intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:36

23
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của "Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT" là tìm được những hướng tiếp cận, vận dụng kiến thức nền, phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc- hiểu của học sinh trong đề thi môn Ngữ văn THPT. Đồng thời, qua thực trạng, tìm hiểu được nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng tới việc làm phần Đọc- hiểu của học sinh, từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc- hiểu môn Ngữ văn, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng học tập môn Văn cho học sinh THPT. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH TRƢỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1 SÁNG KIẾN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ Ở CẤP: Cơ sở TÊN SÁNG KIẾN: CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ LÀM BÀI PHẦN ĐỌC- HIỂU TRONG ĐỀ THI TỐT NGHIỆP MÔN NGỮ VĂN THPT Tác giả: Nguyễn Thị Hoài Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THPT Thuận Thành số 1 Bộ môn: Ngữ Văn Bắc Ninh, tháng 02 năm 2023
  2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Cấp cơ sở đơn vị: Trƣờng THPT Thuận Thành số 1 Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp Cơ sở 1. Tên sáng kiến: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỌC- HIỂU TRONG CẤU TRÚC ĐỀ THI TỐT NGHIỆP MÔN NGỮ VĂN THPT 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Cấp Cơ sở 3. Tác giả sáng kiến: - Họ tên:Nguyễn Thị Hoài - Cơ quan, đơn vị:Trường THPT Thuận Thành số 1 - Địa chỉ:Tư Thế- Trí Quả- Thuận Thành- Bắc Ninh - Điện thoại:0353229441 - Fax:..................................................Email:nguyenthihoaitt1@gmail.com 4. Đồng tác giả sáng kiến (nếu có): - Họ tên: - Cơ quan, đơn vị: - Địa chỉ: 5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (Trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến): - Tên chủ đầu tư: - Cơ quan, đơn vị: - Địa chỉ: 6. Các tài liệu kèm theo: 6.1. Thuyết minh mô tả giải pháp và kết quả thực hiện sáng kiến (đóng trong cuốn đề tài, sau đơn yêu cầu công nhận SK): Mẫu 02/SK 6.3. Đối với cuốn sản phẩm đề tài nộp về Sở, nộp về HĐSK tỉnh theo từng giai đoạn: Có Biên bản họp Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở (đóng trong cuốn đề tài, phần cuối cùng, sau tài liệu tham khảo ): Mẫu 07/SK. Số lượng cuốn đề tài có đóng kèm các tài liệu trên nộp về Sở, nộp về HĐSK tỉnh theo từng giai đoạn: 1 cuốn đối với đề nghị công nhận SK cấp cơ sở; 05 cuốn đối với SK cấp sơ sở đề nghị thẩm định cấp ngành, 10 cuốn đối với SK cấp sơ sở đề nghị thẩm định cấp tỉnh. Thuận Thành, ngày 10 tháng 02 năm 2023 Tác giả sáng kiến (Chữ ký và họ tên) Nguyễn Thị Hoài
  3. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến (Ghi giống trong đơn yêu cầu công nhận sáng kiến): CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHẦN ĐỌC- HIỂU TRONG ĐỀ THI TỐT NGHIỆP MÔN NGỮ VĂN THPT 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu ( tác giả lưu ý: Đối với giải pháp đã được áp dụng, thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu công nhận sáng kiến là 01 năm kể từ ngày sáng kiến được đưa vào áp dụng lần đầu). Ngày 5/05/2021 tại trường THPT Thuận Thành số 1 3. Các thông tin cần bảo mật (nếu có): 4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm (Nêu rõ tình trạng và nhược điểm của giải pháp cũ): Trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn theo các biện pháp truyền thống thì GV là người truyền giảng tri thức chủ yếu theo hướng một chiều. HS thụ động ghi nhớ một cách máy móc. Từ đó dẫn đến tình trạng HS khó lắm bắt kiến thức, không hứng thú với môn học, tạo tâm lí chán nản, luôn cho rằng Ngữ văn là môn học thuộc lòng, dài dòng… Vì vậy kết quả của việc dạy và học không hiệu quả. Đặc biệt trong cấu trúc đề thi có phần Đọc- hiểu HS rất cần có kĩ năng xử lí đề để đạt hiệu quả cao nhất. 5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến: Việc đổi mới phương pháp dạy học, trong đó có đổi mới phương pháp, tìm hướng tiếp cận mới trong hướng dẫn làm bài phần Đọc- hiểu môn Ngữ văn, tạo hứng thú, nâng cao năng lực học tập cho học sinh, giúp học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp thông qua mỗi văn bản, thông qua từng đoạn trích là điều rất cần thiết. Với vai trò là người tổ chức, hướng dẫn và điều khiển quá trình học tập của học sinh, hơn ai hết giáo viên phải tìm, xây dựng hướng tiếp cận mới, phương pháp mới để phát huy tính tích cực sáng tạo của người học, tạo hứng thú, hưng phấn, khơi dậy đam mê học tập ở học sinh. Để HS chủ
