intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương thông qua chủ đề dạy học địa lí công nghiệp - Địa lí 10 THPT

Chia sẻ: Bananalachuoi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:68

23
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu đề tài là hình thành được các năng lực cho học sinh, đặc biệt năng lực gắn bó chặt chẽ giữa lí thuyết và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đào tạo những lao động không chỉ có kiến thức mà còn có năng lực thực hành. Thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống; đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm "Học đi đôi với trải nghiệm sáng tạo".

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương thông qua chủ đề dạy học địa lí công nghiệp - Địa lí 10 THPT

  1. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài: Một trong những vấn đề quan trọng của đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; Trong đó có bộ môn Địa lí đã và đang chuyển hướng từ chủ yếu là trang bị kiến thức, sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em học sinh. Trong thực tế Địa lí là môn học gắn liền với các hiện tượng tự nhiên, các vấn đề kinh tế xã hội mang tính thực tiễn. từ lý luận đến thực tiễn đã bước đầu chứng minh là một trong những công cụ hiệu quả, đáp ứng được mục tiêu đổi mới giáo dục hiện nay của nước ta, góp phần đào tạo những con người năng động sáng tạo, có năng lực tổ chức, có kĩ năng giao tiếp, biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn sinh động; mang lại niềm hứng khởi trong học tập, tạo điều kiện cho học sinh tự đánh giá bản thân, nhận diện đúng sở trường, nắm bắt được nhu cầu xã hội, từ đó định hướng nghề nghiệp đúng đắn và phù hợp. Đồng thời góp phần tích cực trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, tạo cơ hội cho học sinh tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống. Đổi mới dạy học nói chung, đổi mới dạy học Địa lí nói riêng là một quá trình thực hiện thường xuyên và kiên trì trong đó nhiều yếu tố quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó dạy học gắn liền với sản xuất, kinh doanh là mô hình dạy học giúp học sinh được trải nghiệm với thực tiễn, được tìm hiểu và tham gia vào sản xuất kinh doanh tại địa phương, tạo ra môi trường học tập thân thiện. Việc triển khai chương trình giáo dục nhà trường gắn với sản xuất, kinh doanh giúp học sinh được trải nghiệm thực tiễn cuộc sống và sản xuất kinh doanh, vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống, gắn các nội dung dạy học của các môn học với thực tiễn cuộc sống;tạo được không khí học tập thoải mái, phát huy được tính sáng tạo, tích cực của học sinh, giúp học sinh phát triển toàn diện, nâng cao kiến thức kỹ năng sống, bổ sung về kiến thức thực tế, vốn sống; góp phần thực hiện giáo dục hướng nghiệp, góp phần thực hiện việc “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” theo quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết số 29-NQ/TW Với những lí do trên tôi thực hiện đề tài: “Dạy học gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương thông qua chủ đề dạy học địa lí công nghiệp - Địa lí 10 THPT” 2. Mục đích nghiên cứu: - Hình thành được các năng lực cho học sinh, đặc biệt năng lực gắn bó chặt chẽ giữa lí thuyết và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đào tạo những lao động không chỉ có kiến thức mà còn có năng lực thực hành. 1
  2. - Thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống; đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm "Học đi đôi với trải nghiệm sáng tạo" Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, tạo tính hứng thú trong học tập, giúp học sinh được trải nghiệm thực tiễn cuộc sống, góp phần thực hiện giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng lựa chọn nghề nghiệp, cung cấp nhân lực trong tương lai cho địa phương. - Từ đó góp phần đổi mới phương pháp dạy học, hình thức dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng chủ đề dạy học địa lí công nghiệp - Địa lí lớp 10 - Tìm hiểu nghiên cứu những vấn đề cốt lõi trong dạy học theo hướng phát triển năng lực. - Vận dụng dạy học gắn với thực tiễn ở một số cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương qua chủ đề Địa lí Công nghiệp. 