intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học môn công nghệ theo hướng giáo dục STEM

Chia sẻ: Caphesua | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:32

80
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm giúp giáo viên và học sinh có tư duy tìm hiểu ý tưởng sáng tạo, vận dụng các kiến thức khoa học(S) đã được học từ nhà trường, gia đình, xã hội để đi đến sự thống nhất về công nghệ(T), kỹ thuật (E) trên cơ sở tính toán(M) nhằm tạo ra một sản phẩm gắn kết từ lý thuyết với thực tiễn cuộc sống và thúc đẩy hoạt động nghiên cứu KHKT của học sinh có hiệu quả và bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học môn công nghệ theo hướng giáo dục STEM

  1. Sáng kiến: Dạy học môn công nghệ theo hướng giáo dục STEM THPT Bình Mỹ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT BÌNH MỸ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc An Giang, ngày 03 tháng 01 năm 2019 BÁO CÁO Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hoặc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng I. Sơ lược lý lịch tác giả: - Họ và tên: VÕ THANH HÒA Nam, nữ: nam - Ngày tháng năm sinh: 30.04.1976 - Nơi thường trú: ấp Bình Trung, xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. - Đơn vị công tác: Trường THPT Bình Mỹ - Chức vụ hiện nay: Tổ trưởng chuyên môn - Lĩnh vực công tác: dạy lớp môn công nghệ. II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị: Địa điểm trụ sở chính: Xã Bình Mỹ, huyện Châu phú, tỉnh An giang, điện thoại: 02963.889253; địa chỉ trang tin điện tử: c3binhmycp@angiang.edu.vn; Quá trình thành lập và phát triển: + Quá trình thành lập: Trường THPT Bình Mỹ được thành lập từ 1998 (bao gồm dạy học cấp THCS và THPT). Bước đầu, nhà trường còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất cũng như về đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên. Song Thầy và Trò nhà trường đã nỗ lực vượt lên khó khăn và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Từ năm học 2003 - 2004 đến nay (khối cấp THCS được tách ra), nhà trường luôn được UBND Huyện Châu Phú, Sở Giáo dục Đào tạo An Giang quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, đặc biệt, năm học 2017 – 2018 nhà trường được Sở Giáo dục Đào tạo An Giang đầu tư xây mới và sửa chữa chuẩn bị cho nhà trường đạt chuẩn Quốc Gia. Hằng năm tỉ lệ học sinhTN.THPT Quốc Gia cũng như HSG được tăng lên ổn định. Trong năm học 2016 -2017, nhà trường đã đạt được nhiều thành tích đáng tự hào như: học sinh giỏi bộ văn hóa; hùng biện Tiếng Anh, Sáng tạo Thanh thiếu niên cấp Tỉnh, Khoa học kỹ thuật cấp Tỉnh,…… đặc biệt nhà trường được Sở Giáo dục đào tạo công nhận danh hiệu Tập thể Lao động Tiên Tiến. Giáo viên: Võ Thanh Hòa Trang 1
  2. Sáng kiến: Dạy học môn công nghệ theo hướng giáo dục STEM THPT Bình Mỹ + Tóm tắt cơ cấu tổ chức: * Tổng số CBGVNV: 69, trong đó BGH 2, giáo viên 61 và nhân viên 6. * Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: đạt chuẩn và trên chuẩn cao; * Chi bộ Đảng: 36 đảng viên; Công đoàn: 69 công đoàn viên đạt 100%. Những đặc điểm chính của đơn vị: Trường THPT Bình Mỹ được giao nhiệm vụ giáo dục con em thuộc xã Bình Mỹ, Bình Thủy, Bình Long, An Hòa và một số xã lân cận. Trong công tác giáo dục phần lớn phụ huynh học sinh quan tâm sâu sát đến con em từ đó, có rất nhiều học sinh giỏi. Ngoài ra, còn một số bộ phận không nhỏ phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập con em mình vì phải đi kiếm sống, số hộ nghèo còn khá cao, vì vậy nhà trường cũng có những thuận lợi và khó khăn như sau: + Thuận lợi : * Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của Đảng uỷ, Chính quyền địa