intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm với môn Sinh học

Chia sẻ: Chubongungoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:62

34
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là đổi mới giáo dục và đào tạo được nêu trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông chương trình tổng thể. Bộ đề cao phẩm chất, năng lực của người học. Phẩm chất của người học bao gồm: Yêu đất nước, yêu con người, chăm học, chăm làm, trung thực, trách nhiệm. Năng lực của người học bao gồm: Năng lực chung và năng lực chuyên môn. Năng lực chung có các năng lực như năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Các năng lực chuyên môn có các năng lực như năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công nghệ, năng lực tìm hiểu xã hội, năng lực tin học, năng lực thể chất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm với môn Sinh học

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng thẩm định sáng kiến Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình. Chúng tôi ghi tên dưới đây: Tỷ lệ (%) Trình Ngày, đóng góp Chức độ Ghi TT Họ và tên tháng, Nơi công tác vào việc vụ chuyên chú năm sinh tạo ra môn sáng kiến THPT Tổ phó 1. Bùi Thị Liên 21/06/1985 chuyên Cử nhân 30% Tác giả Nho Quan C môn THPT Phó Đồng 2. Ngô Đức Thắng 27/10/1978 Hiệu Cử nhân 20% Nho Quan C trưởng tác giả 10/10/1980 THPT Phó Đồng 3. Đặng Văn Phương Hiệu Thạc sĩ 20% Nho Quan C trưởng tác giả THPT Giáo Đồng 4. Trần Thị Hoa 11/09/1983 Cử nhân 20% Nho Quan C viên tác giả Vũ Thị Thanh THPT Giáo Đồng 5. 11/10/1992 Cử nhân 10% Nhàn Nho Quan C viên tác giả 1
  2. I. TÊN SÁNG KIẾN, LĨNH VỰC ÁP DỤNG Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: GIẢI PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM VỚI MÔN SINH HỌC. Lĩnh vực áp dụng: Đổi mới dạy học Sinh học THPT II. NỘI DUNG 1. Giải pháp cũ thường làm: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo không phải là vấn đề mới trong giáo dục. Thực tế trong chương trình, sách giáo khoa hiện tại nội dung này được thể hiện ở các bài thực hành, lồng ghép liên hệ thực tế trong bài học. Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường là tổ chức cho các em đi tham quan, dã ngoại, lao động công ích, lao động cùng gia đình…Tuy nhiên, cách thức tổ chức chưa đạt hiệu quả giáo dục cao. Việc tổ chức trải nghiệm trên lớp học: Số bài thực hành trong sách giáo khoa hiện tại tương đối ít, một số bài thực hành trong chương trình do điều kiện tiến hành phức tạp, không phù hợp với điều kiện địa phương, nhà trường. Ví dụ sách giáo khoa Sinh học 12 có 3 bài thực hành trên tổng số 48 bài học, trong 3 bài thực hành có tới 2 bài khó thực hiện thành công được như Bài 7: Thực hành quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định và tiêu bản tạm thời; Bài 14: Lai giống. Trong chương trình Sinh học 11 có 7 bài thực hành trên tổng số 48 bài học; Sinh học 10 có 5 bài trên tổng số 33 bài. Trong năm học vừa qua, khi nhà trường được chủ động về phân phối chương trình, giáo viên thường chủ động xây dựng chương trình chuyển số bài thực thực hành thành bài tập, ôn lí thuyết để phục vụ cho việc học “ứng thi”. Việc học trên lớp, giáo viên thường chú trọng đến việc tìm kiến thức ôn tập phục vụ thi hơn là tìm hiểu vấn đề có thể tổ chức cho học sinh trải nghiệm. Việc tổ chức trải nghiệm ngoài lớp học: Cách thức tổ chức học tập trải nghiệm thường làm là: Bước 1: Lựa chọn địa điểm: Địa điểm lựa chọn để trải nghiệm thường là các khu du lịch, khu vui chơi, giải trí,.. theo sở thích của học sinh. Bước 2: Lên kế hoạch cho chuyến đi: Giáo viên, phụ huynh, nhà trường lên kế hoạch cho chuyến đi nhưng công việc này chủ yếu chú trọng đến việc thời gian, phương tiện, sinh hoạt, chi phí cho chuyến đi. Bước 3: Làm công tác xã hội hóa: Công việc chủ yếu là huy động sự đóng góp vật chất cho chuyến đi. Chính vì mục đích học tập không rõ ràng, phụ huynh không thấy được vai trò của chuyến đi học tập trải nghiệm nên sẽ khó khăn trong công tác huy động sức dân, chưa kể sẽ gây hiểu lầm chủ chương của Bộ về tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh. Bước 4: Tổ chức chuyến đi: Trong quá trình tổ các chuyến đi, giáo viên cùng với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường chủ yếu chú trọng vào nội quy của chuyến đi và việc quản lí học sinh làm sao để được thuận tiện, dễ dàng nhất. 2
  3. Bước 5: Tổng kết rút kinh nghiệm chuyến đi: Công việc chủ yếu của công tác này là tổng kết các chi phí của chuyến đi; đánh giá chuyến đi có được đảm bảo bảo an toàn hay không, đồng thời rút kinh nghiệm về cách thức quản lí học sinh dễ dàng hơn. Bước 6: Học sinh viết bài thu hoạch: Do không có định hướng về nội dung học tập trải nghiệm nên khi viết bài thu hoạch, học sinh chủ yếu viết bài thiên về cảm xúc, suy nghĩ trước cảnh đẹp, không gian mới lạ… Bài thu hoạch của học sinh, giáo viên đánh giá theo cách cảm tính hoặc không đánh giá. Nguyên nhân của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm chưa đạt hiệu quả cao là: - Do nhận thức chưa đầy đủ về mục tiêu giáo dục trong thời đại mới. Nhận thức chưa sâu sắc hệ thống lí luận về hoạt động trải nghiệm sáng tạo. - Do ý thức trách nhiệm với công việc chưa cao. Việc tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm