intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo dự án với chủ đề: Sử dụng và bảo vệ tự nhiên

Chia sẻ: Bananalachuoi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:40

22
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu về cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn dạy học theo dự án. Nghiên cứu về thực trạng và những hiệu quả dự án mang lại. Rút ra những kinh nghiệm, đề xuất những giải pháp cho việc triển khai việc dạy học dự án mang lại hiệu quả cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo dự án với chủ đề: Sử dụng và bảo vệ tự nhiên

  1. SKKN: DẠY HỌC THEO DỰ ÁN Chủ đề: “Sử dụng và bảo vệ tự nhiên” (Bài 14 + 15 - Địa lí 12) ============================================================== SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG 3 ---------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC THEO DỰ ÁN Chủ đề: “ Sử dụng và bảo vệ tự nhiên” (Bài 14 + 15 – Địa lí 12) NGƯỜI THỰC HIỆN: HỒ SỸ HIẾN TỔ: XÃ HỘI NĂM THỰC HIỆN: 2020 - 2021 LĨNH VỰC( MÔN): ĐỊA LÍ ĐIỆN THOẠI: 038 403 8929 =============================================================== 1
  2. SKKN: DẠY HỌC THEO DỰ ÁN Chủ đề: “Sử dụng và bảo vệ tự nhiên” (Bài 14 + 15 - Địa lí 12) ============================================================== PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Trong thời đại ngày nay sự phát triển như vũ bão về kinh tế - xã hội và khoa học kĩ thuật của loài người, một mặt làm thay đổi về nhận thức và chất lượng cuộc sống của con người. Nhưng mặt khác là sự tác động tiêu cực đã xâm hại nặng nề đến tài nguyên và môi trường của hành tinh xanh. Loài người đã khai thác một cách bừa bãi và quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên làm cho tài nguyên cạn kiệt như chặt phá rừng bừa bãi làm cho mất cân bằng sinh thái, đất đai bị xói mòn, lũ lụt xảy ra ngày càng khốc liệt, hàng loài động thực vật bị tuyệt chủng. Loài người đã thải vào môi trường nước, môi trường không khí nhiều chất độc hại gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm bầu không khí. Kéo theo đó là nhiều hậu quả liên tục xảy ra như hiện tượng hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên, băng hai cực tan nhấn chìm nhiều vùng đất thấp, khí hậu biến đổi, các thiên tai ngày càng xảy ra tàn khốc gây thiệt hại lớn về người và của. Tầng ô dôn che chắn cho sự sống đang bị thủng với diện tích ngày càng lớn đe dọa đến sự sống của hành tinh. Tất cả đang diệt vong dần sự sống của trên Trái Đất chúng ta. Bởi vậy việc giáo dục và bảo vệ môi trường hiện nay trở thành vấn đề bức thiết đối với những tất cả mọi người sống trên hành tinh này, trong đó các em học sinh là một lực lượng rất quan trọng nhằm trang bị cho các em những kiến thức về môi trường để các em có thể ứng phó và giải quyết các tình huống môi trường xảy ra xung quanh mình. Nhưng thực tế về giáo dục môi trường cho thế hệ trẻ hiện nay trong các nhà trường phổ thông đang thiếu về cơ sở vật chất, yếu về phương pháp tiến hành. Trong hệ thống nhà trường, việc giáo dục môi trường cần được coi trọng. Hàng chục triệu em học sinh một khi đã được giáo dục đầy đủ các hành trang về nhận thức, tri thức về bảo vệ môi trường sẽ là một lực lượng hùng hậu đóng vai trò nòng cốt trong mọi hoạt động cải thiện môi trường, bảo vệ tài nguyên của xã hội. Học sinh là đối tượng ở độ tuổi đang phát triển và định hình về nhân cách. Vì vậy những hiểu biết cơ bản của các em được bồi dưỡng qua giáo dục môi trường sẽ để lại dấu ấn sâu sắc trong toàn bộ cuộc đời sau này của các em. Đồng thời các em ở lứa tuổi này có tính tích cực cao, dễ hưng phấn, hiếu động nghịch ngợm nếu không được giáo dục sẽ dẫn tới những hành động làm tổn hại môi trường một cách vô ý thức hoặc có ý thức. Thông qua thực tế giảng dạy tại trường THPT, tôi đã sử dụng nhiều phương pháp tích hợp việc giáo dục môi trường thông qua các bài dạy và đạt hiệu quả cao. Từ những kinh nghiệm có được tôi xây dựng: “Dạy học theo dự án với chủ đề: Sử dụng và bảo vệ tự nhiên” 2. Nhiệm vụ nghiên cứu =============================================================== 2
  3. SKKN: DẠY HỌC THEO DỰ ÁN Chủ đề: “Sử dụng và bảo vệ tự nhiên” (Bài 14 + 15 - Địa lí 12) ============================================================== - Nghiên cứu về cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn dạy học theo dự án. - Nghiên cứu về thực trạng và những hiệu quả dự án mang lại. - Rút ra những kinh nghiệm, đề xuất những giải pháp cho việc triển khai việc dạy học dự án mang lại hiệu quả cao. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Giúp học sinh lớp 12 tìm hiểu các vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai ở nước ta. - Phạm vi nghiên cứu là bài 14,15, trong chương trình địa lí lớp 12, có liên hệ với bài 41,42 Địa lí lớp 10. 