intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Vật Lí chủ đề: An toàn - Sản xuất - Truyền tải - Sử dụng tiết kiệm điện năng với hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Chia sẻ: Chubongungoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:84

185
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là chủ đề mà lượng kiến thức khá nặng và khó tiếp thu. Bên cạnh đó còn là vấn đề quan trọng trong đời sống sinh hoạt cũng như trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình là một trong những hình thức sản xuất điện năng, có vị trí cách trường 4km thuận lợi cho việc tham quan trải nghiệm. Các em học sinh lớp 12 phù hợp cho việc tìm hiểu nhà máy nhiệt điện. Vừa khắc sâu kiến thức vừa hường nghiệp rất tốt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Vật Lí chủ đề: An toàn - Sản xuất - Truyền tải - Sử dụng tiết kiệm điện năng với hoạt động trải nghiệm sáng tạo

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ***&*** ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng công nhận sáng kiến cấp tỉnh Chúng tôi là: Tỷ lệ (%) Trình Ngày. đóng góp Đơn vị Chức động TT Họ và tên tháng, vào việc công tác vụ chuyên năm sinh tạo ra môn sáng kiến Trường Nhóm Thạc sĩ 1 Đinh Thị Bắc 12/12/1983 THPT Yên 50% trưởng Vật lí Khánh B Trường Giáo Cử nhân 2 Đinh Xuân Phúc 11/01/1986 THPT Yên 20% viên Vật lí Khánh B Trường Giáo Thạc sĩ 3 Hà Thị Thu Hà 01/08/1986 THPT Yên 10% viên Vật lí Khánh B Trường Phạm Thị Kim Giáo Thạc sĩ 4 06/12/1987 THPT Yên 10% Thoa viên Vật lí Khánh B Trường Giáo Thạc sĩ 5 Đinh Thị Lan 14/11/1986 THPT Yên 10% viên Vật lí Khánh B 1. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng - Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Vật Lí chủ đề: An toàn - Sản xuất - Truyền tải - Sử dụng tiết kiệm điện năng với hoạt động trải nghiệm sáng tạo”. - Lĩnh vực áp dụng: Sáng kiến được áp dụng trong lĩnh vực giáo dục, dùng cho giảng dạy bộ môn Vật lí, Công nghệ, Nghề điện dân dụng. SK Vật lí 2017 1
  2. 2. Nội dung 2.1. Giải pháp cũ thường làm Trong chương trình cấp trung học phổ thông các kiến thức về an toàn, sản xuất và truyền tải điện nằm rải rác ở ba môn Vật lí 12, Kĩ thuật công nghiệp 12 và Nghề điện dân dụng 11. Cụ thể: - Chương trình môn Vật lí 12 chương III “Dòng điện xoay chiều” gồm các nội dung: (6 tiết) Bài 12: Đại cương về dòng điện xoay chiều Bài 16: Truyền tải điện năng và máy biến áp Bài 17: Máy phát điện xoay chiều - Chương trình môn Công nghệ 12 gồm: (05 tiết ) Bài 22: Hệ thống điện quốc gia Bài 23: Mạch điện xoay chiều 3 pha Bài 25: Máy điện xoay chiều ba pha. Máy biến áp ba pha - Chương trình nghề điện dân dụng 11 gồm: (05 tiết) Bài 2: An toàn lao động trong giáo dục nghề điện dân dụng Bài 7: Một số vấn đề chung về máy biến áp Khi giảng dạy nội dung kiến thức trên, các giáo viên thường thực hiện bài dạy trong các tiết trong phân phối chương trình một cách độc lập, các nội dung các môn trùng lặp mất nhiều thời gian, học sinh thiếu sáng tạo, thụ động. *) Ưu điểm: - Giáo viên có sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học, giờ dạy tương đối sinh động, trực quan. - Giáo viên không mất nhiều thời gian chuẩn bị. - Tự chủ về phân phối chương trình môn học. - Học sinh làm tốt bài tập tính toán. *) Hạn chế: - Những kiến thức này dạy ở những thời điểm khác nhau, có sự trùng lặp kiến thức và chưa logic ở ba môn học, chưa phù hợp với định hướng đổi mới giáo dục. - Kiến thức sản xuất và truyền tải điện tương đối nặng và khô khan làm cho học sinh khó lĩnh hội. - Phương pháp tiếp cận kiến thức phần này còn truyền thống, chưa gây được sự hứng thú cho học sinh, học sinh không thích học. SK Vật lí 2017 2