đòi hỏi giáo viên luôn phải nỗ lực hơn rất nhiều so với việc dạy “chay”. - Do hạn chế về kĩ năng, năng lực tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm sáng tạo. 2. Giải pháp mới cải tiến: Mục tiêu đổi mới giáo dục và đào tạo được nêu trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông chương trình tổng thể. Bộ đề cao phẩm chất, năng lực của người học. Phẩm chất của người học bao gồm: Yêu đất nước, yêu con người, chăm học, chăm làm, trung thực, trách nhiệm. Năng lực của người học bao gồm: Năng lực chung và năng lực chuyên môn. Năng lực chung có các năng lực như năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Các năng lực chuyên môn có các năng lực như năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công nghệ, năng lực tìm hiểu xã hội, năng lực tin học, năng lực thể chất. Để đạt được phẩm chất, năng lực trên chương trình đổi mới giáo dục trong đó hoạt động trải nghiệm chính thức bắt buộc trong chương trình sách giáo khoa mới. Đứng trước yêu cầu của đổi mới giáo dục, yêu cầu của xã hội về “chuẩn đầu ra” của người học. Không đợi đến khi ban hành sách giao khoa mới, ngay từ đầu năm học 2016-2017 Sở giáo dục và đào tạo Ninh Bình yêu cầu các trường làm kế hoạch giảng dạy các môn phải có kế hoạch tổ chức dạy học trải nghiệm sáng tạo. Trong năm học 2016-2017, nhóm Sinh cũng như các nhóm chuyên môn khác của trường THPT Nho Quan C đã rất tích cực tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh. Các hoạt động trải nghiệm của tất cả các nhóm có thể nói bước đầu đã mang lại những thành công. Sự thành công ấy có được trước hết phải nhờ vào tư tưởng tiến bộ, bắt kịp xu thế của thời đại, dám nghĩ dám làm của các thầy trong Ban Giám hiệu (BGH) trường THPT Nho Quan C. Mặc dù đóng trên địa bàn khó khăn của tỉnh, BGH trường THPT Nho Quan C đã luôn nỗ lực học hỏi, chủ động sáng tạo trong việc quản lí, tổ chức để giáo viên có điều kiện thuận lợi thực hiện nhiệm vụ giáo dục trong thời đại mới. Trong 4 năm trở lại đây, năm nào trường THPT Nho Quan C cũng có hoạt động thường niên giúp học sinh và giáo viên có nhiều động lực hứng thú với công việc được giao. Trong năm học này, đáp ứng yêu cầu học tập trải 3
  4. nghiệm sáng tạo nhà trường tổ chức cuộc thi “HÀNH TRÌNH VỀ MIỀN DI SẢN”. Cuộc thi đã tạo ra sân chơi rất hấp dẫn các em học sinh cũng như các thầy cô trong các nhóm chuyên môn. Sáng thứ 2 chào cờ là một buổi sinh hoạt rất được mong chờ của học sinh cũng như giáo viên. Bản thân chúng tôi cũng như nhiều giáo viên khác nhận thấy sự thay đổi rất tích cực của các em qua hình thức học tập trải nghiệm sáng tạo. Đối với nhóm Sinh đây là điều kiện thuận lợi để chúng tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này từ năm học 2015-2016. Dạy học trải nghiệm sáng tạo chính là cách hòa nhập các hoạt động của nhà trường vào thực tế cuộc sống. Do gắn với bối cảnh thực tế và gắn với nhu cầu của người học cho phép dạy học kéo theo những ích lợi, sự tích cực và sự chịu trách nhiệm của người học. Khi việc học được đặt trong bối cảnh gần gũi với thực tiễn với cuộc sống sẽ cho phép tạo ra niềm tin ở người học, giúp họ tích cực huy động và tận dụng tối đa vốn kinh nghiệm của mình để đáp ứng yêu cầu của hoạt động học. Hiểu rõ mục đích của các hoạt động học khi đó hoạt động học sẽ trở thành nhu cầu tự thân và có ý nghĩa. Qua quá trình nghiên cứu trên nền tảng chương trình, sách giáo khoa hiện hành đối với môn Sinh học 10, 11, 12. Việc tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm sáng tạo với môn Sinh học có thể tiến hành theo 2 cách sau: GIẢI PHÁP 1: TỔ CHỨC DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP - LIÊN BÀI, LIÊN MÔN. Để học sinh phát huy được năng lực của mình, giáo viên phải tạo cơ hội cho học sinh được giải quyết vấn đề trong tình huống mang tính thực tiễn. Khi đó học sinh vừa phải vận dụng những kiến thức, kĩ năng chuyên biệt của môn học vừa phải vận dụng khả năng, năng lực riêng của bản thân để giải quyết vấn đề. Như vậy, thông qua việc hoàn thành một nhiệm vụ trong bối cảnh thực, giáo viên vừa tạo điều kiện cho học sinh phát triển được năng lực chuyên biệt môn học vừa phát triển năng lực chung của mỗi học sinh. Các năng lực này được hình thành và phát triển dựa trên bản năng di truyền của con người, quá trình giáo dục trải nghiệm trong cuộc sống. Khi đó người học sẽ đáp ứng yêu cầu của nhiều loại hình hoạt động khác nhau trong thời đại mới. Khi tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm theo chủ đề tích hợp - liên bài, liên môn vấn đề cần giải quyết thường tích hợp trong nội môn, liên môn ở các mức độ khác nhau. Việc tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm theo chủ đề - liên bài, liên môn cần thực hiện qua các bước sau: Bước 1: Lựa chọn chủ đề Việc lựa chọn chủ đề đối với môn Sinh học cần lựa chọn những chủ để gần gũi với đời sống. Nội dung phải phù hợp với việc học tập trải nghiệm của học sinh, kiến thức không ngoài tầm với của học sinh, không ôm đồm nhiều kiến thức, đi từ thấp đến cao, cân đối giữa chiều sâu kiến thức và bề rộng vận dụng. Các nội dung kiến thức học tập phải gắn liền với các tình huống từ thực tiễn địa phương, những vấn đề cần giải quyết ở địa phương. Đối với môn Sinh học có nhiều chủ đề lớn để giáo viên có thể lựa chọn cho học sinh trải nghiệm gắn với thực tế địa phương như:  Nhân giống, trồng, chăm sóc cây trồng.  Nhân giống và chăm sóc vật nuôi. 4
