intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học Hóa học gắn với các bài tập thực tiễn, thực nghiệm – Hóa học THPT

Chia sẻ: Cỏ Xanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:60

38
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài đã góp phần đưa dạy học hóa học trong trường phổ thông từ hình thức truyền thụ kiến thức chuyển dần sang việc dạy học gắn với các vấn đề thực tiễn, thực tế cuộc sống, rèn cho các em tư duy, thao tác thực hành. Qua đó dần hình thành và phát triển cho học sinh năng lực hóa học, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là thế giới quan khoa học; hứng thú học tập, nghiên cứu; tính trung thực; thái độ tôn trọng các quy luật của thiên nhiên, ứng xử với thiên nhiên các yêu cầu của phát triển bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học Hóa học gắn với các bài tập thực tiễn, thực nghiệm – Hóa học THPT

  1. SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: DẠY HỌC HÓA HỌC GẮN VỚI CÁC BÀI TẬP THỰC TIỄN, THỰC NGHIỆM – HÓA HỌC THPT Tác giả: Vũ Ngọc Tuấn - Lê Văn Bằng Lĩnh vực: Hóa học NĂM HỌC 2020 – 2021
  2. MỤC LỤC PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ---------------------------------------------------------------- 1 PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU----------------------------------------------- 2 Chương 1. Cơ sở khoa học.------------------------------------------------------------ 2 1.1. Năng lực và sự phát triển năng lực hóa học cho học sinh THPT.------ 2 1.1.1. Khái niệm về năng lực.------------------------------------------------------ 2 1.1.2. Năng lực chuyên biệt môn hóa học. --------------------------------------- 2 1.1.3. Năng lực vận dụng kiến thức. ---------------------------------------------- 3 1.1.4. Những biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh. ----------------------------------------------------------------------------------------- 4 1.2. Bài tập hóa học. ------------------------------------------------------------------ 4 1.2.1. Khái niệm về bài tập hóa học. ---------------------------------------------- 4 1.2.2. Ý nghĩa của bài tập hóa học.------------------------------------------------ 5 1.2.3. Xu hướng phát triển bài tập hóa học.-------------------------------------- 5 1.2.4. Bài tập hóa học gắn với các vấn đề thực tiễn. ---------------------------- 6 Chương 2. Thực trạng việc thực hiện bài tập hóa học và làm thí nghiệm trong dạy học hóa học THPT trong các nhà trường hiện nay. ----------------- 8 2.1. Mô tả thực trạng trước khi tạo ra sáng kiến ------------------------------- 8 2.2. Điều tra thực trạng sử dụng BTHH thực tiễn trong dạy học ở trường THPT hiện nay ------------------------------------------------------------------------ 9 2.3. Phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng BTHH thực tiễn, thực hành thí nghiệm trong dạy học ở trường THPT hiện nay --------------------------11 Chương 3. Giải pháp của sáng kiến.------------------------------------------------12 3.1. Sử dụng hệ thống bài tập thực tiễn hóa học THPT----------------------12 3.1.1. Nguyên tắc xây dựng hệ thống BTHH thực tiễn để sử dụng trong dạy học Hóa học THPT. ----------------------------------------------------------------12 3.1.2. Sử dụng hệ thống các bài tập thực tiễn hóa học THPT.----------------14 3.2. Thay thế các bài tập lí thuyết bằng các bài tập thực hành khi dạy học Hóa học. -------------------------------------------------------------------------------31
  3. 3.3. Bỏ những bài tập phi thực tế, thay thế bằng những bài tập thực tế hơn. -------------------------------------------------------------------------------------39 3.4. Tăng cường sử dụng bài tập hóa học thực tiễn, thực nghiệm trong kế hoạch bài học nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh -------------------------------------------------------------------------------------------40 Chương 4. Tổ chức thực hiện và kết quả thu được------------------------------46 4.1. Tổ chức thực hiện.--------------------------------------------------------------46 4.2. Kết quả thu được từ Giáo viên và học sinh khi áp dụng.---------------49 PHẦN 3. KẾT LUẬN------------------------------------------------------------------49 1. Quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.--------------------------------------51 2. Ý nghĩa của đề tài. ------------------------------------------------------------------51 3. Phạm vi áp dụng. --------------------------------------------------------------------51 4. Kiến nghị đề xuất. -------------------------------------------------------------------51 TÀI LIỆU THAM KHẢO ------------------------------------------------------------52
