intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học dự án sản xuất và kinh doanh tương cà chua, dưa chuột bao tử dầm giấm – môn Công nghệ trồng trọt 10

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:48

7
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm nghiên cứu nội dung chủ đề 6 “Kĩ thuật trồng trọt” và bài 18 “Ứng dụng công nghệ cao trong thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm trồng trọt”; Nghiên cứu một số phần mềm có thể kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS, đồng thời hỗ trợ hoạt động học tập cộng tác cho HS trong dạy học dự án.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học dự án sản xuất và kinh doanh tương cà chua, dưa chuột bao tử dầm giấm – môn Công nghệ trồng trọt 10

  1. DẠY HỌC DỰ ÁN “SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH TƯƠNG CÀ CHUA, DƯA CHUỘT BAO TỬ DẦM GIẤM” – CÔNG NGHỆ TRỒNG TRỌT 10 1
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT BẮC YÊN THÀNH DẠY HỌC DỰ ÁN “SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH TƯƠNG CÀ CHUA, DƯA CHUỘT BAO TỬ DẦM GIẤM” – CÔNG NGHỆ TRỒNG TRỌT 10 Môn: Công nghệ trồng trọt 10 Tác giả: Đào Thị Thanh Tổ chuyên môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Yên thành – 2023. Số điện thoại: 0975364518 2
  3. DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Viết tắt Cụm từ đầy đủ CNTT 10 Công nghệ trồng trọt 10 DHDA Dạy học dự án GV Giáo viên HS Học sinh 3
  4. MỤC LỤC NỘI DUNG Trang Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 1 3. Phạm vi nghiên cứu 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 2 6. Tính mới của đề tài 2 Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3 Chương I: Cơ sở lý luận của dạy học dự án “Sản xuất và kinh doanh tương 3 cà chua, dưa chuột bao tử dầm giấm” 1.1. Dạy học dự án 3 1.1.1. Khái niệm 3 1.1.2. Đặc điểm dạy học dự án 3 1.1.3. Phân loại dạy học dự án 4 1.1.4. Cách tiến hành 4 1.1.5. Vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy học theo dự án 5 1.1.6. Ưu điểm và hạn chế của dạy học theo dự án 6 1.2. Sử dụng phần mềm Padlet trong dạy học dự án 6 1.3. Môn Công nghệ trong chương trình GDPT 2018 7 1.3.1. Đặc điểm của môn Công nghệ trong chương trình GDPT 2018 7 1.3.2. Vai trò nổi bật của môn Công nghệ trong chương trình GDPT 7 2018 1.3.3. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung của 8 môn Công nghệ trồng trọt 1.3.4. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của môn Công nghệ trồng 8 trọt 10 Chương II. Cơ sở thực tiễn của dạy học dự án “Sản xuất và kinh 10 doanh tương cà chua, dưa chuột bao tử dầm giấm” 2.1. Thực trạng dạy học dự án môn Công nghệ trồng trọt trên địa bàn 10 2.2. Khả năng ứng dụng dạy học dự án vào môn Công nghệ trồng trọt 10 Chương III: Thiết kế tiến trình dạy học dự án “sản xuất và kinh doanh 12 tương cà chua, bao tử dầm giấm” 3.1. Cơ sở thực hiện dạy học dạy học dự án “sản xuất và kinh doanh tương 12 cà chua, dưa chuột bao tử dầm giấm” 3.2. Kế hoạch thực hiện dạy học dự án “Sản xuất và kinh doanh 14 tương cà chua, dưa chuột bao tử dầm giấm” 3.3. Thiết kế tiến trình dạy học dự án “sản xuất và kinh doanh tương cà 15 chua, dưa chuột bao tử dầm giấm” 3.4. Khảo sát tính khả thi và tính cấp thiết của các giải pháp được đề xuất 25 3.4.1. Mục đích khảo sát 25 3.4.2. Nội dung và phương pháp khảo sát 25 4
  5. 3.4.3. Đối tượng khảo sát 25 3.4.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp 26 được đề xuất Chương IV: Thực nghiệm sư phạm 29 4.1. Đối tượng và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm 29 4.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm 29 Phần III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 38 1. Kết luận 38 2. Đề nghị 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO 39 PHỤ LỤC 40 5