  4. động khám phá các văn bản Đọc- hiểu và trả lời được các câu hỏi theo yêu cầu. 6. Mục đích của giải pháp sáng kiến (Nêu rõ mục đích khắc phục các nhược điểm của giải pháp cũ hoặc mục đích của giải pháp mới do mình tạo ra): Mục đích của tôi khi nghiên cứu giải pháp này là giúp HS nhận diện, vận dụng các kiến thức nền để làm bài, nâng cao hiệu quả phần Đọc- hiểu. Đồng thời tìm được những hướng tiếp cận, phương pháp dạy học tích cực nhằm tạo được hứng thú, động lực để các em HS tích cực chủ động trong Đọc- hiểu một văn bản theo cấu trúc của đề thi môn Ngữ văn nói chung và Ngữ văn THPT nói riêng. Mặt khác, qua thực trạng, tìm hiểu được nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng tới việc Đọc- hiểu văn bản của học sinh, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc- hiểu môn Ngữ văn, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng học tập môn Văn cho học sinh THPT. Ngoài ra, qua giải pháp này tôi mong rằng có thể góp phần nào đó trong việc bồi dưỡng tâm hồn người học hướng tới những giá trị Chân- Thiện- Mỹ. 7. Nội dung: 7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến (Nêu rõ, chi tiết và đầy đủ các bước thực hiện giải pháp mới hoặc cải tiến và có thể minh họa bằng các bản vẽ, thiết kế, sơ đồ, ảnh chụp mẫu sản phẩm, đĩa, bảng biểu, số liệu,…): - Giải pháp mang tính thiết thực, gần gũi với tâm lí và mong muốn của học sinh, khác những sáng kiến còn mang nặng tính lí thuyết chung chung trước đây. - Giải pháp cũng góp phần trực tiếp thay đổi nhận thức và tư duy của người học cho rằng Ngữ Văn là môn dài dòng, phải học thuộc lòng... - Giải pháp cũng giúp các em học sinh tiếp cận với môn học theo hướng khoa học, hiện đại, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức, hướng đến việc phát huy những năng lực phẩm chất cần thiết cho người học. * Kết quả của sáng kiến (Số liệu cụ thể): - Giải pháp này tôi đã áp dụng lần đầu tại trường THPT Thuận Thành số 1 đối
  5. với học sinh khối 12 năm học 2020 – 2021 và đang áp dụng với khối 12 năm học 2022-2023. Ưu điểm nổi bật của sáng kiến là đã giúp cho học sinh nhanh chóng hiểu đúng và khám phá được nội dung, nghệ thuật của một văn bản Đọc- hiểu, chủ động, sáng tạo phát huy kĩ năng, năng lực của bản thân. * Sản phẩm được tạo ra từ giải pháp (Tên, khối lượng, số lượng, thông số của sản phẩm (nếu có)): - Với sự hướng dẫn của tôi các em đã đỡ mất nhiều thời gian ghi nhớ kiến thức máy móc, chủ động tích cực lĩnh hội kiến thức trong quá trình học, ôn tập và làm bài thi bài kiểm tra đạt kết quả cao. - Các lớp tôi được phân công giảng dạy, các em HS đều nắm được những kiến thức cơ bản của môn Ngữ văn, hứng thú với việc học và khám phá cái hay cái đẹp của những văn bản, đoạn trích biết quý trọng, tự hào về sự trong sáng quý giá của Tiếng Việt…Cụ thể là: Trên 80% học sinh ở lớp tôi thực nghiệm hoàn toàn yêu thích và Đọc- hiểu thành thục các văn bản môn Ngữ Văn, biết vận dụng các kĩ năng và kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề trong cuộc sống thực tiễn hàng ngày. -Tỉ lệ học sinh đạt điểm từ trung bình trở lên khá cao, trong đó có nhiều học sinh đạt kết quả khá, giỏi. Tỉ lệ học sinh đạt điểm khá, giỏi môn Ngữ văn kì thi TN THPTQG cao hơn năm học 2019-2020, trong đó có 2 em đạt điểm 9,5 điểm. 7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến (Nêu rõ về việc giải pháp đã được áp dụng, kể cả áp dụng thử trong điều kiện kinh tế - kỹ thuật tại cơ sở và mang lại lợi ích thiết thực; ngoài ra có thể nêu rõ giải pháp còn có khả năng áp dụng cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức nào): Giải pháp của tôi được áp dụng tại trường THPT Thuận Thành số 1 và đã mang lại những hiệu quả nhất định. Đó cũng là tiền đề, cơ sở để tôi tiếp tục phát huy ưu điểm của giải pháp trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn, tích cực hơn nữa trong việc đổi mới phương pháp dạy học đáp ứng yêu cầu của nền GD hiện đại. 7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến (Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp trong đơn kể cả áp dụng thử tại cơ sở):