  5.  Nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu.  Bảo quản nông sản.  Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe con người.  Bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học. Bước 2: Lập kế hoạch. Kế hoạch chung: Việc tổ chức học tập trải nghiệm có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc lập kế hoạch. Công việc này là tìm các nguồn lực và thời gian không gian cần cho việc hoàn thành các mục tiêu. Chi phí về tất cả các mặt phải được xác định. Hơn nữa phải tìm ra phương án chi phí ít nhất cho việc thực hiện các mỗi mục tiêu đó. Kế hoạch chung thể hiện những hoạt động chính trong chủ đề dạy học ai là người phụ trách phối hợp làm việc. Kế hoạch chi tiết: Được thể hiện trong giáo án trong đó giáo viên dự kiến thiết kế chi tiết các hoạt động. Dự kiến các phương án, kịch bản của buổi học tập hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Trong bước này cần xác định rõ có bao nhiêu việc cần phải thực hiện? Tiến trình và thời gian thực hiện như thế nào? Ai là người làm? Yêu cầu công việc cần đạt được là gì? Bước 3: Tìm hiểu thực trạng. Trong bước này giáo viên đề ra các tiêu chí cho học sinh điều tra thực trạng của chủ đề đã lựa chọn. Bước 4: Tìm kiếm thông tin liên quan. Đối với giáo viên: Tìm kiếm thông tin về chủ đề lựa chọn tại nơi có thể tổ chức cho học sinh học tập trải nghiệm. Liên hệ nhờ tư vấn giúp đỡ chia sẻ của chuyên gia, nhà khoa học….. Đối với học sinh: Giáo viên phân công nhiệm vụ cho các nhóm tìm kiếm thông tin có thể bằng các phương pháp như tìm kiếm tài liệu, sách báo, thư viện điện tử, phỏng vấn… Bước 5: Tổ chức hoạt động trải nghiệm. Dựa trên kế hoạch đã lập tuy nhiên trong quá trình thực hiện giáo viên cần linh hoạt dựa vào điều kiện thực tế để đạt hiệu quả học tập cao nhất Bước 6: Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm. - Về phía giáo viên: Xây dựng các loại phiếu đánh giá để đánh giá hoạt động dạy học trải nghiệm từ đó đánh giá khách quan hiệu quả của tổ chức hoạt động học, điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu giáo dục. + Phiếu đánh giá năng lực khoa học Sinh học: Phiếu này giáo viên thiết kế theo nội dung kiến thức khoa học trong chủ đề để kiểm tra học sinh. + Phiếu đánh giá năng lực hợp tác nhóm: Phiếu này giáo viên xây dựng dựa trên các tiêu chí hoạt động nhóm. + Phiếu đánh giá sự phát triển bản thân: Phiếu này giúp học sinh tự đánh giá được những sự thay đổi của bản thân sau hoạt động học. Tổng kết các loại phiếu đánh giá, từ đó đánh giá khách quan hiệu quả của hoạt động học, điều chỉnh phù hợp với mục tiêu giáo dục. - Về phía học sinh: Hoàn thành các loại phiếu đánh giá. 5
  6. GIẢI PHÁP 2: TỔ CHỨC DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM THEO BÀI HỌC. Việc tổ chức dạy học trải nghiệm theo chủ đề tích hợp như ở GIẢI PHÁP 1 không phải lúc nào cũng thực hiện được. Những khó khăn của tổ chức dạy học trải nghiệm trong cách trên như vấn đề kinh phí, tổ chức phức tạp, tốn thời gian, cần phối hợp tốt nhân lực giáo dục trong và ngoài trường. Tổ chức dạy học trải nghiệm theo bài học (tiết học 45 phút) có nhiều thuận lợi hơn. Trong phạm vi kiến thức một tiết học, thời gian hạn chế (45 phút) tùy vào nội dung bài học mà giáo viên có thể tổ chức trải nghiệm cho học sinh toàn bộ kiến thức bài học (thường là bài thực hành) hay giáo viên có thể lựa chọn một phần nội dung kiến thức trong bài học. Nội dung lựa chọn tổ chức hoạt động trải nghiệm phải phù hợp với học sinh của nhà trường, địa phương, dễ thực hiện, mang tính khả thi cao. Hoạt động trải nghiệm trong giờ học là một dạng hoạt động học được tổ chức thay thế cho hoạt động học truyền thống như: đọc, chép; phân tích lí thuyết; ghi nhớ máy móc... Song song với việc tổ chức hoạt động học trải nghiệm trong giờ học. Giáo viên cần sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để phát triển năng lực của học sinh. Trong chương trình sách giáo khoa hiện tại có thể tổ chức dạy học trải nghiệm cho học sinh ở những nội dung và bài học như sau: SINH HỌC LỚP 10 - CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN Nội dung có thể tổ chức hoạt động Bài Tên bài trải nghiệm. Bài 1 Các cấp tổ chức của thế giới sống Bài 2 Các giới sinh vật. Vai trò các nguyên tố hóa học (vi lượng). Tìm hiểu về nguyên nhân Bài 3 Các nguyên tố hóa học và ước gây bệnh bướu cổ tại trạm y địa phương hoặc cơ sở y tế gần nhất. - Cacbonhidrat: Tìm hiểu quy trình làm bột sắn dây, tinh bột nghệ tại địa phương. - Nhận biết tinh bột, saccarit bằng iot, Bài 4 Cacbohidrat và Lipit thuốc thủ Fehlibg. - Nhận biết Lipit - Thí nghiệm về sự nhũ tương hóa, phản ứng xà phòng hóa, sự tạ thành axit béo tự do. - Sự biến tính của prôtêin: Tìm hiểu sự biến tính prôtêin của Cua khi nấu canh, Bài 5 Prôtêin prôtêin trong sữa khi làm sữa chua. - Nhận biết protein bằng muối trung tính hoặc axit hữu cơ Bài 6 Axitnucleic. Thí nghiệm chứng minh tế bào nhỏ tỉ lệ Bài 7 Tế bào nhân sơ. S/V lớn: gọt vỏ 1 kg khoai tây củ to và 1 kg khoai tây củ nhỏ (hoặc cam...) Bài 8 Tế bào nhân thực Quan sát tế bào thực vật, động vật dưới 6