phương tạo điều kiện về nhiều mặt để nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nhà trường nhận được sự chỉ đạo sát sao, động viên kịp thời của UBND huyện, Sở Giáo dục Đào tạo và Công đoàn ngành. * Nhà trường có đội ngũ giáo viên nhiệt tình trách nhiệm, đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, tay nghề vững. + Khó khăn : * Cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn đặc biệt phòng thực hành thí nghiệm. * Đầu vào lớp 10 học sinh không đồng đều. - Tên sáng kiến: Dạy học môn công nghệ theo hướng giáo dục STEM. - Lĩnh vực: chuyên môn III. Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến: 3.1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến - Đây là một vấn đề mới, giáo viên chưa quan tâm, không biết thực hiện và tổ chức như thế nào. - Giáo viên chưa tìm được địa chỉ, chủ đề để thực hiện dạy học môn công nghệ theo hướng giáo dục STEM . - Giáo viên chưa tìm được giải pháp để thực hiện dạy học công nghệ theo hướng giáo dục STEM trong điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu. Giáo viên: Võ Thanh Hòa Trang 2
  3. Sáng kiến: Dạy học môn công nghệ theo hướng giáo dục STEM THPT Bình Mỹ 3.2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến - Giúp giáo viên và học sinh có tư duy tìm hiểu ý tưởng sáng tạo, vận dụng các kiến thức khoa học(S) đã được học từ nhà trường, gia đình, xã hội để đi đến sự thống nhất về công nghệ(T), kỹ thuật (E) trên cơ sở tính toán(M) nhằm tạo ra một sản phẩm gắn kết từ lý thuyết với thực tiễn cuộc sống và thúc đẩy hoạt động nghiên cứu KHKT của học sinh có hiệu quả và bền vững. - Tăng tính chủ động, sáng tạo, hợp tác cho học sinh trong thực hiện nhiệm vụ học tập. - Khơi gợi niềm đam mê yêu thích KHKT trong học sinh. - Tạo cầu nối cho học sinh giữa kiến thức từ sách vở đến kiến thức thực tế. 3.3. Nội dung sáng kiến Phần I. Đặt vấn đề Trong bối cảnh chung của giáo dục hiện nay là dạy học gắn với giáo dục STEM. Bởi vì, vận dụng kiến thức vào thực tiễn là mục tiêu quan trọng nhất trong dạy học ở trường phổ thông. Vai trò của vận dụng kiến thức vào thực tiễn không chỉ thể hiện ở chỗ học sinh có kĩ năng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung bài học mà còn giải quyết các vấn đề thực tiễn đa dạng trong cuộc sống, theo hướng “học đi đôi với hành”, lí thuyết gắn với thực tiễn, nhà trường gắn với xã hội. Nhằm tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, ngày 04/5/2017 Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị 16/CT-TTg, yêu cầu các Bộ, Ban, Ngành tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp và nhiệm vụ. Trong đó, giao nhiệm vụ cho Bộ GD&ĐT, thúc đẩy triển khai giáo dục về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) trong chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức thí điểm tại một số trường phổ thông ngay từ năm học 2017 - 2018. Môn công nghệ đóng vai trò cơ động trong giáo dục STEM. Cùng với Toán học, Khoa học tự nhiên, Tin học, môn Công nghệ góp phần thúc đẩy giáo dục STEM ở phổ thông – một trong những xu hướng giáo dục đang được coi trọng tại Việt Nam và ở nhiều quốc gia trên thế giới. Giáo dục công nghệ phổ thông chuẩn bị cho học sinh học tập và làm việc hiệu quả trong môi trường công nghệ ở gia đình, nhà trường và xã hội; hình thành và Giáo viên: Võ Thanh Hòa Trang 3
