intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học Chủ đề Kí hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 12 theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Chia sẻ: Ganuongmuoiot | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:36

35
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu đề tài nhằm tìm hiểu về lí luận và thực tiễn vấn đề dạy học theo chủ đề, đề tài nhằm hình thành kiến thức, kĩ năng đọc hiểu một số tác phẩm Kí văn học để nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập môn Ngữ văn của HS.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học Chủ đề Kí hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 12 theo định hướng phát triển năng lực học sinh

  1. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài ..........................................................................................................1 2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ................................................................................1 3. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................1 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................1 5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................1 6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu ............................................................................2 7. Cấu trúc của đề tài .......................................................................................................2 NỘI DUNG .....................................................................................................................2 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI .........................................................................2 1.1. Xây dựng bài học theo chủ đề ..................................................................................2 1.2. Các phương pháp – kĩ thuật dạy học theo định hướng năng lực của học sinh .........2 1.3. Thực trạng của việc dạy và học tác phẩm kí trong nhà trường ................................3 2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ..........................................................3 2.1. Về phương diện xây dựng nội dung bài học theo chủ đề .........................................3 2.2. Về phương diện vận dụng phương pháp và kĩ thuật giảng dạy trong mô hình tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực .........................................................5 2.2.1. Trong hoạt động chuẩn bị bài mới ........................................................................5 2.2.2. Trong tiến trình hoạt động trên lớp .......................................................................6 2.3. Thiết kế giáo án dạy học theo chủ đề văn bản kí ...................................................12 3. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG VÀ TRIỂN KHAI CỦA ĐỀ TÀI ..............................22 4. Ý NGHĨA MANG LẠI CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................22 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................22 1. Kết luận......................................................................................................................22 2. Kiến nghị ...................................................................................................................23 PHỤ LỤC ........................................................................................................................i
  2. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI ĐC Đối chứng GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GV Giáo viên HS Học sinh KTĐG Kiểm tra đánh giá TN Thực nghiệm TNKQ Trắc nghiệm khách quan THPT Trung học phổ thông
  3. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đổi mới phương pháp dạy học được xem là hồn cốt của người thầy trên bục giảng. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của người học, thiết kế bài học theo chủ đề được cho là phù hợp trong tình hình mới, với môn Ngữ Văn cấp THPT cũng vậy. Đây là một thách thức không nhỏ đối với mỗi thầy cô giáo. Chương trình Ngữ văn lớp 12 có hai tác phẩm thuộc thể loại kí: Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Thực tế việc dạy học hai tác phẩm này đã và đang gặp không ít trở ngại, khó khăn. Nhiều GV, nhất là GV trẻ cũng gặp vấn đề khó khăn khi xác định trọng tâm bài học và phương pháp tổ chức cho HS cảm thụ tác phẩm kí theo định hướng năng lực. Là vai trò người thầy truyền lửa, mong muốn giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm kí, sống trong không khí của kí, qua ngôn ngữ, kết cấu, thể loại…Với những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: Dạy học Chủ đề “Kí hiện đại Việt Nam” trong chương trình Ngữ văn 12 theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2.1. Phạm vi nghiêm cứu - Nội dung nghiên cứu: Các văn bản kí trong chương trình Ngữ văn lớp 12 THPT - Địa bàn nghiên cứu: Một số trường THPT trên địa bàn Hà Tĩnh. 2.2. Đối tượng nghiên cứu Xây dựng quy trình, xác định nội dung tác phẩm Kí trong chương trình Ngữ văn 12 THPT. 3. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở tìm hiểu về lí luận và thực tiễn vấn đề dạy học theo chủ đề, đề tài nhằm hình thành kiến thức, kĩ năng đọc hiểu một số tác phẩm Kí văn học để nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập môn Ngữ văn của HS. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về văn bản Kí nhằm hình thành kiến thức, kĩ năng học tập theo hướng phát triển năng lực của HS. - Xây dựng các tiết học thể loại Kí theo định hướng phát triển, phẩm chất năng lực, 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Nghiên cứu các tài liệu về cơ sở lý luận của việc dạy học theo chủ đề và xác định quy trình KTĐG kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực của HS 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn + Điều tra, thăm dò và đánh giá thực trạng dạy học tác phẩm Kí theo chủ đề của HS THPT hiện nay + Thực nghiệm sư phạm: Đánh giá tính hiệu quả và khả thi của đề tài 1