  6. - Trong giải pháp này căn cứ vào kinh nghiệm cùng sự hiểu biết của bản thân, tôi cố gắng đưa ra một số phương pháp để giúp các em nâng cao hiệu quả phần Đọc- hiểu theo cấu trúc đề thi. - Đề xuất biện pháp, đổi mới Đọc- hiểu tạo được hứng thú trong học tập từ đó nâng cao hiệu quả dạy và học. * Cam kết: Chúng tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Xác nhận của cơ quan Tác giả sáng kiến (Chữ ký, dấu) (Chữ ký và họ tên) Nguyễn Thị Hoài
  7. MỤC LỤC Trang Mục lục .................................................................................................................. 7 Danh mục các từ viết tắt ........................................................................................ 8 PHẦN I: MỞ ĐẦU ............................................................................................... 9 1.Mục đích của SK ................................................................................................ 9 2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của SK .............................................................. 11 3. Đóng góp của SK khi áp dụng thực tế ............................................................ 12 PHẦN II: NỘI DUNG......................................................................................... 13 Chương 1.Thực trạng công tác dạy và học môn Ngữ văn .................................. 13 1. Thuận lợi ......................................................................................................... 13 2. Khó khăn ......................................................................................................... 14 Chương 2. Biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc- hiểu môn Ngữ văn bậc THPT ............................................................................................................ 14 1. Biện pháp 1: Yêu cầu nhận diện phương thức biểu đạt ................................. 14 2. Biện pháp 2: Yêu cầu nhận diện phong cách chức năng ngôn ngữ ............... 16 3. Biện pháp 3: Yêu cầu nhận diện và nêu tác dụng (hiệu quả nghệ thuật) các hình thức, phương tiện ngôn ngữ...................................................................... 18 4. Biện pháp 4: Yêu cầu nhận diện các phép liên kết ( liên kết các câu trong văn bản)................................................................................................................ 20 5. Biện pháp 5: Nhận diện các thao tác lập luận ................................................ 21 6. Biện pháp 6: Yêu cầu nêu cảm nhận nội dung và cảm xúc thể hiện trong văn bản ....................................................................................................................... 23 Chương 3. Thực nghiệm sư phạm và minh chứng hiệu quả của SK .................. 24 1. Mô tả cách thực hiện ....................................................................................... 24 2. Kết quả đạt được ............................................................................................. 24 3. Minh chứng hiệu quả của SK .......................................................................... 25 3.1. Kết quả từ các phiếu hỏi ............................................................................... 25 3.2. Kết quả từ quan sát thực tế ........................................................................... 26 3.3. Kết quả kiểm tra ........................................................................................... 26 4. Điều chỉnh bổ sung sau thực nghiệm .............................................................. 27 Chương 4. Kết luận ............................................................................................. 28 PHẦN III: PHỤ LỤC .......................................................................................... 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 30
  8. Biên bản họp Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở ....................................................... 32 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GD&ĐT: Giáo dục và Đào tạo THPT : Trung học phổ thông KHKT : Khoa học kĩ thuật CNTT : Công nghệ thông tin PPDH : Phương pháp dạy học KTDH : Kĩ thuật dạy học GDPT : Giáo dục phổ thông GV : Giáo viên HS : Học sinh TG : Thế giới SK : Sáng kiến 8
