intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn Hóa học

Chia sẻ: Bobietbo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

37
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là xây dựng nội dung, hình thức tổ chức một giờ học tập nhằm nâng cao khả năng ghi nhớ, kĩ năng tổng hợp, khái quát hoá cho học sinh lớp 9 Tạo hứng thú học tập, tăng khả năng hoạt động, độc lập, kỹ năng hoạt động hợp tác theo nhóm ở học sinh Áp dụng vào thực tế giảng dạy. Đúc rút kinh nghiệm cho việc giảng dạy sau này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn Hóa học

  1. I. PHẦN MỞ ĐẦU: Thời đại ngày nay, nhiều thành tựu khoa học và công nghệ xuất hiện một cách hết sức bất ngờ và cũng được đổi mới một cách cực kì nhanh chóng. Hệ thống giáo dục theo đó cũng đặt ra những yêu cầu mới. Từ việc thi thố tài năng bằng sự thuộc lòng những hiểu biết “uyên thâm”, chuẩn mực người giỏi là “thông kim bác cổ”, hiểu biết “thiên kinh vạn quyển” đã dần thay thế bởi năng lực ra những quyết định sáng tạo trong các tình huống không ngừng biến động của hoàn cảnh. Trước đòi hỏi thực tiễn của Việt nam trên con đường hội nhập và phát triển thì đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh là hết sức cần thiết. Luật giáo dục, điều 28.2 có ghi “Phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Nền giáo dục mới đòi hỏi không chỉ trang bị cho học sinh kiến thức mà nhân loại đã tìm ra mà còn phải bồi dưỡng cho học tính năng động, óc tư duy sáng tạo và thực hành giỏi, tức là đào tạo những con người không chỉ biết mà phải có năng lực hành động. Trong những năm gần đây, ngành giáo dục nước ta đã có nhiều đổi mới về chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học. Tuy nhiên, việc dạy và học trong nhiều trường phổ thông ở nước ta hiện nay vẫn còn chịu tác động nặng nề bởi mục tiêu thi cử. Việc dạy học chủ yếu vẫn là truyền thụ một chiều, ít dạy cho học sinh cách học, cách suy nghĩ, cách giải quyết vấn đề một cách độc lập, sáng tạo, cách dạy còn mang nặng tính lí thuyết, xa rời thực tiễn mà người học đang sống. 1. Lí do chọn đề tài Hiện nay, kiến thức không còn là tài sản chỉ của riêng trường học. Học sinh có thể tiếp nhận các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Lượng thông tin đa chiều mà học sinh tiếp nhận đã làm thay đổi cách nhìn đối với vai trò của dạy 1
  2. học, do đó cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục và học tập trong nhà trường không thể thực hiện như trước đây. Hệ thống giáo dục đang đứng trước áp lực rất lớn về việc cần phải đổi mới. Vấn đề đặt ra với nhà trường là làm thế nào để học sinh có thể làm chủ kiến thức để có thể giải quyết được những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống xung quanh họ? Lựa chọn nội dung kiến thức, thông tin như thế nào để đáp ứng được điều đó? Và khi đã lựa chọn được những nội dung cần dạy thì làm thể nào để tổ chức tốt những nội dung đó sao cho người học tích cực, tự lực chiếm lĩnh kiến thức? Đây thực sự là những thách thức đối với giáo viên, họ cần phải thực hiện công việc dạy học của mình theo cách hoàn toàn mới. GV không chỉ là người đưa đến cho học sinh một lượng kiến thức xác định mà thay vào đó, GV cần dạy cho học sinh cách xây dựng, chiếm lĩnh kiến thức để đảm bảo việc tự học suốt đời. Bộ môn hóa học là bộ môn được coi là bộ môn khó đối với học sinh, nhưng nếu tạo cho học sinh hứng thú khi học bài trên lớp thì việc học môn hóa học lại trở nên nhẹ nhàng bằng cách cho học sinh nắm chắc các kiến thức cơ bản, sát với thực tế đời sống, sản xuất, đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của nhu cầu lao động sản xuất và tiếp tục học lên cao của học sinh. Vì vậy người giáo viên đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong chất lượng giảng dạy nói chung, trong giảng dạy bộ môn hóa học nói riêng. Từ thực tế giảng dạy bộ môn hóa học ở bậc học THCS tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “ Sử dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn Hóa học ”. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. Xây dựng nội dung, hình thức tổ chức một giờ học tập nhằm nâng cao khả năng ghi nhớ, kĩ năng tổng hợp, khái quát hoá cho học sinh lớp 9 Tạo hứng thú học tập, tăng khả năng hoạt động, độc lập, kỹ năng hoạt động hợp tác theo nhóm ở học sinh Áp dụng vào thực tế giảng dạy. 2