  7. kính hiển vi. Bài 9 Tế bào nhân thực (tiếp theo) Bài 10 Tế bào nhân thực (tiếp theo) Phân biệt một số chất phẩm màu có nguồn gốc hóa học và chất có nguồn Bài 11 Vận chuyển các chất qua màng sinh chất gốc sinh học trong thực phẩm bằng tế bào sống. Thực hành: Thí nghiệm co và phản co Bài 12 Cả bài nguyên sinh Khái quát về năng lượng và chuyển hóa Bài 13 vật chất - Tính đặc hiệu của enzim-Thí nghiệm tính đặc hiệu của enzim uzease, amylase Enzim và vai trò enzim trong quá trình Bài 14 - Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính chuyển hóa vật chất của enzim-Thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ, độ pH, chất kích thích và kìm hãm. Bài 15 Thực hành một số thí nghiệm về Enzim Cả bài Thí nghiệm chứng minh hô hấp tỏa Bài 16 Hô hấp tế bào nhiệt, hô hấp thải ra khí CO2. Bài 17 Quang hợp Bài 18 Chu kỳ tế bào và quá trình nguyên phân Bài 19 Giảm phân Thực hành: Quan sát các kỳ nguyên Bài 20 Cả bài phân trên tiêu bản rễ hành. Bài 21 Ôn tập phần sinh học vi sinh vật Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và Bài 22 năng lượng ở vi sinh vật Phân giải Pr và ứng dụng: Tìm hiểu quy Quá trình tổng hợp và phân giải các chất trình sản xuất nước mắm, tương tại các Bài 23 ở vi sinh vật cơ sở sản xuất tại địa phương. Làm sữa chua, muối chua rau quả. Bài 24 Thực hành lên men Etilic và Lactic Cả bài Bài 25 Sinh trưởng của vi sinh vật Bài 26 Sinh sản của vi sinh vật; Tìm hiểu các biện pháp diệt khuẩn Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng Bài 27 thường dùng trong bệnh viện tại cơ sở y VSV tế địa phương. Bài 28 Thực hành: Quan sát một số vi sinh vật Cả bài Bài 29 Cấu trúc các loại vi rút Sự nhân lên các loại vi rút trong tế bào Bài 30 chủ Vi rút gây bệnh, ứng dụng của vi rút Bài 31 trong thực tiễn Bệnh truyền nhiễm - Tìm hiểu cách lây Bài 32 Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch truyền, phòng tránh và cách chữa trị 1 7
  8. số loại bệnh truyền nhiễm thường gặp do virut tại trung tâm y tế địa phương. Bài 33 Ôn tập phần sinh học vi sinh vật SINH HỌC LỚP 11 - CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN Nội dung có thể tổ chức hoạt Bài Tên bài động trải nghiệm. Quá trình vận chuyển các chất ion khoáng theo dốc gadien nồng độ: Bài 1 Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ Tìm hiểu nguyên nhân bón quá nhiều phân hóa học làm cây héo. Quá trình vận chuyển nước và ion khoáng theo mạch gỗ của cây: Tìm Bài 2 Vận chuyển các chất trong cây hiểu quá trình vận chuyển nước trong cành hoa cắm vào dung dịch nước có pha màu. Quan sát sự đóng mở lỗ khí dưới Bài 3 Thoát hơi nước kính hiển vi. Bài 4 Vai trò của các nguyên tố khoáng. Bài 5 Dinh dưỡng nitơ ở thực vật Bài 6 Dinh dưỡng nitơ ở thực vật (tiếp theo) Thực hành: Thí nghiệm thoát hơi nước Bài 7 Cả bài và thí nghiệm về vai trò của phân bón Quang hợp thải khí O2: Bố trí thí Bài 8 Quang hợp ở thực vật nghiệm quang hợp thải khí O2 với mẫu vật là cây dong đuôi chó. Thực vật CAM lấy CO2 vào ban Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 đêm để ban ngày quang hợp: Nếm Bài 9 và CAM vị cây lá bỏng vào buổi sáng và buổi chiều. Ảnh hưởng các nhân tố ngoại cảnh đến Bài 10 quang hợp Bài 11 Quang hợp và năng suất cây trồng Bài 12 Hô hấp ở thực vật Thực hành: Phát hiện diệp lục và Bài 13 Cả bài carôtenôit Bài 14 Thực hành: Phát hiện hô hấp ở thực vật Cả bài Bài 15 Tiêu hóa ở động vật Bài 16 Tiêu hóa ở động vật (tiếp theo) - Tìm hiểu quá trình hô hấp ở giun Bài 17 Hô hấp ở động vật đất qua da, lưỡng cư chủ yếu qua da 8
  9. - Hoặc cho học sinh tìm hiểu kĩ thuật nuôi giun quế (hay trùng quế). Bài 18 Tuần hoàn máu - Tính tự động của tim: Mổ quan sát tim ếch đập tự động khi lấy ra khỏi cơ thể. Bài 19 Tuần hoàn máu (tiếp theo) - Huyết áp: Phỏng vấn về cách phòng chống bệnh thấp hoặc cao huyết áp, cách đo huyết áp tại trạm y tế địa phương. Bài 20 Cân bằng nội môi. Thực hành: Đo một số chỉ tiêu sinh lý ở Bài 21 Cả bài người Bài 22 Bài tập chương I Bài 23 Hướng động Bài 24 Ứng động Bài 25 Thực hành: Hướng động Cả bài Bài 26 Cảm ứng ở động vật. Bài 27 Cảm ứng ở động vật (Tiếp theo) Bài 28 Điện thế nghỉ. Điện thế hoạt động và sự lan truyền Bài 29 xung thần kinh. Bài 30 Truyền tin qua xináp Bài 31 Tập tính của động vật Bài 32 Tập tính của động vật (tiếp theo) Thực hành: Xem phim về tập tính ở Bài 33 Cả bài động vật Bài 34 Sinh trưởng ở thực vật Hoocmon kích thích: Tìm hiểu các loại thuốc kích thích ra rễ, nảy mầm.. trong quá trình trồng, vận Bài 35 Hoocmon thực vật chuyển cây cảnh. Hoomon ức chế: Tìm hiểu kĩ thuật đảo quất, biện pháp vặt lá đào...tại các cơ sở sản xuất tại địa phương. Quang chu kì: Tìm hiểu kĩ thuật trồng hoa cúc nở vào dịp tết, thanh Bài 36 Phát triển ở thực vật có hoa long ra hoa vào mùa đông...tại các cơ sở sản xuất tại địa phương. Bài 37 Sinh trưởng và phát triển ở động vật Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng Bài 38 và phát triển ở động vật Bài 39 Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng 9
