intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới tiết sinh hoạt lớp thông qua việc thiết kế các chủ đề bằng phương pháp tích cực nhằm tạo hứng thú và phát huy năng lực của học sinh ở trường THPT Quỳnh Lưu 4

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:66

8
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm hình thành và phát triển cho học sinh phẩm chất, năng lực và kĩ năng sống mà chương trình giáo dục phổ thông hướng tới; Vận dụng và phát huy được những ưu điểm của phương pháp giáo dục mới, thiết kế một số chủ đề sinh hoạt lớp cụ thể bằng các phương pháp tích cực khác nhau.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới tiết sinh hoạt lớp thông qua việc thiết kế các chủ đề bằng phương pháp tích cực nhằm tạo hứng thú và phát huy năng lực của học sinh ở trường THPT Quỳnh Lưu 4

  1. sT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI ĐỔI MỚI TIẾT SINH HOẠT LỚP THÔNG QUA VIỆC THIẾT KẾ CÁC CHỦ ĐỀ BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC NHẰM TẠO HỨNG THÚ VÀ PHÁT HUY NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4 Lĩnh vực: Chủ nhiệm
  2. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4 ===***=== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI ĐỔI MỚI TIẾT SINH HOẠT LỚP THÔNG QUA VIỆC THIẾT KẾ CÁC CHỦ ĐỀ BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC NHẰM TẠO HỨNG THÚ VÀ PHÁT HUY NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4 Lĩnh vực: Chủ nhiệm Tên tác giả: Nguyễn Thị Ánh Hồng Tổ: Khoa học xã hội Số điện thoại: 0386 600 187 Năm học: 2022 - 2023
  3. MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 1.2. Tính mới của đề tài ......................................................................................... 1 1.3. Mục đích nghiên cứu....................................................................................... 2 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................... 2 1.4.1. Đối tượng...................................................................................................... 2 1.4.2. Phạm vi ......................................................................................................... 2 1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 2 1.6. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 2 PHẦN II. NỘI DUNG ............................................................................................. 2 2.1. Cơ sở lí luận .................................................................................................... 2 2.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................ 4 2.3. Những vấn đề chung của việc đổi mới tiết sinh hoạt lớp thông qua việc thiết kế các chủ đề bằng phương pháp tích cực ............................................................. 5 2.3.1. Mục đích của việc đổi mới tiết sinh hoạt lớp thông qua các chủ đề bằng phương pháp tích cực ................................................................................................ 5 2.3.2. Thuận lợi và khó khăn khi sử dụng các phương pháp tích cực trong tổ chức sinh hoạt lớp .............................................................................................................. 5 2.3.3. Những chú ý khi thiết kế chủ đề sinh hoạt lớp bằng phương pháp tích cực 5 2.4. Các phương pháp tích cực và các chủ đề được thiết kế .................................. 6 2.5. Thiết kế một số chủ đề sinh hoạt lớp bằng các phương pháp tích cực ........... 6 2.5.1. Phương pháp trò chơi truyền hình................................................................ 6 2.5.2. Phương pháp tổ chức cuộc thi .................................................................... 17 2.5.3. Phương pháp: Trải nghiệm sáng tạo .......................................................... 32 2.5.4. Phương pháp: Dự án................................................................................... 35 2.5.5. Phương pháp: Tọa đàm - hái hoa dân chủ.................................................. 39 2.6. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất ................... 42 2.6.1. Mục đích khảo sát ...................................................................................... 42 2.6.2. Nội dung và phương pháp khảo sát............................................................ 42 2.6.3. Đối tượng khảo sát ..................................................................................... 42 2.6.4. Kết quả khảo sát ......................................................................................... 43 2.7. Kết quả thực nghiệm sư phạm ...................................................................... 46
