intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục trí tuệ cảm xúc cho học sinh THPT miền núi thông qua công tác chủ nhiệm lớp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:68

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm tìm hiểu, nghiên cứu về thực trạng và những biện pháp hữu hiệu giáo dục trí tuệ cảm xúc cho học sinh miền núi trường THPT Tương Dương 1 thông qua công tác chủ nhiệm lớp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục trí tuệ cảm xúc cho học sinh THPT miền núi thông qua công tác chủ nhiệm lớp

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT TƯƠNG DƯƠNG 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: GIÁO DỤC TRÍ TUỆ CẢM XÚC CHO HỌC SINH THPT MIỀN NÚI THÔNG QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Lĩnh vực: Chủ nhiệm Nhóm tác giả: 1. NGUYỄN THỊ THU HẰNG - Tổ Ngữ văn - SĐT: 0915 602 927 2. TRẦN THỊ THÙY DUNG - Tổ Tự nhiên - SĐT: 0392 692 511 Nghệ An, tháng 4 năm 2023
  2. MỤC LỤC NỘI DUNG DANH MỤC Trang MỤC LỤC DANH MỤC THỐNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT DANH SÁCH CÁC BẢNG, HÌNH PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 I. Lý do chọn đề tài 1 II. Mục đích nghiên cứu 1 III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 IV. Phương pháp nghiên cứu 2 V. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 VI. Những đóng góp của đề tài 2 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TRÍ TUỆ CẢM XÚC CỦA 3 HỌC SINH THPT 1. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 3 1.1. Khái niệm trí tuệ 3 1.2. Khái niệm trí tuệ cảm xúc 3 1.3. Các cấp độ và yếu tố cấu thành trí tuệ cảm xúc 3 1.3.1. Các cấp độ trí tuệ cảm xúc. 3 1.3.2. Các yếu tố cấu thành trí tuệ cảm xúc. 4 1.4. Những ảnh hưởng của trí tuệ cảm xúc đến học tập và đời sống. 5 2. Trí tuệ cảm xúc của học sinh trung học phổ thông. 6 2.1. Đặc điểm phát triển tâm lý chung của học sinh trung học phổ thông. 6 2.1.1. Những đặc điểm về nhận thức, trí tuệ 6 2.1.2. Đời sống xúc cảm, tình cảm của học sinh trung học phổ thông. 7 2.2. Vấn đề phát triển trí tuệ cảm xúc của học sinh trung học phổ thông. 8 3. Đặc điểm của học sinh THPT miền núi. 9
  3. 4. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục trí tuệ cảm xúc cho 10 học sinh THPT. CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC TRÍ TUỆ CẢM XÚC 11 TẠI TRƯỜNG THPT TƯƠNG DƯƠNG 1. 1. Nhận thức của học sinh THPT Tương Dương 1 về trí tuệ cảm xúc. 11 2. Mức độ biểu hiện trí tuệ cảm xúc của học sinh trường THPT Tương 12 Dương 1. 3. Thực trạng vấn đề giáo dục trí tuệ cảm xúc cho học sinh trong công 15 tác chủ nhiệm ở trường THPT Tương Dương 1. CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC TRÍ TUỆ CẢM 17 XÚC CHO HỌC SINH THPT MIỀN NÚI THÔNG QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP. 1. Giải pháp thứ nhất: Nâng cao nhận thức về trí tuệ cảm xúc cho HS 17 thông qua ứng dụng công nghệ số. 1.1. Mục tiêu giải pháp. 17 1.2. Nội dung và hình thức của giải pháp. 18 1.2.1. Tổ chức lớp học online “Trí tuệ cảm xúc tuổi teen”. 18 1.2.1.1. Mục đích. 18 1.2.1.2. Cách thức tổ chức. 18 1.2.1.3. Kế hoạch dạy học online “Trí tuệ cảm xúc tuổi teen”. 19 1.2.1.4. Tổ chức thực hiện 20 1.2.1.5. Đánh giá. 23 1.2.2. Thành lập trang Fanpage “Trí tuệ cảm xúc-THPT Tương Dương”. 24 1.2.2.1. Mục đích, nội dung. 24 1.2.2.2. Quá trình hoạt động. 24 1.2.2.3. Đánh giá. 25 2. Giải pháp thứ hai: Thực hành trí tuệ cảm xúc thông qua các trò chơi 25 tổ chức trong sinh hoạt 15 phút đầu giờ. 2.1. Thiết kế bộ trò chơi. 25 2.2. Tổ chức thực hiện. 28
