intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Gắn kiến thức với thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học ở trường trung học phổ thông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:239

14
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm xây dựng hệ thống những ví dụ thực tiễn mà kiến thức hóa học lớp 10, 11, 12 có thể vận dụng vào thực tiễn; Vận dụng hệ thống các ví dụ thực tiễn vào các tiết dạy lớp 10, 11, 12.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Gắn kiến thức với thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học ở trường trung học phổ thông

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU III SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “GẮN KIẾN THỨC VỚI THỰC TIỄN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG” Giáo viên: Hồ Hữu Định Nhóm: Hóa Tổ: Tự nhiên 1
  2. PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài: Ngày nay, các quốc gia đều coi giáo dục là quốc sách. Các nước tiên tiến, các trường đại học đắt giá ở Phần lan, Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc… Đều coi trọng yếu tố thực tiễn trong nội dung giáo dục của mình. Cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ 4 cần lực lượng lao động có kiến thức sâu rộng đáp ứng được sự biến động phức tạp của thị trường. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến giáo dục. Đường lối giáo dục của Đảng (Nghị quyết trung ương 8). “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học” và Luật giáo dục: “Hoạt động giáo dục được thực hiện theo nguyên lý: học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội (khoản 2 - điều 3) và “Phương pháp giáo dục phải khoa học, phát năng lực tự học và hợp tác, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Gắn kiến thức hóa học với thực tiễn là nhiệm vụ mà các giáo viên cần làm. Tuy nhiên, có ít tài liệu hướng dẫn chi tiết cách vận dụng, đặc biệt là môn Hóa - Môn khoa học cung cấp kiến thức bản lề, nền tảng cho giáo dục STEM và dạy học dựa vào dự án. Các nghiên cứu về vấn đề này quá ít, chưa đáp ứng được nhu cầu tham khảo trong học tập, giảng dạy của giáo viên. Năng lực nắm bắt và vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn chính là năng lực cần thiết của người lao động mới mà nền giáo dục thế giới cần đạt được và cần cho sự phát triển kinh tế xã hội (hiện tại, tương lai). Bản thân tôi có đam mê, say sưa tìm hiểu đề tài và có chút kết quả kinh nghiệm về vấn đề này trong nhiều năm công tác của mình. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Gắn kiến thức với thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn hóa học ở trường trung học phổ thông” nghiên cứu. Vì, nếu nó thành công sẽ giúp bản thân và các đồng nghiệp nâng cao được kiến thức thực tiễn, làm tốt công tác giảng dạy môn hóa ở trường trung học phổ thông đồng thời lan tỏa được ý tưởng của bản thân đến với cộng đồng. 1.2. Mục đích nghiên cứu: - Xây dựng hệ thống những ví dụ thực tiễn mà kiến thức hóa học lớp 10, 11, 12 có thể vận dụng vào thực tiễn. - Vận dụng hệ thống các ví dụ thực tiễn vào các tiết dạy lớp 10, 11, 12. 1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: - Quá trình dạy học ở các lớp 11, 12 được phân công. 2 2