  4. 2.7.1. Mục tiêu, nhiệm vụ thực nghiệm .............................................................. 46 2.7.2. Phương pháp thực nghiệm ......................................................................... 46 2.7.3. Kết quả thực nghiệm .................................................................................. 47 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 50 3.1. Kết luận ......................................................................................................... 50 3.2. Kiến nghị ....................................................................................................... 50
  5. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài Luật giáo dục 2019 nêu rõ “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Để thực hiện mục tiêu này người giáo viên hiện nay không chỉ là người truyền thụ tri thức mà còn phải là người bồi dưỡng nhân cách phẩm chất, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Đặc biệt trong thời kì hiện nay khi xã hội ngày càng phát triển sự tác động của các yếu tố bên ngoài đã làm cho học sinh thật sự lúng túng khi gặp phải những tình huống khác nhau trong cuộc sống. Để trang bị kiến thức cũng như rèn luyện kĩ năng cho học sinh thì người giáo viên nói chung và đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm nói riêng có vai rất quan trọng. Ngoài việc lồng ghép các nội dung cần giáo dục vào các tiết dạy văn hóa thì các tiết sinh hoạt lớp cuối tuần là một hoạt động tập thể có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục đạo đức và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Tuy nhiên hiện nay hầu như các tiết sinh hoạt này đều được giáo viên tiến hành một cách nhàm chán với nội dung chủ yếu là đánh giá tình hình lớp trong một tuần học, chỉ ra những điểm được, chưa được của học sinh và đề ra biện pháp giải quyết. Trong khi đó thực tế xã hội hiện nay đòi hỏi học sinh bên cạnh giỏi về kiến thức văn hóa cần phải có kĩ năng sống phong phú. Để làm được điều này người giáo viên cần đa dạng hóa các nội dung sinh hoạt lớp. Mỗi tuần, mỗi tháng cần phải có những chủ đề sinh hoạt nhất định phù hợp với các em. Quan trọng hơn nữa để các em tiếp thu tốt các chủ đề này thì giáo viên cần lựa chọn hình thức, phương pháp phù hợp nhằm tạo hứng thú cho các em. Nhận thức được điều này tôi đã không ngừng suy nghĩ tìm tòi các phương pháp hình thức sinh hoạt lớp tích cực. Vì vậy trong sáng kiến kinh nghiệm lần này tôi mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm của bản thân về việc áp dụng một số hình thức phương pháp tổ chức sinh hoạt lớp chủ nhiệm với đề tài “Đổi mới tiết sinh hoạt lớp thông qua việc thiết kế các chủ đề bằng phương pháp tích cực nhằm tạo hứng thú và phát huy năng lực của học sinh ở trường THPT Quỳnh Lưu 4” 1.2. Tính mới của đề tài - Thực hiện được yêu cầu của đổi mới phương pháp giáo dục, đa dạng hóa các hình thức phương pháp sinh hoạt lớp chủ nhiệm. - Hình thành và phát triển cho học sinh phẩm chất, năng lực và kĩ năng sống mà chương trình giáo dục phổ thông hướng tới. - Vận dụng và phát huy được những ưu điểm của phương pháp giáo dục mới, thiết kế một số chủ đề sinh hoạt lớp cụ thể bằng các phương pháp tích cực khác nhau. 1
  6. 1.3. Mục đích nghiên cứu Nhằm tạo hứng thú, phát triển năng lực và rèn luyện các kĩ năng sống cho học sinh trong các tiết sinh hoạt lớp. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng - Học sinh lớp 10,11 trung học phổ thông. 1.4.2. Phạm vi - Một số chủ đề sinh hoạt lớp. - Một số hình thức, phương pháp tích cực được áp dụng. - Các tài liệu về sinh hoạt lớp. 1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống các hình thức, phương pháp tổ chức sinh hoạt lớp tích cực. - Vận dụng các hình thức, phương pháp tích cực vào các chủ đề sinh hoạt lớp cụ thể. 1.6. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu về các chủ đề sinh hoạt lớp. - Nghiên cứu các phương pháp sinh hoạt lớp tích cực. - Rút kinh nghiệm qua các tiết sinh hoạt. - Lấy ý kiến của đồng nghiệp về mức độ khả thi của đề tài. - Tiến hành khảo sát học sinh trước và sau khi áp dụng đề tài. PHẦN II. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận Trong những năm gần đây ngành giáo dục đã không ngừng triển khai tới nhà trường, thầy cô giáo yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy, công tác chủ nhiệm, giáo dục kĩ năng sống, tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp....Đã có nhiều cuộc tập huấn, nhiều tài liệu được ban hành nhằm giúp giáo viên tham khảo và thực hiện. Trong những tài liệu này có cả những tài liệu về công tác chủ nhiệm lớp. Công tác chủ nhiệm lớp góp phần rất quan trọng trong việc bồi dưỡng hình thành nhân cách cũng như giúp học sinh phát triển một cách toàn diện hơn. Người giáo viên chủ nhiệm vừa là nhà quản lí vừa là nhà tâm lí, là nơi để cho các em chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn, là chỗ dựa vững chắc khi các em gặp những khó khăn trong cuộc sống. Chính vì điều này đã đặt ra yêu cầu phải đổi mới công tác chủ nhiệm tức là đổi mới cả nội dung và phương pháp. Hiện nay theo quy định của bộ giáo dục và đào tạo công tác chủ nhiệm được tính bốn tiết trong đó có một tiết sinh hoạt lớp cuối tuần. Tiết học này cũng được xem như là một tiết học chính khóa. Để đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện hiện nay thì các tiết sinh hoạt lớp không chỉ là nhận xét đánh giá học sinh mà còn phải rèn luyện cho các em các kĩ năng sống 2
  7. quan trọng. Các nội dung và phương pháp hình thức sinh hoạt lớp phải làm sao cho phù hợp và tạo được hứng thú cho học sinh. Chính vì vậy sử dụng các phương pháp tích cực một cách linh hoạt để đổi mới tiết sinh hoạt lớp là rất cần thiết. Phương pháp sinh hoạt lớp tích cực là phương pháp mà ở đó giáo viên không phải chỉ đánh giá nhận xét học sinh mà người giáo viên sẽ tổ chức cho các em các chủ đề sinh hoạt liên quan đến các vấn đề của cuộc sống. Giáo viên sẽ đưa ra các vấn đề mang tính gợi mở để các em thảo luận đưa ra kết luận cuối cùng. Phương pháp này lấy sự chủ động, tìm tòi, sáng tạo tư duy của học sinh làm nền tảng, giáo viên chỉ là người dẫn dắt gợi mở vấn đề. Đặc trưng của phương pháp sinh hoạt tích cực là: sinh hoạt thông qua các hoạt động của học sinh ở từng chủ đề, chú trọng đến tự học, tự tìm hiểu, tự rèn luyện, tăng cường hoạt động của của cá thể phối hợp với hoạt động hợp tác, kết hợp tự đánh giá lẫn nhau với đánh giá của giáo viên. Như vậy phương pháp sinh hoạt tích cực có ý nghĩa rất lớn đến học sinh. Các em sẽ đúc rút được nhiều kiến thức liên quan đến cuộc sống đồng thời phát triển cho học sinh kĩ năng làm việc nhóm, tăng mức độ tương tác, cải thiện tư duy phản biện, khơi nguồn tư duy sáng tạo và rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề thực tế. Giữa phương pháp sinh hoạt truyền thống và phương pháp sinh hoạt tích cực có sự khác nhau. Bảng 1. So sánh phương pháp sinh hoạt truyền thống và tích cực Phương pháp sinh hoạt Phương pháp sinh hoạt tích truyền thống cực Mục tiêu Chỉ ra những ưu điểm, nhược Hình thành cho học sinh phẩm điểm của học sinh, đề ra biện chất, năng lực và các kĩ năng pháp xử lí. cần thiết trong cuộc sống. Nội dung Nội quy, quy định của trường -Nội quy, kế hoạch của trường lớp. lớp. Kế hoạch của trường lớp. - Vốn hiểu biết, nhu cầu và kinh nghiệm của học sinh. - Những vấn đề học sinh quan tâm. Phương pháp, - Thông báo, đánh giá nhận - Đa dạng: Trò chơi, diễn đàn, hình thức sinh xét, thưởng phạt. trải nghiệm... hoạt - Chỉ tiến hành trong lớp - Linh hoạt trong không gian sinh hoạt: Trong lớp, vườn trường, ngoài trường. Học Thụ động nghe, thực hiện. Chủ động, tích cực,sáng tạo, sinh trung tâm của các hoạt động. Hướng dẫn định hướng cho học Đối Giáo Chủ động phần lớn các hoạt sinh thực hiện. tượng viên động. - Giáo viên và ban cán sự lớp - Đại diện học sinh đánh giá 3
