intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Ngữ văn 7 bằng phương pháp sử dụng bản đồ tư duy

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:19

17
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm "Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Ngữ văn 7 bằng phương pháp sử dụng bản đồ tư duy" được thực hiện nhằm tìm hiểu lí luận và thực tiễn, tôi đi sâu vào khai thác nội dung và phương pháp, sử dụng các bản đồ tư duy để dạy môn Ngữ văn, ở 2 lớp khối 7 ở trường trung học cơ sở; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thường xuyên sưu tầm trên mạng, trên nhóm chuyên môn...để lấy tư liệu áp dụng vào bài giảng, làm cho bài giảng trở nên sinh động, phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy môn Ngữ văn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Ngữ văn 7 bằng phương pháp sử dụng bản đồ tư duy

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG TRƯỜNG THCS LIÊN TRUNG --------o0 0o--------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN NGỮ VĂN 7 BẰNG PHƯƠNG PHÁP DÙNGBẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG TRƯỜNG THCS. Môn: Ngữ văn Cấp hoc: Trung học cơ sở Tên Tác giả: Tạ Thị Kiên Đơn vị công tác: Trường THCS Liên Trung Đan Phượng – Hà Nội Chức vụ: Giáo viên A.ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận Ngữ văn là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội. Đây là môn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người. Đồng thời môn học này có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Mặt khác nó cũng là môn học thuộc nhóm công cụ, môn Văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với rất
  2. 2/14 nhiều các môn học khác trong các nhà trường phổ thông. Học tốt môn Văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại, các môn học khác cũng góp phần học tốt môn Văn. Điều đó đặt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành,giảm lí thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú, sinhđộng của cuộc sống. 2. Cơ sở thực tiễn: Năm học 2011 - 2012 là năm học Bộ giáo dục và đào tạo tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Ngữ văn trong các nhà trường phổ thông. Một trong những phương pháp dạy học mới và hiện đại nhất được đưa vào là phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy (BĐTD) - một phương pháp dạy học mới đang được rất nhiều nước trên thế giới áp dụng. Qua việc tìm hiểu và vận dụng phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy, tôi nhận thấy phương pháp dạy học này rất có hiệu quả trong công tác giảng dạy và học tập của học sinh. Bước đầu đã giảm bớt được tâm lý ngại học văn, khơi gợi trong học sinh tình yêu đối với môn học, đồng thời đem đến cho các em cái nhìn mới, tư duy mới về môn học Ngữ văn. Vậy thế nào là phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy? Cần sử dụng bản đồ tư duy như thế nào để nâng cao chất lượng trong các giờ học văn? Đó là những vấn đề tôi muốn cùng được chia sẻ với các đồng nghiệp trong sáng kiến kinh nghiệm này. Bản đồ tư duy là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. BĐTD một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu tả nó l à một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não, giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não. BĐTD giúp học sinh có được phương pháp học hiệu quả hơn.Việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học. Thực tế cho thấy một số học sinh học rất chăm chỉ nhưng vẫn học kém, các em thường học bài nào biết bài đấy, học phần sau đã quên phần trước và không biết liên kết các kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến thức đã học trước đó vào những phần sau. Phần lớn số học sinh khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi chép để lưu thông tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình. Sử dụng thành thạo BĐTD trong dạy học sẽ gúp học sinh có được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. BĐTD - giúp học sinh học tập một cách tích cực. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà
  3. 3/14 do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình vì vậy việc sử dụng BĐTD giúp họcsinhhọc tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não. Xuất phát từ những lí do trên, cùng với quá trình giảng dạy của bộ môn tôi xây dựng đề tài.“ Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Ngữ văn 7 bằng phương pháp sử dụng bản đồ tư duy”. 3. Mục đích viết sáng kiến kinh nghiệm Trên cơ sở tìm hiểu lí luận và thực tiễn, tôi đi sâu vào khai thác nội dung và phương pháp, sử dụng các BĐTD để dạy môn Ngữ văn, ở 2 lớp khối 7 ở trường trung học cơ sở.Tôi viết đề tài này ngoài việc củng cố kiến thức, tôi còn trau dồi đạo đức rèn luyện kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời giáo dục tư tưởng đạo đức, rèn kĩ năng cho học sinh, tăng sự yêu thích môn Văn.Tôi cùng với các đồng chí giáo viên dạy môn Ngữ văn, trao đổi những kinh nghiệm trong phương pháp giảng dạy sử dụng BĐTD để đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học hiện nay.Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thường xuyên sưu tầm trên mạng, trên nhóm chuyên môn...để lấy tư liệu áp dụng vào bài giảng, làm cho bài giảng trở nên sinh động, phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy môn Ngữ văn. 4. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh lớp7 ở trường trung học cơ sở. 5 . Phạm vi và thời gian: Phạm vi của đề tài thực hiện ở lớp 7 trường THCS. Thời gian thực hiện đề tài từ năm 2020 đến nay tôi thường xuyên áp dụng vào bài giảng, kết quả giờ học rất sinh động, học sinh có hứng thú học hơn. 6 . Đối tượng khảo sát thực tế: Trong quá trình giảng dạy tôi tiến hành các biện pháp khảo sát như sau: Điều tra tình hình học tập của học sinh đối với môn Ngữ văn.Tiến hành dạy mỗi lớp 7 một bài để lấy kết quả giờ học. Lớp Giỏi Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 7b(35hs) 5 14 10 28,5 15 43,5 5 14 7c(29 hs) 1 3 7 24 14 48 7 24
  4. 4/14 Từ những kết quả giờ học trên tôi rút ra nhận xét như sau. Nhà văn hoá lớn của nhân loại Lê-nin từng nói:"Văn học là nhân học" vậy mà một thực trạng đáng lo ngại là học sinh bây giờ không còn thích học văn. Thực trạng này lâu nay đã được báo động. Ban đầu chỉ đơn thuần là những lời than thở với nhau của những người trực tiếp giảng dạy môn văn và nay đã trở thành vấn đề của báo chí và dư luận. Ai đã trực tiếp dạy và chấm bài làm văn của học sinh trong những năm gần đây mới thấy cần thiết phải có những thay đổi về phương pháp dạy văn và học văn hiện nay. Qua công tác giảng dạy cũng như chấm trả các bài kiểm tra Ngữ văn, tôi nhận thấy có rất nhiều những biểu hiện thể hiện tâm lý chán học văn của học sinh, cụ thể là: Học sinh thờ ơ với Văn: Những năm gần đây, nhiều người quan tâm đến côngtác giáo dục không khỏi lo ngại trước một thực trạng, đó là tâm lý thờ ơ với việc học văn ở các trường phổ thông. Điều đáng buồn nhất cho các giáo viên dạy văn là nhiều học sinh có năng khiếu văn cũng không muốn tham gia đội tuyển văn. Các em còn phải dành thời gian học các môn khác. Phần lớn phụ huynh khi đã định hướng cho con mình sẽ thi khối A thì chỉ chủ yếu chú trọng ba môn: Toán, Lý, Hóa. Điều đáng lo ngại hơn nữa, là có không ít phụ huynh đã chọn hướng cho con thi khối A từ khi họctiểu học. Một bậc học mà học sinh còn đang được rèn nói, viết, mới bắt đầu làm quenvới những khái niệm về từ ngữ mà đã định hướng khối A thì thật là nguy hại. Khả năng trình bày: Khi học sinh tạo lập một văn bản giáo viên có thể dễ dàng nhận ra những lỗi sai cơ bản của học sinh như: dùng từ sai, viết câu sai, viết chính tả sai, bố cục và lời văn hết sức lủng củng, thiếu logic. Đặc biệt có những bài văn diễn đạt ngô nghê, tối nghĩa...Đây là một tình trạng đã trở nên phổ biến và thậm chí là đáng báo động trong xã hội ta. Mục tiêu của bậc học phổ thông là đào tạo con người toàn diện, nhưng thực tế hiện nay cho thấy, các bộ môn khoa học xã hội thường bị học sinh xem nhẹ, mặc dù kiến thức của các bộ môn này vô cùng quan trọng cho tất cả mọi người. Muốn khôi phục sự quan tâm của xã hội đối với các bộ môn khoa học xã hội, không thể chỉ bằng biện pháp kêu gọi mà chúng ta phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học văn, khơi gợi lại hứng thú học văn của học sinh, hình thành cho các em phương pháp học văn hiệu quả nhất. 7 . Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện tôi sử dụng các phương pháp: Dạy khảo sát ở lớp7và lấy kết quả.
