intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hình thành giá trị sống cho học sinh thông qua các hoạt động phát triển văn hóa đọc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:58

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài hướng đến đổi mới phương pháp giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục toàn diện, phát triển phẩm chất và năng lực cho chọc sinh. Đề xuất được các giải pháp hình thành các giá trị sống qua hoạt động phát triển văn hóa đọc cho học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hình thành giá trị sống cho học sinh thông qua các hoạt động phát triển văn hóa đọc

  1. Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Ở lứa tuổi HS THPT, nhân cách của các em đang tiếp tục hình thành, phát triển và dần hướng tới sự ổn định. Đây cũng được coi là thời điểm vàng để định hướng giá trị sống đích thực cho các em. Gia đình, nhà trường, xã hội có cùng trách nhiệm giáo dục HS những giá trị sống để các em có đủ hành trang, vững vàng, tự tin và có kĩ năng ứng phó với những khó khăn, cạm bẫy bất thường trong cuộc sống. Tuy nhiên, HS nói chung và HS trường THPT Diễn Châu 3 nói riêng hiện nay vẫn đang mơ hồ về giá trị sống. Một bộ phận không nhỏ các em chạy theo, đeo đuổi nhiều thứ mang giá trị nhất thời để thỏa mãn những nhu cầu trước mắt như chơi game, thích lướt facebook, tiktok, livestream, bán hàng quần áo, giày dép, gương lược, phấn son, …thích làm đẹp về hình thức, thích gây chú ý, thích sống ảo, sa vào yêu đương …Nhiều học sinh mơ hồ về lý tưởng sống, thờ ơ với việc xây dựng các mối quan hệ đúng đắn bền vững về tình bạn, tình yêu, tình thầy trò, gắn kết anh em gia đình ruột thịt, xác định trách nhiệm của bản thân…Các em khó kiềm chế cảm xúc, dễ nổi nóng, cáu giận, ít quan tâm đến thế giới xung quanh, ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành và phát triển cả về mặt sinh lí, tâm lí, nhân cách…Thực trạng bạo lực học đường, tự tử, sa vào các tệ nạn xã hội của HS là hệ quả của việc mơ hồ về giá trị sống…Về phía gia đình, nhà trường, xã hội, đều nhìn ra được thực trạng, lo lắng trước thực trạng, tìm kiếm phương pháp cách thức để hình thành các giá trị sống cho HS nhưng chưa hiệu quả. Nguyên nhân của thực trạng đáng lo ngại mà chúng tôi nêu ra ở trên, theo chúng tôi là do chúng ta chưa đưa được chiếc chìa khóa vàng làm kim chỉ nam định hướng cho các em học sinh về giá trị sống. Một trong những chiếc chìa khóa vàng đó là đọc sách. Đọc sách làm cho tâm hồn con người lắng sâu hơn, bình tâm hơn, dịu dàng, ngọt ngào hơn; đọc sách làm cho trí tuệ được tỉnh thức, tinh anh, biết suy ngẫm, chín chắn, mở ra nhiều cánh cửa, nhiều lựa chọn. Đọc sách hướng con người tới Chân, Thiện, Mĩ, nghĩa là con người không chỉ sống tốt hơn mà còn sống đẹp hơn. Văn hóa đọc là tầm cao của việc đọc sách và   đang được toàn xã hội quan tâm. Đó là một trong những vấn để then chốt của giáo dục khai phóng, hướng tới năng lực tự học suốt đời của con người. Văn hóa đọc chính là cốt lõi của đổi mới giáo dục, đặt nền móng cho sự phát triển xã hội. Phát triển văn hóa đọc là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình học tập, nghiên cứu, khám phá tri thức của học sinh. Đó còn là hành trình giúp học sinh tự khám phá chính mình, hướng đến những giá trị cao đẹp trong cuộc sống, phát triển nhân cách, bồi đắp tâm hồn, thắp sáng những ước mơ, lý tưởng cho người đọc. Một cuốn sách hay sẽ mở ra cánh cửa bước vào thế giới rộng lớn. Các em sẽ được gặp gỡ trực tiếp nhân vật tới từ những khoảng thời gian, những địa điểm và những nền văn hóa khác nhau. Đọc sách cũng là đồng thời học cách diễn đạt ý kiến và cảm xúc, sử dụng trí tưởng tượng và giải