  10. và phát triển ở động vật (Tiếp theo) Thực hành: Xem phim về sinh trưởng và Bài 40 Cả bài phát triển ở động vật Bài 41 Sinh sản vô tính ở thực vật Bài 42 Sinh sản hữu tính ở thực vật Thực hành: Nhân giống vô tính ở thực Bài 43 Cả bài vật bằng giâm, chiết, ghép Bài 44 Sinh sản vô tính ở động vật Bài 45 Sinh sản hữu tính ở động vật Bài 46 Cơ chế điều hòa sinh sản Các biện pháp tránh thai: Tìm hiểu Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh các biện pháp tránh thai phổ biến tại Bài 47 đẻ có kế hoạch ở người trạm y tế địa phương hoặc cơ sở y tế gần nhất. Bài 48 Ôn tập chương III, IV SINH HỌC LỚP 12 - CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN Nội dung có thể tổ chức hoạt động Bài Tên bài trải nghiệm. Gen, mã di truyền và quá trình nhân Bài 1 đôi ADN Bài 2 Phiên mã và dịch mã Bài 3 Điều ḥòa hoạt động của gen Tìm hiểu về bệnh ung thư. Tìm hiểu về bệnh đột biến gen ở Bài 4 Đột biến gen người. Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc Tìm hiểu về bệnh đột biến cấu trúc Bài 5 NST NST ở người. Tìm hiểu bệnh đột biến số lượng NST Bài 6 Đột biến số lượng nhiễm sắc thể ở người. Thực hành: Quan sát các dạng đột Bài 7 biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu Cả bài bản cố định hay trên tiêu bản tạm thời Bài 8 Quy luật Menden: Quy luật phân ly Quy luật Menden: Quy luật phân ly Bài 9 độc lập Tương tác gen và tác động đa hiệu của Bài 10 gen Bài 11 Liên kết gen và hoán vị gen Di truyền liên kết với giới tính và di Tìm hiểu phương pháp lựa chọn giới Bài 12 truyền ngoài nhân tính giai đoạn sớm ở vật nuôi. Ảnh hưởng của môi trường lên sự Bài 13 biểu hiện của gen Bài 14 Thực hành: Lai giống Cả bài 10
  11. Bài 15 Bài tập chương I và II. Tìm hiểu một số bệnh di truyền ở một Bài 16 Cấu trúc di truyền của quần thể số dân tộc thiểu số do kết hôn nội tộc. Cấu trúc di truyền của quần thể (tiếp Bài 17 theo) Tìm hiểu phương pháp để giống một Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa Bài 18 số giống vật nuôi, cây trồng tại gia trên nguồn biến dị tổ hợp đình, địa phương. Tìm hiểu một số loại giống cây trồng Tạo giống bằng phương pháp gây đột đang sử dụng tại địa phương được tạo Bài 19 biến và công nghệ tế bào ra bằng phương pháp gây đột biến hoặc công nghệ tế bào. Tìm hiểu một số loại giống cây trồng Bài 20 Tạo giống bằng công nghệ gen đang sử dụng tại địa phương được tạo ra bằng công nghệ gen. Tìm hiểu về bệnh đột biến gen, bệnh Bài 21 Di truyền y học đột biến nhiễm sắc thể, bệnh ung thư ở người. - Tìm hiểu về tư vấn di truyền và sàng Bảo vệ vốn gen di truyền của loài lọc trước sinh. Bài 22 người và một số vấn đề xã hội của di - Tìm hiểu về vấn đề sinh trắc vân tay, truyền học hệ số thông minh, thẻ ADN, di truyền với bệnh AIDS. Bài 23 Ôn tập phần di truyền học Bài 24 Các bằng chứng tiến hóa Học thuyết Lamac và học thuyết Bài 25 Dacuyn Bài 26 Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại Quá trình hình thành quần thể thích Bài 27 nghi Bài 28 Loài Bài 29 Quá trình hình thành loài Bài 30 Quá trình hình thành loài (tiếp theo) Bài 31 Tiến hóa lớn Bài 32 Nguồn gốc sự sống Sự phát triển của sinh giới qua các đại Bài 33 địa chất Bài 34 Sự phát sinh loài người Môi trường sống và các nhân tố sinh Bài 35 thái Bài 36 Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa 11
  12. các cá thể trong quần thể Tỉ lệ giới tính - HS tìm hiểu tỉ lệ giới Các đặc trưng cơ bản của quần thể Bài 37 tính của các bầy đàn gia súc, gia cầm sinh vật tại gia đình, địa phương... Đặc trưng kích thước của quần thể: Các đặc trưng cơ bản của quần thể Bài 38 Tính kích thước của quần thể hực vật sinh vật(tiếp theo) và các sinh vật ít di chuyển Biến động số lượng cá thể của quần Bài 39 thể sinh vật Đặc trưng của quần xã: Tính độ phong Quần xã sinh vật và một số đặc trưng Bài 40 phú của loài trong quần xã theo chỉ số cơ bản của quần xã Shannon - Wiener Bài 41 Diễn thế sinh thái Bài 42 Hệ sinh thái Bài 43 Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái Bài 44 Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và Bài 45 hiệu suất sinh thái Thực hành: Quản lý và sử dụng bền Bài 46 Cả bài vững tài nguyên thiên nhiên Bài 47 Ôn tập phần Tiến hóa và Sinh thái. Ôn tập chương trình Sinh học cấp Bài 48 Trung học phổ thông CÁC BƯỚC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THEO BÀI HỌC Bước 1: Lên kế hoạch bài dạy: Nội dung của công việc này được thể hiện trong giáo án trong đó giáo viên dự kiến thiết kế chi tiết các hoạt động. Dự kiến các phương án, kịch bản của các hoạt động học tập hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Bước 2: Giao nhiệm vụ: Giáo viên phân công nhiệm vụ học tập cho các nhóm và hướng dẫn cách thức thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Kiểm tra thực hiện nhiệm vụ: Việc tổ chức hoạt động trả nghiệm trong giờ học trên lớp có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào bước này. Giáo viên hỗ trợ, tư vấn, định hướng hoạt động trải nghiệm của các em. Bước 4: Hoạt động học trên lớp: Tùy vào nội dung trải nghiệm mà học sinh có thể tiến hành trực tiếp hoạt động này trên lớp hoặc báo cáo hình thức trải nghiệm của mình bằng hình ảnh, video…. Bước 5: Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm. Cuối giờ học (thời gian củng cố bài) giáo viên tổ chức đánh giá học sinh về năng lực khoa học và năng lực hợp tác nhóm hoạt động này giáo viên cần tổ chức 12