  3. 2.2. Giải pháp mới cải tiến: 2.2.1. Xây dựng chương trình tích hợp: “An toàn - Sản xuất - Truyền tải – Sử dụng tiết kiệm điện năng” Thời lượng 05 buổi làm việc tập trung trong đó 01 buổi báo cáo và thăm quan học tập tại nhà máy nhiệt điện Ninh Bình. Trong đó bao gồm các nội dung tích hợp sau: - Chương trình môn Vật lí 12 chương III “Dòng điện xoay chiều” Bài 12: Đại cương về dòng điện xoay chiều Bài 16: Truyền tải điện năng và máy biến áp Bài 17: Máy phát điện xoay chiều - Chương trình môn Công nghệ 12 gồm: + Hệ thống điện quốc gia + Mạch điện xoay chiều 3 pha + Máy điện xoay chiều ba pha. Máy biến áp ba pha - Chương trình nghề điện dân dụng 11 gồm: + An toàn điện + Máy biến áp 2.2.2. Dạy học trải nghiệm sáng tạo chủ đề “An toàn - Sản xuất - Truyền tải - Sử dụng tiết kiệm điện năng” Bước 1: Xác định nhu cầu tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo. - Chủ đề dạy học “ Sản xuất và truyền tải điện năng” là chủ đề mà lượng kiến thức khá nặng và khó tiếp thu. Bên cạnh đó còn là vấn đề quan trọng trong đời sống sinh hoạt cũng như trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. - Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình là một trong những hình thức sản xuất điện năng, có vị trí cách trường 4km thuận lợi cho việc tham quan trải nghiệm. - Các em học sinh lớp 12 phù hợp cho việc tìm hiểu nhà máy nhiệt điện. Vừa khắc sâu kiến thức vừa hường nghiệp rất tốt. Bước 2: Đặt tên cho hoạt động Hoạt động 1: Nghiên cứu về an toàn điện Hoạt động 2: Nghiên cứu về sản xuất điện Hoạt động 3: Nghiên cứu về truyền tải điện Hoạt động 4: Nghiên cứu về sử dụng tiết kiệm điện SK Vật lí 2017 3
  4. Bước 3: Xác định mục tiêu của hoạt động Hoạt động 1: Nghiên cứu về an toàn điện Hoạt động này giúp cho học sinh: - Nắm được vì sao phải sử dụng điện an toàn, các biện pháp an toàn khi sử dụng điện trong sinh hoạt và trong sản xuất. - Biết cách sơ cứu, xử lí khi có tai nạn điện xảy ra - Phương tiện bảo hộ lao động và công tác an toàn về điện của nhà máy nhiệt điện. - Phát triển năng lực thực hiện, năng lực sáng tạo, thao tác trong quá trình xây dựng kế hoạch. - Kĩ năng hoạt động nhóm, thảo luận, đề xuất ý tưởng giải quyết các vấn đề được đặt ra. Hoạt động 2: Nghiên cứu về sản xuất điện Hoạt động này giúp học sinh: - Nắm vững được nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều. - Nêu và phân tích được các hình thức sản xuất điện. - Nguyên tắc hoạt động của nhà máy nhiệt điện. - Cách bố trí các bộ phận quan trọng của nhà máy nhiệt điện. - Hoạt động này yêu cầu học sinh phải xây dựng được mô hình sản xuất điện của nhà máy nhiệt điện. - Nêu được những ảnh hưởng của việc sản xuất điện với môi trường và cách khắc phục. - Kĩ năng hoạt động nhóm, thảo luận, đề xuất ý tưởng giải quyết các vấn đề được đặt ra. Hoạt động 3: Nghiên cứu về truyền tải điện Hoạt động này giúp học sinh: - Trình bầy được công suất tiêu thụ của dòng điện xoay chiều, hao phí điện năng trên đường dây truyền tải, hiệu suất của mạch điện xoay chiều. Từ đó đưa ra những giải pháp giảm điện năng hao phí trên đường dây truyền tải và phân tích chỉ ra biện pháp triệt để và hiệu quả nhất. SK Vật lí 2017 4
  5. - Nêu được đinh nghĩa, cấu tạo và nguyên tắc làm việc của máy biến áp. Chế tạo (quấn) máy biến áp đơn giản. - Tìm hiểu cách mắc điện hình sao, hình tam giác. - Cách truyền tải điện từ máy phát. - Các dụng cụ điều khiển và đo điện. - Phát triển năng lực thực hiện, năng lực sáng tạo trong quá trình xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động. - Kĩ năng hoạt động nhóm, thảo luận, đề xuất ý tưởng giải quyết các vấn đề được đặt ra. Hoạt động 4: Nghiên cứu về sử dụng tiết kiệm điện Hoạt động này giúp cho học sinh: - Trình bầy được vai trò của điện năng đối với sản xuất và đời sống. - Học sinh phải thuyết phục được mọi người vì sao phải tiết kiệm điện. - Trình bầy được các cách tiết kiệm điện. - Phát triển năng lực thực hiện, năng lực sáng tạo trong quá trình xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động. - Kĩ năng hoạt động nhóm, thảo luận, đề xuất ý tưởng giải quyết các vấn đề. Bước 4: Xác định nội dung và phương pháp, phương tiện, hình thức của hoạt động Hoạt động 1: Nghiên cứu về an toàn điện - Nhiệm vụ học tập cụ thể như sau: + Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu vì sao phải sử dụng điện an toàn + Nhiệm vụ 2: Các biện pháp an toàn điện + Nhiệm vụ 3: Xử lí và sơ cứu khi có tai nạn điện xảy ra - Hình thức: Sân khấu hóa kết hợp thuyết trình - Phương tiện: Máy tính, máy chiếu, dụng cụ an toàn điện, các dụng cụ sơ cứu... SK Vật lí 2017 5