  4. 6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu Về mặt lý luận: Góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về dạy học theo chủ đề văn bản Kí môn Ngữ văn THPT theo hướng phát triển năng lực HS. Về mặt thực tiễn: Xây dựng một số tiết học theo chủ đề Kí 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, phụ lục, đề tài nghiên cứu gồm có 2 phần chính - Phần 1: Nội dung - Phần 2: Kết luận và kiến nghị NỘI DUNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Xây dựng bài học theo chủ đề Xây dựng bài học theo chủ đề là trong một bài học “có nhiều đơn vị kiến thức và kĩ năng nhằm hướng tới giải quyết một hoặc một số vấn đề, hình thành một kĩ năng/ năng lực cho HS.” (theo tài liệu tập huấn). Mục đích là hình thành và phát triển tốt nhất năng lực cho người học. Mỗi chủ đề phải hướng đến mục tiêu giúp người học giải quyết một nhiệm vụ học tập tương đối hoàn chỉnh. Khi dạy học theo chủ đề, tuỳ từng chủ đề, điều kiện cơ sở vật chất và đối tượng HS mà GV lựa chọn các phương pháp - kĩ thuật dạy học phù hợp, khai thác có hiệu quả các phương tiện, đồ dùng dạy học, phiếu học tập… Tiến trình của hoạt động dạy học chủ đề theo các bước sau: (1) Hoạt động khởi động (2) Hoạt động hình thành kiến thức: hoạt động này hướng đến 2 phương pháp cơ bản là: dạy đọc hiểu văn bản; dạy học tích hợp. (3) Hoạt động luyện tập (4) Hoạt động ứng dụng, vận dụng (5) Hoạt động mở rộng, bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo. Trong tiến trình này, chuỗi hoạt động học của HS sẽ thể hiện rõ ý đồ sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được áp dụng trong toàn bộ chủ đề. 1.2. Các phương pháp – kĩ thuật dạy học theo định hướng năng lực của học sinh Phương pháp dạy học tích cực được hiểu là phương pháp tiến hành dựa theo tiến trình nhận thức khoa học. HS phải tham gia vào hoạt động sáng tạo, giải quyết vấn đề. Phương pháp dạy học tích cực phải đảm bảo các yêu cầu sau: Thứ nhất: phải khơi dậy được tiềm năng sáng tạo của HS Thứ hai: HS phải tư duy trước mỗi vấn đề, tình huống, phải có kĩ năng tự học. Thứ ba: tăng cường hoạt động cá thể, phối hợp với hoạt động hợp tác; Cuối cùng, GV kết hợp việc KTĐG, rèn luyện cho HS kĩ năng tự đánh giá. 2
  5. GV có thể sử dụng những phương pháp - kĩ thuật dạy học khác nhau để mỗi thành viên trong lớp học phải làm việc tích cực. Có thể sử dụng nhiều kĩ thuật dạy học nhưng cần phải thực hiện theo các bước: (a) Chuyển giao nhiêm vụ học tập (b) Thực hiện nhiệm vụ học tập (c) Báo cáo kết quả và thảo luận (d) Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. 1.3. Thực trạng của việc dạy và học tác phẩm kí trong nhà trường Hiện nay, vấn đề xây dựng bài học theo chủ đề mới được triển khai áp dụng nhưng chưa áp dụng đại trà cho tất cả khối THPT, chủ yếu là do các trường tự lựa chọn, sắp xếp, chưa có sự thống nhất chung. Khi dạy các tác phẩm thuộc thể loại kí chương trình lớp 12, một số GV đã thấy việc đưa chúng vào cùng một chủ đề là phù hợp. Tuy nhiên trên thực tế, đa số GV thiết kế bài học theo từng đơn vị bài cụ thể. Theo đánh giá chung, dạy học hướng này chỉ cung cấp được một đơn vị kiến thức hoặc chỉ góp phần hình thành một năng lực cụ thể. Khi giảng dạy, do áp lực về thời gian (2 tiết/ 1 bài), GV chủ yếu bám sát nội dung bài dạy theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Vì thế đa số GV không dành nhiều thời gian để cung cấp kiến thức về thể loại nên các các em cũng không có tri thức về thể loại kí, gây khó khăn cho HS cảm thụ đúng đắn về tác phẩm và tài năng của tác giả. Về vấn đề áp dụng phương pháp dạy học trong giảng dạy tác phẩm kí với đa số GV - trong đó có bản thân tôi- vẫn còn nhiều lúng túng. Trước đây bản thân tôi và một số GV khác cũng cho rằng dạy kí khô khan và khó, HS không biết nhiều về tác giả, thể loại nên việc các em tự phát hiện là khó khăn nên GV chọn phương pháp thuyết trình và vấn đáp là chủ yếu để cung cấp kiến thức. Thực tế giảng dạy như trên khiến HS thụ động trong tiếp thu kiến thức, kiến thức có được dễ quên. Tiết học cũng trở nên đơn điệu. Phần lớn người học cảm thấy tiết học của 2 tác phẩm kí trong SGK nặng nề. 2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 2.1. Về phương diện xây dựng nội dung bài học theo chủ đề Việc đưa hai văn bản Người lái đò sông Đà và Ai đã đặt tên cho dòng sông? vào Chủ đề giúp GV cung cấp kiến thức về đặc trưng thể loại, xác định trọng tâm cần đọc hiểu ở mỗi văn bản. Nắm được cơ sở lí luận về thể loại, HS có cơ sở để so sánh những tương đồng và khác biệt của đối tượng được tác giả phản ánh trong tác phẩm kí với đối tượng thật ngoài đời, thấy được nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của từng nhà văn. Điều này sẽ quyết định hiệu quả của quá trình tiếp nhận từ phía HS. Một số kiến thức mà HS tiếp nhận và tự khám phá trong quá trình dạy học Chủ đề văn bản Kí là: “Kí là một loại hình văn học trung gian, nằm giữa báo chí và văn học, gồm nhiều thể, chủ yếu là văn xuôi tự sự như hồi kí, bút kí, du kí, nhật kí, tuỳ bút…” (Từ điển thuật ngữ văn học). Có đặc điểm là tôn trọng sự thật khách quan, nhà văn viết kí phải đảm bảo được tính xác thực của đời sống. Bên cạnh đó, trong sáng tạo nghệ thuật cần 3
