intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo viên chủ nhiệm với công tác hướng nghiệp cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường THPT 1-5

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:63

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm giúp được các thầy giáo cô giáo chủ nhiệm, các giáo viên tư vấn hướng nghiệp, từ đó đưa ra được lời khuyên về phương hướng học tập và sự lựa chọn nghề phù hợp cho các em học sinh dân tộc thiểu số tại trường THPT 1-5 và các trường THPT trên địa bàn các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An và các trường THPTDTNT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo viên chủ nhiệm với công tác hướng nghiệp cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường THPT 1-5

  1. ĐỀ TÀI: GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VỚI CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỔ Ở TRƯỜNG THPT 1-5 Lĩnh vực: Chủ nhiệm
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT 1-5 ĐỀ TÀI: GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VỚI CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỔ Ở TRƯỜNG THPT 1-5 Lĩnh vực: Chủ nhiệm Tên tác giả 1: Hà Minh Quy Số điện thoại: 0328881006 Tác giả 2: Lê Thị Luận Số điện thoại: 0979477612 Tổ chuyên môn: Toán – Tin Năm thực hiện: 2022 – 2023 Nghĩa Đàn, tháng 12 năm 2022
  3. MỤC LỤC NỘI DUNG TTrang PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu......................................................... 3 3.1. Khách thể nghiên cứu ............................................................................ 3 3.2. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 3 4. Giả thuyết khoa học................................................................................... 4 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 4 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................. 4 5.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 4 6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 4 7. Những luận điểm cần bảo vệ đề tài ......................................................... 6 8. Đóng góp mới của đề tài ........................................................................... 6 PHẦN II. NỘI DUNG 7 1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 7 2. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 7 3. Thực trạng nội dung cần nghiên cứu ...................................................... 8 3.1. Thuận lợi .................................................................................................. 8 3.2. Khó khăn .................................................................................................. 9 4. Quan niệm về công tác hướng nghiệp...................................................... 10 5. Mục đích của công tác hướng nghiệp đối với học sinh dân tộc thiểu số ……………………………………………………………………………. 11 6. Ý nghĩa của của công tác hướng nghiệp đối với học sinh dân tộc thiểu số............................................................................................................ 13 6.1. Ý nghĩa cốt lõi .......................................................................................... 13 6.2. Ý nghĩa giáo dục ...................................................................................... 13 6.3. Ý nghĩa kinh tế ......................................................................................... 13
  4. 6.4. Ý nghĩa chính trị ...................................................................................... 13 6.5. Ý nghĩa xã hội .......................................................................................... 13 7. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm đối với công tác hướng nghiệp .......... 14 8. Các giải pháp hướng nghiêp cho học sinh dân tộc thiểu số .................. 15 8.1. Thông qua hoạt động dạy học các môn văn hóa khoa học cơ bản............ 15 8.2. Thông qua hoạt động dạy học kĩ thuật, dạy nghề phổ thông và lao động sản xuất............................................................................................................ 16 8.3. Thông qua sinh hoạt hướng nghiệp........................................................... 17 8.4. Thông qua các hoạt động tham quan ngoại khóa, các phương tiện thông tin đại chúng, gia đình, các tổ chức xã hội ở trong và ngoài nhà trường......... 18 9. Một số sai lầm thường gặp khi học sinh lựa chọn nghề nghiệp............. 19 10. Các bước thực hiện việc hướng nghiệp đối với học sinh dân tộc thiểu số............................................................................................................ 19 10.1. Tìm hiểu các thông tin về học sinh....................................................... 20 10.2. Tìm hiểu về sự lựa chọn nghề nghiệp của học sinh.............................. 20 10.3. Tìm hiểu về thị trường lao động............................................................ 23 10.4. Phân loại đối tượng học sinh theo định hướng nghề nghiệp................. 