intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục, cảm hóa học sinh gặp khó khăn về đạo đức bằng tình yêu thương tại trường THPT Quỳnh Lưu 4

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:42

17
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Giáo dục, cảm hóa học sinh gặp khó khăn về đạo đức bằng tình yêu thương tại trường THPT Quỳnh Lưu 4" nhằm hỗ trợ, giúp đỡ học sinh lớp chủ nhiệm vượt qua khó khăn, tiến bộ về mọi mặt. Đề xuất một số biện pháp giáo dục góp phần xây dựng và phát huy môi trường giáo dục thân thiện, tốt đẹp tại trường THPT Quỳnh Lưu 4 và các trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục, cảm hóa học sinh gặp khó khăn về đạo đức bằng tình yêu thương tại trường THPT Quỳnh Lưu 4

  1.  ĐỀ TÀI: GIÁO DỤC, CẢM HÓA HỌC SINH GẶP KHÓ KHĂN VỀ ĐẠO ĐỨC  BẰNG TÌNH YÊU THƯƠNG TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG  QUỲNH LƯU 4 Lĩnh vực: Chủ nhiệm
  2. SỞ GD & ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4   ĐỀ TÀI: GIÁO DỤC, CẢM HÓA HỌC SINH GẶP KHÓ KHĂN VỀ ĐẠO ĐỨC  BẰNG TÌNH YÊU THƯƠNG TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG  QUỲNH LƯU 4                                        Lĩnh vực: Chủ nhiệm                                         Tác giả:  Phạm Thị Như Oanh                                         Tổ bộ môn: Văn – Ngoại ngữ                                         Năm thực hiện: 2021 – 2022                                         SĐT: 0374343893                                               
  3. MỤC LỤC TT NỘI DUNG Trang PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1 Lý do chọn đề tài 1 1.2 Tính mới của đề tài 2 1.3 Mục đích nghiên cứu 2 1.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2 1.5 Nhiệm vụ nghiên cứu 2 1.6 Phương pháp nghiên cứu 2 PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3 2.1 Cơ sở lí luận 3 2.2 Cơ sở thực tiễn 5 Một số  giải pháp trong công tác chủ  nhiệm để  “Giáo  2.3 dục, cảm hóa học sinh gặp khó khăn về  đạo đức tại   10 trường THPT Quỳnh Lưu 4” có hiệu quả. 2.4 Tính mới, tính khoa học và tính thực tiễn của đề tài 24 2.5 Kết quả nghiên cứu 25 PHẦN III KẾT LUẬN 34 3.1 Quá trình nghiên cứu 34 3.2 Ý nghĩa của đề tài đối với bản thân, với tập thể 35 3.2 Phạm vi ứng dụng 35 3.4 Kiến nghị 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO 37  
  4. PHẦN I:  ĐẶT VẤN ĐỀ           1.1.  Lí do chọn đề tài    Đối tượng và sản phẩm của giáo dục là “Con người”. Ở đó bao gồm cả  sự phát triển về trí tuệ và hoàn thiện đạo đức, nhân cách. Trong chiến lược phát   triển Con người của xã hội hiện nay, bên cạnh việc truyền dạy kiến thức, kĩ  năng, giáo dục thể chất thì giáo dục đạo đức là một trong những nhiệm vụ quan   trọng hàng đầu. Bởi giáo dục đạo đức góp phần hoàn thiện nhân cách, tạo nền  tảng phát huy những năng lực khác ở người học, giúp học sinh điều chỉnh nhận  thức, lối sống và cảm xúc theo chiều hướng tích cực. Từ  đó, các em vượt qua  được những khó khăn về  tâm lí lứa tuổi, có được những kĩ năng mềm…tạo   động lực để phát triển tốt về trí tuệ, tâm hồn và nhân cách trong cuộc sống.   Trong các trường học hiện nay, ta dễ dàng bắt gặp câu khẩu hiệu “Tiên  học lễ, hậu học văn” và Bác Hồ  cũng từng nói “Có tài mà không có đức là   người vô dụng” đồng thời Người cũng định hướng cho giáo dục:  “Dạy cũng   như  học, phải chú trọng cả  tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái   gốc quan trọng. Nếu thiếu đạo đức, con người sẽ không phải là con người bình   thường và cuộc sống xã hội sẽ không phải là cuộc sống xã hội bình thường, ổn   định...”.  Ngày nay, phương châm “Dạy người, dạy chữ, dạy nghề” cũng thể  hiện rõ tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức học sinh. Đó là nhiệm  vụ hàng đầu trong chuỗi hoạt động giáo dục xưa và nay.    Song song với sự phát triển của xã hội thời 4.0, nền giáo dục cũng từng   bước đổi mới và có những định hướng mới về  đối tượng giáo dục. Học sinh  bậc Trung học Phổ thông là một trong những đối tượng  có nhiều chuyển biến  về  tâm lí, nhận thức cần được hỗ  trợ, định hướng và quan tâm kịp thời. Bên  cạnh những em là con ngoan, trò giỏi vẫn còn một số  ít học sinh có biểu hiện   lệch lạc trong đạo đức, lối sống. Vì vậy, giáo dục rất coi trọng vai trò của thầy  cô giáo, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc dìu dắt, cảm hóa những   học sinh gặp khó khăn về đạo đức.    