  6. hư cấu, từ truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài đến kịch, thơ ca và ngay cả kí cũng thế. Tuy nhiên hư cấu trong kí phải đảm bảo tính chân thực trong cách thể hiện. Điều này được minh chứng qua các tác phẩm kí trong chương trình Ngữ Văn 12. Trong trang văn của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Đà và sông Hương không chỉ là 2 dòng sông thực mà còn trở thành những nhân vật sống động, là đối tượng thẩm mĩ của nhà văn. Con sông Đà được Nguyễn Tuân thổi hồn bằng những những liên tưởng phong phú nhưng hợp lí. Nó trở thành một sinh thể mang cá tính độc đáo: vừa hung bạo “như một kẻ thù số một” vừa trữ tình, đằm thắm “như một cố nhân”. Qua hình tượng sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân đã thể hiện cái nhìn của một nghệ sĩ trong hành trình tìm kiếm cái đẹp và cái thật. Dòng sông Hương của xứ Huế thơ mộng cũng vậy. Sông Hương trở thành linh hồn của xứ Huế bởi vẻ đẹp rất nữ tính của nó, gắn với những lớp trầm tích về lịch sử văn hoá và thi ca. Với Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân: Thứ nhất, Nguyễn Tuân đã thể hiện cái tôi tài hoa uyên bác. Đây cũng là phong cách độc đáo của ông trong tất cả các trang văn. Hình ảnh con sông Đà và người lái đò trên sông Đà được cảm nhận ở nhiều góc độ với nhiều lĩnh vực của các ngành khoa học khác nhau: điện ảnh, võ thuật, thể thao, thi ca, hội hoạ… Ở Nguyễn Tuân, khi diễn tả thế giới tự nhiên, nhà văn thường quan sát, khám phá, diễn tả từ phương diện văn hóa, mỹ thuật; khi nhìn nhận, đánh giá con người, nhà văn lại quan sát, khám phá, diễn tả con người từ phương diện tài hoa, nghệ sĩ. Vì thế, hình tượng con sông Đà trở thành một công trình mỹ thuật tuyệt vời của thiên nhiên, còn ông lái đò - người lao động trên sông Đà trở thành một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật chèo đò, vượt thác. Thứ hai, phong cách viết kí của ông còn là sự kết hợp độc đáo giữa bút kí và tuỳ bút, vừa chính xác về mặt tư liệu vừa phóng túng trong nghệ thuật tổ chức. Nghệ thuật dựng cảnh, dựng truyện độc đáo. Chẳng hạn như khi xây dựng cuộc vượt thác của người lái đò, Nguyễn Tuân tái hiện một trận chiến dữ dội giữa người lái đò và sông Đà với ba trùng vi thạch trận của con sông. Mỗi trùng vi là một thế trận có sự bố trí tỉ mỉ, người lái đò như một dũng tướng tả xung hữu đột vượt qua thạch trận của con sông . Với Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường: Lối hành văn mê đắm tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường được thể hiện qua việc khắc hoạ vẻ đẹp sông Hương ở nhiều góc nhìn khác nhau từ địa lí, lịch sử đến văn hoa thơ ca.. Việc đi tìm cội nguồn của sông Hương chỉ là cái cớ để nhà văn mở ra những vẻ đẹp của sông Hương đồng thời mở ra vẻ đẹp của tâm hồn mình- một người am hiểu về sông Hương, về mảnh đất kinh kì và yêu say đắm với mảnh đất này. Thứ nhất là tài hoa trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ. Nhà văn đã huy động những ngôn từ, con chữ đặc sắc nhất để làm toát lên vẻ đẹp đa dạng của sông Hương qua từng góc nhìn, đồng thời toát lên tâm hồn của của Huế. Đời sông như đời người. Ngôn từ đậm chất thơ, giàu hình ảnh, gợi cảm.... “Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”. Đó là 4
  7. chưa kể đến những ý văn đẹp như một ý thơ : “những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà”; “những vấn vương của một nỗi lòng”, “đảo Cồn Hến quanh năm mơ màng trong sương khói”… Dường như, đây không phải là lối diễn đạt thông thường của văn xuôi, nhất là ở thể kí mà là những kiểu chữ nghĩa thường thấy trong thơ ca. Thứ hai là tài hoa trong việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật. Tác giả sử dụng thành công và hiệu quả các biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh: Sông Hương - cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại, sông Hương – người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở...; sông Hương mềm như tấm lụa, sông Hương mềm hẳn đi như một tiếng vâng không nói ra của tình yêu... sử dụng những liên tưởng phong phú, bất ngờ: liên tưởng sông Hương, thiên nhiên xứ Huế với cảnh sắc trong Truyện Kiều, liên tưởng sông Hương với tính cách của nàng Kiều: “và giống như nàng Kiều trong đêm tình tự,...còn nhớ...”. Để đảm bảo tính hệ thống và trọng tâm trong Chủ đề Kí, vấn đề cần đọc hiểu của mỗi văn bản có thể được xác định như sau: + Bài Người lái đò sông Đà: tập trung vào tìm hiểu sự tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân qua việc thể hiện hình tượng sông Đà và ông lái đò trên sông Đà. + Bài Ai đã đặt tên cho dòng sông?: tập trung tìm hiểu thể loại kí, ngôn ngữ viết kí và lối hành văn mê đắm tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường khi viết về sông Hương theo các góc nhìn. + Văn bản dùng để luyện tập theo chủ đề là Hồi kí Những ngày đầu của nước Việt Nam mới (Võ Nguyên Giáp) 2.2. Về phương diện vận dụng phương pháp và kĩ thuật giảng dạy trong mô hình tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực Khi dạy tác phẩm kí theo chủ đề, tôi nhận thấy việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực giúp học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua nhiệm vụ học tập là cần thiết. Song việc áp dụng phải linh hoạt trong từng nhiệm vụ, từng hoạt động. 2.2.1. Trong hoạt động chuẩn bị bài mới Giáo viên phải giao nhiệm vụ cho học sinh làm việc ở nhà. Mục đích của hoạt động này là tổ chức học sinh tự học. Hoạt động chuẩn bị bài có thể được thực hiện dưới hình thức hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm. Chẳng hạn: Bài tập chuẩn bị phần đọc hiểu hai văn bản Người lái đò sông Đà và Ai đã đặt tên cho dòng sông? - Học sinh làm việc cá nhân: + Đọc hai văn bản kí trong sách giáo khoa; + Hoàn thành phiếu học tập số 1 cho bài Người lái đò sông Đà; + Tìm kiếm những tranh ảnh và nội dung giới thiệu cho bức tranh của mình cho bài Ai đã đặt tên cho dòng sông? - GV sử dụng kĩ thuật đọc và ghi chú bên lề: + GV giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị bài ở nhà theo nhiệm vụ cụ thể. 5