26 10.5. Lên kế hoạch tổ chức thực hiện hướng nghiệp...................................... 26 10.6. Quá trình thực hiện công tác hướng nghiệp.......................................... 30 10.7. Tổng hợp kết quả hướng nghiệp............................................................ 34 11. Kết quả đã đạt được.............................................................................. 34 12. Phân tích mặt ưu, nhược điểm của quá trình thực hiện hướng nghiệp cho học sinh dân tộc thiểu số.................................................... 43 12.1. Những ưu điểm của quá trình thực hiện hướng nghiệp cho học sinh dân tộc thiểu số ……………………………………………………………... 43 12.2. Những hạn chế của quá trình thực hiện hướng nghiệp cho học sinh dân tộc thiểu số …………………………………..….….……… 44 13. Một số điểm cần lưu ý trong quá trình thực hiện công tác hướng nghiệp cho học sinh dân tộc thiểu số................................................... 44
  5. 14. Bài học kinh nghiệm sau quá trình thực hiện đề tài........................... 46 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 50 1. Kết luận ...................................................................................................... 50 2. Khuyến nghị ............................................................................................. 50 Tài liệu tham khảo
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Từ đầy đủ 1 GVCN Giáo viên chủ nhệm 2 HS Học sinh 3 GV Giáo viên 4 THPT Trung học phổ thông 5 THPTDTNT Trung học phổ thông dân tộc nội trú 6 GVTVHN Giáo viên tư vấn hướng nghiệp 7 TVHN Tư vấn hướng nghiệp 8 GDHN Giáo dục hướng nghiệp 9 DTTS Dân tộc thiểu số 10 CNH - HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa 11 ĐH Đại học 12 CĐ Cao đẳng 13 CLB Câu lạc bộ 14 XKLĐ Xuất khẩu lao động 15 ĐHNN Định hướng nghề nghiệp 16 SKKN Sáng kiến kinh nghiệm 17 LĐSX Lao động sản xuất 18 TCN Trung cấp nghê
  7. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Đường đời của mỗi chúng ta có nhiều bước ngoặt quan trọng, một trong những bước ngoặt rất quan trọng đó là công việc. Nếu có được một công việc phù hợp với năng lực, sở thích, đam mê của bản thân và nhu cầu của xã hội sẽ giúp cho mỗi cá nhân có thể phát triển được tài năng, theo đó tạo ra năng suất chất lượng lao động cao. Đây cũng là điều kiện quan trọng hàng đầu để đảm bảo cuộc sống của mỗi cá nhân, cũng như góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo sự cân đối giữa đặc điểm của cá nhân với yêu cầu nghề nghiệp và nhu cầu của xã hội đối với các ngành nghề; sự cân đối này sẽ góp phần tạo nên sự ổn định phát triển kinh tế, xã hội. Khoản 1, điều 20 Bộ luật lao động của nước ta đã ghi: “Mọi người có quyền tự do chọn nghề và học nghề phù hợp với nhu cầu việc làm của mình”. Vì thế, mọi thanh niên đều có quyền lựa chọn con đường vào đời, vào nghề một cách tự nguyện, tự giác mà xã hội đã dành cho mình. Song, ở lứa tuổi thanh niên, mà nhất là lứa tuổi 16 – 18 không phải bất cứ ai và bất cứ lúc nào cũng có thể trả lời được câu hỏi sau khi tốt nghiệp phổ thông mình sẽ “đi đâu”, làm “nghề gì”? Những quyết định chọn nghề của thanh niên nói chung và của học sinh THPT nói riêng bị đan xen bởi những mâu thuẫn không dễ gì tháo gỡ được. Đó là mâu thuẫn giữa những ước mơ, nguyện vọng nghề nghiệp của bản thân với mong muốn, định hướng của gia đình, với nhu cầu nhân lực của xã hội; mâu thuẫn giữa ước mơ học Đại học với số lượng hạn chế mà các trường Đại học có thể tiếp nhận. Nhiều em không muốn học tại các trường Trung cấp, Cao đẳng nghề hoặc học nghề tự do. Hơn nữa khi bước vào đời, các em học sinh còn chưa có được những thái độ đúng đắn trước khi lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân mình. Các em chưa hiểu được nghề nào trong xã hội là nghề cao quý, chưa hiểu và còn định kiến với những nghề cho là bình thường, chỉ chú ý quan tâm tới những nghề mà theo các em đó là nghề thời thượng, vinh quang. Từ đây, có thể dẫn đến rất nhiều sai lầm khi các em chọn nghề. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giúp các em học sinh THPT có được sự lựa chọn nghề một cách đúng đắn và khoa học, tức là sự lựa chọn đó vừa phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng, năng lực cá nhân vừa phù hợp với nhu cầu nhân lực của nền kinh tế nước ta đang ngày càng phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Chỉ có một hoạt động giúp các em học sinh có được sự lựa chọn nghề một cách đúng đắn, khoa học khi chọn nghề, đảm bảo cho tất cả các yêu cầu nói trên, đó chính là công tác hướng nghiệp. Trường THPT 1-5 thuộc địa phận của huyện Nghĩa Đàn, miền tây xứ Nghệ; nơi đây đa số người dân là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống lâu đời tại các bản, làng; nền kinh tế địa phương còn gặp nhiều khó khăn, kinh tế gia đình chủ yếu là các nghề thủ công, nông nghiệp thô sơ, lạc hậu. Tuổi thơ các em học sinh dân tộc thiểu số là những buổi chiều chăn trâu, cắt cỏ; là những buổi bình minh lên nương phát rẫy phụ giúp bố mẹ, là được tận mắt chứng kiến những công việc vất vả, một nắng hai sương; bán mặt cho đất, bán lưng cho trời của người thân; nhằm chắt 1