Để  góp phần nâng cao hiệu quả  giáo dục của ngành, của trường THPT  Quỳnh Lưu 4 và công tác dạy học, giáo dục tại các lớp tôi chủ nhiệm thì tôi đã   tìm tòi và vận dụng các biện pháp giáo dục học sinh, đặc biệt là đối với học   sinh gặp khó khăn về  đạo đức. Đây là một lĩnh vực quan trọng trong công tác  chủ  nhiệm lớp. Qua thực tế, với tư  cách là một giáo viên chủ  nhiệm, tôi thấy  cảm hóa, giáo dục học sinh gặp khó khăn về  đạo đức là công việc không chỉ  đơn thuần là nghiệp vụ  mà  ở  đó rất cần đến sự  tận tâm, tận tình của thầy cô   giáo. Thành công  ở  mỗi học sinh là dấu  ấn của sự  lan tỏa  tình yêu thương và  tôn trọng, dấu ấn của Nhân văn.  Với những lí do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực chủ nhiệm   lớp là: “Giáo dục, cảm hóa học sinh gặp khó khăn về đạo đức bằng tình yêu   thương tại trường THPT Quỳnh Lưu 4”. 5
  5.             1.2  Tính mới của đề tài   Trước hết đề  tài góp phần xây dựng  biện pháp  để  người giáo viên làm  công tác chủ  nhiệm  nói chung,  giáo viên chủ  nhiệm lớp có  học sinh gặp khó   khăn về đạo đức nói riêng nâng cao hiệu quả trong công tác giáo dục. Đồng thời,  đề tài cũng có thể vận dụng được linh hoạt với từng trường hợp khác nhau của   học sinh, khắc phục được hiện tượng vận dụng biện pháp giáo dục cứng nhắc,   máy móc ở một số giáo viên mà học sinh vì thế phải chịu thiệt thòi hoặc mất đi   cơ hội được  thay đổi để phát triển bản thân.      Mặt khác, đề tài bám sát yêu cầu và mục tiêu cũng như đáp ứng nhu cầu  thực tiễn đổi mới giáo dục toàn diện  hiện nay theo Nghị  quyết 29 – NQ/TW;   vận dụng  thiết thực, hiệu quả tư tưởng tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh  Đề tài là những đúc rút từ kinh nghiệm thực tế trong những năm làm công  tác chủ nhiệm lớp của cá nhân tôi, đặc biệt là từ  2 khóa học sinh (2016 – 2019)   và (2019 ­2022); tôi tự tìm tòi, vận dụng linh hoạt, phù hợp, sáng tạo trong từng  trường hợp giáo dục cụ thể…      1.3  Mục đích nghiên cứu Việc nghiên cứu đề  tài này, tôi mong muốn chia sẻ, trao đổi với đồng  nghiệp   về   kinh   nghiệm   giáo   dục   đạo   đức   học   sinh.   Từ   đó,   bản   thân   cũng  thường xuyên trau dồi, bồi dưỡng nghiệp vụ  trong công tác chủ  nhiệm lớp,  đồng thời nhân rộng biện pháp, tăng hiệu quả giáo dục chung cho nhà trường và  ngành Giáo dục.           1.4  Đối tượng, phạm vi nghiên cứu   1.4.1. Đối tượng           Biện pháp giáo dục đạo đức đối với học sinh gặp khó khăn về đạo   đức.  1.4.2. Phạm vi           ­ Các hoạt động giáo dục học sinh nói chung và nội dung giáo dục học   sinh gặp khó khăn về đạo đức tại trường THPT Quỳnh Lưu 4 nói riêng.   ­ Các hoạt động xã hội, các cuộc thi, hoạt động phong trào liên trường,   trong huyện, tỉnh…  1.5 Nhiệm vụ nghiên cứu: Đề  tài được nghiên cứu nhằm thực hiện các  nhiệm vụ sau: ­ Hỗ  trợ, giúp đỡ  học sinh lớp chủ  nhiệm vượt qua khó khăn, tiến bộ  về  mọi mặt. 6
  6.         ­ Đề xuất một số biện pháp giáo dục góp phần xây dựng và phát huy môi   trường giáo dục thân thiện, tốt  đẹp tại trường THPT  Quỳnh Lưu 4 và các  trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An.  1.6  Phương pháp nghiên cứu:  Tôi đã vận dụng các phương pháp để nghiên cứu đề tài, gồm:   ­ Quan sát hiện tượng.   ­ Nghiên cứu nội dung các tài liệu liên quan đến công tác giáo dục đạo đức  học sinh cho học sinh. ­ Lên kế hoạch thực hiện giáo dục, cảm hóa học sinh gặp khó khăn về đạo  đức  tại lớp chủ nhiệm. ­ Rút kinh nghiệm qua các trường hợp học sinh, các hoạt động giáo dục. ­ Lấy ý kiến của đồng nghiệp về mức độ khả thi của đề tài.         ­ Tiến hành khảo sát học sinh tại trường THPT Quỳnh Lưu 4 trước và sau  khi áp dụng đề tài.                              PHẦN II:  NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lí luận:  2.1.1. Khái niệm Đạo đức và Giáo dục đạo đức  2.1.1.1.   Đạo đức  Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội được biểu hiện dưới dạng các quy   tắc, chuẩn mực hành vi của con người trong các mối quan hệ với bản thân, với   người khác, với công việc, với cộng đồng và với môi sinh. Theo từ  điển triết học: “Đạo đức là những quy tắc chung trong xã hội và   hành vi của con người, quy định những nghĩa vụ  của người này đối với người   khác và đối với xã hội”.  Theo tác giả  Phạm Minh Hạc: “ Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội,   tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằn điều chỉnh các   đánh giá, hành vi ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với   xã hội, được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, sức mạnh truyền thống và sức   mạnh dân tộc”. Theo tác giả Trần Hậu Kiêm: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc   biệt, bao gồm một hệ thống, quan niệm, những nguyên tắc, qui tắc, chuẩn mực   đạo đức ra đời, tồn tại và biến đổi từ nhu cầu của xã hội. Nhờ đó, con người tự   giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con   người và sự  tiến bộ  của xã hội trong mối quan hệ  giữa con người với con   người, giữa cá nhân và xã hội”  7