  13. sáng tạo tạo hứng thú của các em và cũng tạo động lực để các em luôn sẵn sàng, mong muốn thể hiện khả năng của mình trong các giờ học sau. III. HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC 1. Hiệu quả kinh tế: - Tận dụng các nguồn lực xã hội phục vụ cho giáo dục (nhà khoa học, chuyên gia, doanh nghiệp, chi hội phụ huynh...). - Các hoạt động giáo viên và học sinh cùng làm để tiết kiệm chi phí: viết kịch bản, đạo diễn, dàn dựng, đàn hát.... Ví dụ: Chỉ tính cho một chủ đề dạy học trải nghiệm “CÔNG NGHỆ NUÔI TRỒNG NẤM ĂN VÀ NẤM DƯỢC LIỆU” cho 8 lớp 11 như sau: DỰ TÍNH SỐ TIỀN CHI CHO TRẢI NGHIỆM CỦA 8 LỚP HỌC SINH 11.  DỰ TÍNH SỐ TIỀN CHI CHO TRẢI NGHIỆM CỦA 1 LỚP 35 HỌC SINH. (Dạy học trải nghiệm trồng nấm ăn, nấm dược liệu gồm: Trải nghiệm cùng chuyên gia; trải nghiệm tại cơ sở sản xuất ở địa phương; báo cáo trải nghiệm trước toàn trường) STT Nội dung Số lượng Đơn giá (đ) Thành tiền (đ) 1 Xe ô tô 1 xe 40 chỗ 3.200.000 3.200.000 2 Thuê chuyên gia 1 ngày 2.000.000 2.000.000 Nguyên liệu làm nấm thử 3 3 m3 500.000 1.500.000 nghiệm 4 Thuê viết kịch bản 1 kịch bản 1.000.000 1.000.000 5 Thuê đạo diễn 1 người x 3 buổi 500.000 1.500.000 Thuê người dẫn chương 2 người x 3 buổi 6 200.000 1.200.000 trình bán chuyên nghiệp tập 7 Thuê trang phục 16 bộ x 2 buổi 50.000 1.600.000 8 Thiết kế sân khấu 1phông x 128 m2 60.000đ/m2 7.680.000 9 Âm thanh hỗ trợ 1 buổi 500.000 500.000 10 Mẫu nấm linh chi 4 bịch 30.000 120.000 11 Mẫu nấm sò 4 bịch 20.000 80.000 12 Mẫu nấm mộc nhĩ 4 bịch 20.000 80.000 Tổng 20.460.000 Hai mươi triệu bốn trăm sáu mươi nghìn đồng chẵn 13
  14.  DỰ TÍNH SỐ TIỀN CHI CHO TRẢI NGHIỆM CỦA 7 LỚP CÒN LẠI. (Dạy học trải nghiệm trồng nấm ăn, nấm dược liệu tại cơ sở sản xuất ở địa phương.) STT Nội dung Số lượng Đơn giá (đ) Thành tiền (đ) Thuê chuyên gia - là 1 1 ngày 1.000.000 1.000.000 chủ doanh nghiệp Nguyên liệu làm nấm 2 3 m3 500.000 1.500.000 thử nghiệm Tổng chi 2.500.000 cho 1 lớp 2.500.000 x 7 Tổng chi Bằng số: = 17.500. 000 cho 7 lớp Bằng chữ: Mười bảy triệu năm trăm nghìn đồng chẵn. Tổng số tiền dự kiến chi cho 8 lớp học tập trải nghiệm là: 20.460.000 + 17.500.000 = 37.960.000 đ. Bằng chữ: Ba bẩy triệu chín trăm sáu mươi nghìn đồng chẵn. BẢNG CÁCH THỨC THỰC HIỆN VÀ SỐ TIỀN CHI THỰC  SỐ TIỀN CHI CHO TRẢI NGHIỆM CỦA 1 LỚP 35 HỌC SINH. (Dạy học trải nghiệm trồng nấm ăn, nấm dược liệu gồm: Trải nghiệm cùng chuyên gia; trải nghiệm tại cơ sở sản xuất ở địa phương; báo cáo trải nghiệm trước toàn trường) Thành Cách thực Thành STT Nội dung Số lượng Đơn giá (đ) tiền (đ) hiện tiền Phụ huynh hỗ 1 Xe ô tô 1 xe 3.200.000 3.200.000 0 trợ 500.000 Thuê Giáo viên nhờ 2 1 ngày 2.000.000 2.000.000 (Tiền chuyên gia chuyên gia. quà) Nguyên liệu Thực hiện tại cơ 3 3 làm nấm 3m 500.000 1.500.000 sở trồng nấm ở 0 thử nghiệm địa phương Thuê viết 1 kịch 4 1.000.000 1.000.000 GV cùng HS 0 kịch bản bản Thuê đạo 1 người 5 5.000.000 1.500.000 GV 0 diễn x 3 buổi Thuê người dẫn chương 2 người 6 trình bán x 3 buổi 200.000 1.200.000 HS 0 chuyên tập nghiệp 200.000 Thuê trang 16 bộ x (Mua 7 50.000 1.600.000 HS tự làm phục 2 buổi nguyên liệu 14
  15. Thiết kế sân 1phông 8 60.000đ/m2 7.680.000 Đoàn trường 0 khấu x 128 m2 Âm thanh 9 1 buổi 500.000 500.000 GV, HS 0 hỗ trợ, nhạc Mẫu nấm 10 4 bịch 30.000 120.000 Mượn 0 linh chi Mẫu nấm 11 4 bịch 20.000 80.000 Mượn 0 sò Mẫu nấm 12 4 bịch 20.000 80.000 Mượn 0 mộc nhĩ Tổng số tiền (bằng số): 20.460.000 400.000  SỐ TIỀN CHI CHO TRẢI NGHIỆM CỦA 7 LỚP CÒN LẠI. (Dạy học trải nghiệm trồng nấm ăn, nấm dược liệu tại cơ sở sản xuất ở địa phương, báo cáo bằng video trước lớp.) Số Đơn giá Thành Cách thức thực Thành STT Nội dung lượng (đ) tiền (đ) hiện tiền Thuê chuyên Giáo viên nhờ 0 1 gia - là chủ 1 ngày 1.000.000 1.000.000 chủ doanh đồng doanh nghiệp nghiệp. Nguyên liệu Doanh nghiệp hỗ 0 2 làm nấm thử 3 m3 500.000 1.500.000 trợ. đồng nghiệm Tổng 0 chi cho 2.500.000 đồng 1 lớp Tổng 2.500.000 0 chi cho Bằng số: x7= đồng 7 lớp 17.500.000 - Số tiền dự định phải chi: 37.960.000 đồng (Ba bảy triệu chín trăm sáu mươi nghìn đồng chẵn). - Giáo viên và học sinh liên hệ nhờ, mượn, tự làm số tiền thực chi: 700.000 đồng (Bảy trăm nghìn đồng chẵn). - Tiết kiệm làm lợi được: 37.260.000 đồng (Ba mươi bảy triệu hai trăm sáu mươi nghìn đồng chẵn). 2. Hiệu quả xã hội Về phía học sinh: Được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm các em sẽ phát triển phẩm chất, năng lực người học theo yêu cầu đổi mới giáo dục. Về phía giáo viên: Phát huy được năng lực chuyên biệt và năng lực chung của mỗi giáo viên. Đồng thời qua việc tổ chức các hoạt động dạy học trải nghiệm bản thân mỗi giáo viên có cơ hội học tập từ đồng nghiệp, học sinh, chuyên gia, nhà khoa học … để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kĩ năng mềm…một cách nhanh chóng, tiết kiệm và hiệu quả nhất. 15