  4. Sáng kiến: Dạy học môn công nghệ theo hướng giáo dục STEM THPT Bình Mỹ phát triển các năng lực thiết kế, sử dụng, giao tiếp, đánh giá, và hiểu biết công nghệ; góp phần phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp; chuẩn bị cho học sinh các tri thức nền tảng để theo học các ngành nghề thuộc các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ theo cả hai hướng hàn lâm và giáo dục nghề nghiệp. Sự cần thiết giáo dục STEM hiện nay trong dạy học môn công nghệ. Cùng với các lĩnh vực giáo dục khác, giáo dục công nghệ góp phần hình thành và phát triển các năng lực tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; các phẩm chất của học sinh. Với đặc thù của ngành, môn Công nghệ có ưu thế trong hình thành và phát triển năng lực công nghệ, thể hiện ở 5 năng lực thành phần trong mô hình dưới đây Chính vì vậy, việc thiết kế và xây dựng kế hoạch dạy học công nghệ theo hướng giáo dục STEM là việc làm hết sức cần thiết trong bối cảnh giáo dục hiện nay ở nhà trường phổ thông đối với tất cả các môn học, đặc biệt là môn công nghệ. Gần 20 năm giảng dạy và tâm huyết với hướng giáo dục tích hợp, học đi đôi với hành tôi đã có những kết quả nhất định, xin chia sẻ cùng quý đồng nghiệp về việc thiết kế và xây dựng kế hoạch Dạy học môn công nghệ theo hướng giáo dục STEM. Phần II. Nội dung. 2.1. Khái niệm giáo dục STEM. 2.1.1. Khái niệm STEM Giáo viên: Võ Thanh Hòa Trang 4
  5. Sáng kiến: Dạy học môn công nghệ theo hướng giáo dục STEM THPT Bình Mỹ STEM là thuật ngữ viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kĩ thuật) và Mathematics (Toán học). Tùy theo ngữ cảnh khác nhau mà thuật ngữ STEM được được hiểu như là các môn học hay các lĩnh vực. Trong ngữ cảnh giáo dục, nói đến STEM là muốn nhấn mạnh đến sự quan tâm của nền giáo dục đối với các môn Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học. Quan tâm đến việc tích hợp các môn học trên gắn với thực tiễn để nâng cao năng lực cho người học. Trong ngữ cảnh nghề nghiệp, STEM được hiểu là nghề nghiệp thuộc các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học . 2.1.2. Giáo dục STEM * Một số quan điểm về Giáo dục STEM Hiện nay, giáo dục STEM được nhiều tổ chức, nhà giáo dục quan tâm nghiên cứu. Ở ngữ cảnh giáo dục và trên bình diện thế giới, STEM được hiểu với nghĩa là giáo dục STEM. Giáo dục STEM có một số cách hiểu khác nhau. - Theo Bộ Giáo dục Hoa Kỳ (2007): “Giáo dục STEM là một chương trình nhằm cung cấp hỗ trợ, tăng cường, giáo dục Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học (STEM) ở tiểu học và trung học cho đến bậc sau đại học”. - Nhóm tác giả Tsupros N., Kohler R., và Hallinen J. (2009) cho rằng: “Giáo dục STEM là một phương pháp học tập tiếp cận liên ngành, ở đó những kiến thức hàn lâm được kết hợp chặt chẽ với các bài học thực tế thông qua việc HS được áp dụng những kiến thức Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học vào trong những bối cảnh cụ thể tạo nên một kết nối giữa nhà trường, cộng đồng và các doanh nghiệp cho phép người học phát triển những kĩ năng STEM và tăng khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế mới”. - Tác giả Lê Xuân Quang (2017) cho rằng: “Giáo dục STEM là một quan điểm dạy học theo tiếp cận liên ngành từ hai trong các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học trở lên. Trong đó nội dung học tập được gắn với thực tiễn, PPDH theo quan điểm dạy học định hướng hành động”. - Ngoài ra, giáo dục STEM được hiểu theo hướng là một phương pháp dạy học theo tiếp cận liên ngành tổng hợp thành một mô hình học tập từ các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học. Giáo viên: Võ Thanh Hòa Trang 5