4. Tính mới của đề tài: 4.1 Những tồn tại, hạn chế cần khắc phục Trong thời gian qua, việc dạy và học bộ môn Địa lí trong trường THPT đã được đổi mới tích cực. Tuy nhiên, còn một số hạn chế cần phải khắc phục như: nhiều em còn thụ động, chưa có phương pháp tự học trong việc học tập bộ môn, chỉ dành thời gian học ở nhà những nội dung giáo viên ghi chép, làm một vài bài tập được giao mà ít khi kết hợp đọc bài ghi ở sách giáo khoa, ít khi chuẩn bị bài mới, suy nghĩ những câu hỏi liên quan đến bài học...việc thực hành và thảo luận nhóm để giải quyết các bài tập chưa thực sự hiệu quả, nhiều em chưa chủ động tìm hiểu kiến thức chỉ trông chờ vào các nhóm trưởng hay những bạn học khá, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, trình bày ý kiến trước tập thể...còn hạn chế dẫn đến các em chưa có hứng thú với môn học. 4.2. Hiện trạng và kết quả mong muốn: Từ những hạn chế nêu trên, trong quá trình giảng dạy tôi luôn tìm hiểu và vận dụng những phương pháp dạy học tích cực vào môn học như: vận dụng kỹ năng khai thác kênh hình sách giáo khoa, thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy, phương pháp thảo luận nhóm...nhằm giúp các em cải thiện được năng lực tự học, khả năng hợp tác, nắm vững kiến thức, kỹ năng môn học. Tuy nhiên, việc liên hệ nội dung học tập, nội dung nghiên cứu với vần đề thực tiễn, đặc biệt là những vấn đề của địa phương thuộc địa bàn học sinh đang sinh sống và học tập, những kỹ năng học sinh cần có trong thế kỷ 21...thì việc vận dụng phương pháp dạy học dự án là một trong những phương pháp đáp ứng được những yêu cầu trên. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU =============================================================== 3
  4. SKKN: DẠY HỌC THEO DỰ ÁN Chủ đề: “Sử dụng và bảo vệ tự nhiên” (Bài 14 + 15 - Địa lí 12) ============================================================== CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN DẠY HỌC THEO DỰ ÁN 1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn 1.1. Cơ sở lí luận * Khái quát về phương pháp dạy học dự án Thuật ngữ dự án - tiếng Anh là “Project”, có nguồn gốc từ tiếng La tinh Proicere – và ngày nay được hiểu theo nghĩa phổ thông là một đề án, một dự thảo hay một kế hoạch, cần được thực hiện nhằm đạt mục đích đề ra. Khái niệm dự án được sử dụng phổ biến trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội: trong sản xuất, kinh doanh, trong nghiên cứu khoa học cũng như trong quản lí xã hội… . Khái niệm dự án đã đi từ lĩnh vực kinh tế - xã hội vào lĩnh vực giáo dục – đào tạo không chỉ với ý nghĩa là các dự án phát triển giáo dục mà còn được sử dụng như một hình thức hay phương pháp dạy học. Phương pháp dự án (The Project Method) còn được gọi là Dạy học dự án /Dạy học theo dự án/Dạy học dựa trên dự án – Project Based Learning được hiểu như một PP dạy học hướng học sinh đến việc tiếp thu tri thức và kĩ năng thông qua quá trình giải quyết một bài tập tình huống, được gọi là một dự án (project) mô phỏng môi trường các em đang sống và sinh hoạt. Phương pháp dự án là một PP phức hợp trong đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên (GV), người học sẽ thực hiện một nhiệm vụ phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực tiễn, thực hành. Người học được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ này với sự tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Trong cách học theo dự án, HS học tập theo nhóm để giải quyết những vấn đề có thật trong cuộc sống (authentic), những vấn đề ấy gắn với chương trình học (curriculum – based) và có phạm vi kiến thức liên môn (interdisciplinary). HS sẽ hóa thân vào các vai thuộc các ngành nghề khác nhau trong cuộc sống, tham gia giải quyết những vấn đề có thật thuộc lĩnh vực các ngành nghề ấy. GV định hướng, gợi ý các vai có nội dung gắn với nội dung bài học cho HS và hỗ trợ HS hoàn thành tốt các vai trò ấy. GV tạo điều kiện và hướng dẫn HS sử dụng các nguồn tư liệu như: sách giáo khoa; internet; CD hoặc DVD; sách, báo … và thậm chí, trao đổi với các chuyên gia. Dự án có thể chỉ bó hẹp trong phạm vi lớp học, trường học trong 1 tiết, 1 tuần hoặc 2 tuần. Đồng thời dự án cũng có thể vượt ra ngoài phạm vi lớp học, trường học và kéo dài trong một tháng, một học kì hoặc cả khóa học. * Đặc điểm cơ bản của dạy học dự án =============================================================== 4
  5. SKKN: DẠY HỌC THEO DỰ ÁN Chủ đề: “Sử dụng và bảo vệ tự nhiên” (Bài 14 + 15 - Địa lí 12) ============================================================== - Tính phức hợp của nhiệm vụ học tập: Nhiệm vụ học tập trong dạy học theo dự án không giới hạn trong một đơn vị kiến thức của mỗi bài trong một môn học mà có thể xuyên suốt giữa các bài, giữa các chương trong một giáo trình, giữa các giáo trình trong một bậc học và giữa các môn học với nhau. Ví dụ như khi thực hiện một dự án Địa lí về Phát triển bền vững kinh tế biển đảo Việt Nam –, HS lớp 9 có thể vận dụng những kinh nghiệm, kiến thức Địa lí đã được học về Vùng biển Việt Nam (lớp 8), nghiên cứu nội dung về Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển, đảo (bài 38, 39 và 40 – lớp 9)…đồng thời có thể liên kết kiến thức Lịch sử, Hóa học, Sinh học, …. để giải quyết vấn đề. - Sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành: Trọng tâm của dạy học theo dự án là tạo điều kiện cho HS vận dụng các tri thức lí thuyết vào hoạt động thực tiễn thông qua đó kiểm chứng và mở rộng kiến thức lí thuyết đồng thời bổ sung kinh nghiệm thực tiễn. Vì vậy, HS có điều kiện để thực hành những lí thuyết đã học và thông qua kết quả đạt được trong hoạt động thực tiễn, HS có thể rút ra được những nhận định, những kết luận của vấn đề