  8. đánh giá nhận xét hoạt động tình hình lớp học trong tuần. của lớp trong tuần. Đưa ra Góp ý nhận xét lẫn nhau biện pháp xử lí. - Học sinh thực hiện các chủ đề Quá trình sinh - Giáo viên phổ biến kế sinh hoạt lớp dưới sự định hoạt hoạch tuần sau. hướng của giáo viên. - Giáo viên nhận xét đánh giá rút ra kinh nghiệm. 2.2. Cơ sở thực tiễn Thực tế hiện nay các tiết sinh hoạt lớp khá nhàm chán. Hầu như nội dung chỉ là nhận xét đánh giá những ưu, nhược điểm của học sinh, phê bình nhắc nhở các em từ đó đề xuất những biện pháp khắc phục và sau đó là phổ biến kế hoạch của tuần tiếp theo. Chính vì vậy mà nhiều em trở nên chán ghét thậm chí là sợ tiết sinh hoạt lớp cuối tuần. Trong khi đó nhiều kĩ năng sống hay những hiểu biết của các em về các vấn đề thường gặp trong cuộc sống lại còn rất hạn chế. Điều này đã dẫn tới nhiều học sinh vẫn còn vi phạm các nội quy như vi phạm an toàn giao thông, gây gỗ đánh nhau trong trường học, chưa biết kiềm chế cảm xúc, yêu đương không lành mạnh để lại hậu quả đáng tiếc đặc biệt là phải nghỉ học. Tệ hơn nữa là nhiều học sinh vướng vào các tệ nạn xã hội như ham mê đánh điện tử, nợ nần, hút thuốc lá...ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của các em sau này. Với câu hỏi: Việc giáo viên tổ chức các buổi sinh hoạt lớp như hiện nay em có hứng thú hay không? Qua thực tế khảo sát ở một số lớp 10 năm học 2021 – 2022 và lớp 11 năm học 2022 – 2023 trong trường cho kết quả như sau: Bảng 2. Khảo sát sự hứng thú của học sinh đối với tiết sinh hoạt lớp Lớp Sĩ số Hứng thú Không hứng thú Số lượng % Số lượng % 10A5 43 8 18,6 35 81,4 10A6 42 12 28,6 30 71,4 11A7 44 13 29,5 31 70,5 11A8 47 16 34,0 31 66,0 11A12 47 11 23,4 36 76,6 Với thực trạng như vậy đòi hỏi các giáo viên chủ nhiệm cần phải làm sao thay đổi cách sinh hoạt lớp, đó chính là thiết kế các chủ đề cần giáo dục lồng ghép vào tiết sinh hoạt để vừa tạo hứng thú cho học sinh vừa rèn luyện được các kĩ năng sống cho các em, giúp các em có những kiến thức cần thiết, nhận thức ra những điều sai trái để có kĩ năng phòng tránh. Để làm được điều này một số giáo viên cũng đã có sự đổi mới tuy nhiên chưa nhiều và chưa biết cách làm cho tiết sinh hoạt hấp dẫn và bổ ích. Vì vậy, việc đổi mới cách thiết kế các chủ đề phù hợp và hiệu quả trong các tiết sinh hoạt là hết sức cần thiết đối với người giáo viên chủ nhiệm. 4
  9. 2.3. Những vấn đề chung của việc đổi mới tiết sinh hoạt lớp thông qua việc thiết kế các chủ đề bằng phương pháp tích cực 2.3.1. Mục đích của việc đổi mới tiết sinh hoạt lớp thông qua các chủ đề bằng phương pháp tích cực Phương pháp tích cực là phương pháp mà người giáo viên chỉ tổ chức hướng dẫn đưa ra những gợi ý mang tính gợi mở và học sinh sẽ bàn bạc thảo luận để tìm ra kết quả cuối cùng. Việc áp dụng các phương pháp tích cực trong thiết kế các chủ đề lồng ghép vào các tiết sinh hoạt lớp sẽ tạo hứng thú cho học sinh cũng như giúp các em bổ sung những kiến thức cần thiết và rèn luyện được kĩ năng sống. Hình thức, phương pháp đa dạng, mới mẻ và được chuẩn bị chu đáo, kĩ càng sẽ gây được hứng thú và giúp cho học sinh tiếp nhận kiến thức một cách dễ dàng hơn. Ngoài việc tiếp thu kiến thức của chủ đề một cách hứng thú, giảm tính căng thẳng trong giờ sinh hoạt lớp thì vận dụng các phương pháp tích cực trong sinh hoạt lớp còn rèn luyện nhiều kĩ năng như: kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, quan sát, phản ứng nhanh, kĩ năng phòng tránh, kĩ năng kiểm soát cảm xúc.…Đây cũng chính là mục tiêu cần đạt của việc đổi mới giáo dục hiện nay. 2.3.2. Thuận lợi và khó khăn khi sử dụng các phương pháp tích cực trong tổ chức sinh hoạt lớp * Thuận lợi: - Cơ sở vật chất nhà trường đã được trang bị tốt hơn: Có phòng máy chiếu, hầu hết các lớp đã có ti vi kết nối Internet phục vụ cho giáo dục. - Phần lớn học sinh đã khá quen với những phương pháp học tập tích cực, có tư duy tốt, chủ động, tích cực trong những nhiệm vụ được giao. - Nhiều giáo viên chủ nhiệm luôn có suy nghĩ, tìm tòi đổi mới hình thức, phương pháp sinh hoạt lớp, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh hướng tới lớp học hạnh phúc. * Khó khăn: - Kĩ năng của một số học sinh còn hạn chế, nhiều em chưa thực sự hứng thú với việc tìm hiểu các chủ đề sinh hoạt lớp. - Nhiều giáo viên còn chưa thành thạo khi thiết kế các chủ đề trên Powerpoint cũng như cách thức tổ chức các tiết sinh hoạt lớp theo phương pháp mới. - Số lượng học sinh một lớp khá đông nên việc tổ chức các tiết sinh hoạt lớp ngoài trường như hoạt động trải nghiệm, dã ngoại...còn gặp khó khăn. - Cơ sở vật chất nhà trường đã được cải thiện nhưng vẫn chưa thể đủ phục vụ cho tất cả các lớp. 2.3.3. Những chú ý khi thiết kế chủ đề sinh hoạt lớp bằng phương pháp tích cực 5