  9. PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Mục đích của SK: Trong những năm gần đây Ngành Giáo dục và Đào tạo nước ta nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, được cả xã hội quan tâm và đồng tình ủng hộ. Song, trước yêu cầu mới của đất nước ta trong sự nghiệp công hoá - hiện đại hoá đã và đang đặt ra cho Ngành Giáo dục và Đào tạo là phải nâng cao chất lượng dạy và học, nhằm tạo ra được những sản phẩm của Ngành để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm cho đất nước ngày càng "Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", đưa đất nước ta "sánh vai với các cường quốc năm châu" như Bác Hồ đã từng mong muốn. Chính vì thế, trong những năm gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ngành Giáo dục của địa phương đã phát động các phong trào thi đua và các cuộc vận động lớn, trong đó đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá đặc biệt được quan tâm đẩy mạnh. Với sự tham gia tích cực của đông đảo đội ngũ giáo viên ở tất cả các môn học trong các nhà trường phổ thông, đã làm thay đổi cơ bản phương pháp dạy - học, nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới của đất nước, trong thời đại công nghệ thông tin, thời đại của xu thế toàn cầu hoá, nhằm đưa nền giáo dục nước ta hoà nhập nhanh với nền giáo dục tiên tiến của khu vực Đông Nam Á và trên thế giới. Hơn nữa, sự phát triển nhanh như vũ bão của khoa học kỹ thuật và công nghệ vào cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI đã tạo nên những thiết bị kỹ thuật hiện đại, công nghệ thông tin… được sử dụng trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người. Môn Ngữ văn cũng không bỏ qua cơ hội sử dụng các phương pháp, phương tiện mới vào trong quá trình dạy học. Càng ngày càng nhiều phương tiện, thiết bị kỹ thuật dạy học được sử dụng rộng rãi theo những phương pháp dạy học thích hợp. Các phương tiện dạy học một mặt làm thay đổi phương pháp dạy học truyền thống, mặt khác góp phần đổi mới nội dung dạy học và mở rộng thêm khả năng lĩnh hội tri thức khoa học hiện đại. Nhờ vào việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học này mà việc dạy học đã đem lại hiệu quả cao nhất 9
  10. Đổi mới căn bản, toàn diện là yêu cầu của giáo dục hiện nay. Việc xây dựng, áp dụng những hướng tiếp cận, phương pháp mới trong dạy học bộ môn để nâng cao hiệu quả dạy và học là yêu cầu phải được giải quyết. Đặc biệt, với xu hướng học lệch, học theo ban, chọn ngành nghề theo khối hiện nay tạo ra rất nhiều bất cập trong việc lựa chọn môn học. Các môn xã hội có xu hướng bị coi nhẹ. Môn Ngữ văn cũng không nằm ngoài xu hướng ấy. Học sinh thường lựa chọn các môn học tự nhiên với mục tiêu chọn trường, ngành, nghề sau này dễ dàng và thuận lợi hơn. Nhiều học sinh cho rằng Ngữ văn là môn khoa học xã hội, tính ứng dụng không cao, không thiết thực với cuộc sống, công việc. Từ đó, dẫn đến tình trạng chán học văn, hoặc học mang tính đối phó. Học sinh thích học văn ngày càng ít đi. Vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học, trong đó có đổi mới phương pháp, tìm hướng tiếp cận mới trong dạy học môn Ngữ văn, tạo hứng thú, nâng cao năng lực học tập cho học sinh, giúp học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp, biết cảm thông, yêu thương chia sẻ với những số phận, cuộc đời thông qua mỗi trang sách, thông qua từng tác phẩm là điều rất cần thiết. Mặt khác, môn Ngữ Văn không chỉ là một môn khoa học mà còn mang tính chất của một môn công cụ. Mọi hoạt động giao tiếp của con người nhằm trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm đều chủ yếu thông qua hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Ngữ văn là môn học quan trọng giúp học sinh có kỹ năng giao tiếp ứng xử trong cuộc sống. “Văn học là nhân học” học văn là để hình thành nhân cách con người, hướng con người đến cái thiện cái đẹp. Bởi vậy tìm hướng tiếp cận, đổi mới phương pháp, từ đó tạo hứng thú trong học tập cho học sinh, khơi gợi, đánh thức niềm đam mê với văn học, tìm về với giá trị đời sống tâm hồn của con người là vấn đề được đặt ra và cần phải giải quyết. Luận ngữ có câu: “Biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học không bằng say mà học”. Yếu tố cảm xúc, say mê chính là động lực lớn thúc đẩy, nuôi dưỡng sự cố gắng, nỗ lực học tập không ngừng của mỗi chúng ta. William A. Warrd từng nói: “Người thày trung bình chỉ biết nói, người thày giỏi biết giải thích, người thày xuất chúng biết minh họa, người thày vĩ đại biết cách truyền cảm hứng”. Với vai trò là người tổ 10