  4. 2.3. Đánh giá. 39 3. Giải pháp thứ ba: Tổ chức chuyên đề “Giáo dục trí tuệ cảm xúc” thực 30 hiện lồng ghép trong tiết sinh hoạt lớp. 3.1. Thiết kế chuyên đề. 30 3.2. Tổ chức thực hiện. 33 3.3. Đánh giá. 35 4. Giải pháp thứ tư: Tổ chức chủ đề “Hiểu-Thương” để tăng cường sự 35 gắn kết giữa phụ huynh và học sinh thực hiện trong hội nghị cha mẹ học sinh. 4.1. Mục đích. 35 4.2. Thiết kế chủ đề. 35 4.3. Tổ chức thực hiện. 38 4.4. Đánh giá. 39 5. Giải pháp thứ năm: Phối hợp với Nhà trường, Đoàn trường và các cơ 39 quan, đoàn thể. 5.1. Phối hợp với Nhà trường, Đoàn trường trong giáo dục TTCX cho 39 HS. 5.2. Phối hợp với các tổ chức xã hội, cơ quan, đoàn thể. 41 CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 43 1. Phân tích định tính. 43 2. Phân tích kết quả định lượng. 44 2.1. Mức độ nhận thức của HS THPT Tương Dương 1 về TTCX sau khi 44 thực nghiệm. 2.2. Mức độ biểu hiện TTCX của HS THPT Tương Dương 1 sau khi 45 thực nghiệm. 3. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất. 47 3.1. Mục đích khảo sát. 47 3.2. Nội dung và phương pháp khảo sát. 47 3.3. Đối tượng khảo sát. 47
  5. 3.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã 47 đề xuất. 4. Hiệu quả của đề tài. 51 PHẦN 3: KẾT LUẬN 51 I. Kết luận chung. 51 1. Quá trình nghiên cứu. 51 2. Ý nghĩa của đề tài. 52 3. Phạm vi và nội dung ứng dụng. 52 II. Kiến nghị, đề xuất. 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 54 PHỤ LỤC Phụ lục 01 Phụ lục 02 Phụ lục 03 Phụ lục 04 Phụ lục 05 Phụ lục 06 Phụ lục 07 DANH MỤC THỐNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT STT Viết đầy đủ Viết tắt 1 Trung học phổ thông THPT 2 Dân tộc thiểu số DTTS 3 Mạng xã hội MXH 4 Học sinh HS 5 Sáng kiến kinh nghiệm SKKN 6 Giáo viên GV
  6. 7 Tương Dương 1 TD1 8 Công nghệ thông tin CNTT 9 Kinh tế-xã hội KT-XH 10 Nghị định-chính phủ NĐ-CP 11 Quyết định - thủ tướng QĐ-Ttg 12 Quyết định-Bộ giáo dục và đào tạo QĐ-BGDĐT 13 Ban giám hiệu BGH 14 Giáo viên chủ nhiệm GVCN 15 Emotional Quotient EQ 16 Trí tuệ cảm xúc TTCX 17 Phụ huynh PH 18 Khoa học kĩ thuật KHKT 19 Học sinh giỏi HSG DANH MỤC THỐNG KÊ CÁC BẢNG STT Ký hiệu Tên bảng Trang Nhận thức về TTCX của HS THPT Tương 1 Bảng 1 12 Dương 1 Mức độ biểu hiện TTCX của HS THPT Tương 2 Bảng 2 13 Dương 1. Thực trạng vấn đề giáo dục TTCX trong công 3 Bảng 3 16 tác chủ nhiệm ở trường THPT Tương Dương 1. Đối chiếu nhận thức TTCX của HS THPT TD1 4 Bảng 4 45 sau thực nghiệm Khảo sát mức độ biểu hiện TTCX của HS THPT 5 Bảng 5 46 TD 1 sau thực nghiệm 6 Bảng 6 Tổng hợp đối tượng khảo sát 47 Trích xuất số liệu từ phần mềm SPSS đánh giá 7 Bảng 7 48 sự cấp thiết
  7. 8 Bảng 8 Đánh giá sự cấp thiết của các giải pháp. 49 Trích xuất số liệu tính khả thi từ phần mềm 9 Bảng 9 49 SPSS.. 10 Bảng 10 Đánh giá tính khả thi của các giải pháp đề xuất. 50 DANH MỤC THỐNG KÊ CÁC HÌNH – BIỂU ĐỒ STT Ký hiệu Tên hình Trang 1 Hình 1 Khái niệm Trí tuệ cảm xúc. 3 2 Hình 2 Mô hình bốn cấp độ của trí tuệ cảm xúc. 4 3 Hình 3 Năm yếu tố cấu thành trí tuệ cảm xúc. 5 4 Hình 4 Biểu đồ mức độ biểu hiện TTCX của HS THPT 13 Tương Dương 1. 5 Hình 5 Hình ảnh các slide dạy online bài 2: Kĩ năng 22 quản lí cảm xúc. 6 Hình 6 Lớp học online “Trí tuệ cảm xúc tuổi teen” 23 7 Hình 7 HS vẽ bàn tay cảm xúc 23 8 Hình 8 Trang fanpage “Trí tuệ cảm xúc-THPT Tương 24 Dương 1”. 9 Hình 9 HS thực hành các trò chơi TTCX. 29 10 Hình 10 Bánh xe cảm xúc 30 11 Hình 11 Khoảng dừng Delta T và nguyên tắc 5N 32 12 Hình 12 Bài hát “ Gọi tên hạnh phúc” 32 13 Hình 13 Các slide bài giảng chủ đề: Trí tuệ cảm xúc. 33 14 Hình 14 Các hoạt động tiết sinh hoạt chủ đề: Trí tuệ cảm 34 xúc. 15 Hình 15 Các slide hội nghị cha mẹ học sinh, chủ đề 37 “Hiểu-thương”. 16 Hình 16 Các hoạt động buổi họp phụ huynh chủ đề: 38 Hiểu-thương.
  8. 17 Hình 17 Các hoạt động phối hợp với Nhà trường, Đoàn 40 trường. 18 Hình 18 Chứng nhận hoàn thành khóa học TTCX. 41 19 Hình 19 Một số hình ảnh buổi diễn thuyết. 42 20 Hình 20 Hoạt động phối hợp với cơ quan, đoàn thể trong 43 giáo dục HS. 21 Hình 21 Em Lô Thị Mai Hoa và thành tích đạt được 44 22 Hình 22 Biểu đồ đối chiếu mức độ nhận thức TTCX của 45 HS THPT TD1. 23 Hình 23 Biểu đồ đối chiếu mức độ biểu hiện TTCX của 46 HS THPT TD1.