4. Tính mới của đề tài: - Tổ chức hoạt động trải nghiệm là tạo điều kiện cho HS không những vận dụng kiến thức thực tế vào bài học mà qua đó còn khắc sâu được kiến thức, tạo tính hứng thú trong học tập góp phần phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh … - Đồng thời thông qua buổi trải nghiệm giúp các em tự tin ,trình bày suy nghĩ ý tưởng, thể hiện tinh thần tự học, tự nghiên cứu, các em được rèn luyện thêm về các kỹ năng giao tiếp; lắng nghe; hợp tác; đảm nhận trách nhiệm; quản lí thời gian; tìm kiếm và xử lí thông tin…, tăng cường định hướng phát triển năng lực của học sinh thông qua vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn. - Cũng qua đây các em biết rõ hơn về tình hình phát triển công nghiệp tại nơi mình sinh sống... đó cũng là một trong những cơ sỡ để sau này các em có định hướng tốt hơn cho việc lựa chọn nghề nghiệp của bản thân. 5. Đối tượng nghiên cứu và thời gian nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu : - Học sinh lớp 10 học theo chương trình chuẩn (Ban cơ bản) của trường THPT Nghi Lộc 2 - Giáo viên dạy bộ môn Địa lí ở trường THPT Nghi Lộc 2 . - Tìm hiểu những biện pháp nâng cao hiệu quả của việc lồng ghép nội dung dạy học trong nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương thông qua chủ đề bài học: “Địa lí công nghiệp - Địa lí 10” THPT Thời gian nghiên cứu: Năm học 2019 - 2020 và năm học 2020 - 2021 2
  3. 6. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu tôi đã vận dụng phối hợp các phương pháp, trong đó có các phương pháp chủ yếu sau: - Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu - Phương pháp khảo sát - Phương pháp phỏng vấn - Phương pháp thống kê toán học - Phương pháp quan sát. 3
  4. PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÍ LUÂN VÀ THỰC TIỄN. 1. Cơ sở lý luận: 1.1. Khái niệm về hoạt động sản xuất kinh doanh. Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh đều có định hướng, có kế hoạch và để đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất và kinh doanh, các doanh nghiệp cần xác định phương hướng mục tiêu trong đầu tư, có kế hoạch sử dụng các điều kiện sẵn có về các nguồn nhân tài, vật lực. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh. Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở của quá trình phân tích kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, hoạt động sản xuất, kinh doanh chính là quá trình tiến hành các công đoạn từ việc khai thác sử dụng các nguồn lực sẵn có trong nền kinh tế để sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ nhằm cung cấp cho nhu cầu thị trường và thu được lợi nhuận. 1.2. Tầm quan trọng của hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương đối với hoạt động giáo dục, dạy học ở trường phổ thông. - Về vai trò của hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với quá trình dạy học: Các thành tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh là một nguồn nhận thức, một phương tiện trực quan quý giá trong dạy học nói riêng, giáo dục nói chung. Vì vậy, sử dụng các thành tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh trong dạy học ở trường phổ thông có ý nghĩa sau: + Góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức cho học sinh + Giúp học sinh phát triển kỹ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức. + Kích thích hứng thú nhận thức của học sinh. + Phát triến trí tuệ của học sinh. + Giáo dục nhân cách học sinh. - Góp phần phát triển một số kỹ năng mềm ở học sinh Để HS tự lực trong cuộc sống, trong học tập và làm việc hiệu quả, học sinh rất cần kỹ năng sống. Kỹ năng sống được hiểu là khả năng là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Dạy học gắn với sản xuất, kinh doanh tạo điều kiện phát triển một số kỹ năng sống như: + Kỹ năng giao tiếp, + Kỹ năng lắng nghe tích cực. 4
  5. + Kĩ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng. + Kỹ năng hợp tác. + Kỹ năng tư duy phê phán. + Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm. + Kỹ năng đặt mục tiêu. + Kỹ năng quản lí thời gian. + Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin. 1.3. Nguyên tắc khi dạy học theo chủ đề gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.3.1. Đảm bảo mục tiêu dạy học và sản xuất kinh doanh. Việc chuẩn bị lựa chọn các cơ sở sản xuất kinh doanh phục vụ cho việc dạy học một bài học, một nội dung hay chủ đề của môn học thì việc đầu tiên giáo viên phải xác định được mục tiêu dạy học. Khi lựa cơ sở sản xuất kinh doanh phải dựa vào thực hiện mục tiêu đã xác định và hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc thực hiện mục tiêu được thuận lợi hơn. 1.3.2. Xác định nội dung và thực hiện các bước chuẩn bị chu đáo Dù tiến hành dạy học tại cơ sở sản xuất, kinh doanh hay dạy học trong lớp học có sử dụng tư liệu, hình ảnh