intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua hướng dẫn thực hiện và phổ biến dự án khoa học kĩ thuật: Xe quét rác thân thiện môi trường

Chia sẻ: Buctranhdo Buctranhdo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

26
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến là nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất phương pháp, dự án khoa học kỹ thuật nhằm góp phần giáo dục ý thức, các hành động thiết thực góp phần bảo vệ môi trường cho học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua hướng dẫn thực hiện và phổ biến dự án khoa học kĩ thuật: Xe quét rác thân thiện môi trường

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT ĐÔNG HIẾU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua hướng dẫn thực hiện và phổ biến dự án khoa học kĩ thuật: “Xe quét rác thân thiện môi trường” MÔN VẬT LÍ Giáo viên: Hoàng Kỳ Nhóm: Vật lí – Công nghệ Tổ: Khoa học Tự nhiên Trường THPT Đông Hiếu Số ĐT: 0978594298 Tháng 3 năm 2021
  2. MỤC LỤC Nội dung Trang PHẦN I. MỞ ĐẦU 2 I. Lý do chọn đề tài 2 II. Mục đích nghiên cứu 3 III. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 IV. Đối tượng nghiên cứu 3 V. Phạm vi nghiên cứu 3 VI. Giả thuyết khoa học 3 VII. Phương pháp nghiên cứu 3 VIII. Đóng góp của đề tài 4 IX. Cấu trúc của đề tài 4 PHẦN II. NỘI DUNG 4 I. Cơ sở khoa học và thực tiễn 4 1. Thực trạng giáo dục bảo vệ môi trường trong trường THPT 4 2. Dự án khoa học kĩ thuật với vấn đề bảo vệ môi trường 5 3. Thực trạng giáo dục bảo vệ môi trường thông qua dự án khoa 5 học kĩ thuật ở trường THPT Đông Hiếu II. Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua hướng dẫn 7 và phổ biến các dự án khoa học kỹ thuật “Xe quét rác thân thiện môi trường” 1. Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua công tác hướng dẫn thực 7 hiện dự án 2. Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua công tác phổ biến dự án 14 III. Hiệu quả của đề tài 16 PHẦN III. KẾT LUẬN 18 I. Những đóng góp của đề tài 18 II. Một số kiến nghị, đề xuất 19 1
  3. PHẦN I. MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật giúp cho lao động của con người ngày càng nhẹ nhàng hơn, năng suất lao động cao hơn, sản phẩm hàng hoá nhiều hơn phục vụ nhu cầu vật chất và tinh thần của con người ngày càng đa dạng phong phú. Song trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, quá trình khai thác tài nguyên và sinh hoạt đời sống hàng ngày cũng đang làm cho môi trường ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng. Nhân loại đang đứng trước nhiều nguy cơ tiềm ẩn đe dọa cuộc sống do vấn đề ô nhiễm môi trường gây ra. Vì vậy, vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay không phải là sự quan tâm của một quốc gia, vùng lãnh thổ nào mà là vấn đề quan trọng và cấp thiết của toàn nhân loại. Tại hội nghị của Liên hiệp quốc về "Môi trường và phát triển" họp ở Rio de Janeiro - Brazin từ ngày 03 đến ngày 14/3/2002 đã khẳng định: "Theo Hiến chương Liên hợp quốc và các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, các quốc gia có toàn quyền khai thác tài nguyên riêng của họ phù hợp với đường lối môi trường và phát triển của chính mình. Họ có nghĩa vụ sao cho những hoạt động trong giới hạn chủ quyền hoặc dưới sự kiểm tra của họ không gây ra những tổn thất cho môi trường cuả các quốc gia khác trong các lãnh phận quốc tế". Về vấn đề môi trường, Đảng, nhà nước, chính phủ ta cũng đã ban hành nhiều nghị quyết, luật, nghị định, thông tư và hệ thống các văn bản pháp lí về bảo vệ môi trường. Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 1363/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án "Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân" với mục tiêu: "Giáo dục học sinh, sinh viên các cấp học, bậc học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân có hiểu biết về pháp luật và chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo vệ môi trường, có kiến thức về môi trường để tự giác thực hiện bảo vệ môi trường". Các cấp ngành giáo dục và đào tạo cũng đã ban hành nhiều thông tư, chỉ thị và văn bản chỉ đạo vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường. Vấn đề bảo vệ môi trường được tích hợp, lồng ghép vào nội dung giảng dạy ở các môn học và các hoạt động giáo dục. Trong những năm gần đây, cuộc thi Khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học đang phát triển mạnh mẽ. Đây là sân chơi mang ý nghĩa lớn đối với học sinh trong tỉnh vì giúp khơi dậy được tính sáng tạo về khoa học kĩ thuật, tạo nên phong trào nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học vào đời sống hàng ngày. Điều đáng quý là phần lớn các dự án dự thi đều sử dụng nguyên vật liệu có sẵn, thân thiện với môi trường. Trong ba năm học vừa qua, trường THPT Đông Hiếu luôn có các dự án khoa học kĩ thuật sử dụng các nguồn năng lượng sạch, các sản phẩm làm sạch môi trường, sử dụng vật liệu từ phế liệu đạt giải cao ở cuộc thi khoa học kĩ thuật cấp tỉnh trong đó có dự án “Xe quét rác thân thiện môi trường” đạt giải ba cấp tỉnh năm học 2020 – 2021. Các dự án đã lan tỏa ý nghĩa bảo vệ môi trường đến với đa số học sinh. 2
  4. Từ những lí do thiết thực trên và qua thực tế công tác ở nhà trường, tôi chọn đề tài “Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua hướng dẫn thực hiện và phổ biến dự án khoa học kỹ thuật: Xe quét rác thân thiện môi trường” II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất phương pháp, dự án khoa học kỹ thuật nhằm góp phần giáo dục ý thức, các hành động thiết thực góp phần bảo vệ môi trường cho học sinh. III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Tìm hiểu tổng quan về hướng nghiên cứu của đề tài. - Tìm hiểu, hệ thống các kiến thức về cơ sở lý luận của đề tài. - Điều tra thực trạng giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các dự án khoa học kĩ thuật. - Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua hướng dẫn thực hiện và phổ biến các dự án khoa học kỹ thuật: Xe quét rác thân thiện môi trường. - Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của đề tài. IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Các học sinh trực tiếp tham gia dự án khoa học kĩ thuật và học sinh được tìm hiểu, giới thiệu về dự án. V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Nội dung: Dự án khoa học kĩ thuật “ Xe quét rác thân thiện môi trường”. - Địa bàn nghiên cứu: Trường THPT Đông Hiếu - Thị xã Thái Hòa – Nghệ An. - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 9/2020 đến 03/2021. VI. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Dựa vào cơ sở lý luận và thực tiễn về hiểu biết của học sinh về bảo vệ môi trường, từ đó đề xuất vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường thông qua dự án khoa học kĩ thuật “ Xe quét rác thân thiện môi trường”. VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận - Đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài. - Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa, khái quát hóa. 2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Tìm hiểu học sinh thông qua phỏng vấn trực tiếp, qua các khảo sát. 3