  3. Đúc rút kinh nghiệm cho việc giảng dạy sau này. 3. Đối tượng nghiên cứu Học sinh lớp 9 trường THCS Bình Khê. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Kinh nghiệm này viết theo hướng mở đang nghiên cứu trong phạm vi còn hẹp. Kế hoạch sẽ bổ sung việc nghiên cứu xây dựng nội dung phương pháp dạy ở các bài cụ thể. 5. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết. -Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết. -Phương pháp điều tra. - Phương pháp thực nghệm khoa học. 3
  4. II. PHẦN NỘI DUNG 1.Cơ sở lý luận Ngày nay khối lượng tri thức khoa học trên thế giới khám phá ra ngày càng tăng như vũ bão, nên chúng ta không thể hy vọng rằng trong thời gian nhất định ở trường phổ thông mà có thể cung cấp cho học sinh với một kho tàng trí thức khổng lồ mà loài người đã tích luỹ được. Vì vậy nhiệm vụ của người giáo viên ngày nay không những phải cung cấp cho học sinh một vốn tri thức cơ bản mà điều quan trọng là còn phải trang bị cho học sinh khả năng tự làm việc, tự nghiên cứu để tìm hiểu và tự nắm bắt thêm tri thức. Trong những năm qua sự phát triển trí tuệ của học sinh ngày càng mạnh mẽ, nhu cầu học tập các môn học ngày nhiều trong đó kiến thức bộ môn trong nhà trường cũng không ngừng bổ sung, đi sâu và mở rộng. Hoá học là môn học có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo ở bậc THCS. Chương trình Hoá học THCS có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức cơ bản, phổ thông và thói quen làm việc khoa học. Góp phần hình thành ở học sinh các năng lực nhận thức và các phẩm chất, nhân cách mà mục tiêu giáo dục đã đề ra. Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Hoá học ở trường THCS. Qua nghiên cứu nội dung chương trình và quá trình học tập môn Hoá học của học sinh tôi nhận thấy: Học sinh tiếp thu môn Hoá học rất chậm, vì đây là môn học còn mới đối với các em, nhưng không phải vì thế mà chúng ta có thể thờ ơ với mức độ nhận thức của các em. Từ chỗ khó tiếp thu ngay ban đầu sẽ dẫn đến sự hời hợt của học sinh đối với môn Hoá học về những năm học sau. Đổi mới phương pháp giáo dục nhằm tích cực hoá quá trình học tập của học sinh, góp phần từng bước nâng cao chất lượng dạy học, tích cực thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục. 2.Thực trạng 2.1, Thuận lợi: - Việc đổi mới phương pháp dạy học cùng với nội dung chương trình SGK mới tác động nhiều đến giáo viên. Nhiều giáo viên đã đầu tư thời gian nghiên cứu xây dựng phương pháp dạy học, làm đồ dùng, ứng dụng công nghệ 4
  5. hiện đại vào các giờ dạy. Vì vậy có nhiều giờ dạy tốt, nhiều giáo viên được công nhận giáo viên giỏi các cấp. Kết quả học tập môn hoá ngày càng cao, có nhiều học sinh đạt giải học sinh giỏi các cấp. Điều đó phản ánh rõ ưu điểm của việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường. - Điều kiện cơ sở vật chất trong các nhà trường được trang bị đầy đủ ,điều này giúp giáo viên tổ chức được nhiều hoạt động học tập đa dạng và phong phú. Lí luận học đi đôi với hành ngày càng được phát huy. Học sinh hứng thú say mê với bộ môn 2.2, Khó khăn. * Giáo viên: - Trong một số tiết học giáo viên còn truyền thu kiến thức có sẵn trong sách giáo khoa cho học sinh bằng cách thuyết trình, giảng giải,làm mẫu. Học sinh chủ yếu thụ động nghe ghi chép trả lời câu hỏi của giáo viên nếu được gọi. Việc tổ chức hoạt động gây hứng thú cho học sinh ít được chú ý đến. Việc liên hệ thực tế, tích hợp các vấn đề về sản xuất, các hiện tượng trong tự nhiên ở giờ luyện tập chưa