  6. Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Việc xây dựng và ban hành Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã đáp ứng mục tiêu đổi mới giáo dục phổ thông theo quy định tại Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng và Nghị quyết 88 của Quốc hội. Chương trình đã cụ thể hóa việc đổi mới mục tiêu cơ bản của giáo dục từ tập trung vào trang bị kiến thức, kỹ năng sang phát triển phẩm chất và năng lực người học, đảm bảo hài hoà giữa "dạy chữ", "dạy người" và định hướng nghề nghiệp. Triển khai trong bối cảnh nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, song kết quả thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 tại các địa phương, cơ sở giáo dục trong những năm qua về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu. Kết quả học tập và rèn luyện của học sinh học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã có những chuyển biến tích cực; mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh (HS) của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 bước đầu đã được khẳng định, tạo niềm tin trong giáo viên, học sinh, phụ huynh và xã hội. Năm học 2022-2023 là năm đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở khối 10. Để đạt được mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thì bản thân những người giáo viên (GV) phải không ngừng sáng tạo trong dạy học; lựa chọn và sử dụng hợp lý các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để mang lại hiệu quả một cách tối ưu. Bên cạnh phương pháp dạy truyền thống, dạy học theo dự án (DHDA) là phương pháp dạy học nhằm bắt nhịp với xu thế hiện đại trong giáo dục để nâng cao năng lực học tập của học sinh. Hiểu được nguyên lý dạy học dự án, giáo viên sẽ có thêm cơ hội phát huy tính tích cực của học sinh, từ đó làm cho hoạt động dạy học vừa phong phú vừa gắn bó với thực tiễn. Môn Công nghệ trồng trọt 10 là môn khoa học ứng dụng, kiến thức gắn liền với thực tiễn. Vì vậy để gắn lý thuyết và thực hành, nhà trường và xã hội; kích thích động cơ và hứng thú cho người học; phát huy tính tự lực và tính trách nhiệm; phát triển khả năng sáng tạo; rèn luyện khả năng giải quyết những vấn đề phức hợp; rèn luyện tính bền bỉ và kiên nhẫn; rèn luyện năng lực cộng tác làm việc; rèn luyện năng lực đánh giá... thì việc lựa chọn dạy học dự án phù hợp với từng nội dung dạy học trong môn Công nghệ trồng trọt 10 (CNTT 10) là điều cần thiết. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đề xuất phương án sử dụng dạy học dự án vào dạy học một số nội dung trong môn Công nghệ trồng trọt 10. Từ đó xây dựng đề tài nghiên cứu “Dạy học dự án “sản xuất và kinh doanh tương cà chua, dưa chuột bao tử dầm giấm” – môn Công nghệ trồng trọt 10”. 2. Mục đích nghiên cứu Dạy học dự án “Sản xuất và kinh doanh tương cà chua, dưa chuột bao tử dầm giấm” nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh THPT. 1
  7. 3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: Bài 18. Ứng dụng công nghệ cao trong thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm trồng trọt – môn CNTT 10. - Đóng góp của đề tài: Nghiên cứu nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn CNTT 10. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về dạy học dự án. - Nghiên cứu các năng lực, phẩm chất cần đạt trong chương trình GDPT 2018. - Khảo sát thực trạng dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10. - Nghiên cứu nội dung chủ đề 6 “Kĩ thuật trồng trọt” và bài 18 “Ứng dụng công nghệ cao trong thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm trồng trọt”. - Nghiên cứu một số phần mềm có thể kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS, đồng thời hỗ trợ hoạt động học tập cộng tác cho HS trong dạy học dự án. - Thiết kế tiến trình dạy học dự án. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Nghiên cứu tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học, cơ sở lý luận liên quan đến dạy học dự án, các năng lực và phẩm chất cần đạt trong chương trình GDPT 2018. - Phương pháp điều tra quan sát Dự giờ, quan sát, phân tích, tổng hợp các hoạt động dạy học môn CNTT 10 liên quan đến khả năng vận dụng DHDA. - Phương pháp thu thập và xử lí số liệu Chú trọng phân tích định tính các kết quả thu được. - Thực nghiệm sư phạm 6. Tính mới của đề tài - Bổ sung và phát triển cơ sở lí luận về dạy học dự án. - Đã chỉ ra được mối liên hệ giữa dạy học dự án với nội dung dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10. - Kết hợp công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng trong dạy học dự án. - Đưa ra được một số giải pháp cơ bản nhằm thực hiện thành công dự án “Sản xuất và kinh doanh tương cà chua, dưa chuột bao tử dầm giấm”. Từ đó làm tiền đề cho dạy học các dự án tiếp theo trong môn CNTT 10. 2
