học trước khi vào lớp :   Máy vi tính, loa, míc, cam, bảng điện tử, đường truyền mạng, tài khoản   và mật khẩu mở phòng học ,  v.v…. b. Chuẩn bị của học sinh:       + Học bài cũ theo hướng dẫn.       + Chuẩn bị bài mới theo nhóm hoặc cá nhân dưới sự  hướng dẫn của giáo   viên 3. Biện pháp 3. Thiết kế các hoạt động học tập  có tính tương tác cao     Hạn chế của dạy  trực tuyến là làm giảm tương tác giữa thầy cô với học  sinh và giữa học sinh với học sinh. Để khắc phục  hạn chế này giáo viên cần   thiết kế các hoạt động học tập có tính tương tác cao:      Ví dụ:­ Trong hoạt động  khởi động nhằm gây hứng  thú cho học sinh đồng  thời kiểm tra được mức độ nhận thức của học sinh toàn lớp  tôi đã  thiết kế  trò chơi trên phần mềm quizziz ..  Ngoài ra có thể dùng các trò chơi khác để  tránh nhàm chán như Ai là triệu phú, Vòng quay may mắn….         ­ Trong hoạt động hình thành kiến thức mới: Để hình thành và củng cố  năng lực hợp tác trong nhóm, tôi sẽ sử dụng tính năng chia phòng của Zoom   kết hợp với phần mềm padlet yêu cầu các con  hoạt động nhóm và đưa  kết  quả hoạt động nhóm lên padlet. Hoặc  với những bài mà phiếu hoạt động  nhóm có dạng bảng biểu, tôi cũng sử dụng tính năng chia phòng của zoom kết  hợp với Google trang tính  để cho học sinh thảo luận và điền vào Google trang  tính. Mỗi nhóm sẽ viết đáp  án vào 1 sheet của trang tính. Sau khi học sinh  thảo luận xong bài làm của các con sẽ được trình chiếu trên màn hình để các  nhóm khác nhận xét bổ sung.        ­ Trong hoạt động luyên tập: Để tất cả các con cùng tham gia  hoạt động  luyện tập các thầy cô có thể cho các con làm bài tập trên Google from, Google  trang tính, hoặc quizziz…         Các phần mềm ứng dụng như quizziz, Google Form,  Google trang tính,   Padlet  …  đều cho ta biết được bạn nào đã tham gia hoạt động nên  giáo viên  hoàn toàn có thể quản lý được học sinh tham gia học tập,  khắc phục hiện  tượng học sinh làm việc riêng, không tập trung  vào bài học.  Ví dụ khi dạy phần luyện tập bài Bạch cầu – Miễn dịch tôi đã cho các con  chơi trò chơi trên quizziz với 10 câu hỏi sau:  Câu 1. Đại thực bào là do loại bạch cầu nào phát triển thành ?
  9.  8 /15 A. Bạch cầu ưa kiềm B. Bạch cầu mônô C. Bạch cầu limphô D. Bạch cầu trung tính Câu 2. Loại bạch cầu nào dưới đây tham gia vào hoạt động thực bào ? A. Bạch cầu trung tính B. Bạch cầu limphô C. Bạch cầu ưa kiềm D. Bạch cầu ưa axit Câu 3. Trong hệ thống “hàng rào” phòng chống bệnh tật của con người, nếu   vi khuẩn, virut thoát khỏi sự thực bào thì ngay sau đó, chúng sẽ phải đối diện   với hoạt động bảo vệ của A. bạch cầu trung tính. B. bạch cầu limphô T. C. bạch cầu limphô B. D. bạch cầu ưa kiềm. Câu 4. Trong cơ thể người, loại tế bào nào dưới đây có khả  năng tiết kháng  thể ? A. Bạch cầu mônô B. Bạch cầu limphô B C. Bạch cầu limphô T D. Bạch cầu ưa axit Câu 5. Khi được tiêm phòng vacxin thuỷ  đậu, chúng ta sẽ  không bị  mắc căn  bệnh này trong tương lai. Đây là dạng miễn dịch nào ? A. Miễn dịch tự nhiên B. Miễn dịch nhân tạo C. Miễn dịch tập nhiễm D. Miễn dịch bẩm sinh Câu 6. Tế bào limphô T có khả năng tiết ra chất nào dưới đây ? A. Prôtêin độc B. Kháng thể C. Kháng nguyên D. Kháng sinh Câu 7. Cho các loại bạch cầu sau :1. Bạch cầu mônô 2. Bạch cầu trung tính 3.  Bạch cầu ưa axit  4. Bạch cầu  ưa kiềm 5. Bạch cầu limphô. Hãy cho biết có   bao nhiêu loại bạch cầu không tham gia vào hoạt động thực bào ? A. 4       B. 2 C. 3       D. 1 Câu 8.  