  5. 3. Phương pháp thống kê toán học - Sử dụng các phiếu thống kê, tổng hợp và so sánh để đánh giá. VIII. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Việc giáo dục bảo vệ môi trường không phải là một vấn đề mới. Các dự án khoa học kĩ thuật bảo vệ môi trường cũng không phải là vấn đề mới. Nhưng giáo dục học sinh thông qua hướng dẫn làm dự án, sản phẩm khoa học kĩ thuật có yếu tố bảo vệ môi trường và phổ biến dự án, sản phẩm đó đến số đông học sinh đã đem lại hiệu quả thiết thực, thể hiện sự đa dạng trong việc tích hợp vấn đề bảo vệ môi trường qua các môn học, các hoạt động giáo dục. IX. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI PHẦN I. MỞ ĐẦU PHẦN II. NỘI DUNG I. Cơ sở khoa học và thực tiễn 1. Thực trạng giáo dục bảo vệ môi trường trong trường THPT 2. Dự án khoa học kĩ thuật với vấn đề bảo vệ môi trường 3. Thực trạng giáo dục bảo vệ môi trường thông qua dự án khoa học kĩ thuật ở trường THPT Đông Hiếu II. Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua hướng dẫn và phổ biến các dự án khoa học kỹ thuật “Xe quét rác thân thiện môi trường” 1. Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua công tác hướng dẫn thực hiện dự án 2. Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua công tác phổ biến dự án III. Thực nghiệm PHẦN III: KẾT LUẬN PHẦN II. NỘI DUNG I. Cơ sở khoa học và thực tiễn 1. Thực trạng giáo dục bảo vệ môi trường trong trường THPT Trong những năm gần đây, vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường trong đã được quan tâm hơn. Ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” Để cụ thể hoá và triển khai thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Ngày 31/01/2005, Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo đã ra Chỉ thị về tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường bằng các hình thức 4
  6. phù hợp và thông qua hoạt động ngoại khoá, ngoài giờ lên lớp, xây dựng mô hình nhà trường xanh - sạch - đẹp phù hợp với các vùng, miền. Vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường đã được đưa vào trường học với nhiều hình thức khác nhau như: các hoạt động truyền thông, các hoạt động tập thể, các cuộc thi ý tưởng, các ngày hội môi trường. Ngày 07/8/2008 Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành công văn số 7120/BGDĐT-GDTrH về việc tích hợp nội dung bảo vệ môi trường vào các môn học cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, qua đó đã có nhiều chuyển biến tích cực trong ý thức bảo vệ môi trường trong học sinh. Tuy đã đạt được một số tiến bộ, nhưng vấn đề bảo vệ môi trường cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và mở rộng với nhiều hình thức gắn với những hành động thiết thực hơn nữa. 2. Dự án khoa học kĩ thuật với vấn đề bảo vệ môi trường Tại các cuộc khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học đã có nhiều ý tưởng, giải pháp đã được các học sinh đưa ra nhằm góp phần bảo vệ môi trường như: thu gom rác thải, lọc không khí, sử dụng vật liệu tái chế, thuốc bảo về thực vật thảo mộc, sử dụng năng lượng sạch... đa số các dự án dự thi thể hiện được nhiều ý tưởng khoa học mới, các tác giả có kỹ năng nghiên cứu, đề xuất các giải pháp khá hoàn chỉnh, nhiều dự án mang tính thực tiễn, có tính khả thi cao, thể hiện sự đam mê trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng kiến thức được học vào thực tiễn. Các dự án đã góp phần tuyên truyền, lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường trong học sinh. Tuy các dự án khoa học kĩ thuật đã góp phần giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh nhưng phần lớn các dự án còn ít được phổ biến đến học sinh. Do đó cần tổ chức nghiên cứu, chế tạo và công bố rộng rãi để lan tỏa đến nhiều học sinh, tạo thành hoạt động thường xuyên và liên tục. 3. Thực trạng giáo dục bảo vệ môi trường thông qua dự án khoa học kĩ thuật ở trường THPT Đông Hiếu Trong những năm qua, tại các cuộc thi khoa học kĩ thuật ở trường THPT Đông Hiếu, đã có những dự án được các học sinh đưa ra nhằm góp phần bảo vệ môi trường như: “Máy gom rác trên mặt nước”, “Máy bơm nước tự động”, “Rô- bốt chữa cháy rừng”, “Hệ thống cảnh báo lũ dùng năng lượng mặt trời”, “Xe quét rác thân thiện môi trường”...các dự án được giáo viên hướng dẫn và học sinh nghiên