  4. PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nhấn mạnh “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Hóa học là một trong những môn khoa học tự nhiên lý thuyết và thực nghiệm, vì thế việc lồng ghép các bài tập thực tiễn, các bài tập thực nghiệm vào trong quá trình dạy và học là tạo điều kiện cho việc “học đi đôi với hành”, tạo cho học sinh sự hứng thú, hăng say trong học tập, thấy được sự thiết thực của học tập, đồng thời giúp học sinh hình thành và phát triển các năng lực trong đó có năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng thực hành thí nghiệm vào giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan. Thực nghiệm và bài tập thực tiễn có vai trò rất quan trọng trong quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh. Thông qua thí nghiệm, các bài tập thực tiễn, từ những điều học sinh quan sát được, học sinh sẽ tin tưởng vào khoa học, các em sẽ có hứng thú hơn trong nghiên cứu khoa học và từ đó mới hình thành phẩm chất sáng tạo khoa học. Thực tế hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực đã được quan tâm ở tất cả các bộ môn, trong đó có môn hóa học, thí nghiệm thực hành hóa học đã được tăng cường nhiều hơn bởi qua thí nghiệm từ những hiện tượng quan sát được mà học sinh suy ra được tính chất của chất, hiểu được bản chất của hóa học là sự biến đổi từ chất này thành chất khác. Khắc sâu kiến thức và vận dụng tốt vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Tuy nhiên, hiện nay nhiều bài tập hóa học còn xa rời thực tiễn, thực nghiệm. Bài tập còn quá chú trọng vào thuật toán hàn lâm mà chưa quan tâm nhiều đến bản chất hóa học, các bài tập hóa học đang ưu tiên cho việc giải quyết nhanh, đúng kết quả cuối cùng mà quên bản chất, quên thực tiễn thực nghiệm của nó, thậm chí là sai và phi thực tế. Thí nghiệm thì các giáo viên giảng dạy sơ sài, dạy chay qua mô hình vẽ bảng do thiếu hóa chất, dụng cụ và thiếu lòng đam mê khoa học. Chính những điều đó làm cho học sinh không hiểu bản chất vấn đề, không khắc sâu về kiến thức, dẫn đến chán học, thiếu đam mê và sáng tạo. Trả lại bản chất môn học Hóa học là việc phải đặc biệt phải được quan tâm và làm ngay. Dạy học hóa học phải gắn với các vấn đề thực tiễn, thực nghiệm trong các nhà trường trung học, rèn cho các em tư duy thao tác thực hành. Đó là lí do chúng tôi chọn đề tài “Dạy học Hóa học gắn với các bài tập thực tiễn, thực nghiệm – Hóa học THPT”. Tuy vậy, vấn đề thực tiễn trong môn Hóa học rất rộng. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi mới chỉ đề cập đến một số bài gắn với phần hóa học vô cơ. 1
  5. PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1. Cơ sở khoa học. 1.1. Năng lực và sự phát triển năng lực hóa học cho học sinh THPT. 1.1.1. Khái niệm về năng lực. Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT về Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông: “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể”. 1.1.2. Năng lực chuyên biệt môn hóa học. Theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, ngoài phát triển năng lực cốt lõi cho học sinh (gồm năng lực chung và năng lực chuyên môn) thì còn hình thành và phát triển cho các em năng lực đặc thù môn học. Trong đó năng lực cốt lõi là năng lực cơ bản, thiết yếu mà bất kỳ ai cũng cần phải có để sống, học tập và làm việc hiệu quả. Còn năng khiếu là những năng lực đặc biệt về trí tuệ, văn nghệ, thể thao, kỹ năng sống… nhờ tố chất sẵn có ở mỗi người. Mục tiêu của hóa học phổ thông là hình thành và phát triển cho học sinh năng lực hóa học; đồng thời cùng với các môn học, hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là thế giới quan khoa học; hứng thú học tập, nghiên cứu; tính trung thực; thái độ tôn trọng các quy luật của thiên nhiên, ứng xử với thiên nhiên các yêu cầu của phát triển bền vững. Khi học sinh học hóa học, các em sẽ được tiếp thu kiến thức khoa học phổ thông cơ bản về các đối tượng hóa học quan trọng trong tự nhiên và đời sống, tâp trung vào hiểu biết các khái niệm cơ bản của hóa học, về chất và sự biến đổi giữa các chất, công nghệ hóa học, hóa học môi trường và các ứng dụng của chúng trong đời sống tự nhiên. Qua đó các em được hình thành và phát triển các năng lực chuyên biệt của môn Hóa học gồm: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: Năng lực sử dụng biểu tượng hóa học; Năng lực sử dụng thuật ngữ hóa học; Năng lực sử dụng danh pháp hóa học. - Năng lực thực hành hóa học: Năng lực tiến hành thí nghiệm, sử dụng thí nghiệm an toàn; Năng lực quan sát, mô tả, giải thích các hiện tượng thí nghiệm và rút ra kết luận; Năng lực xử lý thông tin liên quan đến thí nghiệm. - Năng lực tính toán hóa học: Tính toán theo khối lượng chất tham gia và tạo thành sau phản ứng; Tính toán theo mol chất tham gia và tạo thành sau phản ứng; Tìm ra 2