  7.   Như  vậy, bản chất đạo đức là những qui tắc, những chuẩn mực trong  quan hệ xã hội, nó được hình thành, tồn tại và phát triển trong cuộc sống, được  xã hội thừa nhận và tự giác thực hiện.   Ngày nay, phạm trù đạo đức còn bao hàm cả ý thức trách nhiệm giữ  gìn,   bảo vệ  hòa bình và hợp tác cùng phát triển với các dân tộc khác. Đạo đức còn   được hiểu là trách nhiệm của con người trong thực hiện nghĩa vụ  công dân,   được thể  hiện  ở  thái độ, hành vi và hiệu quả  học tập và rèn luyện trong lao  động và hoạt động tập thể của mỗi cá nhân.  2.1.1.2.  Giáo dục đạo đức    Theo tác giả  Hà Thế  Ngữ  và Đặng Vũ Hoạt: “giáo dục đạo đức là quá   trình biến các chuẩn mực đạo đức, từ  những đòi hỏi bên ngoài của xã hội đối   với cá nhân thành những đòi hỏi bên trong của bản thân, thành niềm tin, nhu   cầu, thói quen của người được giáo dục”    Nhà nghiên cứu Phạm Minh Hạc tiếp cận khái niệm giáo dục đạo đức  trong mối quan hệ thống nhất giữa nhận thức ­ tình cảm ­ thái độ  ­ hành vi cho   rằng: “giáo dục đạo đức là một quá trình kết hợp nâng cao nhận thức với hình   thành thái độ, xúc cảm, tỉnh cảm, niềm tin hành vi và thói quen đạo đức”     Dưới góc độ  giáo dục học, giáo dục đạo đức là bộ  phận hợp thành của   nội dung giáo dục toàn diện nhằm giúp thế hệ trẻ hình thành lý tưởng, ý thức và   tình cảm đạo đức, tạo nên những hành vi và thói quen hành vi đạo đức của con  người mới, xã hội chủ nghĩa thể hiện ở những phẩm chất đạo đức.  Giáo dục hành vi đạo đức là tổ chức cho học sinh lặp đi, lặp lại nhiều lần  những thao tác, hành động đạo đức trong học tập, sinh hoạt, trong cuộc sống   nhằm có được hành vi đạo đức đúng đắn và từ  đó có thói quen đạo đức bền  vững.   Ngày nay, giáo dục đạo đức cho học sinh là giáo dục đạo đức xã hội chủ  nghĩa. giáo dục đạo đức chính là nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, đạo  đức, pháp luật, làm cho học sinh có tinh thần yêu nước, thấm nhuần lý tưởng xã  hội chủ nghĩa, thật sự say mê học tập, có ý thức tổ chức kỷ luật, kính thầy, yêu   bạn, có nếp sống lành mạnh, biết tôn trọng pháp luật.    2.1.2. Tầm quan trọng và sự cần thiết của việc giáo dục đạo đức học   sinh Một trong những tư  tưởng đổi mới GD& ĐT hiện nay là tăng cường giáo  dục đạo đức cho học sinh, được thể hiện trong nghị quyết của Đảng, Luật giáo  dục và các văn bản của Bộ  Giáo dục và Đào tạo. Luật giáo dục 2005 đã xác   định: “Mục tiêu của giáo dục phổ  thông là giúp cho học sinh phát triển toàn   diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ  năng cơ  bản nhằm hình   thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ  nghĩa, xây dựng tư  cách và   trách nhiệm công dân….” 8
  8. (Điều 23­Luật giáo dục).  Giáo dục đạo đức cho học sinh có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong toàn   bộ  công tác giáo dục trong nhà trường. Đó là quá trình giáo dục bộ  phận trong  tổng thể  cả  quá trình giáo dục và có quan hệ biện chứng với các bộ  phận giáo  dục khác như: giáo dục trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất, giáo dục lao động và hướng   nghiệp, giúp học sinh hình thành và phát triển nhân cách toàn diện. Hồ Chủ Tịch   đã nêu: “Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách   mạng, đó là cái gốc rất quan trọng”.  Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta xác định: “Tăng cường giáo   dục công dân, giáo dục tư  tưởng, lòng yêu nước,chủ  nghĩa Mác – Lê nin, đưa   việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh vào nhà trường phù hợp với từng lứa tuổi   và bậc học”. Chiến lược phát triển con người, yêu cầu đổi mới của giáo dục  hiện nay do Bộ  Giáo dục và Đào tạo ban hành với nhiều phương châm, như:  “Trường học thân thiện, học sinh tích cực; Lớp học hạnh phúc; Kỉ luật mềm, kỉ   luật không nước mắt…Thực hiện chủ trương chung của ngành giáo dục, trường  THPT Quỳnh Lưu 4 cũng xây dựng kế  hoạch giáo dục mở  theo định hướng và  mục tiêu của Nghị  quyết 29­NQ/TW, trong đó đặt nhiệm vụ  giáo dục đạo đức  học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Để giáo dục học sinh nói chung và học sinh gặp khó khăn về đạo đức nói   riêng đòi hỏi giáo viên chủ  nhiệm lớp cần biết lựa chọn, vận dụng các biện  pháp, cách thức giáo dục phù hợp, hiệu quả. Dù chọn biện pháp nào thì giáo   viên cũng phải đảm bảo nguyên tắc trong tư  vấn, hỗ  trợ  học sinh. Chuyên đề  bồi dưỡng modull 5 bậc THPT, chương trình giáo dục phổ thông 2018 cũng định  hướng tư vấn và hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục đó là chủ  thể  giáo dục cần đảm bảo yêu cầu về  đạo đức với ba yếu tố:   bảo mật, tôn   trọng học sinh, trung thực và trách nhiệm;  nội dung tư  vấn, hỗ  trợ  gồm:  tư   vấn, hỗ trợ học tập, hướng nghiệp;tư vấn, hỗ trợ thiếtt lập mối quan hệ ­ giao   tiếp,  ứng xử  với gia đình, bạn bè, giáo viên; tư  vấn , hỗ  trợ  các vấn đề  liên   quan đến sự phát triển bản thân. Đây là những định hướng cần thiết để giáo viên chủ nhiệm lớp vận dụng   vào thực tiễn giáo dục học sinh hiện nay vừa đảm bảo tính khoa học, tính sư  phạm và nhân văn.    2.2  Cơ sở thực tiễn   Giáo dục đạo đức học sinh là nhiệm vụ  song hành với nhiệm vụ  giảng   dạy của mỗi giáo viên. Đối với giáo viên chủ  nhiệm lớp thì đây là nhiệm vụ  trọng tâm trong công tác chủ  nhiệm. Hiện nay, một bộ  phận tuy  ít học sinh   nhưng cần sự quan tâm giáo dục kịp thời đó là những học sinh gặp khó khăn về  đạo đức. Chúng ta dễ  dàng bắt gặp hiện tượng học sinh xô xát,  ẩu đả, đánh   nhau trong và ngoài nhà trường, thậm chí học sinh vi phạm pháp luật đến mức  gây án, giết người ...; học sinh vi phạm an toàn giao thông; nghiện game đến  9
  9. mức bỏ bê học tập, suy kiệt sức khỏe, tinh thần và dẫn đến những hành vi mất  kiểm soát; học sinh bị  tiêm nhiễm luồng văn hóa độc hại dẫn đến những cách   giao tiếp,  ứng xử  “lệch chuẩn”; hiện tượng học sinh ăn chơi đua đòi, lười lao   động, ngại học tập rèn luyện, sống thiếu lí tưởng, vô cảm… Đó là hiện trạng  chung đáng báo động về đạo đức của học sinh trong các trường học trong đó có   học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 4. Theo số  liệu thống kê trong những năm   gần đây của trường THPT Quỳnh Lưu 4, kết quả về xếp loại hạnh kiểm học   sinh như  sau: Năm học 2017­2018: Sĩ số  1331, Tốt:84.30%, Khá: 13.97%, Trung   bình: 1.50%, Yếu: 0,23%; Năm học 2018­2019: Sĩ số: 1382, tốt: 85.89%, Khá  13.02%, Trunh bình 0,94%, Yếu:0,14%; Năm học 2019­2020: Sĩ số: 1402, Tốt   86,88%, Khá: 12,13%; Trung bình 0,93%, Yếu 0,07%: Năm học 2020­202: Sĩ số:   1494,  Tốt: 87,48%; Khá: 10,71%; TB: 1,47%; Yếu: 0,33% và  học kì I năm học  2021­2022: Tổng số HS (tính đến hết HK1): 1515, Tốt (85.61%); Khá (12.94%);  TB (1.25%); Yếu (0.13%). Như vậy, hàng năm số học sinh gặp khó khăn về đạo  đức (Loại khá trở xuống) của toàn trường chiếm khoảng từ 13% đến 17%. Trong thời gian công tác, tôi nhận thấy sự  bất cập, thiếu hiệu quả  trong   phương pháp giáo dục  ở  một số   đồng nghiệp làm công tác chủ  nhiệm lớp.   Chẳng hạn, khi giáo dục những học sinh gặp khó khăn về  đạo đức, lối sống   một số thầy cô còn lúng túng, thể hiện sự  bất lực, chán nản; một số  giáo viên   thiếu kiềm chế, ứng xử với học sinh chưa tế nhị, chưa hợp tình hợp lí thậm chí  cực đoan, thô bạo...Điều đó cho thấy giáo viên chủ  nhiệm đã vô tình tăng thêm  cho các em những áp lực, dễ đem đến cho học sinh cần được giáo dục hai trạng  thái tâm lí tiêu cực: hoặc là các em tự ti, mặc cảm hoặc là các em có phản ứng   chống đối, ương bướng, lì lợm, bất chấp…Trong những hiện tượng học sinh có  phản ứng cực đoan đó có những em đã phải bỏ học hoặc có hành vi phạm pháp   rất đáng tiếc. Thực tế tình hình các lớp tôi chủ nhiệm trong 21 năm công tác, đặc biệt hai  khóa học sinh tôi đã và đang làm công tác giáo dục trong 6 năm trở lại đây là K42  (2016 – 2019 và K45 (2019 – 2022)  tại trường THPT Quỳnh Lưu 4  thực sự đem  lại những kết quả tốt đẹp. Mặc dù, đặc thù lớp chủ nhiệm của tôi đa số là học  sinh nữ, học khối khoa học xã hội nhưng không vì thế  mà em nào cũng ngoan  hiền, có ý thức ngay từ  đầu lớp 10.  Ở  các khóa này, trong quá trình giáo dục   chung, tôi gặp hiện tượng học sinh gặp khó khăn về đạo đức, lối sống xảy ra ở  cả nam và nữ. Cụ thể các học sinh sau: Lớp A6 K42 gồm 2 em: Hồ Thị Thủy và  Trần   Quốc   Tuấn;   Lớp   A6   K45   gồm   4   em:   Phạm   Thu   Mai,   Lê   Thị   Thanh,  Nguyễn Văn Quyền, Bùi Thị Kiều My. Hiện tượng của các em gặp khó khăn về  đạo đức với các biểu hiện sau:      ­ Em Hồ  Thị  Thủy (Lớp A6 K42) là một học sinh chuyển từ  lớp khác  sang lớp A6 vào đầu năm lớp 11 vì lí do bị hạ loại hạnh kiểm bởi thường xuyên  không thực hiện đúng nội quy trường lớp, ương bướng, thậm chí vô lễ với giáo  viên… 10