  6. Sáng kiến: Dạy học môn công nghệ theo hướng giáo dục STEM THPT Bình Mỹ 2.2. Thực trạng dạy học môn công nghệ trong tình hình hiện nay. 2.2.1. Thực trạng chương trình môn công nghệ trong tình hình hiện nay. Chương trình bộ môn Công nghệ phổ thông còn nặng tính hàn lâm, chưa phù hợp với mọi đối tượng, chưa đảm bảo được tính vùng miền. Học sinh không lo sợ kết quả, không có hứng thú học tập, các em không đầu tư nhiều thời gian cho bộ môn này. Ngoài các đặc điểm chung của môn Công nghệ phổ thông, môn Công nghệ lớp 11, 12 còn có một đặc điểm riêng là nó nghiên cứu về kỹ thuật điện tử và kỹ thuật điện (đối với công nghệ 12); hay nghiên cứu và tìm hiểu về bản vẽ kỹ thuật, thiết kế, chế tạo cơ khí, động cơ đốt trong,.... (đối với công nghệ 11) được ứng dụng rộng rãi và rất gần gũi với cuộc sống thực tế của học sinh. Nó được xây dựng trên cơ sở những nguyên lý kỹ thuật khá phức tạp nên nội dung môn học vừa mang tính cụ thể, vừa mang tính trừu tượng cao. Mặt khác môn học này lại có khối lượng kiến thức khá lớn, phức tạp và khó. Phần kỹ thuật điện tử (công nghệ 12) là phần tương đối khó với nhiều kiến thức lý thuyết mới mẻ, trừu tượng rất khó nhớ như cấu tạo, công dụng, ký hiệu, phân loại các loại linh kiện điện tử; nguyên lý làm việc của các mạch điện tử. Những kiến thức đó mang tính chuyên ngành điện tử cao nên vừa mới mẻ vừa trừu tượng và khó ghi nhớ đối với học sinh, nhiều giáo viên cũng gặp khó khăn khi giảng dạy nội dung này. Phần chế tạo cơ khí, động cơ đốt trong (công nghệ 11) cũng rất khó khăn cho học sinh cấp trung học phổ thông khi tiếp nhận các kiến thức mà giáo viên truyền tải. 2.2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên dạy môn công nghệ trong tình hình hiện nay. Số giáo viên thường xuyên chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp các phương pháp dạy học cũng như sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh còn chưa nhiều. Dạy học vẫn còn nặng nề về truyền thụ kiến thức lý thuyết. Việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh thông qua khả năng vận dụng tri thức tổng hợp chưa thực sự được Giáo viên: Võ Thanh Hòa Trang 6
  7. Sáng kiến: Dạy học môn công nghệ theo hướng giáo dục STEM THPT Bình Mỹ quan tâm. Việc ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông, sử dụng các phương tiện dạy học chưa được thực hiện rộng rãi và hiệu quả trong các trường phổ thông. Phương pháp dạy học mà giáo viên sử dụng vẫn chủ yếu là phương pháp truyền thống: thầy giảng - trò nghe, thầy đọc - trò ghi, phương pháp này mang tính chất thông báo, tái hiện. Đại đa số giáo viên đều thấy đổi mới phương pháp dạy học là cần thiết, nhưng đổi mới như thế nào, triển khai thực hiện ra sao đối với môn học, bài học cụ thể…thì vẫn còn lúng túng. Đặc biệt, phần đông giáo viên giảng dạy môn công nghệ không đúng chuyên môn đào tạo. Nên nhiều giáo viên rất e ngại vận dụng các phương pháp tích cực dạy học lý thuyết gắn liền với thực tiễn và giải quyết các vấn đề thực tiễn, chưa hỗ trợ nhiều cho học sinh phát huy khả năng sáng tạo. Thực trạng trên đây dẫn đến hệ quả là nhiều học sinh phổ thông còn thụ động trong việc học tập môn Công nghệ; khả năng sáng tạo và năng lực vận dụng tri thức đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn cuộc sống còn hạn chế. 2.3. Định hướng dạy học môn công nghệ theo hướng giáo dục STEM. Trong dạy học môn công nghệ, cần chú trọng dạy học định hướng phát triển năng lực, khi thiết kế hoạt động dạy học cho mỗi nội dung, chủ đề học tập, ngoài việc đạt được mục tiêu về kiến thức và kỹ năng cho nội dung đó, cần xác định cơ hội góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung cốt lõi, các năng lực đặc thù môn học cùng những phẩm chất chủ yếu. 2.3.1. Xây dựng các chủ đề dạy học môn công nghệ gắn với hướng giáo dục STEM. Trong chương trình công nghệ lớp 11, 12 có rất nhiều bài có thể định hướng cho học sinh theo hướng giáo dục STEM, sau đây là những chủ đề, bài dạy mà tôi đã áp dụng. Ngay từ đầu năm học, tôi phát động và định hướng học sinh làm các sản phẩm từ những ý tưởng của các em đã được phê duyệt. Đến từng địa chỉ bài, chủ đề, tôi nhấn mạnh cách thức hoàn thành sản phẩm theo hướng giáo dục STEM. Sản phẩm của các em được báo cáo trong các tiết thực hành (theo PPCT) thay cho các bài thực hành 15 phút, điểm hệ số 1. TT Tên bài dạy Nội dung định hướng giáo dục STEM Ghi chú Giáo viên: Võ Thanh Hòa Trang 7