  8. Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương I: Cơ sở lý luận của dạy học dự án “Sản xuất và kinh doanh tương cà chua, dưa chuột bao tử dầm giấm” 1.1. Dạy học dự án 1.1.1. Khái niệm Dạy học dựa trên dự án là cách thức tổ chức dạy học, trong đó học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu, trình bày. 1.1.2. Đặc điểm dạy học dự án - Định hướng thực tiễn: chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống của thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như thực tiễn đời sống. Nhiệm vụ của dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng nhận thức của người học. Các dự án học tập có ý nghĩa thực tiễn xã hội, góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội. Trong những trường hợp lí tưởng, việc thực hiện các dự án có thể mang lại những tác động xã hội tích cực. - Định hướng hứng thú người học: Người học được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân. Ngoài ra, hứng thú của người học cần được tiếp tục phát triển trong quá trình thực hiện dự án. - Mang tính phức hợp, liên môn: Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc nhiều môn học khác nhau nhằm giải quyết một nhiệm vụ, vấn đề mang tính phức hợp. - Định hướng hành động: Trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu lí thuyết và vận dụng lí thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành. Thông qua đó, kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết lí thuyết cũng như rèn luyện kĩ năng hành động, kinh nghiệm thực tiễn của người học. - Tính tự lực của người học: Trong dạy học theo dự án, người học cần tham gia tích cực, tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học. Điều đó cũng đòi hỏi và khuyến khích tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học. GV chủ yếu đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ. Tuy nhiên, mức độ tự lực cần phù hợp với kinh nghiệm, khả năng của người học và mức độ khó khăn của nhiệm vụ. - Cộng tác làm việc: Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm. Dạy học theo dự án đòi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kĩ năng cộng tác làm việc giữa các thành viên tham gia, giữa HS và GV cũng như với các lực lượng xã hội khác tham gia trong dự án. - Định hướng sản phẩm: Trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm được tạo ra không chỉ giới hạn trong những thu hoạch lí thuyết, mà trong đa số trường hợp các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành. 3
  9. Những sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu bằng nhiều hình thức khác nhau với các quy mô khác nhau. 1.1.3. Phân loại dạy học dự án * Phân loại theo thời gian thực hiện dự án Việc phân loại theo quỹ thời gian sẽ chia phương pháp dạy học theo dự án ở mầm non làm 3 mức: dự án nhỏ, dự án trung bình và dự án lớn. Mỗi dự án lại có thời lượng khác nhau. - Dự án nhỏ: Với dự án nhỏ này sẽ được thực hiện trong 2 đến 6 giờ và lồng ghép trong một sống giờ học. - Dự án trung bình: Nó còn được gọi là ngày dự án khi được thực hiện vài ngày. Với giới hạn thời lượng trong 40 giờ học hoặc 1 tuần. - Dự án lớn: Với thời gian thực hiện có lượng thời gian nhiều, kéo dài trong nhiều tuần. * Phân loại dự án theo nhiệm vụ - Dự án nghiên cứu: Các dự án nghiên cứu sẽ nhằm giải thích các hiện tượng trong cuộc sống, các quá trình diễn ra sự việc. - Dự án tìm hiểu: Nhằm khảo sát các đối tượng cụ thể. - Dự án kiến tạo: Đó là dự án thực hiện các hành động thực tiễn hoặc tập trung vào tạo ra các sản phẩm vật chất như trang trí, sáng tác, biểu diễn, trưng bày … * Phân loại theo mức độ của nội dung học Ở phần phân loại theo mức độ nội dung học sẽ được chia làm 2 dạng dự án là dự án mang tính thực hành và dự án mang tính tích hợp. - Dự án mang tính tích hợp: Nó là các dự án nghiên cứu lý thuyết, thực hiện các hoạt động thực hành, thực tiễn, giải quyết vấn đề mang nội dung tích hợp của nhiều nội dung hoạt động. - Dự án mang tính thực hành: Đó là các dự án tập trung vào việc thực hành các nhiệm vụ trên cơ sở vận dụng kiến thức đã học, kiến thức thực tế, và các kỹ năng cơ bản để tạo ra sản phẩm. 1.1.4. Cách tiến hành Dạy học dựa trên dự án cần được tiến hành theo ba giai đoạn: * Giai đoạn 1: Chuẩn bị dự án - Đề xuất ý tưởng và chọn đề tài dự án: Đề tài dự án có thể nảy sinh từ sáng kiến của GV, HS hoặc của nhóm HS. HS là người quyết định lựa chọn đề tài, nhưng phải đảm bảo nội dung phù hợp với mục đích học tập, phù hợp chương trình và điều kiện thực tế. Để thực hiện dự án, HS phải đóng những vai có thực trong xã hội để tự mình tìm kiếm thông tin và giải quyết công việc. 4