  10.    ­ Em Trần Quốc Tuấn (Lớp A6 K42), h ọc kì II lớp 10 có biểu hiện chán  nản, bỏ  bê học tập, lên lớp ngủ, đi học giờ  giấc tùy tiện, vắng học vô lí do  thường xuyên tỏ thái độ chống đối và bất cần, muốn bỏ học khi được giáo viên   nhắc nhở, trách phạt.    ­ Em Lê Thị Thanh (Lớp A6 K45) Học kì I lớp 10 đánh nhau với bạn nữ  cùng lớp. Xuất phát từ  một câu nói đùa mà hiểu nhầm rồi dẫn đến xích mích,  hôm sau đi học Thanh đã đưa theo một đoạn tip sắt để  đe dọa và hành hung,   đuổi theo xe bạn về tận nhà. Hành vi của Thanh đã được các bạn trong lớp phát   hiện và ngăn chặn kịp thời.     ­ Em Nguyễn Văn Quyền (Lớp A6 K45) năm học lớp 10 nghiện game,   thường xuyên nghỉ  học, nói dối thầy cô, bố  mẹ  trốn học 3 đến 4 ngày liên tục  để chơi ngoài quán internet; thường xuyên bỏ  bài tập, không làm bài ở  hầu hết  các môn.  ­ Em Bùi Thị Kiều My (Lớp A6 K45) học kì II lớp 11, sa vào chuyện tình   cảm, yêu đương quá giới hạn dẫn đến hiện tượng bỏ bê học tập, muốn bỏ học   để kết hôn ( Phụ huynh em My chia sẻ).  ­ Em Phạm Thu Mai (Lớp A6 K45) lớp 10 nhiều lần nói dối bố  mẹ, thầy  cô trốn học, bỏ  nhà đi theo nhóm bạn ngoài xã hội đi chơi, đi phượt suốt mấy  ngày liền.  11
  11. Hình ảnh Thu Mai đi hát karaoke theo nhóm bạn phượt (Ảnh do Thu Mai gửi cho   bạn trong lớp)   Vì cuồng đi, Mai đã lựa lúc gia đình ngủ  say, khoảng 2­3 giờ  sáng, lén  xuống bếp, mở  cửa sau, bắc thang vượt tường rào đi chơi cùng hội phượt. Có  lần, gia đình đã phải nhờ công an mới tìm được Mai về.    Những học sinh có biểu hiện trên về  đạo đức đều để  lại hậu quả  nhất  định như:    ảnh hưởng xấu đến trường, lớp, bản thân các em đều bị  hạ  loại   hạnh kiểm trong năm học, mất đi phẩm chất, đạo đức, danh dự  của học sinh.  Đây cũng chính là nguy cơ dẫn đến hiện tượng học sinh bỏ học, vi phạm pháp   luật…. Trước những thực trạng đó, tôi đã rất băn khoăn, trăn trở  tìm hiểu nguyên  nhân để  đưa ra biện pháp giáo dục sao cho phù hợp, hiệu quả  để  hỗ  trợ  các   trường hợp học sinh như  trên vượt qua được khó khăn, chăm lo học tập. Theo  chia sẻ của các em cùng với sự tìm hiểu của bản thân, lắng nghe  để tiếp nhận   thông tin từ nhiều kênh và xác minh, tôi biết được những khó khăn trên của các   em là do một số nguyên nhân cơ bản. Đó là do tâm lí và nhận thức của lứa tuổi:   thích thể  hiện đẳng cấp, sự  “sành điệu” của dân chơi, thể  hiện cái tôi, cá tính   12
  12. bằng lối sống phá cách, mạo hiểm…; do áp lực từ gia đình; do sự tác động của   môi trường xã hội với nhiều tệ  nạn, cám dỗ; phương pháp giáo dục của   gia  đình và nhà trường cũng chưa trang bị  kịp thời cho các em kĩ năng  ứng phó, từ  chối hay tự bảo vệ bản thân  trong nhiều tình huống  thực tế…Mỗi học sinh đã   gặp phải một số  khó khăn khác nhau. Vì vậy đòi hỏi thầy cô giáo cần có biện  pháp giáo dục linh hoạt, đa dạng, hợp lí. Bảng so sánh kết quả học tập, rèn luyện của học sinh và tập thể lớp trước   và sau được giáo dục, cảm hóa:   Đối  Trư Sau khi được giáo dục, tác động tượn ớc  TT g khi  được  giáo  dục,  tác  động Năm  Xếp  Năm       Xếp loai học loai học HL HK DH HL HK DH 1 Cá nhân: ­ HSG  Toàn diện  ­ Hồ Thị  cả năm Thủy 2016 Khá Khá HSTT 2018 Giỏi Tốt ­ Giải Nhì  ­ ­ cuộc thi “  Người  2017 2019 đẹp Biển  Quỳnh  2018” ­ Giải  Khuyến  khích “  Người  đẹp làng  Sen 2019” ­ Trần  2016  Trung  Khá 2018 Khá Tốt HSTT Quốc  ­201 bình ­ 13
  13. Tuấn 7 2019 ­Nguyễn  2019 Khá khá HSTT 2020  Khá Tốt HS TT Thị Thanh ­ ­  2020 2021 ­Nguyễn  2019 Trung  Khá 2021  Khá Tốt HS TT Văn  ­ bình ­202 Quyền 2020 2 (kì  I) ­ Bùi Thị  2019 Trung  Khá 2021 Khá  Tốt HS TT Kiều My ­ bình ­ 2020 2022  (kì I) ­ Phạm  2019 Khá Khá HSTT 2021­ Khá Tốt HS TT Thu Mai ­ 2022  2020 (Kì I) 2 Tập thể  Lớp TT lớp : 3 Giỏi 36  Lớp  2018 9  41  ­ A6 K42 Tốt TT ­ Giỏi  Tốt 2017 +37 +4  2019 +31  (Sỹ số  ­ +1  Khá/ Khá Khá/ 42) 2018 Khá/ /40 42 40 42 ­ A6K45 2019 3 Giỏi  38  Lớp  2021 8  45  Lớp TT ­ + 38  Tốt TT ­ Giỏi  Tốt/ (Sỹ số  2020 Khá  +5  2022  + 37  45) +2 45 Khá (KìI) Khá Trung  /42 /45 bình /42 Trong công tác chủ  nhiệm lớp, để  giáo dục những học sinh có biểu hiện   gặp khó khăn về  đạo đức, lối sống tôi đã vận dụng linh hoạt nhiều biện pháp  trên tinh thần cốt lõi là giáo dục, cảm hóa bằng tình yêu thương và sự tôn trọng.  Thực tế, bảng so sánh trên cho thấy, trong quá trình giáo dục tại lớp A6 (K.2016   14