cứu, chế tạo khá hoàn chỉnh, có tính ứng dụng cao. Tuy vậy, các dự án còn mang tính tự phát, chưa có sự định hướng mục tiêu tổng quát; các dự án chỉ được giáo viên hướng dẫn và nhóm học sinh nghiên cứu nhằm tham gia dự thi, chưa lan tỏa đến nhiều học sinh, chưa được phổ biến rộng rãi. Để có kết luận xác đáng về việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua các dự án khoa học kĩ thuật, tôi đã phát phiếu khảo sát ngẫu nhiên với 100 học sinh để các em nêu ý kiến của mình về vấn đề trên, mỗi câu hỏi có thể chọn một hoặc nhiều phương án trả lời, kết quả khảo sát nhận được là: 5
  7. Bảng kết quả khảo sát Câu hỏi Đáp án Tỉ lệ Câu 1. Em có biết về dự án A. biết rõ 25% khoa học kĩ thuật của học sinh B. có biết 65% trung học không? C. không biết 10% Câu 2. Em đã được giáo dục ý A. Tích hợp trong các môn học 75% thức bảo vệ môi trường thông B. Các hoạt động ngoại khóa 80% qua những hình thức nào? C. Các cuộc vận động, cuộc thi 90% D. Các dự án khoa học kĩ thuật 25% Câu 3. Em có biết về một dự A. Biết rõ 20% án khoa học kĩ thuật góp phần B. Có biết 45% bảo vệ môi trường không? C. Không biết 35% Câu 4. Theo em, dự án khoa A. Xử lí nguồn gây ô nhiễm 85% học bảo vệ môi trường phải có B. Sử dụng vật liệu tái chế 65% tiêu chí nào? C. Sử dụng năng lượng sạch 70% D. Tái tạo môi trường 55% Câu 5. Em đã được tham gia A. Đã được tham gia 15% hoặc được tham vấn một dự B. Đã được tham vấn 25% án khoa học kĩ thuật nào chưa? C. Chưa 60% Câu 6. Em có mong muốn A. Rất mong muốn 55% tham gia một dự án khoa học B. Có mong muốn 40% kĩ thuật góp phần bảo vệ môi trường không? C. Không 5% Câu 7. Để giáo dục ý thức bảo A. Cho học sinh đề xuất ý tưởng 75% vệ môi trường thông qua dự một cách công khai, rộng rãi. án khoa học kĩ thuật, theo em B. Hướng dẫn lựa chọn, sử dụng 70% cần làm những gì? vật liệu, năng lượng hợp lí C. Tổ chức tuyên truyền, giới 85% thiệu dự án đến nhiều học sinh 6
  8. Qua kết quả khảo sát, tôi nhận thấy: - Số học sinh biết về dự án khoa học kĩ thuật còn khá ít, nhưng nhu cầu được tham gia, được tìm hiều về dự án khoa học kĩ thuật là rất lớn, cần thiết phải khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu khoa học cho các em. - Các em rất quan tâm và có hiểu biết nhất định về vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. Số học sinh có nhu cầu được tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động thực hiện và phổ biến các dự án khoa học kĩ thuật là rất lớn. Vì vậy, tôi đã nghiên cứu và đề xuất đề tài này nhằm lồng ghép vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường trong công tác hướng dẫn học sinh thực hiện các dự án khoa học kĩ thuật và phổ biến dự án rộng rãi đến nhiều học sinh khác. II. Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua hướng dẫn và phổ biến các dự án khoa học kỹ thuật “Xe quét rác thân thiện môi trường” 1. Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua công tác hướng dẫn thực hiện dự án 1.1. Định hướng hình thành dự án 1.1.1. Tổ chức thực hiện Vào đầu năm học, tôi đã phát động phong trào làm các dự án khoa học kĩ thuật ở các lớp mình trực tiếp giảng dạy. Trước khi học sinh hình thành các ý tưởng, tôi đã định hướng cho các em tập trung vào các ý tưởng phù hợp với trình độ kiến thức, khả năng tài chính, đặc biệt là các ý tưởng nên gắn với việc góp phần bảo vệ môi trường như: dự án thu gom, xử lí rác; dự án xử lí nước thải, xử lí bụi không khí; dự án sử dụng các phế liệu; dự án sử dụng năng lượng sạch... Sau khi các nhóm học sinh đề xuất ý tưởng, tôi đã cho bình chọn công khai, lựa chọn ý tưởng phù hợp, tính khả và ứng dụng cao. Năm học 2020 – 2021, ý tưởng làm xe thu gom rác đã được bình chọn. Tiếp theo, tôi giao nhiệm vụ các nhóm nghiên cứu các vấn đề: nguyên lí hoạt động; loại năng lượng sử dụng; loại