  2. thích những gì đã được học. Quan trọng hơn, đọc sách chính là học một kỹ năng sống và hướng các em học sinh tới những giá trị sống đích thực bền vững như sự tự tin, lòng nhân ái, sống trách nhiệm, yêu nước, hợp tác, tôn trọng, hạnh phúc… Xuất phát từ thực tiễn và nhận thức về tầm quan trọng của việc phát triển văn hóa đọc để hình thành các giá trị sống, phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh mà trước hết là học sinh trường THPT Diễn Châu 3, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: Hình thành giá trị sống cho học sinh thông qua các hoạt động phát triển văn hóa đọc để chia sẻ cùng đồng nghiệp trong quá trình giáo dục học sinh. 2. Mục đích nghiên cứu - Đề tài hướng đến đổi mới phương pháp giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục toàn diện, phát triển phẩm chất và năng lực cho chọc sinh - Đề xuất được các giải pháp hình thành các giá trị sống qua hoạt động phát triển văn hóa đọc cho học sinh - Hình thành ở học sinh những giá trị sống cốt lõi cao đẹp đối với học sinh như: + Các giá trị sống về thái độ như: tôn trọng, trách nhiệm, trung thực… + Các giá trị sống về hành vi như: hợp tác, sáng tạo… + Các giá trị sống về tinh thần như: đoàn kết, nhân ái… - Nhằm hạn chế được những biểu hiện sống tiêu cực trong đời sống như: tự ti, tự cao, buông xuôi, không có lý tưởng sống, vô cảm, hiềm khích, bạo lực học đường, ích kỷ, trầm cảm, tự tử… 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu - Đối tượng mà tôi thực hiện khảo nghiệm là HS trường THPT Diễn Châu 3, HS THPT huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An trong năm học 2021 – 2022, 2022 – 2023 3.2. Đối tượng nghiên cứu - Các giải pháp hình thành giá trị sống cho học sinh thông qua hoạt động phát triển văn hóa đọc 4. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ, thường xuyên các giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi này thì có thể hình thành được giá trị sống cho học sinh như mục đích nghiên cứu đề ra ở mục 2. 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
  3. 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận: + Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của cấp trên về phát triển văn hóa đọc và hình thành giá trị sống cho HS + Nghiên cứu cơ sở lí luận về giá trị sống và văn hóa đọc - Khảo sát, đánh giá thực trạng + Nghiên cứu cơ sở thực tiễn về việc hình thành giá trị sống cho HS và các hoạt động phát triển văn hóa đọc trong trường học hiện nay - Đề xuất các giải pháp hiệu quả thông qua thực nghiệm 5.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung Đề tài tập trung nghiên cứu, đề xuất các giải pháp hình thành giá trị sống cho HS qua các hoạt động phát triển văn hóa đọc trên cơ sở lí luận và thực tiễn - Về thời gian, kế hoạch thực hiện STT Thời gian Nội dung công việc Sản phẩm 1 Từ tháng 10/ 2021 - Đọc tài liệu về giá trị sống, -Tổng hợp các tài đến tháng 12/2021 văn hóa đọc, nghiên cứu các liệu. văn bản liên quan -Các số liệu đã được - Đọc tài liệu tham khảo về xử lý. tâm lý lứa tuổi HS THPT - Tìm hiểu những khó khăn tâm lý của HS THPT trong cuộc sống học tập
  4. 2 Tháng 12/2021 - Trao đổi với đồng nghiệp - Nắm được ý kiến về đề tài của mình. của đồng nghiệp - Tìm hiểu giá trị sống và - Tổng hợp được văn hóa đọc của HS trong thực trạng thực tế - Khảo sát thực tế 3 Từ tháng 01/2022 - Tiến hành thực nghiệm - Viết đề cương đến tháng 01/2023 - Viết phần mở đầu - Viết cơ sở của đề tài 4 Từ tháng 01/2023 - Tiếp tục thực nghiệm - Hoàn thiện phần đến tháng 03/2023 mở đầu, cơ sở đề tài - Viết phần trọng tâm của đề tài: Giải pháp và hiệu quả đề tài 5 Tháng 04/2023 - Thống kê số liệu, khảo sát - Viết phần kết luận thực tiễn và phân tích kết - Hoàn thiện đề tài quả thực nghiệm 6. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu tài liệu về giá trị sống và sự cần thiết của việc giáo dục giá trị sống cho HS, văn hóa đọc và các hoạt động phát triển văn hóa đọc, tầm quan trọng của việc hình thành giá trị sống cho HS thông qua các hoạt động phát triển văn hóa đọc và những tài liệu có liên quan - Nghiên cứu thực tiễn: + Phương pháp điều tra sư phạm:
  5. Tiến hành khảo sát, kiểm tra, thống kê và so sánh kết quả đánh giá qua từng giai đoạn để kiểm chứng các giải pháp hình thành giá trị sống cho học sinh qua các hoạt động phát triển văn hóa đọc + Phương pháp thực nghiệm sư phạm Tiến hành thực nghiệm ở các nội dung: đổi mới hoạt động phát triển VHĐ qua CLB, qua hoạt động trải nghiệm, qua NGLL, qua tiết sinh hoạt lớp, các hoạt động thiện nguyện tặng sách và tổ chức cuộc thi ĐSVHĐ cấp trường, ...Từ đó rút ra biện pháp phù hợp, hiệu quả đồng thời nhận ra những biện pháp chưa phù hợp để loại trừ trong quá trình thực hiện đề tài. Đối chiếu kết quả thực nghiệm với lý luận để rút ra những kết luận đúng đắn, khoa học. + Phương pháp thống kê toán học: Thống kê, phân tích, xếp loại các số liệu kết quả hoạt động của HS 7.  Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài: Giải pháp hình thành giá trị sống cho học sinh qua các hoạt động phát triển văn hóa đọc - Luận điểm 1: Hình thành giá trị sống cho học sinh qua hoạt động phát triển văn hóa đọc trên CLB Văn học - Luận điểm 2: Hình thành giá trị sống cho học sinh thông qua hoạt động tổ chức cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc cấp trường” - Luận điểm 3: Hình thành giá trị sống cho học sinh qua hoạt động phát triển văn hóa đọc lồng ghép trong các hoạt động trải nghiệm - Luận điểm 4: Hình thành giá trị sống cho học sinh thông qua tổ chức hoạt động phát triển văn hóa đọc trong buổi giáo dục ngoài giờ lên lớp - Luận điểm 5: Hình thành giá trị sống cho học sinh qua việc tổ chức hoạt động phát triển văn hóa đọc trong tiết Sinh hoạt lớp - Luận điểm 6: Hình thành giá trị sống cho học sinh thông qua hoạt động thiện nguyện tặng sách 8. Đóng góp mới của đề tài - Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu vấn đề hình thành giá trị sống cho học sinh thông qua các hoạt động phát triển văn hóa đọc trong trường THPT - Đề tài còn đưa ra những giải pháp cụ thể góp phần hình thành giá trị sống cho học sinh nói chung và học sinh THPT Diễn Châu 3 nói riêng thông qua các hoạt động phát triển văn hóa đọc như tổ chức cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc cấp trường, tổ chức hoạt động câu lạc bộ, lồng ghép trong buổi ngoài giờ lên lớp, tiết sinh hoạt lớp theo các chủ điểm của năm học, hoạt động trải nghiệm, hoạt động thiện nguyện...một cách hiệu quả. - Các giá trị sống được hình thành cho học sinh là tự tin, tự chủ, lòng biết ơn, lòng nhân ái, tinh thần yêu nước, tinh thần trách nhiệm, tinh thần hợp tác, tinh
  6. thần đoàn kết, sự tôn trọng, niềm hạnh phúc… Những giá trị sống giúp lứa tuổi bông tuyết của học sinh trở nên đẹp hơn, ý nghĩa hơn, không còn mong manh dễ vỡ, bớt đi những bi kịch của cuộc đời, tạo nên nền tảng vững chắc cho công cuộc phát triển Đất nước. Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1. Cơ sở lý luận 1. Giá trị sống và sự cần thiết của việc giáo dục giá trị sống cho học sinh Giá trị sống là những quy tắc, chuẩn mực trong quan hệ xã hội, được hình thành và phát triển trong cuộc sống, được cá nhân thừa nhận là rất quan trọng, rất cần thiết, rất có ý nghĩa, có khả năng chi phối thái độ, xúc cảm, tình cảm, hành vi của cá nhân trong cuộc sống hằng ngày. Giá trị sống là những giá trị thuộc về tư tưởng, lối sống, chuẩn mực đạo đức được cộng đồng thừa nhận và bảo tồn, gìn giữ liên tục từ đời trước sang đời sau và luôn được bổ sung qua tính truyền thống và mở cửa của văn hóa Việt Nam. Từ đó giúp cho cá nhân điều chỉnh hành vi của mình, vì hạnh phúc cá nhân, vì ổn định và phát triển cộng đồng xã hội. Biểu hiện ở quan điểm sống, mục đích sống, động cơ, thái độ lựa chọn các hoạt động và các mối quan hệ trong cuộc sống. Giá trị sống là thước đo tuyệt vời nhất cho các bạn trẻ về cách cư xử và thái độ hàng ngày có đúng đắn hay không. Việc tự đặt ra những giá trị sống tốt đẹp là cách tốt nhất để tuổi trẻ định hướng về tương lai, xác định mục đích phấn đấu của mình. Mặt khác, tự đặt ra những quy chuẩn giúp giới trẻ trải nghiệm, khám phá cuộc sống tốt hơn. Theo UNESCO, có 12 giá trị sống cốt lõi: hòa bình, tôn trọng, hợp tác, trách nhiệm, trung thực, khiêm tốn, giản dị, khoan dung, đoàn kết, yêu thương, tự do, hạnh phúc.