  9. PHẦN 1. MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài Trong mục tiêu giáo dục toàn diện hiện nay, một trong những vấn đề được quan tâm là giáo dục trí tuệ cảm xúc - EQ (Emotional Quotient) cho học sinh. Bởi đây là một yếu tố cần thiết, quan trọng đối với thành công của các em trong tương lai. Để có được khả năng nhận biết, hiểu và truyền đạt cảm xúc thì học sinh phải được học, được rèn luyện. Việc đưa giáo dục về EQ vào trường học đang là một vấn đề rất được quan tâm của toàn xã hội. Trí tuệ cảm xúc hay trí tuệ xúc cảm là khả năng nhận dạng, kiểm soát và điều hướng cảm xúc theo hướng tích cực. Không chỉ kiểm soát tốt cảm xúc cá nhân, EQ còn bao hàm trong đó năng lực nhận biết cảm xúc của người khác để giao tiếp hiệu quả, đồng cảm hơn với mọi người. Ở lứa tuổi học sinh THPT, có thể nói các em còn rất dễ bị tác động bởi cảm xúc tiêu cực, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Với việc tiếp xúc rộng rãi với mạng internet, sự phát triển của các trang mạng xã hội, một số bộ phận học sinh dần “lệch chuẩn” trong suy nghĩ và hành động, các em sẵn sàng bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực của mình. Bên cạnh đó, những hiện tượng trầm cảm, mất cân bằng tâm lý ngày càng phổ biến hơn, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Khi đối mặt với những khó khăn hay vướng mắc nào đó trong học tập hay cuộc sống gia đình, các em không biết cách tự điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực, dẫn đến trầm cảm, thậm chí nhiều em đã tìm đến cái chết như một giải thoát. Sự chuẩn bị tốt về mặt cảm xúc ở giai đoạn này là tiền đề để các em tự tin, vững bước tiến vào ngưỡng cửa cuộc đời. Do vậy, việc giáo dục trí tuệ cảm xúc ở học sinh là một điều cần thiết và rất đáng được quan tâm. Giáo viên chủ nhiệm có vai trò vô cùng quan trọng trong giáo dục trí tuệ cảm xúc cho học sinh. Đặc biệt ở đối tượng học sinh THPT miền núi, thuộc vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, phần lớn là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Các em có nhiều hứng thú với vấn đề mới của cuộc sống nhưng lại hạn chế về giao tiếp, khả năng phán đoán chưa cao, tính thích ứng với môi trường chưa tốt, thụ động với vấn đề cuộc sống đặt ra, thiếu hụt kỹ năng sống cơ bản. Nhiều em có vấn đề về cảm xúc dẫn đến ảnh hưởng tâm lí và kết quả học tập. Với học sinh dân tộc thiểu số trọ học xa nhà thì GVCN gần như trở thành những người cha, người mẹ thứ hai không chỉ bồi đắp tri thức mà còn bồi dưỡng cảm xúc, là chỗ dựa tinh thần cho học sinh. Chính vì vậy, việc giáo dục về trí tuệ xúc cảm EQ trong nhà trường trở nên vô cùng cần thiết, nhất là đối với học sinh THPT, lứa tuổi đang hoàn thiện hành trang trước ngưỡng cửa vào đời. Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Giáo dục trí tuệ cảm xúc cho học sinh THPT miền núi thông qua công tác chủ nhiệm lớp”. II. Mục đích nghiên cứu 1
  10. Giáo dục trí tuệ cảm xúc cho học sinh miền núi trường THPT Tương Dương 1 thông qua công tác chủ nhiệm lớp. III. Đối tượng nghiên cứu Tìm hiểu, nghiên cứu về thực trạng và những biện pháp hữu hiệu giáo dục trí tuệ cảm xúc cho học sinh miền núi trường THPT Tương Dương 1 thông qua công tác chủ nhiệm lớp. IV. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến trí tuệ cảm xúc ở đối tượng học sinh THPT. - Điều tra, phỏng vấn, khảo sát, phân tích, kiểm tra đánh giá, đối chiếu kết quả. - Tổ chức các hoạt động giáo dục trí tuệ cảm xúc thông qua các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt 15 phút đầu giờ, không gian số (facebook, zalo, zoom,…). V. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn về trí tuệ cảm xúc. - Khảo sát thực trạng mức độ biểu hiện trí tuệ cảm xúc (Nhận biết cảm xúc, hiểu được cảm xúc, tạo ra cảm xúc, quản lý cảm xúc) của học sinh trường THPT Tương Dương 1. - Tổ chức các hoạt động giáo dục thông qua công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao trí tuệ cảm xúc cho học sinh trường THPT Tương Dương 1. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm, phân tích kết quả thu được. Đánh giá hiệu quả việc giáo dục trí tuệ cảm xúc cho HS miền núi trường THPT Tương Dương 1 thông qua công tác chủ nhiệm lớp. VI. Những đóng góp của đề tài - Trình bày, nghiên cứu lý luận vấn đề trí tuệ cảm xúc. Từ đó đề xuất, tiếp cận một số giải pháp mang lại hiệu quả trong công tác giáo dục trí tuệ cảm xúc cho học sinh miền núi trường THPT Tương Dương 1. - Xác định được mức độ nhận thức, biểu hiện trí tuệ cảm xúc của học sinh THPT Tương Dương 1, từ đó cho thấy sự cần thiết của vấn đề giáo dục trí tuệ cảm xúc cho HS. - Đưa ra được các giải pháp giáo dục trí tuệ cảm xúc cho học sinh THPT miền núi một cách hiệu quả. Đặc biệt là giáo dục HS làm chủ cảm xúc, giải tỏa cảm xúc tiêu cực, góp phần ngăn ngừa các hành vi tiêu cực của HS và tình trạng bạo lực học đường. - Bồi dưỡng các phẩm chất thấu hiểu, yêu thương, đồng cảm, các kĩ năng lắng nghe, bày tỏ cảm xúc cho HS góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng mô hình “lớp học hạnh phúc”, “trường học hạnh phúc”. - Nhận thấy được vai trò quan trọng của GVCN lớp trong giáo dục trí tuệ cảm xúc cho HS. 2