  3. - Các phương pháp dạy học tích cực: Phương pháp tích hợp liên môn; Dạy học theo dự án; phương pháp STEM. - Các nội dung: Kế hoạch dạy học của bộ môn và liên môn. - Do hạn chế về thời gian nên chỉ nghiên cứu áp dụng ở các lớp tôi phụ trách. 1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ sở lý luận đổi mới chương trình. - Xu hướng đổi mới tích cực, chương trình hóa học phổ thông. Xây dựng hệ thống kiến thức hóa học gắn với thực tiễn và câu hỏi thực tiễn. 1.5. Phương pháp nghiên cứu: - Xu hướng giáo dục thế giới: Cơ sở lý luận việc đổi mới phương pháp giảng dạy môn hóa theo hướng tích cực; Tích hợp liên môn và phương pháp STEM. Dạy học theo dự án. - Luật giáo dục về đổi mới chương trình, đổi mới phương pháp dạy học. - Sưu tầm liệt kê các hiện tượng hóa học thực tiễn các quy trình sản xuất thực tế và nghiên cứu đưa vào nội dung giảng dạy hóa học phù hợp cho từng tiết, từng phân khúc kiến thức. 1.6. Kế hoạch nghiên cứu: - Đăng ký: 15/9/2022 đến 30/12/2022. - Thực nghiệm: 03/7/2022 đến 12/3/2023. - Viết: 12/3/2023 đến 18/4/2023. 1.7. Tính mới của đề tài: Xây dựng hệ thống các nội dung: Gắn kiến thức hóa học với thực tiễn. PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận của việc gắn kiến thức hóa học với thực tiễn: 2.1.1. Vai trò của gắn kiến thức hoá học với thực tiễn: - Tạo hứng thú học tập, đam mê sáng tạo, chủ động nghiên cứu học tập trong và ngoài tiết học; trong và ngoài nhà trường, nâng cao chất lượng dạy học. Kết quả khảo sát học trò với câu hỏi: Em có thích học môn hóa không? Chia làm 2 nhóm học sinh: Nhóm 1: Khảo sát ở các lớp 10,11,12 trong và ngoài trường mà tôi không trực tiếp dạy năm nay như sau : 3
  4. Nhóm 2: Khảo sát các em qua 1 năm tôi áp dụng một số kiến thức gắn giảng dạy hóa hóa học với thực tiễn ở các lớp tôi trực tiếp giảng dạy: Qua số liệu khảo sát các em yêu môn hóa học hơn khi giáo viên đưa kiến thức thực tiễn vào giáo án. Học sinh trả lời rất thích học môn hóa tăng 12% khi giáo viên đưa các nội dung có tính thực tiễn vào giảng dạy trong trường THPT. - Tạo sự tập trung chú ý cao, nhất là các tiết 4, tiết 5, lúc các em đã mệt mỏi. - Lôi cuốn các em say mê học tập, kiến thức đến với các em nhẹ nhàng, tự nhiên. - Làm sáng tỏ nhận định: Bất kỳ môn học nào cũng có những góc khai thác và có khả năng lôi cuốn học sinh đam mê học tập. Có điều, giáo viên có khả năng tìm tòi áp dụng phù hợp hay không. - Căn cứ vào thực tế: Vận dụng tốt sẽ nâng cao hiệu quả của quá trình dạy hóa. (Xem bảng kết quả cuối đề tài ở trang: 48) - Học sinh cảm thấy hóa học rất gần gũi và có ích cho cuộc sống: Tăng động lực học. Phương pháp giáo dục phải khoa học, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học và hợp tác, khả năng thực hành, lòng say mê học tập, ý chí vươn lên. 2.1.2. Cơ sở thực tiễn: - Căn cứ vào thực tế nếu vận dụng tốt sẽ nâng hiệu quả của quá trình dạy hóa. 4 4
  5. - Căn cứ vào nhiệm vụ của môn học. - Làm cho việc học nhẹ nhàng hơn thực hiện tốt: “Học mà chơi, chơi mà học”. + Tăng ham muốn tìm tòi . + tạo sự đam mê môn hóa cho học sinh. - Học sinh cảm thấy hóa học rất có ích cho cuộc sống: tăng động lực học hóa. 2.1.3. Thực trạng dạy học có liên hệ với thực tiễn ở các trường phổ thông trong những năm gần đây: - Khảo sát học trò về thực trạng gắn kiến thức hóa học với thực tiễn của các giáo viên trong trường trung học phổ thông. Với câu hỏi: Trong giờ Hóa giáo viên có đưa kiến thức thực tiễn vào giáo án không? a. Nhóm học sinh tôi không trực tiếp giảng dạy trong và ngoài nhà trường thu được kết quả là (Qua google form) b. Nhóm học sinh do tôi trực tiếp giảng dạy tại trường Phổ thông trung học quỳnh lưu 3 là: ( Lấy từ google form khảo sát ) Qua số liệu cho thấy tình hình chung của các trường trung học phổ thông hiện nay gắn kiến thức hóa học với thực tiễn chưa nhiều và chưa thường xuyên ! - Thực trạng cho thấy giáo viên ít liên hệ giữa lý thuyết và thực tế. Học chủ yếu đáp ứng thi cử, câu hỏi ít gắn với thực tiễn. 5