  7. Ảnh. 12 giá trị sống theo Unesco Trường THPT Diễn Châu 3 từ năm học 2021 đến nay đã xác định giáo dục những giá trị sống cốt lõi cho học sinh trên hành trình xây dựng trường học Hạnh Phúc như sau: + Các giá trị sống về thái độ như: tôn trọng, trách nhiệm, trung thực… + Các giá trị sống về hành vi như: hợp tác, sáng tạo… + Các giá trị sống về tinh thần như: đoàn kết, nhân ái… Bởi vậy, việc giáo dục giá trị sống đúng đắn, phù hợp cho mỗi công dân luôn có ý nghĩa thiết thực, đặc biệt là với học sinh đang ở độ tuổi mà nhân cách, tính cách, quan điểm sống, kĩ năng, thói quen hành vi đang được hình thành và phát triển mạnh mẽ. Có thể nói, việc trở thành những công dân tốt trong tương lai, có định hướng, lẽ sống đúng đắn,... phụ thuộc không nhỏ vào những giá trị sống mà các em được lĩnh hội khi còn học ở phổ thông.
  8. Ảnh. Xác định giá trị sống cốt lõi của trường THPT Diễn Châu 3 2. Văn hóa đọc và các hoạt động phát triển văn hóa đọc VHĐ là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân trong xã hội; là thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc của mỗi người; biết trân trọng và lĩnh hội được các giá trị của sách. VHĐ là văn hóa cô đơn, cần có người truyền cảm hứng, có sân chơi, có người hướng dẫn đọc; người đọc được chia sẻ, được giải đáp những thắc mắc, được tương tác trong và sau khi đọc. Xây dựng và phát triển VHĐ là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình học tập, nghiên cứu, khám phá tri thức của HS. Đó cũng là hành trình giúp HS tự khám phá chính mình, hướng đến những giá trị cao đẹp trong cuộc sống, góp phần vào quá trình hình thành nhân cách, bồi đắp tâm hồn, bồi dưỡng và thắp sáng ước mơ, lý tưởng cho người học. Đặc biệt, GV Ngữ văn cần xác định mình là sứ giả, là cầu nối, là người truyền lửa cho các em HS, thổi bùng lên trong các em ngọn lửa tình yêu đối với sách, say mê đọc, say mê khám phá thế giới vô cùng vô tận bên ngoài và thế giới tâm hồn con người thông qua những trang sách quý. “Hình thành thói quen đọc sách ngay từ nhỏ đối với mỗi người hết sức quan trọng. Bởi vậy, giáo dục các em học sinh về tầm quan trọng, giá trị của sách, hướng dẫn các em phương pháp, kỹ năng đọc, xây dựng và phát triển văn hóa đọc là nhiệm vụ hàng đầu trong các nhà trường. Biết yêu quý và trân trọng sách nghĩa là biết nâng niu gìn giữ di sản trí tuệ mà cha ông đã gửi lại, biết trân quý bao tri thức mà các học giả, các nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ đã đúc kết tinh túy vào trong trang sách, từ đó các em biết trân trọng giá trị của cuộc sống, bồi đắp tâm hồn mình bằng những tình cảm nhân văn cao đẹp. Đọc sách là thói quen, là sở thích, niềm vui, và hơn nữa tạo thành một nét đẹp văn hóa. Đọc sách là tiêu thụ và quảng bá các giá trị văn hóa. Vì thế, có thể xem văn hóa đọc là một chỉ số văn hóa của nhà trường, cộng đồng, xã hội”. (Theo Hồ Minh Thông, nguồn: Bản tin Thành phố Hà Tĩnh) 3. Tầm quan trọng của việc hình thành giá trị sống cho học sinh thông qua các hoạt động phát triển văn hóa đọc Đối tượng HS từ Tiểu học đến THPT chủ yếu nhận thức về đời sống, con người và thế giới thông qua những bài học trên trường lớp, thông qua sự tiếp xúc hẹp