  6. được mối quan hệ và thiết lập được mối quan hệ giữa kiến thức hóa học với các phép toán học; Vận dụng các thuật toán để tính toán trong các bài toán hóa học. - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học: Phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập môn hóa học. Phân tích được tình huống trong học tập môn hóa học; Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề phát hiện trong các chủ đề hóa học; Đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề đã phát hiện; Lập được kế hoạch để giải quyết một số vấn đề đơn giản; Thực hiện được kế hoạch đã đề ra có sự hỗ trợ của giáo viên. - Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống: Năng lực phân tích tổng hợp các kiến thức hóa học vận dụng vào cuộc sống thực tiễn; Năng lực phát hiện các nội dung kiến thức hóa học được ứng dụng trong các vấn để các lĩnh vực khác nhau; Năng lực phát hiện các vấn đề trong thực tiễn và sử dụng kiến thức hóa học để giải thích; Có năng lực hệ thống hóa kiến thức. 1.1.3. Năng lực vận dụng kiến thức. “Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn là khả năng chủ thể vận dụng tổng hợp những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ và hứng thú,... để giải quyết có hiệu quả các vấn đề của thực tiễn có liên quan đến hóa học.” Các biểu hiện của năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn của học sinh THPT được mô tả như sau: - Khả năng hệ thống hóa được các kiến thức. Năng lực này có các mức độ thể hiện: Hệ thống hóa, phân loại được kiến thức hóa học, hiểu rõ đặc điểm, nội dung, thuộc tính của loại kiến thức hóa học đó. Khi vận dụng kiến thức chính là việc lựa chọn kiến thức một cách phù hợp với mỗi hiện tượng, tình huống cụ thể xảy ra trong cuộc sống, tự nhiên và xã hội. - Khả năng phân tích, tổng hợp các kiến thức hóa học vận dụng vào cuộc sống thực tiễn. Các mức độ thể hiện của năng lực này gồm: Định hướng được các kiến thức hóa học một cách tổng hợp và khi vận dụng kiến thức hóa học có ý thức rõ ràng về loại kiến thức hóa học đó được ứng dụng trong các lĩnh vực gì, ngành nghề gì, trong cuộc sống, tự nhiên và xã hội. - Khả năng phát hiện các nội dung kiến thức hóa học được ứng dụng trong các vấn đề, các lĩnh vực khác nhau. Năng lực này thể hiện ở việc: Phát hiện và hiểu rõ được các ứng dụng của hóa học trong các vấn đề thực phẩm, sinh hoạt, y học, sức khỏe, khoa học thường thức, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và môi trường. - Khả năng phát hiện các vấn đề trong thực tiễn và sử dụng kiến thức hóa học để giải thích. Năng lực này được thể hiện: Tìm mối liên hệ và giải thích được 3
  7. các hiện tượng trong tự nhiên và các ứng dụng của hóa học trong cuộc sống dựa vào các kiến thức hóa học và các kiến thức của các môn khoa học khác. - Khả năng độc lập sáng tạo trong việc xử lí các vấn đề thực tiễn. Mức độ thể hiện của năng lực này là: Chủ động sáng tạo lựa chọn phương pháp, cách thức giải quyết vấn đề; Có năng lực hiểu biết và tham gia thảo luận về các vấn đề hóa học liên quan đến cuộc sống thực tiễn và bước đầu biết tham gia nghiên cứu khoa học để giải quyết các vấn đề đó. Như vậy, năng lực vận dụng kiến thức được mô tả thông qua 5 năng lực thành phần và có các mức độ thể hiện cụ thể của mỗi năng lực. 1.1.4. Những biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh. Để phát triển cho học sinh năng lực vận dụng kiến thức, chúng ta cần thực hiện các biện pháp: - Giáo viên cần trang bị cho cho học sinh hệ thống kiến thức cơ bản, vững vàng, sâu sắc về các khái niệm, các định luật, các tính chất, các quy luật... - Đưa ra các tình huống để học sinh vận dụng kiến thức theo các cấp độ từ dễ đến khó, tăng cường các tình huống gắn liền với bối cảnh cụ thể (thực tiễn đời sống, thí nghiệm thực hành), tăng cường câu hỏi mở, câu hỏi yêu cầu học sinh sử dụng kiến thức nhiều bài, nhiều lĩnh vực, câu hỏi tích hợp. - Rèn cho học sinh khả năng biết tự đặt ra vấn đề, giải quyết vấn đề, kiểm tra cách giải quyết vấn đề, không thỏa mãn với những cái có sẵn, luôn luôn tìm ra cách giải quyết mới trong cả những dạng bài tập quen thuộc cũng chính là rèn khả năng độc lập suy nghĩ, tăng tính sáng tạo cho học sinh. - Thông qua việc hướng dẫn học sinh ra đề, tự giải và tự kiểm định kết quả. Tích cực liên hệ giữa các kiến thức lý thuyết với các hiện tượng thực tiễn, các vấn đề liên quan trong thực tiễn đời sống và sản xuất, năng lực vận dụng kiến thức của học sinh sẽ phát triển. - Khuyến khích học sinh lập nhóm, cùng tìm hiểu, nghiên cứu một số vấn đề mang tính thực tế, cấp thiết: lập kế hoạch, thực nghiệm, báo cáo kết quả (dù thành công hay thất bại). 1.2. Bài tập hóa học. 1.2.1. Khái niệm về bài tập hóa học. Bài tập hóa học (BTHH) là những bài toán, những câu hỏi hay đồng thời cả bài toán và câu hỏi thuộc về hóa học mà trong khi hoàn thành chúng, học sinh nắm được một tri thức hay kĩ năng nhất định. 4