  8. Sáng kiến: Dạy học môn công nghệ theo hướng giáo dục STEM THPT Bình Mỹ Khối 11 Tiêu chuẩn trình bày Vẽ phác sản phẩm từ ý tưởng sáng tạo. 1 bản vẽ kĩ thuật. 2 Hình chiếu phối cảnh. Vẽ hình phối cảnh của sản phẩm. Thiết kế và bản vẽ kĩ Thiết kế các sản phẩm độc đáo, mới lạ. Từ 3 (1) thuật. những loại vật liệu khác nhau. Tư vấn học sinh làm các sản phẩm cơ khí, 4 Bản vẽ cơ khí. tự động phục vụ sản xuất nông nghiệp, gia (2) dụng. Tư vấn học sinh làm các sản phẩm sử dụng 5 Bản vẽ xây dựng. vật liệu để trang trí nhà ở và kinh doanh. Tư vấn học sinh làm các sản phẩm sử dụng 6 Vật liệu cơ khí. vật liệu từ kim loại thuộc lĩnh vực cơ khí, hệ thống nhúng. Khối 12 Điện trở – Tụ điện – Tư vấn học sinh làm các sản phẩm điện tử * 1 Cuộn cảm. phục vụ trang trí, sinh hoạt gia đình từ những linh kiện rời rạc. Tư vấn học sinh làm các sản phẩm điện tử ** Linh kiện bán dẫn và 2 phục vụ trang trí, sinh hoạt gia đình từ IC. những linh kiện tích hợp IC. Khái niệm về mạch điện Tư vấn học sinh làm các sản phẩm điện tử tử – Chỉnh lưu – nguồn phục vụ trang trí, sinh hoạt gia đình từ 3 một chiều. những linh kiện tích hợp IC như nguồn 1 chiều. Mạch khuếch đại - Hướng dẫn học sinh làm mạch khếch đại, 4 Mạch tạo xung. mạch tạo xung phục vụ sinh hoạt gia đình. Thiết kế mạch điện tử Hướng dẫn học sinh thiết kế mạch điện tử 5 (3) đơn giản. phục vụ sinh hoạt gia đình. Khái niệm về mạch điện Hướng dẫn học sinh làm mạch một số mạch 6 (4) tử điều khiển. điện tử điều khiển. Giáo viên: Võ Thanh Hòa Trang 8
  9. Sáng kiến: Dạy học môn công nghệ theo hướng giáo dục STEM THPT Bình Mỹ Mạch điều khiển tín Hướng dẫn học sinh làm mạch một số mạch 7 (5) hiệu. điện tử điều khiển. Mạch điều khiển tốc độ Hướng dẫn học sinh làm mạch một số mạch 8 động cơ điện xoay điều khiển tự động. chiều một pha. Hướng dẫn học sinh làm mô hình lưới điện 9 Hệ thống điện quốc gia. quốc gia. (1), (2), (3), (4), (5): Đây là những bài mà nhiều học sinh có những ý tưởng khá độc đáo và tạo nên những sản phẩm nổi bật. Năm học 2018 – 2019, với chủ đề rác điện tử, các chủ đề (*), (**) học sinh lớp 12 đã tạo ra rất nhiều sản phẩm độc đáo, mới lạ với thông điệp – rác điện tử, mọi người hãy nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. 2.3.2. Thực hiện dạy học môn công nghệ 11 theo hướng giáo dục STEM. Sau đây tôi xin giới thiệu, một bài dạy/chủ đề có lồng ghép và định hướng cho học sinh theo hướng giáo dục STEM. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY DẠY HỌC THEO HƯỚNG GIÁO DỤC STEM CHO ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH THPT VÙNG NÔNG THÔN, KHÓ KHĂN – CHỦ ĐỀ : THIẾT KẾ VÀ BẢN VẼ KĨ THUẬT XÂY DỰNG (BÀI 8,11,12) (Tiết 13,14,15) I. Mục tiêu Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Công Nghệ 11 do bộ GD&ĐT ban hành, chuyên đề này sẽ được thực hiện trong 3 tiết với những mục tiêu sau: 1.1. Về kiến thức - Biết được các giai đoạn chính của công việc thiết kế và công nghệ. - Biết được các một số bản vẽ xây dựng và các hình biểu diễn của bản vẽ nhà. - Hiểu được vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong thiết kế. Giáo viên: Võ Thanh Hòa Trang 9
  10. Sáng kiến: Dạy học môn công nghệ theo hướng giáo dục STEM THPT Bình Mỹ - Tư duy được một số tiêu chuẩn, định mức trong lĩnh vực thiết kế, xây dựng. 1.2. Về kỹ năng - Thiết kế được một sản phẩm đơn giản. - Đọc hiểu được bản vẽ mặt bằng tổng thể đơn giản. - Đọc hiểu được bản vẽ của một ngôi nhà đơn giản. 1.3. Về thái độ - Có ý thức sử dụng bản vẽ trong thiết kế. - Có ý thức về an toàn lao động. - Biết làm việc theo quy trình. II. Chuẩn bị: 2.1. Giáo viên 2.1.1. Chuẩn bị phương tiện dạy học Tìm kiếm, sưu tầm các thông tin, tư liệu, tranh ảnh, mẫu vật liên quan đến bản vẽ xây dựng. 2.1.2. Lập kế hoạch dạy học: - Nghiên cứu kĩ bài 8,11 và 12 SGK công nghệ 11 - Đọc phần thông tin bổ sung trong SGK, SGV. - Xem thêm nội dung có liên quan trong các tài liệu kỹ thuật về bản vẽ xây dựng. - Nghiên cứu một số hình vẽ của bài có liên quan đến bài giảng. - Phân tích mục tiêu bài dạy. - Xác định nội dung trọng tâm và các nhiệm vụ dạy học cụ thể. - Các phương pháp dạy học: + Phương pháp phát vấn + Phương pháp diễn giảng + Phương pháp dạy học theo nhóm + Phương pháp thực hành - Biên soạn kế hoạch dạy học. - Sưu tầm và giới thiệu các sản phẩm đạt giải trong các cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng, cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp Tỉnh, cấp Quốc Gia Giáo viên: Võ Thanh Hòa Trang 10
  11. Sáng kiến: Dạy học môn công nghệ theo hướng giáo dục STEM THPT Bình Mỹ cho học sinh xem và định hướng làm các sản phẩm sáng tạo dựa trên các kiến thức khoa học, vận dụng các công nghệ, kỹ thuật hiện có, tìm hiểu rồi tính toán định hình các công việc cần làm. 2.2. Học sinh - Đọc trước bài 8,11 và 12. - GV yêu cầu HS chuẩn bị trước một số tranh ảnh có liên quan đến bài dạy. - Tìm các thông tin thông qua sách báo, trên Internet… III. Tiến trình dạy học chuyên đề: 3.1. Tổ chức và ổn định lớp: (1 phút) 3.2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) GV: Kiểm tra dụng cụ thực hành của từng cá nhân, nhóm HS theo yêu cầu của GV đã hướng dẫn chuẩn bị trước (-Mỗi nhóm chuẩn bị các mô hình, dụng cụ cần thiết để tạo ra sản phẩm theo ý tướng thiết kế mà giáo viên phê duyệt -). 3.3. Chia học sinh thành các nhóm nhỏ để tìm hiểu kiến thức và thực hành (Mỗi nhóm là một tổ, bố trí bàn học cho thuận lợi hoàn thành sản phẩm) ( 2 phút) 3.4. Các hoạt động dạy học và hoàn thiện sản phẩm: (128 phút) Hoạt động 1: (6 phút) Giáo viên giới thiệu và phân tích các giai đoạn của quá trình thiết kế và việc thiết kế sản phẩm→ yêu cầu học sinh tự đánh giá các sản phẩm định hoàn thành có đủ 5 giai đoạn chưa? ( - các nhóm báo cáo - ). + GV: Nhận xét, đánh giá sự chuẩn bị và kết quả của từng nhóm → Chốt nội dung cho học sinh ghi bài. Hoạt động 2: (8 phút) Giáo viên giới thiệu và phân tích vai trò của bản vẽ kỹ thuật đối với thiết kế, các loại bản vẽ kỹ thuật (GV chiếu clip giới thiệu bản vẽ kỹ thuật và tầm quan trọng của nó đối với thiết kế)→ HS quan sát và trả lời các câu hỏi. + Vai trò của bản vẽ kỹ thuật đối với quá trình thiết kế? (Nhóm 1 trả lời) + Có mấy loại bản vẽ kỹ thuật và chức năng của từng loại bản vẽ? (Nhóm 2 trả lời). → HS trả lời. → GV: Chốt nội dung cho học sinh ghi bài. Giáo viên: Võ Thanh Hòa Trang 11