  11. chức, hướng dẫn và điều khiển quá trình học tập của học sinh, hơn ai hết giáo viên phải tìm, xây dựng hướng tiếp cận mới, phương pháp mới để phát huy tính tích cực sáng tạo của người học, tạo hứng thú, hưng phấn, khơi dậy đam mê học tập ở học sinh. Thực trạng dạy và học trong trường phổ thông đã và đang bộc lộ nhiều bất cập. Chương trình, sách giáo khoa hướng nội dung, nặng kiến thức hàn lâm, coi trọng lí thuyết ít thực hành, vận dụng. Trong những năm gần đây cách dạy học trong nhà trường dù đã có những đổi mới song HS cơ bản vẫn tiếp thu thụ động, một chiều. Giáo dục chưa thực sự khai thác được sự tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Do vậy như đã nói để có những người học sáng tạo cần một nền giáo dục sáng tạo và một sự đổi mới đồng bộ tất cả các khâu của quá trình dạy học từ nội dung, phương pháp, kiểm tra đánh giá đến hình thức tổ chức dạy học. Trong đề thi TN THPT phần Đọc- hiểu thường gây khó khăn cho HS do sự đa dạng của VB và các dạng câu hỏi phong phú. Vì vậy làm thế nào để HS có thể làm bài hiểu quả là câu hỏi cấp thiết với tất cả các thày cô giáo.Người dạy cần có những biện pháp, những sự tác động để HS trở nên chủ động, tích cực hơn và dạy học phần Đọc- hiểu tốt hơn, hướng tới sự phát triển NL của người học,trong đó có NL sáng tạo. Từ thực tế ấy, đòi hỏi giáo viên nói chung và đặc biệt là các thầy cô - giáo dạy Ngữ văn nói riêng phải nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình - những người nghệ sĩ tâm hồn là vô cùng quan trọng và nhiều thử thách. Thực tế ấy cũng khiến cho việc tổ chức, dẫn dắt học sinh tiếp cận các văn bản Đọc- hiểu cũng nhọc nhằn hơn. Nó đòi hỏi người giáo viên Ngữ văn ngoài chuyên môn vững vàng cần có tâm thế tốt, luôn nhiệt huyết, yêu nghề, luôn trau dồi đổi mới phương pháp để tạo được hứng thú học tập, nâng cao chất lượng giáo dục. Với mong muốn góp phần khắc phục những khó khăn trên, tôi quyết định báo cáo về biện pháp: “CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHẦN ĐỌC- HIỂU TRONG ĐỀ THI TỐT NGHIỆP MÔN NGỮ VĂN THPT”. 11
  12. Mục đích của tôi khi nghiên cứu giải pháp này là tìm được những hướng tiếp cận, vận dụng kiến thức nền, phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc- hiểu của học sinh trong đề thi môn Ngữ văn THPT. Đồng thời, qua thực trạng, tìm hiểu được nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng tới việc làm phần Đọc- hiểu của học sinh, từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc- hiểu môn Ngữ văn, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng học tập môn Văn cho học sinh THPT. Hơn nữa, qua giải pháp này tôi mong rằng có thể góp phần nào đó trong việc bồi dưỡng tâm hồn người học, như Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh từng nói: “Học văn là làm cho tâm hồn mỗi con người phong phú thanh cao và yêu đời hơn, người học văn sẽ có ý thức được và không bao giờ là người thô lỗ, cục cằn”. 2. Tính mới và ƣu điểm nổi bật của sáng kiến - SK mang tính thiết thực, gần gũi với tâm lí và mong muốn của học sinh, khác những sáng kiến còn mang nặng tính lí thuyết chung chung trước đây. - SK cũng góp phần trực tiếp thay đổi nhận thức và tư duy của người học cho rằng Ngữ Văn là môn dài dòng, phải học thuộc lòng... - SK cũng giúp các em học sinh tiếp cận với môn học theo hướng khoa học, hiện đại, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức, hướng đến việc phát huy những năng lực phẩm chất cần thiết cho người học. - SK này tôi đã áp dụng lần đầu tại trường THPT Thuận Thành số 1 đối với học sinh khối 12 năm học 2020 – 2021 và đang áp dụng với khối 12 năm học 2022- 2023. Ưu điểm nổi bật của sáng kiến là đã giúp cho học sinh nhanh chóng hiểu được các văn bản Đọc- hiểu và hứng thú học môn Ngữ văn hơn, chủ động, sáng tạo phát huy kĩ năng, năng lực của bản thân. 3. Đóng góp của SK khi áp dụng thực tế - Trong SK này căn cứ vào kinh nghiệm cùng sự hiểu biết của bản thân, tôi cố gắng đưa ra một số phương pháp để giúp các em nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc- hiểu trong đề thi TN môn Ngữ văn THPT. - Đề xuất biện pháp, hướng tiếp cận văn bản Đọc- hiểu, tạo được hứng thú trong học tập từ đó nâng cao hiệu quả dạy và học. 12