  10. - Chia nhóm và nhận nhiệm vụ dự án: GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm HS và những yếu tố khác liên quan đến dự án. Trong công việc này, GV là người đề xướng nhưng cũng cần tạo điều kiện cho HS tự chọn nhóm làm việc. - Lập kế hoạch thực hiện dự án: GV hướng dẫn các nhóm HS lập kế hoạch thực hiện dự án, trong đó HS cần xác định chính xác chủ đề, mục tiêu, những công việc cần làm, kinh phí, thời gian và phương pháp thực hiện. Ở giai đoạn này, đòi hỏi ở HS tính tự lực và tính cộng tác để xây dựng kế hoạch của nhóm. Sản phẩm tạo ra ở giai đoạn này là bản kế hoạch dự án. * Giai đoạn 2: Thực hiện dự án Giai đoạn này, với sự giúp đỡ của GV, HS tập trung vào việc thực hiện nhiệm vụ được giao với các hoạt động: như đề xuất các phương án giải quyết và kiểm tra, nghiên cứu tài liệu, tiến hành các thí nghiệm, trao đổi và hợp tác với các thành viên trong nhóm. Trong dự án, GV cần tôn trọng kế hoạch đã xây dựng của các nhóm, cần tạo điều kiện cho HS trao đổi, thu thập tài liệu, tìm kiếm thông tin. Các nhóm thường xuyên cùng nhau đánh giá công việc, chỉnh sửa để đạt được mục tiêu. GV cũng cần tạo điều kiện cho việc làm chủ hoạt động học tập của HS và nhóm HS, quan tâm đến phương pháp học của HS… và khuyến khích HS tạo ra một sản phẩm cụ thể, có chất lượng. * Giai đoạn 3: Báo cáo và đánh giá dự án HS thu thập kết quả, công bố sản phẩm trước lớp. Sau đó, GV và HS tiến hành đánh giá. HS có thể tự nhận xét quá trình thực hiện dự án và tự đánh giá sản phẩm nhóm mình và đánh giá nhóm khác. GV đánh giá toàn bộ quá trình thực hiện dự án của HS, đánh giá sản phẩm và rút kinh nghiệm để thực hiện những dự án tiếp theo. 1.1.5. Vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy học theo dự án Dạy học theo dự án là một phương pháp dạy học tích cực, bản chất của phương pháp này đã tạo nên một sự thay đổi lớn về vai trò của người dạy và người học. * Vai trò của giáo viên - Giáo viên là người hướng dẫn, hỗ trợ và tạo động lực thúc đẩy vai trò tự chủ của HS, gắn sự chủ động của HS trong việc giải quyết nội dung bài học. Giáo viên chịu trách nhiệm tư vấn và giúp HS giải quyết các vướng mắc chứ không phải giải quyết hộ học sinh. - Năng lực và vai trò của GV thể hiện ở cách hỗ trợ học sinh (không chỉ bằng các chỉ dẫn mà còn bằng cả các sản phẩm mẫu, các tài liệu cung cấp tham khảo, các nguồn thông tin, cách chuyển giao công việc và quá trình đánh giá). Trong lớp học truyền thống, GV nắm giữ tất cả các kiến thức và truyền tải đến HS. Với mô hình dạy học theo dự án, GV không còn là người đóng vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học 5
  11. mà trở thành người hướng dẫn, giúp đỡ học sinh, tạo môi trường thuận lợi nhất cho học sinh trên con đường thực hiện dụa án. *Vai trò của học sinh - Học sinh là người chịu trách nhiệm chính, là trung tâm của quá trình dạy học. Học sinh tự lập kế hoạch, tự định hướng quá trình học tập, hợp tác giải quyết vấn đề, tự kiểm tra, đánh giá. Cũng chính vì vậy, dạy học theo dự án trở nên thực và hữu ích, hấp dẫn với HS. - Học sinh tự quyết định cách tiếp cận của mình đối với mỗi nhiệm vụ được giao. Đồng thời có trách nhiệm trong việc hoàn thành và báo cáo sản phẩm. Học sinh phải tham gia tích cực và giữ vai trò chính trong tất cả các khâu của quá trình học tập. - Học sinh tập giải quyết các vấn đề của cuộc sống thực bằng các kĩ năng lớn thông qua làm việc nhóm. Chính HS là người lựa chọn các nguồn dữ liệu, thu thập dữ liệu, tổng hợp, phân tích từ quá trình làm việc của mình. Từ đó hoàn thành các sản phẩm dự án cụ thể và trình bày kiến thức mới mà mình thu nhận được qua quá trình hoạt động. Cuối cùng học sinh cũng là người đánh giá và được đánh giá thông qua các tiêu chí đã được xây dựng. 1.1.6. Ưu điểm và hạn chế của dạy học theo dự án * Ưu điểm - Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội. - Kích thích động cơ, hứng thú, phát huy tính tự lực và tinh thần trách nhiệm của học sinh. - Phát triển khả năng sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh. - Cho phép phân hóa trình độ. * Hạn chế - Không phù hợp trong việc học các kiến thức lý thuyết trừu tượng, hệ thống. - Đòi hỏi nhiều thời gian. - Đòi hỏi phương tiện vật chất, công nghệ thông tin và tài chính phù hợp. - Đòi hỏi giáo viên nhiệt tình, năng động, có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ nhất định. 1.2. Sử dụng phần mềm Padlet trong dạy học dự án * Giới thiệu Padlet là một ứng dụng Web 2.0 miễn phí – một công cụ cộng tác và chia sẻ thông tin, dữ liệu dưới dạng bức tường ảo (wall layout). Padlet có chức năng như một bảng thông báo trên tường hoặc một bảng trắng, nơi mà người dùng có thể ghim các thẻ ghi chép với nhiều loại thông tin ở dạng tệp tin khác nhau (văn bản, hình ảnh, âm 6