của cơ sở sản xuất, kinh doanh, giáo viên cần chuẩn bị kỹ nội dung và các điều kiện thực hiện. Ở đây chúng ta có thể coi việc chuẩn bị nội dung chuyên môn đã được tiến hành chu đáo theo quy định của chuẩn kiến thức, kỹ năng bộ môn và theo gợi ý về phương pháp dạy học môn học, giáo viên tập trung vào việc xác định nội dung và các bước chuẩn bị liên quan đến khai thác sản xuất, kinh doanh như một phương tiện dạy học. - Về nội dung liên quan đến sản xuất, kinh doanh, giáo viên cần cân nhắc những yêu cầu đã được xác định. Những yêu cầu này càng được nêu chi tiết, trình bày đơn giản càng giúp học sinh nhận biết rõ nhiệm vụ cần thực hiện. - Hoạt động làm việc với tạicơ sở sản xuất, kinh doanh cần tiến hành theo những bước đi cụ thể. Sau khi xác định được địa điểm, loại hình cơ sở sản xuất, kinh doanh được lựa chọn phục vụ cho dạy học, mục tiêu và các yêu cầu về nội dung dạy học với tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, giáo viên cần lập kế hoạch chi tiết các công việc cụ thể, từ chuẩn bị tiến hành dạy học, tiến trình dạy học với tại cơ sở sản xuất, kinh và tổng kết, đánh giá hoạt động dạy học với tại cơ sở sản xuất, kinh doanh. 1.3.3. Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh trải nghiệm. 5
  6. Phải luôn đề cao vai trò hoạt động chủ động, tích cực của học sinh. Giáo viên luôn tạo điều kiện tối đa để học sinh được tham gia vào các hoạt động với cơ sở sản xuất, kinh doanh, từ các hoạt động trong khâu chuẩn bị như lập kế hoạch, phân công người thực hiện việc cụ thể,... tới hoạt động với tại cơ sở sản xuất, kinh doanh như quan sát, làm việc trực tiếp với các sự vật, hiện tượng chứa đựng trong cơ sở sản xuất, kinh doanh để các em tìm tòi, khám phá, liên hệ kiến thức đã có để giải thích các sự vật, hiện tượng đó. Giáo viên giao nhiệm vụ rõ ràng, hướng dẫn cụ thể chi tiết để học sinh biết cách làm việc với tại cơ sở sản xuất, kinh doanh. Được tự chủ trong công việc, tự hoàn thành báo cáo tìm hiểu cơ sở sản xuất, kinh doanh, có sản phẩm do cá nhân hoặc nhóm tạo ra các em sẽ phấn khởi càng cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Bên cạnh việc dạy học các môn học với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhà trường phổ thông cần tổ chức nhiều loại hình hoạt động tạo điều kiện để học sinh tìm hiểu cơ sở sản xuất, kinh doanh ngay trong khuôn viên nhà trường: tổ chức sinh hoạt chuyên đề tìm hiểu cơ sở sản xuất, kinh doanh, tổ chức triển lãm về sản xuất, kinh doanh ở địa phương,... và tổ chức tham quan những địa điểm có cơ sở sản xuất, kinh doanh ngay tại địa phương trường đóng. 2. Cơ sở thực tiễn: 2.1. Thực trạng dạy học gắn với sản xuất kinh doanh ở địa phương tại các Trường THPT Nghi Lộc 2 Việc phát triển dạy học chủ đề gắn liền sản xuất kinh doanh tại địa phương cho học sinh trong trường THPT là một hoạt động rất cần thiết. Tuy nhiên, tại các trường THPT Nghi Lộc 2 một số giáo viên có suy nghĩ môn Địa lí là môn phụ nên chưa nhiệt tình trong việc giảng dạy, chưa tâm huyết với nghề, còn học sinh chưa tìm hiểu nhiều, chưa hứng thú trong học tập. Vì vậy việc dạy học môn Địa lí ở các trường THPT hiện nay đang dừng lại ở những kiến thức trong sách giáo khoa, chưa có sự vận dụng và liên hệ thực tiễn. Hầu hết các em chưa có cơ hội được trải nghiệm, được làm thử một công việc nào đó. Do vậy, việc tổ chức dạy học theo chủ đề gắn liền sản xuất kinh doanh tại địa phương trong dạy học môn Địa lí ở trường THPT là rất quan trọng. Để minh họa cho điều này tôi đã làm khảo sát nhỏ về nhận thức đối với học sinh, giáo viên trong trường. 2.2. Nhận thức của học sinh và giáo viên về vai trò của dạy học gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương. 2.2.1. Kết quả khảo sát thực trạng của dạy học chủ đề gắn liền với sản xuất kinh doanh tại địa phương trong dạy học Địa lí * Kết quả điều tra từ GV 6
  7. Qua thông kê điều tra 6 giáo viên giảng dạy ở tại hai trường THPT Nghi Lộc 2 và THPT Nghi Lộc 5 đã được kết quả sau. Bảng 1.1. Kết quả điều tra thực trạng phát triển dạy học chủ đề gắn liền với sản xuất kinh doanh tại địa phương Tỉ lệ lựa chọn (%) TT Câu hỏi Rất cần Không Cần thiết thiết cần thiết Việc rèn luyện năng lực, kĩ năng thực hành sản xuất kinh 90% 10% 0% 1 doanh cho học sinh có cần thiết hay không? Thầy (cô) có thường xuyên tổ Thường Thỉnh thoảng Không bao chức hoặc hướng dẫn cho học xuyên giờ 2 sinh dạy học chủ đề gắn liền 3.