  8. chiu, gom góp từng đồng nuôi các em khôn lớn, học hành. Trong thâm tâm các em, chẳng ai là không muốn mình vươn lên học thật giỏi, có nghề nghiệp ổn định, lương cao để giúp gia đình trang trải cuộc sống khó khăn chồng chất khó khăn, bản thân thoát khỏi cảnh nghèo nàn, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Nhưng, cuộc sống đâu phải luôn được trải bằng thảm màu hồng, đâu phải ước là được, đâu phải mong là sẽ có. Hai chị em chúng tôi là người dân tộc thiểu số Thái – Thổ; được sinh ra, lớn lên và hiện tại vẫn đang sinh sống tại xã có điều kiện kinh tế khó khăn nhất của huyện nhà. Chúng tôi đã từng trải qua những thăng trầm vất vả của cuộc sống nơi thôn quê, đã từng thêu dệt ước mơ cao, xa và tưởng chừng không với tới được. Nhưng với niềm tin, bằng sự cố gắng, nỗ lực, bằng sự vươn lên không ngại khó, ngại khổ; cùng sự định hướng, động viên khích lệ của các thầy cô giáo giảng dạy, giáo viên chủ nhiệm khi chúng tôi đang học tại trường THPT. Và cho đến ngày hôm nay, chúng tôi đã và đang đứng trên bục giảng, tiếp tục thực hiện ước mơ ấy, tiếp tục hàng ngày truyền lửa cho các em học sinh thân yêu, tiếp tục dẫn dắt để các em có thể bắt đầu những bước đi đầu đời sau khi tốt nghiệp một cách đầy tự tin, đầy năng lượng, đầy niềm tự hào như gia đình đã từng tự hào về chúng tôi. Chúng tôi hiểu và cảm nhận được nỗi lòng mà các em học sinh dân tộc thiểu số đang cần, đang mong và đang mơ ước, ... Xuất phát từ nhu cầu thực tế của việc lựa chọn nghề nghiệp, từ sự đồng cảm và sẻ chia, từ những mong muốn, ước mơ của các em học sinh dân tộc thiểu số; với vai trò là người giáo viên chủ nhiệm, là người chị, người thân; hai chúng tôi đã cùng nhau xây dựng và thực hiện SKKN với đề tài: „„Giáo viên chủ nhiệm với công tác hướng nghiệp cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường THPT 1-5‟‟. Với mong muốn sẽ được cống hiến một phần sức trẻ, niềm đam mê, lòng nhiệt huyết của bản thân giúp nhà trường ngày càng đi lên, giúp cuộc sống người dân tại các bản làng có nền kinh tế khó khăn ngày càng phát triển, giúp 100% các em học sinh dân tộc thiểu số có sự lựa chọn ngành nghề đúng, phù hợp với năng lực bản thân để sau khi ra trường có việc làm ổn định, có cuộc sống ấm no và hạnh phúc. 2. Mục đích nghiên cứu Để bắt nhịp kịp với tiến trình phát triển nhảy vọt của khoa học – kĩ thuật, công nghệ thông tin, sự phát triển nhanh chóng của xã hội, mỗi con người cần phải trang bị những kiến thức, kĩ năng, nghề nghiệp phù hợp với thời đại. Bản thân chúng ta là những người làm nhiệm vụ “Trồng người” – nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả của mỗi nhà giáo, vì vậy chúng ta cần phải giúp học sinh trang bị chắc chắn những kiến thức, kĩ năng cơ bản và định hướng nghề nghiệp phù hợp, làm hành trang cho các em có cuộc sống trong tương lai được ấm no, hạnh phúc. Nhưng đối với những em học sinh dân tộc thiểu số việc chọn nghề sau khi học xong THPT là một vấn đề khó khăn của gia đình, nhà trường và xã hội. Chính vì lẽ đó, mục đích chính của sáng kiến là giúp các em HS DTTS sau khi học xong chương trình phổ thông mỗi học sinh đều có khả năng tự xác định được nghề nghiệp tương lai phù 2
  9. hợp với tiềm năng nghề nghiệp của bản thân, hứng thú với nghề nghiệp lựa chọn và phù hợp với nhu cầu nhân lực của thị trường lao động. Với lòng yêu nghề, tận tâm, tận lực, ý thức được trách nhiệm của một người giáo viên chủ nhiệm, là người chị, người thân, người mà học sinh thường xem đó là người mẹ thứ hai của mình, chúng tôi luôn quan tâm, thường xuyên lắng nghe, tìm hiểu và chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng với các em học sinh dân tộc thiểu số để các em luôn cảm thấy ấm áp, được vỗ về, được an ủi, được động viên, khích lệ và tạo cho các em cảm giác luôn tin tưởng mỗi khi các em sẻ chia những vấn đề khúc mắc, khó khăn trong cuộc sống cũng như trong học tập, tu dưỡng rèn luyện; góp phần hoàn thành nhiệm vụ giáo dục một cách hiệu quả. Đồng thời định hướng cho các em có được sự lựa chọn nghề một cách đúng đắn, khoa học. Tuy nhiên, vấn đề thực hiện như thế nào cho có hiệu quả, có ý nghĩa, có tính lan tỏa tới toàn thể giáo viên là một bài toán mà bao lâu nay nhiều giáo viên vẫn đang đi tìm lời giải. Vì vậy, chúng tôi đã, đang và sẽ tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu, xây dựng đề tài với mong muốn sẽ giúp được các thầy giáo cô giáo chủ nhiệm, các giáo viên tư vấn hướng nghiệp, từ đó đưa ra được lời khuyên về phương hướng học tập và sự lựa chọn nghề phù hợp cho các em học sinh dân tộc thiểu số tại trường THPT 1-5 và các trường THPT trên địa bàn các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An và các trường THPTDTNT. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Ở trường THPT 1-5, số lượng học sinh dân tộc thiểu số mỗi năm học chiếm khoảng 30%, công tác hướng nghiệp cho các em học sinh DTTS từ trước đến nay chủ yếu giáo viên TVHN thường tư vấn một cách chung chung, các biện pháp TVHN không liên tục, tùy giai đoạn, chủ yếu là vào kỳ tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng. GVCN chưa có kinh nghiệm nhiều trong quá trình tư vấn lĩnh vực này. Mỗi người một quan điểm, tự mình thực hiện ở từng lớp khác nhau; chứ chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu một cách bài bản, khoa học về việc định hướng nghề nghiệp cho các em học sinh dân tộc thiểu số. Vì vậy, chúng tôi đã mạnh dạn thực hiện đề tài này dưới sự học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, sự hợp tác của học sinh và gia đình các em, sự góp ý chân thành của các nhà Quản lý giáo dục, các nhà TVHN. Hy vọng nó sẽ là một nguồn tài liệu hữu ích và thiết thực cho đồng nghiệp; với mong muốn rất chân thành là từ nay về sau, vấn đề giáo dục hướng nghiệp cho các em học sinh dân tộc thiểu số nói riêng và các em học sinh THPT nói chung không còn là vấn đề khó khăn đối với phụ huynh, các thầy cô giáo và các nhà TVHN. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Học sinh dân tộc thiểu số khối 10, 11, 12 các khóa từ năm học 2017-2018 đến năm học 2022-2023 tại trường THPT 1-5, Nghĩa Đàn, Nghệ An và sẽ áp dụng rộng rãi cho các em học sinh trong trường và các trường học trên địa bàn huyện. 3
  10. 4. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ các giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi thì học sinh sẽ lựa chọn và phát triển nghề nghiệp phù hợp với khả năng của bản thân, có sự kết hợp của nhiều lĩnh vực như đánh giá, quản lý và phát triển năng lực cá nhân, giúp mỗi cá nhân phát huy năng lực phù hợp với xu thế phát triển kinh tế nước nhà và hội nhập nền kinh tế khu vực, thế giới. 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận về công tác hướng nghiệp giúp học sinh phát triển phẩm chất, năng lực và có sự lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân. - Khảo sát, điều tra thực trạng định hướng nghề nghiệp cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường THPT 1-5. 5.2. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu và hoàn thiện đề tài trong giai đoạn 6 năm, từ năm học 2017-2018 đến năm học 2022-2023. - Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi có tham khảo và nhờ sự hỗ trợ của Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên, các chuyên gia TVHN, các thầy cô giáo đồng nghiệp, gia đình học sinh, các em học sinh đã trưởng thành và các ban ngành đoàn thể tại địa phương. 6. Phương pháp nghiên cứu Để định hướng nghề nghiệp cho một con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực, có thể lựa chọn nghề cho phù hợp với nhu cầu xã hội, đồng thời thỏa mãn tối đa nguyện vọng, thích hợp năng lực, sở trường và điều kiện tâm sinh lí cá nhân cũng như hoàn cảnh sống của mỗi người để có thể phát triển đến đỉnh cao trong nghề nghiệp, cống hiến được nhiều cho xã hội cũng như tạo được cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân là một vấn đề hết sức khó khăn và lâu dài, định hướng nghề nghiệp cho học sinh dân tộc thiểu số lại càng khó khăn và phức tạp hơn, ở đây đòi hỏi nhà giáo dục hướng nghiệp nói chung và người giáo viên chủ nhiệm nói riêng phải có phương pháp định hướng như thế nào, quy trình ra sao? Đây là vấn đề tốn nhiều thời gian và công sức, người giáo viên chủ nhiêm phải có đủ kiến thức về tư vấn hướng nghiệp, kiên trì, yêu thương học sinh, hiểu được nhu cầu của các em. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau: *) Phương pháp đàm thoại: Đàm thoại với các em HS DTTS, với các giáo viên chủ nhiệm của các khối 10, 11, 12 có học sinh dân tộc thiểu số đang tham gia học tập tại trường; các giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong công tác tư vấn hướng nghiệp; các giáo viên bộ môn đã và đang giảng dạy tại trường; các giáo viên phụ 4
  11. trách Đoàn; cha mẹ của các em học sinh dân tộc thiểu số, lãnh đạo các ban ngành đoàn thể có liên quan tới nghề nghiệp tại địa phương. *) Phương pháp quan sát: - Quan sát hoạt động học tập của từng em học sinh dân tộc thiểu số: Thái độ của các em khi ngồi học trên lớp, khả năng tiếp thu bài của học sinh, quá trình làm bài tập, hoạt động học tập, chuẩn bị trang thiết bị phục vụ cho việc học tập, thái độ hợp tác với giáo viên, thái độ tham gia hoạt động nhóm. - Quan sát hoạt động vui chơi, tham gia các hoạt động ngoại khóa; các hoạt động phong trào do lớp, Đoàn trường phát động; quá trình tham gia hoạt động tỏ thái độ như thế nào; tham gia đầy đủ, nhệt tình không, đúng thời gian quy định hay không, thái độ tham gia trung thực hay gian lận khi tham gia trò chơi; thái độ hợp tác với bạn bè, tập thể lớp như thế nào. - Quan sát hoạt động giao tiếp với mọi người xung quanh: Thái độ khi nói chuyện với bạn bè, cách xưng hô với thầy cô giáo, với người lớn tuổi, hành vi tốt xấu với mọi người. - Quan sát các buổi