với gia đình, bè bạn, xóm làng. Các em chưa có nhiều trải nghiệm về cuộc sống để đúc kết cho mình những giá trị sống bền vững. Bởi vậy học sinh cần được định hướng và tổ chức cho các em trải nghiệm qua những trang sách, nơi đúc kết những chân lý cuộc đời từ những trải nghiệm thực tế của những tác giả vượt lên trên mọi bờ cõi và giới hạn, những trang sách làm cho người gần người hơn... Bởi khi viết sách, người viết đã gửi gắm những kinh nghiệm, tâm tư, tình cảm, khát vọng trong cuộc sống và trong mọi mối quan hệ xã hội, để từ đó giúp người đọc hiểu, cảm nhận và thay đổi chính mình. Ông cha ta từng cho rằng: “Để vàng bạc chẳng bằng để sách cho con”, hay “Một kho vàng không bằng một nang sách”. Belinxki chia sẻ: Mỗi tác phẩm văn học là kết quả của tình yêu con người, một ước mơ cháy bỏng về một xã hội công bằng bác
  9. ái luôn thôi thúc nhà văn viết, vắt cạn kiệt những dòng suy nghĩ và hiến dâng bầu máu nóng của mình cho nhân loại. Sô-Lô- Khốp, trong lễ nhận giải Nobel Văn học đã phát biểu: Tôi rất mong các cuốn sách của tôi làm cho con người sống tốt hơn, lành mạnh hơn, đánh thức được ở mọi người tình yêu thương đối với đồng loại, phát triển được tinh thần ái quốc. Và nếu đạt được những điều như vậy, tôi sẽ thấy hạnh phúc vô bờ… Những cuốn sách hay, sách kĩ năng sống, còn đưa ra những lời khuyên bổ ích và cách thức vượt qua áp lực, mệt mỏi để sống vui vẻ và hạnh phúc hơn. Vì thế, đọc sách là một trong những hoạt động có vai trò quyết định sự phát triển trí tuệ, hoàn thiện nhân cách của một cá nhân, một cộng đồng và của toàn xã hội. Việc đọc sách khi đạt đến một chuẩn mực nhất định và chuẩn mực ấy được lan tỏa, phát triển, trở thành phổ biến trong cộng đồng thì khi ấy người ta gọi là “văn hóa đọc”. Các hoạt động phát triển VHĐ phải được các nhà trường chú trọng, từ chủ trương, xây dựng kế hoạch, hướng dẫn tổ chức thực hiện thông qua hoạt động thư viện và hoạt động giáo dục, dạy học của giáo viên và học sinh. Trung tâm của hoạt động phát triển VHĐ vẫn là GV, người luôn trực tiếp tiếp cận, đồng hành, thấu hiểu học sinh trong nhà trường. Dù các hoạt động phát triển văn hóa đọc tổ chức dưới hình thức nào đi chăng nữa thì vai trò của giáo viên thực sự quan trọng. Chương 2. Cơ sở thực tiễn 1. Thực tiễn về những công trình nghiên cứu và những bài viết, những hoạt động liên quan đến đề tài Nghiên cứu về các phương pháp giáo dục các giá trị sống cho HS, có nhiều công trình nghiên cứu như: Nguyễn Công Khanh, Phương pháp giáo dục giá trị sống – kĩ năng sống, NXB Đại học Sư phạm, 2012; Lục Thị Nga, Vũ Thúy Hạnh, Giáo dục giá trị sống – kĩ năng sống cho học sinh phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam; Nguyễn Thị Thêm, Một số biện pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh phổ thông hiện nay, Tạp chí giáo dục số 315, 2013…Tuy nhiên các giải pháp mà các tác giả đưa ra còn chung chung hoặc ở tầm vĩ mô như: đối với gia đình, đối với nhà trường, đối với xã hội… Nghiên cứu về hoạt động phát triển văn hóa đọc những năm gần đây được các cấp chính quyền, cá nhân, các tổ chức, xã hội quan tâm rất nhiều. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu đi sâu vào vấn đề hình thành các giá trị sống cho học sinh thông qua hoạt động phát triển VHĐ trong nhà trường. 2. Thực trạng về các giá trị sống của học sinh hiện nay HS hiện nay được đánh giá là năng động, sôi nổi, nhiệt huyết, có kỹ năng sống, sống đẹp, định hướng được các giá trị sống của mình, tự tin làm chủ cuộc sống. Tuy nhiên có một bộ phận không hề nhỏ vẫn còn lệch lạc trong nhận thức và mơ hồ về giá trị sống. Một bộ phận không nhỏ HS bị bất ổn về tâm lý đến mức hướng tới mong muốn, hành động hủy hoại bản thân. Khi các em gặp chuyện không vui thường không tìm được người để chia sẻ, bày tỏ. Lâu dần các em trở nên căng thẳng, chán đời, bất cần dẫn đến ăn chơi, sa vào các tệ nạn, thậm chí là tự tử.
  10. Một bộ phận lớn HS sống thờ ơ, vô cảm, không tìm được sự nối kết với gia đình, nhà trường và xã hội Một bộ phận HS nhận thức lệch về giá trị sống: các em cho rằng trở thành người giàu có hay người có danh vọng mới là giá trị đích thực của cuộc sống. Do vậy các em phấn đấu để có tiền bằng mọi giá, hay tìm mọi cách để được người khác chú ý như là một tâm điểm quan trọng trong mắt người khác thì mới vui. Có bộ phận HS coi sự nhàn hạ là giá trị sống nên lười lao động, trốn tránh trách nhiệm. Tâm lý hưởng thụ, vị kỷ, sống thực dụng cũng tạo nên sự lệch chuẩn về giá trị sống. Trong thời đại công nghệ, HS tiếp xúc với nhiều hiện tượng người nổi tiếng lệch lạc, và lấy đó làm thần tượng theo đuổi dẫn đến lệch hướng các giá trị sống cho bản thân Vì vậy việc giáo dục HS nhận diện đúng đâu là giá trị đích thực của con người là điều vô cùng cần thiết nhưng cũng hết sức gian nan, không hề dễ dàng. Làm thế nào để hướng các em biết nên sống ra sao, nghĩa là biết ứng phó trước nhiều tình huống cuộc sống, biết quản lý cảm xúc, giao tiếp, ứng xử, giải quyết mâu thuẫn trong các mối quan hệ và thể hiện bản thân một cách tích cực, lành mạnh. Nếu không có được nền tảng giá trị sống rõ ràng, vững chắc thì dù biết nhiều thứ nhưng lại không biết cách ứng xử hợp lý để mang lại lợi ích cho bản thân và xã hội. Từ đó học sinh sẽ không biết cách tôn trọng bản thân và người khác, cũng như cuộc sống của chính mình. Sách được ví là người Thầy, người bạn tốt nhất của con người, đặc biệt là đối với học sinh, độ tuổi nửa người lớn, nửa trẻ con hay còn được gọi là lứa tuổi bông tuyết, mong manh, dễ vỡ… 3. Thực trạng về việc tổ chức các hoạt động phát triển văn hóa đọc cho học sinh Những năm qua, các dự án, chương trình, các cuộc vận động của nhiều tổ chức diễn ra dưới nhiều hình thức như: Sách hóa nông thôn, Sách cho em, Trạm đọc, We love reading… Ngày 24/2/2014, Chính phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là ngày Sách Việt Nam. Việc chọn ngày 21/4 là ngày Sách Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi vào ngày này, năm 1927, cuốn sách đầu tiên của Việt Nam là cuốn “Đường Kách mệnh” của Chủ tịch Hồ Chí Minh – tác phẩm đầu tiên bằng tiếng Việt được in bởi những người thợ in Việt Nam, được ra mắt. Bên cạnh đó, tháng 4 còn là thời điểm diễn ra Ngày sách và Bản quyền Thế giới (23/4), nhằm tôn vinh văn hóa đọc, khuyến khích mọi người dân thế giới khám phá niềm yêu thích đọc sách. Việc tổ chức ngày Sách Việt Nam vào dịp này thể hiện sự hội nhập của văn hóa đọc Việt Nam với văn hóa nhân loại. Đến năm 2021, Ngày sách Việt Nam được đổi tên là Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam tại Quyết định số 1862/QĐ-TTg ngày 4/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa
  11. to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc phát triển kiến thức, kỹ năng và phát triển tư duy, giáo dục và phát triển bản thân Ngày 31/8/2017, tỉnh Nghệ An đã ban hành kế hoạch 519/KH-UBND về việc phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Sở GD&ĐT Nghệ An cũng ban hành kế hoạch số 2008/ KH-SGD&ĐT ngày 30/9/2021 về đổi mới hoạt động thư viện trường học và phát triển văn hóa đọc trong các trường mầm non, phổ thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Sở cũng ban hành công văn số 625/SGD&ĐT-CTTT-GDTX ngày 27/3/2023 V/v tăng cường hoạt động Thư viện và phát triển Văn hóa đọc trong các cơ sở giáo dục. Đến năm 2023, tỉnh Nghệ An đã thực hiện tổ chức được 4 cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc cấp tỉnh. Ngày 10/4/2023, tỉnh ban hành kế hoạch số 739/ SGD&ĐT- VP V/v tổ chức Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Nghệ An lần thứ 5, năm 2023. Các cuộc thi đã được tổ chức một cách bài bản, tâm huyết, đầu tư chiều sâu nên đã giành được nhiều giải lớn cấp trung ương. Đây là những hoạt động có ý nghĩa, giúp tăng thêm niềm đam mê, và sự yêu thích đọc sách của các bạn trẻ, lan tỏa văn hóa đọc và hướng đến hình thành và phát triển các giá trị sống cốt lõi cho học sinh các cấp và lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng. Tuy nhiên, việc phát triển nâng cao VHĐ vẫn chưa gặt hái được nhiều kết quả. Rõ ràng, xét về số lượng thì lượng người đọc có thể tăng lên. Hình thức đọc cũng trở nên phong phú hơn: đọc qua Internet, sách báo điện tử, truyện tranh, sách photocopy,… Nhưng nhìn vào chất lượng của việc đọc, người đọc hiện nay đọc nhiều nhưng ít người đọc kĩ, đọc sâu. Nhiều người chỉ quan tâm đến tính giải trí mà chưa quan tâm nhiều đến hàm lượng trí tuệ của tác phẩm. Và vì vậy, để đạt được những mục đích đề ra, con đường lan tỏa VHĐ vẫn đang còn là một con đường dài, nhiều khó khăn, không phải là ngày một ngày hai. Điều này rất cần sự vào cuộc của mỗi cá nhân, đặc biệt là lực lượng giáo viên trong các nhà trường, người sát sao, sát cánh, đồng hành cùng học trò của mình. Ý thức được điều này, chúng tôi cũng tìm mọi giải pháp trong quá trình dạy học của bản thân nhằm nhen nhóm trong học sinh thói quen đọc sách, biết cách đọc sách, văn hóa đọc từ đó cũng được hình thành, các giá trị sống từ đó cũng được thắp lên. 4. Khảo sát thực tiễn và phân tích đánh giá những hạn chế của thực tiễn * Về đối tượng khảo sát: Để tìm hiểu thực trạng, chúng tôi tiến hành khảo sát một bộ phận HS ở các lớp trực tiếp dạy, kết quả là có 286 học sinh tham gia khảo sát. Qua khảo sát cho thấy có sự chênh lệch đáng kể giữa học sinh lớp 10, 12 với học sinh lớp 11. Cụ thể, chiếm tỉ lệ cao nhất là học sinh lớp 12 (49%), tiếp theo là học sinh lớp 10 (33,6%) và ít nhất là học sinh lớp 11 (17,5%)