  5. 5/14 Sử dụng phương pháp sưu tầm các nguồn tài liệu Phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá, nhận định, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp sử dụng câu hỏi gợi mở nêu vấn đề, phương pháp quan sát. Phương pháp trao đổi đàm thoại giữa giáo viên, với học sinh Phương pháp điều tra: Thông qua các bài tập, bài kiểm tra của học sinh để lấy số liệu so sánh đối chiếu kết quả. Phương pháp tổng hợp. B.NỘI DUNG 1.Bản chất của BĐTDtrong dạy học BĐTD là kĩ thuật dạy học tổ chức và phát triển tư duy giúp người học chuyển tảithông tin vào bộ não rồi được thông tin ra ngoài bộ não một cách dễ dàng, đồng thời làphương tiện ghi chép sáng tạo và hiệu quả, mở rộng, đào sâu
  6. 6/14 và kết nối các ý tưởng,bao quát được các ý tưởng trên phạm vi sâu rộng.Dạy học bằng bản đồ tư duy - một giải pháp góp phần đổi mới cơ bản giáo dục. a. BĐTD tận dụng được các nguyên tắc của trí nhớ siêu đẳng: Sự hình dung: BĐTD có rất nhiều hình ảnh để bạn hình dung về kiến thức cầnnhớ. Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của trí nhớ siêu đẳng với não bộ, BĐTD giống như một bức tranh lớn đầy hình ảnh màu sắc phong phú hơnlàmột bài học khô khan, nhàm chán. Sự liên tưởng, tưởng tượng: BĐTD hiển thị sự liên kết giữa các ý tưởng một cáchrất rõ ràng. Làm nổi bật sự việc: Thay cho những từ ngữ tẻ nhạt đơn điệu, BĐTD cho phépgiáo viên và học sinh làm nổi bật các ý tưởng trọng tâm bằng việc sử dụng những màusắc, kích cỡ, hình ảnh đa dạng. Hơn nữa, việc BĐTD dùng rất nhiều màu sắc khiếngiáo viên và học sinh phải vận dụng trí tưởng tượng sáng tạo đầy phong phú của mình.Nhưng đây không chỉ là một bức tranh đầy màu sắc sặc sỡ thông thường, BĐTD giúptạo ra một bức tranh mang tính lý luận, liên kết chặt chẽ về những gì được học. b. BĐTD sử dụng cả hai bán cầu não cùng một lúc: BĐTD thật sự giúp bạn tậndụng các chức năng của não trái lẫn não phải khi học. Đây chính là công cụ học tậpvận dụng được sức mạnh của cả bộ não. Nếu vận dụng đúng cách, nó sẽ hoàn toàn giảiphóng những năng lực tiềm ẩn trong bạn, đưa bạn lên một đẳng cấp mới, đẳng cấp củamột tài năng thực thụ hay thậm chí của một thiên tài. 2. Ý nghĩa của việc sử dụng BĐTD Sử dụng BĐTD giúp học sinh học tập độc lập, phát triển tư duylôgic: Học sinh tự có thể sử dụng BĐTD để hỗ trợ việc tự học ở nhà như tìm hiểu trước bài mới, củng cố, ôn tập kiến thức bằng cách vẽ BĐTD trên giấy, bìa… hoặc để tư duy một vấn đề mới. Qua đó phát triển khả năng tư duy lôgic, củng cố khắc sâu kiến thức, kĩ năng ghi chép. Học sinh trực tiếp làm viêc với máy tính, phát triển khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng máy tính trong học tập. BĐTD giúp HS học được phương pháp học: Việc rèn luyệnphương pháp họctập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mụctiêu dạy học. Thực tế cho thấy một số học sinh học rất chăm chỉ nhưng vẫn học kém. Phần lớn số học sinh này khi đọc sách hoặcnghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi chép để lưu thông tin, lưu kiến thức trọngtâm vào trí nhớ của mình. Sử dụng thành thạo BĐTD trong