Trong hoạt động miễn dịch của cơ  thể  người, sự  kết hợp của cặp   nhân tố nào dưới đây diễn ra theo cơ chế chìa khoá và ổ khoá ? A. Kháng nguyên – kháng thể B. Kháng nguyên – kháng sinh C. Kháng sinh – kháng thể D. Vi khuẩn – prôtêin độc Câu 9. Khi chúng ta bị ong chích thì nọc độc của ong được xem là A. chất kháng sinh    B. kháng thể.    C. kháng nguyên.  D. prôtêin độc. Câu 10. Con người không có khả năng mắc phải căn bệnh nào dưới đây ? A. Toi gà B. Cúm gia cầm C. Dịch hạch D. Cúm lợn       4.Biện pháp 4:  Giao nhiệm vụ  về  nhà cho học sinh tự  tìm tòi kiến  thức mới, khuyến khích tăng cường sử  dụng công nghệ  thông tin để 
  10.  9 /15 hoàn thành nhiệm vụ. Định hướng quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học  là phát huy  tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng  tác làm việc của người học. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức  hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, tự nghiên  cứu . Chính vì thế  một trong những kĩ thuật dạy học quan trọng đó là giao  nhiệm vụ tìm hiểu cho học sinh ( có thể cá nhân hoặc tìm hiểu theo nhóm)   tìm hiểu trước ở nhà sau đó trình bày trên lớp .   Cách làm : ­ Giao nhiệm vụ nhận thức. Tùy theo nội dung kiến thức cần tìm hiểu có  thể giao cho mỗi nhóm một nhiệm vụ hoặc nhiều nhóm cùng thực hiện một  nhiệm vụ. Để tránh nhàm chán tôi hướng dẫn mỗi nhóm thực hiện một hình  thức trình bày có thể thuyết  trình bằng Powerpoint , nhóm thì trình bày bằng  cách làm video clip hoặc có nhóm  hoàn thành bài tập trên padled hoặc theo  cách riêng mà các em tự sáng tạo để có thể làm rõ một phần nội dung trong  bài học theo nhiệm vụ được giao.  ­ Yêu cầu  học sinh về nhà tự tìm hiểu, thu thập tranh ảnh , tài liệu trên  mạng  Internet để hoàn thành nhiệm vụ. Hoạt động này sẽ được tôi  giao cho  học sinh từ tiết học trước. Đến giờ học đại diện các nhóm  sẽ lên báo cáo,  thuyết trình kết quả hoạt động. ­ Giao ước thời gian hoàn thành và trình bày sản phẩm.       ­Trao đổi, hướng dẫn học sinh qua các phần mềm  ứng dụng như  zalo,   mesenger, email  khi các con cần hỗ trợ. Đồng thời yêu cầu các con gửi nội  dung chuẩn bị  của các con để  tôi đọc trước nội dung( nếu đó là nội dung  thuyết trình).Sau đó góp ý cho các con về hình thức, nội dung cách thức trình   bày sao cho hiệu quả nhất. Bước này rất cần thiết vì nếu bỏ  qua bước này   giáo viên sẽ  không biết học sinh định trả  lời thế  nào, định trình bày ra sao,  thời gian thuyết trình mấy phút, như  vậy cũng không dự kiến được các tình  huống sẽ xảy ra, từ đó  sẽ không xử lý tình huống kịp thời.       Giao nhiệm vụ về nhà, yêu cầu học sinh  tự thu thập tư liệu,  tranh ảnh   video clip   để    hoàn thành   bài tập, không chỉ  giúp học sinh phát triển các   năng lực chung như: năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết   vấn đề, năng lực tư  duy sáng tạo, năng lực quản lí… mà còn giúp các em   phát triển những  năng lực chuyên biệt vận dụng kiến thức sinh học vào giải  thích các hiện tượng thực tế, hoặc giải quyết các tình huống cụ  thể… đồng 