  11. PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TRÍ TUỆ CẢM XÚC CỦA HỌC SINH THPT 1. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 1.1. Khái niệm trí tuệ Trí tuệ theo định nghĩa trong từ điển Tiếng Việt: Trí tuệ là danh từ nói tới khả năng tưởng tượng, suy nghĩ, phê phán, học hỏi, hành động và phát minh sử dụng kiến thức, kinh nghiệm, sự hiểu biết, ý thức chung và cái nhìn sâu sắc. Không vi phạm các yếu tố đạo đức, luật pháp. 1.2. Khái niệm trí tuệ cảm xúc (EQ - Emotional Quotient) Thuật ngữ trí tuệ cảm xúc hay trí thông minh cảm xúc (EI – emotional intelligence) do hai nhà tâm lí học Mĩ là Peter Salovey và John Mayer sử dụng năm 1990. Theo Peter Salovey (1990), trí thông minh cảm xúc được nhận diện như là năng lực làm chủ, điều khiển, kiểm soát tình cảm, xúc cảm của mình và của người khác để tách biệt các phạm trù này khỏi khái niệm trí thông minh chung, các nét nhân cách và để sử dụng thông tin này trong định hướng cách suy nghĩ và cách hành động của một cá nhân. Theo Salovey và Mayer (1997) trí thông minh cảm xúc được nhận diện như là năng lực nhận biết và bày tỏ xúc cảm hòa xúc cảm vào suy nghĩ, để hiểu, suy luận về xúc cảm và để điều khiển, kiểm soát xúc cảm của mình và của người khác. Như vậy, trí thông minh cảm xúc được hiểu là khả năng hiểu rõ cảm xúc bản thân, thấu hiểu cảm xúc người khác, phân biệt được chúng và sử dụng được chúng để hướng dẫn suy nghĩ và hành động của bản thân. Hình 1. Khái niệm Trí tuệ cảm xúc 1.3. Các cấp độ và yếu tố cấu thành trí tuệ cảm xúc 1.3.1. Các cấp độ trí tuệ cảm xúc 3
  12. Các nhà nghiên cứu cho rằng có bốn cấp độ khác nhau của trí tuệ cảm xúc: - Nhận thức cảm xúc: Bước đầu tiên để hiểu cảm xúc là nhận thức chúng một cách chính xác. Trong nhiều trường hợp, điều này có thể liên quan đến việc hiểu các tín hiệu phi ngôn ngữ như ngôn ngữ cơ thể và nét mặt. - Lý luận bằng cảm xúc: Bước tiếp theo liên quan đến việc sử dụng cảm xúc để thúc đẩy hoạt động tư duy và nhận thức. Cảm xúc giúp ưu tiên những gì chúng ta chú ý và phản ứng; chúng ta phản ứng một cách cảm tính với những thứ thu hút sự chú ý của chúng ta. - Hiểu về cảm xúc: Những cảm xúc mà chúng ta nhận thức có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Nếu ai đó đang bộc lộ cảm xúc tức giận, người quan sát phải giải thích nguyên nhân gây ra sự tức giận của người đó và ý nghĩa của nó. Ví dụ, nếu sếp của bạn tỏ ra tức giận, điều đó có thể có nghĩa là họ không hài lòng với công việc của bạn, hoặc có thể là do họ bị phạt quá tốc độ trên đường đi làm vào sáng hôm đó hoặc họ đã gây gổ với đối tác của mình. - Quản lý cảm xúc: Khả năng quản lý cảm xúc hiệu quả là một phần quan trọng của trí thông minh cảm xúc và mức độ cao nhất. Điều tiết cảm xúc và phản ứng một cách thích hợp cũng như đáp lại cảm xúc của người khác là tất cả các khía cạnh quan trọng của quản lý cảm xúc. Bốn nhánh của mô hình này được sắp xếp theo độ phức tạp với các quy trình cơ bản hơn ở cấp thấp hơn và quy trình nâng cao hơn ở cấp cao hơn. Ví dụ, các cấp độ thấp nhất liên quan đến nhận thức và thể hiện cảm xúc, trong khi các cấp độ cao hơn đòi hỏi sự tham gia có ý thức nhiều hơn và liên quan đến việc điều chỉnh cảm xúc. Hình 2. Mô hình bốn cấp độ của trí tuệ cảm xúc 1.3.2. Các yếu tố cấu thành trí tuệ cảm xúc Có năm yếu tố cấu thành trí tuệ cảm xúc, bao gồm: Tự nhận thức (Self-awareness): Khả năng nhận biết và định danh các cảm xúc của chính mình một cách chính xác. Khi có khả năng tự nhận thức, chúng ta có thể hiểu được tình trạng cảm xúc của bản thân và từ đó điều chỉnh hành động của mình. 4
  13. Tự điều chỉnh (Self-regulation): Khả năng điều chỉnh và kiểm soát cảm xúc của mình để đạt được một mục tiêu hay giải quyết vấn đề. Khi có khả năng tự điều chỉnh, chúng ta có thể tránh được việc quá phản ứng hoặc hành động sai lầm trong tình huống khó khăn. Động lực (Motivation): Khả năng sử dụng cảm xúc của mình để thúc đẩy bản thân, tạo động lực và đạt được mục tiêu của mình. Khi có khả năng động lực, chúng ta có thể tránh được tình trạng lười biếng hay mất động lực. Sự thấu cảm (Empathy): Khả năng hiểu và cảm thông với cảm xúc của người khác. Khi có khả năng thấu cảm, chúng ta có thể xây dựng mối quan hệ tốt với người khác, tăng cường sự đồng tình và giảm thiểu sự xung đột. Kỹ năng xã hội (Social skills): Khả năng tương tác và giao tiếp tốt với người khác. Khi có khả năng xã hội, chúng ta có thể tránh được những xung đột và tạo ra môi trường làm việc tốt hơn. Kỹ năng xã hội cũng giúp chúng ta xây dựng mối quan hệ tốt với người khác và đạt được mục tiêu của mình. Hình 3. Năm yếu tố cấu thành trí tuệ cảm xúc 1.4. Những ảnh hưởng của trí tuệ cảm xúc đến học tập và đời sống Trí tuệ cảm xúc có ảnh hưởng rất lớn đến học tập và đời sống của con người, bao gồm: Học tập: Trí tuệ cảm xúc giúp cho học sinh có khả năng tự kiểm soát cảm xúc, tăng khả năng chịu đựng và đối mặt với áp lực học tập. HS cũng có khả năng giao tiếp và tương tác xã hội tốt hơn, làm việc nhóm hiệu quả hơn và có thể đón nhận phản hồi và học từ những sai lầm. Ngoài ra, trí tuệ cảm xúc còn giúp học sinh phát triển khả năng giải quyết vấn đề và ra quyết định thông minh hơn. Công việc: Trí tuệ cảm xúc giúp cho nhân viên trong công việc có khả năng tự kiểm soát cảm xúc, giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực và tăng cường sự hợp tác và thông tin giữa các nhân viên. Họ cũng có khả năng đưa ra quyết định thông minh hơn và giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả. Quan hệ giữa con người: Trí tuệ cảm xúc giúp con người có khả năng quản lý stress và tình huống khó khăn, tăng khả năng thích nghi và sáng tạo trong cuộc sống. 5
  14. Nó cũng giúp con người có khả năng tạo ra các mối quan hệ tốt hơn với người khác, giúp tăng cường sự tôn trọng và đồng cảm. Họ có khả năng cảm thấy và hiểu được cảm xúc của người khác, giúp tạo ra một môi trường xã hội tích cực và hỗ trợ. Sức khỏe tâm lý: Trí tuệ cảm xúc cũng có ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của con người. Nó giúp con người có khả năng kiểm soát cảm xúc tiêu cực, giảm stress và tăng cường sự hạnh phúc và sự hài lòng trong cuộc sống. Vì vậy, trí tuệ cảm xúc là một khía cạnh quan trọng trong việc phát triển bản thân và cần được đào tạo và phát triển từ thời điểm sớm nhất để có thể đạt được thành công trong học tập và đời sống. 2. Trí tuệ cảm xúc của học sinh trung học phổ thông 2.1. Đặc điểm phát triển tâm lý chung của học sinh trung học phổ thông 2.1.1. Những đặc điểm về nhận thức, trí tuệ - Sự phát triển của các quá trình nhận thức cảm tính Do sự hoàn thiện về cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh trung ương và các giác quan, do sự tích lũy phong phú kinh nghiệm sống và tri thức, do yêu cầu ngày càng cao của hoạt động học tập, lao động xã hội, nhận thức cảm tính của học sinh trung học phổ thông có những nét mới về chất. Cảm giác, tri giác đạt tới mức độ tinh, nhạy của người lớn. Ngưỡng tuyệt đối và ngưỡng sai biệt của những cảm giác nghe, nhìn, vận động… phát triển cao, năng lực cảm thụ hội họa âm nhạc, thể thao… phát triển mạnh. Đặc điểm nổi bật của sự phát triển cảm giác, tri giác của học sinh trung học phổ thông là có tính ý thức, có mục đích, có hệ thống biểu hiện rõ rệt trong quá trình học tập cũng như trong mọi hoạt động khác. Do sự nhạy cảm của óc quan sát, học sinh THPT dễ phát hiện những đặc điểm của sự vật, hiện tượng cũng như con người. Điều này làm cho sắc thái của lứa tuổi thể hiện rất rõ ở tính dí dỏm, tinh nghịch, hài hước. Cùng với óc quan sát, trí nhớ chủ định, năng lực chú ý chủ định cũng phát triển. Đặc biệt học sinh biết phân phối chú ý, năng lực này. Càng lên lớp trên càng phát triển (vừa nghe giảng, vừa ghi chép, vừa theo dõi câu trả lời của bạn, phân tích, nhận xét…). Tính có lựa chọn của chú ý là tính ổn định của tuổi này phát triển cao hơn hẳn học sinh lớp dưới. - Sự phát triển tư duy, tưởng tượng. Các kết quả nghiên cứu cho thấy quá trình phân hóa các năng lực trí tuệ của các em trai được bắt đầu sớm hơn, bộc lộ rõ hơn so với em gái. Thường quan sát thấy nhiều học sinh trai học giỏi các môn khoa học chính xác, khoa học tư nhiên hơn các em gái. Trong khi đó, học sinh nữ thường học tốt hơn các môn khoa học xã hội, nhân văn, ngôn ngữ. Học sinh THPT có kỹ năng suy nghĩ độc lập và bước đầu hình thành khả năng tự học. Đây là bước phát triển mới so với các lứa tuổi trước. Tư duy của học sinh THPT được thực hiện chủ yếu trên đối tượng từ ngữ, trên cơ sở những khái niệm. Tư duy lý luận phát triển mạnh và có tính chặt chẽ, nhất quán hơn so với lứa 6
  15. tuổi trước. Các thao tác trí tuệ: phân tích, so sánh, tổng hợp, trừu tượng hóa và khái quát hóa phát triển mạnh, giúp các em lĩnh hội được những khái niệm phức tạp và trừu tượng. Nhìn chung, sự phát triển trí tuệ của học sinh THPT đã đạt ở mức cao và đang được hoàn thiện dần trong quá trình học tập. Càng lên các lớp cuối cấp, năng lực trí tuệ càng phát triển. Điều này tạo cơ hội cho khả năng tư duy độc lập, tư duy khái quát hóa, tư duy sáng tạo chuẩn bị cho việc học lên cao, học nghề và vào đời của các em. 2.1.2. Đời sống xúc cảm, tình cảm của học sinh trung học phổ thông Đời sống xúc cảm, tình cảm của học sinh đầu tuổi thanh niên rất phong phú, đa dạng. Điều đó được quy định bởi những mối quan hệ giao tiếp của thanh niên ngày càng được mở rộng về phạm vi và đặc biệt được phát triển về mặt chất lượng. Trong đó nổi bật nhất là mức độ ngày càng được bình đẳng, độc lập trong sự giao tiếp với người lớn và bạn bè cùng độ tuổi. Đó là một trong những yếu tố rất quan trọng tạo nên bộ mặt nhân cách của tuổi thanh niên. Những đặc điểm nổi bật về tình cảm ở độ tuổi này biểu hiện tập trung ở các điểm sau: - Học sinh tuổi đầu thanh niên có tình cảm yêu