vật liệu thi công... Sau khi các nhóm học sinh nghiên cứu và báo cáo gồm một số dự án: - Xe quét rác chạy bằng động cơ điện sử dụng ắc-quy hoặc pin. - Xe quét rác chạy bằng động cơ xăng. - Xe quét rác chạy bằng năng lượng mặt trời. - Xe quét rác không dùng động cơ. Qua tổ chức đánh giá công khai, học sinh đã nhận ra hai dự án sử dụng động cơ điện và động cơ xăng gây ô nhiễm môi trường, dự án dùng năng lượng mặt trời có ý tưởng tốt song vướng mắc hai vấn đề: chi phí tăng cao, không sử dụng được những ngày u ám và trong bóng cây. Dự án xe quét rác không dùng 7
  9. động cơ được lựa chọn. Nhóm học sinh đề xuất ý tưởng được giao nhiệm vụ tìm hiểu các dự án tương tự đã thực hiện để có những cải tiến mới; nghiên cứu vật liệu làm xe... 1.1.2. Kết quả Qua việc định hướng hình thành ý tưởng dự án có lồng ghép vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường, đa số học sinh hào hứng tham gia và hình thành ý thức bảo vệ môi trường thông qua các ý tưởng dự án cải tạo môi trường, xử lí ô nhiễm, tái sử dụng phế liệu, sử dụng nguồn năng lượng sạch. 1.2. Hướng dẫn thực hiện sản phẩm 1.2.1. Hướng dẫn các tiêu chí kĩ thuật - Xe quét rác vừa di chuyển vừa quét gom rác vào thùng chứa. Hoạt động dựa trên nguyên tắc truyền động cơ học. - Khi đẩy xe di chuyển bánh xe bên trái thông qua bộ dẫn động và bánh răng quả dứa làm quay hai chổi quét ngang gom rác phía trước. Hệ thống dẫn động làm quay chổi quét dọc đưa rác lên băng tải. - Bánh xe bên phải làm quay đĩa dẫn động thông qua xích và bánh răng đảo chiều làm quay hệ thống băng tải đưa rác vào thùng chứa. 1.2.2. Hướng dẫn xây dựng mô hình Bánh xe dẫn động bên phải Bánh Đĩa bị dẫn Đĩa dẫn răng động Xích động Chổi gom quả dứa Bánh răng đảo chiều Thùng Bánh Chổi Tấm Băng chứa dẫn Trục quét vợt chuyền tải rác hướng quay dọc rác rác Bánh Chổi Bộ tăng răng Đĩa bị Đĩa dẫn tốc thứ Xích gom quả dẫn động động cấp dứa Bánh xe dẫn động bên trái Hình vẽ 1. Sơ đồ khối xe quét rác thân thiện môi trường 8
  10. 1.2.3. Hướng dẫn chế tạo và lắp ráp các bộ phận của xe a. Tổ chức thực hiện Khung xe: Làm từ thép hộp và mảnh tôn dư thừa từ các cơ sở cơ khí Chổi quét dọc: làm từ chổi nhựa, trục quay làm từ ống giảm xóc xe máy thải loại Chổi quét ngang: làm từ chổi nhựa, có trục quay làm từ bàn xoay máy cắt cầm tay bị hỏng 9
  11. Thùng chứa rác: Làm từ thép hộp và mảnh tôn dư thừa từ các cơ sở cơ khí Băng tải rác: Làm từ tấm cao su non( lấy từ tấm lót sàn ô tô thải ra) và gioăng cao su bị hỏng Trục băng tải: làm từ ống giảm xóc xe máy thải loại Tấm vợt rác: Làm từ tấm lót săm ô tô thải loại 10
  12. Các bộ dẫn động, bộ tăng tốc, bánh răng đảo chiều: làm từ bộ nhông xích, bánh răng hộp số của xe máy hỏng, từ máy cắt cầm tay bị hỏng 11
  13. Bánh xe dẫn động: Làm từ bánh xe máy thải loại Hoàn thiện chiếc xe và dán khẩu hiệu tuyên truyền bảo vệ môi trường b. Kết quả Trong quá trình chế tạo sản phẩm, học sinh đã nhận thức được vấn đề tìm kiếm, sử dụng các phế liệu như: Bánh xe, bộ nhông xích, bánh răng hộp số, ống lồng giảm xóc của xe máy hỏng; bánh răng quả dứa lấy từ mawys cắt cầm tay bị hỏng; tấm cao su của ô tô thải loại, gioăng cửa bị hỏng; các đoạn thép hộp, miếng tôn thừa ở cơ sở cơ khí… Vừa tái sử dụng phế liệu, góp phần giảm chất thải ra môi trường vừa hạ giá thành sản phẩm. Sau khi nhận được gợi ý của giáo viên, học sinh đã trực tiếp hoặc nhờ bạn bè đến các cơ sở thu mua phế liệu, đến các xưởng sản xuất cơ khí tìm kiếm và mua các vật liệu cần thiết, qua đó càng nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các em. 12