  8. Câu hỏi là những bài làm mà trong quá trình hoàn thành chúng, học sinh phải tiến hành một hoạt động tái hiện. Trong các câu hỏi, giáo viên thường yêu cầu học sinh phải nhớ lại nội dung của các định luật, quy tắc, khái niệm, trình bày lại một mục trong sách giáo khoa,…còn bài toán là những bài làm mà khi hoàn thành chúng, học sinh phải tiến hành một hoạt động sáng tạo gồm nhiều thao tác và nhiều bước. 1.2.2. Ý nghĩa của bài tập hóa học. Trong dạy học hóa học ở trường phổ thông, bài tập hóa học có ý nghĩa và tác dụng rất to lớn trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo. Bài tập hóa học vừa là mục đích, vừa là nội dung lại vừa là phương pháp dạy học (PPDH) hiệu quả. Bài tập hóa học giúp học sinh hiểu sâu hơn và làm chính xác hoá những khái niệm HH; đồng thời mở rộng sự hiểu biết một cách sinh động phong phú không làm nặng nề khối lượng kiến thức của học sinh. Sử dụng bài tập hóa học giúp học sinh ôn tập, hệ thống hoá kiến thức đã học một cách chủ động tích cực. Bài tập hóa học giúp học sinh thường xuyên rèn luyện các kỹ năng kỹ xảo về hóa học (sử dụng ngôn ngữ hóa học, lập công thức, cân bằng phương trình hóa học; các tính toán đại số: giải phương trình và hệ phương trình; kĩ năng nhận biết các hóa chất…) Bài tập hóa học là phương tiện cơ bản nhất để học sinh rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức, đặc biệt là vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, sản xuất, bảo vệ môi trường, biến kiến thức đã tiếp thu được thành kiến thức của mình. Giúp học sinh phát triển các năng lực tư duy logic, biện chứng, khái quát, độc lập, thông minh và sáng tạo. Là phương tiện để kiểm tra đánh giá kiến thức và kĩ năng của học sinh. Giáo dục đạo đức; tính chính xác, kiên nhẫn, trung thực và lòng say mê khoa học. 1.2.3. Xu hướng phát triển bài tập hóa học. Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng, đó là môn khoa học thực nghiệm. Hoá học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Hoá học đóng góp một phần rất quan trọng vào giải thích các hiện tượng trong thực tế, giúp cho mỗi chúng ta có ý thức hơn về bảo vệ môi trường. Trong giảng dạy hoá học, nếu ta lồng ghép được các hiện tượng xảy ra trong thực tế và những bài tập về bảo vệ môi trường có liên quan đến bài học thì sẽ làm cho bài học trở nên sinh động hơn, gây hứng thú, và sức thu hút với học sinh. Có như thế, chất lượng dạy học mới được nâng lên và đạt hiệu quả cao. Các xu 5
  9. hướng xây dựng bài tập hoá học mới hiện nay: + Loại bỏ những bài tập có nội dung hoá học nghèo nàn nhưng lại cần đến những thuật toán phức tạp để giải (hệ nhiều ẩn, nhiều phương trình, bất phương trình, phương trình bậc hai, cấp số cộng, cấp số nhân,....) + Loại bỏ những bài tập có nội dung lắt léo, giả định rắc rối, phức tạp, xa rời hoặc phi thực tiễn hoá học. + Tăng cường sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan. + Xây dựng bài tập về các hiện tượng thực tế và các bài tập về bảo vệ môi trường. + Xây dựng bài tập mới để rèn luyện cho học sinh năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề. + Đa dạng hoá các loại hình bài tập như bài tập bằng hình vẽ, bài tập vẽ đồ thị, bài tập lắp dụng cụ thí nghiệm.... + Xây dựng những bài tập có nội dung hoá học phong phú, sâu sắc, phần tính toán đơn giản, nhẹ nhàng. + Xây dựng và tăng cường bài tập thực nghiệm định lượng. 1.2.4. Bài tập hóa học gắn với các vấn đề thực tiễn. a. Khái niệm về bài tập hóa học thực tiễn. Những bài tập hóa học có nội dung xuất phát từ thực tiễn hoặc những bài tập vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống hoặc giải quyết được một vấn đề nào đó của thực tiễn cuộc sống được gọi là bài tập hóa học thực tiễn. Bài tập hóa học thực tiễn là những câu hỏi liên quan đến những vấn đề rất gần gũi với thực tế đời sống mà khi trả lời học sinh không những phải vận dụng linh hoạt các khái niệm, quy tắc, định luật hoá học mà còn phải nắm chắc và vận dụng tốt những hệ quả của chúng. Các câu hỏi thực tế chú trọng đến việc chuyển tải kiến thức từ lí thuyết sang những ứng dụng kĩ thuật đơn giản tương ứng, nên về mức độ đối với học sinh, việc trả lời câu hỏi thực tế có phần khó khăn hơn so với việc giải các bài tập định tính. b. Vai trò, chức năng của bài tập hóa học thực tiễn. Trong dạy học hóa học hiện nay, bài tập hóa học thực tiễn có vai trò hết sức quan trọng đặc biệt là với quá trình hình thành và phát triển các năng lực cho học sinh. + Việc lồng ghép các bài tập thực tiễn vào trong quá trình dạy và học, trước hết tạo điều kiện cho việc học và hành gắn liền với thực tế, tạo cho học sinh sự hứng thú, hăng say trong học tập. 6