nhiều, chưa phát huy hết tư duy khái quát, tổng hợp sáng tạo của học sinh. - Hầu hết các dụng cụ hoá chất , phụ vụ cho giảng dạy môn hoá đều cồng kềnh, có cả hoá chất độc gây tâm lí ngại chuẩn bị và sử dụng thí nghiệm. Tình trạng dạy “Chay” vẫn còn tồn tại. * Học sinh: Nhiều học sinh có tư tưởng sợ môn này coi là môn phụ ít đầu tư học tập, có học sinh chỉ học đói phó cho những đợt kiểm tra. Các hạn chế trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giảng dạy bộ môn. 3. Giải pháp, biện pháp: 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Để dạy tốt giờ luyện tập trong đó học sinh được làm việc một cách tích cực tự giác thể hiện tính sáng tạo thì người giáo viên thì phải xác dịnh rõ mục tiêu của bài.Trên cơ sở mục tiêu của từng bài đã được xây dựng trong sách giáo viên tôi nhận thấy một giờ luyện tập cần đạt được các mục tiêu khái quát sau: 5
  6. Củng cố và phát triển kiến thức cũ, phát triển tư duy phân tích khái quát, so sánh, tổng hợp. Rèn kỹ năng hoạt động ,vận dụng kiến thức. Khơi nguồn kiến thức mới cho bài sau. Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, niềm tin vào khoa học Như vậy để đạt được mục tiêu trên ta phải xây dựng nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức cụ thể cho một giờ học tập. Tức phải trả lời được câu hỏi: Luyện cái gì ? Bằng cách nào ? Hình thức tổ chức ra sao? 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp Dạy học theo hướng tích cực hóa người học là quá trình GV thiết kế tổ chức điều khiển các hoạt động của HS theo mục tiêu cụ thể, HS tự nhận thức, tự khám phá, tự tìm tòi các tri thức hóa học một cách chủ động, tích cực là quá trình tự phát hiện và giải quyết các vấn đề thông qua các hoạt động của HS. Khi đổi mới phương pháp dạy học, hình thức tổ chức lớp học cũng phải đa dạng hóa, phong phú hơn cho phù hợp với việc tìm tòi cá nhân, hoạt động nhóm và hoạt động toàn lớp. Sử dụng tổng hợp, linh hoạt các phương pháp dạy học theo đặc thù bộ môn với cách thức thiết kế tổ chức hoạt dộng dạy và học nhằm phát huy cao độ tính tích cực chủ động tự giác của học sinh trong học tập bộ môn. 3.2.1. SỬ DỤNG CÁC THÍ NGHIỆM HÓA HỌC . + Đây là phương pháp đặc thù của bộ môn, một bộ môn khoa học thực nghiệm. Để giờ học thực sự có hiệu quả ta cần triệt để tận dụng các dụng cụ, hóa chất hiện có trong phòng thí nghiệm có thể thể hiện qua các cách sau: * Thí nghiệm để làm xuất hiện vấn đề. * Thí nghiệm để giải quyết vấn đề đặt ra: Thí nghiệm nghiên cứu, thí nghiệm đối chứng, thí nghiệm kiểm tra giả thuyết hay dự đoán,... * Thí nghiệm chứng minh một vấn đề đã được khẳng định. * Thí nghiệm thực hành: Củng cố lý thuyết, rèn luyện kỹ năng thực hành. * Thí nghiệm trong bài tập thực nghiệm: Giải các bài tập bằng phương pháp thực nghiệm hóa học. 6
  7. 3.2.2. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY + Sử dụng máy chiếu, bản trong, giáo án điện tử,... được dùng một cách nhanh chóng hiệu quả, tiết kiệm thời gian đảm bảo tính trực quan sinh động như: . Nêu câu hỏi và bài tập trong tiết học: . Nêu hướng dẫn cho HS làm thí nghiệm hoặc những yêu cầu của GV đối với HS. . Trình diễn bài làm của HS. . Những nội dung cần chốt lại trong bài học, phần học. . Hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ, lược đồ.. 3.2.3. SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỢP TÁC THEO NHÓM NHỎ. * Cách vận dụng phương pháp học tập hợp tác theo nhóm nhỏ. + Nhóm HS nghiên cứu thí nghiệm để rút ra kết luận về tính chất của chất. + Nhóm HS thảo luận để tìm ra lời giải, một nhận xét, một kết luận nào đó. + Nhóm HS cùng thực hiện một nhiệm vụ do giáo viên giao cho. * Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp này muốn tăng hiệu quả cần chú ý: - Phân công nhóm thường xuyên, nhóm cơ động: Để duy trì hoạt động nhóm có thể phân công HS thành nhóm thường xuyên (một bàn hoặc hai bàn ghép lại) có đặt tên nhóm (1,2...) có thể thay đổi nhóm theo