  6. Hoạt động 2: Nghiên cứu về sản xuất điện - Nhiệm vụ học tập cụ thể như sau: + Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu nguyên tắc sản xuất điện năng + Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu các hình thức sản xuất điện và những ảnh hưởng với môi trường - Hình thức: Thi giữa các nhóm kết hợp thuyết trình - Phương tiện: Máy tính, máy chiếu, mô hình sản xuất điện Hoạt động 3: Nghiên cứu về truyền tải điện - Nhiệm vụ học tập cụ thể như sau: Nhiệm vụ 1: Trình bày được công suất tiêu thụ của dòng điện xoay chiều, hao phí điện năng trên đường dây truyền tải, hiệu suất của mạch điện xoay chiều. Từ đó đưa ra những giải pháp giảm điện năng hao phí trên đường dây truyền tải và phân tích chỉ ra biện pháp triệt để và hiệu quả nhất. Nhiệm vụ 2: Nêu được đinh nghĩa, cấu tạo và nguyên tắc làm việc của máy biến áp. Chế tạo (quấn) máy biến áp đơn giản. Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu cách mắc điện hình sao, hình tam giác - Phương pháp: Nhằm giúp học sinh hoàn thành các nhiệm vụ trên, chúng tôi sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề. Ở đây, học sinh được đặt mình trong tình huống có vấn đề cụ thể, thông qua việc giải quyết vấn đề, học sinh nắm vững được các tri thức đã học hơn, lĩnh hội tri thức mới cụ thể ở đây là tri thức về truyền tải điện, gần gũi với đời sống; có được kĩ năng mới như: lập kế hoạch, kĩ năng làm việc nhóm… - Hình thức: Học sinh hoạt động theo nhóm, tự trải nghiệm trong môi trường sống, thuyết trình báo cáo. - Phương tiện: Máy tính, máy chiếu, mô hình truyền tải điện… Hoạt động 4: Nghiên cứu về sử dụng tiết kiệm điện - Nhiệm vụ học tập cụ thể như sau: Nhiệm vụ 1: Trình bầy được vai trò của điện năng đối với sản xuất và đời sống. SK Vật lí 2017 6
  7. Nhiệm vụ 2: Học sinh phải thuyết phục được mọi người vì sao phải tiết kiệm điện. Trình bầy được các cách tiết kiệm điện. - Hình thức: Sân khấu hóa. - Phương tiện: Máy tính, máy chiếu,… Bước 5: Lập kế hoạch Phân công nhiệm vụ cho giáo viên phụ trách: + Đ/c Bắc: Phụ trách chung, lên kế hoạch, phân công nhiệm vụ và viết phần lí luận chung, tổng hợp trình bầy quyển chuyên đề, liên hệ với nhà máy điện cùng đ/c Thanh Hp. + Chủ đề 1: “An toàn điện” phụ trách đ/c Phạm Thị Sơn, đ/c Nguyễn Thị Vân Anh, Kĩ sư Công ty cổ phần nhiệt điện Ninh Bình. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu, xây dựng và trình bày chủ đề “An toàn điện” + Chủ đề 2: “Sản xuất điện” phụ trách đ/c Đinh Xuân Phúc, đ/c Đinh Thị Bắc Đ/c Bùi Xuân Hồ, Kĩ sư Công ty cổ phần nhiệt điện Ninh Bình. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cơ sở lí thuyết và nguyên lí sản xuất điện, xây dựng và trình bày chủ đề “Sản xuất điện” + Chủ đề 3: “ Truyền tải điện” phụ trách đ/c Đinh Thị Lan, đ/c Hà Thị Thu Hà, Đ/c Tạ Văn Bình, Kĩ sư Công ty cổ phần nhiệt điện Ninh Bình. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cơ sở lí thuyết và nguyên lí truyền tải điện, xây dựng và trình bày chủ đề “Truyền tải điện” + Chủ đề 4: “Sử dụng tiết kiệm điện” phụ trách đ/c Tạ Thị Quyên, đ/c Phạm Kim Thoa, Kĩ sư Công ty cổ phần nhiệt điện Ninh Bình. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu, xây dựng và trình bày chủ đề “Sử dụng tiết kiệm điện” + Trải nghiệm thực tế: “Quan sát, thao tác sản xuất và truyền tải điện” phụ trách Kĩ sư Công ty cổ phần nhiệt điện Ninh Bình. Buổi 1: Giáo viên làm việc chung với học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo, phân nhóm học sinh và giao nhiệm vụ cho các nhóm - Số học sinh tham gia: 40 chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm phụ trách một chủ đề - Địa điểm: Trường THPT Yên Khánh B Khi đã tập hợp đầy đủ các em học sinh sẽ tham gia buổi hoạt động trải nghiệm sáng tạo, giáo viên nêu nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo về chủ đề “An toàn - Sản xuất - Truyền tải - Sử dụng tiết kiệm điện năng”. Giáo viên cũng giới thiệu đợt SK Vật lí 2017 7