  8. GV nhắc học sinh đọc văn bản Người lái đò sông Đà và ghi chú bên lề sách giáo khoa những thông tin sau: Thông tin 1: Nhà văn đã thể hiện con sông Đà hung bạo và trữ tình như thế nào? Thông tin 2: Người lái đò tài hoa được thể hiện qua những chi tiết nào? Vì đặc điểm sách giáo khoa lề không đủ rộng, GV có thể chuyển thông tin ghi chú thành phiếu học tập. Khi đọc “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, GV yêu cầu HS: Đọc kĩ đoạn văn “Trong những dòng sông đẹp mà tôi thường nghe (…)chung tình với quê hương xứ sở.” đánh dấu những từ ngữ thể hiện vẻ đẹp của sông Hương, ghi vắn tắt những cảm nhận của mình về vẻ đẹp đó theo phiếu ghi chú sau: Từ ngữ được đánh dấu Cảm nhận của cá nhân Ví dụ: 1. Vẻ dữ dội và hùng tráng của sông Hương 1. rầm rộ, mãnh liệt, cuộn xoáy 2. Vẻ đẹp của một cô gái duyên dáng làm 2. dịu dàng, say đắm: say đắm lòng người ……………………………………… …………………………………………… ……………………………………… …………………………………………… Bài tập chuẩn bị phần: Tìm hiểu chung về thể loại kí - HS làm việc theo nhóm (tổ): + Tìm kiếm những tri thức về thể loại kí- thiết kế kịch bản theo hình thức phỏng vấn và trả lời phỏng vấn và sử dụng phương pháp đóng vai trong việc triển khai nội dung bài học thông qua hoạt động sân khấu hoá. Cụ thể bài tập như sau: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS với các nội dung sau: - Đặc trưng của thể kí hiện đại Việt Nam - Phân biệt tuỳ bút và bút kí Yêu cầu: HS xây dựng kịch bản về buổi đối thoại giữa nhà văn Nguyễn Tuân và độc giả với chủ đề: Thể kí Việt Nam hiện đại. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - thảo luận viết kịch bản. Bước 3: HS chuyển kịch bản cho GV, GV nhận xét đánh giá, chọn kịch bản tốt nhất cho HS diễn. Bước 4: HS sân khấu hoá trước lớp, GV đánh giá, định hướng nội dung. 2.2.2. Trong tiến trình hoạt động trên lớp 2.2.2.1. Hoạt đông khởi động Mục đích là tạo tâm thế ban đầu cho bài học. Hoạt động này giúp GV xác định được HS có những hiểu biết về chủ đề và những vấn đề ngoài thực tiễn liên quan đến hai tác phẩm kí trong chương trình như thế nào, đồng thời giúp HS phát huy vốn kiến thức, kĩ năng đã có để tiếp nhân kiến thức mới. Ở hoạt động này, GV có thể sử dụng kĩ thuật phòng tranh - kĩ thuật trình bày 1 phút để tạo tâm thế cho HS vào tiết học. GV cho HS giới thiệu những bức ảnh mà các em sưu tầm (dán lên bảng) về sông Đà, con người lao động vùng Tây Bắc và sông Hương, văn hoá Huế... Từ phần giới thiệu của học HS, GV tạo tâm thế cho HS. 2.2.2.2 Hoạt động hình thành kiến thức 6
  9. Trong hoạt động này, GV cần tổ chức phương pháp phù hợp với chủ đề, giúp HS chiếm lĩnh tri thức mới, tích hợp với phân môn Tiếng Việt và Làm văn bằng các phương pháp- kĩ thuật dạy học tích cực như: a. Phương pháp đọc sáng tạo và kĩ thuật đọc- ghi chú bên lề Đọc tác phẩm văn học là một nghệ thuật. Nó được nâng lên thành một phương pháp để dạy văn với tên gọi là “phương pháp đọc sáng tạo”, nhằm nhấn mạnh đến vai trò tích cực của người đọc trong việc cảm thụ tác phẩm văn chương và đào sâu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm trong quá trình đọc, giúp HS có năng lực tri giác ngôn ngữ, năng lực tưởng tượng, tái hiện hình tượng, năng lực cảm xúc thẩm mĩ. Đọc sáng tạo đảm bảo các yêu cầu như: giản dị, tự nhiên, phát âm rõ ràng, đúng giọng điệu và truyền đạt đúng thể loại, phong cách tác giả. Để cảm nhận được vẻ đẹp của sông Đà hùng vĩ, hung bạo, GV phải hướng dẫn cho HS đọc đúng giọng điệu, những câu văn mạnh mẽ như “Nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió. Cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua đây”, hay những câu văn mềm mại như thơ “Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai…”. Với văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông”, để giúp HS cảm nhận chất thơ trong bút kí trữ tình của Hoàng Phủ Ngọc Tường thì GV hướng dẫn HS đọc văn bản với giọng nhẹ nhàng, sâu lắng. Điều mà tôi nhận thấy khi đọc văn bản ký có hiệu quả và rút ngắn thời gian, GV cần giao nhiệm vụ cho HS ghi chú bên lề những thông tin cần thiết trong quá trình đọc. Để thực hiện nhiệm vụ này có hiệu quả, GV phải yêu cầu cụ thể. Chẳng hạn như: “Trong quá trình đọc, em hãy gạch chân những câu văn miêu tả vẻ đẹp sông Hương và ghi chú bên cạnh. Tìm những câu văn có biện pháp so sánh.”… (Hình ảnh trang sách được ghi chú) b. Phương pháp vấn đáp và nêu vấn đề Vấn đáp là quá trình tương tác giữa GV và HS thông qua hệ thống câu hỏi. Qua việc trả lời câu hỏi của GV, học sinh thể hiện được suy nghĩ của mình, từ đó lĩnh hội được đối tượng học tập. Xuất phát từ đặc trưng của thể kí: lấy sự thật khách quan của đời sống và tính xác thực của đối tượng làm cơ sở, người dạy có thể xây dựng hệ thống câu hỏi tái hiện để giúp HS hiểu biết về những sự việc, hiện tượng của cuộc sống được phản ánh trong văn bản kí. 7
  10. Nêu vấn đề là phương pháp sử dụng câu hỏi chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết để tạo tình huống có vấn đề từ đó kích thích tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động cảm thụ văn học, đòi hỏi HS vận dụng những kiến thức sẵn có để giải quyết các tình huống mới. Phương pháp này phù hợp với dạy học chủ đề kí. Sự kết hợp giữa phương pháp vấn đáp và nêu vấn đề được thể hiện thông qua hệ thống các câu hỏi. GV đặt câu hỏi theo từng mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng để HS tìm kiếm tri thức, giải quyết được các tình huống có vấn đề. Ví dụ: Khi đọc hiểu về hình tượng sông Đà hung bạo trong Người lái đò sông Đà, GV xây dựng chuỗi các câu hỏi theo các mức độ: từ nhận biết đến vận dụng như: (?) Giáo viên trình chiếu hoặc treo trên bảng các hình ảnh: và đặt câu hỏi: Tìm những câu văn của Nguyễn Tuân miêu tả hình ảnh trên? (?) Qua ngòi bút tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân, con sông Đà có những đặc điểm, tính cách nào? (?) Điểm độc đáo trong nghệ thuật miêu tả các hình ảnh vách đá bờ sông, thác ghềnh, vực xoáy là gì? (?) Con sông Đà bày thạch trận trên sông như thế nào? Chỉ ra diện mạo và tâm địa hiểm độc, dữ dội của thác đá? (?) Hình dung về thác đá trong thực tế như thế nào? (?) Câu văn: “ Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết ở trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện (…)một số hòn bèn nhổm dậy để vồ lấy thuyền.”, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp ấy? Câu văn có phải chỉ đơn thuần là tưởng tượng của tác giả hay không? Vì sao? (?) Em hãy đánh giá về ngòi bút viết kí của Nguyễn Tuân qua những câu văn này? (?) Nhận xét về nét độc đáo trong nghệ thuật miêu tả thác đá của Nguyễn Tuân? Qua chuỗi câu hỏi được thiết kế theo mức độ như trên HS có thể chủ động tìm kiếm, phát hiện nội dung cần đạt theo mục tiêu bài học. c. Phương pháp dạy học theo nhóm với kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật “Sơ đồ tư duy”, kĩ thuật trình bày 1 phút Dạy học theo nhóm còn gọi là dạy học hợp tác, một hình thức tổ chức dạy học- lấy HS làm trung tâm. Trong hoạt động nhóm, các thành viên không chỉ có trách nhiệm với việc học tập của mình mà còn có trách nhiệm quan tâm đến các thành viên khác của nhóm. Trong hoạt động hình thành kiến thức, GV đưa ra một số tình huống có vấn đề, chia nhóm và cho HS thảo luận các để rút ngắn thời gian, đồng thời để cho HS phát huy kĩ năng hợp tác, giải quyết vấn đề, thuyết trình. Phương pháp này, GV có thể vận dụng linh hoạt các kĩ thuật như mảnh ghép, sơ dồ tư duy, trình bày một phút… Dạy Chủ đề văn bản Kí, GV cho HS làm việc theo các hình thức nhóm như: 8