tham gia lao động, các hoạt động trải nghiệm tại các công ty, nhà máy tại địa phương. *) Phương pháp giả thuyết: Trong quá trình nghiên cứu đưa ra giả thuyết và chứng minh lý giải cho giả thuyết đó. *) Phương pháp phân tích, tổng hợp rút kinh nghiệm: - Phân tích thực trạng lựa chọn nghề nghiệp của các em học dân tộc thiểu số hiện nay, phân tích các kết quả đã đạt được, mặt hạn chế cần bổ sung, khắc phục; thay đổi phương án thực hiện nếu thấy quá trình áp dụng không có tính khả thi. - Tổng hợp các biện pháp tư vấn hướng nghiệp của nhà trường và gia đình. *) Phương pháp điều tra thực tiễn: Bằng phiếu điều tra sử dụng câu hỏi đóng hoặc mở với các câu hỏi như: - Trong các ngành nghề em thích làm nghề gì? vì sao? - Em có khả năng làm được nghề gì? - Nghề nào em cho là mình có khả năng làm tốt nhất? - Em ước mơ học và làm nghề gì sau khi học xong THPT? *) Thu thập tài liệu: Thu thập các tài liệu liên quan đến công tác hướng nghiệp, thu thập các thông tin của học sinh dân tộc thiểu số, thông tin gia đình của các em học sinh dân tộc thiểu số, tìm hiểu các vấn đề liên quan thông qua sách, báo, mạng internet, thông tin đại chúng. *) Phương pháp kiểm tra đánh giá, so sánh, đối chiếu: Thực hiện các bài test nhanh thường xuyên, ghi nhận kết quả; so sánh đối chiếu theo tháng, theo kì, theo năm đối chiếu với kết quả trước đó. 5
  12. 7. Những luận điểm cần bảo vệ đề tài Công tác hướng nghiệp cho HS DTTS được thực hiện qua các giải pháp sau: - Thông qua hoạt động dạy học các môn văn hóa khoa học cơ bản. - Thông qua hoạt động dạy học kĩ thuật, dạy nghề phổ thông và lao động sản xuất. - Thông qua sinh hoạt hướng nghiệp. - Thông qua các hoạt động tham quan ngoại khóa, các phương tiện thông tin đại chúng, gia đình, các tổ chức xã hội ở trong và ngoài nhà trường. Đây là các giải pháp vô cùng cần thiết và hết sức phù hợp với việc định hướng nghề nghiệp cho HS DTTS. 8. Đóng góp mới của đề tài Đây là sáng kiến hoàn toàn mới và lần đầu được nghiên cứu thực hiện tại trường THPT 1-5. Sáng kiến hướng tới khâu quan trọng là giúp học sinh DTTS định hướng được nghề nghiệp của bản than trong tương lai, giúp các em tháo gỡ được các khó khăn trên con đường lựa chọn ngành nghề, tránh gặp phải những sai lầm khi lựa chọn, định hướng nghề nghiệp và phát triển bản thân một cách toàn diện. 6
  13. PHẦN II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận Cuốn sách “ Hướng dẫn chọn nghề ‟‟ xuất bản năm 1949 ở Pháp được coi là cuốn sách đầu tiên nói về hướng nghiệp. Văn kiện Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ IX đã ghi rõ “ Coi trọng công tác giáo dục hướng nghiệp là phân luồng học sinh trung học, chuẩn bị cho thanh niên, thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương”. Nghị quyết số 40/2000 QH 10 ngày 09/12/2000 của Quốc hội khóa X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, vấn đề dạy học công nghệ, giáo dục lao động và hướng nghiệp đã được chú trọng, đổi mới cho phù hợp với bối cảnh Việt Nam đang chủ động tích cực hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Đồng thời công tác hướng nghiệp có vai trò ngày càng quan trọng góp phần vào việc cơ cấu và phát triển lại nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Theo Điều 26 Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học năm 2011 thì các hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động trong giờ lên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động. Định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Như vậy, với học sinh dân tộc thiểu số, giáo viên chủ nhiệm phải quan tâm định hướng rõ ràng, phối hợp chặt chẽ với gia đình, với các lực lượng giáo dục hướng nghiệp trong và ngoài nhà trường, để các em có tầm nhìn tốt nhất về nghề nghiệp trong tương lai. 2. Cơ sở thực tiễn Trường THPT 1-5 là một ngôi trường thuộc miền núi của huyện Nghĩa Đàn, là một huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, đời sống kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn, phụ huynh ít quan tâm đến vấn đề định hướng nghề nghiệp cho con em mình. Đại đa số các phụ huynh có quan niệm là học cho biết chữ, học cho có bằng tốt nghiệp sau đi làm thuê, làm công nhân phổ thông kiếm tiền, lao động trực tiếp tại gia đình, hay đi xuất khẩu lao động… Bản thân các em học sinh dân tộc thiểu số cũng rất mơ hồ trong việc chọn nghề, gần như các em có suy nghĩ là hoàn cảnh gia đình không cho phép các em mơ về một trường đại học hay học nghề mình yêu thích, hoàn cảnh sống của các 7