  11.  10 /15 thời khiến bài giảng  khiến bài giảng trở nên thú vị hơn.   Ví dụ với bài Bạch cầu – Miễn dịch:   Sau khi thiết kế  phiếu học tập(  ở  bước 3 của biện pháp 2), làm thử  tôi  thấy để    mỗi học sinh   đọc hết câu hỏi và trả  lời được các câu hỏi cần   khoảng thời gian ít nhất là 5 phút. Sau đó  các con thảo luận 1 rồi viết vào  padled thì cần thêm khoảng  3 phút . Tôi nhận định tổng thời gian cho các   con hoạt động nhóm sẽ là 8 phút.   Với thời gian hoạt động nhóm  ở  phần I là 8 phút sẽ   ảnh hưởng đến các  phần khác của bài học, không đảm bảo thời gian, nên tôi đã giao  phiếu học  tập  cho  các con tìm hiểu và hoàn thành trước các câu hỏi từ ở nhà. Và để  học sinh thuận lợi trong việc hoàn thành bài tập tôi cũng  chuẩn bị  thêm học liệu, tranh  ảnh, video clip , mô hình, mẫu vật các phương tiện  để  các con tìm hiểu, khai thác trên cơ sở đó các con thảo luận nhóm hoàn thành  nhiệm vụ ví dụ các hình 14­1, 14­2,  14­3 và 14 ­4SGK Sinh học 8.  Ngoài ra   tôi còn sưu tầm thêm  các video clip mô tả 3 quá trình :Thực bào, hoạt động   của tế bào B, hoạt động của Tế bào T.  Sau đó  gửi cho các con. Yêu cầu các   con hoàn thành trước khi vào bài học mới.   5. Biện pháp 5. Sử  dụng tính năng chia phòng của zoom   cho học sinh  hoạt động nhóm  nhằm tăng tương tác giữa học sinh với học sinh đồng  thời phát huy năng lực hợp tác nhóm.        Khi phương pháp dạy học theo nhóm được tổ chức có ý nghĩa rất tích  cực; tạo điều kiện cho nhiều người tham gia, tạo cho mỗi cá nhân học được  kiến thức của bạn. Phát triển cho học sinh các năng lực xã hội (như nghe,  nói, tranh luận, lãnh đạo…) hiểu thêm về bản thân (tự đánh giá), về bạn bè,  thông qua việc trao đổi, chia sẻ, học hỏi  lẫn nhau. Biết lắng nghe làm theo  quy định và sự phân công của nhóm. Tạo điều kiện cho mỗi người có thể tự  thích ứng dần với sự phân công lao động hợp tác của cộng đồng trong tương  lai.  Vậy tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm trực  tuyến  như thế nào? Gồm các bước:  +Làm việc chung cả lớp.     ­Giáo viên nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức.    ­ Tổ chức nhóm, chia phòng zoom, gửi link bài tập vào ô chát      ­ Hướng dẫn học sinh coppy link bài tập sau đó vào phòng họp nhỏ, hạn chế 
  12.  11 /15 thời gian.  + Làm việc theo nhóm:   ­Học sinh  đăng nhập vào phòng họp nhỏ theo hướng dẫn    ­ Trong mỗi phòng nhỏ học sinh tự phân công trong nhóm.   ­Cử nhóm trưởng điều khiển hoạt động của nhóm.   ­Cử thư ký ghi chép, trình bày ý kiến của nhóm. + Thảo luận tổng kết trước lớp.    ­ Hết thời gian hoạt động nhóm các con trở về phòng học chính    ­Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả.   ­Thảo luận chung   ­  Giáo viên tổng kết, giúp học sinh hoàn thiện và đặt vấn đề tiếp theo.  Ví dụ minh họa  ở biện pháp 6. 6. Biện pháp 6. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp một các khoa  học  Việc tổ chức các hoạt đông dạy học trên lớp khoa học sẽ  mang lại hiệu quả  dạy học cao. Để có được sự khoa học khi tổ chức dạy học giáo viên cần phải  có kế hoạch tỉ mỉ cho từng hoạt động từ lúc điểm danh cho đến khi giờ học  kết thúc.   ­Để điểm danh hiệu quả và không mất thời gian: GV yêu cầu học sinh đăng  nhập theo số thự tự trong sổ điểm,( Ví dụ: 2.8A.Nguyễn Anh)  đến khi điểm  danh cô tắt hết míc của học sinh lúc đó tên HS sẽ hiện theo số thứ tự từ 1 đến  hết. GV sẽ dễ dành thấy được bạn nào chưa vào lớp.   ­Để hoạt động nhóm có hiệu quả không mất khời gian: Giáo viên  phải nêu  nhiệm vụ cho học sinh, gửi đường link bài tập vào ô chát và yêu cầu các nhóm  coppy đường link trước khi cô chia phòng nhỏ. ( như vậy cô không phải gửi  link bài tập vào các phòng nhỏ). Cài thời gian trên máy để hết giờ các con tự  về phòng chính. Ví dụ : Tổ chức các hoạt động dạy học bài : Bạch cầu – Miễn dịch:  Bước 1: Ổn định lớp  ­ Mở phòng học trước 15 phút ­ Duyệt học sinh vào lớp  ­ Yêu cầu các tổ trưởng báo cáo sĩ số, báo cáo số bạn đã hoàn thành phiếu học  tập cá nhân.  ­ Thử míc, cam.