  8. hoạt động này gồm 2 phần chính: Phần thứ nhất là tìm hiểu về kiến thức trọng tâm trong chủ đề, ứng dụng trong thực tế; Phần thứ hai là trải nghiệm thực tế tại nhà máy nhiệt điện Ninh Bình. Giáo viên định hướng cho học sinh về nội dung của phần thứ hai. Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh lựa chọn, đăng kí tham gia và thành lập các nhóm. Khi đã thành lập các nhóm đăng kí vào các hướng nghiên cứu nêu trên của giáo viên, giáo viên yêu cầu các nhóm cử ra nhóm trưởng, ghi lại tên, số điện thoại liên lạc và địa chỉ của các thành viên trong nhóm mình. Đồng thời các nhóm trưởng cũng ghi lại số điện thoại của giáo viên để tiện liên lạc khi gặp khó khăn cần trao đổi với giáo viên. Qua thông tin của các nhóm chúng tôi được biết các em đăng kí vào các nhóm là do các em trong cùng một nhóm có cùng lòng yêu thích, đam mê tìm hiểu, học hỏi theo các hướng nghiên cứu nêu trên và có thể hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thực hiện ý tưởng của mình. Sau khi đã chia nhóm, giáo viên yêu cầu các nhóm tự họp, bàn bạc và đưa ra ý tưởng phù hợp với nhóm mình và với hướng nghiên cứu mà nhóm đã lựa chọn. Vẽ phác họa sơ đồ ý tưởng của mình và xét tính khả thi của ý tưởng. Giáo viên gia hạn cho các nhóm về bàn bạc và suy nghĩ đăng kí ý tưởng của nhóm sau một tuần và hẹn lịch gặp gỡ làm việc với từng nhóm cụ thể. Trong quá trình suy nghĩ các nhóm trao đổi thảo luận xin góp ý của giáo viên. Buổi 2: Giáo viên phụ trách hướng dẫn từng nhóm thảo luận Sau thời gian gia hạn cho các nhóm, giáo viên hẹn gặp và làm việc cụ thể với từng nhóm. Bước 6: Thiết kế chi tiết hoạt động trên bả n giấ y Trong bước này, cần phải xác định: Có bao nhiêu việc cần phải thực hiện? Các việc đó là gì? Nội dung của mỗi việc đó ra sao? Tiến trình và thời gian thực hiện các việc đó như thế nào? Các công việc cụ thể cho các tổ, nhóm, các cá nhân. Yêu cầu cần đạt được của mỗi việc. Bước 7: Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình hoạt động Rà soát, kiểm tra lại nội dung và trình tự của các việc, thời gian thực hiện cho từng việc, xem xét tính hợp lý, khả năng thực hiện và kết quả cần đạt được. SK Vật lí 2017 8
  9. Nếu phát hiện những sai sót hoặc bất hợp lý ở khâu nào, bước nào, nội dung nào hay việc nào thì kịp thời điều chỉnh. Cuối cùng, hoàn thiện bản thiết kế chương trình hoạt động và cụ thể hóa chương trình đó bằng căn bản. Đó là giáo án tổ chức hoạt động. Bước 8: Lưu trữ kết quả hoạt động vào hồ sơ của học sinh. 2.2.3. Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp + Là giải pháp mang nội dung tích hợp cao: Nội dung tích hợp ở nhiều môn học, phương pháp tiếp cận nội dung mới mẻ chưa từng được áp dụng ở trường THPT nào. + Giúp giáo viên giảng dạy đạt hiệu quả cao hơn, tiết kiệm được thời gian cung cấp kiến thức lí thuyết vận dụng vào thực tiễn cho học sinh, học sinh lĩnh hội kiến thức trực quan, sinh động, hiểu đúng bản chất vật lý, không bị ngộ nhận. + Học sinh hoàn toàn chủ động trong việc tìm hiểu kiến thức, tự tin trong mọi hoạt động, hứng thú và yêu thích môn học qua trải nghiệm sáng tạo. + Quy mô của giải pháp lớn: Giải pháp có thể kết hợp được nhiều giáo viên và học sinh toàn khối tham gia cùng lúc. + Phù hợp với sự chỉ đạo của Bộ GD &ĐT, của Sở GD & ĐT trong việc tăng cường dạy học theo chủ đề tích hợp, liên môn và trải nghiệm sáng tạo giúp học sinh học tập chủ động, sáng tạo. 3. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được 3.1. Hiệu quả kinh tế - Tổ chức được tập trung với số lượng học sinh lớn, tiết kiệm được thời gian: Theo chương trình thì tổng số tiết là 10 tiết. Số lớp học chương trình 10 lớp Phương pháp truyền thống Trải nghiệm sáng tạo 16 tiết x10lớp x 45 phút =7200phút=120h Buổi 1: Làm việc trong 2h Buổi 2: Làm việc trong 4h Buổi 3: Làm việc trong 4h Tổng thời gian: 10h - Tiết kiệm kinh phí: Phương pháp truyền thống Trải nghiệm sáng tạo 16 tiết x 10lớp x 45.000đ = 7.200.000đ 10h x 60 phút : 45 phút =13,333 14 x 45.000đ x 9 giáo viên = 5.670.000 đ SK Vật lí 2017 9
  10. - Huy động được xã hội hóa giáo dục: tổng số tiền 27.400.000 đồng + Huy động được sự ủng hộ của doanh nghiệp. Công ty cổ phần nhiệt điện Ninh Bình ủng hộ: Xe đưa đón giáo viên và học sinh: 6 ca xe x 2.000.000 = 12.000.000 đồng Cơ sở vật chất: Hội trường tổ chức, loa đài âm thanh, máy chiếu, máy tính ... Nước uống: 580 người x 10.000 đồng= 5.800.000 đồng + Huy động được phụ huynh học sinh: Phụ huynh học sinh nhiệt tình ủng hộ cho con em tham gia trải nghiêm, hỗ trợ con em chuẩn bị bài học: 480 hs x 20.000đ =9.600.000 đồng - Thiết lập được mối quan hệ dài lâu giữa nhà trường và doanh nghiệp. 3.2. Hiệu quả xã hội *) Đối với học sinh: - Các em học sinh thu được lượng kiến thức rất bổ ích, rất rộng của nhiều môn học Vật lí, Kĩ công nghiệp, Nghề điện dân dụng, Địa lí, Lịch sử, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ ... trong một chuyên đề. Ghi nhớ, khắc sâu kiến thức từ sách vở qua việc trải nghiệm thực tế. Phát huy được tính chủ động sáng tạo của mỗi học sinh. Học sinh được vận dụng tổng hợp kiến thức vào trong điều kiện thực tiễn để giải quyết những vấn đề cụ thể. - Rèn luyện cho học sinh biết đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ. Góp phần hình thành tính cách tác phong của người trong xã hội công nghiệp hóa hiện đại hóa. Qua hoạt động giúp học sinh ý thức được trách nhiệm của mình với bản thân, với các bạn, với thầy cô và với mọi người. - Từ hoạt động trải nghiệm các em hình thành được công việc của các kĩ sư, công nhân góp phần định hướng nghề nghiệp. Góp phần giáo dục lịch sử địa phương, địa lí địa phương. *) Đối với giáo viên: - Rèn luyện phương pháp làm việc mới phù hợp với xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay. Giáo viên đóng vai trò là người định hướng, hướng dẫn học sinh. Giúp giáo viên ngày càng năng động hơn, người giáo viên không chỉ dạy học bó hẹp trong phạm vi trường học mà còn cần phải tìm hiểu liên hệ với xã hội, giao lưu học hỏi nâng cao tay nghề. Từ đó truyền thụ những kiến thức thực tiễn, sự say mê nghiên cứu khoa học, trải nghiệm cho học sinh SK Vật lí 2017 10
  11. - Qua chuyên đề giáo viên được gần gũi với học sinh, hiểu hơn về các em từ đó tìm ra những điểm sáng tạo và những tài năng ở học sinh để tập chung phát huy các điểm mạnh và rèn luyện những điểm yếu của học sinh - Từ làm chuyên đề các thầy cô cũng củng cố được tinh thần tập thể đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, tạo nên sự thành công. *) Đối với nhà trường: - Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn Vật lí nói riêng, các môn học của nhà trường nói chung phù hợp với chủ trương đổi mới phương pháp dạy học đang từng bước được tiến hành như hiện nay. - Tạo nên sự chuyển biến phương pháp giáo dục các bộ môn khác trong nhà trường nhờ sự tiên phong. Bộ môn Lịch sử, Văn học, Hóa học cũng đã có kế hoạch tương tự giúp học sinh trải nghiệm. - Nhà trường xếp thứ 3 toàn tỉnh trong kì thi học sinh giỏi - Tạo được sự hứng khởi say mê của học sinh, thu hút được sự tham gia của phụ huynh học sinh, sự quan tâm của xã hội, các doanh nghiệp, nâng cao được vị thế của nhà trường với nhân dân trên địa bàn. - Thiết