nhiệm vụ cần thiết (nhóm cơ động, không cố định). - Phân công trách nhiệm cho các thành viên trong nhóm để thực hiện một nhiệm vụ nhất định ( nhóm trưởng, thư ký), sự phân công có thể thay thế cho các thành viên để phát huy tính chủ động sáng tạo của từng thành viên trong nhóm: Nhóm trưởng có trách nhiệm tổ chức, đôn đốc, yêu cầu các thành viên trong nhóm thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ. Thư ký làm nhiệm vụ ghi chép tổng hợp kết quả hoạt động của nhóm khi cần thiết, nhóm trưởng có trách nhiệm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm khi có yêu cầu. 7
  8. - GV giao nhiệm vụ hoạt động cho từng nhóm, theo dõi các nhóm hoạt động để có thể giúp đỡ, định hướng, điều khiển, điều chỉnh kịp thời để hoạt động nhóm đi đúng hướng. Ví dụ .Hoạt động nhóm nghiên cứu tính chất chung của axit thông qua thí nghiệm nghiên cứu dd H 2SO4 tác dụng với Cu(OH)2 và NaOH. CÁC THÀNH NHIỆM VỤ VIÊN NHÓM Phân công điều khiển TRƯỞNG THƯ KÝ Ghi kết quả báo cáo của các thành viên CÁC THÀNH Quan sát trạng thái, màu sắc của dd H2SO4 ,Cu(OH)2 và VIÊN NaOH. TN1. Nhỏ từ từ dd H2SO4 vào ống nghiệm đựng dd THÀNH VIÊN 1 Cu(OH)2. THÀNH VIÊN 2 TN2. Nhỏ từ từ dd H 2SO4 vào ống nghiệm đựng dd NaOH. CÁC THÀNH Quan sát hiện tượng sảy ra ở TN1, TN2, giải thích và viết VIÊN PTPƯ, rút ra kết luận. Chỉ đạo các thành viên trong nhóm thảo luận để rút ra kết NHÓM luận đúng. TRƯỞNG Báo cáo kết quả hoạt động của nhóm trước lớp. GV yêu cầu các nhóm HS điền KQ vào phiếu HT: Thí nghiệm HT, GT, viết PTHH Rút ra nhận xét 1. H 2SO4(l) t/d với Cu(OH)2 2. H2SO4(l) t/d với dd NaOH có vài giọt fenolftalein. 8
  9. *. Tổ chức HĐN trong giờ TH hóa học. + Tùy theo điều kiện về dụng cụ, hóa chất có thể chia thành 4 hoặc 8 nhóm. + Mỗi nhóm HS thực hiện các nhiệm vụ sau: - Báo cáo mục đích mỗi thí nghiệm, các dụng cụ, hóa chất cần thiết, cách tiến hành thí nghiệm, và những điểm lưu ý. Nghe báo cáo của các nhóm khác, bổ sung hoàn thiện. - Tiến hành các thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của GV. + Lắp dụng cụ nếu có, lấy hóa chất. Quan sát trạng thái, màu sắc trước phản ứng. + Thực hiện thí nghiệm. + Quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích hiên tượng, dự đoán chất tạo thành, viết phương trình phản ứng. VD. Tổ chức cho HS HĐN tiến hành TN TH hóa học 9. TN2. PƯ của rượu etylic và axit axetic ( bài 49- SGK hóa học 9). HĐ của GV HĐ của nhóm HS do nhóm trưởng phân công + HS1. MĐ TN. + Kiểm tra t/d của rượu + HS2. Dụng cụ hóa chất. etylic và axit axetic. + ống nghiệm chịu nhiệt, nút cao su có ống dẫn khí 1. Y/C đại diện các xuyên qua, cốc nước lạnh, nhóm báo cáo mục 1 ống nghiệm khô sạch, đích, dụng cụ, hóa chất đèn cồn, giá TN, rượu cần cho TN. etylic, axit axetic, H 2SO4(đ/n), nước muối ăn bão hòa. 2. Y/C đại diện nhóm + TN gồm 2 TN nhỏ: + Thực hiện TN: nêu cách tiến hành + HS3. Cho rượu etylic 9
  10. TN. t/d với axitaxetic có H2SO4(đ/n), + HS4. XĐ SP: + HS5 &HS6. Thực hiện TN 1. 3. Y/C đại diện nhóm + HS7&8. Thực hiện tiến hành TN, quan TN2. sát, mô tả, giải thích + Các HS khác quan sát , + Tạo thành lớp chất lỏng hiện tượng. mô tả hiện tượng. không màu, có mùi thơm, + Thư ký ghi chép kết nổi lên trên mặt nước. quả. + Tất cả HS trong nhóm C2H5OH + CH3COOH đều ghi tường trình. H 2SO4đ/n 4. Y/C ghi tường trình + TN. CH3COOC2H 5 TN. + Hiện tượng, giải thích, + C2H5OH t/d với PTHH. CH3COOH tạo thành este( + Rút ra nhận xét. etyl axetat) có mùi thơm. PP dạy học tập hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học hóa học góp phần giúp HS giải quyết một số nhiệm vụ học tập khó khăn cần có sự hợp tác giữa HS khá, giỏi và HS trung bình, yếu. Phương pháp này giúp HS phát triển năng lực hợp tác trong công việc, trong cuộc sống, khả năng tổ chức, điều khiển của HS. 3.2.4. SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VẤN ĐÁP TÌM TÒI Phương pháp dạy học vấn đáp tìm tòi là phương pháp dạy học quan trọng có nhiều ưu điểm. Muốn áp dụng có kết quả phương pháp này người GV cần thiết kế đúng hệ thống câu hỏi vấn đáp, xây dựng các loại câu hỏi chính phụ theo mứca độ nhận thức ( hiểu, biết, vận dụng), đồng thời phải biết tổ chức hoạt động vấn đáp tìm tòi. Các công việc cụ thể như sau: *. Thiết lập hệ thống câu hỏi trong vấn đáp tìm tòi: 10