đời. Tuy nhiên, nếu cuộc sống thực tế của một số học sinh nào đó gặp nhiều khó khăn trở ngại khiến họ vấp váp nhiều lần thì có thể trong họ sẽ có một tâm trạng không tốt, chán đời. Do có sức sống dồi dào, có nguyện vọng muốn được thử sức mình nhưng lại chưa có đủ kinh nghiệm sống và không phải mọi mục tiêu đặt ra đều được ý thức rõ ràng cho nên đôi khi trong thâm tâm các em không thấy thỏa mãn, họ dễ thay đổi mục tiêu đã đề ra. Những trạng thái trên được thấy rõ qua việc học sinh phổ thông lúc thì tự rèn luyện mình theo một kế hoạch chặt chẽ, có ý thức, lúc thì buông thả bản thân, chơi lêu têu một cách vô ý thức. - Khác hẳn với thiếu niên, học sinh THPT phần nào làm chủ được những cảm xúc của mình. Họ đã có thể biết cách ngụy trang những cảm xúc của bản thân, tức là biết thay đổi cách biểu lộ tự nhiên của một tình cảm bằng cách biểu lộ khác mà thường có nội dung ngược lại. - Học sinh THPT đã nắm được những sắc thái tình cảm một cách tinh tế hơn, chính xác hơn so với thiếu niên. Các em không những có thể nhận biết tình cảm của người khác mà còn hiểu cả những cách biểu lộ “ngoài khuôn mẫu” của những tình cảm này của đối phương. Khả năng này giúp cho các em có một sực cảm thụ xúc cảm tuyệt vời. - Khả năng cảm thụ xúc cảm của học sinh THPT được phát triển song song với khả năng đồng cảm của họ. Có khá nhiều những rung động mà thiếu nhi và thiếu niên cảm thụ môt cách lơ mơ thì ở học sinh THPT chúng đã trở nên một đối tượng đồng cảm. Các em đã có thể hiểu được phần nào những xúc cảm và tình cảm của người khác, có thể đáp lại một cách tinh tế những cảm xúc của người khác đặc biệt là những người cùng trạc tuổi với mình. Do sự phát triển tính chất các xúc cảm tình cảm mà các loại tình cảm ở học sinh THPT cũng phát triển đa dạng và sâu sắc hơn. 7
  16. - Tình bạn ở độ tuổi học sinh trung học phổ thông có cơ sở, có lý trí và bền vững hơn tuổi thiếu niên. Ở đây, nổi bật là tình bạn của những bạn bè cùng độ tuổi, cùng giới phát triển mạnh. Nhu cầu chọn được bạn thân là đòi hỏi tất yếu của các em. Việc chọn bạn thường không ở mức cảm tính, bề ngoài mà được xem xét một cách có căn cứ về hứng thú, sự đồng cảm, lối sống… - Đối với các bậc cha mẹ và người lớn, tình cảm của học sinh ở độ tuổi này thường biểu lộ rõ tính tự lập, có nét riêng độc đáo của cái tôi tương đối tự do. Các em hay có tâm lý cho rằng người lớn thường không đánh giá đúng đắn, nghiêm túc những điều họ nghĩ, những việc họ làm cũng như sự trưởng thành của họ. Bởi vậy thanh niên hay có xu hướng lạnh nhạt, xa lánh người lớn mà tìm sự đồng tình, đồng cảm ở bạn cùng lứa tuổi. - Học sinh THPT cũng bắt đầu bộc lộ rõ những tình cảm đạo đức như khâm phục, kính trọng những con người dũng cảm, kiên cường, coi trọng những giá trị đạo đức cũng như lương tâm. - Tình yêu nam nữ cũng bắt đầu xuất hiện ở độ tuổi này. Dễ quan sát thấy những dấu hiệu của sự phải lòng, sự xuất hiện của những mối tình đầu đầu lãng mạn. Những biểu hiện của tình cảm này nhìn chung phức tạp và không đồng đều. Như vậy, tuổi học sinh THPT được đặc trưng bởi sự phân hóa sâu những phản ứng xúc cảm và những phương thức biểu hiện trạng thái cảm xúc, cũng như bởi sự nâng cao tính tự kiểm tra và tự điều chỉnh. Tâm trạng học sinh tuổi đầu thanh niên là ổn định và có ý thức hơn nhiều so với thiếu niên và tương quan với phạm vi các điều kiện xã hội rộng lớn hơn nhiều. 2.2. Vấn đề phát triển trí tuệ cảm xúc của học sinh trung học phổ thông Theo Ohman, Flykt, & Esteves (2001), những kỹ năng trí tuệ cảm xúc đóng vai trò trung tâm đối với việc học tập của học sinh, với cuộc sống của cá nhân, xã hội. Trí tuệ cảm xúc vượt ra ngoài tầm ảnh hưởng của nhân cách và trí thông minh nói chung. Những khả năng cảm xúc phát triển theo con đường học tập, bộ nhớ và hành vi. Khả năng điều chỉnh cảm xúc có thể giúp học sinh tập trung tại lớp học và xử lý các tình huống lo âu, hồi hộp chẳng hạn như các bài kiểm tra. Trẻ em có trí tuệ cảm xúc cao có xu hướng đạt được thành tích học tập cao hơn trẻ em có trí tuệ cảm xúc thấp (Eisenberg, Fabes, Guthrie, & Reiser, 2000; Feldman, Philippot, & Custrini, 1991; Halberstadt, Denham, & Dunsmore, 2001; Saarni, 1999;-Olarte, Palomera Gil, & Brackett, 2005). Một học sinh thông minh có thể trở nên lo lắng khi làm bài kiểm tra và dẫn kết quả thấp vì học sinh đó đã không học được chiến lược đối phó hiệu quả với vấn đề. Vì vậy, việc đào tạo và rèn luyện các kỹ năng cảm xúc có thể giúp học sinh đạt được thành tích học tập tốt hơn. Học sinh có trí tuệ cảm xúc cao có xu hướng cư xử thích hợp với hoàn cảnh, ít hung hăng do đó được bạn bè quý mến, chấp nhận và ủng hộ. Những học sinh có trí tuệ cảm xúc thấp có thể không diễn đạt được cảm xúc của bản thân và người khác trong tranh luận có thể dẫn đến sự hiểu lầm, tức giận và càng trở nên hung hăng, có hành vi cư xử không được mọi người chấp nhận nhiều 8