% 40.3% 56.7% với sản xuất kinh doanh tại địa phương hay không? Thầy (cô) chọn hình thức nào Kiểm tra Dạy kiến thức Chuẩn bị bài 3 để tổ chức dạy học chủ đề cho đánh giá mới ở nhà học? 16,7% 27,7% 55,6% Phương pháp hoặc kĩ thuật PP dạy PP dạy học giải PP bàn tay dạy học nào được sử dụng dạy học theo quyết vấn đề nặn bột 4 chủ đề? dự án 25% 68,7% 6.3% Thái độ của HS khi được Rất hứng Hứng thú Không hứng hướng dẫn dạy học chủ đề? thú thú 5 15% 38% 47% - Như vậy, theo số liệu điều tra chúng ta thấy phần lớn giáo viên đều rất quan tâm đến hoạt động dạy học chủ đề gắn liền với sản xuất kinh doanh tại địa phương đối với môn mình dạy. Tuy nhiên, do còn nhiều điều khó khăn nên phần lớn giáo viên vẫn chưa tổ chức được các hoạt động dạy học chủ đề gắn liền với sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả. - Việc phát triển dạy học chủ đề gắn liền sản xuất kinh doanh tại địa phương cho HS hiện nay rất được quan tâm để thực hiện. Tất cả 90% GV được khảo sát đều chọn phướng án “rất cần thiết” và 10% chọn phương án “cần thiết” để dạy học chủ đề gắn liền với sản xuất kinh doanh cho HS. 7
  8. 2.2.2. Kết quả điều tra từ HS - Khảo sát về năng lực trong học tập: Để thấy được sự hứng thú của học sinh đối với vai trò của việc học tập chủ đề gắn liền với sản xuất kinh doanh hiện nay, quá trình học tập tôi làm phiếu khảo sát và thu được kết quả như sau: Kết quả khảo sát tiến hành trên 420 học sinh và thu được kết quả như sau: Bảng 1.2. Kết quả điều tra năng lực học tập chủ đề của học sinh THPT Tỉ lệ lựa chọn (%) TT Câu hỏi Không quan Rất quan trọng Quan trọng trọng Em đánh giá như thế nào về vai trò của việc học tập 1 chủ đề gắn liền với 86% 14% 0% sản xuất kinh doanh hiện nay? Ngoài giờ học trên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ lớp em đã giành bao nhiêu thời gian 2 tìm hiểu về ứng 21% 64.9% 14,1% dụng của các kiến thức được học? Em có thực hiện kế Không có kế Có Không hoạch học tập đã đề hoạch 3 ra khi học tập 1 chủ đề không? 48 % 13,5% 38,5% Cảm nhận của học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức khi học tập chủ đề tôi đã điều tra các lớp ở Trường THPT Nghi Lộc 2 với tổng số HS 389 Mức Gặp rất nhiều Gặp nhiều khó Gặp ít khó Không gặp khó độ khó khăn khăn khăn khăn Số 217 115 57 0 lượng Tỷ lệ 55,8% 29,6% 14,7% 0% % Như vậy theo kết quả bảng điều tra thì phần lớn học sinh rất muốn được tham gia các hoạt động học tập chủ đề gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh. 8
  9. Bởi đây là cơ hội cho các em được trải nghiệm thực tế, được thể hiện mình và làm những điều mình thích, vì có những học sinh có thể học trên lớp không tốt nhưng kiến thức thực hành và kiến thức thực tế của các em rất tốt. Tuy rằng các em nhận thức được kiến thức lĩnh hội có ý nghĩ quan trọng trong cuộc sống song việc việc học tập các chủ gặp nhiều khó khăn. Điều đó cho thấy học sinh chưa làm quen nhiều với chủ đề dạy học, và còn rất lúng túng với các dạng bài tập “mở” khi đọc hiểu để trả lời câu hỏi hoặc vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn. II. QUY TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC VÀ CÁC HÌNH THỨC DẠY HỌC GẮN VỚI SẢN XUẤT KINH DOANH. 1. Quy trình tổ chức day học gắn với sản kinh doanh. - Lựa chọn cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương phù hợp với nội dung dạy học. Tôi lựa chọn hai cơ sở Xi nghiệp may và cơ sở sản xuất đồ gõ xuất khẩu - Lựa chọn nội dung dạy học: Chủ đề Địa lí công nghiệp lớp 10 - Khảo sát cơ sỡ sản xuất kinh doanh - Lập kế hoạch giáo dục, dạy học - Thực hiện kế hoạch dạy học và giáo dục 2. Các hình thức dạy học gắn với sản xuất kinh doanh. 2.1. Khai thác, sử dụng tài liệu về sản xuất kinh doanh để tiến hành bài học. - Mô tả hình thức: Việc dạy học môn Địa lí với định hướng gắn liền hoạt động giáo dục kinh doanh tại địa phương được thực hiện hoàn toàn trên lớp học. Ở đây chủ yếu khai thác và sử dụng tài liệu về sản xuất, kinh doanh trong quá trình thực hiện nội dung dạy học trên lớp. - Tiến trình Tìm hiểu cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương liên quan đến chủ đề để lựa chọn nội dung day học, lập kế hoạch dạy học. Sưu tầm, thu thập các tư liệu, số liệu, sự phát triển của ngành nghề sản xuất kinh doanh của địa phương tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ. GV có thể thực hiện hoặc hướng dẫn học sinh và giao cho một số nhóm thực hiện để báo cáo kết quả trên lớp. Tổ chức dạy học trên lớp, chú ý đến hoạt động học để học sinh được tiếp thu, vận dụng và thảo luận những vấn đề liên quan đến sản xuất và kinh doanh của địa phương. Giao nhiệm vụ cho học sinh tự tìm hiểu một số vấn đề của cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương. 9