  12. Sáng kiến: Dạy học môn công nghệ theo hướng giáo dục STEM THPT Bình Mỹ Hoạt động 3: (16 phút) GV chiếu clip giới thiệu bản vẽ kỹ thuật cơ khí và xây dựng→ yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi + Thế nào là mặt bằng tổng thể? Để xây dựng ngôi nhà cần tìm hiểu các loại bản vẽ nào? (Nhóm 3 trả lời). + Nhận xét các hình 12.1; 12.2; 12.3 12.4 trả lời các câu hỏi SGK. (Nhóm 4 thực hiện). → GV: Chốt nội dung cho học sinh ghi bài. Hoạt động 4: (90 phút) Học sinh hoàn thành sản phẩm → GV theo dõi và uốn nắn khắc phục các hạn chế cho các nhóm, an toàn lao động, an toàn điện cho HS. Đây là điểm nhấn của nội dung định hướng giáo dục STEM cho học sinh. Vận dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật, tính toán để hoàn thành sản phẩm đã thiết kế. Hoạt động 5: (6 phút) Tìm tòi mở rộng. GV tổng kết đánh giá bài thực hành của các nhóm, điểm mạnh, tính sáng tạo của từng sản phẩm, các tồn tại của các sản phẩm chưa hoàn thành → cho điểm từng nhóm và các cá nhân có đóng góp nhiều vào sự thành công của nhóm. GV nhấn mạnh trọng tâm của bài và định hướng cho HS làm các sản phẩm sáng tạo từ những kiến thức có được trong nhà trường, gia đình và xã hội. Hoạt động 6: (2 phút) Dặn dò. Chuẩn bị bài 9: Bản vẽ cơ khí. Tìm sự khác biệt giữa bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp so với các loại bản vẽ đã học trước đây? Chức năng của bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp? Cách lập bản vẽ chi tiết? 2.3.3. Thực hiện dạy học môn công nghệ 12 theo hướng giáo dục STEM. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY DẠY HỌC THEO HƯỚNG GIÁO DỤC STEM CHO ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH THPT VÙNG NÔNG THÔN, KHÓ KHĂN – CHỦ ĐỀ: “RÁC ĐIỆN TỬ”. BÀI 5,6: THỰC HÀNH DIODE, TIRIXTO, TRIAC, DIAC VÀ TRANZITO (Tiết 5,6) I.Mục tiêu: 1.1. Kiến thức: Giáo viên: Võ Thanh Hòa Trang 12
  13. Sáng kiến: Dạy học môn công nghệ theo hướng giáo dục STEM THPT Bình Mỹ Nhận dạng được các loại điốt, tirixto và triac và tranzito N-P-N và P-N-P, các loại tranzito cao tần, âm tần, các loại trazito công suất lớn và công suất nhỏ. 1.2. Kỹ năng: - Đo điện trở thuận ngược của các linh kiện để xác định các cực của điốt và xác định tốt hay xấu. - Đo điện trở thuận, điện trở ngược giữa các chân tranzito để phân biệt loại N-P- N và P-N-P, phân biệt tốt hay xấu và xác định các cực của tranzito. - Thực hành các sản phẩm sáng tạo từ rác thải điện tử. 1.3. Thái độ: - Có ý thức tuân thủ các quy trình và các qui định về an toàn. - Có ý thức bảo vệ môi trường thông qua việc làm các sản phẩm từ rác thải điện tử. II. Chuẩn bị: 2.1. Giáo viên - Đọc kỹ nội dung bài 4 SGK. - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cho các nhóm HS gồm: đồng hồ vạn năng, các linh kiện cả tốt và xấu. - Chuẩn bị thật nhiều rác thải điện tử đủ loại và đủ màu sắc. 2.2. Học sinh - Đọc kỹ nội dung bài 4 SGK. - Đọc trước các bước thực hành. - Chuẩn bị thật nhiều rác thải điện tử đủ loại và đủ màu sắc. III. Tiến trình tổ chức dạy học: 3.1. Tổ chức và ổn định lớp: (1 phút) 3.2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) GV: Kiểm tra dụng cụ thực hành của từng cá nhân, nhóm HS theo yêu cầu của GV đã hướng dẫn chuẩn bị trước ( - Mỗi nhóm chuẩn bị: các linh kiện tử, IC, board mạch đã qua sử dụng; mỏ hàn, chì hàn, súng bắn keo, keo nến, dụng cụ cần thiết để tạo ra sản phẩm theo ý tướng thiết kế mà giáo viên phê duyệt - ). 3.3. Chia học sinh thành các nhóm nhỏ để thực hành (Mỗi nhóm từ 6 đến 8 HS)( 1 phút) Giáo viên: Võ Thanh Hòa Trang 13
  14. Sáng kiến: Dạy học môn công nghệ theo hướng giáo dục STEM THPT Bình Mỹ 3.4. Các hoạt động dạy học: ( 86 phút) Hoạt động 1: (10 phút) Các nhóm trình bày tên gọi, chức năng và cách kiểm tra các linh kiện nhóm đã chuẩn bị ( - các nhóm báo cáo - ). +GV: Yêu cầu HS đại diện từng nhóm báo cáo. +HS: Cử đại diện báo cáo. +GV: Nhận xét, đánh giá sự chuẩn bị và kết quả của từng nhóm. Hình các nhóm thảo luận và thống nhất kết quả báo cáo. Hoạt động 2: (65 phút) Các nhóm làm các sản phẩm sáng tạo từ rác thải điện tử. Hình ảnh học sinh báo cáo sản phẩm Giáo viên: Võ Thanh Hòa Trang 14