  10. - Lựa chọn phương pháp phù hợp: Giáo viên cần căn cứ vào mục đích, yêu cầu của chủ đề cần thiết kế và kĩ năng cần rèn luyện cho học sinh, đối tượng học sinh và ưu nhược điểm của các phương pháp để lựa chọn phù hợp. - Các phương pháp phải đảm bảo phù hợp với đối tượng học sinh, hướng tới mọi đối tượng học sinh. - Đảm bảo hình thức đa dạng để tạo hứng thú cho học sinh. - Không gian tổ chức sinh hoạt lớp không nên cứng nhắc chỉ ở trong lớp mà có thể thay đổi cho hấp dẫn, mới lạ như sân trường, vườn rau, vườn hoa... 2.4. Các phương pháp tích cực và các chủ đề được thiết kế Bảng 3. Các phương pháp và chủ đề sinh hoạt được thiết kế STT Phương pháp áp dụng Chủ đề được tiết kế Nhanh như chớp Trường học tôi yêu 1 Trò chơi Tam sao thất bản Kĩ năng kiềm chế cảm xúc truyền hình SV 2000 Học sinh với mạng xã hội Thi vẽ tranh tuyên truyền Bảo vệ môi trường tự nhiên Thi viết tạp chí Học sinh với văn hóa nhà 2 Tổ chức trường cuộc thi Thi rung chuông vàng Bạo lực học đường Thi “Đường lên đỉnh Truyền thống tôn sư trọng Olympia” đạo 3 Trải nghiệm sáng tạo Khám phá bản thân Yêu thương và chia sẻ 4 Dự án Học sinh với an toàn giao thông. 5 Tọa đàm – hái hoa dân chủ. Tình yêu tuổi học trò 2.5. Thiết kế một số chủ đề sinh hoạt lớp bằng các phương pháp tích cực 2.5.1. Phương pháp trò chơi truyền hình 2.5.1.1. Trò chơi: “Nhanh như chớp” Thí sinh sẽ ngồi lên ghế nóng của "cỗ máy tia chớp" với lượng thời gian nhất định để trả lời nhanh một bộ câu hỏi gồm nhiều câu hỏi. Cùng một gói câu hỏi các 6
  11. đội chơi sẽ bốc thăm chọn người trả lời trước, người trả lời sau sẽ đi ra ngoài để không nghe được câu hỏi. Thời gian chỉ tính từ khi người dẫn chương trình bắt đầu đọc câu hỏi đến lúc người chơi chốt đáp án trả lời và không tính khi các thí sinh và người dẫn chương trình trò chuyện, giải thích. Trả lời đúng một câu hỏi người chơi sẽ được “cỗ máy tia chớp” đẩy lên một bậc. Nếu trả lời sai sẽ bị tụt xuống mốc ban đầu. Cuối cùng nếu người chơi nào trả lời được nhiều câu hỏi liên tiếp hơn sẽ là người chiến thắng. Để áp dụng trò chơi này vào tiết sinh hoạt, với điều kiện lớp học thì giáo viên có thể linh động thay đổi cho phù hợp. Do không có cỗ máy tia chớp và không thể để học sinh ra ngoài nên có thể chia lớp thành các đội chơi. Mỗi đội chơi sẽ có gói câu hỏi riêng nhưng đảm bảo mức độ ngang nhau. Quy định thời gian cho mỗi gói câu hỏi từ 2 đến 3 phút. Trong khoảng thời gian đó nếu đội nào trả lời đúng nhiều câu hỏi hơn thì đội đó chiến thắng. * Chủ đề được thiết kế: Trường học tôi yêu - Mục tiêu: + Giúp học sinh biết được lịch sử của ngôi trường mà các em đang theo học từ đó thêm yêu ngôi trường mình. + Nắm vững được nội quy, quy định của trường, lớp để đảm bảo cho việc rèn luyện đạo đức đạt kết quả tốt nhất. + Rèn luyện kĩ năng năng lực hợp tác, giao tiếp, phản ứng nhanh... - Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: + Nếu có máy chiếu hoặc ti vi thì sẽ thiết kế trên Powerpoint hệ thống câu hỏi. Nếu lớp học không có thì có thể chuẩn bị câu hỏi trên giấy. + Học sinh tìm hiểu trước nội dung chủ đề mà giáo viên giao. - Thời gian: 15 đến 20 phút. - Cách thức tiến hành: Bước 1: Giáo viên phổ biến luật chơi: Chia lớp thành 4 đội chơi. Sẽ có 4 gói câu hỏi dành cho 4 đội chơi. Mỗi đội sẽ trả lời gói câu hỏi trong vòng 2 phút. Trả lời được một câu hỏi sẽ được lên một bậc. Trả lời sai sẽ đứng yên tại chỗ. Sau thời gian 2 phút đội nào trả lời được nhiều hơn đội đó sẽ chiến thắng. Nếu số câu hỏi trả lời được bằng nhau thì căn cứ vào thời gian đội nào nhanh hơn đội đó sẽ chiến thắng. Thời gian chỉ tính khi đọc câu hỏi và người chơi suy nghĩ trả lời, không tính khi giáo viên đưa đáp án và diễn giải thêm cho học sinh hiểu. Bước 2: Học sinh tiến hành chơi. Gói câu hỏi số 1 Câu 1: Trường ta được thành lập khi nào? Đáp án: 1975. 7