  10. + Xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo; lòng ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống. + Giúp cho học sinh có được những hiểu biết về thế giới tự nhiên và hoạt động của nó, tác động của nó đối với cuộc sống của con người. + Học sinh nắm được những ảnh hưởng của những hoạt động của con người lên thế giới tự nhiên. Từ đó, học sinh ý thức được hoạt động của bản thân trong cuộc sống, đặc biệt là đối với vấn đề môi trường. + Phát triển kĩ năng nghiên cứu thực tiễn và kĩ năng tư duy để giải thích các hiện tượng thực tiễn, luôn chủ động trong cuộc sống. + Bài tập về các hiện tượng tự nhiên làm cho học sinh thấy các quá trình hóa học luôn xảy ra trong quanh ta. Giải thích được các hiện tượng tự nhiên, các em sẽ yêu thích môn Hóa học hơn. c. Phân loại bài tập hóa học thực tiễn. c1. Dựa vào mức độ tư duy - Bài tập mức độ biết: nhắc lại hoặc mô tả đúng kiến thức, kĩ năng đã học. - Bài tập mức độ thông hiểu: diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình và có thể sử dụng khi câu hỏi được đặt ra tương tự hoặc gần với các ví dụ học sinh đã được học trên lớp. - Bài tập mức độ vận dụng: kết nối và sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết thành công tình huống/vấn đề tương tự/vấn đề đã học (HS vượt qua cấp độ hiểu đơn thuần và có thể sử dụng, xử lý các khái niệm của chủ đề trong các tình huống tương tự nhưng không hoàn toàn giống như tình huống đã gặp trên lớp). - Bài tập mức độ vận dụng cao: tổng hợp các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống/vấn đề mới, không giống những tình huống/vấn đề đã được hướng dẫn; có thể trước đây HS chưa từng được học hoặc trải nghiệm, nhưng có thể giải quyết bằng các kỹ năng và kiến thức đã được dạy ở mức độ tương đương; đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống/vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống. c2. Dựa vào tính chất của bài tập - Bài tập định tính: Bao gồm các bài tập về giải thích các hiện tượng, các tình huống nảy sinh trong thực tiễn; lựa chọn hoá chất cần dùng cho phù hợp với tình huống thực tiễn, nhận biết, tinh chế, đề ra phương hướng để cải tạo thực tiễn… - Bài tập định lượng: Gồm các tính lượng hoá chất cần sử dụng để điều chế, lượng sản phẩm tạo thành, pha chế dung dịch… - Bài tập tổng hợp: Bài tập tổng hợp là những bài tập bao gồm cả những kiến thức định tính và kiến thức định lượng. 7
  11. Chương 2. Thực trạng việc thực hiện bài tập hóa học và làm thí nghiệm trong dạy học hóa học THPT trong các nhà trường hiện nay. 2.1. Mô tả thực trạng trước khi tạo ra sáng kiến Hiện nay số lượng và chất lượng bài tập hóa học thực tiễn và thí nghiệm thực hành hóa học chưa đáp ứng được yêu cầu của việc dạy học nói chung và đặc biệt là yêu cầu việc đổi mới dạy học nói riêng. Tình trạng đó có thể có nhiều nguyên nhân, phần vì kinh phí cho đầu tư của nhà trường còn hạn hẹp tuy đã có nhiều cố gắng; phần vì trách nhiệm của nhà sản xuất (còn mà không dùng được, dùng được thì cũng chóng hỏng); phần vì thiếu một sự nhiệt huyết trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giáo viên; phần vì thiếu sự quản lí chỉ đạo, động viên những giáo viên tâm huyết trong đổi mới PPHD, sử dụng và cải tiến sáng tạo thí nghiệm thực hành hóa học hiện có… Hiệu quả của việc tổ chức hoạt động học còn tùy thuộc vào phương pháp sử dụng các bài tập hóa học thực tiễn và thí nghiệm thực hành hóa học. Nếu một thí nghiệm chỉ được sử dụng để minh họa và củng cố những điều giáo viên đã giảng dạy về mặt lý thuyết sẽ hạn chế mất tư duy sáng tạo của học sinh, học sinh hầu như không lĩnh hội được gì thêm về mặt kiến thức ngoài kĩ năng quan sát, thí nghiệm. Nhưng nếu được sử dụng theo hướng tìm tòi nghiên cứu (khám phá) để đi đến kiến thức cần lĩnh hội (kiến thức mới) sẽ có ý nghĩa to lớn hơn nhiều, nó giúp học sinh có điều kiện, cơ hội phát triển tư duy sáng tạo, đó mới là điều mà nhà trường cần có trách nhiệm giáo dục và đào tạo. Xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo; lòng ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Hiện nay hầu hết các bài tập hóa học có liên hệ thực tiễn hay các bài thực hành thí nghiệm trong chương trình và sách giáo khoa THPT được bố trí ở cuối mỗi chương chỉ mang tính chất củng cố minh họa cho các kiến thức lý thuyết đã được trình bày trong các bài học của chương trình dưới hình thức phần lớn là “bày sẵn” từng bước cho học sinh. Hơn nữa số tiết thực hành quy định trong chương trình và sách giáo khoa cũng còn rất hạn chế. Tuy nhiên với việc tự chủ xây dựng chương trình phù hợp với điều kiện thực tiễn nhà trường, chắc chắn số tiết thực hành thi nghiện sẽ được nâng lên cho phù hợp với xu thế chung của giáo dục thế giới và tương ứng với tính chất của các môn khoa học thực nghiệm. Trên hết, để thành công thì đòi hỏi lòng nhiệt huyết và đam mê khoa học của các thầy cô giáo đang trực tiếp giảng dạy trên ghế nhà trường vì học sinh thân yêu, thế hệ tương lai của đát nước. 8