lập được mối quan hệ giữa nhà trường và Công ty cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình cho học sinh thăm quan trải nghiệm không chỉ trong năm học này mà còn các năm học tiếp theo. *) Đối với giáo dục THPT Ninh Bình: - Chuyên đề đã tạo được hiệu ứng lan tỏa trong các trường THPT. Đổi mới để tiến bộ, đổi mới để bắt kịp thời đại. - Thiết lập được mối quan hệ giữa Sở giáo dục và đào tạo Ninh Bình với Công ty cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình. 4. Điều kiện và khả năng áp dụng. *) Điều kiện áp dụng: Tất cả các giáo viên giảng dạy Vật lí, Kĩ công nghiệp và Nghề điện học cấp THPT áp dụng được. *) Khả năng áp dụng: - Sáng kiến được sử rất rộng: Về nội dung lý thuyết có thể từng lớp tìm hiểu riêng, nội dung trải nghiệm có thể toàn khối tham gia. - Có thể áp dụng nội dung cho toàn bộ học sinh lớp 12 các trường THPT. SK Vật lí 2017 11
  12. 5. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến Trình độ Nội dung công TT Họ và tên Nơi công tác chuyên môn việc hỗ trợ Trường THPT Dạy học theo 1 Tạ Văn Bình Cử nhân Vật Lý Yên Khánh B sáng kiến 2 Trường THPT Dạy học theo Tạ Thị Quyên Cử nhân Vật Lý Yên Khánh B sáng kiến Trường THPT Dạy học theo 3 Nguyễn Thị Vân Anh Cử nhân Vật Lý Yên Khánh B sáng kiến Trường THPT Cử nhân Kỹ Dạy học theo 4 Phạm Thị Sơn Yên Khánh B Thuật CN sáng kiến Trường THPT Dạy học theo 7 Đinh Thị Bắc Thạc sĩ Vật lý Yên Khánh B sáng kiến Trường THPT Dạy học theo 8 Đinh Xuân Phúc Cử nhân Vật lý Yên Khánh B sáng kiến Trường THPT Dạy học theo 9 Hà Thị Thu Hà Thạc sĩ Vật lý Yên Khánh B sáng kiến Trường THPT Dạy học theo 10 Phạm Thị Kim Thoa Thạc sĩ Vật lý Yên Khánh B sáng kiến Trường THPT Dạy học theo 11 Đinh Thị Lan Thạc sĩ Vật lý Yên Khánh B sáng kiến Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Yên Khánh, ngày 22 tháng 9 năm 2017 XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI NỘP ĐƠN LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ CƠ SỞ T/m nhóm tác giả: Nhóm trưởng chuyên môn Đinh Thị Bắc SK Vật lí 2017 12
  13. PHỤ LỤC A. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ I. BUỔI LÀM VIỆC THỨ NHẤT Giáo viên làm việc chung với học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo, phân nhóm học sinh và giao nhiệm vụ cho các nhóm - Số học sinh tham gia: 40 chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm phụ trách một chủ đề - Địa điểm: Trường THPT Yên Khánh B Khi đã tập hợp đầy đủ các em học sinh sẽ tham gia buổi hoạt động trải nghiệm sáng tạo, giáo viên nêu nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo về chủ đề: “An toàn -Sản xuất - Truyền tải - Sử dụng tiết kiệm điện năng” bao gồm các hoạt động: 1. Hoạt động 1: Phổ biến cho học sinh các hình thức trải nghiệm sáng tạo. - Hình thức có tính khám phá: thực địa, thực tế, tham quan, dã ngoại, cắm trại,... - Hình thức có tính triển khai: dự án và nghiên cứu khoa học, sáng tạo KHKT, hội thảo, câu lạc bộ, ... - Hình thức các hội thi, cuộc thi: thi viết, thi vẽ, thi tìm hiểu, đố vui, giải ô chữ, thi tiểu phẩm, thiết kế thời trang, kể chuyện, chụp ảnh, thuyết trình, tạo video clip,... về một chủ đề nào đó. - Hình thức có tính trình diễn: diễn đàn, giao lưu, sân khấu hóa, tổ chức trò chơi,... - Hình thức có tính cống hiến, tuân thủ: thực hành lao động việc nhà, việc trường, lao động công ích, tổ chức sự kiện, hoạt động chiến dịch, hoạt động nhân đạo – hoạt động tình nguyện vì xã hội,...v..v 2. Hoạt động 2: Các nội dung kiến thức cần chuẩn bị cho chủ đề - Chương trình môn Vật lí 12 chương III “Dòng điện xoay chiều” gồm các bài: Bài 12: Đại cương về dòng điện xoay chiều Bài 16: Truyền tải điện năng và máy biến áp Bài 17: Máy phát điện xoay chiều - Chương trình môn Công nghệ 12 gồm: + Hệ thống điện quốc gia SK Vật lí 2017 13