nghiên cứu. Trong dự án Phát triển bền vững kinh tế biển đảo như đã đề cập ở trên, trên cơ sở tư liệu thu thập được, HS thường xuyên vận dụng các kiến thức về cách đọc bảng Số liệu thống kê, Sơ đồ, Biểu đồ, Bản đồ …. để phân tích, rút ra được những nhận định về tình hình phát triển các ngành kinh tế biển ở một vùng trong nước hoặc của một địa phương cụ thể. Ngoài ra HS còn có thể chuyển kết quả nghiên cứu của mình thành biểu đồ, bản đồ trong các sản phẩm cuối cùng. Như vậy kĩ năng Địa lí của HS thường xuyên được rèn luyện và phát triển. - Tạo ra sản phẩm: Sản phẩm là yêu cầu bắt buộc khi kết thúc các dự án. Sản phẩm được tạo ra trong quá trình HS thực hiện dự án. Đó là kết quả của hoạt động và những kết quả ấy có thể công bố được. Sản phẩm có thể là những đồ vật cụ thể, chẳng hạn: một ấn phẩm, các bài trình diễn Powerpoint tìm hiểu về tiềm năng, tình hình phát triển, những khó khăn và giải pháp phát triển bền vững các ngành kinh tế biển đảo theo lãnh thổ…trong dự án Địa lí về Phát triển bền vững kinh tế biển đảo Việt Nam; cũng có thể là những sản phẩm phi vật thể như thực hiện một tiểu phẩm kêu gọi bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo. - Tính tự tổ chức và tự chịu trách nhiệm của người học: Đây là một điểm đặc trưng của phương pháp dự án, thể hiện xuyên suốt quan điểm dạy học hướng vào người học. Trong quá trình thực hiện dự án, HS cần được tạo điều kiện để “tự định hướng” trong tất cả các giai đoạn, đặc biệt trong việc xây dựng kế hoạch và thực hiện dự án. Trong chừng mực nhất định, HS còn được tham gia xác định mục đích dự án và đánh giá kết quả của dự án. HS cần được rèn luyện kĩ năng “tự đánh giá” - Kĩ năng “Siêu nhận thức”- trong suốt quá trình làm dự án để hoàn thiện sản phẩm. Từ đó, cùng với giáo viên, các nhóm HS có thể tham gia đánh giá sản phẩm của nhau, đặc biệt trong giai đoạn kết thúc dự án – cụ thể ở thời điểm =============================================================== 5
  6. SKKN: DẠY HỌC THEO DỰ ÁN Chủ đề: “Sử dụng và bảo vệ tự nhiên” (Bài 14 + 15 - Địa lí 12) ============================================================== các nhóm trình bày sản phẩm. - Dạy học dự án gắn liền với hoàn cảnh: Các đề tài của dự án cần phải xuất phát từ thực tế, từ hoàn cảnh gần gũi với cuộc sống, đó là những vấn đề cần phải giải quyết và phù hợp với điều kiện và khả năng của HS. Trở lại ví dụ về dự án Phát triển bền vững kinh tế biển đảo Việt Nam, đề tài này cần gắn liền với tình hình thực tiễn của từng vùng. Chẳng hạn HS tìm hiểu về tiềm năng, hiện trạng và những khó khăn của ngành du lịch biển đảo vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, ngành Dầu khí vùng Đông Nam Bộ…; trên cơ sở đó và trong chừng mực nhất định, đề xuất giải pháp để phát triển bền vững các ngành kinh tế biển theo lãnh thổ. - Định hướng vào hứng thú của học sinh: Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn, đề tài của dự án tạo được hứng thú và giúp phát triển động cơ học tập của HS. Hứng thú của HS cũng cần phải được duy trì và phát triển trong suốt quá trình thực hiện dự án. Vì vậy, vai trò theo dõi, giám sát, hỗ trợ đúng lúc và đúng thời điểm của GV là rất quan trọng. - Dự án có ý nghĩa thực tiễn xã hội: Việc thực hiện các dự án có thể mang lại sự thay đổi có ý nghĩa trong đời sống xã hội và trong bản thân của mỗi HS, chẳng hạn với dự án : Lao động và việc làm (Đia lí 9), sau khi tìm hiểu nhu cầu về lao động của địa phương trong mối tương quan với nhu cầu lao động của cả nước và trên thế giới; trên cơ sở xác định sở trường, sự hứng thú, niềm đam mê và điều kiện của bản thân, HS có thể có những hướng đi, những quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp phổ thông, góp phần nâng cao năng suất lao động xã hội, … - Việc học tập mang tính xã hội: Tổ chức cho HS làm việc nhóm là hình thức phổ biến trong dạy học dự án. Trong quá trình làm việc nhóm, các cá nhân trong nhóm tương tác với nhau để cùng thực hiện và hoàn thiện sản phẩm của nhóm. Đồng thời giữa các nhóm cũng thường xuyên chia sẻ, đánh giá, đóng góp ý kiến cho nhau để nâng cao chất lượng sản phẩm. GV, với vai trò người tổ chức, chỉ đạo, tư vấn, hỗ trợ, tạo điều kiện, … sẽ thường xuyên phối hợp nhịp nhàng với nhóm. Ngoài ra, các nhóm còn có thể liên kết với các GV khác trong nhà trường, với các chuyên gia trong xã hội về lĩnh vực nhóm đang tìm hiểu để nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp và kịp thời, …. Dễ dàng nhận thấy rằng tính chất “xã hội” của học tập dự án được hình thành và phát triển, qua đó HS được rèn ý thức và PP cùng cộng tác trong lao động. Tính chất xã hội còn được thể hiện rõ qua việc HS “đóng vai” trong quá trình thực hiện dự án. HS phải “hóa thân” vào các vai có thật trong cuộc sống. Trong dự án Phát triển bền vững kinh tế biển đảo Việt Nam, HS có thể vào vai các thành viên của Viện nghiên cứu dầu khí việt nam, Viện nghiên cứu phát triển =============================================================== 6