  12. Câu 2: Hiện nay ai là trưởng ban của tổ tư vấn học đường? Đáp án: Cô Nguyễn Thị Quý. Câu 3: Năm 2021 – 2022 trường ta có bao nhiêu lớp? Đáp án: 36 lớp. Câu 4: Ban giám hiệu Nhà trường gồm những ai? Đáp án: Gồm thầy Tuấn, thầy Đinh Hải, thầy Bỉnh Hải, cô Quý. Câu 5: Kể một trong những việc học sinh cần làm khi đến trường? Đáp án: Học bài. Câu 6: Kể 3 danh mục trừ điểm trong nội quy của Đoàn trường? Đáp án: Vi phạm an toàn giao thông, đi dép lê, sử dụng điện thoại. Câu 7: Nếu xúc phạm cán bộ giáo viên trong trường, lớp sẽ bị trừ bao nhiêu điểm tổng? Đáp án: 1,5 điểm. Câu 8: Vào mùa hè, từ thứ 2 đến thứ 6 học sinh mặc áo đồng phục gì? Đáp án: Áo trắng. Câu 9: Nội dung sinh hoạt lớp 10 phút đầu giờ vào thứ 3 và thứ 5 hàng tuần là gì? Đáp án: Chữa bài tập. Câu 10: Theo quy định của lớp khi nghỉ học cần phải làm gì? Đáp án: Có giấy phép và phụ huynh gọi điện cho giáo viên chủ nhiệm. Gói câu hỏi số 2 Câu 1: Tên đầu tiên khi mới thành lập của trường ta là gì? Đáp án: Trường Vừa học vừa làm Quỳnh Lưu. Câu 2: Hiệu trưởng của trường hiện nay là ai? Đáp án: Thầy Cao Thanh Tuấn. Câu 3: Năm 2021 – 2022 trường ta có bao nhiêu học sinh? Đáp án: 1522 học sinh. Câu 4: Ban chấp hành Đoàn trường gồm những thầy cô nào? Đáp án: Cô Lê Thị Thanh Huyền, cô Nguyễn Thị Trang, thầy Nguyễn Văn Thành, thầy Hoàng Năng Phong, thầy Vi Văn Linh. Câu 5: Kể một trong những việc học sinh cần làm khi đến trường? (không lặp lại nhóm trước) Đáp án: Vệ sinh lớp học. Câu 6: Kể 3 danh mục trừ điểm trong nội quy của Đoàn trường? (không lặp lại nhóm trước) 8
  13. Đáp án: Hút thuốc lá, đánh nhau, phá hoại cơ sở vật chất nhà trường. Câu 7: Nếu chống người giám sát lớp sẽ bị trừ bao nhiêu điểm tổng? Đáp án: 1,5 điểm. Câu 8: Vào mùa hè, ngày thứ 7 học sinh mặc áo đồng phục gì? Đáp án: Áo đoàn. Câu 9: Nội dung sinh hoạt lớp 10 phút đầu giờ vào thứ 4 là gì? Đáp án: Đọc báo. Câu 10: Theo nội quy của lớp sử dụng điện thoại khi giáo viên chưa cho phép sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hạnh kiểm? Đáp án: Bị hạ một bậc hạnh kiểm cuối năm. Gói câu hỏi số 3 Câu 1: Khi mới thành lập trường ta có bao nhiêu lớp? Đáp án: 2 lớp 8 Câu 2: Trưởng ban câu lạc bộ tình nguyện của trường là ai? Đáp án: Cô Nguyễn Thị Lý Câu 3: Phòng để học sinh mượn sách phục vụ cho học tập là phòng gì? Đáp án: Thư viện. Câu 4: Tổ tư vấn tâm lí học đường gồm những giáo viên nào? Đáp án: Cô Nguyễn Thị Quý, cô Đào Thị Hoài Đạt, cô Đinh Thị Liễu, cô Trương Thị Quyên, cô Nguyễn Thị Lý. Câu 5: Kể một trong những việc học sinh nên làm khi đến trường? (không lặp lại nhóm trước) Đáp án: Thực hiện nghiêm túc đồng phục. Câu 6: Kể 3 danh mục trừ điểm trong nội quy của Đoàn trường?(không lặp lại của nhóm trước) Đáp án: Đá bóng trong trường, đi học muộn, tô son đánh phấn. Câu 7: Vi phạm an toàn giao thông lớp sẽ bị trừ bao nhiêu điểm tổng? Đáp án: 0,5 điểm. Câu 8: Vào mùa đông, từ thứ 3 đến thứ 6 học sinh sẽ mang áo đồng phục gì? Đáp án: áo ấm bất kì. Câu 9: Nội dung sinh hoạt lớp 10 phút đầu giờ ngày thứ 7 là gì? Đáp án: Tổng dọn vệ sinh, chăm sóc bồn hoa cây cảnh. 9
  14. Câu 10: Theo nội quy người có số điểm rèn luyện cao nhất cuối kì sẽ như thế nào? Đáp án: Được thưởng quà. Gói câu hỏi số 4 Câu 1: Hiệu trưởng đầu tiên của trường ta là ai? Đáp án: Thầy Nguyễn Văn Tráng. Câu 2: Bí thư Đoàn trường hiện nay là ai? Đáp án: Cô Lê Thị Thanh Huyền. Câu 3: Trường ta hiện nay có bao nhiêu giáo viên? Đáp án: 89. Câu 4: Trường có bao nhiêu tổ bộ môn? Đáp án: 4 tổ. Câu 5: Kể một trong những việc học sinh nên làm khi đến trường? (không lặp lại nhóm trước) Đáp án: Tham gia các cuộc thi do Đoàn trường tổ chức. Câu 6: Kể 3 danh mục trừ điểm trong nội quy của Đoàn trường?(không lặp lại nhóm trước) Đáp án: Xếp xe không ngay ngắn, tô móng tay, móng chân, đổ rác không đúng nơi quy định. Câu 7: Không thực hiện đồng phục lớp sẽ bị trừ bao nhiêu điểm tổng? Đáp án: 0,3 điểm tổng. Câu 8: Mùa đông, vào thứ 2 và thứ 7 học sinh mang đồng phục áo gì? Đáp án: Áo ấm đồng phục của trường. Câu 9: Nội dung sinh hoạt lớp 10 phút đầu giờ ngày thứ 6 là gì? Đáp án: Hát. Câu 10: Theo quy định của lớp những người tham gia hoạt động khác giúp lớp được cộng điểm tổng sẽ được gì? Đáp án: Nâng một bậc hạnh kiểm. Bước 3: Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên bố đội thắng cuộc và kết luận về chủ đề cần giáo dục. - Kết quả: + Học sinh nắm rõ và nhớ lâu hơn về các nội quy của trường, lớp. Từ đó hạn chế việc vi phạm của học sinh trong lớp +Học sinh biết được lịch sử trường THPT Quỳnh Lưu 4, tự hào và thêm yêu về ngôi trường mình đang học. + Hình thành được năng lực giao tiếp, hợp tác, phản ứng nhanh của học sinh. 10