  11. + Làm việc theo cặp 2 HS (Pair work) + Làm việc theo nhóm 4 đến 6 HS (Group work) Có hai loại hình bài tập dùng trong thảo luận nhóm cho bài học là: + Bài tập cho hoạt động trao đổi: Mỗi nhóm giải quyết một vấn đề, sau đó các nhóm cử đại diện trình bày vấn đề của nhóm mình. Các nhóm khác đặt câu hỏi. + Bài tập cho hoạt động so sánh: Tất cả các nhóm cùng giải quyết một vấn đề, sau đó so sánh cách giải quyết giữa các nhóm. Những bài tập/ vấn đề được sử dụng trong Chủ đề cho hoạt động thảo luận nhóm: + Tìm hiểu hình tượng con sông Đà với hai tính cách hung bạo và trữ tình qua ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân. + Cuộc vượt thác đầy tài hoa của ông lái đò qua ba trùng vi thạch trận. + Vẻ đẹp sông Hương từ góc nhìn địa lí trong một đoạn văn cụ thể. + Lối hành văn mê đắm tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường. + Hoàn thành sơ đồ tư duy về ngòi bút tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường qua hình tượng sông Hương từ các góc nhìn: địa lí, lịch sử, văn hoá thi ca Ví dụ hoạt động nhóm theo hình thức Group work cho phần tìm hiểu về hình tượng ông lái đò sông Đà - một “tay lái ra hoa”- trí dũng song toàn (sử dụng kĩ thuật mảnh ghép và trình bày 1 phút) Bước 1: GV chia lớp thành 6 nhóm, treo giấy rôki có phác thảo một số gợi ý theo khung như sau: CUỘC CHIẾN CỦA ÔNG LÁI ĐÒ VÀ SÔNG ĐÀ HUNG BẠO Thạch trận trên sông Đà Cuộc vượt thác của ông lái đò Có 5 cửa trận: 4 cửa tử, 1 cửa sinh, Vòng 1 trông như sơ hở để dụ đối phương, Nhóm 1- 2 mặt nước hò la như quân liều mạng Tăng thêm nhiều cửa tử, cửa sinh bố Vòng 2 Nhóm 3- 4 trí lệch qua phía hữu ngạn Ít cửa hơn, bên phải, bên trái đều là Vòng 3 luồng chết, luồng sống nằm ở giữa Nhóm 5- 6 bọn đá hậu vệ của con thác Bước 2: giao nhiệm vụ cho 2 nhóm tìm hiểu cùng 1 vấn đề. Cụ thể như sau: + Nhóm 1-2: Ông lái đò đã làm gì để vượt qua trùng vi thạch trận thứ 1 của con sông Đà? Trong trận chiến, ông lái đò giống đối tượng nào trong chiến trận? + Nhóm 3-4: : Ông lái đò đã làm gì để vượt qua trùng vi thạch trận thứ 2 của con sông Đà? Trong trận chiến, ông lái đò được miêu tả giống ai? + Nhóm 5-6: : Ông lái đò đã làm gì để vượt qua trùng vi thạch trận thứ 3 của sông Đà? Hãy nêu cảm nhận về ông đò khi ông vượt qua trùng vi này? Bước 3: Các nhóm lần lượt thảo luận để hoàn thiện bài tập. Bước 4: Các nhóm có cùng nội dung thảo luận trao đổi cho nhau và bổ sung. 9
  12. Bước 5: Học sinh cử đại diện treo sản phẩm trên bảng dựa trên khung mà giáo viên chuẩn bị sẵn và thuyết trình nhanh. Bước 6: Học sinh các nhóm khác nêu ý kiến phản biện, bổ sung. Sau khi học sinh trình bày, giáo viên nhận xét, định hướng nội dung. (Hình ảnh phương pháp làm việc nhóm hoàn thành mảnh ghép tri thức và kĩ thuật trình bày 1 phút) Sau khi học sinh trình bày nội dung thảo luận nhóm, các thành viên nhóm khác có ý kiến bổ sung hoặc phản biện, giáo viên nhận xét và định hướng nội dung bài học theo sơ đồ tư duy mà giáo viên chuẩn bị sẵn những ý trọng tâm. (Hình ảnh tiết dạy tại lớp, với kĩ thuật sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống kiến thức) Ví dụ cho hoạt động nhóm theo hình thức cặp đôi trong phần tìm hiểu bài Ai đã đặt tên cho dòng sông?của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Bước 1: GV nêu vấn đề: Lối hành văn mê đắm, tài hoa của thể hiện trước tiên ở cách sử dụng ngôn từ, câu văn. Hãy chọn một vài từ ngữ, câu văn để chứng minh. Bước 2: HS thảo luận theo cặp đôi chứng minh vấn đề. Bước 3: Một HS đại diện nhóm lên trước lớp trình bày. Bước 4: Các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi hoặc bổ sung, phản biện. Bước 5: GV nhận xét và định hướng nội dung; cho điểm khích lệ đối với nhóm trình bày và những HS có ý kiến phản biện, bổ sung hay. 10
  13. d. Phương pháp đóng vai Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành một vấn đề trong tình huống giả định. GV có thể cung cấp tư liệu để HS xây dựng kịch bản và diễn trên bục giảng (sân khấu). Trọng tâm của phương pháp này là thảo luận sau phần diễn của HS. Phương pháp này được sử dụng trong phần hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức về thể loại, đặc trưng, các tiểu loại của kí, sự giống và khác nhau giữa tuỳ bút và bút kí. Trong bài học, tôi sử dụng phương pháp đóng vai trong hoạt động tổng kết nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, tìm hiểu khái quát về thể loại kí sau khi hướng dẫn HS đọc hiểu hai tác phẩm trong chủ đề. Yêu cầu của phương pháp này, GV phải cung cấp tài liệu học tập về thể kí; chuyển giao nhiệm vụ cho HS viết kịch bản và diễn. Sau khi HS trả lời những ý kiến, GV phải đưa ra nhận xét, cho điểm và định hướng lại nội dung cần thiết. (Hình ảnh minh hoạ trong giờ học tại lớp - phần tìm hiểu thể loại kí) Kịch bản của lớp về chủ đề “thể Kí Việt Nam hiện đại: MC: Chào các bạn! Hôm nay chúng ta sẽ đến với câu lạc bộ văn học- hội những người yêu thơ văn. Chủ đề hôm nay của chúng ta sẽ là “Tác phẩm kí trong lòng bạn đọc”. Nhân vật khách mời hôm nay là nhà văn Nguyễn Tuân, người có sở trường về thể loại bút kí và tuỳ bút với những tác phẩm như “Sông Đà”, “Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi”.... Nguyễn Tuân: (Xuất hiện) - chào khán giả PV: Xin hỏi, nhà văn có rất nhiều tác phẩm kí như Tuỳ bút sông Đà, Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi… Tác phẩm nào cũng được đánh giá cao. Nhà văn có thể cho độc giả biết một số kinh nghiệm viết kí? Nguyễn Tuân: Muốn viết kí thì nhà văn phải đi nhiều, quan sát tường tận về đối tượng, và ghi chép tỉ mỉ những gì mà mình quan sát được. Kí có quyền dùng tất cả cách của truyện, kịch, thơ ca, và cả các cách thức của điện ảnh, sân khấu, hội hoạ. PV: Thưa nhà văn, kí có đặc điểm như thế nào? Nguyễn Tuân: Kí là một loại hình văn học trung gian, nằm giữa báo chí và văn học, gồm nhiều thể, chủ yếu là văn xuôi tự sự như hồi kí, bút kí, du kí, nhật kí, tuỳ bút…” PV: Tác phẩm “Tuỳ bút sông Đà” thuộc tiểu loại gì của kí, và đặc trưng của nó? Nguyễn Tuân: Tuỳ bút, sự kết hợp độc đáo giữa bút kí và tuỳ bút, vừa chính xác về mặt tư liệu vừa phóng túng trong nghệ thuật tổ chức. PV: Tuỳ bút khác như thế nào so với bút kí 11