  11. Hệ thống câu hỏi của GV giữ vai trò chỉ đạo có tính chất quyết định chất lượng lĩnh hội kiến thức của cả lớp. Hệ thống câu hỏi đó hướng tư duy của HS đi đúng hướng theo một logic hợp lý, kích thích sự tìm tòi trí tò mò khoa học và cả ham muốn giải đáp của HS. Số lượng và tính phức tạp của câu hỏi cũng như mức độ phân chia câu hỏi phụ thuộc vào: + Tính phức tạp của vấn đề nghiên cứu. + Trình độ phát triển, kỹ năng, kỹ sảo của HS tham gia các bài học vấn đáp tìm tòi. * Các loại câu hỏi trong dạy học vấn đáp tìm tòi. - Dựa vào mục đích và nội dung vấn đề có thể chia ra: Câu hỏi chính, phụ - Dựa vào những mức độ nhận thức khác nhau có thể chia ra: câu hỏi yêu cầu học sinh biết, hiểu, vận dụng… * Chú ý: Khi xây dựng các loại câu hỏi vấn đáp tìm tòi chúng ta cần nghiên cứu kỹ sách giáo khoa, sách tham khảo, tài liệu giảng dạy,... để xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với từng nội dung, từng mục trong từng loại bài. Câu hỏi cần rõ ràng chỉ có một câu trả lời đúng. Làm cho người học tìm tòi trên cơ sở vận dụng các điều đã biết. Đảm bảo để bài học được triển khai vừa sức HS. Gây được hứng thú học tập cho HS. Tạo cho HS cơ hội hưởng thụ sự thành công và tìm ra cái mới trong học tập. Tạo cơ hội để GV phát hiện những khó khăn HS có thể gặp phải. Cho phép đánh giá việc học của HS và việc dạy của GV. *. Tổ chức vấn đáp tìm tòi. - Quy trình tổ chức vấn đáp tìm tòi: GV nêu câu hỏi cho cả lớp, yêu cầu HS suy nghĩ và chuẩn bị trả lời ( không chỉ định HS trả lời trước khi nêu câu hỏi). Cả lớp suy nghĩ từ 1-2 phút. 11
  12. Một số học sinh xin ý kiến trả lời. Giáo viên chỉ định học sinh trả lời. Giáo viên và học sinh nghe ý kiến trả lời của HS được chỉ định phát biểu. Các học sinh khác theo dõi nhận xét , nêu ý kiến bổ sung chỉnh sửa. Giáo viên nhận xét đánh giá xếp loại. - Những chú ý khi tổ chức quy trình vấn đáp tìm tòi ở lớp học. GV đưa ra câu hỏi với thái độ khuyến khích, giọng nói ôn tồn nhẹ nhàng. Thu hút HS vào nội dung câu hỏi, dành thời gian thích hợp cho HS suy nghĩ. Phân phối hợp lý số HS được chỉ định trả lời. Có thể cho HS hoạt động theo cặp như sau: + Viết câu hỏi lên bảng. + Phân chia học sinh theo cặp (nhóm cặp hai). + Giao nhiệm vụ cho các cặp ( nội dung, thời gian). + Theo dõi kiểm tra công việc của các cặp. + Yêu cầu HS trả lời nhận xét và đánh giá câu trả lời. 3.2.5. SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NÊU VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ . Nét đặc trưng chủ yếu của dạy học đặt vấn đề và giải quyết vấn đề là sự lĩnh hội kiến thức thông qua đặt và giải quyết vấn đề. Đây cũng là một trong những phương pháp dạy học tích cực đêm lại hiệu quả cao trong giảng dạy hóa học ở trường THCS. Để đạt được kết quả trong vận dụng phương pháp dạy học này chúng ta cần thực hiện tốt các công việc chính sau: - Đặt vấn đề. + Tạo tình huống có vấn đề (xây dựng bài toán nhận thức). + Phát biểu và nhận dạng vấn đề nảy sinh. + Phát biểu vấn đề cần giải quyết. *Những chú ý khi tạo tình huống có vấn đề: Vạch ra những điều chưa biết, chỉ ra cái mới trong mối quan hệ cái đã biết, với cái cũ. Trong đó điều chưa biết, cái mới là cái trung tâm của tình huống 12