  14. em là một rào cản rất lớn trong việc chọn nghề, có em may mắn nhận được sự tư vấn, tạo điều kiện kịp thời của cha mẹ khi ở nhà và được định hướng đúng đắn từ giáo viên tư vấn hướng nghiệp, giáo viên chủ nhiệm hoặc có em không được sự quan tâm tư vấn nghề nghiệp từ phía gia đình, có em thì lại không biết làm gì, học gì trong tương lai. Từ sự khác biệt trên, GVCN phát hiện và có biện pháp tư vấn thích hợp, kịp thời, đúng thời điểm. Qua những cơ sở thực tiễn nêu trên, chúng tôi đã đi vào nghiên cứu để tìm hiểu nguyên nhân và từ đó đưa ra những giải pháp giúp đỡ các em học sinh dân tộc thiểu số có được sự lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai đạt hiệu quả cao nhất có thể. 3. Thực trạng nội dung cần nghiên cứu Hàng năm tại Trường THPT 1-5 thường diễn ra các buổi tư vấn, hướng nghiệp, kết nối việc làm trong và ngoài nước cho các em học sinh, các buổi tư vấn học ngành, nghề của các trường cao đẳng, đại học trên cả nước, các buổi hội chợ việc làm từ các doanh nghiệp, các công ty tại địa phương và các tỉnh lân cận. Tuy nhiên các buổi TVHN của nhà trường diễn ra không liên tục, lượng thông tin về nghề lựa chọn còn hạn chế. GVTVHN chủ yếu là kiêm nhiệm, GVCN cũng tranh thủ ít phút trong giờ sinh hoạt cuối tuần để tư vấn; Cũng có một số giáo viên chủ nhiệm tranh thủ họp phụ huynh để TVHN nhằm giúp các bậc phụ huynh nắm được tình hình nghề nghiệp hiện nay và mong muốn phụ huynh kết hợp với nhà trường để giúp đỡ các em có được sự lựa chọn nghề tốt hơn, có phụ huynh thì tiếp thu, có phụ huynh lại không quan tâm. Điều này đã cho thấy chính phụ huynh cũng chưa thật sự quan tâm tới nghề nghiệp tương lai của con em mình. Thực trạng là thế, song người giáo viên phải nhận thức được rằng TVHN cho học sinh cần được quan tâm, vì nó giúp các em chọn nghề phù hợp với năng lực, sở thích, hứng thú, phù hợp với hoàn cảnh gia đình. Nếu các em được quan tâm sâu sắc và có trách nhiệm của gia đình thì các em sẽ có một công việc phù hợp với năng lực và cơ hội phát triển của bản thân. Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện và áp dụng đề tài, chúng tôi đã gặp rất nhiều khó khăn, bên cạnh đó cũng có một số điều kiện thuận lợi như sau: 3.1. Thuận lợi - Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, Ban TVHN của trường; đội ngũ giáo viên giảng dạy, giáo viên chủ nhiệm đã có nhiều kinh nghiệm trong công tác giáo dục hướng nghiệp; luôn nhiệt tình giúp đỡ, sẻ chia kinh nghiệm. - Được sự quan tâm của các bậc phụ huynh luôn sát cánh bên con em của mình không chỉ vấn đề học tập mà còn tạo điều kiện tốt nhất để các em học sinh có thời gian tham gia hoạt động ngoại khóa, tham gia các buổi TVHN do trường và phòng lao động huyện Nghĩa Đàn tổ chức định kì, tham quan tại nhà máy sữa TH True milk, nhà máy chế biến gỗ và các công ty, xí nghiệp trên địa bàn huyện nhà. 8
  15. - Được sự phối hợp với ban TVHN của các trường đại học, cao đẳng đến tư vấn trực tiếp tại trường vào thời gian trước khi làm hồ sơ tuyển sinh ĐH, CĐ hàng năm. - Đa số các em học sinh dân tộc thiểu số đều xuất thân từ các gia đình có truyền thống nông nghiệp từ xưa nên bản tính của các em đa số thuần tính, dễ bảo, dễ xuôi lòng, nên nếu được GVCN và GVHN quan tâm, tư vấn, chia sẻ, định hướng nghề nghiệp thì các em sẽ nghe theo, cố gắng phấn đấu để đạt được nguyện vọng, mơ ước. Bản than chúng tôi đều là người dân tộc thiểu số, đã tham gia hoạt động giảng dạy tại ngôi trường hiện tại được nhiều năm, đã nhận nhiệm vụ chủ nhiệm và tư vấn hướng nghiệp cho các em học sinh nhiều khóa, trong đó có các em dân tộc thiểu số sống ở vùng kinh tế đặc biệt khó khăn. Có những khóa tư vấn mang lại thành công, nhưng cũng có những khóa chưa thu được kết quả như ý muốn. Chúng tôi hiểu được tâm tư nguyện vọng của các em, từ việc tiếp cận, tìm hiểu hoàn cảnh, sở thích, sở trường của học sinh và từ những kinh nghiệm trong quá trình công tác, chúng tôi đã tự mình đúc rút được khá nhiều kinh nghiệm; học hỏi, trau dồi được khá nhiều kiến thức về công tác hướng nghiệp và quan trọng hơn cả là sự phấn đấu không mệt mỏi, tự làm mới bản thân theo tháng năm không ngại gian khó, gian khổ, không ngại thất bại để hướng tới thành công, giúp một phần công sức nhỏ bé của tuổi trẻ vào công tác GDHN tại trường THPT 1-5. 3.2. Khó khăn - Nghĩa Đàn là một miền đất hứa của tỉnh Nghệ An, tuy nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào nhưng đời sống kinh tế của người dân còn gặp nhiều khó khăn, trên 80% các bậc phụ huynh làm nông nghiệp thô sơ, lạc hậu; thậm chí bươn chải từng ngày để lo từng miếng cơm, manh áo cho gia đình; nên việc quan tâm, theo dõi, dành thời gian động viên, sẻ chia tới con em mình còn nhiều hạn chế, thậm chí một số học sinh cả bố mẹ đều đi làm ăn xa, việc dạy dỗ, quan tâm con cái, phụ huynh phó mặc cho ông bà nội, ngoại, GVCN và nhà trường. - Hàng năm trường THPT 1-5 nhận khoảng 20% đến 35% lượt học sinh dân tộc thiểu số vào học lớp 10 tại trường. Cứ mỗi lớp có từ 7 đến 25 em là học sinh dân tộc thiểu số, nhiều em điểm đầu vào của lớp 10 khá thấp; qua tìm hiểu, khảo sát đầu năm đa số các em chỉ vừa đủ điểm sàn để vào trường, nhiều em học sinh xếp loại hạnh kiểm ở bậc Trung học cơ sở loại trung bình, loại yếu; nhiều học sinh có hoàn cảnh gia đình đặc biệt, rất khó khăn; gia đình các em lại ở xa trường, ý thức tự học, tự giác chấp hành kỉ luật của một số em chưa cao, có một số học sinh ngay từ những ngày đầu nhận lớp, các em đã thể hiện tính cách đặc biệt của mình. - Đa số các em học sinh dân tộc thiểu số tham gia học tập tại trường THPT 1-5, mục đích chủ yếu là để có bằng tốt nghiệp chứ không chú trọng nhiều đến việc đi học để học tiếp lên đại học, cao đẳng hay trung cấp, cao đẳng nghề; nếu 9