  7. SKKN: DẠY HỌC THEO DỰ ÁN Chủ đề: “Sử dụng và bảo vệ tự nhiên” (Bài 14 + 15 - Địa lí 12) ============================================================== du lịch, …Việc đóng vai ngoài ý nghĩa giúp cho HS nghiên cứu sâu và sát với thực tiễn hơn một vấn đề học tập, còn giúp HS bước đầu tiếp cận với những công việc thật ngoài xã hội, qua đó góp phần giúp HS định hướng nghề nghiệp. Ngoài ra, tính chất xã hội trong dạy theo dự án còn thể hiện ở khả năng tận dụng những thành tựu mới nhất về khoa học và công nghệ trong xã hội, đặc biệt những thành tựu về CNTT. CNTT là nguồn lực hỗ trợ tối quan trọng, tối cần thiết trong suốt quá trình thực hiện dự án. Có thể nói, khó lòng hình dung, việc thiết kế và thực hiện các dự án dạy học trong thế kỉ 21 lại tách biệt hoàn toàn với CNTT, đặc biệt là Internet. 1.2. Cơ sở thực tiễn dạy học. * Khái quát về quá trình phát triển của phương pháp dự án Mặc dù vẫn chưa có câu trả lời thật chính xác về tác giả và thời điểm ra đời của thuật ngữ PP dự án, nhưng các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng khái niệm dự án đã được sử dụng từ lâu trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên thế giới, đặc biệt ở các nước phát triển, bắt đầu từ nước Pháp và Ý (thế kỉ 17, 18), từ đó lan rộng ở Đức và một số nước châu Âu và ở Mỹ (khoảng giữa thế kỉ 19). PP dự án được ứng dụng khá rộng và khá hiệu quả ở các nước phương Tây từ cuối thế kỉ 19 và về sau ngày càng phát triển. Cụ thể, ở Đức giai đoạn 1895 – 1933 các nhà sư phạm đã phát triển quan điểm dạy học mới liên quan đến ứng dụng PP dự án ở trường đại học và phổ thông. Họ cho rằng cần phải thực hiện trên thực tế cách học tập mới với điểm trọng tâm là thực hiện các dự án. Các nhà sư phạm nổi tiếng lúc bấy giờ: Georg Kochenteiner, Hugo Gaudig, Berthold Otto, Petersen là những nhà tiên phong về PP dự án. Tại Mỹ, dạy học dự án đã được vận dụng ở Học viện kĩ thuật Massachuset, sinh viên tại học viện phải thực hiện các công việc gắn với thực tiễn như: lập kế hoạch, nghiên cứu nhu cầu thị trường, tìm hiểu điều kiện thực tế, …. để quyết định các mẫu thiết kế máy móc chất lượng tốt nhằm đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng. Vào những năm đầu của thế kỉ 20, các nhà sư phạm Mỹ đã có nhiều đóng góp to lớn cho việc xây dựng cơ sở lý luận của phương pháp dự án (The Project Method) trong đó nổi bật lên vai trò của John Dewey (1859 – 1952), được xem là cha đẻ của những bài học theo phương pháp dự án (PPDA). Châm ngôn hành động của ông là “Learning by doing” - học thông qua làm thực tế. Năm 1918, Kelpatrick (1871 – 1965), “hậu duệ” xuất sắc của John Dewey đã viết bài báo với tiêu đề “Phương pháp dự án” gây tiếng vang trong các cơ sở đào tạo giáo viên và các trường học. Ông và các nhà nghiên cứu của trường đại học Colombia đã có những đóng góp lớn để truyền bá phương pháp này trong các giờ học, qua các hội nghị. Kelpatrich cho rằng dự án là một hoạt động có mục đích cụ thể, có cam kết với tất cả những người thực hiện và diễn ra trong môi trường xã hội. Makarenko, nhà sư phạm xuất sắc của Nga (Liên =============================================================== 7
  8. SKKN: DẠY HỌC THEO DỰ ÁN Chủ đề: “Sử dụng và bảo vệ tự nhiên” (Bài 14 + 15 - Địa lí 12) ============================================================== xô cũ) cũng đã ứng dụng thành công tư tưởng của PPDA trong việc giáo dục các thanh thiếu niên hư hỏng trong các trường đặc biệt của Nga vào đầu thế kỉ vb20. Cuối thế kỉ 20 xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về dự án và PP dự án tại Áo. Năm 1984, Viện sư phạm ở Viên đã thành lập một trung tâm về dự án với mục đích khuyến khích các giáo viên áp dụng PP dự án và động viên học sinh tích cực tham gia thực hiện các dự án. Hiện nay, ở CHLB Đức, có đến hàng trăm các công bố nghiên cứu lí luận và thực tiễn về dạy học dự án hàng năm. Và trường ĐH Roskilde (RUC) của Đan Mạch hiện đang dành trên 50% thời gian đào tạo cho dạy học theo dự án. Như vậy, khái niệm dự án và PP dự án đã xuất hiện từ rất lâu và ngày một phổ biến trong lĩnh vực dạy học và đào tạo từ phổ thông đến đại học ở các nước phát triển trên TG. Các nhà sư phạm ở châu Âu và Mỹ đã có công rất lớn trong việc sáng tạo, xây dựng và ứng dụng lí thuyết PP dự án chủ yếu trong các trường đại học và tại các nước phát triển. Tuy nhiên, việc phổ biến khái niệm PPDA và tạo điều kiện ứng dụng nó rộng rãi trên phạm vi toàn cầu lại thuộc về công lao của dự án giáo dục Việt Bỉ, các tập đoàn Intel và Microsoft,…. Đặc biệt là tập đoàn Intel với chương trình Intel Teach….(Chương trình dạy học của Intel…) trong đó PP dạy học theo dự án (Project Based Learning - PBL) hoặc PP dạy học tiếp cận dự án (Project Based Approaching - PBA) được dành một vị trí thích đáng bên cạnh việc tạo điều kiện tối đa cho giáo viên(GV), học sinh (HS), sinh viên (SV) hình thành, rèn luyện, phát triển kĩ năng công nghệ thông tin (CNTT) và ứng dụng CNTT trong dạy học. Có thể nói, chương trình Intel Teach …đã góp phần “hiện đại hóa” PPDA, giúp cho GV, HS, SV trên cơ sở tận dụng được những thành tựu mới của CNTT thiết kế và thực hiện các “dự án” học tập đa dạng, phong phú, hấp dẫn, linh hoạt thông qua đó các kĩ năng “mềm”, kĩ năng thế kỉ 21 được hình thành và phát triển một cách tự nhiên. * Cơ sở thực tiễn dạy học. Với giáo viên qua thực tế quá trình dạy học tôi thấy việc dạy học theo dự án là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Với học sinh việc kết dạy học theo dự án giúp học sinh hứng thú, động não để vận dụng tổng hợp các kiến thức các môn học để tìm hiểu và nắm bắt được một cách dễ dàng các đặc điểm về môi trường và các thiên tai tại địa phương. - Học sinh có hành động cụ thể, thiết thực để bảo vệ môi trường xung quanh mình qua các hành động hàng ngày. =============================================================== 8