  13. có vấn đề, sẽ được khám phá ra trong giai đoạn giải quyết vấn đề ( đặt giả thiết, lập kế hoạch giải quyết vấn đề vấn đề đó). Tình huống đặt ra phải kích thích, gây hứng thú, nhận thức đối với HS, tạo cho HS ý thức tự giác tích cực trong hoạt động nhận thức . Tình huống đưa ra phải phù hợp khả năng của HS, để HS căn cứ vào những kiến thức cũ, để giải quyết được vấn đề đặt ra bằng hoạt động tư duy của mình. + Câu hỏi nêu vấn đề của giáo viên cần phải chứa đựng các yếu tố sau: Mâu thuẫn nhận thức: Có một hay vài khó khăn, đòi hỏi HS phải tư duy, huy động và vận dụng các kiến thức đã có ( nghĩa là câu hỏi phản ánh được mối liên hệ bên trong giữa điều đã biết và điều chưa biết). Phương hướng giải quyết vấn đề, thu hẹp phạm vi tìm kiếm câu trả lời, tạo điều kiện làm xuất hiện giả thiết, tạo điều kiện tìm ra được con đường giải quyết. Gây được cảm xúc mạnh đối với HS khi nhận ra mâu thuẫn nhận thức liên quan đến vấn đề. - Giải quyết vấn đề. Gồm các bước sau: B1: Xây dựng các giả thuyết. B2 Lập kế hoạch giải quyết vấn đề. B3 Thực hiện giải quyết vấn đề, kiểm tra các giả thuyết bằng các phương pháp khác nhau. - Kết luận: Gồm các bước sau: b1 Thảo luận các kết quả thu được và đánh giá. b2 Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu. b3 Phát biểu kết luận. b4 Đề xuất vấn đề mới. 13
  14. Tuy nhiên khi vận dụng phương pháp này chúng ta cần chú ý lựa chọn mức độ cho phù hợp với trình độ nhận thức của HS và nội dung cụ thể cảu từng bài thì hiệu quả mới được nâng cao. Dạy học nêu vấn đề khi giảng dạy hóa học ở trường THCS chỉ thực hiện trong phạm vi hẹp trong một số bài cụ thể: Ví dụ . Khi nghiên cứu thí nghiệm: Nhôm phản ứng với dd kiềm trong bài nhôm ở lớp 9. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH + Nêu vấn đề: Nhôm có đầy đủ TCHH + Nhóm HS : Thả dây nhôm vào ống chung của kim loại, ngoài ra nhôm còn nghiệm đựng dd NaOH, có ống vuốt có tính chất gì đặc biệt ? dẫn khí ra ngoài. + Hãy nghiên cứu thí nghiệm nhôm tác + Quan sát hiện tượng: Có khí thoát ra. dụng với dd NaOH. + Gợi ý: Phản ứng này có mâu thuẫn + Châm lửa đốt, khí cháy, ngọn lửa với những điều đã học ? xanh + Giải quyết mâu thuẫn: Điều này -> Khí tạo ra là H2. không sai và không mâu thuẫn. Đó là do hợp chất của nhôm có tính chất đặc + HS nêu vấn đề: Phản ứng Al với dd biệt, ta sẽ học ở lớp trên. NaOH có mâu thuẫn với TC của KL đã học không ? Hay TN sai ? Dạy học nêu và giải quyết vấn đề góp phần rất lớn trongviệc giúp HS tích cực phát hiện kiến thức mới, và có thể áp dụng một cách linh hoạt hiệu qủa trong dạy học đặc biệt là dạy kiến thức mới. Tuy nhiên muốn thật sự mang lại hiệu quả cao người dạy, người học phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình thực hiện phương pháp này để tạo tịnh huống, giải quyết tình huống một cách nhanh chóng, hiệu quả, chính xác nhất. Bên cạnh việc thực hiện đổi mới PPGD để đáp ứng yêu cầu này vấn đề soạn giáo án (thiết kế bài giảng) cũng phải được đổi mới cho phù hợp. Để thiết kế một bài soạn trước khi lên lớp đáp ứng yêu cầu của đổi mới chương trình, 14
  15. SGK, PPGD thì người GV cần phải lập được kế hoạch bài dạy có hiệu quả đáp ứng các yêu cầu của đổi mới nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn hóa học trong trường THCS trên cơ sở SGK, SGV các tài liệu tham khảo khác. Dạy học tích cực đòi hỏi vai trò của người giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập theo nhóm nhỏ để HS tự lực chủ động chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt được mục tiêu kiến thức cần đạt theo chương trình đổi mới. Trên lớp HS hoạt động là chính, GV có vẻ nhàn nhã tuy nhiên quá trình chuẩn bị đòi hỏi người GV đầu tư nhiều công sức hơn, chu đáo hơn thì mới có thể thực hiện giờ lên lớp đạt hiệu quả cao trên cương vị là người gợi mở, xúc tác, động viên cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi tranh luận của HS. Do vậy người thầy cũng cần quan tâm đúng mức trong công tác chuẩn bị bài giảng. 