  16. có cũng chỉ là đi làm công ty với các anh chị khóa trước, sau đó tích lũy được ít vốn rồi về quê lấy chồng (vợ), để rồi tiếp tục cuộc sống khó khăn. - Qua việc thu thập thông tin, nắm bắt tình hình học sinh dân tộc thiểu số ở các lớp từ năm học 2017-2018 đến năm học 2022-2023 tại trường THPT1-5, chúng tôi đã có một cái nhìn bao quát về tính cách, suy nghĩ, lối sống, phong tục tập quán của các em. - Bản thân chúng tôi cũng là người dân tộc thiểu số nên chúng tôi hiểu được tâm tư nguyện vọng của các em, tuy nhiên việc tiếp cận, tìm hiểu hoàn cảnh, sở thích, sở trường của học sinh phải mất một khoảng thời gian khá dài, việc phân loại, sau đó đưa ra các giải pháp giáo dục hướng nghiệp phù hợp cho từng đối tượng học sinh dân tộc thiểu số cũng gặp không ít khó khăn, nhiều khi thấy bế tắc, đôi khi thấy nản lòng, thậm chí có những lúc tưởng mình phải buông xuôi. Nhưng chính lòng yêu nghề, chính sự quyết tâm và hơn cả là muốn giúp các em học sinh dân tộc thiểu số vượt qua hoàn cảnh khó khăn đã tạo nên động lực, làm kim chỉ nam để bản thân mỗi chúng tôi vượt qua những khó khăn, thách thức và luôn nhắc nhở chính bản thân, phải luôn phấn đấu, luôn cố gắng vì tương lai tươi đẹp của các em học sinh thân yêu, vì nhiệm vụ trồng người của nghề là mãi mãi, là xuyên suốt và luôn giữ vững niềm tin, nghề giáo luôn là một nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. 4. Quan niệm về công tác hướng nghiệp Nghề nghiệp là một phần quan trọng trong cuộc đời mỗi chúng ta, vì vậy có những người học một ngành nhưng cuối cùng lại chọn làm nghề nghiệp khác, cũng có những người làm rất nhiều nơi, nhiều công việc rồi mới tìm được chốn dừng chân. Có lẽ vậy nên tự định hướng nghề nghiệp cho bản thân là điều bất kỳ bạn trẻ nào cũng cần chuẩn bị. Việc giáo dục hướng nghiệp hiện nay không chỉ là vấn đề của riêng ngành giáo dục mà là vấn đề chung của toàn xã hội. Bởi học sinh THPT chính là nguồn nhân lực tương lai của đất nước, là yếu tố quan trọng trong định hình nền kinh tế xã hội trong tương lai. Nghề nghiệp là một yếu tố quan trọng quyết định đến tương lai của mỗi cá nhân. Vài năm trở lại đây, mỗi mùa thi Đại học đến có tới hơn 2/3 các thí sinh đăng lý lựa chọn học các khối ngành kinh tế, trong khi đó nhân lực khối ngành xã hội và kỹ thuật chất lượng cao lại đang thiếu hụt. Sự mất cân bằng trong phân bổ nguồn nhân lực như hiện nay một phần là do định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT còn rất hạn chế dẫn đến việc các em học sinh không có được định hướng tốt nhất cho tương lai của mình. Các em học sinh trung học phổ thống muốn có được định hướng nghề nghiệp tốt phải hội tụ đủ ba yếu tố: Thứ nhất: Là đam mê, yêu thích, muốn được dành mọi sức lực và tâm huyết để theo đuổi ngành nghề đó. 10
  17. Thứ hai: Là năng lực, sở trường, khả năng, tính cách và thế mạnh của bản thân, mỗi cá nhân phải nắm được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để có sự chuẩn bị cũng như chọn lựa nghề nghiệp sao cho phù hợp với năng lực của mình. Thứ ba: Là cơ hội nghề nghiệp của ngành mình lựa chọn, là sự hiểu biết về nhu cầu thị trường lao động và định hướng chuyên nghiệp ngay từ khi còn học THPT, đại học hoặc trường dạy nghề, ngành nghề đó liệu có đem lại cơ hội cạnh tranh cho các em học sinh trong quá trình tìm kiếm việc làm sau này hay không? Hiện nay các học sinh phổ thông lựa chọn nghề nghiệp chủ yếu dựa trên sở thích, theo bạn bè và lời khuyên của gia đình, chứ chưa thực sự nắm được khả năng của mình có phù hợp với nghề nghiệp hay không? Điều này dẫn đến tình trạng nhiều bạn trẻ không tìm được việc làm sau khi ra trường, làm lãng phí nguồn đào tạo của xã hội và lãng phí nhân lực trẻ. 5. Mục đích của việc hướng nghiệp đối với học sinh dân tộc thiểu số Mục đích của việc hướng nghiệp đối với học sinh dân tộc thiểu số là hình thành khả năng tự chủ trong cách lựa chọn trường học, ngành học và nghề nghiệp của các em trên cơ sở dựa vào năng lực, sở thích với nhu cầu lao động của xã hội. Điều này góp phần nâng cao hiệu quả lao động trong xã hội và công tác phân luồng học sinh sau mỗi cấp học. Giáo dục hướng nghiệp giúp cho các em học sinh có sự chủ động trong sự lựa chọn nghề nghiệp. Giúp định hướng khi chọn nghề dựa trên sự hiểu biết về nhu cầu thị trường lao động cũng như năng lực, sở trường của bản thân. Sau khi tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp các em có thể nắm được: - Về kiến thức: Hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lựa chọn ngành nghề trong tương lai. Biết cách tìm hiểu năng lực của bản thân, tìm hiểu về nghề nghiệp các em hướng đến, tìm hiểu thông tin về nguồn lao động và xây dựng kế hoạch nghề nghiệp cho bản thân, Ngoài ra, thông qua chương trình hướng nghiệp, các em cũng sẽ biết được một số thông tin cơ bản về định hướng phát triển kinh tế, xã hội của đất nước từ đó có quyết định riêng cho mình. - Về kỹ năng: Các em có thể tự đánh giá được khả năng, cá tính của bản thân trong việc định hướng nghề nghiệp. Thông qua việc tìm kiếm thông tin nghề, thông tin thị trường lao động và các trường đào tạo để lựa chọn và xây dựng kế hoạch hướng nghiệp cho bản thân. - Về thái độ: Các em chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trong và ngoài nhà trường để tăng cường nhận thức về bản thân, nhận thức nghề nghiệp để từ đó tự tin thực hiện kế hoạch của bản thân sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông. 11