  15. Hình 1. Học sinh chơi trò chơi “Nhanh như chớp” Link trò chơi “nhanh như chớp”: https://s.net.vn/Yh2O Mã QR 2.5.1.2. Trò chơi: “Tam sao thất bản” Đây là trò chơi truyền hình vui nhộn và rất hấp dẫn đối với người chơi. Sẽ có các cụm từ và nhiệm vụ các đội chơi phải diễn đạt cụm từ đó trong một khoảng thời gian nhất định sao cho đúng mà không nói cho nhau nghe. Có 2 cách có thể diễn đạt bằng hành động hoặc dùng tai nghe blutooth bật nhạc thật to để người đoán từ không thể nghe được người diễn đạt nói. *Chủ đề được thiết kế: Kĩ năng kiềm chế cảm xúc Hoạt động 1: Giáo viên cho học sinh xem video về một tình huống xô xát hoặc lấy một dẫn chứng về một vụ xích mích đánh nhau trong trường (nếu có) yêu cầu học sinh phân tích nguyên nhân, hậu quả của tình huống đó (khoảng 5 phút) Link video trình bày lại vụ đánh nhau trong https://s.net.vn/tHzT. Mã QR: Giáo viên đặt câu hỏi: Qua video em có suy nghĩ gì? Sản phẩm dự kiến: Nguyên nhân vụ đánh nhau giữa các bạn xuất phát từ những điều nhỏ nhặt. Mỗi bạn chỉ cần suy nghĩ nói năng nhẹ nhàng hơn một tí và biết kiềm chế cảm xúc thì sẽ không có sự việc đáng tiếc này. Hoạt động 2: Tổ chức trò chơi “Tam sao thất bản” - Mục tiêu: + Hiểu được tác hại của việc không kiềm chế cảm xúc. + Giúp học sinh nắm được các kĩ năng để kìm chế cảm xúc tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. + Phát triển năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, trình bày... - Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:Giáo viên chuẩn bị các mảnh giấy ghi các cụm từ cần diễn đạt. Học sinh chuẩn bị kiến thức về chủ đề kiềm chế cảm xúc, 2 hoặc 3 cái tai nghe bluetooth để học sinh chơi. - Thời gian: 20 – 25 phút - Cách thức tiến hành: 11
  16. Bước 1: Giáo viên phổ biến luật chơi. Giáo viên chia lớp thành 4 đội chơi. Mỗi đội sẽ cử 3 bạn lên chơi và 3 bạn đứng quay lưng lại với nhau. Có 1 thành viên không đeo tai nghe, 2 thành viên còn lại sẽ đeo tai nghe đã được bật nhạc thật to (đảm bảo nhạc không có khoảng lặng, tránh trường hợp người chơi nghe được quá rõ). Người dẫn chương trình sẽ cho người đầu tiên nhìn thấy một cụm từ. Nhiệm vụ tiếp theo là người nhìn thấy cụm từ sẽ quay lại vỗ vai người thứ hai quay lại và diễn tả cụm từ bằng lời nói hoặc hành động để người thứ 2 đọc được cụm từ đó, người thứ 2 tiếp tục vỗ vai người thứ 3 quay lại và diễn đạt cho người thứ 3, người thứ 3 sau khi nghe được sẽ quyết định ghi cụm từ nghe được lên bảng. Trong quá trình diễn đạt cụm từ không được phép tháo tai nghe ra. Mỗi đội sẽ diễn đạt 3 cụm từ trong thời gian 3 phút. Kết thúc trò chơi đội nào viết đúng được nhiều cụm từ hơn đội đó chiến thắng. Nếu các đội có kết quả bằng nhau thì sẽ căn cứ vào thời gian chơi của các đội để quyết định thắng thua. Bước 2: Học sinh chơi. Các cụm từ thể hiện cách kiềm chế cảm xúc của bản thân: - Luôn suy nghĩ tích cực. - Kiểm soát ham muốn. - Luôn luôn bình tĩnh. - Hãy sống lành mạnh. - Trách nhiệm với bản thân. - Không ác cảm và thù hận. - Giải tỏa cảm xúc. - Đối mặt với khó khăn. - Nhìn nhận lại vấn đề - Nghĩ tốt về người khác. - Làm bản thân bận rộn. - Tránh suy nghĩ tiêu cực Bước 3: Giáo viên tổng kết trò chơi, đánh giá nhận xét phần chơi của 4 đội và tuyên bố đội thắng cuộc. Kết luận vấn đề cần giáo dục. - Kết quả: + Học sinh hiểu hơn về tác hại của việc không kiềm chế cảm xúc. + Học sinh nắm được một số cách kiềm chế cảm xúc cơ bản. + Hình thành cho học sinh năng lực hợp tác, giao tiếp, phản ứng nhanh. Hình 2. Học sinh chơi trò chơi “Tam sao thất bản” 12
  17. 2.5.1.3. Trò chơi: “SV 2000” Trò chơi SV 2000 là trò chơi cải tiến từ trò chơi SV 96, gồm 3 phần chơi. Giáo viên có thể thay đổi các phần chơi cho phù hợp với điều kiện của học sinh. Phần thứ nhất có thể cho học sinh trả lời trắc nghiệm hoặc diễn tiểu phẩm ngắn nói về nội dung chủ đề. Phần thứ hai giải quyết các tình huống học sinh đưa ra bằng một vật, một hình vẽ hay bằng một câu hỏi tình huống.... Đặc biệt phần thi cuối cùng các đội sẽ nêu ra có ý tưởng, các quan điểm và hướng giải quyết các vấn đề mà giáo viên đặt ra dưới các hình thức khác nhau mà học sinh lựa chọn như bài viết, video, bài powerpoint...Giám khảo sẽ đánh giá cho điểm cho các đội chơi bằng phần trả lời cũng như phần chuẩn bị tình huống, bài thuyết trình của các đội. *Chủ đề được thiết kế: Học sinh với mạng xã hội - Mục tiêu: + Học sinh hiểu được mạng xã hội bên cạnh những lợi ích còn có nhiều tác hại nếu sử dụng không đúng cách. + Giúp học sinh có kĩ năng sử dụng mạng đúng cách. + Phát huy năng lực trình bày, hợp tác, sáng tạo, tự chủ. - Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: + Giáo viên: Hệ thống