  7. 7/14 dạy học học sinh sẽ họcđược phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. BĐTD giúp học sinh học tập một cách tích cực: Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và inđậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình vì vậyviệc sử dụng BĐTD giúp học sinh học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềmnăng của bộ não. Việc học sinh tự vẽ BĐTD có ưu điểm là phát huy tối đa tính sáng tạo của học sinh. phát triển năng khiếu hội họa, sở thích của học sinh, các em tự do chọn màu sắc (xanh,đỏ, vàng, tím…), đường nét (đậm, nhạt, thẳng, cong…), các em tự “sáng tác” nên trênmỗi BĐTD thể hiện rõ cách hiểu, cách trình bày kiến thức của từng học sinh vàBĐTD do các em tự thiết kế nên các em yêu quí, trân trọng “tác phẩm” của mình. 3. Yêu cầu khi sử dụng BĐTD a. Mục đích sử dụng Việc sử dụng BĐTD giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, giúp học sinh học tập tích cực đó chính là một trong những cách làm thiết thực triển khai nội dung dạy học có hiệu quả - nội dung quan trọng nhất trong năm nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động. Sử dụng thành thạo và hiệu quả Bản đồ Tư duy trong dạy học sẽ mang lại nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ trong phương thức học tập của học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên. Học sinh sẽ học được phương pháp học tập, tăng tính chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Giáo viên sẽ tiết kiệm được thời gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng, và quan trọng nhất sẽ giúp học sinh nắm được kiến thức thông qua một “bản đồ” thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức. b. Về nội dung, hình thức Người dùng có thể vẽ bản đồ tư duy bằng tay hoặc sử dụng phần mềm, chẳng hạn như MindMap. Những nguyên tắc để tạo sơ đồ tư duy tốt cần xem xét nhiều yếu tố bao gồm ảnh trung tâm của bản đồ, các nhánh, màu sắc, hình ảnh chủ đạo và từ khóa. Phải đảm bảo tính khoa học, chính xác, sát với nội dung bài học, đảm bảo tính khoa học, tính chính xác là yêu cầu chung. Tính khoa học được thể hiện ở chỗ các nhánh của bản đồ phản ánh chính xác nội dung chính của bài, khi nhìn vào đó người khác có thể hiểu được nội dung cả bài. c. Về phương pháp, kĩ thuật
  8. 8/14 Giáo viên vận dụng phối kết hợp với các phương pháp đặc trưng: Trong dạy học Ngữ văn, không có phương pháp nào là tối ưu, cho nên phải kết hợp đa dạng các phương pháp trong dạy học. Muốn truyền thụ được kiến thức cơ bản cho học sinh, người thầy phải vận dụng nhuần nhuyễn, hợp lí hệ thống các phương pháp dạy học. 4.Biện pháp thực hiện có hiệu quả 4.1.Dùng BĐTD kiểm tra bài cũ Khâu kiểm tra bài cũ sau mỗi bài học là quan trọng và không thể thiếu được trong dạy học nói chung và môn Ngữ văn nói riêng. Chính vì vậy tôi luôn thực hiện công việc này trước khi dạy bài mới. Ví dụ 1: Ở môn Ngữ văn 7 khi dạy Tiết 90 văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ, tôi kiểm tra bài cũ kiến thức bài Tinh thần yêu ngước của nhân dân ta, câu hỏi như sau: ? Em hãy trình bày nội dung chính của văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của tác giả Phạm Văn Đồng bằng BĐTD. Sau đó tôi gợi ý để học sinh có thể vẽ một sơ đồ các ý như sau 4.2Dùng BĐTD để dạy bài mới: Tùy thuộc vào mục đích, nội dung của bài, giáo viên có thể lựa chọn một số phương pháp và biện pháp sử dụng cho phù hợp. Khi sử dụng BĐTD giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu kiến thức mới ở nhà, khi lên lớpsau phần tìm hiểu chung là phần tìm hiểu chi tiếtgiáo viên cho học sinh tìm hiểu bố cục văn bản và tiến hành vẽ sơ đồ theo 2 bước đó là vẽ nhánh chính trước sau đó vẽ nhánh phụ.