  12. thanh, phim…). Người tạo ra bức tường có quyền kiểm soát nội dung, thiết kế, bố cục và phân quyền truy cập đến các bức tường của họ. * Chức năng - Tạo và quản lý các bức tường ảo giúp tổ chức dạy học/giáo dục trực tuyến. - Kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả học tập của HS. - Hỗ trợ hoạt động học tập cộng tác của HS. 1.3. Môn Công nghệ trong chương trình GDPT 2018 1.3.1. Đặc điểm của môn Công nghệ trong chương trình GDPT 2018 Trong mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ thì khoa học hướng tới khám phá, tìm hiểu, giải thích thế giới; còn công nghệ, dựa trên những thành tựu của khoa học, tạo ra các sản phẩm, dịch vụ công nghệ để giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn, cải tạo thế giới, định hình môi trường sống của con người (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018b, tr. 3). Trong Chương trình giáo dục phổ thông, giáo dục công nghệ được thực hiện từ lớp 3 đến lớp 12 thông qua môn Tin học và Công nghệ ở cấp tiểu học và môn Công nghệ ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018b, tr. 3). Công nghệ là môn học bắt buộc trong giai đoạn giáo dục cơ bản; là môn học lựa chọn, thuộc nhóm môn Công nghệ và Nghệ thuật (Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật) trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018b, tr. 3). Nội dung giáo dục công nghệ rộng, đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ khác nhau. Trong dạy học công nghệ, có những nội dung cơ bản, cốt lõi, phổ thông tất cả học sinh đều phải học. Bên cạnh đó, có những nội dung đặc thù, chuyên biệt nhằm đáp ứng nguyện vọng, sở thích của học sinh, phù hợp với yêu cầu của từng địa phương, từng vùng miền (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018b, tr. 3). Sự đa dạng về lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ trong nội dung môn Công nghệ cũng mang lại ưu thế của môn học trong việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục hướng nghiệp trong môn học thông qua các chủ đề về lựa chọn nghề nghiệp; các nội dung giới thiệu về ngành nghề chủ yếu thuộc các lĩnh vực sản xuất môn Công nghệ đề cập; các hoạt động trải nghiệm nghề nghiệp qua các mô đun kĩ thuật, công nghệ tự chọn (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018b, tr. 3). 1.3.2. Vai trò nổi bật của môn Công nghệ trong chương trình GDPT 2018 Công nghệ là môn học có vai trò quan trọng trong giáo dục phổ thông tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang hiện hữu, sự quan tâm mạnh mẽ của Việt Nam về giáo dục STEM, sự quan tâm đặc biệt tới giáo dục hướng nghiệp và phân luồng ở phổ thông thì giáo dục công nghệ càng được quan tâm, coi trọng. 7
  13. Trong chương trình giáo dục phổ thông lần này, môn học Công nghệ phổ thông có những giá trị, tính chất nổi bật sau đây: (1). Giáo dục công nghệ giúp học sinh học tập và làm việc hiệu quả trong môi trường công nghệ tại gia đình, cộng đồng và xã hội. (2). Giáo dục công nghệ thúc đẩy giáo dục STEM, có ưu thế hình thành và phát triển các năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, thiết kế. (3). Giáo dục công nghệ là một trong những con đường chủ yếu thực hiện giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, đặc biệt là hướng nghiệp và phân luồng trong lĩnh vực ngành nghề về kĩ thuật, công nghệ. (4). Giáo dục công nghệ chuẩn bị cho học sinh tri thức nền tàng để lựa chọn nghề hay tiếp tục theo học các ngành kĩ thuật, công nghệ 1.3.3. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung của môn Công nghệ trồng trọt Môn CNTT 10 góp phần phát triển các phẩm chất chủ yếu gồm yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, và trách nhiệm. Chương trình môn Công nghệ căn cứ vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất trong Chương trình tổng thể, tìm kiếm các cơ hội để lồng ghép, tích hợp giáo dục phẩm chất cho học sinh trong các bài học, hoạt động giáo dục của môn học. Với đặc thù môn học, giáo dục công nghệ có lợi thế giúp học sinh phát triển các phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm qua dạy học nội dung công nghệ liên quan tới môi trường công nghệ con người đang sống và những tác động của nó; qua các hoạt động thực hành, lao động và trải nghiệm nghề nghiệp; qua các nội dung đánh giá và dự báo phát triển của công nghệ. Môn CNTT 10 góp phần phát triển các năng lực chung cốt lõi gồm tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Chương trình môn Công nghệ căn cứ vào yêu cầu cần đạt về năng lực chung cốt lõi trong Chương trình tổng thể, tìm kiếm các cơ hội để lồng ghép, tích hợp phát triển năng lực chung, cốt lõi cho học sinh trong các bài học, hoạt động giáo dục của môn học. Là môn học có vai trò quan trọng trong thúc đẩy giáo dục STEM trong trường phổ thông (thể hiện 2 lĩnh vực “T” và “E” trong 4 lĩnh vực STEM), môn Công nghệ có lợi thế trong hình thành, phát triển năng lực tự học, hợp tác, đặc biệt là giải quyết vấn đề và sáng tạo. 1.3.4. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của môn Công nghệ trồng trọt 10 Môn CNTT 10 hình thành và phát triển ở học sinh năng lực công nghệ, bao gồm các năng lực thành phần: Nhận thức công nghệ, Giao tiếp công nghệ, Sử dụng công nghệ, Đánh giá công nghệ, Thiết kế kĩ thuật. * Nhận thức công nghệ: Là năng lực làm chủ kiến thức phổ thông cốt lõi về công nghệ trên các phương diện bản chất của công nghệ; mối quan hệ giữa công nghệ, 8
  14. con người, xã hội; một số công nghệ phổ biến, các quá trình sản xuất chủ yếu có ảnh hưởng và tác động lớn tới kinh tế, xã hội trong hiện tại và tương lai; phát triển và đổi mới công nghệ; nghề nghiệp và định hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ chủ yếu ở Việt Nam (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018b, tr. 52). * Giao tiếp công nghệ: Là năng lực lập, đọc, trao đổi tài liệu kĩ thuật về các sản phẩm, quá trình, dịch vụ công nghệ trong sử dụng, đánh giá công nghệ và thiết kế kĩ thuật (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018b, tr. 52). * Sử dụng công nghệ: Là năng lực khai thác sản phẩm, quá trình, dịch vụ công nghệ đúng chức năng, đúng kĩ thuật, an toàn và hiệu quả; tạo ra sản phẩm công nghệ (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018b, tr. 52). * Đánh giá công nghệ: Là năng lực đưa ra những nhận định về một sản phẩm, quá trình, dịch vụ công nghệ với góc nhìn đa chiều về vai trò, chức năng, chất lượng, kinh tế - tài chính, tác động môi trường và những mặt trái của kĩ thuật, công nghệ (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018b, tr. 53). * Thiết kế kĩ thuật: Là năng lực phát hiện nhu cầu, vấn đề cần giải quyết, cần đổi mới trong thực tiễn; đề xuất giải pháp kĩ thuật, công nghệ đáp ứng nhu cầu, giải quyết vấn đề đặt ra; hiện thực hoá 65 giải pháp kĩ thuật, công nghệ; thử nghiệm và đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu, vấn đề đặt ra. Quá trình trên được thực hiện trên cơ sở xem xét đầy đủ các khía cạnh về tài nguyên, môi trường, kinh tế và nhân văn (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018b, tr. 53). 9
  15. Chương II. Cơ sở thực tiễn của dạy học dự án “Sản xuất và kinh doanh tương cà chua, dưa chuột bao tử dầm giấm” 2.1. Thực trạng dạy học dự án môn Công nghệ trồng trọt trên địa bàn Chúng tôi đã phỏng vấn 23 GV môn Sinh, CNTT trên địa bàn huyện thu được kết quả như sau: Số GV chưa sử dụng DHDA là 10 GV (43,4%); Chỉ có 13 GV (56,6%) có sử dụng nhưng ở mức độ “hiếm khi”. Vì đặc thù riêng của bộ môn CNTT nên Huyện có 6 trường THPT nhưng số GV dạy bộ môn này chỉ có 5 GV. Tuy nhiên, trong thực tế dạy học, họ rất ít sử dụng DHDA. Nếu có thì trong một năm học họ chỉ thực hiện tối đa một dự án. Kết quả điều tra trên bước đầu cho thấy: GV ở các tường THPT trên địa bàn huyện vận dụng DHDA và trong dạy học chưa nhiều. Riêng GV dạy bộ môn CNTT 10 thì không hoặc ít sử dụng phương pháp DHDA vào dạy học. Đó cũng là một trong các lí do dẫn tới chất lượng dạy học chưa cao, HS chưa đam mê với môn học này. Qua phỏng vấn cho thấy nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do việc áp dụng dạy học dự án mất nhiều thời gian, đặc biệt GV gặp nhiều khó khăn trong việc thiết kế các dự án dạy học. Hiện nay một số các thầy cô giáo đã có những nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng dạy học, luôn cố gắng trau dồi chuyên môn. Tuy nhiên vẫn còn nhiều GV có tư tưởng ngại