  14. + Mạch điện xoay chiều 3 pha + Máy điện xoay chiều ba pha. Máy biến áp ba pha - Chương trình nghề điện dân dụng 11 gồm: + An toàn điện + Máy biến áp 3. Hoạt động 3: Xây dựng các nội dung trên thành 4 chủ đề Chủ đề : An toàn điện Chủ đề 2: Sản xuất điện Chủ đề 3: Truyền tải điện Chủ đề 4: Sử dụng tiết kiệm điện Giáo viên cũng giới thiệu đợt hoạt động này gồm 2 phần chính: Phần thứ nhất: tìm hiểu về kiến thức trọng tâm trong chủ đề, ứng dụng trong thực tế; Phần thứ hai: trải nghiệm thực tế tại nhà máy nhiệt điện Ninh Bình. 4. Hoạt động 4: Giao nhiệm vụ cho các nhóm. Nhóm 1: Xây dựng các nội dung cho chủ đề ‘‘ AN TOÀN ĐIỆN’’ Nhóm 2: Xây dựng các nội dung cho chủ đề ‘‘ SẢN XUẤT ĐIỆN’’ Nhóm 3: Xây dựng các nội dung cho chủ đề ‘‘ TRUYỀN TẢI VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN’’ Nhóm 4: Xây dựng các nội dung cho chủ đề ‘‘ SỬ DỤNG TIẾT KIỆM ĐIỆN’’ SK Vật lí 2017 14
  15. 5. Hoạt động 5. Lập danh sách thành viên các nhóm. DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN NHÓM 1 BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM: 1 Chức Họ và tên Nhiệm vụ Số điện thoại vụ Phân công các công việc, liên Nhóm Nguyễn Thùy Linh 01688.262.454 lạc, tổng hợp chung, báo cáo. trưởng Tìm hiểu tại sao phải sử dụng Nhóm Tạ Hà Ly điện an toàn. Phó Tìm hiểu tại sao phải sử dụng Lại T.Thanh Phương 01633.887.892 điện an toàn. Tìm hiểu tại sao phải sử dụng Lê Quốc Lập 0968.259.350 điện an toàn. Tìm hiểu tại sao phải sử dụng Đinh Ngọc Hoan 0978.435.503 điện an toàn. Tìm hiểu các nguyên nhân Đỗ Đăng Quang gây ra tai nạn điện, biện pháp 01239.761.669 sơ cứu khi bị điện giật. Tìm hiểu các nguyên nhân Đinh Văn Đức gây ra tai nạn điện, biện pháp 01626.367.865 sơ cứu khi bị điện giật. Tìm hiểu các nguyên nhân Đinh Thị Hiền Lương gây ra tai nạn điện, biện pháp 0964.875.863 sơ cứu khi bị điện giật. Tìm hiểu các nguyên nhân Đào Thị Hồng Hạnh gây ra tai nạn điện, biện pháp 0974.209.215 sơ cứu khi bị điện giật. Tìm hiểu các nguyên nhân Đinh Đức Anh gây ra tai nạn điện, biện pháp 0919.035.168 sơ cứu khi bị điện giật. SK Vật lí 2017 15
  16. DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN NHÓM 2 BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM: 2 Họ và tên Nhiệm vụ Chức vụ Số điện thoại Tổng hợp, liên lạc, báo cáo, Nhóm Phan Thị Mỹ 01626.342.024 phân công các nhiệm vụ trưởng Ngiên cứu các nguồn nguyên Nhóm Mai Thùy Linh liệu để sản xuất điện, các nguồn 01232.390.416 phó sản xuất điện chính của nước ta. Ngiên cứu các nguồn nguyên Đinh Thị Liên liệu để sản xuất điện, các nguồn 0966.247.030 sản xuất điện chính của nước ta. Ngiên cứu các nguồn nguyên Đinh Thị Thu Yên liệu để sản xuất điện, các nguồn 01684.502.058 sản xuất điện chính của nước ta. Ngiên cứu các nguồn nguyên Đinh Thị Thương liệu để sản xuất điện, các nguồn sản xuất điện chính của nước ta. Nghiên cứu nguyên tắc tạo ra Nguyễn Thị Lan dòng điện xoay chiều, máy phát 01298.502.358 Anh điện xoay chiều. Nghiên cứu nguyên tắc tạo ra Lại Thị Thùy Linh dòng điện xoay chiều, máy phát 01658.695.909 điện xoay chiều. Nghiên cứu nguyên tắc tạo ra Cao Thị Ngọc Thư dòng điện xoay chiều, máy phát 0168.226.973 điện xoay chiều. Nghiên cứu nguyên tắc tạo ra Phan Thế Vinh dòng điện xoay chiều, máy phát 0868.926.094 điện xoay chiều. Nghiên cứu nguyên tắc tạo ra Bùi Sinh Thọ dòng điện xoay chiều, máy phát 0904.889.468 điện xoay chiều. SK Vật lí 2017 16
  17. DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN NHÓM 3 BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM: 3 Họ và tên Nhiệm vụ Chức vụ Số điện thoại Phạm Đình Nhật Tổng hợp, báo cáo. Nhóm 0904.825.032 trưởng Phạm Thị Mai Anh Thuyết trình, Nghiên cứu bài Nhóm toán truyền tải điện năng. phó Đinh Thanh Huyền Nghiên cứu bài toán truyền tải 01258.272.375 điện năng. An Đức Nguyên Nghiên cứu bài toán truyền tải 0906.186.631 điện năng. Tạ Mạnh Tuấn Nghiên cứu lý thuyết về máy 01686.191.633 biến áp. Đinh Thị Lan Nghiên cứu lý thuyết về máy 0966.401.163 biến áp. Phạm Hồ Nam Nghiên cứu lý thuyết về máy biến áp, chế tạo 1 máy biến áp. Phạm Thu Huyền Nghiên cứu về các cách mắc 01639.798.670 mạch hình sao và hình tam giác. Bùi Tràn Duy Tôn Nghiên cứu về các cách mắc mạch hình sao và hình tam giác. Đinh Ngọc Huyền Nghiên cứu về các cách mắc 0911.192.862 mạch hình sao và hình tam giác. SK Vật lí 2017 17