  9. 9/14 Giáo viên đưa ra một từ khoá để nêu kiến thức của bài mới rồi yêu cầu học sinh vẽ BĐTD bằng cách đặt câu hỏi, gợi ý cho các em để các em tìm ra các tự liên quan đến từ khoá đó và hoàn thiện BĐTD. Qua BĐTD đó học sinh sẽ nắm được kiến thức bài học một cách dễ dàng. Ví dụ 2: Khi dạy văn bảnNam quốc sơn hà (Tiết 18, môn Ngữ văn lớp 7), sau phần đọc và tìmhiểu chung, giáo viên có thể hỏi: ? Bố cục văn bản có thể chia mấy phần, nội dung các phần như thế nào? Điều cần ghi nhớ sau khi học xong một văn bản là gì? Sau đó giáo viên vẽ mô hình BĐTD lên bảng. BĐTD gồm 4 nhánh chính, ở mỗi nhánh có thể phân thành nhiều nhánh nhỏ tuỳ thuộc vào nội dung bài học. Để có thể hoàn thiện được mô hình BĐTD của bài học, giáo viên sử dụng hệ thốngcâu hỏi định hướng để khai thác kiến thức. Học sinh sẽ dựa vào phần chuẩn bị văn bản để xác định các ý chính hai câu đầu, hai câu cuối, nghệ thuật, nội dung.). Tiếp tục gọi học sinhhoàn thành các nhánh của BĐTD bằng hệ thống câu hỏi nhỏ có tính gợi mở(nội dung chính của các câu, thái độ của tác giả như thế nào?). Phần nôi dung, nghệ thuật có thể viết hoặc không viết, BĐTD này giáo viên vẽ ở góc phải của bảng. Cuối cùng giáo viên cho điểm học sinh và chốt sơ đồ như sau: Ví dụ 3: Khi dạy Tiết 90 văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ (Ngữ văn7) tôi sử dụng BĐTD Trước khi lên lớp giáo viên yêu cầu học sinhtập vẽ sơ đồ ở nhà
  10. 10/14 trước. Ở trên lớp sau phần tìm hiểu chung vào phần tìm hiểu chi tiết, mục thứ nhất là Những biểu hiện của đức tính giản dị, tôi hỏi: ? Đức tính giản dị của Bác được biểu hiện ở những khía cạnh nào? Hãy trình bày bằng BĐTD. Tôi vẽ gợi ý từ khóa và 4 nhánh chính biểu hiện của đức tính giản dị sau đó gọi học sinh điền nội dung theo gợi ý của tôi, học sinh khác nhận xét câu trả lời của bạn. Cuối cùng tôi tiến hành dạy bài mới theo bản đồ đã vẽ, BĐTD đó như sau: Hết mục thứ nhất, tôi chuyển sang mục hai tìm hiểu về nghệ thuật lập luận của văn bản và tổng kết. 4.3Dùng BĐTD để củng cố kiến thức: Sau mỗi bài học, giáo viên hướng dẫn, gợi ý để học sinh tự hệthống kiến thức trọng tâm, kiến thức cần nhớ của bài học bằng cách vẽ BĐTD. Mỗibài học được vẽ kiến thức trên một trang giấy rời rồi kẹp lại thành tập. Việc làm nàysẽ giúp các em dễ ôn tập, xem lại kiến thức khi cần một cách nhanh chóng, dễ dàng. Ví dụ 4: Khi dạy phân môn Tiếng Việt, Tiết 50 Điệp ngữgiáo viên tổ chức cho học sinh vẽ BĐTDsaubài học để củng cố kiến thức, gợi ý của tôi là:
  11. 11/14 ? Để ghi nhớ biện pháp tu từ điệp ngữ, em cần chú ý nôi dung nào, hãy ghi lại bằng BĐTD. Học sinh có thể dễ dàng tổng hợp kiến thức tiếng Việt đã học bằng BĐTD dựa vào sách giáo khoa. Sau khi có một học sinh hoặc một nhóm học sinh vẽxong BĐTD sẽ cho một học sinh khác, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Có thể chohọc sinh vẽ thêm các đường, nhánh khác và ghi thêm các chú thích, ví dụ… rồi thảo luậnchung trước lớp để hoàn thiện, nâng cao kĩ năng vẽ BĐTD cho các em. Chúng ta có BĐTD như sau: Ví dụ 5 Tương tự như vậy, khi dạy học sinh Tiết 81 phân môn Tiếng Việt bài Câu đặc biệt,sau bài học tôi củng cố lại kiến thức bằng BĐTD Tôi định hướng để học sinh củng cố lại kiến thức của bài bằngcâu hỏi gợi mở. Trên cơ sở đó hình thành và củng cố kiến thức cho HS bằng BĐTD do học sinh tự thể hiện. Kiến thức cơ bản của bài học đảm bảo các nội dung: khái niệm, tác dụng, các dạng điệp ngữ. Tôi có thể khuyến khích học sinh vẽ sáng tạo và tô màu cho thêm phần hấp dẫn dựa trên gợi ý của giáo viên. BĐTD như sau:
  12. 12/14 Môn Ngữ văn là môn học đặc thù và cũng rất thú vị.Vì vậy đòi hỏi người thầy phải luôn luôn nỗ lực tìm tòi và học hỏi các phương pháp sư phạm phù hợp, đặt câu hỏi định hướng, sử dụng SGK, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là phương pháp trực quan, sử dụng các hình ảnh trong BĐTD thì người thầy sẽ kích thích học sinh học Ngữ văn, mỗi tiết học không nhất thiết phải sử dụng tất cả các phương pháp cũng như, không chỉ một phương pháp nào đó tối ưu, vấn đề là cần phải lựa chọn vận dụng, kết hợp các phương pháp với nhaucho phù hợp.Với vai trò là người đào tạo thế hệ trẻ chủ nhân tương lai của đất nước, tôi luôn ý thức được mình phải làm gì và dạy như thế nào để đạt kết quả tốt, từ đó tôi xác định những việc mình cần làm để cho một giờ dạy đạt hiệu quả cao.Trước hết tôi làm tốt khâu chuẩn bị bài, nghiên cứu tài liệu, các nguồn sử liệu có liên quan tới bài, sử dụng các phương pháp xây dựng giáo án, ứng dụng công nghệ thông tin vào bài. Chuẩn bị phần hướng dẫncũng như phương pháp hướng dẫn học sinh học tập lĩnh hội kiến thức mới và củng cố ghi nhớ bài. Từ đó các em sẽ nắm vấn đề nhanh hơn, rồi rút ra nhận xét, đánh giá khắc sâu kiến thức của bài học. Cũng như các môn học khác thì tác phong ngôn ngữ trong dạy học nói chung rất quan trọng.Bởi vậy trước mỗi giờ dạy học tôi luôn chú trọng trong việc chuẩn bị tác phong ngôn ngữ cho phù hợp, truyền cảm để thu hút sự chú ý của học sinh, diễn đạt sao cho dễ hiểu phù hợp với tâm lý lứa tuổi của học sinh trung học cơ sở.