  15. Sáng kiến: Dạy học môn công nghệ theo hướng giáo dục STEM THPT Bình Mỹ Hoạt động 3: (8 phút) Tổng kết đánh giá. Giáo viên yêu cầu HS nhận xét các nhóm khác, Giáo viên chốt lại và đánh giá kết quả của từng nhóm → cho điểm. Hoạt động 4: (2 phút) Tìm tòi mở rộng. GV tổng kết đánh giá bài thực hành nhấn mạnh trọng tâm của bài và định hướng cho HS làm các sản phẩm sáng tạo từ những kiến thức có được trong nhà trường, gia đình và xã hội. Hoạt động 5: (1 phút) Dặn dò. Chuẩn bị bài 7: Khái niệm về mạch điện tử - chỉnh lưu nguồn một chiều. Lưu ý phần nguồn một chiều và các ứng dụng của nó trong cuộc sống. Địa chỉ video: học sinh thảo luận định hướng làm sản phẩm: https://www.youtube.com/watch?v=bobaRMFbpzs&feature=youtu.be. Địa chỉ video: học sinh báo cáo kết quả làm sản phẩm của cả nhóm: https://www.youtube.com/watch?v=Rfjmtmd9v0I&feature=youtu.be. Địa chỉ video: học sinh tham gia trưng bày và chấm chọn sản phẩm nghiên cứu KHKT cấp Trường: https://www.youtube.com/watch?v=Rfjmtmd9v0I&feature=youtu.be. 2.4. Kết quả thực hiện. 2.4.1. Các sản phẩm học sinh 11 theo hướng giáo dục STEM. Giáo viên: Võ Thanh Hòa Trang 15
  16. Sáng kiến: Dạy học môn công nghệ theo hướng giáo dục STEM THPT Bình Mỹ Giáo viên: Võ Thanh Hòa Trang 16
  17. Sáng kiến: Dạy học môn công nghệ theo hướng giáo dục STEM THPT Bình Mỹ Giáo viên: Võ Thanh Hòa Trang 17
  18. Sáng kiến: Dạy học môn công nghệ theo hướng giáo dục STEM THPT Bình Mỹ 2.4.2. Các sản phẩm học sinh 12 theo hướng giáo dục STEM. Giáo viên: Võ Thanh Hòa Trang 18
  19. Sáng kiến: Dạy học môn công nghệ theo hướng giáo dục STEM THPT Bình Mỹ Giáo viên: Võ Thanh Hòa Trang 19
  20. Sáng kiến: Dạy học môn công nghệ theo hướng giáo dục STEM THPT Bình Mỹ IV- Hiệu quả đạt được: Ngay từ đầu năm học, khi tiếp nhận học sinh các lớp giảng dạy, GV giới thiệu chương trình môn học, thời điểm các bài kiểm tra thường xuyên, các bài thực hành. Từ đó, GV định hướng các em làm các sản phẩm, mô hình với chủ đề “Rác điện tử” đối với học sinh khối 12, chủ đề “Bảo vệ môi trường” cho học sinh khối 11. Qua đó, chọn lọc lại các sản phẩm có chất lượng và định hướng các em tham gia cuộc thi KHKT cấp Trường, tham gia cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng cấp Tỉnh do Liên hiệp các hội KHKT Tỉnh và cuộc thi khoa học kỹ thuật do Sở Giáo dục tổ chức. Kết quả: Học sinh trường THPT Bình Mỹ, có chất lượng tuyển sinh đầu vào rất thấp so toàn Tỉnh. Nhưng với tinh thần say mê đổi mới phương pháp dạy và học, say mê sáng tạo khơi nguồn cảm hứng cho học trò. Giáo viên đã nổ lực tìm tòi các giải pháp, trong đó có dạy học công nghệ theo hướng giáo dục STEM cho đối tượng học sinh THPT vùng nông thôn, khó khăn và đem lại kết quả rất khả quan, là một trong những đơn vị có thế mạnh về hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của Tỉnh nhà. Xin chia sẻ đến Quý Thầy Cô đồng nghiệp gần xa. * Danh sách học sinh trưng bày sản phẩm dự thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật cấp Trường năm học: 2018 – 2019 TT Tên sản phẩm/ mô hình Tác giả/nhóm tác giả Lớp 1 Máy vẽ CNC mini Nguyễn Minh Quân 12C1 2 Xe tăng chinh chiến Phạm Thị Thiên Trang 12C1 3 Khu căn cứ quân sự Trường Sa La Tiếng Việt 12C1 Dụng cụ thử điện gia đình+ mô hình người bắn 4 Nguyễn Thanh Trúc 12C1 cung 5 Rô bốt thu dọn rác Huỳnh Thị Anh Thư 12C1 6 Độc trùng Huỳnh Ngọc Thiện 12C1 7 Bảo tàng máy bay chiến đấu Lê Nhựt Minh 12C1 8 Công trường xây dựng làm từ đồ điện tử tái chế Phạm Thị Diễm Hằng 12C1 9 Máy bay Handmade Trần Thị Ngọc Vy 12C1 10 Thị trấn quê em năm 2030 Nguyễn Ngọc Thoại 12C2 Giáo viên: Võ Thanh Hòa Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2