  18. Các em học sinh DTTS xã Nghĩa Lạc tham gia hoạt động văn hóa, văn nghệ năm 2022 HS DTTS tham gia hoạt động„„giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc‟‟ tại Nghĩa Trung, Nghĩa Đàn; năm 2023 12
  19. 6. Ý nghĩa của công tác hướng nghiệp. 6.1. Ý nghĩa cốt lõi Cốt lõi của hướng nghiệp là định hướng để cá nhân với khả năng chuyên môn nghề nghiệp đã được tu dưỡng có một nghề nghiệp ổn định. Và với nghề nghiệp đó chính là cơ sở để thoát khỏi vòng luẩn quẩn của sự khó khăn, thoát nghèo, mỗi cá nhân ổn định cuộc sống. Hướng nghiệp góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội. 6.2. Ý nghĩa giáo dục Nhờ hướng nghiệp, nó góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh, trong đó có nội dung giáo dục cho học sinh có lý tưởng nghề nghiệp trong sáng, có thái độ đúng đắn đối với lao động, có hứng thú và động cơ nghề nghiệp đúng đắn. Giúp học sinh rèn luyện sự sáng tạo, khéo tay, tư duy kỹ thuật, tư duy kinh tế qua sự làm quen và tiếp xúc với nghề, quá trình tiếp cận kỹ thuật và công nghệ sản xuất, sự “thử sức” với lao động nghề nghiệp… do giáo dục hướng nghiệp mang đến. 6.3. Ý nghĩa kinh tế Hướng nghiệp giúp đất nước sử dụng hợp lý tiềm năng lao động trẻ tuổi, giúp đẩy mạnh phân luồng học sinh, phân luồng nhân lực của xã hội. Đây chính là ý nghĩa rất quan trọng đối với nâng cao năng suất lao động trong xã hội và sự phát triển kinh tế. Có không ít học sinh sau trung học phổ thông không thể học lên bậc cao hơn và tham gia trực tiếp vào thị trường lao động mỗi năm. Nếu lực lượng này được tổ chức, hướng dẫn đi vào thị trường lao động một cách khoa học và đáp ứng được yêu cầu của phân công lao độngmthì chắc chắn sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 6.4. Ý nghĩa chính trị Hướng nghiệp có vai trò quan trọng khi thực hiện chiến lược giáo dục, chiến lược con người và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Hiệu quả sẽ góp phần tích cực vào việc phân luồng học sinh tốt nghiệp các cấp, phân hóa học sinh có năng lực, phát hiện học sinh có năng khiếu… nếu công tác này được thực hiện nghiêm túc. Từ đó, trong từng giai đoạn chính trị cụ thể sẽ giúp góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài một cách thiết thực, theo đúng định hướng của chiến lược xây dựng kinh tế xã hội, chiến lược phát triển nhân lực. 6.5. Ý nghĩa xã hội Thế hệ trẻ sẽ được định hướng vào cuộc sống lao động, sinh hoạt hằng ngày của thanh thiếu niên sẽ ổn định, từ đó xã hội cũng ổn định hơn nếu làm tốt giáo dục hướng nghiệp. Nói cách khác, để thanh niên hăng say làm việc và cống hiến, tránh để xảy ra tình trạng “vô công rỗi nghề”, “nhàn cư vi bất thiện”, gây bất ổn trong xã 13
  20. hội thì thanh thiếu niên cần được giúp đỡ để tìm được nghề phù hợp với mình và nhu cầu của xã hội. 7. Vai trò của CVCN đối với công tác tư vấn hướng nghiệp Công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trong nhà trường phổ thông có vai trò quan trọng, là một hoạt động không thể thiếu được ở các trường phổ thông nhằm giúp học sinh nâng cao sự hiểu biết về nghề nghiệp và chính bản thân học sinh để có thể định hướng đúng đắn và đưa ra quyết định chọn ngành, chọn nghề nghiệp phù hợp. Hơn ai hết, GVCN sẽ là người tư vấn, đưa ra lời khuyên về chọn nghề, chọn ngành có căn cứ khoa học, hỗ trợ đắc lực trong việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh trong tương lai. - GVCN là người chịu trách nhiệm trước nhà trường về mọi hoạt động hướng nghiệp của lớp khi được phân công nhiệm vụ. - GVCN là người điều hành, chi phối, hướng dẫn mọi hoạt động của lớp trong các hoạt động hướng nghiệp. - GVCN là người đại diện của lớp trong các mối quan hệ: Gia đình, nhà trường, xã hội và các tổ chức đoàn thể liên quan đến công tác hướng nghiệp. - GVCN vừa giảng dạy, vừa giúp học sinh rèn luyện để hình thành và phát triển nhân cách phù hợp với ngành nghề mà các em sẽ lựa chọn trong tương lai. - GVCN là người thường xuyên quan tâm, trò chuyện, lắng nghe, sẻ chia những tâm tư, nguyện vọng, ước mơ của các em học sinh. - GVCN là người có vai trò định hướng quan trọng trong việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và khả năng của học sinh lớp chủ nhiệm. GVCN với công tác hướng nghiệp cho học sinh 11A5, năm học 2022-2023 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2