  13. 13/14 Khi kết thúc bài học giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài mới, yêu cầu học sinh phải chuẩn bị.Một giờ dạy học tốt là giờ xây dựng giáo án tốt, là giờ dạy học gây được hứng thú hấp dẫn lôi cuôn.Cả thầy và trò đều cảm thấy thoải mái. Như vậy, sau mỗi bài học bằng việc sử dụng BĐTD học sinh nhớ bài được lâu hơn so với cách truyền thống và cũng kích thích được sự sáng tạo của học sinh. Vì vậy, học sinh có hứng thú học tập và luôn chủ động tham gia nghiên cứu bài để lĩnh hội kiến thức. 5. Kết quả thực hiện Việc sử dụng BĐTD giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, giúp học sinhhọc tập tích cực đó chính là một trong những cách làm thiết thực triển khai nội dungdạy học có hiệu quả - nội dung quan trọng nhất trong năm nội dung của phong trào thiđua “Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sử dụng thành thạo và hiệu quả bản đồ tư duy trong dạy học sẽ mang lại nhiều kếtquả tốt và đáng khích lệ trong phương thức học tập của học sinh và phương phápgiảng dạy của giáo viên. Học sinh sẽ học được phương pháp học tập, tăng tính chủđộng, sáng tạo và phát triển tư duy. Giáo viên sẽ tiết kiệm được thời gian, tăng sự linhhoạt trong bài giảng, và quan trọng nhất sẽ giúp học sinh nắm được kiến thức thôngqua một “bản đồ” thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức. Sau một thời gian ứng dụng BĐTD trong đổi mới phương pháp dạy học nói chungvà đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn nói riêng, tôi thấy bước đầu có nhữngkết quả khả quan. Tôi đã nhận thức được vai trò tích cực của ứng dụng BĐTD tronghỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học. Biết sử dụng BĐTĐ để dạy bài mới, củng cốkiến thức bài học, tổng hợp kiến thức chương, phần. Học sinh hiểu bài nhanh hơn,hiệu quả hơn. Đa số các em học sinh khá, giỏi đã biết sử dụng BĐTD để ghi chép bài,tổng hợp kiến thức môn học. Một số học sinh trung bình đã biết dùng BĐTD để củngcố kiến thức bài học ở mức đơn giản. Đối với môn Ngữ văn, học sinh rất hào hứngtrong việc ứng dụng BĐTD để ghi chép bài nhanh, hiệu quả, đặc biệt là trong học Tiếng Việt. Vì vậy cuối tuần 24 năm học 2021 – 2022 tôi tiến hành dạy khảo sát lấy kết quả học tập ở lớp hai lớp 7 tôi daychất lượng bộ môn được nâng lên. Lớp Giỏi Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL %
  14. 14/14 7b(35 hs) 8 23 18 51 9 26 0 0 7c(29 hs) 4 14 12 41 10 34 3 10 Với chất lượng bài kiểm cho thấy các em đều hứng thú học, tham gia tích cực vào việc học và tìm hiểu kiến thức nên các em nắm bài rất chắc và năng lực tư duy tổng hợp của các em cũng rất phát triển bởi vậy các em đều làm bài tốt, tỉ lệ bài đạt điểm khá, giỏi được nâng cao hơn hẳn, các bài đạt điểm yếu kém ít hơn chỉ còn ở lóp 7c vài em. Kết quả giờ dạy là nguồn minh chứng rõ nét nhất cho quá trình thực hiện giảng dạy và là nguồn cổ vũ động viên tích cực nhất đối với các giáo viên.