  13. - Với sự hướng dẫn của tôi các em đã đỡ mất nhiều thời gian ghi nhớ kiến thức máy móc, chủ động tích cực lĩnh hội kiến thức trong quá trình học, ôn tập và làm bài thi bài kiểm tra đạt kết quả cao. - Các lớp 12 học sinh tôi được phân công giảng dạy, các em đều nắm được những kiến thức cơ bản cần thiết để làm phần Đọc- hiểu của môn Ngữ văn, hứng thú với việc học và khám phá cái hay cái đẹp của những văn bản, đoạn trích, biết quý trọng, tự hào về sự trong sáng quý giá của Tiếng Việt…Cụ thể là: Trên 80% học sinh ở lớp tôi thực nghiệm hoàn toàn yêu thích và có khả năng Đọc- hiểu thuần thục các ngữ liệu trong đề thi môn Ngữ Văn, biết vận dụng các kĩ năng và kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề trong cuộc sống thực tiễn hàng ngày. -Tỉ lệ học sinh đạt điểm từ trung bình trở lên khá cao, trong đó có nhiều học sinh đạt kết quả khá, giỏi. Tỉ lệ học sinh đạt điểm khá, giỏi môn Ngữ văn kì thi THPTQG cao hơn năm học 2019-2020, trong đó có 2 em đạt điểm 9,5 (thuộc tốp điểm cao nhất tỉnh trong những trường THPT không chuyên) PHẦN II. NỘI DUNG Chƣơng 1: Thực trạng của công tác dạy và học môn Ngữ văn 1. Thuận lợi - Về phía nhà trường, ở các trường THPT trong huyện Thuận Thành, đặc biệt là trường THPT Thuận Thành số 1, luôn đặt ra phương châm “ Học thật- thi thật- kết quả thật” và nhiệm vụ quan trọng là bồi dưỡng và nâng cao chất lượng học sinh giỏi, chất lượng tốt nghiệp và tỉ lệ đỗ đại học nên Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm tới công tác bồi dưỡng GV, nhấn mạnh đến nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học, khuyến khích GV áp dụng những tiến bộ của khoa học kĩ thuật vào trong quá trình giảng dạy. - Về phía GV, đội ngũ GV đều nêu cao tinh thần trách nhiệm, tự bồi dưỡng, sẵn sàng thích ứng với các điều kiện dạy và học, được tham gia đầy đủ các hoạt động bồi dưỡng, nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ do Nhà trường, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức. - Về phía HS: HS trường THPT Thuận Thành số 1 có điểm đầu vào cao luôn đứng tốp đầu trong tỉnh, lại được rèn giũa trong môi trường giáo dục chất lượng, tiên tiến nên phần lớn các em có khả năng nhận thức tốt và thái độ học tập tích 13
  14. cực. Đó vừa là ưu điểm, lợi thế nhưng đồng thời cũng đòi hỏi GV phải thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học, cập nhật những tri thức mới, đặc biệt là làm thế nào để tạo hứng thú, phát huy tinh thần ham học hỏi của HS. - Về cơ sở vật chất: Trường được trang bị các phương tiện, thiết bị, công cụ dạy học hiện đại hỗ trợ quá trình dạy học, cho phép GV có thể tổ chức các hoạt động học tập phong phú giúp học sinh giải quyết các câu hỏi, bài tập trong học tập hiệu quả. - Hệ thống tài liệu, các game show của các chương trình truyền hình trên mạng khá phong phú đã gợi mở, tạo ý tưởng thuận tiện cho việc soạn giảng, biến đổi, sáng tạo thành nhữnh trò chơi có thể kết hợp trong giờ giảng, đồng thời tạo hứng thú cho học sinh học tập. 2. Khó khăn - Giáo viên cần đầu tư nhiều thời gian và công sức, còn băn khoăn khi áp dụng những phương pháp mới trong điều kiện thực tế để kích thích sự say mê học, sáng tạo, cảm thụ văn học của học sinh. - Một số học sinh chưa có ý thức tự giác trong học tập, còn lơ là và chủ quan. - Phần nhiều phụ huynh còn xem nhẹ môn Văn, họ chỉ quan tâm đến các môn tự nhiên. - Phần lớn các lớp của nhà trường HS theo khối A, A1 nên thường có thái độ chưa thật sự tích cực với vai trò của môn Văn. Chƣơng 2: CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ LÀM BÀI PHẦN ĐỌC- HIỂU MÔN NGỮ VĂN TRONG ĐỀ THI TN THPT. 1. Biện pháp 1: Yêu cầu nhận diện phƣơng thức biểu đạt Phƣơng Nhận diện qua mục đích giao tiếp thức biểu 14
  15. đạt 1 Tự sự Trình bày diễn biến sự việc 2 Miêu tả Tái hiện trạng thái, sự vật, con người 3 Biểu cảm Bày tỏ tình cảm, cảm xúc 4 Nghị luận Trình bày ý kiến đánh giá, bàn luận… Thuyết 5 Trình bày đặc điểm, tính chất, phương pháp… minh Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, Hành chính 6 – công vụ trách nhiệm giữa người với người Ví dụ 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: …Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại, réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xoá cả chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này. (Trích Tuỳ bút Ngƣời lái đò Sông Đà -Nguyễn Tuân) Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào là chính? (Trả lời: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là miêu tả). Ví dụ 2: “ Hắn về lần này trông khác hằn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như thằng săng đá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai con mắt gườm gườm trong gớm chết! Hắn mặt cái quần nái đen với áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm 15