câu hỏi, các bảng điểm để giám khảo chấm. + Học sinh chuẩn bị các tình huống, bài thuyết trình trước để có hiệu quả hơn và đảm bảo đủ thời gian. - Thời gian: 25 - 30 phút. - Cách thức tiến hành: Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 đội chơi. Mời ban giám khảo để chấm điểm. Ban giám khảo có thể là lớp trưởng, bí thư, giáo viên chủ nhiệm và mời một thành viên của ban chấp hành Đoàn trường. Luật trò chơi như sau: Trò chơi gồm 3 phần Phần 1. Khởi động: Giáo viên cho các đội chơi trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm bằng hình thức phát tín hiệu nhanh. Mỗi câu hỏi trả lời đúng sẽ được 10 điểm. Phần 2. Giải quyết tình huống: Yêu cầu mỗi đội chơi sẽ đưa ra tình huống và các đội còn lại sẽ giải quyết. Đội 1 đưa tình huống cho đội 2, đội 2 đưa tình huống cho đội 3, đội 3 đưa tình huống cho đội 4, đội 4 đưa tình huống cho đội 1. Ban giám khảo sẽ chấm phần tình huống và cách giải quyết tình huống của các đội. Thang điểm là 100. Phần 3. Lắng nghe chúng tôichún: Mỗi đội sẽ dùng bài thuyết trình để nói với mọi người về quan điểm của mình về vấn đề học sinh với mạng xã hội. Có thể thuyết trình bằng video, bằng Powerpoint hoặc bài viết.... Để đảm bảo thời gian bài 13
  18. thuyết trình có thể chuẩn bị ở nhà. Giám khảo sẽ chấm điểm bài thuyết trình dựa vào nội dung và cách trình bày của các nhóm. Thang điểm là 100. Bước 2: Học sinh chơi. * Phần chơi: Khởi động Câu 1: Một trong những lợi ích của mạng xã hội là: A. Cập nhật tin tức và xu hướng nhanh nhất, kết nối với nhiều người B. Có thể đánh cắp các thông tin cá nhân của người khác. C. Có thể phát tán được các thông tin sai sự thật D. Có thể nâng cao trình độ công nghệ thông tin. Câu 2: Hạn chế của mạng xã hội là gì? A. Chỉ toàn là những thông tin không đúng sự thật B. Có thể dễ dàng tiếp cận với những thông tin nguy hiểm, hình ảnh bạo lực. C. Khó tìm kiếm các thông tin cần thiết D. Chủ yếu là bán hàng quảng cáo, thiếu các thông tin thời sự. Câu 3: Chúng ta nên làm gì để tự bảo vệ bản thân khi sử dụng mạng xã hội? A. Kết bạn với nhiều người. B. Chỉ kết bạn với những người chúng ta quen. C. Chỉ dùng một tài khoản. D. Thường xuyên chia sẻ bài viết của bạn bè. Câu 4: Những hành vi nào dưới đây là biểu hiện của nghiện điện thoại? A. Luôn mang điện thoại bên mình. B. Liên tục kiểm tra điện thoại sau vài phút. C. Trả lời tất cả các cuộc gọi đến kể cả số lạ. D. Chỉ tắt điện thoại vào cuối tuần. Câu 5: Khi thấy một video về vụ đánh nhau của các bạn trong lớp theo bạn có nên chia sẻ lên mạng không? A. Có vì không ảnh hưởng gì đến các bạn. B. Không vì sẽ ảnh hưởng đến các bạn. C. Có vì chia sẻ cho vui sau đó sẽ xóa. D. Thích thì chia sẻ không thích thì thôi. Câu 6: Khi gặp các thông tin mà em cho rằng không đúng trên mạng xã hội, em sẽ xử lí bằng cách nào sau đây? A. Phản ứng bằng bình luận. B. Chặn và báo cáo bài viết cho quản trị. 14
  19. C. Chia sẻ và thách thức đối với chủ bài viết. D. Liên hệ chủ bài viết và hẹn gặp để giải quyết. Câu 7: Nên làm gì để sử dụng Internet đạt hiệu quả? A. Tìm kiếm bạn bè trên mạng. B. Kiểm soát thời gian sử dụng mạng hợp lí. C. Sử dụng mạng trong mọi hoạt động của đời sống. D. Chỉ sử dụng mạng khi học tập văn hóa ở trên lớp. Câu 8: Khi thấy bạn mình commemt chửi bới một kẻ xấu bị đưa lên mạng thì em sẽ làm gì? A. Vào chửi cùng. B. Chia sẻ bài viết để mọi người biết. C. Khuyên bạn không nên làm vậy. D. Không quan tâm. Câu 9: Việc làm nào sau đây bị cấm khi sử dụng mạng xã hội. A. Chia sẻ bài viết của người khác. B. Tuyên truyền quảng cáo mua bán hàng trên mạng. C. Làm nhục, vu khống người khác. D. Đưa thông tin cá nhân lên mạng. Câu 10: Mức án phạt dành cho cá nhân có hành vi sử dụng thông tin nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác? A. 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng B. 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng. C. 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng D. 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng. Hình 3. Học sinh chơi trò chơi “SV 2000” *Phần chơi: Giải quyết tình huống. 15
  20. Ví dụ về 2 tình huống lớp 11A6 đưa ra: Hình 4. Tình huống của học sinh *Phần chơi: Lắng nghe chúng tôi nói. Hình 5. Phần thuyết trình bằng powerpoint của tổ 1 Hình 6. Bài viết thuyết trình của tổ 2 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2