  14. ­ 2019) và lớp A6 (K.2019 ­ 2022) trường THPT Quỳnh Lưu 4, tôi đã cảm hóa và  dìu dắt được các em có biểu hiện như trên tiến bộ vượt bậc; có em đã tham gia  các cuộc thi do Huyện, Tỉnh tổ chức và đạt danh hiệu, tiếp tục học tập và rèn   luyện  ở cấp học cao hơn… Điều đó cho thấy phương pháp giáo dục  mà tôi đã  vận dụng  thực sự đem lại kết quả tốt đẹp. 2.3. Một số giải pháp trong công tác chủ nhiệm để “Giáo dục, cảm hóa   học sinh gặp khó khăn về đạo đức tại trường THPT Quỳnh Lưu 4 ” có hiệu  quả   2.3.1 Lập kế hoạch giáo dục Mục đích: Nhiệm vụ đầu tiên của giáo viên chủ  nhiệm lớp trong năm học là lập kế  hoạch chủ nhiệm. Kế hoạch giáo dục học sinh gặp khó khăn về  đạo đức đạo  đức là một phần không thể  thiếu của kế  hoạch giáo dục. Lập kế  hoạch giáo   dục giúp giáo viên chủ nhiệm thực hiện công việc chủ động kịp thời, khoa học,  bài bản. Vì vậy, hiệu quả giáo dục sẽ cao hơn. Cách thức thực hiện: Lập bảng kế hoạch giáo dục học sinh gặp khó khăn về đạo đức của   giáo viên chủ nhiệm. T Danh sách HS Đặc  Phương  Thời  Nhận  Dự kiến  T điểm  pháp,  gian  xét, đánh  kết quả hiện  biện  thực  giá mức  tượng pháp GD hiện độ  chuyển  biến của  HS (GV   ghi   tên   HS   ­   Vô   lễ,  ­   Quan  ­   Trong  ­ Sa sút ­ Về Học  gặp   khó   khăn   trốn   học,  sát; tất   cả  ­   Đã   có  lực về đạo đức) đánh  ­   Lắng  các tháng  biểu  Về  Hạnh  nhau,  nghe; của   năm  hiện   tiến  kiểm nghiện  học   (Tuy  bộ game…(  ­ Kết nối,  nhiên  ­   Thành  Tùy   vào  chia sẻ; phụ  ­ Tiến bộ  tích, danh  từng   ­   Phản  thuộc   hoạc tiến  hiệu.. trường   hồi; vào   thời   bộ  ­   Phẩm  hợp   HS   nhanh… ­   Hướng  gian xuất   chất,  cụ thể) dẫn,   trải  hiện   năng lực nghiệm… hiện   (  Tùy   vào  tượng   ở  HS) 15
  15. từng biểu   hiện   khó   khăn   của   HS để GV   vận   dụng   PP   GD  phù hợp)  2.3.2 Các biện pháp giáo dục Trong quá trình giáo dục, cảm hóa học sinh tôi đã vận dụng kết hợp, linh  hoạt các biện pháp với tiến trình như sau: 2.3.2.1:  Quan sát và thu thập thông tin Mục đích   Quan sát, theo dõi là để thấy rõ biểu hiện, diễn biến  tâm lí, thái độ, hành   vi của học sinh một cách tường tận, cụ thể. Đồng thời, giáo viên chủ nhiệm thu  thập thông tin từ  nhiều kênh để  nắm bắt tình hình học sinh cần giáo dục một   cách toàn toàn diện, sâu sắc về các mặt: hoàn cảnh gia đình, tâm lí và các mối  quan hệ  của học sinh  đó. Từ   đó để  giáo viên lên kế  hoach và  định hướng  phương pháp giáo dục phù hợp với từng trường hợp cụ thể.           Cách thức thực hiện  Khi thấy  học sinh có biểu hiện bất thường về tinh thần, thái độ hay hành vi…  giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm, chú ý nắm bắt kịp thời tình hình các em đó.   Đối với hiện tượng học sinh vắng học: Để quản lí sỹ số, rèn luện ý thức  chuyên cần, tính kỉ luật cho học sinh, giáo viên chủ  nhiệm định hướng tập thể  lớp đưa vào quy chế nội bộ quy định học sinh vắng học phải có ý kiến xin phép   của học sinh và báo báo của phụ  huynh với giáo viên chủ  nhiệm.Vì thế, học  sinh vắng học buổi nào với lí do gì hay không có lí do giáo viên đều phải tìm  hiểu kĩ và xác minh thông tin bằng việc hỏi thăm những học sinh khác là người  ở gần nhà, hoặc hay chơi cùng với em đó. Sau đó giáo viên gọi điện thoại cho  học sinh vắng học đồng thời gọi luôn cho  người thân  (phụ  huynh) ngay trong  buổi học đó để  đối  chiếu, xác minh sự  trung thực của học sinh và tính chính   xác của thông tin mà giáo viên cần biết.   Đối với biểu hiện về   ý thức và kết quả  học tập sa sút: Giáo viên nắm  tình hình qua kết  quả  theo dõi, nhận xét  về  học  sinh  đó  hàng tuần của tổ  trưởng, ban cán sự, ban chấp hành kết hợp gặp riêng học sinh để  nói chuyện,  chia sẻ, tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng, qua ý kiến phản hồi của các giáo   viên bộ  môn. Ngoài ra, giáo viên chủ  nhiệm cần trao đổi kịp thời những biểu  hiện sa sút của học sinh với phụ huynh, lắng nghe ý kiến chia sẻ  từ  họ  vì cha   mẹ luôn là người sao sát và gần gũi , có trách nhiệm với các em hơn cả. Có khi,   16