  13.  12 /15 ­ Yêu cầu học sinh bật cam,tắt míc.. Bước 2: Chia sẻ màn hình dạy học và thực hiện các hoạt động dạy học   A: Khởi động: ( 3 phút)    Các câu hỏi:      1.  Em hãy nêu thành phần của máu?     2.  Em hãy nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu?     3.  Môi trường trong gồm những thành phần nào?  Có vai trò gì  đối với cơ  thể? Cách tiến hành:  ­  Giáo viên mở  trò chơi vòng quay măn mắn  ­ Phổ biến luật chơi. Mũi tên quay và tên bạn nào bạn đó sẽ trả lời câu hỏi. ­  Sau khi trả lời đúng câu hỏi học sinh có thể bấm vào phần thưởng: Là 1  phần quà hoặc 1 điểm 10.  Sau khi các em trả lời đúng 3 câu hỏi  , GV đặt vấn đề vào bài theo sơ đồ:   B. Hình thành kiến thức mới :    Hoạt động 1: Tìm hiểu các hoạt động chủ yếu của bạch cầu: Tiến hành: + Học sinh:  sẽ coppy link bài tập( cô gửi vào ô chát) sau đó vào một phòng  zoom nhỏ  + GV  hướng dẫn  hoạt động nhóm:  học sinh vào phòng họp nhỏ, thảo luận   và hoàn thành  bài tập chung của nhóm vào padlet.  +  Gv chia phòng nhỏ, hướng dẫn  học sinh vào phòng  Các hoạt động dạy ­ học   Nội dung   *Chuyển giao nhiệm vụ học tập I. Các hoạt động chủ  ­ Giáo viên phổ biến hình thức học tập:  yếu của bạch cầu ­ Chia lớp thành 4 nhóm: mỗi nhóm là 1  tổ 
  14.  13 /15 ­ Giới hạn thời gian: 5 phút ­ Nội dung thảo luận: Phiếu hoạt động  nhóm ( phiếu lấy trên link padlet) *Thực hiện nhiệm vụ ­ Học sinh  B1: Tự cử nhóm trưởng thư ký: B2: Làm việc cá nhân tự  xem lại phần  phiếu học tập đã chuẩn bị  từ   ở  nhà (1  phút)   B3:  Cả nhóm trao đổi bàn bạc thống  nhất các ý kiến  sau đó thư ký ghi vào   padled của nhóm  ( 4 phút)  ­ GV: quan sát *Báo cáo kết quả  thảo luận + nhận   định, kết luận cuối mỗi báo cáo ­ Đại diện các nhóm  trình bày kết  quả . Các nhóm  có thể trình bày trên  ­Thực bào: Bạch cầu hình  padlet ,  video clip ( hoặc trên  thành chân giả bắt và nuốt  Powerpoint)   vi khuẩn rồi tiêu hoá chúng  *Nhóm 1: Cử đại diện trình bày về  sự thực bào  và  nêu khái niệm thực  bào ­Kháng nguyên là phân tử   Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. ngoại lai có khả năng kích   Giáo viên nhận xét, kết luận, nhận  thích cơ thể tiết kháng thể. định ­ Kháng thể: Là những phân   *Nhóm 2: Trình bày về kháng  tử prôtêin do cơ thể tiết ra  nguyên, kháng thể, cơ chế  tương  chống lại kháng nguyên. tác giữa kháng nguyên và kháng thể. ­   Cơ   chế:   chìa   khoá   ổ    Các nhóm khác nhận xét, bổ sung  khoá. Giáo viên nhận xét, kết luận, nhận  ­  Tế bào B Tiết kháng thể  định vô hiệu hoá kháng nguyên. *Nhóm 3: Tế bào B chống lại kháng  +   Tế   bào   T   nhận   diện,  nguyên bằng cách nào? tiếp xúc với tế  bào nhiễm  Các nhóm khác nhận xét, bổ sung  bệnh và  phá huỷ chúng