  14. Nét nổi bật ở tuỳ bút là tính chủ quan, chất trữ tình rất đậm. Nhân vật chính là “cái tôi” của nhà văn. Qua ghi chép những con người và sự kiện cụ thể, có thực, nhà văn chú trọng bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức, đánh giá của mình về con người và cuộc sống hiện tại. Bút kí ghi lại những con người thực và sự việc mà nhà văn đã tìm hiểu nghiên cứu cùng với những cảm nghĩ của mình nhằm thể hiện một tư tưởng nào đó. PV: Cảm ơn nhà văn 2.2.2.3. Hoạt động luyện tập và vận dụng Ở hai hoạt động này, HS phải vận dụng được kiến thức để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể. Các bài tập trong phần thực hành theo trình tự: Đọc hiểu văn bản, Tiếng Việt và Làm văn. Với mục tiêu của hoạt động, trong Chủ đề văn bản Kí, tôi thấy cần kết hợp đọc hiểu văn bản đọc thêm, xác định nội dung của văn bản và đặc điểm của thể loại. GV có thể sử dụng phương pháp nêu vấn đề, làm việc nhóm và thuyết trình. Hình thức các nhóm làm việc ở nhà (đọc văn bản đọc thêm và xác định nội dung và nghệ thuật thể hiện hồi kí của Võ Nguyên Giáp, trình bày kết quả trên lớp. GV cho 2 nhóm lên báo cáo kết quả. Sau đó các HS còn lại tiến hành so sánh sự giống và khác nhau giữa hai bài báo cáo, GV định hướng nội dung và cho điểm phần trình bày của HS. Trong hoạt động này, tôi cũng tiến hành cho HS làm bài kiểm tra để đánh giá kết quả học tập thông qua hình thức trắc nghiệm với bài Người lái đò sông Đà và tự luận với Ai đã đặt tên cho dòng sông?. 2.2.2.4. Hoạt động mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo Mục đích là giúp HS vận dụng kiến thức của Chủ đề vào cuộc sống. Đó là hoạt động tự học, phát huy khả năng sáng tạo. GV yêu cầu HS dựa vào những hiểu biết của bản thân để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống thông qua bài học. Chẳng hạn: Bài tập 1: Theo em phải làm gì để giữ được vẻ đẹp, lợi ích mà các dòng sông mang lại cho con người. Ở bài tập này, GV sử dụng phương pháp nêu vấn đề. Cả lớp cùng tham gia phát biểu ý kiến cá nhân. Bài tập 2: Bến nước (lòng hồ Kẻ Gỗ, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, một khung cảnh đẹp, trữ tình, gắn với nghề làm cá và nghành thủy lợi của nhân dân địa phương, điều tiết lượng nước một vùng của tỉnh ), anh/ chị hãy tham quan và viết một bài bút kí về địa danh trên. Ở bài tập này, GV tổ chức cho HS hoạt động trãi nghiệm sáng tạo. Cần lên kế hoạch về thời gian, địa điểm và phương tiện tham quan địa danh của quê hương. GV cần tham gia vào hoạt động cùng với HS. Cho HS tự thành lập nhóm, cử nhóm trưởng, phân chia nhiệm vụ cụ thể. HS đi thực tế và báo cáo kết quả. GV chọn bài viết hay nhất cho HS trình bày và cho điểm khích lệ hoạt động của học sinh. 2.3. Thiết kế giáo án dạy học theo chủ đề văn bản kí GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM: CHỦ ĐỀ KÍ (5 tiết) BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT TRONG BÀI HỌC 12
  15. Kĩ năng đọc hiểu kí hiện đại Việt Nam. BƯỚC 2: NỘI DUNG CHỦ ĐỀ BÀI HỌC - Tìm hiểu các văn bản: Người lái đò Sông Đà (Nguyễn Tuân); Ai đã đặt tên cho dòng sông( Hoàng Phủ Ngọc Tường); Những ngày đầu của nước Việt Nam mới của Võ Nguyên Giáp). - Tìm hiểu đặc điểm của kí. - Tích hợp phân môn Tiếng Việt và Làm văn. BƯỚC 3: MỤC TIÊU BÀI HỌC a. Kiến thức - Những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm kí hiện đại Việt Nam và sự đóng góp của thể loại kí từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX. - Đặc trưng phản ánh hiện thực đời sống của thể loại kí: chân thực, đa dạng, phong phú. b. Kĩ năng - Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. - Kĩ năng tự nhận thức + Qua bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân, giúp HS nhận thức về vẻ đẹp của người lao động trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước; thấy được tấm lòng nâng niu, trân trọng giá trị con người của tác giả, rút ra bài học cho bản thân về ý nghĩa công việc và giá trị con người. + Với Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường, HS nhận thức và trân trọng trước những giá trị văn hoá của dân tộc, rút ra bài học về sự gắn bó của mỗi cá nhân với quê hương, đấ nước. - Kĩ năng tư duy sáng tạo: phân tích, bình luận về cá tính độc đáo trong cách thể hiện hình tượng sông Đà, người lái đò sông Đà trong trang văn của Nguyễn Tuân và sự thể hiện vẻ đẹp dòng sông hương ở tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Kĩ năng hợp tác: HS biết bày tỏ ý kiến, tham gia xây dựng các hoạt động và nhiệm vụ được giao; nổ lực phát huy năng lực bản thân để hoàn thành tốt nhiệm vụ. c. Thái độ - Bồi dưỡng cho hoc sinh tình cảm yêu quê hương, đất nước. - Có thái độ trân trọng, ngưỡng mộ trước tài năng, nhân cách của tác giả. - Biết trân trọng cái đẹp và sự sáng tạo của người nghệ sĩ. d. Năng lực Dạy tác phẩm kí theo chủ đề để hình thành, phát triển các năng lực: Năng lực tự học; năng lực tự giải quyết vấn đề, thu thập thông tin liên quan đến chủ đề; năng lực tư duy; năng lực hợp tác; năng lực trình bày vấn đề; năng lực thẩm mĩ; năng lực vận dụng kiến thức liên môn: lịch sử, địa lý, âm nhạc, hội họa, du lịch, thi ca; tích hợp kiến thức sách vở và đời sống; tích hợp: Đọc văn – Tiếng Việt – Làm văn. 13