  10. Họp tổ sinh hoạt chuyên môn, rút kinh nghiệm bài học. - Một số lưu ý Giáo viên cần xác định mức độ liên hệ, sử dụng tư liệu trong bài học để lựa chọn thích hợp. Vì thời gian trên lớp có hạn nên GV và HS phải chủ động chuẩn bị trước các tư liệu về sản xuất kinh doanh của cơ sở địa phương. 2.2. Tiến hành bài học tại cơ sở sản xuất kinh doanh. - Mô tả hình thức Giáo viên cần chọn những bài, nội dung phù hợp mà có thể thực hiện được tại cơ sở sản xuất kinh doanh. - Tiến trình Tìm hiểu cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương liên quan đến chủ đề, và liên hệ để khảo sát cơ sở sản xuất/kinh doanh, từ đó lập kế hoạch dạy học. - Một số lưu ý Với phương án này, khâu chuẩn bị rất quan trọng. Một mặt giáo viên phải làm việc trước với cơ sở để chuẩn bị báo cáo viên, phương tiện dạy học; một mặt, giáo viên phải hướng dẫn học sinh chuẩn bị đọc trước bài ở nhà và những việc cần làm khi thăm quan học tập tại cơ sở. 2.3. Tổ chức tham quan học tập tại cơ sỏ sản xuất kinh doanh - Mô tả hình thức Giáo viên dặn dò HS trước khi tổ chức thăm quan học tập tại cơ sở sản xuất kinh doanh. Khi hướng dẫn học sinh thăm quan, học tập tại cơ sở, ngoài các nội dung thăm quan thông thường, giáo viên phải hướng học sinh liên hệ các hoạt động ở cơ sở với những nội dung đã học. Qua đó vừa giúp học sinh hiểu rõ hơn nội dung học tập vừa thấy được ý nghĩa của việc học tập môn học. - Tiến trình Tìm hiểu cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương liên quan đến chủ đề. Liên hệ để khảo sát cơ sở sản xuất/kinh doanh, từ đó lập kế hoạch giáo dục/dạy học. Thực hiện hoạt động giáo dục/dạy học tại cơ sở giáo dục theo kế hoạch. Sinh hoạt chuyên môn thông qua NCBH. - Một số lưu ý Giáo viên nên sắp xếp giờ thăm quan trải nghiệm hợp lý. 2.4. Sử dụng cơ sở sản xuất, kinh doanh để tổ chức hoạt động giáo dục khác. Khai thác và sử dụng tư liệu về sản xuất, kinh doanh để tổ chức triển lãm, xây dựng các chuyên đề học tập. 10
  11. - Mô tả hình thức Với phương án này, GV hướng dẫn phân công học sinh khai thác và sử dụng tư liệu về sản xuất, kinh doanh thông qua tổ chức triển lãm, xây dựng các chuyên đề học tập. Qua đó vừa giúp học sinh hiểu rõ hơn nội dung học tập vừa thấy được ý nghĩa của việc học tập môn học. - Tiến trình Tìm hiểu cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương liên quan đến chủ đề. Liên hệ để khảo sát cơ sở sản xuất/kinh doanh, từ đó lập kế hoạch giáo dục/dạy học giao cho học sinh, nhóm học sinh thực hiện ngoài giờ học. Tổ chức triển lãm hoặc báo cáo kết quả hoạt động của học sinh thông qua các buổi sinh hoạt lớp, chuyên đề hoặc câu lạc bộ học tập. Sinh hoạt chuyên môn, rút kinh nghiệm. - Một số lưu ý Giáo viên nên liên hệ cơ sở sản xuất, kinh doanh, hướng dẫn các em cách thu thập tư liệu học tập. 2.5. Giáo dục hướng nghiệp về ngành nghề sản xuất, kinh doanh ở địa phương. - Mô tả hình thức: Theo phương án này, những nội dung dạy học về ngành nghề sản xuất, kinh doanh ở địa phương để hướng nghiệp cho học sinh được học tại trường hoặc thực hiện tại cơ sở sản xuất kinh doanh. - Tiến trình: Tổ chức dạy học trên lớp, hoặc tại cơ sở sản xuất kinh doanh, chú ý đến hoạt động học để học sinh được tiếp thu, vận dụng và thảo luận những vấn đề liên quan đến nghề nghiệp, tương lai nghề nghiệp sản xuất và kinh doanh của địa phương, giúp các anh có ý thức chọn nghề nghiệp sau khi học xong ở phổ thông. Giao nhiệm vụ cho học sinh tự tìm hiểu một số vấn đề của cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương và mở rộng cho ngành nghề khác. III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN. Xây dựng chủ đề dạy học “ Địa lí công nghiệp - Địa lí lớp 10 THPT’’ gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương. 1. Xác định mối liên hệ nội dung bài học với sản xuất, kinh doanh tại địa phương. Hiện nay các ngành công nghiệp địa phương đang phát triển mạnh trên cả nước nói chung và Huyện Nghi Lộc nói riêng. Tại địa bàn hai Trường THPT Nghi Lộc 2 đóng là 9 xã miền Tây Nghi Lộc (Gồm các xã Nghi Lâm, Nghi Văn, Nghi 11