  18. DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN NHÓM 4 BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM: 4 Họ và tên Nhiệm vụ Chức vụ Số điện thoại Đinh Thị Vân Anh Tổng hợp, báo cáo, liên lạc. Nhóm 01665.089.536 trưởng Phạm Trung Kiên Nghiên cứu nội dung tại sao Nhóm 0971.125.803 phải tiết kiệm điện? phó Hoàng Thu Huyền Nghiên cứu nội dung tại sao 01685.058.610 phải tiết kiệm điện? Nguyễn Thị Nhung Nghiên cứu nội dung tại sao 01662.289.676 phải tiết kiệm điện? Tạ Duy Công Nghiên cứu các biện pháp tiết kiệm điện. Đinh Thanh Hương Nghiên cứu các biện pháp tiết 0944.955.137 kiệm điện. Phạm Thị Ngọc Nghiên cứu các biện pháp tiết 01666.125.410 kiệm điện. Trương Hoài Nam Nghiên cứu các biện pháp tiết 01662.339.862 kiệm điện. Vũ Minh Tuấn Nghiên cứu các biện pháp tiết 01696.625.506 kiệm điện. Đinh Văn Công Nghiên cứu các biện pháp tiết 01658.421.316 kiệm điện. SK Vật lí 2017 18
  19. 6. Hoạt động 6. Chuyển giao các nhiệm vụ học tập cho các nhóm: Nhóm 1: Nghiên cứu về an toàn điện - Nhiệm vụ học tập cụ thể như sau: Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu vì sao phải sử dụng điện an toàn Nhiệm vụ 2: Các nguyên nhân gây ra tai nạn điện. Nhiệm vụ 3: Xử lí và sơ cứu khi có tai nạn điện xảy ra Nhiệm vụ 4: Thảo luận đưa ra các cách thức, phương tiện, hình thức tiếp cận trình bày. Nhóm 2: Nghiên cứu về sản xuất điện - Nhiệm vụ học tập cụ thể như sau: Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu nguyên tắc sản xuất điện năng Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu các hình thức sản xuất điện và những ảnh hưởng với môi trường Nhiệm vụ 3: Thảo luận đưa ra các cách thức, phương tiện, hình thức tiếp cận trình bày. Nhóm 3: Nghiên cứu về truyền tải điện - Nhiệm vụ học tập cụ thể như sau: Nhiệm vụ 1: Trình bày được công suất tiêu thụ của dòng điện xoay chiều, hao phí điện năng trên đường dây truyền tải, hiệu suất của mạch điện xoay chiều. Từ đó đưa ra những giải pháp giảm điện năng hao phí trên đường dây truyền tải và phân tích chỉ ra biện pháp triệt để và hiệu quả nhất. Nhiệm vụ 2: Nêu được đinh nghĩa, cấu tạo và nguyên tắc làm việc của máy biến áp. Chế tạo (quấn) máy biến áp đơn giản. Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu cách mắc điện hình sao, hình tam giác Nhiệm vụ 4: Thảo luận đưa ra các cách thức, phương tiện, hình thức tiếp cận trình bày. Nhóm 4: Nghiên cứu về sử dụng tiết kiệm điện SK Vật lí 2017 19
  20. - Nhiệm vụ học tập cụ thể như sau: Nhiệm vụ 1: Trình bầy được vai trò của điện năng đối với sản xuất và đời sống. Nhiệm vụ 2: Học sinh phải thuyết phục được mọi người vì sao phải tiết kiệm điện. Trình bầy được các cách tiết kiệm điện. Nhiệm vụ 3: Thảo luận đưa ra các cách thức, phương tiện, hình thức tiếp cận trình bày. 7. Hoạt động 7. Các nhóm thảo luận, giao nhiệm vụ về nhà cho các thành viên. II. BUỔI LÀM VIỆC THỨ HAI 1. Các nhóm trình bày sơ bộ các nội dung đã chuẩn bị, các phương án trình bày giáo viên nhận xét góp ý. Sau thời gian gia hạn cho các nhóm chuẩn bị các nhiệm vụ học tập, giáo viên gặp gỡ các nhóm để nghe báo cáo sơ bộ các công việc đã thực hiện được và góp ý kiến cho từng nhóm. KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM: 1 Nhiệm Tại sao phải sử dụng điện an toàn? vụ 1 Sự bất cẩn của người lái xe để cây dầu va vào đường dây điện 500KV, làm mất điện trên diện rộng nhiều giờ của 22 tỉnh phía nam gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng. SK Vật lí 2017 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2