  15. 15/14 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. 1. Kết luận Việc sử dụng BĐTD trong dạy học Ngữ văn nhằm đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao hiệu quả bài học, gây hứng thú học tập cho học sinh tạo cho các em sự yêu thích đối với môn Ngữ văn. Từ sự yêu thích đó các em mới tìm tòi những kiến thức mà mình chưa biết, khuyến khích khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, phát triển năng lực nhận thức của học sinh. Đồng thời, đây cũng là con đường ngắn nhất để lĩnh hội kiến thức ở học sinh, từ đó hình thành khái niệm và rút ra những bài học kinh nghiệm cho thực tiễn, trên cơ sở đó giúp học sinh từ biết đến hiểu, và hiểu đến vận dụng vào thực tiễn cuộc sống, từ đó giúp các em ham học hơn và góp phần vào việc nâng cao chất lượng của giờ học Ngữ văn. Với ý nghĩa to lớn của việc sử dụng BĐTD trong dạy học nói chung ở trường phổ thông, để đạt được hiệu quả khi tiến hành phương pháp này trước hết giáo viên phải nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng BĐTD. Thường xuyên sử dụng những BĐTD phù hợp vào quá trình dạy học. Điều quan trọng là giáo viên cần sử dụng một cách khoa học, hiệu quả, kết hợp với các phương pháp dạy học khác làm cho giờ học Ngữ văn có sức hấp dẫn, lôi cuốn, phát huy hứng thú học tập của học sinh. Việc sử dụng BĐTD vào dạy học Môn Ngữ văn ở trường THCS đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian, trên cơ sở nội dung SGK, sách giáo viên, tư liệu sinh động, giáo viên sưu tầm những BĐTD và đưa ra những biện pháp sử dụng một cách phù hợp, đáp ứng được mục tiêu bài học. Có thể thấy rằng, có rất nhiều cách vẽ BĐTD, nếu được khai thác một cách triệt để, sử dụng với phương pháp hợp lí, khoa học trong dạy học ở trường THCS sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn. 2. Khuyến nghị Ngữ văn là một trong những môn học quan trọng trong nhà trường, để dạy tốt môn học nói chung, người thầy phải đầu tư thời gian nghiên cứu trên cơ sở nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên, luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, sưu tầm các nguồn tài liệu, có óc sáng tạo và đưa ra những phương pháp sử dụng BĐTD một cách khoa học, hợp lý, cùng với trang thiết bị, máy chiếu đa năng… sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn ở trường THCS. Tôi xin chân thành cảm ơn!
  16. 16/14
  17. D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chuẩn kiến thức kĩ năng. 2. Sách giáo khoa Ngữ văn 7 3. Sách giáo viên Ngữ văn 7 4. Đỗ Ngọc Thống - Dạy học phát triển năng lực môn Ngữ văntrung học cơ sở - nhà xuất bản ĐHSP Hà Nội – 5. Tham khảo nhóm Ngữ văn Trường THCS Liên Trung 6. www.Mind- map.com .
  18. PHIẾU ĐIỀU TRA Ý KIẾN CỦA HỌC SINH Họ và tên:…………………………………………………………………… Lớp: ………………………………………………………………………… Em khoanh tròn vào phương án mà em thấy đúng với bản thân trong quá trình học tập môn Ngữ văn ở Trường THCS vào các câu hỏi dưới đây: 1.Em có thich học môn Ngữ văn? a.Yêu thích b. Bình thường c. Không yêu thích. 2. Lí do em yêu thích, bình thường hoặc không yêu thích? …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………..……. Phiếu điều tra số liệu khảo trước khi thực hiện đề tài Lớp 7b Yêu Bình Không yêu thích và lớp 7c thích thường SL % SL % SL % 64 H/S 15 23,0 20 32,0 29 45,0 Phiếu điều tra số liệu khảo sát sau khi đã thực hiện đề tài. Lớp 7b Yêu Bình Không yêu thích và 7c thích thường SL % SL % SL % 64 H/S 34 53,0 30 47,0 0 0
  19. MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Cơ sở lý luận 1 2. Cơ sở thực tiễn 1 3. Mục đích viết sáng kiến kinh nghiệm 2 4. Đối tượng nghiên cứu 2 5. Phạm vi thời gian 2 6. Đối tượng khảo sát thực tế 2 7. Phương pháp nghiên cứu 4 B. NỘI DUNG 5 1. Bản chất của bản đồ tư duy (BĐTD) trong dạy học 5 2. Ý nghĩa của việc sử dụng BĐTD 5 3. Yêu cầu khi sử dụng BĐTD 6 a. Về mục đích sử dụng 6 b. Về nội dung kĩ thuật 6 c. Về phương pháp, kĩ năng 7 4. Biện pháp thực hiện có hiệu quả 7 4.1. Dùng BĐTD để kiểm tra bài cũ 7 4.2. Dùng BĐTD để dạy bài mới 7 4.3. Dùng BĐTD để củng cố kiến thức sau bài học 9 5. Kết quả thực hiện 12 C. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ 14 1. Kết luận 14 2. Khuyến nghị 14 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2