3.2.6. SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT . * Bản chất: Việc phát hiện, tiếp thu kiến thức của học sinh thông qua việc GV giúp HS tự đi lại chính con đường mà các nhà khoa học đã nghiên cứu tìm ra chân lý (kiến thức): Từ tình huống xuất phát, nêu vấn đề, quan niệm về vấn đề đó như thế nào, đặt câu hỏi khoa học (giả thuyết khoa học), đề xuất phương pháp nghiên cứu, thực hiện phương pháp nghiên cứu để kiểm chứng giả thuyết, đưa ra kết luận. * Đặc trưng: + Dạy học phải tự nhiên như qúa trình tìm ra chân lý + Với PPBTNB, kể cả HS đọc sách trước; học thêm trước hoặc biết trước KT thì chưa chắc HS hiểu tường tận và đề xuất thí nghiệm CM cho phát biểu đúng. HS sẽ lúng túng khi hỏi lại: vì sao em biết điều đó? Làm thế nào để em có thể chứng minh kết luận của em đúng?. Nếu dạy trước thì tiết học không hấp dẫn. + PPBTNB chú trọng đến quan niệm ban đầu của HS về kiến thức mới sẽ học. + Sử dụng vở thí nghiệm (vở nghiên cứu), như là một phương tiện rèn ngôn ngữ, tập ghi chép nghiên cứu khoa học. 15
  16. + Sử dụng PPBTNB không được nhận xét quan điểm của ai đúng, ai sai. Thông qua thí nghiệm, chính HS sẽ tự đánh giá đúng hay sai. + Trong chương trình hiện nay có bài áp dụng cả, có bài áp dụng một phần. * Ưu điểm: + Có khả năng tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá; yêu và say mê khoa học của HS + Ngoài việc hình thành kiến thức còn hình thành năng lực nghiên cứu khoa học. + Rèn kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói, viết + Ví dụ bài: Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ. ( sgk 9/ 40) Hoạt động thầy- trò Nội dung Hoạt động 1: tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề. GV:? hãy kể tên các loại hợp chất vô cơ đã học. HS: oxit, axit, bazơ, muối. GV: ? Các hợp chất trên có mối quan hệ gì với nhau không HS: Có GV: vậy các hợp chất trên liên hệ với nhau như thế nào Hoạt động 2: Bộc lộ quan điểm ban đầu của HS GV: yêu cầu HS không sử dụng SGK, nhớ lại các kiến thức đã học, xây dựng sơ đồ mối quan hệ giữa các hợp chất trên ra vở nháp. HS: làm việc cá nhân. Hoạt động 3: Đề xuất câu hỏi và thiết kế phương án thực nghiệm GV: theo dõi phần hoạt động của HS, thu một vài 16
  17. bài của HS ( ưu tiên chọn những bài chưa đúng) treo lên bảng để cả lớp cùng phân tích + Liệu có phải axit chỉ tạo thành muối? + Liệu muối có tạo thành oxit được không? GV có thể vấn đáp HS lí do đưa ra sơ đồ đó. GV: ? Muốn biết sơ đồ mình đưa ra đúng hay sai chúng ta cần làm gi? HS: có thể đưa ra nhiều cách giải quyết khác nhau trong đó có cách :Nhắc lại tính chất hóa học, viết PTHH kiểm chứng... Hoạt động 4: Tiến hành thực nghiệm nghiên cứu 1.CuO+H2SO4 GV: khéo léo nhận xét các ý kiến của HS đều có CuSO4+ H2O ý đúng.tuy nhiên chúng ta sẽ cùng làm bài tập 2.SO 2+2NaOH hoàn thành PTHH Na2SO3 + H 2O 1. CuO + H2SO4 3. K2O + H2O 2KOH 2. SO2+2NaOH 4. CaCO 3 CaO + CO2 3. K2O + H2O 5.SO 3+H2O H2SO4 4. CaCO3 6. Ba(OH)2 + Na2SO 4 5. SO3 + H 2O BaSO 4 + 2NaOH 6. Ba(OH)2 + Na2SO 4 8.H2SO4+BaCl2 8.H2SO4 + BaCl2 BaSO 4 + 2HCl 9. CaO + CO2 9.CaO+CO2 CaCO3 HS: hoàn thành bài tập theo nhóm GV: từ các PTHH vừa hoàn thành, thảo luận nhóm và thiết lập lại sơ đồ mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ. HS: thảo luận nhóm, hoàn thành sơ đồ. Hoạt động 5: Hợp thức hóa kiến thức. GV thu lại bài của 1 số nhóm treo lên bảng 17
  18. GV chuẩn kiến thức đưa thông tin phản hồi phiếu học tập Sơ đồ mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ Oxit bazơ 1 2 Oxit axit 3 4 Muối 5 6 9 Bazơ 7 8 Axit 3.2.7. ĐỔI MỚI CÁCH THỨC THIẾT KẾ BÀI HỌC, VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN Ngoài việc đổi mới thiết kế bài dạy người GV còn phải đổi mới công tác truyền đạt thông tin trong dạy học hoá học: Đó là truyền đạt thông tin thông qua kênh hình ( bằng các phương pháp trực quan); qua thực hành thí nghiệm; qua ngôn ngữ nói, viết, kết hợp liên hệ với các bôn môn khác về một hoặc một số nội dung kiến thức có liên quan. Cách truyền đạt thông tin có hiệu trong dạy học hóa học đó là phải áp dụng các phương pháp tích cực, GV tổ chức cho HS hoạt động giành lấy kiến thức mới, linh hoạt sử dụng phối các phương pháp dạy học khác nhau. Khi lập kế hoạch bài dạy và thực hiện kế hoạch đó cần chú ý thực hiện đầy đủ các quan điểm trên. GV là người tổ chức, điều khiển cho HS hoạt động chủ động giành lấy kiến thức mới tùy theo tài liệu học tập tùy theo trình độ và kỹ năng của HS,vì vậy cần áp dụng phối hợp và linh hoạt những hướng dẫn sử dụng các nhóm phương pháp dạy học như các phương pháp dạy học trực quan, thực hành, các phương pháp dùng lời. *Lập kế hoạch bài học và tổ chức các hoạt động để rèn luyện cách truyền đạt thông tin có hiệu quả. - Xác định mục tiêu: 18