  14. 1.3. Hướng dẫn thực nghiệm, đánh giá sản phẩm a. Tổ chức thực nghiệm Một số hình ảnh thử nghiệm tại sân trường b. Kết quả thực nghiệm Qua quá trình thực nghiệm và hoạt động thực tế tại sân trường và đường bê tông ở xóm, xe quét gom sạch các loại rác như lá cây, túi ni – lông, giấy ... và thậm chí cả các mẩu sắt, đinh, sỏi... Học sinh tham gia thử nghiệm được quan sát trực tiếp, được tìm hiểu vầ cấu tạo, chức năng và các vật liệu làm nên sản phẩm của dự án đã nâng cao được ý thức bảo vệ môi trường. c. Tổ chức đánh giá sản phẩm dự án Sản phẩm được tổ chức đánh giá công khai trong lớp có học sinh thực hiện và tham gia thử nghiệm, đa số các em đã nhận biết được những ưu điểm và hạn chế của sản phẩm. Ưu điểm: - Vật liệu chế tạo xe hầu hết sử dụng từ nguồn phế liệu: bánh xe dẫn động, bộ đĩa và xích từ xe máy cũ thải loại, bánh răng quả dứa từ máy cắt cầm tay bị 13
  15. hỏng, tấm vợt rác từ tấm cao su lót lốp ô tô... góp phần tái sử dụng rác thải bảo vệ môi trường. - Do vật liệu tái sử dụng, phổ biến và giá rẻ; cấu tạo xe đơn giản dễ chế tạo nên giá thành của xe khá thấp. - Xe không sử dụng động cơ nên rất thân thiện với môi trường và hoạt động không phụ thuộc vào nguồn năng lượng cung cấp (nếu sử dụng động cơ điện chạy bằng ăc-quy phụ thuộc dung lượng ắc-quy, sau khi ắc quy hỏng phải thải ra môi trường; nếu sử dụng pin năng lượng mặt trời sẽ bị hạn chế khi trời âm u hoặc trong bóng cây và khi pin hỏng cũng tạo ra rác thải) - Năng suất của xe vượt trội, phù hợp với sức lao động của nhiều lứa tuổi, không thay thế sức người hoàn toàn nên góp phần giáo dục kĩ năng lao động cho học sinh. - Tuy loại xe quét rác đã được một số tác giả nghiên cứu chế tạo nhưng xe quét rác này có nhiều điểm cải tiến như: hệ thống chổi quét được tính toán dẫn động phù hợp với tốc độ đi bộ và lượng bụi tạo ra không nhiều, tấm vợt rác bằng cao su rà sát mặt đất đảm bảo không sót rác. Hạn chế - Xe quét rác chỉ phù hợp với địa bàn tương đối bằng phẳng, rộng rãi như sân trường, đường phố, đường làng... 2. Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua công tác phổ biến dự án Để việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của dự án đến với tất cả học sinh của trường, tôi đã đề xuất và được sự đồng ý, tạo điều kiện giúp đỡ của Ban giám hiệu, các giáo viên hướng dẫn các dự án khác để tổ chức các buổi tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm với học sinh toàn trường, từ đó lan tỏa tinh thần thi đua làm các dự án khoa học kĩ thuật đồng thời góp phần giáo dục ý thức bảo vệ môi trường đến học sinh toàn trường. a. Tổ chức phổ biến dự án Học sinh giới thiệu, phố biến sản phẩm dự án 14
  16. Học sinh phỏng vấn ý nghĩa bảo vệ môi trường của dự án b. Kết quả Qua các buổi phổ biến dự án và tham gia thu gom rác tập trung của “Xe quét rác thân thiện môi trường”, ý thức bảo vệ môi trường của đa số học sinh được nâng cao, nhiều nhóm học sinh đã hình thành những ý tưởng dự án khoa học kĩ thuật có tích hợp vấn đề bảo vệ môi trường mang tính thực tiễn và khả thi cao. Sức lan tỏa của các dự án làm cho không khí thi đua nghiên cứu các dự án khoa học kĩ thuật, các vấn đề bảo vệ môi trường được học sinh thảo luận sôi nổi, góp phần rất lớn trong giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh. 15
  17. III. Hiệu quả của đề tài 1. Phạm vi ứng dụng Đề tài “Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua hướng dẫn thực hiện và phổ biến dự án khoa học kỹ thuật: Xe quét rác thân thiện môi trường” được ứng dụng ở trường THPT Đông Hiếu trong năm học 2020 – 2021. Khi thực hiện đề tài này, giáo viên tiến hành thuận lợi, hiệu quả giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường rất cao, học sinh hào hứng với các hoạt động này. 2. Mức độ vận dụng Đề tài được áp dụng cho học sinh từ lớp 10, lớp 11 và lớp 12; từ đối tượng học sinh yếu, trung bình đến khá, giỏi. Đa số học sinh đều nắm bắt được vấn đề, một số học sinh đã có thể tự tiến hành các dự án tương tự. Đề tài được thực hiện dựa trên kiến thức nhiều lĩnh vực, đặc biệt là vận dụng giáo dục STEM ở trường phổ thông. 