  16. giáo viên chủ  nhiệm phải chịu khó đến trực tiếp những địa điểm ngoài nhà  trường để bí mật theo dõi hoạt động của các em kể cả trong và ngoài thời gian  học tập theo quy định. Ví dụ, giáo viên vào quán internet nơi học sinh đó hay  đến chơi để  theo dõi, nắm thông tin về  thời gian, trò chơi, số  tiền, cách thức   chơi của học sinh đó… Đối với học sinh có hành vi bạo lực, gây gổ  với bạn bè ….ngoài việc nói  chuyện riêng, gặp phụ  huynh, giáo viên cũng yêu cầu học sinh viết bản tường  trình sự việc một cách trung thực (có đối chiếu với thông tin từ  nhân chứng và  người trong cuộc).  Như  vậy cùng với quan sát là lắng nghe, giáo viên có thể  thu thập thông  tin từ  nhiều kênh: bản thân học sinh tự  chia sẻ, từ  bạn bè học sinh đó, từ  gia   đình, từ hội phụ huynh, từ thầy cô giáo bộ môn, từ các tổ chức của nhà trường   và từ  nhân dân….Tùy theo mức độ  biểu hiện của học sinh, giáo viên sẽ  chắt   lọc và kiểm chứng thông tin cần thiết, quan trọng.  2.3.2.2.  Vận dụng  kết hợp, linh hoạt nhiều phương pháp giáo dục  Mục đích  Vận dụng kết hợp nhiều biện pháp giáo dục nhằm mục đích tạo tính linh  hoạt, mềm dẻo trong quá trình giáo dục. Đó cũng là cách để người giáo viên lựa  chọn biện  pháp giáo  dục nào  là  phù  hợp hơn cả   với từng  đối tượng    học   sinh.Từ đó tạo cho học sinh cảm giác nhẹ nhàng, giáo viên dễ tác động đến tình   cảm và nhận thức của các em.  Cách thức thực hiện  Mỗi trường hợp học sinh gặp khó khăn về đạo đức, lối sống thầy cô giáo  cần có cách thức vận dụng phương pháp giáo dục phù hợp, linh hoạt. Một số  phương pháp tôi đã vận dụng kết hợp trong quá trình giáo dục và cảm hóa học   sinh   như: lắng nghe, đặt câu hỏi, chia sẻ, phản hồi, định hướng, phân tích,  chứng minh; đối chiếu, liên hệ; trải nghiệm, vận dụng; các hình thức thể  hiện  thông điệp, bài học bằng lời nói, việc làm hay chuyện kể, sinh hoạt câu lạc  bộ…  Học sinh có cá tính mạnh, có thái độ bất cần thì cần mềm dẻo, nhẹ nhàng,  khơi gợi. Học sinh có hành vi bồng bột nhưng vẫn sợ bị xử phạt hay bị kỉ luật   thì giáo viên có thể  yêu cầu viết bản tự  kiểm điểm, răn đe bằng quy chế  của  lớp và nhà trường…Có những trường hợp giáo viên chủ nhiệm không trực tiếp   nói chuyện với học sinh đang có vấn đề  về  đạo đức mà gián tiếp gửi thông  điệp qua bạn học của em đó hay qua một vài câu chuyện từ thực tế có sự  gần  gũi, giống với hoàn cảnh và tâm lí của học sinh. Có những học sinh cần lời   khuyên, giải pháp trong một tình huống khó khăn; có học sinh lại cần một điểm  tựa tinh thần trong lúc chán nản, bi quan và áp lực..; có học sinh “sai đường, lạc  lối” cần một sự  dìu dắt, định hướng đúng đắn. Như  vậy, giáo viên cần hiểu  17
  17. đặc điểm tâm lí, tính cách và hoàn cảnh từng học sinh thì công tác giáo dục,   cảm hóa các em mới thuận lợi. Tóm lại, giáo viên chủ nhiệm lớp tìm cách xử  lí linh hoạt trong từng hoàn  cảnh, từng đối tượng trên tinh thần  cốt lõi vẫn là “uốn nắn trong sự chia sẻ,   động viên và trao gửi yêu thương” với phương châm  “lạt mềm buộc chặt”.  Ảnh tin nhắn của Mai với GVCN nói về  sự việc của My lớp A6 K.2019­ 2022 (Giáo viên chủ nhiệm gián tiếp hỗ trợ, dìu dắt học sinh gặp khó khăn   về đạo đức, lối sống)          2.3.2.3. Giáo dục bằng tình yêu thương và sự tôn trọng Mục đích:  Giáo dục bằng tình yêu thương và sự tôn trọng mục đích là tạo sợi dây gắn  kết giữa thầy cô với học sinh băng tình cảm. Đó là sự thân thiện, thấu hiểu và   tin yêu. Vì ở đây, nhà giáo dục không chỉ giáo dục mà còn cảm hóa. Chính tình  cảm yêu thương, sự  chân thành, nhiệt tâm của thầy cô giáo là nguồn năng  lượng tích cực để sưởi ấm trái tim, tâm hồn, nhen nhóm và thắp sáng ngọn lửa  nhiệt huyết  ở học sinh. Đồng thời thầy cô cũng khơi dậy được bản tính thiện  lương, nhận thức về lẽ phải, về lòng tốt, lòng nhân ái ở các em. Từ đó giúp các  em tự giác ngộ để bước ra khỏi những sai lầm, tự biết cách bảo vệ bản thân và  từng bước hoàn thiện nhân cách. Cách thức thực hiện Chủ  nhiệm lớp là một công việc đặc thù bởi ngoài truyền dạy kiến thức  người giáo viên chủ nhiệm phải là người cha, người mẹ, người bạn để  có thể  kết nối và chia sẻ  với học trò. Hơn thế, người giáo viên chủ  nhiệm cũng là  người phải thực sự  tâm huyết yêu nghề, yêu người và có tình người để  thực   18