  19. + Người GV trên cơ sở nội dung cần đạt được trong một tiết dạy cụ thể mà tiến hành cách thức tổ chức hoạt động truyền đạt thông tin một cách chủ động, tích cực nhằm giúp HS nắm bắt kiến thức một cách chủ động và hiệu quả nhất. - Tiến hành các hoạt động dạy học: + Khi lập kế hoạch bài dạy giáo viên nên chỉ rõ các hoạt động của HS, dự đoán các tình huống xảy ra khi giải quyết các vần đề nảy sinh để quá trình tổ chức truyền đạt thông tin được nhanh chóng, chính xác, hiệu quả,... - Dạy thử và tự đánh giá kết quả. + Để quá trình truyền đạt thông tin diễn ra một cách trôi chảy, đạt hiệu quả cao, trở thành kỹ năng kỹ xảo của người GV thì người GV cần chủ động dạy thử đồng thời tự đánh giá xêm trong giờ dạy của mình đã áp dụng các phương pháp tích cực hay chưa ? nếu có thì đã áp dụng phương pháp nào ?ở nội dung nào ? HS đã chủ động tích cực chiếm lĩnh kiến thức mới hay chưa ? GV đã là người hướng dẫn tổ chức hay chưa ? GV đã phối hợp linh hoạt các phương pháp thực hành và các phương pháp dùng lời không ?Từ đó đúc rút kinh nghiệm làm tốt hơn công tác giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn hóa học THCS. VD vận dụng kiến thức liên môn giải thích một số hiện tượng thường thấy trong tự nhiên ở bài Phân bón hóa học (trang 37/ sgk Hóa 9) Hoạt động : Tìm hiểu về phân bón đơn 1. Phân bón đơn: GV: yêu cầu HS TLN Chỉ chứa 1 trong 3 nguyên ? Phân bón đơn chứa nguyên tố hoá học nào ? tố dinh dưỡng chính là N ,P ? Có mấy loại phân bón đơn ,K ? Thành phần và tính chất các loại phân bón đơn đó HS : TLN GV: cho đại diện nhóm trả lời  nhận xét bổ sung a. Phân đạm: 19
  20. ?Giải thích ý nghĩa câu ca dao: Lúa chiêm lấp ló - Ure : CO(NH2)2 tan trong đầu bờ. Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên. nước - HS thảo luận trả lời.GV bố sung kiến thức cho - Amoni nitơrat: NH 4NO3 HS. tan Câu ca dao có nghĩa là: Khi vụ lúa chiêm đang trổ - Amoni sunfat : (NH4)2SO4 đòng mà có trận mưa rào kèm theo sấm chớp thì tan rất tốt và cho năng suất cao. Do trong không khí b. Phân lân: có khoảng 80% Nitơ và 20 % oxi. Khi có sấm - Photphat tự nhiên: chớp (tia lửa điện) thì: N2 + O2 -> NO.Sau đó: Ca3(PO4)2 không tan 2NO + O2 → 2NO2. Khí NO2 hoà tan trong nước: - Supe photphat: 4NO2 + O 2 + H2O → 4HNO 3. HNO3 hoà tan trong Ca(H 2PO4)2 tan đất được trung hoà bởi một số muối tạo muối c. Phân kali: KCl ; K2SO4 nitrat cung cấp N cho cây.Nhờ có sấm chớp ở các cơn mưa giông; mỗi năm trung bình mỗi mẫu đất được cung cấp khoảng 6-7 kg nitơ. 3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp Theo tôi muốn phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh và giờ dạy đạt kết quả cao thì người giáo viên phải: + Bám sát đối tượng học sinh tìm hiểu trình độ hứng thú của từng em, từng lớp.Từ đó đưa ra các bài tập hướng học sinh vào để học sinh có hứng thú giải quyết. Với mỗi vấn đề khi giải quyết được nó phải gợi mở hướng giải quyết vấn đề tiếp theo. + Với mỗi bài cần nghiên cứu kĩ mục tiêu, nội dung sgk kết hợp với các kiến thức thực tế để xác định kiến thức trọng tâm. Giáo viên cần tăng cường tìm thêm các cách làm mới trên cơ sở lấy nội dung sách giáo khoa làm trung tâm từ đó xây dựng các phương pháp sát với thực tế, biến cái khó hiểu thành cái dễ hiểu. + Đa dạng hoá cách tổ chức hoạt động tìm hiểu ghi nhớ kiến thức: Hoạt động cá nhân, nhóm đôi, nhóm lớn, trò chơi… 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2