3. Hiệu quả 3.1. Khảo sát Sau khi thực hiện đề tài, tiến hành khảo sát học sinh bằng các câu hỏi trắc nghiệm và phiếu đánh giá tôi thu được kết quả như sau: Bảng khảo sát ý thức bảo vệ môi trường ở một lớp ( năm học 2020-2021) Trường Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm THPT Lớp Yếu TB Tốt Lớp Yếu TB Tốt Đông 6/42 31/42 5/42 2/42 15/42 25/42 Hiếu 10C10 14,3% 73,8% 11,9% 10C9 4,8% 35,7% 59,5% Sau khi thực hiện đề tài, tôi đã khảo sát ý kiến một số giáo viên và thu được kết quả như sau: Bảng khảo sát ý kiến giáo viên sau khi thực hiện đề tài (năm học 2020-2021) Kết quả Dễ thực Dễ thực Khó thực Tiếp tục Không Thực Trường hiện và hiện, hiện và thực hiện tiếp tục hiện có có hiệu hiệu quả không và nhân thực hiện cải tiến THPT quả thấp hiệu quả rộng Đông 42/50 6/50 2/50 44/50 2/50 4/50 Hiếu 84% 12% 4% 88% 4% 8% 16
  18. 3.2.Phân tích kết quả khảo sát Về phía học sinh Qua số liệu thống kê ở trường THPT Đông Hiếu, với việc áp dụng hình thức giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động hướng dẫn và phổ biến dự án “ Xe quét rác thân thiện môi trường” , tôi nhận thấy học sinh vô cùng hứng thú trước cách thức tuyên truyền hấp dẫn, lôi cuốn, dễ hiểu, tạo môi trường cho học sinh được làm chủ trong việc hình thành kiến thức - kĩ năng, xây dựng ý thức, thái độ tích cực và những năng lực - phẩm chất cần có cho bản thân… Những tập thể không được áp dụng phương pháp của đề tài, hiệu quả giáo dục thấp hơn hẳn. Về phía giáo viên Phần lớn các giáo viên được tiếp xúc, trải nghiệm cùng đề tài này đều thống nhất cao về tính hiệu quả của đề tài, dễ triển khai và áp dụng rộng rãi; đa số giáo viên đồng thuận vơis ý kiến tiếp tục sử dụng và nhân rộng hơn. Như vậy, qua kết quả trên cho thấy việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào các dự án khoa học kĩ thuật đạt hiệu quả giáo dục rất to lớn. Đó thực sự là sự giáo dục gắn với thực tiễn đời sống, gắn lí thuyết với thực hành. Sau khi được tham gia thực hiện dự án hoặc được phổ biến dự án như thế hứng thú học tập của học sinh được gia tăng, hiểu biết về vấn đề bảo vệ môi trường của học sinh được mở rộng, kĩ năng học tập và các kĩ năng sống được hình thành và rèn luyện, ý thức bảo vệ môi trường ở học sinh được nâng cao và cụ thể hóa bằng những hành động thiết thực; bản thân giáo viên cũng được sáng tạo và trải nghiệm những điều bổ ích . Với những kết quả đó, tôi có thể khẳng định rằng đề tài “Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua hướng dẫn thực hiện và phổ biến dự án khoa học kỹ thuật: Xe quét rác thân thiện môi trường” đã thực sự góp phần vào việc giáo dục cho học sinh nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và ý thức đó được nâng tầm lên thành những hành động cụ thể. Dự án “Xe quét rác thân thiện môi trường” đã được trao giải ba tại cuộc thi khoa học kĩ thuật cấp Tỉnh năm học 2020-2021 17
  19. PHẦN III. KẾT LUẬN I. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 1. Tính mới của đề tài Đề tài đã đưa ra được những giải pháp mang tính mới và sáng tạo về việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua dự án khoa học kĩ thuật. Giải pháp đưa ra được kiểm nghiệm trong năm học 2020-2021 đã mang lại sự phấn khởi, hứng thú cho giáo viên và học sinh. Đề tài không chỉ giúp cho học sinh nâng cao ý thức bảo vệ môi trường mà còn khơi dậy niềm đam mê khoa học, vận dụng kiến thức liên môn, kiến thức thực tiễn cuộc sống, những hiểu biết tổng hợp của mình để có hành động góp phần bảo vệ môi trường. Đề tài đáp ứng được quan điểm, yêu cầu, tình hình đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo yêu cầu phát triển năng lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo.Vận dụng đề tài vào