  16. Về phía nhà trường: Giảm áp lực mua sắm trang thiết bị phục vụ giáo dục trong thời đại mới. Về phía gia đình: Học sinh tích cực tham gia các hoạt động lao động cùng bố mẹ. Qua hoạt động học tập trải nghiệm học sinh biết vận dụng sáng tạo những kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống hiện tại trong gia đình các em. Về phía xã hội: Học sinh yêu thích lao động, không ngại tham gia các hoạt động lao động tại gia đình, địa phương hạn chế được tình trạng các em xa ngã vào các tai, tệ nạn xã hội. Sau khi ra trường các em tiết kiệm được thời gian để tìm hiểu lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân. Qua hoạt động trải nghiệm học sinh sẽ bộc lộ năng lực chuyên biệt, năng lực chung và niềm đam mê, sở trường của các em. Nhận thức rõ nhu cầu ngành nghề công việc trong xã hội, đòi hỏi yêu cầu của công việc. Giáo viên và học sinh là cầu nối các nhà khoa học, chuyên gia với bà con nông dân trong mỗi lĩnh vực của sản xuất nông nghiệp. Một ngành sản xuất mà hiện nay vẫn chiếm số lượng lớn lao động của cả nước. Đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Trong năm học vừa qua nhà trường rất vinh dự đón Vụ trưởng vụ Giáo dục Trung học TS. Vũ Đình Chuẩn cùng đoàn công tác của Sở GD&ĐT Ninh Bình về thăm và làm việc với Nhà trường về nội dung tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm sáng tạo. Đoàn công tác đã đánh giá rất cao về cách thức tổ chức dạy học trải nghiệm của trường THPT Nho Quan C nói chung trong đó có đóng góp của nhóm Sinh nói riêng. Hình ảnh Đoàn công tác cùng Ban lãnh đạo mở rộng trường THPT Nho Quan C IV. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG: 1. Điều kiện áp dụng Để tiến hành tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm sáng tạo đối với môn Sinh học thành công, chúng ta cần đáp ứng một số yêu cầu, điều kiện sau: 16
  17. Một là, giáo viên phải có ý thức trách nhiệm với công việc cao, nhận thức đầy đủ về hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Hai là, giáo viên phải có năng lực sư phạm và kiến thức vững vàng, có khả năng tổ chức sự kiện; biết cách thúc đẩy con người tinh thần, giá trị con người cá nhân học sinh bộc lộ và phát huy. Giáo viên và học sinh phải có một số năng lực chung, năng lực chuyên biệt trong chủ đề lựa chọn, hoặc trong bài có tổ chức hoạt động trải nghiệm. Ba là, việc chuẩn bị các khâu của giáo viên và học sinh phải cụ thể, chu đáo theo các bước, đúng kế hoạch, trên cơ sở hợp tác, cộng tác hiệu quả giữa các thành viên, các nhóm. Học sinh tự tin, chuẩn bị đầy đủ các yêu cầu của giáo viên, chấp hành nghiêm túc kỉ luật học tập. Bốn là, Ban giám hiệu nhà trường ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi, có kế hoạch quản lí hoạt động dạy học trải nghiệm. Năm là, được sự đồng tình, đồng hành, ủng hộ của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. 2. Khả năng áp dụng: GIẢI PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM VỚI MÔN SINH HỌC có thể áp dụng cho các trường Trung học phổ thông, Dân tộc Nội trú, Trung tâm Giáo dục thường xuyên. Với tất cả các đối tượng học sinh: Yếu, Trung bình, Khá, Giỏi. Mỗi nhóm học sinh khi đã được phân công nhiệm vụ, tất cả các em đều được tham gia vào nhiệm vụ cụ thể dựa trên năng lực sở trường của mỗi em. PHỤ LỤC (có đính kèm theo đơn) PHỤ LỤC I: Minh họa các bước tổ chức hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp - liên bài, liên môn với chủ đề “SINH SẢN Ở THỰC VẬT - ỨNG DỤNG TRONG NHÂN GIỐNG CÂY TRỒNG” PHỤ LỤC II: Minh họa các bước tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm theo bài với bài 19 Sinh học 11 “TUẦN HOÀN MÁU” PHỤ LỤC III: Bài báo cáo của học sinh về chủ đề tìm hiểu công nghệ nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu PHỤ LỤC IV: Một số hình ảnh tổ chức dạy học trải nghiệm theo chủ đề tích hợp - liên bài, liên môn; theo bài học. Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật. Nho Quan, ngày 05 tháng 05 năm 2017 XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO Người nộp đơn ĐƠN VỊ CƠ SỞ Họ và tên Chữ kí 1. NGÔ ĐỨC THẮNG 2. ĐẶNG VĂN PHƯƠNG 3. BÙI THỊ LIÊN 4. TRẦN THỊ HOA 5. VŨ THỊ THANH NHÀN 17
  18. PHỤ LỤC PHỤ LỤC I: MINH HỌA CÁC BƯỚC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP - LIÊN BÀI, LIÊN MÔN VỚI CHỦ ĐỀ: “SINH SẢN Ở THỰC VẬT - ỨNG DỤNG TRONG NHÂN GIỐNG CÂY TRỒNG” Bước 1: Lựa chọn chủ đề “Sinh sản ở thực vật - Ứng dụng trong nhân giống cây trồng”. Địa phương của học sinh nhà trường là những xã nông thôn, phần lớn gia đình học sinh sản xuất nông nghiệp như: trồng lúa, trồng rau, trồng cây ăn quả, trồng cây hoa, trồng cây cảnh…Các sản phẩm từ nông nghiệp là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình nhưng các em lại ngại, không hứng thú, ít tham gia dẫn đến chốn tránh công việc, lười lao động. Trong chương trình Sinh học 11 kiến thức sinh lí thực vật học sinh học trải dài suốt năm học có nhiều kiến thức thực tế. Do nội dung kiến thức môn sinh học 11 ít được đề cập đến trong đề thi THPT nên các em ít có nhu cầu học tập tích cực. Chính vì vậy cần có hoạt động giúp các em học sinh yêu thích bộ môn, vận dựng kiến thức được học vào thực tiễn, sẵn sàng tham gia tích cực, sáng tạo trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp gắn với gia đình, địa phương. Bước 2: Lập kế hoạch. Kế hoạch chung: - Từ 01/5 đến 09/5/2016: Tìm hiểu thực trạng (được nêu trong bước 3). - Từ 10/5 đến 19/5/2016: Tìm hiểu thông tin liên quan (được nêu trong bước 4). - 20/5/2016: Họp toàn thể phụ huynh học sinh lớp 10E cùng các giáo viên nhóm Sinh trường THPT Nho Quan C. - Từ 21/5 đến 27/7/2016: Tiếp tục tìm hiểu về các kiến thức liên quan, tìm hiểu về học viện Nông Nghiệp Việt Nam; Liên hệ với một số chuyên gia của học viện, thống nhất hành trình ngày trải nghiệm, liên hệ xe, chuẩn bị các điều kiện cho ngày đi trải nghiệm. - Ngày 28/7/2016 tổ chức học