  12. Kiều, Nghi Công Băc, Nghi Công Nam, Nghi Mỹ, Nghi Phương, Nghi Đồng và Nghi Hưng) đã có nhiều ngành công nhiệp phát triển mạnh và ngày càng được mở rộng ra bặc biệt các ngành thuộc nhóm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng như công nghiệp dệt may, công nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu (môi muỗng, thìa đũa và các dụng cụ nhà bếp) và công nghiệp gạch ngói. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy chủ đề tôi đã cho khảo sát mấy cơ sở sau. - Cơ sở trải nghiệm sản xuất kinh doanh tại địa phương (Huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) gồm: Công ty may Hà Nội chi nhánh Nghi Lộc, Cơ sở sản xuất môi muỗng), xí nghiệp gạch ngói Hoàng Nguyên 2. Phương án tổ chức hoạt động dạy học * Đối với giáo viên. Bước 1: Khảo sát cơ sở. - Tên cơ sở: Công ty may Hà Nội chi nhánh Nghi Lộc xóm 4 Nghi Lâm - Nghi Lộc - Nghệ An. + Khi tìm hiểu về hoạt động của xí nghiệp may Hà Nội giám đốc công ty anh Toản cho biết cho biết hiện nay công ty thường xuyên tạo việc làm cho hơn 1000 lao động với mức lương bình quân trên 4 triệu đến 10 triệu đồng/ tháng . Sản phẩm may của công ty chủ yếu xuất khẩu ra thị trường nước ngoài hàng năm thu về hàng hàng trăm tỉ đồng. Vừa giải quyết được việc làm vừa nâng cao thu nhập cho người dân. - Cơ sở chế biến kinh doanh đồ gỗ xuất khẩu của anh Nguyễn Hồng Sơn xóm 4 Nghi Lâm- Nghi Lộc - Nghệ An + Hoạt động của cơ sở: anh Nguyễn Hồng Sơn - chủ cơ sở, cho biết: Đây là một trong những cơ sở có vị trí quan trọng và đầu tiên của xã Nghi Lâm nói riêng và miền tây Nghi Lộc nói chung. Cơ sở chế biến có bề dày kinh nghiệm sản xuất, có số lượng lao động đông khá đông gần 300 lao động với mức lương từ 3 đến 8 triệu đồng và thị trường rộng mở trong và ngoài nước. Anh còn cho biết mặt hàng này ít bị canh tranh trên thị trường xuất khẩu, công đoạn làm ra sản phẩm tỉ mỉ nhưng không khắt khe về công nghệ máy móc. Đa số các sản phẩm sản xuất đều thuộc hàng cao cấp , chuyên dụng cho các nhà hàng khách Nhật Bản và Hàn Quốc. Sản phẩm xuất khẩu doanh thu hàng năm hàng chục tỉ đồng. Ngoài việc đi trải nghiệm tại hai cơ sở kinh doanh trên, để bài học sinh động hấp dẫn, HS còn trải nghiệm trên các phương tiện tông tin đại chúng, trên các nguồn tài liệu khác nhau. Bước 2: Lựa chọn nội dung. Qua khảo sát cơ sở sản xuất, kinh doanh áp dụng cho các nội dung kiến thức sau: 12
  13. Bài 31: Vai trò đăc điểm của công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển phân bố công nghiệp Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp (2 tiết) Bài 33: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp Bài 34: Thực hành Vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp, của thế giới Bước 3: Lập kế hoạch dạy học. Nội dung của kế hoạch bao gồm: Đối với giáo viên: - Soạn kế hoạch bài học. - Chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện dạy học. - Liên hệ cơ sở để tổ chức đưa học sinh đi trải nghiệm. * Đối với học sinh. Tìm hiểu thêm về ngành công nghiệp trọng điểm của Huyện Nghi Lộc Thu thập tài liệu thông tin liên quan đến chủ đề công nghiệp. - Chuẩn bị vở, bút ghi chép, máy ảnh hoặc điện thoại … 3. Tổ chức hoạt động dạy học theo chủ đề Địa lí công nghiệp. Hoạt động dạy học chủ đề “Địa lí Công nghiệp” Địa Lí lớp 10 Chủ đề: ĐỊA LÍ CÔNG NGHIỆP Số tiết: 5 tiết Lớp dạy: Khối 10 Tiết 1: thực hiện bài 31: Vai trò đăc điểm của công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển phân bố công nghiệp Tiết 2: thực hiện bài Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp Tiết 3: Thực hiện bài Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp (2 tiết) Tiết 4. Thực hiện bài Bài Bài 33: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp Tiết 5: Thực hiện bài 34: Thực hànhVẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp, của thế giới * Lý do chọn chủ đề: - Về nội dung: Vai trò đặc điểm, sự phát triển và phân bố CN , các ngành , TCLTCN có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nên cần lập thành 1 chủ đề. - Về mục tiêu dạy học: 13
  14. + Việc xây dựng các nội dung trên thành một chủ đề để đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và KTĐG theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. + Chủ đề này có giá trị thực tiễn vào việc giáo dục học sinh trong công cuộc . + Nhằm định hướng giáo dục và nhận biết được tiềm năng phát triển kinh tế xã hội địa phương. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức - Trình bày được vai trò và đặc điểm của sản xuất công nghiệp - Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp - Trình bày và giải thích được vai trò, đặc điểm và sự phân bố một số ngành công nghiệp chủ yếu trên thế giới -Phân biệt được một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp: điểm công nghiệp, khu công nghiệp tập trung, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp 2. Kỹ năng - Biết phân tích nhân xét sơ đồ về đặc điểm phát triển và ảnh hưởng của các điều đối phát triển phân bố công nghiệp. - Sử dụng bản đồ để nhận xét sự phân bố một số ngành công nghiệp trên thế giới: công nghiệp năng lượng, luyện kim, cơ khí, hóa chất, thực phẩm. - Nhận diện được các điểm chính của điểm công nghiệp. - Biết cách tính toán, vẽ và phân tích biểu đồ tình hình sản xuất của một số ngành công nghiệp (biểu đồ cột, biểu đồ miền). 