  17. hơn. Trong khi học sinh có khả năng bày tỏ cảm xúc có thể diễn đạt một cách hiệu quả bằng lời hoặc bằng ngôn ngữ cơ thể do đó có xu hướng tốt hơn trong việc tuân theo chuẩn mực của xã hội. Điều này rất quan trọng vì những học sinh này sẽ cảm thấy thoải mái hơn, được nhiều người chấp nhận hơn và nhận được sự hỗ trợ tốt hơn từ giáo viên và những người khác. Do vậy, những học sinh này sẽ có cơ hội được học tập và phát triển bản thân trong điều kiện tốt hơn. Những số liệu thống kê đáng báo động về tình trạng phạm tội, giết người, tự tử và trầm cảm trong tầng lớp thanh thiếu niên ngày nay qua các nghiên cứu cho thấy xuất phát từ sự thiếu hụt về trí tuệ cảm xúc. Do vậy, việc mở rộng sứ mệnh của trường học thông qua cách giáo viên tổ chức lớp học của mình trở thành khuôn mẫu, một bài học về trí tuệ cảm xúc thực sự cần thiết. Chẳng hạn mỗi lần giáo viên trả lời một học sinh là cơ hội để hàng chục học sinh khác trong lớp được dạy bảo. Trong giáo dục trí tuệ cảm xúc cho HS, có hai nhiệm vụ quan trọng là đào tạo giáo viên có trí tuệ cảm xúc cao và tiến hành những chương trình giáo dục trí tuệ cảm xúc độc lập hay lồng ghép cho học sinh. Có thể thấy, vấn đề giáo dục trí tuệ cảm xúc cho học sinh THPT là việc làm cần thiết và rất cần được khuyến khích trong các nhà trường ở nước ta hiện nay. 3. Đặc điểm của học sinh THPT miền núi Bên cạnh những đặc điểm chung về tâm sinh lí lứa tuổi THPT, HS miền núi lại mang những đặc điểm riêng về tính cách cũng như đời sống tình cảm, cảm xúc. Qua nghiên cứu và trực tiếp giảng dạy, tiếp xúc, chúng tôi nhận thấy HS miền núi có những đặc điểm sau: Học sinh dân tộc thiểu số có ưu điểm về thể chất, thể lực, có tính cách riêng, yêu lao động, quý thầy cô, tình bạn, trung thực, dũng cảm. Tuy nhiên, các em lại rụt rè, nhút nhát, tự ti, tự ái, thiếu ý chí phấn đấu, ít có ước mơ, hoài bão. Tính tự ti cộng với khả năng diễn đạt tiếng phổ thông còn hạn chế tạo cho các em tâm lí khó hoà đồng. Đồng thời học sinh dân tộc có tính tự ái cao, nếu các em gặp phải những lời phê bình nặng nề hoặc khi kết quả học tập kém, quá thua kém bạn bè một vấn đề nào đó trong sinh hoạt, bị dư luận, bạn bè chê cười … các em dễ xa lánh thầy cô giáo và bạn bè hoặc bỏ học. Vì thế, các em dễ nảy sinh những suy nghĩ và hành động tiêu cực. Học sinh miền núi luôn có tính thẳng thắn, thật thà và tự trọng. Các em học sinh miền núi có gì không vừa ý thường tỏ thái độ ngay. Như khi bị người khác nói xấu, xuyên tạc sự thật về mình trên mạng các em thường phản ứng lại mà thiếu sự suy xét thấu đáo. Vì vậy, GV cần nắm vững đặc điểm này, thận trọng trong quá trình đánh giá phẩm chất đạo đức của từng em. Nếu GV không hiểu rõ thì có thể cho rằng các em hay tự ái. Từ đó GV thiếu nhiệt tình cần thiết để tìm ra phương hướng và biện pháp giải quyết những khó khăn của các em. Học sinh luôn có niềm tin sâu sắc vào GV và thực tiễn. Các em thường dễ dàng nghe theo những người mình đã tin cậy, đặc biệt là GV. Khi các em đã tin GV, các em thường quyết tâm thực hiện cho được những công việc GV giao, nhiều khi các 9
  18. em còn bắt chước tác phong, cử chỉ, ngôn ngữ,.. của GV. Vì vậy, GV phải luôn gần gũi, đi sâu, đi sát giúp đỡ các em, cố gắng cảm hoá các em bằng sự tận tình chăm sóc của mình; đồng thời cũng cố gắng gương mẫu về mọi mặt để dành cho được sự tin yêu của các em, từ đó phát huy tác dụng giáo dục của mình. Trong vấn đề giáo dục trí tuệ cảm xúc cho HS, GV trước hết phải là những người biết kiểm soát cảm xúc, biết lan tỏa những điều tích cực. Các em sống rất thực tế, những điển hình gần gũi đều có tác dụng thuyết phục rất lớn. Trong các tiết lên lớp, những vấn đề kiến thức có liên hệ thực tế đến bản thân học sinh thì sẽ sôi nổi và hiệu quả. Do đó GV cần lưu ý việc lồng ghép các nội dung giáo dục thực tế và kĩ năng sống vào trong các bài học và các hoạt động giáo dục tạo ra những tình huống cụ thể để hướng dẫn HS. Từ đó hình thành cho HS khái niệm về phẩm chất đạo đức tốt, đồng thời khắc phục dần những tàn dư lạc hậu còn rơi rớt trong nhận thức của một số em. Học sinh con em đồng bào các dân tộc miền núi đến trường với lòng ham học hỏi, niềm tin sâu sắc về tương lai phía trước. GV cần nắm vững một số đặc điểm tâm lí, tình cảm của học sinh miền núi, con em đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa để hoạt động giáo dục HS phát huy hiệu quả cao hơn. Nhất là trong việc nâng cao trí tuệ cảm xúc cho các em. 4. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục trí tuệ cảm xúc cho học sinh THPT Giáo viên chủ nhiệm lớp đóng vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục trí tuệ cảm xúc cho học sinh. Dưới đây là một số vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc giáo dục trí tuệ cảm xúc cho học sinh: Điều hành môi trường học tập tích cực: Giáo viên chủ nhiệm lớp có thể tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh cảm thấy an toàn và thoải mái để thảo luận và chia sẻ về các vấn đề cảm xúc của mình. Khi học sinh cảm thấy được tôn trọng và được đối xử công bằng, các em có thể phát triển trí tuệ cảm xúc của mình. Khuyến khích và hướng dẫn các hoạt động trí tuệ cảm xúc: Giáo viên chủ nhiệm lớp có thể khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động trí tuệ cảm xúc, chẳng hạn như các hoạt động đánh giá cảm xúc, viết nhật ký cảm xúc, hoặc thảo luận về các vấn đề cảm xúc. GVCN cũng có thể hướng dẫn học sinh cách quản lý cảm xúc của mình và giúp HS phát triển kỹ năng giải quyết xung đột. Tạo ra một môi trường học tập đa dạng: Giáo viên chủ nhiệm lớp có thể tạo ra một môi trường học tập đa dạng, nơi mà học sinh có thể học hỏi và tương tác với những người có nền văn hóa và lối sống khác nhau. Điều này giúp học sinh phát triển khả năng đồng cảm và tôn trọng đa dạng văn hóa. Thực hiện các cuộc họp cha mẹ - giáo viên: Giáo viên chủ nhiệm lớp có thể thực hiện các cuộc họp cha mẹ - giáo viên để trao đổi về các vấn đề cảm xúc của học sinh, 10
  19. giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về tình trạng cảm xúc của con cái và hỗ trợ HS phát triển trí tuệ cảm xúc. Như vậy, bằng các hoạt động trên, giáo viên chủ nhiệm lớp sẽ tạo được môi trường học tập an toàn, lành mạnh, giúp HS phát triển toàn diện cả trí tuệ và cảm xúc, hạn chế được nạn bạo lực học đường, góp phần xây dựng mô hình “lớp học hạnh phúc”. CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC TRÍ TUỆ CẢM XÚC TẠI TRƯỜNG THPT TƯƠNG DƯƠNG 1 1. Nhận thức của học sinh THPT Tương Dương 1 về trí tuệ cảm xúc Để tìm hiểu nhận thức về trí tuệ cảm xúc của học sinh trường THPT Tương Dương 1, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra. Đối tượng khảo sát: 500 HS khối 10,11,12 trường THPT Tương Dương 1. Thời gian khảo sát: Từ tháng 9/2022 đến tháng 10/2022. Phiếu khảo sát HS (Phụ lục 01). Sau khi thu thập, tổng hợp cho kết quả như sau: Có Không Câu hỏi SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ (HS) (%) (HS) (%) 1. Bạn có biết rõ về khái niệm "trí tuệ cảm xúc" 172 34,4 328 65,6 không? 2. Bạn có tin rằng trí tuệ cảm xúc có ảnh hưởng 245 49 255 51 đến thành công trong cuộc sống không? 3. Bạn đã từng nghe về các kỹ năng cần thiết 68 13,6 432 86,4 để phát triển trí tuệ cảm xúc chưa? 4. Bạn đã từng thực hiện các hoạt động để rèn 113 22,6 387 77,4 luyện trí tuệ cảm xúc chưa? 5. Bạn cảm thấy trí tuệ cảm xúc có quan trọng 214 42,8 286 57,2 trong cuộc sống của mình không? 6. Bạn có tin rằng việc phát triển trí tuệ cảm xúc có thể giúp cải thiện mối quan hệ của bạn 134 26,8 366 73,2 với người khác không? 7. Bạn có cảm thấy mình đã phát triển được trí tuệ cảm xúc đủ tốt để giải quyết các vấn đề 157 31,4 343 68,6 trong cuộc sống hàng ngày không? 8. Bạn có tin rằng trí tuệ cảm xúc có thể giúp 152 30,4 348 69,6 bạn đạt được mục tiêu cá nhân không? 9. Bạn có thường xuyên tìm hiểu về trí tuệ cảm xúc và cập nhật kiến thức mới về chủ đề này 100 20 400 80 không? 11
  20. 10. Bạn có thấy mình cần phải cải thiện trí tuệ 105 21 395 79 cảm xúc của mình không? Tổng 1460 292 3540 708 TB 146 29,2 354 70,8 Bảng 1. Nhận thức về TTCX của HS THPT Tương Dương 1 Nhận xét: Dựa vào kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ TB câu trả lời “có” chỉ có 29,2% có sự chênh lệch lớn so với câu trả lời “không” là 70,8%. Như vây, Tỷ lệ học sinh THPT Tương Dương 1 có đủ nhận thức về trí tuệ cảm xúc là còn thấp. Hầu hết các em không biết rõ về khái niệm này, chưa từng nghe về các kỹ năng cần thiết để phát triển trí tuệ cảm xúc và chưa từng thực hiện các hoạt động để rèn luyện trí tuệ cảm xúc. Tuy nhiên, có một số học sinh đã nhận thức được về trí tuệ cảm xúc và đánh giá tầm quan trọng của nó trong cuộc sống. Các em tin rằng trí tuệ cảm xúc có thể giúp cải thiện mối quan hệ với người khác, giúp đạt được mục tiêu cá nhân và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng chỉ một số ít học sinh thường xuyên tìm hiểu và cập nhật kiến thức mới về trí tuệ cảm xúc, và chỉ một phần nhỏ họ cảm thấy cần phải cải thiện trí tuệ cảm xúc của mình. Như vậy, cần tăng cường giáo dục và cung cấp thêm thông tin về trí tuệ cảm xúc cho học sinh, giúp HS nhận thức được tầm quan trọng của TTCX trong cuộc sống và đồng thời rèn luyện kỹ năng để phát triển trí tuệ cảm xúc. 2. Mức độ biểu hiện trí tuệ cảm xúc của học sinh trường THPT Tương Dương 1 Để tìm hiểu mức độ biểu hiện trí tuệ cảm xúc của học sinh trường THPT Tương Dương 1, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra. Đối tượng khảo sát: 500 HS khối 10,11,12 trường THPT Tương Dương 1. Thời gian khảo sát: Từ tháng 9/2022 đến tháng 10/2022. Phiếu khảo sát HS (Phụ lục 02). Sau khi thu thập, tổng hợp cho kết quả như sau: Thấp TB Cao Nội dung SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ (HS) (%) (HS) (%) (HS) (%) 1. Bạn cảm thấy mình có khả năng nhận biết và hiểu được cảm xúc của 152 30,4 235 47 113 22,6 người khác ở mức độ nào? 2. Mức độ kiểm soát và quản lý được 234 46,8 185 37 81 16,2 cảm xúc của bạn? 3. Bạn đánh giá sự tự tin của bản thân ở 178 35,6 179 35,8 143 28,6 mức độ nào? 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2