  6. - Thời gian dành cho tiết học không nhiều nên các em phải tập trung học kiến thức thuần túy để đáp ứng nhu cầu thi cử. 2.2. Cơ sở lý luận: 2.2.1. Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh học tập theo hướng tích hợp, STEM, dự án. Kiến thức ở trường trung học phổ thông không chỉ là đơn thuần từng môn riêng lẽ mà nó liên quan chặt chẽ với nhau. Kiến thức môn này vận dụng để giải quyết vấn đề của môn kia tạo nên tính toàn diện đầy đủ và hữu dụng của kiến thức. Điều đó cho thấy kiến thức trang bị cho các em có tính toàn diện tính thực tế và tính hệ thống . - Qua giảng dạy chúng ta cần làm rõ cho học sinh mối quan hệ hữu cơ của các lĩnh vực trong môn hóa học mà còn giữa các môn khác như toán học, vật lý, sinh học. 2.2.2. Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh cách thiết lập sự liên hệ các nội dung học với thực tiễn. - Mối liên hệ quy định. Ví dụ: Nhôm hydroxit trong môi trường axit thì nó thể hiện tính bazơ. - Mối liên hệ cộng sinh. Ví dụ: HCl là axit nó tác dụng với NaOH, HBr cũng là axit - Không áp dụng cứng nhắc một kiểu dạy học mà linh hoạt kết hợp nhiều hình thức dạy học khác nhau, các phương pháp dạy học lồng gép đan xen nhau, làm cho học sinh phải tư duy, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo trong từng tiết học. - Ví dụ, khi dạy bài phốt pho giáo viên đưa ra các tình huống giả định: Tại sao khi ăn phải bã, chuột thường chết nơi có nước ? - Vì sao ma Trơi thường xuất hiện ở nghĩa địa hôm ít gió, trời tối, mưa phùn? - Các tình huống có tính thách đố như vậy kích thích cao độ sự tư duy sáng tạo của các em, giúp các em nắm vững, nhớ lâu kiến thức đã học hơn. 2.2.3. Tổ chức hoạt động biểu diễn thí nghiệm cho học sinh đồng thời tổ chức cho học sinh tiên hành làm các thực hành thí nghiệm. Đây là nội dung quan trọng các em trực tiếp làm quan sát và rút ra kết luận thì sự hứng thú của các em được nâng lên 6 6
  7. nhiều lần . Kiến thức các em thu được vững chắc nhớ lâu và tạo được các phẩm chất như: Chủ động, quyết đoán, tư duy hệ thống, chăm chỉ, kiên trì, vượt khó, cẩn thận, tỉ mỉ, v.v. Kiến thức từ phòng hóa nghiệm đi ra áp dụng vào thực tế là kiến thức tin tưởng, an toàn chính xác nhất. Từ đó thôi thúc các em tham gia làm thực hành và do đó dẫn tới đam mê và lĩnh hội được kiến thức đầy đủ và sâu sắc nhất! Phương châm học đi đôi với hành lúc này nổi lên như là chìa khóa vạn năng trong việc lĩnh hội kiến thức. 2.2.4. Một số tình huống để áp dụng thực tiễn vào bài học: 2.2.4.1. Đặt tình huống vào bài: Tiết học thành công hay thất bại phụ thuộc vào giáo viên rất nhiều. Trong đó mỡ đầu đặc biệt quan trọng vì tạo vấn đề và kích thích cao độ nhu cầu học của học sinh. Nếu giáo viên biết khéo léo lồng gép các vấn đề thực tiễn thì hiệu quả tăng lên rất nhiều. Nó thu hút chú ý của học sinh sôi nổi ngay từ đầu. 2.2.4.2. Liên hệ thực tế trong bài dạy: Khi tìm hiểu một vấn đề hóa học có ứng dụng thực tế các em sẽ thấy nó gần gũi với cuộc sống, tăng kỹ năng sống nên tập trung hơn và sau khi học xong, các em thích được vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Lúc này, giáo viên ra những câu hỏi nhỏ mức độ từ dễ đến khó thì sự hăng say học tập của các em tăng lên gấp bội, nó cuốn các em vào các mục tiêu mà nội dung tiết học cần đạt. 2.2.3. Thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng đề tài: - Thuận lợi: Bản thân có một thời gian tiếp xúc với đề tài lâu thu thập nhiều. Nhà trường và anh em đồng nghiệp giúp đỡ, cổ vũ nhiều . - Khó khăn: Thời gian hoàn thành quá nhanh. Cá nhân không dạy cả 3 khối nên phải nhờ sự giúp đỡ của đồng nghiệp. 