3. Thái độ - Nhận thức được công nghiệp nước ta phát triển chưa mạnh , trình độ khoa học công nghệ còn thua kém nhiều nước trên thế giới và khu vực, đòi hỏi sự cố gắng của thế hệ trẻ. - Nhận thức đúng về tầm quan trọng của các ngành công nghiệp trong sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước. Thấy được sự thuận lợi và khó khăn của các ngành này ở nước ta và các địa phương. - Biết được các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Việt Nam địa phương - Ủng hộ những đóng góp tích cực trong các hình thức cụ thể ở địa phương 14
  15. - Biết khai thác, sử dụng và bảo vệ hợp lí tài nguyên, môi trường trong sản xuất và đời sống. - Có ý thức vận dụng các tri thức kỹ năng đã học vào cuộc sống, lao động và học tập. Thấy được mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người. Xây dựng ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống... 4. Các năng lực hướng tới - Năng lực tự học, nghiên cứu tài liệu, giải quyết vấn đề trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ học tập. Sử dụng ngôn ngữ thông qua báo cáo kết quả. Hợp tác trong nhóm khi thực hiện các nội dung học tập. Sử dụng công nghệ thông tin trong tìm hiểu, báo cáo kết quả. Giải quyết vấn đề, giao tiếp ... - Năng lực chuyên biệt: tư duy lãnh thổ ; kĩ năng làm việc với bản đồ, biểu đồ, hình ảnh ; xử lí số liệu thống kê... II. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH. C.đề/N.dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao 1. Vai trò - Trình bày - Phân tích So sánh được Giải thích một đăc điểm của được đặc được các nhân những điểm số nhân tố ảnh công nghiệp. điểm và vai tố ảnh hưởng khác nhau giữa hưởng đến sự Các nhân tố trò của sản đến sự phát sản xuất nông phát triển, ảnh hưởng xuất công triển và phân nghiệp và công phân bố công đến phát nghiệp bố công nghiệp nghiệp nghiệp của địa triển phân bố phương công nghiệp 2. Địa lí các - Trình bày - Gi¶i - Sö dông - Kể tên các ngành công được đặc thÝch ®-îc b¶n ®å ®Ó ngành Công nghiệp điểm và vai sự phát triển và nhËn xÐt sù nghiệp trọng trò sự phân ph©n bè mét ph©n bè mét điểm của địa bố một số sè ngµnh sè ngµnh phương. Giải ngành công c«ng nghiÖp c«ng thích vì sao đó nghiệp chủ chñ yÕu nghiÖp. là những yếu trên thế trªn thÕ ngành trọng giới giíi. điểm của Huyện nhà? 3. Một số Tr×nh bµy Nêu được một - Sử dụng sơ đồ, Kể tên các hình thức ®-îc mét số đặc điểm hình ảnh để phân điểm công chủ yếu của sè h×nh của hình thức biệt các hình thức nghiệp của tổ chức lãnh thøc tæ tổ chức lãnh tổ chức lãnh thổ Huyện Nghi 15
  16. thổ công chøc l·nh thổ công nghiệp công nghiệp: Lộc nghiệp thæ c«ng : điểm công điểm công- Liên hệ với nghiÖp: nghiệp, khu nghiệp, khucác nhân tố ®iÓm c«ng công nghiệp tập công nghiệp tập ảnh hưởng tới nghiÖp, trung, trung trung, trung tâmcác hình thức khu c«ng tâm công công nghiệp, tổ chức lãnh nghiÖp nghiệp, vùng vùng côngthổ công tËp công nghiệp. nghiệp. nghiệp ở Việt trung, - Sử dụng được Nam. trung t©m hình vẽ để nhận c«ng biết các Hình nghiÖp, TTCLTCN vïng c«ng nghiÖp.Biết được sự phát triển từ thấp lên cao của các hình thức này Thực hành Biết tính toánPhân tích được - Vẽ và phân Liên hệ đến sự vẽ biểu đồ và cách vẽ tốc độ phát tích biểu đồ tình phát triển của tình hình biểu đồtriển của một số hình sản xuất các ngành hình sản đường. sản phẩm công của một số công nghiệp xuất một số Biết được sản nghiệp năng ngành công địa phương sản phẩm phẩm của các lượng và luyện nghiệp (biểu đồ công nghiệp ngành công kim đường, cột, biểu trên thế giới nghiệp Giải thích đươc đồ miền). Nhận nguyên nhân xét, phân tích phát triển biểu đồ, bảng số liệu thống kê về tình hình sản xuất của một số ngành công nghiệp 16
  17. Những năng lực có thể hướng tới (1) Năng lực chung: - Năng lực tự học, nghiên cứu tài liệu. - Năng lực giải quyết vấn đề trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ học tập. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ thông qua báo cáo kết quả. - Năng lực hợp tác trong nhóm khi thực hiện các nội dung học tập. - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong tìm hiểu, báo cáo kết quả. 17