  12. 2.2. Điều tra thực trạng sử dụng BTHH thực tiễn trong dạy học ở trường THPT hiện nay Tiến hành xin ý kiến khảo sát của 44 giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Hóa học và điều tra 210 học sinh ở các trường THPT trên địa bàn Huyện Quỳnh Lưu, Thị xã Hoàng Mai và Thị xã Thái Hòa của tỉnh Nghệ An và thu được kết quả sau: - Với học sinh Bảng 1.1: Kết quả điều tra học sinh về tần suất được sử dụng BTHH thực tiễn trong học tập Không Rất Thường Thỉnh Tổng hợp nội dung câu hỏi thường bao xuyên thoảng xuyên giờ 1. Mức độ quan tâm đến BTHH có nội 61,3% 23,6% 11,4% 3,7% dung thực tiễn. 2. Việc liên hệ kiến thức đã lĩnh hội vào 6,8% 11,5% 75,8% 5,9% thực tiễn cuộc sống. 3. Mức độ thường xuyên hỏi thầy cô giáo các câu hỏi, BTHH gắn với thực 0,9% 25,1% 43,3% 30,7% tiễn. 4. Khi học về thí nghiệm thực hành, các em có được tự tay làm thí nghiệm 17,9% 32,8% 53,4% 4,1% không? 5. Các em có thường xuyên được các thầy cô giáo sử dụng thí nghiệm hóa 12,2% 18,6% 67,3% 1,9% học trong dạy học không? 6.Trong giờ học, khi thầy cô đặt câu hỏi hoặc ra bài tập, em thường làm gì? - Tập trung suy nghĩ tìm lời giải cho câu hỏi, bài tập và xung phong 11,1% trả lời. - Trao đổi với bạn, nhóm bạn để tìm câu trả lời tốt nhất. 30,6% - Chờ câu trả lời từ phía các bạn và giáo viên. 58,3% 9
  13. - Với giáo viên Bảng 1.2. Tần suất giáo viên sử dụng bài tập hoá học có nội dung thực tiễn trong dạy học hóa học ở trường THPT (chọn 1 trong 4 phương án). Rất thường Thường Thỉnh Không bao xuyên xuyên thoảng giờ Kết quả 6/ 44 13/44 25/44 0/44 Tỉ lệ (%) 13,6% 29,5% 56,8% 0,0 % Bảng 1.3: Kết quả sử dụng bải tập hóa học gắn với nội dung thực tiễn khi tổ chức dạy học trên lớp (có thể chọn cả 4 phương án). Nghiên cứu Ôn tập, Thực hành Kiểm tra bài mới luyện tập Kết quả 21/44 34/44 8/44 36/44 Phần trăm 47,7% 77,3% 18,2% 81,8% Bảng 1.4: Ý kiến của GV về sự cần thiết sử dụng BTHH có nội dung thực tiễn (chọn 1 trong 3 phương án). Cần thiết Không cần thiết Ý kiến khác Kết quả 44/24 0 0 Phần trăm 100% 0 0 Bảng 1.5: Kết quả tìm hiểu nguyên nhân của việc ít hoặc không đưa bài tập thực tiễn vào trong dạy học hóa học đối với giáo viên THPT (có thể chọn cả 4 phương án). Nguyên nhân Số GV Phần trăm Hạn chế về tài liệu 28/44 63,6% Mất nhiều thời gian tìm kiếm, biên soạn 38/44 86,4% Thời gian tiết học hạn chế 9/44 20,5% 10
  14. 2.3. Phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng BTHH thực tiễn, thực hành thí nghiệm trong dạy học ở trường THPT hiện nay Qua số liệu ở các bảng trên, chúng tôi nhận thấy: + 100% giáo viên đều nhận thấy được tầm quan trọng của bài tập thực tiễn đối với việc phát triển năng lực cho học sinh. Tuy nhiên, mức độ sử dụng những bài tập này trong giảng dạy chưa cao (47,7%). Nguyên nhân của việc này được các giáo viên giải thích do các tài liệu về bài tập hóa học thực tiễn còn chưa nhiều, việc biên soạn những bài tập thực tiễn mất nhiều thời gian. + Kiến thức thực tiễn giáo viên khai thác còn nghèo nàn, bài tập chưa có sự phân dạng cụ thể, kiến thức đưa vào còn chưa có hệ thống, do đó học sinh vận dụng vào thực tiễn còn chậm. + Việc sử dụng hạn chế các BTHH có tính thực tiễn hay thí nghiệm thực hành của giáo viên còn ít dẫn đến sự bị động trong học tập của học sinh. Hanh chế sự tìm tòi, sáng tạo và vận dụng kiến thức ở học sinh. Kết quả có đến 58,3% học sinh chờ đợi câu trả lời đến từ giáo viên, mặc dù bài tập do chính giáo viên đặt ra cho học sinh. + Việc liên hệ giữa kiến thức lí thuyết và thực tiễn còn hạn chế (25,1%) nên học sinh vẫn chưa hình thành được thói quen liên hệ giữa những kiến thức lý thuyết học được với thực tế xung quanh. + Thói quen tìm hiểu những hiện tượng trong cuộc sống của học sinh chưa được hình thành, sự trao đổi, đặt câu hỏi với giáo viên còn ít (25,1%). Từ đó hình thành tư tưởng ỷ lại chờ câu trả lời từ phía giáo viên và các bạn (58,3%). + Đa số học sinh được hỏi đều quan tâm, hứng thú với những bài tập thực tiễn(61,3%). Khi được giao những bài tập thực tiễn về nhà các em rất chăm chỉ tìm hiểu, nghiên cứu để giải các bài tập đó. Kết quả trên cho thấy việc xây dựng được một hệ thống bài tập hóa học gắn với thực tiễn rất có ý nghĩa, sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học hóa học ở trường trung học phổ thông. 11
  15. Chương 3. Giải pháp của sáng kiến. 3.1. Sử dụng hệ thống bài tập thực tiễn hóa học THPT 3.1.1. Nguyên tắc xây dựng hệ thống BTHH thực tiễn để sử dụng trong dạy học Hóa học THPT. Các bài tập hóa học thực tiễn được xây dựng dựa trên một số nguyên tắc sau: + BTHH thực tiễn phải đảm bảo tính mục tiêu của chương trình, chứa đựng những kiến thức, kĩ năng cần hình thành và định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. Ví dụ 1: Trong lĩnh vực xây dựng, trước đây người dân rất hay sử dụng vôi vữa cùng với cát làm vật liệu kết dính. Em hãy trình bày ưu và nhược điểm của nó? Nhận xét: Vôi tôi trộn với cát và nước trở thành vữa xây dựng vì nó có độ kết dính với nhau. Khi dùng một thời gian CO2 trong không khí sẽ tác dụng với vôi để hóa đá theo phương trình: CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 + H2O. Ngoài ra, còn có: Ca(OH)2+SiO2→CaSiO3+H2O Tuy nhiên cùng với thời gian nếu tường vôi bị ẩm do mưa thì CO2 cũng là nguyên nhân làm cho bức tường vôi bị hỏng, do đã xảy ra phản ứng hóa học: CO2 + CaCO3 + H2O  Ca(HCO3)2 . + BTHH thực tiễn phải đảm bảo tính tính phân hóa, tính vừa sức, phát huy tính tích cực tìm tòi ở học sinh giúp các em phát triển năng lực học tập phù hợp với khả năng bản thân. Cụ thể : Học sinh trung bình, yếu thì sử dụng câu hỏi mức biết