  9. SKKN: DẠY HỌC THEO DỰ ÁN Chủ đề: “Sử dụng và bảo vệ tự nhiên” (Bài 14 + 15 - Địa lí 12) ============================================================== - Giúp học sinh có ý thức và hành động trong việc giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường sống xung quanh mình như trong lớp học, sân trường và cả người xã hội. - Có định hướng nghề nghiệp phù hợp. - Tuyên truyền gia đình, người thân và nhân dân có thói quen tốt và hành động phù hợp, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống của chính mình. 2. Vai trò của giáo viên và học sinh trong phương pháp dạy học dự án: 2.1. Vai trò của học sinh: - Học sinh quyết định cách tiếp cận vấn đề và các hoạt động cần phải tiến hành để giải quyết vấn đề. - Chính học sinh là người thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, rồi tổng hợp (synthesize), phân tích (analyze) và tích lũy kiến thức từ quá trình làm việc của các em. - Bằng cách này mỗi bài học đều thật sự hấp dẫn đối với học sinh vì vấn đề mà họ đang giải quyết là vấn đề có thật trong đời sống, và việc giải quyết vấn đề đòi hỏi những kỹ năng của “người lớn” như sự cộng tác và diễn giải. - Cuối cùng, chính HS trình bày kiến thức mới mà họ đã tích lũy thông qua dự án và được đánh giá dựa trên những gì đã thu thập được và tính khúc chiết và hợp lý trong cách thức trình bày của các em. 2.2. Vai trò của giáo viên: - Trong suốt quá trình dạy học, vai trò của giáo viên là định hướng, tổ chức, tư vấn, giám sát, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho người học thực hiện dự án và thông qua đó phát triển các năng lực của bản thân. - Giáo viên tạo điều kiện cho người học lựa chọn và thể hiện vai trò phù hợp với nội dung chủ đề học; hỗ trợ người học hoàn thành vai trò đó. - Tạo môi trường học tập, chỉ dẫn, gợi lên những nghi vấn và thúc đẩy sự hiểu biết sâu hơn của người học. - Hướng dẫn người học tập trung vào tìm hiểu, giải quyết vấn đề và thực hiện những nhiệm vụ cụ thể của dự án. - Cho phép và khuyến khích người học tự kiến tạo nên kiến thức của họ. 3. So sánh phương pháp dạy học dự án và phương pháp truyền thống. =============================================================== 9
  10. SKKN: DẠY HỌC THEO DỰ ÁN Chủ đề: “Sử dụng và bảo vệ tự nhiên” (Bài 14 + 15 - Địa lí 12) ============================================================== Dạy học truyền thống Dạy học dự án Học sinh thuộc và nhớ kiến Học sinh hiểu kiến thức và biết Mục tiêu thức, biết vận dụng kiến thức để vận dụng kiến thức để giải quyết giải bài tập. những nhiệm vụ thực tiễn. Do sách giáo khoa và giáo viên Do học sinh hoặc giáo viên đề Nội dung quyết định. xuất trên cơ sở năng lực và hứng thú của học sinh. Ít có tính liên môn. Thường liên quan đến nhiều môn học và nhiều lĩnh vực. Người dạy là trung tâm, tổ Người học là trung tâm, thực chức kiến thức thành các nhiệm hiện các nhiệm vụ dưới sự hỗ trợ Phương vụ giao cho học sinh. của giáo viên để xây dựng kiến pháp thức cho mình. Giáo viên đưa ra phương pháp Học sinh tự lựa chọn phương làm việc pháp làm việc và có thể làm việc trong hoặc ngoài trường học Hiểu biết mới dẫn đến thành Thành công sẽ dẫn đến hiểu công. biết. Sai lầm là không tốt. Sai lầm là bình thường. Có sẵn và do giáo viên lựa Được lựa chọn và xây dựng bởi Phương tiện chọn. học sinh trong quá trình dạy học. Không có sản phẩm hoặc nếu Học sinh hình dung trước về Sản phẩm có thì sẽ có sau quá trình học và sản phẩm và hiện thực hoá nó học sinh không có dự định trước trong quá trình học về sản phẩm Học nhóm Rất ít hoặc nếu có thì cũng do Học sinh tự thành lập nhóm giáo viên chia nhóm Sự đánh giá chỉ tập trung đến Sự đánh giá được thực hiện Đánh giá kết quả cuối cùng. trong suốt quá trình học tập. Là việc của giáo viên. Bao gồm đánh giá của giáo viên, tự đánh giá của học sinh và đánh lẫn nhau giữa các học sinh. 4. Ưu điểm và nhược điểm của dạy học theo dự án: 4.1. Ưu điểm: =============================================================== 10
  11. SKKN: DẠY HỌC THEO DỰ ÁN Chủ đề: “Sử dụng và bảo vệ tự nhiên” (Bài 14 + 15 - Địa lí 12) ============================================================== Các đặc điểm của DHDA đã thể hiện những ưu điểm của phương pháp dạy học này. Có thể tóm tắt những ưu điểm cơ bản sau đây của dạy học theo dự án: - Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội; - Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học; - Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm; - Phát triển khả năng sáng tạo; - Rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp; - Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn; - Rèn luyện năng lực cộng tác làm việc; - Phát triển năng lực đánh giá. 4.2. Nhược điểm: - DHTDA không phù hợp trong việc truyền thụ tri thức lý thuyết mang tính trừu tượng, hệ thống cũng như rèn luyện hệ thống kỹ năng cơ bản; - DHTDA đòi hỏi nhiều thời gian. Vì vậy DHDA không thay thế cho PP thuyết trình và