  15.  14 /15 Giáo viên nhận xét,  kết luận, nhận  định. *Nhóm 4: Tế bào T đã phá huỷ các tế  bào nhiễm vi khuẩn, vi rút bằng cách  nào? Các nhóm khác nhận xét, bổ sung  Giáo viên nhận xét,  kết luận, nhận  định. Hoạt động 2: Tìm hiểu về miễn dịch  Các hoạt động dạy ­ học   Nội dung   *Chuyển giao nhiệm vụ học tập II. Miễn dịch  ­ GV cho một ví dụ: Khi có dịch đau mắt  đỏ có một số người mắc bệnh, nhưng  cũng có nhiều người không bị mắc.  Những người đó có khả năng miễn dịch  với bệnh này. ? Miễn dịch là gì? ? Có những loại miễn dịch nào? ­  Miễn dịch:  Là khả  năng  ? Sự khác nhau giữa các loại miễn dịch đó  không   mắc   một   số   bệnh  là gì? của người dù sống  ở  môi  ?Phân biệt MD bẩm sinh và MD tập nhiễm  trường   có   vi   khuẩn   gây  ? bệnh. *Thực hiện nhiệm vụ ­ Có 2 loại miễn dịch: ­ HS: Làm việc cá nhân tự do đề xuất +   Miễn   dịch   tự   nhiên:   có  ­ GV: quan sát được một cách ngẫu nhiên,  ­ Dự kiến sản phẩm:   bị  động từ  khi cơ  thể  mới  Miễn dịch: Là khả năng không mắc một số  sinh ra hay sau khi cơ  thể  bệnh của người dù sống  ở  môi trường có  đã nhiễm bệnh. vi khuẩn gây bệnh. Gồm MD bẩm sinh và MD  ­ Có 2 loại miễn dịch:Miễn dịch tự  nhiên  tập nhiễm. và miễn dịch tập nhiễm  + Miễn dịch nhân tạo: có  ­ Sự khác nhau giữa MDTN và MDNT được 1 cách không ngẫu  *Báo cáo kết quả: nhiên,   chủ   động   khi   cơ  ­ Hs trình bày kết quả  thể  chưa bị  nhiễm bệnh 
  16.  15 /15 *Đánh giá kết quả: bằng   cách   tiêm   phòng  ­ Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá văcxin. ­ Giáo viên nhận xét, đánh giá  ­ GV mở rộng về chương trình tiêm chủng   mở rộng toàn dân, liên hệ với việc tiêm  vắcxin phòng covid 19  GV: chốt kiến thức, ghi bảng. C:  Luyện tập (8') Tiến hành: ­ Giáo viên gửi link bài tập trên phần mềm quizziz cho học sinh hoàn thành   bài tập.  ­ Học sinh click vào đường link và làm bài tập. Mỗi học sinh làm 10 câu hỏi,  đúng mỗi câu hỏi được 1 điểm. ­ Sau khi cả lớp hoàn thành bài tập giáo viên chữa bài  cho học sinh  D.  Vận dụng( 2 phút)    Cho học sinh trả lời 2 câu hỏi có tính thực tế:  1.Có phải Bạch cầu có khả  năng tiêu diệt tất cả  các loại vi rút, vi khuẩn   xâm nhập vào cơ thể?  2. Để tạo miễn dịch cho cơ thể trong việc chủ động phòng ngừa covid 19,  nhà nước đã đẩy mạnh tiêm văcxin toàn dân. Em hãy cho biết những loại   văcxin  được tiêm cho người dân phòng dịch covid 19? E. KẾT QUẢ THỰC HIỆN Sau khi áp dụng các biện pháp này vào các tiết học, tôi nhận thấy các giờ  học trực tuyến  đã sôi nổi hơn rất nhiều, các em cảm thấy hứng thú hơn, tự  tin hơn trong học tập, khi hoạt động nhóm các em trình bày vấn đề rõ ràng,  mạch lạc hơn. Trong quá trình học các em đã được tham gia tích cực trong   cả  quá trình, từ  việc tham gia xây dựng tìm kiến thức mới đến việc vận   dụng giải thích vào thực tế, vì thế  học sinh nhớ  lâu, nhớ  chính xác, có hệ  thống...kết quả  là các em thích học môn Sinh học hơn, kết quả  học tập   được nâng lên rõ rệt. Các giờ dạy của tôi được đồng nghiệp dự giờ đánh giá  tốt. So sánh đối chứng:  Điểm kiểm tra khảo sát đầu năm(trước khi áp dụng đề  tài) và điểm kiểm  tra  học kỳ I (sau khi áp dụng đề tài)  năm học 2021­2022 của  lớp 8A 