  18. III. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THEO HƯỚNG PTNL. A. Câu hỏi mức độ nhận biết Câu 1 : Dựa vào những hình ảnh sau và kiến thức trong SGK, hãy trình bày vai trò của ngành công nghiệp. Đáp án: *Vai trò : - Đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân vì tạo ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn, cung cấp các tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho tất cả các ngành kinh tế nâng cao trình độ văn minh của nhân loại. - Thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác - Công nghiệp tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở các vùng khác nhau làm thay đổi sự phân công lao động xã hội và giảm mức chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng. - Công nghiệp ngày càng sản xuất ra nhiều sản phẩm mới mà không ngành sản xuất vật chất nào sánh được với nó, mở rộng khả năng sản xuất, mở rộng thị trường lao động tạo việc làm, tăng thu nhập. Câu 2 : Nối các ý ở cột A và cột B sao cho đúng Cột A Cột B a. Vai trò 1. Sản xuất công nghiệp có tính chất tập trung cao độ 2. Sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn cho xã hội, có b. Đặc vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân điểm 3. Có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác 4. Sản xuất công nghiệp bao gồm 2 giai đoạn 5. Tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên 18
  19. nhiên 6. Sản xuất ra nhiều sản phẩm mới, mở rộng sản xuất, thị trường lao động tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập 7. Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp giữa nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng 8. Cung cấp hầu hết các tư liệu sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật cho tất cả các ngành kinh tế, tạo ra sản phẩm tiêu dùng có giá trị góp phần phát triển nền kinh tế và nâng cao trình độ văn minh của toàn xã hội Trả lời: a. Vai trò : 2, 3, 5, 6, 8 b. Đặc điểm : 1, 4, 7 Câu 3 : Hãy hoàn thành kiến thức trong chỗ (...) sau để thấy được vai trò, đặc điểm của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. * Vai trò : - Tạo ra ...................................... phục vụ cho nhu cầu của nhân dân - Thúc đẩy ................................ và các ngành CN khác phát triển. - Cung cấp ................................ - Giải quyết ............................ * Đặc điểm: - Đòi hỏi .......................... ít, thời gian xây dựng tương đối ngắn, quy trình sản xuất ....................., thời gian ..................... nhanh, thu được ................... tương đối dễ dàng, có khả năng xuất khẩu - Cần nhiều .................., nhiên liệu và thị trường - Cơ cấu ngành ................, gồm: dệt - may, da giày, nhựa, sành sứ, thủy tinh, giấy - in - văn phòng phẩm...CN dệt may là một trong những ngành .......... Trả lời : Vai trò của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng : - Tạo ra sản phẩm phong phú phục vụ cho nhu cầu của nhân dân - Thúc đẩy nông nghiệp và các ngành CN khác phát triển. - Cung cấp hàng xuất khẩu - Giải quyết việc làm * Đặc điểm: 19
  20. - Đòi hỏi vốn đầu tư ít, thời gian xây dựng tương đối ngắn, quy trình sản xuất tương đối đơn giản, thời gian thu hoàn vốn nhanh, thu được lợi nhuận tương đối dễ dàng, có khả năng xuất khẩu - Cần nhiều lao động, nhiên liệu và thị trường - Cơ cấu ngành đa dạng, gồm: dệt - may, da giày, nhựa, sành sứ, thủy tinh, giấy - in - văn phòng phẩm...CN dệt may là một trong những ngành chủ đạo * Phân bố: Phân bố ở nhiều nước ( Cả các nước phát triển và đang phát triển). CN dệt may phát triển mạnh ở Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, Nhật Bản... Câu 4: Dựa vào SGK và hình ảnh sau: Cho biết đặc điểm của ngành công nghiệp? Đáp án: * Đặc điểm - Sản xuất công nghiệp bao gồm 2 giai đoạn : + Giai đoạn 1: tác động vào đối tượng lao động để tạo ra nguyên liệu + Giai đoạn 2: chế biến nguyên liệu thành tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng - Có tính tập trung cao độ - Bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp giữa nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Câu 5 : Hãy hoàn thành kiến thức trong chỗ (...) sau để thấy được vai trò, đặc điểm của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. * Vai trò : - Tạo ra ...................................... phục vụ cho nhu cầu của nhân dân - Thúc đẩy ................................ và các ngành CN khác phát triển. - Cung cấp ................................ - Giải quyết ............................ 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2