2.3. Giải pháp. 2.3.1. Hệ thống các kiến thức thực tiễn dùng trong các bài giảng chương trình Hoá 10, 11, 12 - Hoá 10: Phần cấu tạo nguyên tử: mô phỏng, phim… Ví dụ: Dạy bài Lưu huỳnh giáo viên cho học sinh quan sát bột Lưu huỳnh rồi tự mô tả tính chất vật lý. Dạy bài Clo giáo viên ra phiếu học tập: Nêu tính chất vật lý của Clo? Trong chiến tranh thế giới thứ 2 Phát xit Đức dùng Clo làm chất độc rải xuống chiến trường. Họ đã dựa vào 7
  8. tính chất vật lý nào của Clo? Nếu em là chiến sỹ Hồng Quân, em làm thế nào để sống sót? Em đã vận dụng tính chất vật lý nào của Clo? v.v. Lúc đó do tình huống đặt ra để giải quyết vấn đề là tìm ra câu trả lời học sinh tìm được tính chất vật lý là Cl là khí độc và nặng hơn không khí nên phát xít Đức mới dùng máy bay rải xuống chiến trường nó nặng hơn nên chìm xuống bay là là mặt đất và nó độc nên có khả năng giết chết đối phương. Và câu hỏi thứ 2 lúc này lại càng kích thích sự suy nghĩ của các em: Làm thế nào để sống sót? các em lại tìm trong tính chất vật lý của Cl là tan được trong nước và sẽ tìm ra cách cứu sống bản thân bằng cách dùng khăn tẩm nước bịt mũi lúc đó hạn chế khí độc bay vào phổi nên sống sót! Sự khám phá đó làm cho các em cảm thấy rất thành công và nhận thấy hóa học rất hữu dụng, có ích nên đam mê học hóa .v.v - Hoá 11: Giải thích câu ca dao ( bài Nitơ ! ) Giải thích chuột chết gần nơi có nước khi ăn phải bã, ma trơi thường xuất hiện khi trời tối, ít gió, nơi nghĩa địa? STEM bài AXIT AXETIC ( Sản xuất giấm ăn để bán ) v.v. - Hoá 12: Giải thích cách làm mất mùi tanh của cá? Giải thích khi bị côn trùng cắn ta hay bôi vôi; hiện tượng ôi mỡ… Làm thế nào tăng hiệu quả của quá trình nung vôi? Giải thích sự tạo thành thạch nhũ trong hang động v.v. Nhóm I: 8 8
  9. 1. Vì sao dung dịch nước muối có tính sát trùng? 9
  10. Giải: 10 10
  11. Dung dịch muối có nồng độ muối lớn hơn nồng độ muối trong các tế bào của vi khuẩn, nên do hiện tượng thẩm thấu, muối đi vào tế bào, làm cho nồng độ muối trong vi khuẩn tăng cao, và có quá trình chuyển nước ngược lại từ tế bào vi khuẩn ra ngoài. Vi khuẩn mất nước nên bị tiêu diệt. 11
  12. Phân tích: 12 12
  13. Để làm được bài tập này học sinh cần phải vận dụng cả lý thuyết về hóa học: Chất khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp hơn, và cả những kiến thức về tế bào của sinh học. Nói chung đây là một hiện tượng rất hay được ứng dụng trong thực tế, nhưng nếu không kết hợp được những kiến thức ở 2 lĩnh vực trên thì học sinh khó mà trả lời được. Bù lại nếu học sinh trả lời được thì sẽ gây hứng thú cho học sinh trong học tập hóa học, vì giúp cho học sinh hiểu được những điều gặp trong cuộc sống. 13
  14. 2. Tại sao người ta có thể sử dụng dung dịch muối ăn NaCl để chuẩn đoán bệnh ung thư? 14 14
  15. Giải: 15
  16. Dung dịch muối ăn ở đây không phải là dung dịch muối ăn thông thường, mà là muối ăn trong đó có chứa đồng vị phóng xạ Na*, NaCl đưa vào cơ thể nhiều. 16 16
  17. 1/ Vì nó là nát ri có thể đưa vào cơ thể ở dạng ion Na +. Với lượng nhiều vì nó không độc. 17
  18. 2/ Ở nồng độ khống chế do tế bào ung thư phân chia nhanh nên nó hấp thụ muối chứa cation phóng xạ nhiều vì vậy mật độ tia phóng xạ tăng làm cho các tế bào này bị tiêu diệt . 18 18
  19. Trong y học, một trong các phương pháp phổ biến chữa bệnh ung thư là sử dụng đồng vị 19
  20. 20 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2