  17.  16 /15 Thời gian Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Trước   khi   áp  46 53% 37% 10% dụng đề tài Sau   khi   áp  46 81% 19 % 0% dụng đề tài     Điểm kiểm tra khảo sát  trước khi áp dụng các biện pháp và điểm kiểm  tra học kỳ I (sau khi áp dụngđề tài)  năm học 2021­2022 của  lớp 8B  Thời gian Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Trước   khi   áp  44 49 % 39,5 % 11,5 % dụng đề tài Sau   khi   áp  44 75% 22,5% 2,5% dụng đề tài   G. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Sau khi  thực hiện các biện pháp trên trong các giờ dạy học trực tuyến  dạy   học tôi nhận thấy: 1. Để tiến hành tốt một tiết học trực tuyến cần có sự chuẩn bị chu đáo của   cả thầy và trò  những phương tiện, thiết bị theo yêu cầu tiết học như giáo án  word, giáo án Powerpoint, máy tính, đường truyền mạng, loa, míc, mỗi học  sinh cần được trang bị thiết bị học tập với đủ mic, cam..…  2. Khi học trực tuyến học sinh dễ nhàm chán và  mất tập trung, làm việc  riêng,  khi  thầy cô chỉ dùng một phương pháp từ đầu đến cuối giờ học. Do  vậy cần kết hợp một cách khéo léo, linh hoạt phương pháp dạy học đặc thù  với phương pháp khác như: Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề,  phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ, phương pháp trò chơi… Theo   đó giáo viên cần thành thạo các tính năng các phần mềm dạy học như zoom,   Googclassroom,…   và   thành   thạo   các   phần   mềm   ứng   dụng   như   Quizziz,   Padlet, Google From hay Google trang tính…    H. NHỮNG KIẾN NGHỊ Để  phát huy hiệu quả   dạy học trực tuyến môn sinh học 8 tôi xin có 1 số  khuyến nghị như sau:  ­ Với phụ  huynh học sinh: cần trang bị  đầy đủ  cho các con phương tiện  học tập trực tuyến, cam, mic, loa, đường truyền mạng, quan tâm động viên  
  18.  17 /15 các con học tập… ­ Với nhà trường và phòng giáo dục: nên có những biện pháp, hình thức  khuyến khích, động viên giáo viên tích cực tìm tòi sáng tạo trong dạy học  trực tuyến, nâng cao trình độ CNTT phục vụ giảng dạy.   Trong dạy học trực  tuyến có rất nhiều biện pháp. Trên đây chỉ là một số  biện pháp mà tôi đã từng thực hiện có hiệu quả.Tôi rất mong nhận được sự  đóng góp ý kiến quý báu của các thầy giáo, cô giáo trong tổ  khoa học tự  nhiên, của Ban giám hiệu nhà trường và của các đồng nghiệp để  đề  tài của   tôi ngày càng hoàn thiện hơn.  Tôi xin chân thành cảm ơn! 
  19. PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH HỌC SINH LỚP 8A, 8B TRONG GIỜ  HỌC TRỰC TUYẾN SINH HỌC 8  Phần khởi động cũng như phần luyện  tập các con hào hứng hơn với phần chơi  quizziz, vòng quay may mắn, Ai là triêu phú vv..
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2