nghiên cứu, ngại đổi mới phương pháp dạy học, vẫn còn nhiều GV kế hoạch bài dạy không có sự đầu tư, còn dạy học theo phương pháp truyền thống. Chính vì vậy, chưa phát triển được năng lực và phẩm chất cho HS, sức hấp dẫn của bài học còn hạn chế. 2.2. Khả năng ứng dụng dạy học dự án vào môn Công nghệ trồng trọt Dạy học dự án là một hình thức dạy học quan trọng để thực hiện quan điểm dạy học hiện đại như: định hướng vào người học, định hướng hành động, dạy học giải quyết vấn đề và quan điểm dạy học tích hợp. Dạy học dự án góp phần gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, tham gia tích cực vào việc đào tạo năng lực tự chủ và tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, tinh thần trách nhiệm và khả năng cộng tác làm việc của người học. - Công nghệ trồng trọt là môn học gắn liền với thực tiễn đời sống, các hoạt động dạy học không chỉ diễn ra trên lớp (lí thuyết, luyện tập, thực hành) mà còn diễn ra ở môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh (thực tế ngoài thiên nhiên; tham quan các cơ sở sản xuất,... ). Do vậy, rất thuận lợi cho việc tổ chức dạy học dựa trên dự án, nhằm tạo điều kiện cho học sinh giải quyết các vấn đề thực tiễn bằng các việc làm cụ thể, khoa học. - Dạy học dự án là có nhiều lợi thế trong việc phát triển năng lực nhận thức công nghệ, giao tiếp công nghệ, sử dụng công nghệ, đánh giá công nghệ, thiết kế kĩ thuật. Mặt khác, qua dạy học dự án, HS được tạo cơ hội để phát triển các năng lực chung và các phẩm chất, như yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm. 10
  16. - Trong môn CNTT 10, DHDA được thực hiện qua các nội dung như điều tra, khảo sát, thực hiện theo quy trình công nghệ, thiết kế sản phẩm,… để tìm hiểu thực trạng vấn đề, thành tựu hoặc thực hiện một quy trình công nghệ, thiết kế một sản phẩm ứng dụng. Tóm lại, môn CNTT 10 hoàn toàn có lợi thế để vận dụng DHDA và có cơ hội đem lại hiệu quả cao. Các dự án có thể dạy học trong môn CNTT 10: + Dự án về đất trồng + Dự án về phân bón + Dự án về các phương pháp nhân giống cây trồng + Dự án về phòng trừ sâu bệnh + Dự án về bảo quản, chế biến sản phẩm trồng trọt + Dự án về bảo vệ môi trường trong trong trồng trọt Trong đề tài này, tôi vận dụng DHDA vào nội dung dạy học là “Sản xuất và kinh doanh tương cà chua, dưa chuột bao tử dầm giấm”. Do một số nguyên nhân khách quan, đề tài mới chỉ dừng lại ở công việc chế biến sản phẩm và lập kế hoạch kinh doanh. 11
  17. Chương III: Thiết kế tiến trình dạy học dự án “sản xuất và kinh doanh tương cà chua, bao tử dầm giấm” 3.1. Cơ sở thực hiện dạy học dạy học dự án “sản xuất và kinh doanh tương cà chua, dưa chuột bao tử dầm giấm” * Dự án gắn với đời sống thực tiễn của học sinh - Chế biến tương cà chua: Nguồn nguyên liệu chế biến: Huyện Yên thành, đặc biệt ở xã Lăng Thành đất thích hợp để nhiều hộ gia đình trồng các loại hoa màu, đặc biệt cây cà chua. Tháng 4 là mùa thu hoạch của cà chua. Nguyên liệu dồi dào, rẻ và đảm bảo an toàn chất lượng cho người tiêu dùng. - Chế biến dưa chuột bao tử dầm giấm Nguồn nguyên liệu chế biến: Huyện Yên thành, đặc biệt ở xã Hùng Thành có truyền thống trồng dưa chuột. Ngoài ra ở vùng Hoa Thành, Hồng Thành, Tân Thành, Vĩnh Thành có nhà lưới, nhà màng chuyên trồng dưa chuột kiếm, dưa chuột bào tử. Cuối tháng 3, đầu tháng 4 là mùa thu hoạch của dưa chuột. Hình 1. Mô hình trồng dưa chuột trong nhà màng hộ anh Nguyễn Văn Định, xóm Vĩnh Sơn, xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An * Dự án mang tính phức hợp, liên môn Dự sán “Sản xuất và kinh doanh tương cà chua tích hợp kiến thức từ bộ môn Sinh học, Giáo dục KT&PL, Toán học. Bộ môn Sinh học: Dinh dưỡng chuyển hóa vật chất và năng lượng, lên men vi sinh vật… 12
  18. Bộ môn Giáo dục KT&PL: Khái niệm kinh doanh, các phương pháp lập kế hoạch kinh doanh, kinh doanh phù hợp luật pháp... Bộ môn Toán học: Sản phẩm chế biến được tạo ra theo tỉ lệ thích hợp, hạch toán hiệu quả kinh tế khi lập kế hoạch kinh doanh... Thông qua việc tham gia dự án, giúp các em ghi nhớ, khắc sâu những kiến thức liên môn ở các môn học khác. Các em biết xâu chuỗi kiến thức nhiều lĩnh vực để hoàn thành nhiệm vụ được giao. * Sản phẩm dự án mang lại giá trị - Lợi ích của tương cà chua: Cà chua là loại trái cây đồng thời là loại rau củ bổ dưỡng, do đó tương cà chua luôn mang lại lợi ích bất ngờ cho sức khỏe. Ngoài ra tương cà chua còn có nhiều