  18. hiện được trọng trách cao cả  là “dạy học sinh làm người, thành một công dân  có ích cho xã hội”.  Vì vậy, giáo dục, cảm hóa học sinh bằng tình yêu thương và sự tôn trọng  là biện pháp quan trọng nhất trong quá trình giáo dục và cảm hóa học sinh.   Những học sinh gặp khó khăn về  đạo đức thường có những chấn động tâm lí   hoặc là tổn thương tâm hồn, hoặc rung động giới tính, hoặc bị kích động mạnh   về  tinh thần và thể  xác dễ  dẫn đến những hành vi lệch chuẩn. Bởi vậy, con   đường để giúp đỡ các em nhanh nhất chính là con đường tình cảm, là tiếng nói   của con tim. Để  vận dụng biện pháp này hiệu quả, qua thực tế  công tác chủ  nhiệm tôi đã thực hiện như sau: Thứ nhất: giáo viên cần gieo được niềm tin yêu trong lòng học sinh đề các   em “mở lòng”. Đây là nút thắt khó khăn và quan trọng nhất trong quá trình giáo  dục bằng tình yêu thương. Làm thế  nào để  gieo được niềm tin tưởng và yêu   thương trong lòng học trò? Điều giản dị như vậy nhưng chưa hẳn giáo viên nào  cũng làm được. Vì thực tế, dù không nhiều nhưng chúng ta vẫn thấy hiện tượng  thầy cô cư xử chưa hợp lí dẫn đến học sinh có phản ứng cực đoan như bất mãn,  chống đối, văng tục...để  phản  ứng lại, thậm chí có giáo viên còn dùng bạo lực   để giải quyết vấn đề khi các em phạm lỗi. Khi giải quyết vấn đề  không khéo,  vận dụng biện pháp không phù hợp thì hoạt động giáo dục của chúng ta lại trở  thành phản giáo dục. Thầy cô giáo cần có thái độ thân thiện, hòa nhã, luôn biết   quan tâm và gần gũi học sinh, xử lí mọi vấn đề trước tập thể công tâm, hợp tình   hợp lí. Để học sinh hợp tác và nhận ra thiện chí của thầy cô, giáo viên cần sắp   xếp thời gian, địa điểm hợp lí để có cuộc nói chuyện, chia sẻ riêng với với học   sinh đang cần được tư vấn, hỗ trợ về tâm lí, đạo đức. Để  học sinh “mở  lòng”,   trước khi đi vào vấn đề  chính, giáo viên nên đặt một số  câu hỏi đơn giản về  bạn bè, lớp học, về bố mẹ của các em; hay những câu hỏi khơi gọi về sở thích,   mong muốn hay tâm tư  của các em…để  tạo sự  gần gũi, thân mật. Đến khi đi  vào vấn đề trọng tâm, giáo viên nên dựa vào trạng thái tâm lí, ý trong lời của các  em để lựa lời, khơi gợi vấn đề bằng những câu hỏi vừa đủ mức độ  thành thực,  vừa tế nhị, tinh tế và vừa tình cảm. Từ câu chuyện, học sinh có cảm nhận mình  được yêu thương, bảo bọc, cảm thông. Giáo viên tuyệt đối cấm kỵ dùng lời lẽ  mỉa mai, xỉa xói, mắng mỏ trò. Khi học sinh đã nói ra những tâm tư, ý nghĩ, đã   bộc lộ tình cảm, thái độ về những điều đang diễn ra xung quanh cuộc sống của   mình thì giáo viên cần chú ý lắng nghe với tinh thần và mong muốn chia sẻ khó   khăn cùng em  ấy. Có như  vậy, các em mới  tìm thấy  ở  thầy cô một điểm tựa  tinh thần, là người đủ  thấu cảm để  tin cậy và chia sẻ. Đến lúc, các em sẽ  tự  bộc lộ và có mong muốn được được trải lòng ngay trong lúc các em đang cảm   thấy cô đơn hoặc hoài nghi mà phải “đóng kín cánh cửa lòng” mình như vậy. Một số  dẫn chứng từ  thực tế  công tác chủ  nhiệm của bản thân, tôi xin  được chia sẻ câu chuyện của em  Trần Quốc Tuấn (Lớp A6 K2016­2019) là một  trong những minh chứng tiêu biểu cho sự   “mở  lòng” của học sinh. Tuấn cho   19
  19. biết, vì áp lực gia đình, bố không hiểu mình, thường chửi bới, đánh đập, áp đặt  mọi việc làm cho Tuấn luôn cảm thấy bị quản thúc nên em rất ức chế và ngày  càng trở  nên chai lì, bỏ  bê học hành và bất cần mọi thứ. Câu chuyện của em   Phạm Thu Mai (Lớp A6 K 2019­2022) cũng đầy  ấn tượng, chắc chắn nó sẽ  là  một kỉ niệm đặc biệt trong cuộc đời làm nghề  giáo của tôi. Sau khi bỏ  trốn đi  theo nhóm phượt, được tôi thuyết phục trở về, đêm đầu tiên khi về nhà em xin   mẹ đến nhà cô giáo chủ  nhiệm ngủ  với cô để  tâm sự. Người em tìm đến chia   sẻ nỗi niềm và mong sự tha thứ lỗi lầm đầu tiên là tôi (giáo viên chủ nhiệm lớp   10A6 năm học 2019­2020). Mai thú nhận với tôi, em đã trốn bố mẹ đi chơi đêm  bao nhiêu lần, lí do vì sao như  vậy, đang có tình cảm với ai, hiện em đang   vướng vào những khó xử  nào trong các mối quan hệ, bản thân cũng có những   thói quen xấu nào mà chưa tự khắc phục được, hoặc muốn khắc phục mà khó   quá vì chưa vượt lên được chính mình.Và em cũng mong muốn dừng lại trước   những cám dỗ, những thú vui không lành mạnh đó. Mai mong muốn được tôi  giúp đỡ, tìm cách giúp em vượt qua giai đoạn khủng hoảng này. Những dẫn  chứng ấy cho thấy chính tình yêu thương đã tạo cho các em cơ hội mở lòng và   sửa mình, cơ hội để các em tiến bộ. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2