  16. BƯỚC 4: MỨC ĐỘ YÊU CẦU CỦA MỖI LOẠI CÂU HỎI/ BÀI TẬP CÓ THỂ SỬ DỤNG ĐỂ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC Nhận biết Thông hiểu Vận dụng/vận dụng cao Kể tên một số tác phẩm kí Chỉ ra đặc trưng về thể kí. Xác định đặc điểm của thể đã được học? Phân biệt sự khác nhau của loại kí được thể hiện trong tuỳ bút và bút kí. văn bản. Nêu những nét chính về Chỉ ra những biểu hiện về Làm rõ phong cách tác giả giả. phong cách tác giả. qua tác phẩm. Chỉ ra ngôn ngữ, biện pháp Phân tích đặc sắc trong Đánh giá việc sử dụng nghệ thuật được sử dụng ngôn từ, biện pháp nghệ ngôn ngữ của tác giả trong để nhà văn xây dựng hình thuật; giải thích một số từ tác phẩm. tượng nghệ thuật. ngữ, hình ảnh, nghệ thuật… Xác định hình tượng nghệ - Phân tích những đặc điểm Đánh giá cách xây dựng thuật được xây dựng trong của hình tượng. hình tượng nghệ thuật. bài kí. - Tác dụng nghệ thuật giúp Nêu cảm nhận/ ấn tượng tác giả thể hiện cái nhìn về riêng của bản thân về hình cuộc sống và con người. tượng nghệ thuật. Xác định tư tưởng của tác Lí giải tư tưởng của nhà Liên hệ thực tế, rút ra bài giả trong tác phẩm. văn gửi gắm trong tác học nhận thức và hành phẩm. động qua tác phẩm đã học. BƯỚC 5: CÁC CÂU HỎI/ BÀI TẬP CỤ THỂ THEO CÁC MỨC ĐỘ YÊU CẦU ĐÃ MÔ TẢ Với văn bản: NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ – NGUYỄN TUÂN Nhận biết Thông hiểu Vận dụng và vận dụng cao Trình bày những hiểu Phong cách nghệ thuật Bài Người lái đò sông Đà biết của em về tác giả của Nguyễn Tuân có gì giúp em hiểu thêm gì về đặc Nguyễn Tuân? Kể tên đặc biệt? trưng phong cách nghệ thuật các tác phẩm tiêu biểu? độc đáo của Nguyễn Tuân? Tác phẩm được viết Qua bài ký sự, em hiểu Sau khi đã được xem kí sự về trong hoàn cảnh nào? biết gì về dòng sông Đà? sông Đà, em có cảm xúc gì Điều đó được thể hiện về vẻ đẹp của dòng sông và trong tùy bút của NT? con người lao động nơi đây? Đọc và giải thích câu đề Theo em, tác giả đã phát Em đánh giá thế nào về con từ của tác phẩm. hiện ra dòng chảy của mắt tài hoa của Nguyễn Tuân sông Đà có gì đặc biệt? khi nhìn nhận về thiên nhiên? Nhân vật trữ tình trong -Những từ ngữ trong tác Em có nhận xét gì về tâm tác phẩm là ai? phẩm giúp em xác định trạng, cảm xúc của cái tôi trữ được nhân vật trữ tình? tình trong tùy bút? 14
  17. Tìm những câu văn tả Nhận xét về đặc điểm của Đánh giá về cách thể hiện sông Đà tương ứng với con sông Đà của Nguyễn Tuân so với hình ảnh chụp cảnh thực của sông Đà? Đánh giá về khả năng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân? - Hình ảnh sông Đà hiện - Câu văn: “Đá ở đây từ - Tác giả khắc họa vẻ đẹp lên với những nét tính ngàn năm vẫn mai phục hùng vĩ của sông Đà nhằm cách nào? hết ở trong lòng sông, mục đích gì? - Những câu văn miêu tả hình như mỗi lần có chiếc - Qua hình tượng sông Đà, vẻ đẹp hùng vĩ của sông thuyền nào xuất hiện em cảm nhận gì về vẻ đẹp Đà? (…)một số hòn bèn nhổm của thiên nhiên núi rừng Tây - Vẻ đẹp trữ tình của dậy để vồ lấy.” có phải Bắc? sông Đà được hiện qua đơn thuần là sự tưởng - Hình tượng sông Đà thể dáng vẻ và tâm hồn của tưởng độc đáo của tác giả hiện tài năng, phong cách, tư nó, hãy tìm những câu hay không? Vì sao? tưởng của Nguyễn Tuân, hãy văn miêu tả vẻ đẹp đó? làm rõ nhận định trên. Hình tượng ông lái đò Thế nào là con người tài Tại sao nói: Ông lái đò đã hiện lên với những vẻ hoa theo quan điểm của nâng nghề lái đò lên thành đẹp nào? Nguyễn Tuân nghệ thuật? Tài năng của ông lái đò Hãy chứng minh tài hoa Hình tượng ông lái đò thể được thể hiện qua tình của ông đò trong việc ông hiện tài năng, phong cách, tư huống nào? phá từng trùng vi thạch tưởng của Nguyễn Tuân, hãy trân? (thảo luận nhóm) làm rõ nhận định trên. Tình cảm của nhà văn Lí giải tại sao nhà văn lại Tác phẩm đã giáo dục cho đối với sông Đà và người có tình cảm yêu mến đặc em những tình cảm gì đối với lái đò được thể hiện như biệt đối với dòng sông Đà quê hương đất nước và khát thế nào? và người lái đò? vọng gì trong học tập? Với văn bản: AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?– HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG Nhận biết Thông hiểu Vận dụng và vận dụng cao Nêu những nét chính về Hoàng Phủ Ngọc Tường Bài kí giúp em hiểu thêm gì tác giả Hoàng Phủ Ngọc có những sáng tạo gì về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường. trong thể loại bút kí? Tường? - Tác phẩm “ Ai đã đặt Qua một số hình ảnh Đánh giá về cách đặt nhan tên cho dòng sông?” minh họa, em hiểu biết gì đề: “Ai đã đặt tên cho dòng được viết trong hoàn về dòng sông Hương? sông?” Tình cảm của tác giả cảnh nào? Điều đó được thể hiện đối với sông Hương như thế -Xuất xứ của tác phẩm? như thế nào trong bài bút nào? kí của nhà văn? Cái tôi trữ tình trong tác - Những từ ngữ nào trong Em có nhận xét gì về tâm 15
  18. phẩm là ai? tác phẩm giúp em xác trạng, cảm xúc của cái tôi trữ định được cái tôi trữ tình? tình trong bài kí? - Cảm xúc chủ đạo cái tôi trữ tình trong bài kí là gì? Hình ảnh sông Hương Sông Hương ở thượng Những từ ngữ “rầm rộ”, hiện lên qua bút kí của nguồn mang những vẻ mãnh liệt, cuộn xoáy, dịu nhà văn với những góc đẹp nào? Tác giả đã sử dàng, say đắm nói lên vẻ đẹp nhìn nào? dụng bút pháp gì? Tác gì của sông Hương? Nhận xét Ở góc nhìn địa lí, tác giả dụng của biện pháp nghệ về cách dùng từ của Hoàng miêu tả sông Hương theo thuật đó? Tìm những từ Phủ Ngọc Tường hướng nào? ngữ miêu tả sông Hương ở vùng thương nguồn? Đọc đoạn văn và trả lời: Sông Hương hiện lên như Khi đọc đoạn văn em có cảm Đoạn văn trên miêu tả thế nào qua ngòi bút của xúc như thế nào? Lí giải vì dòng chảy của sông tác giả? Hãy tái hiện lại sao? Hương ở khu vực vẻ đẹp của sông Hương nào? bằng lời văn của mình. Dòng chảy sông Hương So sánh sự khác nhau về Đánh giá về sông Hương từ như thế nào? dòng chảy và cảnh vật việc so sánh. (Vì sao nói giữa sông Hương và sông sông Hương mang đặc trưng Nêva? của văn hóa Á Đông?) Hình ảnh nước sông So sánh màu sắc nước của Nước sông Hương gợi nên vẻ Hương được nhà văn sông Hương và sông Đà đẹp gì của xứ Huế? cảm nhận qua những qua cảm nhận của hai nhà màu sắc nào? văn? Theo Hoàng Phủ Ngọc Việc đánh giá vẻ đẹp sông Nhìn nhận của em về lịch sử Tường, sông Hương gắn Hương từ góc nhìn lịch sử của mảnh đất cố đô gắn liền với những sự kiện lịch sử có ý nghĩa gì? với sông Hương? nào của dân tộc ta? Dưới góc nhìn thơ ca, “Dòng sông ấy không Hãy tìm những tác phẩm Hoàng Phủ Ngọc Tường bao giờ lặp lại mình trong khác viết về sông Hương và nhận xét như thế nào về cảm hứng của người nghệ xác định cảm hứng sáng tác sông Hương? sĩ”, tác giả đã chứng minh của tác giả. điều ấy như thế nào? Chiều sâu văn hóa của Tại sao sông Hương được Theo tác giả vì sao những sông Hương được tác giả xem là linh hồn của xứ điệu hò, những lễ hội tách cảm nhận qua những lĩnh Huế? khỏi sông Hương sẽ mất đi ý vực nào? nghĩa, vẻ đẹp của nó? Nhận xét về lối hành văn Lối hành văn mê đắm, tài Lối hành văn mê đắm, tài hoa của Hoàng phủ Ngọc hoa của tác giả được thể của nhà văn thể hiện ở cách 16
  19. Tường qua tác phẩm? hiện qua những phương sử dụng ngôn từ, các biện diện nào? pháp nghệ thuật, trí tưởng tượng phong phú, Hãy chọn một vài từ ngữ mà nhà văn đã sử dụng để chứng minh. Tư tưởng, tình cảm của Lí giải tại sao nhà văn lại Tác phẩm đã giáo dục cho nhà văn được thể hiện rõ có tình cảm yêu mến đặc em những tình cảm gì đối với nhất trong đoạn văn nào? biệt đối với sông Hương? quê hương đất nước. BƯỚC 6: THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. Các văn bản được dùng để giảng dạy theo đặc trưng thể loại kí và vấn đề trọng tâm cần đọc hiểu: - Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân): Tập trung tìm hiểu hình tượng sông Đà và người lái đò sông Đà. - Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường): Tập trung tìm hiểu thể loại kí, ngôn ngữ viết kí và lối hành văn mê đắm tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường qua các góc nhìn về sông Hương. B. Văn bản được dùng để luyện tập: Những ngày đầu của nước Việt Nam mới (Võ Nguyên Giáp) * Hoạt động 1 – Khởi động: Bước 1: Giáo viên yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: - Kể tên các tác phẩm kí mà em đã học ở THCS và THPT - Em thích bài nào trong các tác phẩm đó? Vì sao? Bước 2: GV yêu cầu HS treo lên bảng những tranh ảnh liên quan đến sông Đà, sông Hương mà các em sưu tầm và thuyết trình sản phẩm của mình. Bước 3: GV chiếu một đoạn phim liên quan đến các tác giả Nguyễn Tuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường, …. Từ đó, GV giới thiệu vào chủ đề: KÍ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM và các tác phẩm. * Hoạt động 2 – Hình thành kiến thức 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản Người lái đò sông Đà- Nguyễn Tuân * Trước khi đọc Hướng dẫn HS tìm hiểu phần tác giả: GV sử dụng phương pháp vấn đáp- kĩ thuật đặt câu hỏi (từ dễ đến khó), yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: - Trình bày những những hiểu biết về cuộc đời, con người và sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Tuân? - Đề tài sáng tác của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám có gì khác nhau? Lí giải vì sao có sự khác nhau đó? - Nêu xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? - Tác phẩm được viết theo thể loại nào? Đặc trưng của thể loại đó? * Trong khi đọc 17
  20. GV hướng dẫn HS tìm hiểu sự tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân trong xây dựng hình tượng sông Đà (sử dụng phiếu học tập với kĩ thuật phòng tranh và vấn đáp; phương pháp hoạt động nhóm- kĩ thuật mảnh ghép): “Chúng thủy giai Đông tẩu, Đà giang độc Bắc lưu”, Theo em, tác giả đã phát hiện ra dòng chảy của sông Đà có gì đặc biệt? - GV yêu cầu HS sử dụng phiếu học tập số 1 đã làm ở nhà. (mục đích kiểm tra phần soạn bài ở nhà của học sinh). GV trình chiếu từng hình ảnh và yêu cầu HS đọc câu văn của Nguyễn Tuân miêu tả hình ảnh đó. Giáo viên đặt câu hỏi: - Em suy nghĩ gì về cách thể hiện của Nguyễn Tuân so với cảnh thực của con sông Đà? - GV đặt câu hỏi ở mức thông hiểu: Qua ngòi bút tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân, con sông Đà có những đặc điểm, tính cách nào? - Điểm độc đáo trong nghệ thuật miêu tả các hình ảnh vách đá bờ sông, thác ghềnh, vực xoáy? - Con sông Đà bày thạch trận trên sông như thế nào? Chỉ ra diện mạo và tâm địa vô cùng hiểm độc, dữ dội của thác đá? - Hình dung về thác đá trong thực tế như thế nào? - Câu văn: “ Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết ở trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện (…)một số hòn bèn nhổm dậy để vồ lấy thuyền.”, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp ấy? Câu văn có phải chỉ đơn thuần là tưởng tượng của tác giả hay không? Vì sao? - Em đánh giá như thế nào về ngòi bút viết kí của Nguyễn Tuân qua những câu văn này? - Nhận xét về nét độc đáo trong nghệ thuật miêu tả thác đá của Nguyễn Tuân? - Tìm những chi tiết và chỉ ra dáng vẻ và tâm hồn thơ mộng trữ tình của sông Đà nhìn từ trên cao xuống, khi trôi thuyền trên sông Đà và khi đến gần (vẽ sơ đồ tư duy cho bài tập này). - Hình tượng sông Đà chứng minh cho tài năng, phong cách Nguyễn Tuân. Điều này được thể hiện như thế nào? Câu hỏi gợi mở: (1) Khi miêu tả về dòng sông Đà hung bạo, Nguyễn Tuân đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì chủ yếu? Sử dụng ngôn ngữ, kiến thức thuộc những lĩnh vực nào? (2) Khi miêu tả về dòng sông Đà trữ tình, Nguyễn Tuân đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì chủ yếu? Sử dụng ngôn ngữ, kiến thức thuộc những lĩnh vực nào? GV hướng dẫn HS tìm hiểu sự tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân trong xây dựng hình tượng người lái đò- một tay lái tài hoa, trí dũng song toàn. (sử dụng phương pháp vấn đáp, thảo luận nhóm- kĩ thuật động não và thuyết trình). HS trả lời các câu hỏi sau: - Qua cuộc vượt thác, em nhận xét như thế nào về người lái đò? - Em quan niệm như thế nào về con người tài hoa? 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2