và hiểu; Học sinh khá, giỏi thì sử dụng câu hỏi mức vận dụng và vận dụng cao; Khi kiểm tra, đánh giá cần xây dựng ma trận với sự phân bố các mức độ câu hỏi theo các cấp độ tư duy theo tỉ lệ hợp lí để tạo điều kiện cho tất cả học sinh có thể trả lời được câu hỏi kiểm tra. Ví dụ 2: Nước nguyên chất không dẫn điện nhưng khi dây điện bị đứt rơi xuống ao hồ rãnh nước, người chạm vào nước lại bị giật điện. Em hãy giải thích tại sao? Nhận xét: Để trả lời câu hỏi trên, học sinh chỉ cần vận dụng kiến thức là nước là dung môi có thể hoà tan được rất nhiều chất tan khác nhau. Trong đó có rất nhiều chất điện li. Bởi vậy nước tự nhiên dẫn điện. Ví dụ 3: Khi làm bánh từ bột mì không có thuốc nở thì bánh không xốp nhưng nếu trộn thêm vào bột mì một ít nước phèn nhôm-kali (K2SO4.Al2(SO4)3.24H4O) và xô đa (Na2CO3.10H2O) thì bánh nở phồng, xốp sau khi nướng. 12
  16. Phèn chua Bánh Ga-to (Hình 1) a. Hãy giải thích hiện tượng trên. b. Cần cho phèn và xôđa theo tỉ lệ khối lượng nào thì hợp lí? c. Nếu ta thay phèn bằng một lượng dung dịch axit clohiđric vừa đủ vào hỗn hợp bột trên có được không? Nhận xét: Đối với loại bài tập này học sinh cần phải nắm vững về phản ứng thuỷ phân của muối, phản ứng nhiệt phân của muối cacbonat. Đồng thời phải dựa trên phương trình phản ứng để tính toán tỉ lệ khối lượng các chất đem trộn một cách hợp lí. + Nội dung BTHH thực tiễn phải đảm bảo tính chính xác, tính khoa học, tính hiện đại và tính thực tiễn. Việc giải quyết các bài tập thực tiễn sẽ rút ra được những bài học cho bản thân. Từ đó có ý thức phổ biến và áp dụng kinh nghiệm đó vào thực tế cuộc sống. Ví dụ 4: Nhiệt độ thùng vôi tôi lên tới 1500C và có pH = 13,1. Vì vậy nếu chẳng may bị ngã vào thùng vôi mới tôi thì người đó vừa bị bỏng do nhiệt, vừa bị bỏng do kiềm. Bỏng vôi tôi sẽ để lại những vết sẹo lồi, lõm hoặc loang lỗ trông rất xấu. Nhưng nếu được sơ cứu kịp thời thì hậu quả để lại sẽ được giảm nhẹ rất nhiều. Hãy lựa chọn một phương pháp sơ cứu mà em cho là có hiệu quả nhất trong các phương pháp sau: A. Dội nước lạnh liên tục vào vết bỏng cho sạch vôi rồi dùng dấm ăn dội lên. B. Dội nước lạnh liên tục vào vết bỏng cho sạch vôi rồi phủ kem đánh răng lên. C. Dội nước lạnh liên tục vào vết bỏng cho sạch vôi rồi dùng nước mắm đổ lên (nước mắm có độ pH < 7,0). D. Chỉ dội nước lạnh liên tục vào vết bỏng cho sạch vôi. Nhận xét: Qua câu hỏi thực tiễn này, học sinh sẽ phân tích bài. Bỏng là do nhiệt vậy phải chọn chất làm mát (nước lạnh). Ngoài ra bỏng là do kiềm vậy nên phải dùng chất có môi trường axit để xử lí, kem đánh răng có tính kiềm nên không 13
  17. dùng, nước mắm có muối nên vết bỏng rất xót cũng không dùng, chỉ có dấm là có tính axit nhẹ nên dùng là hợp lí. Vậy chọn phương án A. + Các BTHH thực tiễn được xây dựng phải đảm bảo tính đa dạng, có chứa nhiều mâu thuẫn nhận thức, đòi hỏi học sinh vận dụng nhiều kiến thức khác nhau để giải quyết vấn đề học tập cũng như các vấn đề thực tiễn. Ví dụ 5: Khi dạy bài nhôm và hợp chất của nhôm, để hình thành kiến thức về tính lưỡng tính của Al(OH)3, Giáo viên yêu cầu học sinh tiến hành các thí nghiệm với hóa chất cho sẵn: Cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống 1 ml dung dịch AlCl3 0,1M. Tiếp tục nhỏ dung dịch NH3 đến dư vào 2 ống nghiệm. Tiếp theo: Ống 1: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào. Ống 2: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào. Quan sát hiện tượng, giải thích hiện tượng và kết luận tính chất của Al(OH)3? Nhận xét: dưới sự tổ chức của giáo viên học sinh tiến hành các thao tác thí nghiệm, kỹ năng làm thí nghiệm làm các em hứng thú và khắc sâu kiến thức về hiện tượng, sự hào hứng thôi thúc các em tìm tòi lời giải thích cho hiện tượng đó qua các phương trình hóa học của phản ứng. Từ đó kết luận nhôm hydroxit vừa tác dụng với dung dịch axit, vừa tác dụng với dung dịch bazo nên nó là hợp chất lưỡng tính. + BTHH thực tiễn đảm bảo phát triển các thành tố của năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cuộc sống. Ví dụ 6: Bằng kiến thức hoá học hãy giải thích tính khoa học của câu ca dao: “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ Hễ ghe tiếng sấm phất cờ mà lên” Nhận xét: Kiến thức bài học được dùng để giải quyết về thực tế đồng ruộng ở nông thôn, nơi chiếm phần lớn dân số Việt Nam và gần gũi với các em, nhất là các em ở vùng đồng bằng nông thôn. Hiện tượng cây trồng tươi tốt sau cơn mưa giông có thể là điều các em đã biết, câu ca dao các em cũng có thể quen qua lời đọc của thế hệ ông bà, cha mẹ. Tuy nhiên giải thích dưới con mắt khoa học Hóa học thì đó là điều mới mẻ với các em, sẽ gây hứng thú rất lớn để các em lĩnh hội kiến thức. 3.1.2. Sử dụng hệ thống các bài tập thực tiễn hóa học THPT. 3.1.2.1. Các bài tập tự luận. Bài 1. Đồng dẫn điện tốt hơn nhôm, vì sao nhôm được dùng làm dây dẫn điện cao thế, còn dây đồng lại được dùng làm dây dẫn điện trong nhà? Hướng dẫn: Do nhôm có khối lượng riêng (2,7 g/cm3) nhỏ hơn khối lượng riêng của đồng (8,7 g/cm3) nên dù dẫn điện kém hơn đồng nhưng nhôm vẫn được sử 14