  16. chết! ( Chí Phèo– Nam Cao ) Hãy chỉ ra các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên ? (Trả lời: Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên là: tự sự, miêu tả, biểu cảm). Ví dụ 3: “Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân phong kiến. Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa” (Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục) Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? ( Trả lời: Đoạn văn trên được viết theo phƣơng thức nghị luận) Ví dụ 4: Đò lên Thach Hãn ơi chèo nhẹ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm. Có tuổi hai mươi thành sóng nước Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm. (Lê Bá Dương, Lời người bên sông) Phương thức biểu đạt chủ yếu trong đoạn thơ là phương thức nào? (Phương thức biểu đạt chủ yếu trong đoạn thơ là biểu cảm) Ví dụ 5: Dịch bệnh E-bô-la ngày càng trở thành “thách thức” khó hóa giải. Hiện đã có hơn 4000 người tử vong trong tổng số hơn 8000 ca nhiễm vi rút E-bô-la. Ở năm quốc gia Tây Phi. Hàng nghìn trẻ em rơi vào cảnh mồ côi vì E-bô-la. Tại sao Li-bê-ri-a, cuộc bầu cử thượng viện phải hủy do E-bô-la “tác quái” Với tinh thần sẻ chia và giúp đỡ năm nước Tây Phi đang chìm trong hoạn noạn, nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế đã gửi những nguồn lực quý báu với vùng dịch để giúp đẩy lùi “bóng ma” E-bô-là, bất chấp nhưng nguy cơ có thể xảy ra. Mĩ đã quyết định gửi 4000 binh sĩ, gồm các kĩ sư, chuyên gia y tế, hàng loạt nước ở Châu Âu, Châu Á và Mĩ-la-tinh gửi trang thiết bị và hàng nghìn nhân viên y tế tới khu vực Tây Phi. Cu-ba cũng gửi hàng trăm chuyên gia y tế tới đây. Trong bối cảnh chưa có vắc xin điều trị căn bệnh E-bô-la, việc cộng đồng quốc tế không “quay lưng” với vùng lõi dịch ở Tây Phi, tiếp tục gửi chuyên gia và thiết bị tới đây để dập dịch không chỉ là hành động mang tính nhân văn, mà còn thắp lên tia hi vọng cho hàng triệu người Phi ở khu vực này. (Dẫn theo nhân dân.Com.vn) Văn bản trên sử dụng các phương thức biểu đạt chủ yếu nào? ( Trả lời: Phương thức chủ yếu: thuyết minh – tự sự) 2. Biện pháp 2: Yêu cầu nhận diện phong cách chức năng ngôn ngữ: 16
  17. Phong cách Đặc điểm nhận diện ngôn ngữ – Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày, mang tính tự nhiên, Phong cách thoải mái và sinh động, ít trau chuốt…Trao đổi thông tin, tư tưởng, 1 ngôn ngữ tình cảm trong giao tiếp với tư cách cá nhân sinh hoạt – Gồm các dạng chuyện trò/ nhật kí/ thư từ… Phong cách -Kiểu diễn đạt dùng trong các loại văn bản thuộc lĩnh vực truyền ngôn ngữ 2 thông của xã hội về tất cả các vấn đề thời sự (thông tấn = thu thập và báo chí biên tập tin tức để cung cấp cho các nơi) (thông tấn) Phong cách Dùng trong lĩnh vực chính trị – xã hội, ; người giao tiếp thường bày 3 ngôn ngữ tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm tư tưởng, tình cảm của chính luận mình với những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội Phong cách -Dùng chủ yếu trong tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng 4 ngôn ngữ thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người; từ ngữ nghệ thuật trau chuốt, tinh luyện… Phong cách Dùng trong những văn bản thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học tập và 5 ngôn ngữ phổ biến khoa học, đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn khoa học sâu Phong cách -Dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực giao tiếp điều hành và quản 6 ngôn ngữ lí xã hội ( giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, Nhân dân với các hành chính cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan…) Ví dụ 1 : Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng. Tuổi chúng phải được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển. Tương lai của chúng phải được hình thành trong sự hòa hợp và tương trợ. Chúng phải được trưởng thành khi được mở rộng tầm nhìn, thu nhận thêm những kinh nghiệm mới”. 17