luyện tập, mà là hình thức dạy học bổ sung cần thiết cho các PPDH truyền thống. - DHTDA đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp. CHƯƠNG II: QUY TRÌNH VÀ NỘI DUNG THỰC HIỆN DỰ ÁN 1. Qui trình của dạy học theo dự án: Nhìn chung, dạy học theo dự án có thể được triển khai theo các bước sau: - Xác định vấn đề trong thực tiễn: Trên cơ sở nội dung chương trình học, GV gợi ý và tạo điều kiện cho HS phát hiện những vấn đề có liên quan đến nội dung môn học trong cuộc sống. Nhiệm vụ dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của người học. Ví dụ: Với bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống – Địa lí 9, GV có thể yêu cầu HS tìm hiểu các vấn đề về nguồn lao động và nhu cầu lao động, vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm ở một địa phương cụ thể, … - Phát hiện dự án: Trên cơ sở những vấn đề đã phát hiện trong thực tiễn, GV gợi ý, hướng dẫn HS xác định dự án có thể thực hiện, cụ thể là xác định tên đề tài, và dự kiến các vai cần đóng trong dự án. GV cũng có thể giới thiệu một số đề tài để HS lựa chọn. =============================================================== 11
  12. SKKN: DẠY HỌC THEO DỰ ÁN Chủ đề: “Sử dụng và bảo vệ tự nhiên” (Bài 14 + 15 - Địa lí 12) ============================================================== - Xác định mục tiêu dự án: Dựa vào tên đề tài và các vai có liên quan trong xã hội, GV hỗ trợ HS xác định mục tiêu của dự án. Mục tiêu dự án phải thể hiện mục tiêu chương trình nội dung môn học, liên quan đến hoàn cảnh thực tiễn của xã hội đồng thời phát triển các kĩ năng của thế kỉ 21. Các khâu xác định vấn đề thực tế, phát hiện đề tài và xác định mục tiêu dự án có thể do GV thực hiện. Tuy nhiên với quan điểm dạy học hướng vào người học, tạo điều kiện cho HS cùng tham gia sẽ tốt hơn. Dù thực hiện theo cách nào thì GV vẫn luôn là người “cầm trịch” trong các giai đoạn đầu tiên; luôn chỉ đạo, điều chỉnh kịp thời và đúng lúc. - Lập kế hoạch thực hiện dự án: GV định hướng cho HS lập kế hoạch thực hiện dự án. Phân nhóm và xác định nhóm trưởng. Các nhóm xác định những công việc cần làm, tiến trình thực hiện, nguồn tài nguyên cần khai thác, trên cơ sở đó phân công công việc cụ thể cho từng thành viên trong nhóm. Đặc biệt cần khuyến khích tính tự lực của HS trong giai đoạn lập kế hoạch. - Hiện thực hóa/triển khai dự án: Dưới sự đôn đốc, chỉ đạo, hỗ trợ của GV các thành viên thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra cho nhóm và cá nhân. Trong giai đoạn này HS thực hiện song song các hoạt động trí tuệ và thực hành. Hai hoạt động này được tiến hành đồng thời hoặc xen kẻ qua lại lẫn nhau. Trong quá trình đó, thông tin mới được tạo ra và sản phẩm dự án dần hoàn thiện. - Trình bày và đánh giá kết quả dự án: GV tổ chức cho HS trình bày kết quả dự án. Dự án thường được trình bày giữa các nhóm HS trong một lớp. Dự án có thể được giới thiệu trong trường học, với cha mẹ HS. Dự án cũng có thể được giới thiệu rộng rãi trong xã hội qua các phương tiện thông tin. Song song với việc trình bày sản phẩm, thường trong phạm vi một lớp học, GV và HS cùng đánh giá quá trình thực hiện cũng như kết quả và kinh nghiệm đạt được. Từ đó rút ra kết luận và định hướng cho các dự án tiếp theo. Việc phân chia các giai đoạn trên đây chỉ có ý nghĩa tương đối. Trong thực tế chúng có thể xen kẽ và thâm nhập lẫn nhau. Cũng tương tự như vậy với các đặc điểm của dạy học dự án, chúng có mối quan hệ chặt chẽ, mỗi đặc điểm có thể thể hiện trong tất cả các giai đoạn; hoặc trong một giai đoạn, có thể chứa đựng nhiều đặc điểm. Cũng như các PPDH khác, PPDA không phải là một PPDH vạn năng, chỉ thích hợp với một số đề tài nhất định. Vì vậy việc vận dụng cần phải hết sức linh hoạt. Không nhất thiết mọi đặc điểm của dự án đều phải và đều có thể thực hiện mà áp dụng tùy từng đề tài, tùy hoàn cảnh cụ thể. 2. Thực hiện dự án: 2.1. Nội dung dự án “Dạy học theo dự án với chủ đề: Sử dụng và bảo vệ tự nhiên” =============================================================== 12
  13. SKKN: DẠY HỌC THEO DỰ ÁN Chủ đề: “Sử dụng và bảo vệ tự nhiên” (Bài 14 + 15 - Địa lí 12) ============================================================== Trong dạy học nội dung: Sử dụng và bảo vệ tự nhiên (Bài 14,15 Địa lý 12 có liên hệ bài 41,42 địa lí 10) tôi đã triển khai dự án “Sử dụng và bảo vệ tự nhiên” cho 4 nhóm học sinh từ 2 lớp 12 với phần tóm tắt nội dung như sau: Hiện nay, ở nước ta, nhiều nguồn tài nguyên chưa được quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả và bền vững; một số loại tài nguyên bị khai thác quá mức dẫn tới suy thoái, cạn kiệt. Tình trạng ô nhiễm môi trường tiếp tục gia tăng, có nơi nghiêm trọng; việc khắc phục hậu quả về môi trường do chiến tranh để lại còn chậm. Đa dạng sinh học ngày càng bị suy giảm, nguy cơ mất cân bằng sinh thái đang diễn ra trên diện rộng, ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, sức khỏe và đời sống nhân dân. Chất lượng công tác dự báo và quy hoạch còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu phát triển, tính tổng thể, liên ngành, liên vùng chưa rõ trọng tâm, trọng điểm và nguồn lực thực hiện. Việc ứng phó với biến đổi khí hậu còn bị động, lúng túng; thiên tai ngày càng bất thường, gây nhiều thiệt hại về người