công dụng tuyệt vời khác nữa: + Làm mặt nạ dưỡng da tương tự như cà chua + Ngăn ngừa ung thư Cà chua chứa chất lycopen – chất tạo màu đỏ đẹp mắt cho cà chua – được xem là có khả năng ngăn ngừa một số loại ung thư nhờ khả năng chống oxi hóa và ức chế các tế bào viêm và vi khuẩn gây viêm một cách hiệu quả. Ngoài ra, tương cà cũng góp phần bảo vệ tim mạch tốt hơn nhờ nguồn vitamin và lycopen dồi dào. + Tương cà chua là gia vị không thể thiếu của các món ăn Khi tương cà chua là nước sốt tuyệt vời cho hầu hết các món ăn, từ món phương Đông đến các món phương Tây, từ món chay đến món mặn, thậm chí là bánh ngọt, salad… bởi vì quả cà chua là loại trái cây/rau củ phổ biến, dễ ăn, dễ chế biến. Tương cà chua với vị umami ngọt thanh, dịu nhẹ, điều tiết các vị chua, cay, mặn, ngọt có trong thức ăn, làm cho món ăn thêm hợp khẩu vị và có mùi thơm hấp dẫn. - Lợi ích của dưa chuột bao tử dầm giấm: + Dưa chuột bao tử dầm giấm là món ăn vô cùng đơn giản mà ngon, bổ. Một món ăn đậm nét người Việt, giúp chống ngán hữu hiệu trong các mâm tiệc nhiều thịt, nhiều cá, nhiều dầu mỡ… Đây là món ăn kèm mà gia đình nào cũng thích. + Cung cấp nước cho cơ thể + Hỗ trợ cho quá trình giảm cân + Cung cấp chất chống oxy hóa, ngừa bệnh ung thư + Cung cấp nguồn kali dồi dào, tốt cho những người cao huyết áp + Trong dưa chuột có chứa axit pantothenic, vitamin B5, vitamin K,.. làm đẹp da và giúp xương chắc khỏe hơn. 13
  19. - Dự án nêu cao tinh thần tương thân tương ái, hình thành cho các em tình đoàn kết, biết giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn. Sau khi tạo ra các sản phẩm (tương cà chua, dưa chuột bao tử dầm giấm) các em lập kế hoạch kinh doanh mang tên “QUỸ MỘT NGHÌN ĐỒNG” với mục đích sẽ bán những sản phẩm này để gây quỹ, giúp đỡ những bạn HS đang khó khăn, cần sự hỗ trợ, sẻ chia. 3.2. Kế hoạch thực hiện dạy học dự án “Sản xuất và kinh doanh tương cà chua, dưa chuột bao tử dầm giấm” Thời Nội dung Phương pháp Đồ dùng Kết quả/ sản gian thực hiện phẩm dự kiến Tiết 1 1. Đề xuất ý Phương pháp - Giấy A3, bút Xác định được chủ tưởng và chọn thảo luận nhóm dạ… đề, tiểu chủ đề. đề tài dự, chia nhóm để thực hiện nhiệm vụ 2. Hướng dẫn, Thảo luận - Giấy khổ A2 Bản kế hoạch thực tổ chức cho HS nhóm hoặc A3; bút hiện dự án đã được lập kế hoạch dạ... các thành viên dự án trong nhóm thảo luận xây dựng và thống nhất thông qua 3. Lập kế Thảo luận Giấy A0, A3, bút Bản phân công hoạch phân nhóm dạ.. nhiệm vụ của thành công công việc viên trong nhóm dựa trên bản kế hoạch. 4 ngày – 4. Thực hiện - Nghiên cứu - Tài liệu, sách Thông tin, số liệu, 1 tuần dự án tài liệu (về sản tham khảo. tranh ảnh, video (ngoài xuất, kinh - Sổ sách để ghi clip, sản phẩm thực giờ học) doanh tương cà chép. hành và các dữ liệu chua, dưa chuột cần thiết để chuẩn bao tử dầm - Máy ảnh hoặc bị cho việc tổng giấm). điện thoại có hợp thông tin và chức năng chụp - Điều tra thực ảnh, quay video, viết báo cáo kết quả tế, phỏng vấn ghi âm (nếu có). thực hiện dự án. về nhu cầu thị trường 14
  20. - Thực hành - Các dụng cụ, - Các hình ảnh, làm tương cà nguyên liệu để video về quy trình chua, dưa chuột chế biến. chế biến tương cà bao tử dầm chua, dưa chuột giấm. bao tử dầm giấm - Lập kế hoạch - Kế hoạch kinh kinh doanh, doanh của các hạch toán hiệu nhóm. quả kinh tế dựa - Bản hạch toán kinh trên kế hoạch. tế của các nhóm dựa trên kế hoạch kinh doanh. Tiết 2 5. Báo cáo kết - Thuyết trình - Máy tính - Bản báo cáo kết quả thực hiện - Thảo luận - Máy chiếu hoặc quả thực hiện dự án dự án và đánh giấy khổ to của nhóm có hình giá - Tự đánh giá ảnh hoặc video clip và đánh giá - Phiếu đánh giá minh họa, số liệu (dựa vào tiêu thống kê. chí đánh giá) - Đánh giá của cá nhân, nhóm, GV đối với kết quả thực hiện dự án 3.3. Thiết kế tiến trình dạy học dự án “sản xuất và kinh doanh tương cà chua, dưa chuột bao tử dầm giấm” I. Mục tiêu dạy học dự án 1. Năng lực * Năng lực công nghệ - Sử dụng công nghệ: Chế biến được một số sản phẩm trồng trọt bằng phương pháp đơn giản - Đánh giá công nghệ: Nhận xét, đánh giá sản phẩm dự án dựa trên các tiêu chí có sẵn. * Năng lực chung - Tự chủ và tự học: HS tích cực, chủ động tìm hiểu về quy trình chế biến và lên kế hoạch kinh doanh tương cà chua, dưa chuột bao tử dầm giấm. - Giao tiếp và hợp tác: Các thành viên phối hợp để hoàn thành nhiệm vụ được giao. 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2