thực tiễn giáo dục trong nhà trường sẽ mang lại hiệu quả cao hơn bên cạnh những phương pháp trước đây. 2. Tính khoa học Đề tài đảm bảo tính chính xác khoa học. Các phương pháp nghiên cứu phù hợp với đối tượng, cấu trúc logic, hợp lí, chặt chẽ, đúng qui định. Nội dung của đề tài được trình bày, lí giải vấn đề một cách mạch lạc. Các luận cứ khoa học có cơ sở vững chắc, khách quan, các số liệu được thống kê chính xác, trình bày có hệ thống. Phương pháp xử lí, khai thác tài liệu được tiến hành đúng quy định. Đề tài được lập luận chặt chẽ, thấu đáo, có tính thuyết phục cao. 3. Tính hiệu quả Đề tài được trình bày rõ ràng, dễ áp dụng. Trong năm học này, tôi và một số đồng nghiệp đã thể nghiệm phương pháp giáo dục này và hiệu quả được nâng lên rõ rệt. Những lợi ích của việc giáo dục theo hình thức này là rất lớn đối với cả học sinh, giáo viên và nhà trường. 18
  20. Về phía học sinh: tăng sự tự tin và cải thiên đáng kể ý thức bảo vệ môi trường, tạo cơ hội cho học sinh thể hiện những điểm mạnh của bản thân và phát triển những kĩ năng tư duy bậc cao, những kĩ năng quan trọng và cần thiết cho công việc và cuộc sống ngoài đời của học sinh. Về phía giáo viên: giáo dục theo hình thức lồng ghép vào dự án khoa học kĩ thuật tạo điều kiện cho giáo viên nâng cao tính chuyên nghiệp và hợp tác giữa các đồng nghiệp cũng như cơ hội để xây dựng mối quan hệ tốt với học sinh. Giáo viên cảm thấy yêu nghề hơn khi hướng dẫn và phổ biến được một dự án khoa học kĩ thuật mang tính hiệu quả cao và làm cho học sinh của mình thích thú, đam mê hơn với các môn học và các nội dung giáo dục trong nhà trường; thúc đẩy phong trào mỗi giáo viên là tấm gương tự học, tự sáng tạo trong hội đồng sư phạm nhà trường. II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 1. Với các cấp quản lí giáo dục Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường thông qua hướng dẫn và phổ biến dự án khoa học kĩ thuật là một hướng đi đúng và cần thiết. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này chỉ mang lại kết quả cao, bền vững khi thu hút được sự quan tâm đầy đủ của các cấp quản lí, của các ngành, của toàn xã hội và đặc biệt là các cấp quản lí ngành giáo dục: từ việc ban hành văn bản chỉ đạo, tập huấn năng lực tổ chức hoạt động cho giáo viên đến những đầu tư đúng mức các điều kiện dành cho hoạt động giáo dục này như kinh phí, thời gian, nhân lực, vật lực... Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện và giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường, rất mong tiếp tục được ủng hộ hơn nữa để đề tài được áp dụng rộng rãi mang lại hiệu quả cao hơn nữa. 2. Với giáo viên Để tổ chức giáo dục bảo vệ môi trường đạt hiệu quả cao, giáo viên cần xác định tư tưởng, tâm thế đúng cho bản thân và học sinh: tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, của dự án khoa học kĩ thuật của học sinh. Giáo viên cần lựa chọn ý tưởng, dự án phù hợp; có chương trình cụ thể trong hướng dẫn thực hiện dự án, tổ chức phổ biến dự án... Đặc biệt, giáo viên cần không ngừng học tập, nâng cao kinh nghiệm tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các nhiệm vụ thực hiện các dự án. Ngoài ra, một yếu tố nữa tạo nên sự thành công đó là giáo viên cần ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác hướng dẫn và phổ biến dự án. 3. Với học sinh Học sinh cần tích cực tham gia vào tất cả các giai đoạn của hoạt động thực hiện dự án để chủ động hình thành kiến thức, kĩ năng, xây dựng thái độ tích cực và những năng lực, phẩm chất cần thiết làm cơ sở cho việc lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời, trở thành những con người Việt Nam sống có ích. Sau khi kết thúc hoạt động giáo dục bảo vệ thông qua dự án khoa học kĩ thuật, học sinh 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2