và tài sản. Trong dự án này, HS sẽ vào vai là những cán bộ của Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam để tìm hiểu sâu hơn vấn đề về việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai thông qua thực hiện các sản phẩm dự án: + Bài thuyết trình báo cáo bằng poweroint + Bản tin thời sự chuyên mục “Tài nguyên và môi trường” + Tập san ảnh về vấn đề môi trường + Tờ rơi, áp phích + Phim tư liệu về hoạt động học tập trải nghiệm 2.2. Quỹ thời gian: - Thời gian HS chuẩn bị: 3 tuần - Báo cáo sản phẩm trong thời gian 60 phút 2.3. Phương tiện học tập: - Các thiết bị: máy ảnh, máy quay phim, máy tính, máy chiếu, loa, micro, máy in - Dụng cụ văn phòng phẩm: giấy A0, giấy màu, bút màu, kéo… - Dụng cụ thao tác: chai nước, vợt cá, túi nilon rác… 2.4. Mục tiêu dự án Sau khi học xong chủ đề, học sinh có được: * Kiến thức: =============================================================== 13
  14. SKKN: DẠY HỌC THEO DỰ ÁN Chủ đề: “Sử dụng và bảo vệ tự nhiên” (Bài 14 + 15 - Địa lí 12) ============================================================== - Trình bày được hiện trạng sử dụng và suy giảm tài nguyên sinh vật, đất và các loại tài nguyên khác (khí hậu, nước, khoáng sản) - Phân tích được nguyên nhân và hậu quả của sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên và môi trường nước ta. - Đề xuất các biện pháp sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai. * Kĩ năng: - Vận dụng các kiến thức đã học, có hiểu biết tổng quát phân tích hiện trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta. - Phân tích, giải thích được những tác nhân gây ra các loại ô nhiễm môi trường ở nước ta. - Đánh giá được những hậu quả mà ô nhiễm môi trường gây ra, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp bảo vệ môi trường - Phát triển kĩ năng phân tích bản đồ, biểu đồ, số liệu thống kê, tìm kiếm và xử lí thông tin; Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin nhằm hỗ trợ việc học tập. - Nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu, cũng như năng lực giải quyết các vấn đề phát sinh trong học tập và đời sống. - Rèn luyện kĩ năng làm việc theo nhóm của các em Học sinh. * Thái độ: - Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, đất nước và con người Việt Nam. - Có ý thức tôn trọng, gìn giữ và bảo vệ bảo vệ môi trường tài nguyên thiên nhiên. - Ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của một công dân. Từ đó hình thành nhân cách của các em, giúp các em có ý thức tự giác trong việc vệ sinh thân thể, ứng phó với các loại ô nhiễm môi trường thông minh, bảo vệ sức khỏe cho chính mình và những người thân. - Nâng cao trách nhiệm với cộng đồng, bảo vệ môi trường sống xung quanh mình từ gia đình, lớp học và ngoài xã hội. - Tăng cường tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập của các học sinh trong lớp. Tạo nên một môi trường học tập sôi nổi, hứng thú. * Định hướng các năng lực được hình thành: - Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, sử dụng CNTT&TT, tự học, sáng tạo. =============================================================== 14
  15. SKKN: DẠY HỌC THEO DỰ ÁN Chủ đề: “Sử dụng và bảo vệ tự nhiên” (Bài 14 + 15 - Địa lí 12) ============================================================== - Năng lực chuyên biệt thuộc bộ môn Địa lí: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, tranh ảnh, sử dụng số liệu thống kê. - Năng lực về nhận biết, ứng phó và giải quyết các vấn đề về môi trường, các thiên tai xung quanh mình. 3. Bộ câu hỏi định hướng: Câu hỏi khái quát Làm sao để trở thành công dân có ích? - Làm thế nào để sử dụng, bảo vệ được môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở nước ta? - Môi trường ở địa phương em đang gặp phải những vấn đề gì? Câu hỏi bài học - Em có thể làm gì trước những diễn biến ngày càng thất thường của tự nhiên nhất là việc ứng phó thiên tai? - Tại sao nước ta phải đặt ra vấn đề sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường? 1, Vấn đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật: - Tình trạng suy giảm tài nguyên rừng và suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta hiện nay như thế nào? - Em hãy phân tích nguyên nhân, hậu quả của sự suy giảm tài nguyên rừng ở nước ta. - Chúng ta cần có các biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng và bảo vệ đa dạng sinh học như thế nào? Câu hỏi nội dung 2, Vấn đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất: - Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất như thế nào? - Tại sao tài nguyên đất của nước ta đang bị suy thoái? Nêu các biện pháp bảo vệ đất ở vùng đồi núi và vùng đồng bằng. - Tại sao cần có những biện pháp khác nhau để bảo vệ tài nguyên đất giữa đồng bằng và miền núi? - Người dân ở địa phương em đã làm gì để cải tạo đất nông nghiệp? 3, Vấn đề sử dụng và bảo vệ các tài nguyên khác: - Tình trạng sử dụng tài nguyên nước, khoáng sản và tài nguyên du lịch ở nước ta hiện nay như thế nào? - Biện pháp bảo vệ tài nguyên nước, khoáng sản, tài nguyên du lịch ở nước ta là gì? 4, Bảo vệ môi trường: - Hai vấn đề môi trường cơ bản nhất ở nước ta hiện nay là gì? =============================================================== 15