tập trải nghiệm tại Học viện nông nghiệp Việt Nam. - Từ ngày 29/7/2016 - 17/10/2016. Giáo viên hoàn thành các tiêu chí đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm cho buổi tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm sáng tạo. Kế hoạch chi tiết: Thể hiện trong giáo án dạy học GIÁO ÁN TỔ CHỨC DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM VỚI CHỦ ĐỀ “SINH SẢN Ở THỰC VẬT - ỨNG DỤNG TRONG NHÂN GIỐNG CÂY TRỒNG” I. MỤC TIÊU DẠY HỌC 1.1. Kiến thức: Tính tích hợp của chủ đề: * Vận dụng kiến thức môn Sinh học 11 (Bài 41, 42, 43) giúp học sinh: Nắm được khái niệm chung về sinh sản, các hình thức sinh sản ở thực vật. Nắm được cơ sở khoa học của các biện pháp giâm, chiết, ghép và nuôi cấy mô tế bào thực vật. - Thực hành được giâm, chiết, ghép đối với một số loại cây. - Thấy được những ứng dụng to lớn của nuôi cấy mô tế bào trong các lĩnh vực của đời sống như nhân nhanh giống cây trồng tốt, cây hoa, cây dược liệu quý, bảo vệ các loài thực vật... 18
  19. * Vận dụng kiến thức môn Công nghệ 10 - Bài 6 “Nuôi cấy mô tế bào” để học sinh nắm được: - Cơ sở khoa học của nuôi cấy mô tế bào. - Quy trình nuôi cấy mô tế bào. - Ý nghĩa của nuôi cấy mô tế bào. * Vận dụng kiến thức môn Địa lý, Bài 6 “Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của trái đất” - Địa lý 10, Bài 9 “Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa” - Địa lý 12 giúp học sinh: - Nắm được đặc điểm thời tiết, khí hậu của từng mùa trong năm. - Từ việc nắm bắt đặc điểm của từng mùa trong năm học sinh sẽ hiểu được nên nhân giống trồng cây nào vào mùa nào trong năm để cây sinh trưởng, phát triển tốt nhất và thu được hiệu quả kinh tế cao nhất. * Vận dụng kiến thức môn Giáo dục công dân10 - Bài 1 “Thực hiện bảo vệ môi trường ở tỉnh Ninh Bình” - Giúp học sinh hình thành những tư tưởng, tình cảm như: Biết yêu quý và bảo vệ tài nguyên sinh vật. * Vận dụng kiến thức môn Tiếng Anh: - Từ vựng, cấu trúc ngữ pháp học được từ môn tiếng Anh giúp các em dịch bài báo cáo từ tiếng Việt sang tiếng Anh. - Kĩ năng nói tiếng Anh giúp các em tự tin đọc bài báo cáo bằng song ngữ trước toàn trường. * Vận dụng kiến thức Môn Tin học: - Thu thập thông tin liên quan đến bài học. - Học sinh tự mình đánh máy được bản báo cáo. - Dịch tiếng Việt sang tiếng Anh. * Vận dụng kiếm thức môn Toán: Lên dự trù kinh phí, tính toán chi phí cho các hoạt động, đưa ra các phương án chi phí để đạt hiệu quả, tiết kiệm nhất. * Vận dụng kiến thức môn Ngữ văn: - Vận dụng kiến thức môn Ngữ văn để trình bày một vấn đề. “Cách trình bày một vấn đề” trong Văn học 10 - Tiết 49. - Vận dụng kiến thức môn Ngữ văn thể loại kịch để sân khấu hóa nội dung kiến thức chuyên môn. 1.2. Kỹ năng: - Kĩ năng tích hợp tri thức liên môn trong việc giải quyết một vấn đề. - Kĩ năng làm việc nhóm. - Kĩ năng trình bày một vấn đề một cách tự tin, sáng tạo, thu hút trước tập thể. - Kỹ năng thực hiện một số các thao tác trong giâm, chiết ghép, nuôi cấy mô tế bào thực vật. 1.3. Các năng lực hướng tới: * Năng lực tự học: Thông qua việc giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu nội kiến thức - Sinh sản ở thực vật. - Ứng dụng sinh sản ở thực vật trong nhân giống cây trồng. 19
  20. * Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua việc giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm tổ chức, biên tập, đạo diễn để trình bày nội dung kiến thức các em đã học thông qua hội thi “Hành trình về miền di sản” do trường tổ chức. * Ở năng lực thẩm mỹ: Thông qua việc học sinh biết cách lựa chọn trang phục hợp lí cho mỗi phần thi, cách diễn xuất, cách học sinh giới thiệu mẫu vật. * Năng lực thể chất: Thông qua việc giao lưu kiến thức bằng thể loại kịch hài hước, thời trang ngộ nghĩnh giúp các em nâng cao sức khỏe tinh thần.Việc phải luôn sẵn sàng cho các hoạt động ngoài trời giúp các em luôn có ý thức rèn luyện sức khỏe để có thể tham gia tốt các hoạt động. * Năng lực giao tiếp: Thông qua nhiều hoạt động, làm việc nhóm, môi trường mới….đòi hỏi các em phải biết lựa chọn phương thức giao tiếp phù hợp để đạt được mục đích giao tiếp. Báo cáo song ngữ Anh - Việt giúp các em cải thiện kĩ năng nói tiếng Anh. * Năng lực hợp tác: Thông qua hoạt động nhóm nên mỗi học sinh phải biết xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân, tổ chức và thuyết phục người khác, để đạt hiệu quả cao cho cả nhóm. * Năng lực tính toán: Thông qua việc tính toán chi phí cho các hoạt động, lên các phương án chi phí để đạt hiệu quả tiết kiệm nhất. * Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông: Biết sử dụng và quản lí các phương tiện, công cụ của công nghệ kĩ thuật số như: Điện thoại, máy quay phim, máy ảnh, máy tính… lựa chọn nội dung phù hợp làm tư liệu học tập cũng như làm kỉ niệm. 1.4. Phẩm chất hướng tới: - Phẩm chất sống yêu thương. - Phẩm chất sống tự chủ. - Phẩm chất sống trách nhiệm. II. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Chuẩn bị chủ đề. - Lên kế hoạch, soạn giáo án. - Phân công nhiệm vụ cho học sinh. - Làm công tác xã hội hóa. - Đi liên hệ thực tế. 2. Chuẩn bị của học sinh: Thành lập 4 nhóm học tập: Sưu tầm, nghiên cứu tài liệu tham khảo, soạn bài trình bày tích hợp kiến thức có tranh ảnh, mẫu vật minh họa. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2