  18. * Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? ( Trả lời: Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ chính luận). Vídụ 2: “Dịch bệnh E-bô-la ngày càng trở thành “thách thức” khó hóa giải. Hiện đã có hơn 4000 người tử vong trong tổng số hơn 8000 ca nhiễm vi rút E-bô-la. Ở năm quốc gia Tây Phi. Hàng nghìn trẻ em rơi vào cảnh mồ côi vì E-bô-la. Tại sao Li-bê-ri-a, cuộc bầu cử thượng viện phải hủy do E-bô-la “tác quái” Với tinh thần sẻ chia và giúp đỡ năm nước Tây Phi đang chìm trong hoạn noạn, nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế đã gửi những nguồn lực quý báu với vùng dịch để giúp đẩy lùi “bóng ma” E-bô-là, bất chấp nhưng nguy cơ có thể xảy ra. Mĩ đã quyết định gửi 4000 binh sĩ, gồm các kĩ sư, chuyên gia y tế, hàng loạt nước ở Châu Âu, Châu Á và Mĩ-la-tinh gửi trang thiết bị và hàng nghìn nhân viên y tế tới khu vực Tây Phi. Cu-ba cũng gửi hàng trăm chuyên gia y tế tới đây. Trong bối cảnh chưa có vắc xin điều trị căn bệnh E-bô-la, việc cộng đồng quốc tế không “quay lưng” với vùng lõi dịch ở Tây Phi, tiếp tục gửi chuyên gia và thiết bị tới đây để dập dịch không chỉ là hành động mang tính nhân văn, mà còn thắp lên tia hi vọng cho hàng triệu người Phi ở khu vực này”. (Dẫn theo nhân dân.Com.vn) Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? (Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ báo chí) Ví dụ 3: “ Nhà di truyền học lấy một tế bào của các sợi tóc tìm thấy trên thi thể nạn nhân từ nước bọt dính trên mẩu thuốc lá. Ông đặt chúng vào một sản phẩm dùng phá hủy mọi thứ xung quanh DNA của tế bào.Sau đó, ông tiến hành động tác tương tự với một số tế bào máu của nghi phạm.Tiếp đến, DNA được chuẩn bị đặc biệt để tiến hành phân tích.Sau đó, ông đặt nó vào một chất keo đặc biệt rồi truyền dòng điện qua keo. Một vài tiếng sau, sản phẩm cho ra nhìn giống như mã vạch sọc ( giống như trên các sản phẩm chúng ta mua) có thể nhìn thấy dưới một bóng đèn đặc biệt. Mã vạch sọc DNA của nghi phạm sẽ đem ra so sánh với mã vạch của sợi tóc tìm thấy trên người của nạn nhân”. ( Nguồn : Le Ligueur, 27 tháng 5 năm 1998) * Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? ( Trả lời: Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ khoa học). 3. Biện pháp 3: Yêu cầu nhận diện và nêu tác dụng (hiệu quả nghệ thuật) các hình thức, phƣơng tiện ngôn ngữ 3.1. Các biện pháp tu từ: – Tu từ về ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh,… (tạo âm hưởng và nhịp điệu cho câu) – Tu từ về từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, tương phản, chơi chữ, nói giảm, nói tránh, thậm xưng,… 18
  19. – Tu từ về cú pháp: Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối, im lặng,… Biện pháp tu từ Hiệu quả nghệ thuật (Tác dụng nghệ thuật) Giúp sự vật, sự việc được miêu tả sinh động, cụ thể tác động đến So sánh trí tưởng tượng, gợi hình dung và cảm xúc Cách diễn đạt mang tính hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt cao, Ẩn dụ gợi những liên tưởng ý nhị, sâu sắc. Làm cho đối tượng hiện ra sinh động, gần gũi, có tâm trạng và Nhân hóa có hồn hơn. Diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những liên tưởng ý Hoán dụ vị, sâu sắc Điệp từ/ngữ/cấu Nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng – tăng giá trị biểu cẳm trúc Làm giảm nhẹ đi ý đau thương, mất mát nhằm thể hiện sự trân Nói giảm trọng Thậm xƣng Tô đậm ấn tượng về… (phóng đại) Câu hỏi tu từ Bộc lộ cảm xúc Đảo ngữ Nhấn mạnh, gây ấn tượng về Đối Tạo sự cân đối Im lặng (…) Tạo điểm nhấn, gợi sự lắng đọng cảm xúc 19
  20. Liệt kê Diễn tả cụ thể, toàn điện Ví dụ 1: Chỉ ra biện pháp tu từ chính được sử dụng trong đoạn thơ sau và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó: “Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si;” (Vội vàng – Xuân Diệu) (Trả lời: – Biện pháp tu từ được sử dụng là phép trùng điệp (điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc): Của…này đây…/ Này đây… của … Hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ là nhấn mạnh vẻ đẹp tươi non, phơi phới, rạo rực, tình tứ của mùa xuân qua tâm hồn khát sống, khát yêu, khát khao giao cảm mãnh liệt của nhân vật trữ tình). 3.2. Các hình thức, phƣơng tiện ngôn ngữ khác: – Từ láy, thành ngữ, từ Hán – Việt … – Điển tích điển cố,… Ví dụ 1: “Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?” (Trích Vợ nhặt – Kim Lân) Chỉ ra những thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn văn và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng. 4.Biện pháp 4: Yêu cầu nhận diện các phép liên kết ( liên kết các câu trong văn bản) Các phép liên kết Đặc điểm nhận diện Phép lặp từ ngữ Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước Phép liên tƣởng Sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ đồng nghĩa/ trái nghĩa (đồng nghĩa / trái hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước nghĩa) 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2