  16. SKKN: DẠY HỌC THEO DỰ ÁN Chủ đề: “Sử dụng và bảo vệ tự nhiên” (Bài 14 + 15 - Địa lí 12) ============================================================== - Thế nào là mất cân bằng sinh thái môi trường? Nguyên nhân và biểu hiện tình trạng này ở nước ta? - Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường đô thị và ô nhiễm môi trường nông thôn là gì? 5, Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống: - Hoạt động của bão ở nước ta như thế nào? Cho biết vùng nào chịu ảnh hưởng nhiều nhất của bão? - Vùng nào hay xảy ra ngập lụt, lũ quét, hạn hán, động đất ở nước ta? - Cần làm gì để giảm nhẹ tác hại của các loại thiên tai (bão, lũ lụt, lũ quét, hạn hán)? - Địa phương em thường xảy ra các thiên tai nào? Biện pháp phòng chống? Một số hình ảnh về các loại thiên tai ở nước ta Bão =============================================================== 16
  17. SKKN: DẠY HỌC THEO DỰ ÁN Chủ đề: “Sử dụng và bảo vệ tự nhiên” (Bài 14 + 15 - Địa lí 12) ============================================================== Ngập lụt Hạn hán Lũ quét =============================================================== 17
  18. SKKN: DẠY HỌC THEO DỰ ÁN Chủ đề: “Sử dụng và bảo vệ tự nhiên” (Bài 14 + 15 - Địa lí 12) ============================================================== Sương muối Lốc xoáy Mưa đá 4. Đánh giá học sinh trong dự án Trước dự án: Bảng khảo sát nhu cầu học sinh theo biểu đồ K - W - L (Phụ lục 1) Trong dự án: + Bảng hỏi giúp HS tự đánh giá về khả năng hợp tác (Phụ lục 2) =============================================================== 18
  19. SKKN: DẠY HỌC THEO DỰ ÁN Chủ đề: “Sử dụng và bảo vệ tự nhiên” (Bài 14 + 15 - Địa lí 12) ============================================================== + Bộ tiêu chí đánh giá và hướng dẫn cho điểm sản phẩm của dự án (Phụ lục 3) Sau dự án: GV tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả cuối cùng trên cơ sở nội dung ghi chép, theo dõi suốt quá trình HS thực hiện sản phẩm và khả năng trình bày báo cáo của HS. 5. Hỗ trợ học sinh trong dự án 5.1. Phiếu yêu cầu những nội dung cơ bản (Phụ lục 4) 5.2. Xây dựng trang WebQuest định hướng tư liệu cho HS (Phụ lục 5) https://sites.google.com/site/sudungvabaovetunhien/ 5.3. Phiếu tự đánh giá về sản phẩm thực hiện (Phụ lục 6) 6. Các bước tiến hành bài dạy Các mốc thời Hoạt động của GV và HS gian GV HS Hoạt động 1: Khảo sát nhu cầu HS trước dự án Thời gian: 10 phút cuối tiết học tuần 1 Bước 1: GV phát phiếu khảo sát - Thực hiện bảng khảo sát của HS về các kiến thức liên quan GV đưa ra một các trung thực đến việc sử dụng và bảo vệ tự để có đánh giá chính xác nhất Tuần 1 nhiên, các kỹ năng cơ bản như sử về kiến thức, kỹ năng, thái độ (Trong lớp) dụng CNTT, làm việc nhóm và của HS trước dự án. thái độ của HS trước vấn đề của môi trường tự nhiên. Bước 2: Phân tích kết quả khảo sát, dự kiến cách chia nhóm. Hoạt động 2: Giới thiệu dự án + Triển khai việc thực hiện dự án Thời gian: 15 phút (trong tiết học tuần 2) Bước 1: Đưa ra câu hỏi khái quát trong bộ câu hỏi định hướng và cho HS đưa ra ý kiến xoay - Trả lời các câu hỏi mà GV đặt quanh câu hỏi. ra trong bộ câu hỏi định hướng Tuần 2 Bước 2: Từ câu hỏi khái quát đặc biệt là câu hỏi khái quát. (Trong lớp) GV đưa ra một số câu hỏi vừa liên quan xoáy vào chủ đề của dự án để kích thích sự tò mò, lòng say mê nghiên cứu của HS. Giới thiệu chủ đề dự án: “Sử dụng và bảo vệ tự nhiên” =============================================================== 19
  20. SKKN: DẠY HỌC THEO DỰ ÁN Chủ đề: “Sử dụng và bảo vệ tự nhiên” (Bài 14 + 15 - Địa lí 12) ============================================================== Bước 3: Tổ chức cho HS xác - Suy nghĩ về dự án và đưa ra định các tiểu chủ đề của dự án. các tiểu chủ đề có liên quan đến dự án: “Sử dụng và bảo vệ tự nhiên” Bước 4: - Chia nhóm, hướng dẫn - Lập nhóm theo sự phân công HS chọn nhóm trưởng + phân của GV, tiến hành bầu nhóm công công việc. trưởng và phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. - Phổ biến quy trình đánh giá và - Lắng nghe GV hướng dẫn và cung cấp cho HS một số biểu nhận bảng phiếu đánh giá. mẫu tự đánh giá. Bước 5: Đưa ra gợi ý các sản phẩm cần hoàn thành và yêu cầu - Thảo luận nhóm về bộ câu hỏi các nhóm không có sự trùng lặp định hướng từ đó lựa chọn hình về sản phẩm. thức báo cáo sản phẩm phù hợp + Bài thuyết trình báo cáo bằng với nội dung nhóm được phân powerpoint công tìm hiểu. + Bản tin thời sự chuyên mục (Trao đổi với các nhóm khác để “Tài nguyên và môi trường” không bị trùng lặp về ý tưởng) + Tập san ảnh về vấn đề môi trường + Tờ rơi, áp phích + Phim tư liệu về hoạt động học tập trải nghiệm Bước 6: Cung cấp địa chỉ trang - Làm việc theo nhóm trên cở WebQuest để HS có thể tìm các tài liệu được cung cấp, kiếm tư liệu dựa trên sự kiểm phác thảo những công việc sẽ duyệt của GV. làm trong dự án Hoạt động 3: Tiến hành thực hiện dự án Thời gian: Linh hoạt (tùy theo thời gian của GV và HS) Bước 1: Hướng dẫn HS lập kế - Lập kế hoạch chi tiết việc hoạch thực hiện dự án. thực hiện dự án trong đó có sự Tuần 3 phân công rõ ràng nhiệm vụ (Ngoài lớp + của các thành viên trong nhóm Trong lớp) (có yêu cầu thời gian hoàn thành cho mỗi thành viên) =============================================================== 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2