  18. dụng làm dây dẫn ngoài trời vì còn tính đến yếu tố trọng lực của dây dẫn. Ngoài ra bề mặt của dây nhôm còn có màng oxit mỏng mịn và bền bảo vệ. Còn trong nhà do hầu như không có yếu tố trọng lực, đồng thời tiết diện dây nhỏ (điện trở lớn) nên chủ yếu là sử dụng dây dẫn điện bằng đồng. Bài 2. Những hình ảnh mô tả dưới đây về kim loại giúp các em liên tưởng đến tính chất vật lý nào của chúng? Đồ dùng bằng nhôm Nhiệt kế thủy ngân Đồ trang sức bằng vàng (Hình 2) Hướng dẫn: mỗi một hình ảnh ứng dụng như vậy các em sẽ nhớ lại và liên hệ được tính chất vật lí của kim loại đã học như Tính dẫn nhiệt tốt của Al; Nhiệt độ nóng chảy thấp của thủy ngân; Tính ánh kim của vàng. Bài 3. Để làm huân, huy chương người ta thường đúc chúng bằng sắt sau đó phủ lên một lớp mạ bằng kim loại như đồng, bạc, vàng. Để lớp mạ bạc bám chắc, mịn, bóng người ta sử dụng phương pháp xianua tức là điện phân dung dịch phức xianua của bạc với quá trình xảy ra ở các điện cực như sau: Anot: Ag(CN)2- + 1e → Ag + 2CN-. Catot: 2H2O → 4H+ + O2 + 4e Theo em : a. Vật để mạ phải treo ở catot hay anot? b. Viết phương trình phản ứng điện phân tổng quát. Mạ bạc Mạ vàng Mạ đồng (Hình 3) 15
  19. Hướng dẫn: a. Vì kim loại Cu, Ag, Au khi mạ sinh ra ở catot nên vật cần mạ phải treo ở cực âm (catot). b. Phương trình điện phân tổng quát: 4R(CN)2- + H2O → 4R + O2 + 4HCN Bài 4. Khi bị bỏng ngoài da do axit người ta thường dùng nước vôi loãng, dung dịch natri hiđrocacbonat loãng, nước xà phòng, kem đánh răng để ngâm, rửa hoặc bôi lên vết bỏng. Nhưng để trung hoà axit do uống nhầm người ta lại thường uống nước vôi loãng hoặc pha lòng trắng trứng (có tính kiềm) mà không dùng dung dịch natri hiđrocacbonat. Em hãy giải thích vì sao không dùng dung dịch natri hiđrocacbonat cho trường hợp uống nhầm axit? Hướng dẫn: Để giải tốt loại bài tập này học sinh cần vận dụng tốt tính chất hoá học của muối hiđrocacbonat là trong môi trường axit nó dễ phân huỷ tạo khí CO2. Sự thoát khí cacbonic nhiều và mạnh có thể gây sốc cho nạn nhân. Bài 5. Bảng dưới đây cho biết giá trị pH của một số dung dịch các chất: Dung dịch A B C D E pH 10 3 2,1 7 8 Hãy dự đoán: a. Dung dịch nào có thể là dịch vị dạ dày? (Dịch vị dạ dày có nồng độ axit clohiđric là 0,032 mol/lit). b. Dung dịch nào có thể là nước vôi trong? c. Dung dịch nào có thể là dung dịch muối ăn? d. Dung dịch nào có thể là dấm, nước cam ép? e. Dung dịch nào có thể là nước biển, biết rằng nước biển có môi trường kiềm yếu. g. Hãy cho biết dung dịch nào có thể hoà tan được viên canxinol (có thành phần gồm CaCO3, CaF2, CaHPO4, Mg(OH)2). Viết phương trình phản ứng. Hướng dẫn: a. Dịch vị dạ dày có nồng độ axit HCl là 3,2.10-2M nên có pH = 2,1 (đáp án C). b. Dung dịch nước vôi trong là một dung dịch bazo mạnh nên có pH = 10 (đáp án A). c. Dung dịch muối ăn là môi trường trung tính nên pH = 7 (đáp án D). 16
  20. d. Dung dịch dấm hay nước cam ép có môi trường axit nhẹ nên pH là 3 (đáp án B). e. Nước biển có môi trường kiềm yếu nên pH = 8 (đáp án E). g. Các chất trong thành phần của viên canxinol là muối của axit yếu và hydroxit có tính bazo yếu nên có thể dùng các dung dịch có tính axit để hòa tan. Vậy có thể dùng các dung dịch B và C để hòa tan viên canxinol. Bài 6. Tiến hành thí nghiệm sau: Cắt một mẩu nhỏ kim loại Na bằng hạt đỗ và cho vào ống nghiệm đựng nước (có nhỏ vài giọt phenolphthalein). Quan sát hiện tượng và giải thích? Hướng dẫn: - Học sinh hiểu biết về cách cắt một mẩu kim loại mạnh như Na ra khỏi khối lớn là dùng dao ấn mạnh vào khối Na mà không được day cắt, vì như thế sẽ xảy ra cháy nổ. - Hiện tượng: Mẩu Natri nổi trên mặt nước, chạy trên mặt nước rồi tan dần đồng thời có khí thoát ra. Dung dịch chuyển sang màu hồng. Giải thích: + Natri (Na) là kim loại nhẹ, đồng thời phản ứng tạo bột khí H2 bám kín bề mặt Na làm nó nổi lên trên mặt nước. Đồng thời do phản ứng tỏa nhiệt làm Na nóng chảy, sinh khí H2 làm thay đổi lực bề mặt nên Na chuyển động trên mặt nước. Phương trình hóa học: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 + NaOH sinh ra làm phenolphthalein chuyển sang màu hồng. Bài 7. Dùng dao cắt một mẩu Na thấy mặt cắt có ánh kim nhưng sau một thời gian ánh kim này biến mất. Giải thích và viết các phương trình hóa học xảy ra? Hướng dẫn: Natri là kim loại có vẻ sáng ánh kim. Khi mới cắt có ánh kim đó là ánh kim của Na kim loại. Tuy nhiên sau một thời gian Na bị oxi hóa bởi không khí (gồm Oxi và hơi nước) nên bị mờ dần theo phương trình phản ứng: (1) 4Na + O2 → 2Na2O ; 2Na + O2 → Na2O2 (2) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 (3) Na2O + 2H2O → 2NaOH; 2Na2O2 + 2H2O → 4NaOH + O2 (4) 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O Các hợp chất sinh ra phủ trên bề mặt của mẩu Na làm mất tính ánh kim. 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2