  12. * Sự phân bổ thời gian rảnh của HS cho đọc sách chỉ có 16,1%, còn lại HS dành thời gian rảnh rỗi của mình cho các hoạt động khác như thể dục (17,8%), nghỉ ngơi (16,1%), và liên quan đến thiết bị điện tử chiếm phần lớn (lướt web (19,6%), chơi game (4,5%), xem tivi (6,6%)). Như vậy có đến 83,9% HS giành thời gian cho các hoạt động giải trí không liên quan đến việc đọc sách. Con số 16,1% dành cho đọc sách trong thời gian rảnh là một con số khiêm tốn, cho thấy việc đọc sách với HS vẫn còn quá ít. * Trung bình một tháng, HS đọc được bao nhiêu quyển sách? Câu trả lời là 49,3% chưa đọc được 1 quyển, 24,5% đọc 1 đến 2 quyển, 15,7% đọc 3 đến 5 quyển, 7% đọc 6 đến 10 quyển, 3,5% đọc trên 10 quyển. Kết quả cho thấy gần một nửa HS không đọc nổi 1 quyển sách trong 1 tháng. *Bàn về vai trò của đọc sách trong việc hình thành và phát triển các giá trị sống cho người đọc, có đến 99% học sinh khẳng định vai trò của việc đọc sách trong việc hình thành và phát triển các giá trị sống cho người đọc. Đây là một tín hiệu rất đáng mừng khi học sinh nhận thức được vai trò to lớn của đọc sách. * Có đến 51,7% HS cảm nhận được nhiều sự thức tỉnh, giác ngộ khi đọc sách, 45,5% học sinh cảm nhận được một chút, chỉ có 2,8% HS là không cảm nhận được.
  13. * Giải pháp để chia sẻ, lấy sách làm điểm tựa khi gặp bế tắc trong cuộc sống của học sinh dành cho đọc sách là 16,1%, nghỉ ngơi là 28,7%, thể dục 10,1%, lướt web, chơi game, xem ti vi chiếm 24,4%, còn các giải pháp khác 24,8%. Như vậy, mặc dù học sinh phần lớn khẳng định gía trị to lớn của sách mang lại nhưng vẫn ít học sinh tìm đến sách khi cần hỗ trợ. Điều đó chứng tỏ các em chưa coi sách là Thầy, là bạn trong cuộc sống của mình. * Nhu cầu đối với một cuốn sách đặt trong mối tương quan với quà tặng vật chất khác là 45,5%, còn tiền là 43,7%, thời trang (một đôi giày) là 10,8%. Con số cho thấy một cuốn sách nổi tiếng chưa hấp dẫn bằng tiền và giày đối với HS. * Số liệu cho thấy có đến gần 70 phần trăm HS tham gia các hoạt động khuyến đọc như tổ chức quyên góp sách là 35,7%, thiện nguyện tặng sách là 14,3%, tổ chức đọc sách là 22,4%. * Đánh giá mức độ cần thiết của các nội dung giáo dục giá trị sống cho học sinh, cao nhất là GTS trách nhiệm (70,9%), thứ hai là GTS tôn trọng (70,9%), các GTS khác mức độ cần thiết tương đương nhau: trung thực (52,3%), hợp tác (51,7%), sáng tạo (59,3%), đoàn kết (56,4%), nhân ái (51,2%). Điều này cho thấy phần lớn học sinh ý thức được sự cần thiết của các hoạt động giáo dục GTS trong nhà trường. * Khảo sát về hình thức giáo dục GTS HS đã được trải nghiệm trong đầu năm học 2021-2022, chúng tôi thu được 186 câu trả lời, kết quả như sau: Hoạt động CLB văn học Diễn Châu 3 chiếm tỉ lệ cao nhất (59,1%), hoạt động trải nghiệm (52,2%), hoạt động ngoài giờ lên lớp (51,1%), tiết sinh hoạt lớp (44,1%), thư viện nhà trường chỉ có 16,1%.
  14. Qua khảo sát thực trạng, chúng tôi nhận thấy HS hoàn toàn nhận thức được giá trị, vai trò của việc đọc sách trong việc hình thành giá trị sống cho người đọc (99%), HS tham gia các hoạt động khuyến đọc là gần 70%. Tuy nhiên, thực tế thì HS đọc sách còn quá ít: chỉ có 16,1% học sinh đọc sách khi rảnh rỗi, có đến 49,3% học sinh chưa đọc 1 quyển tính trung bình mỗi tháng, khi học sinh gặp bế tắc trong cuộc sống tìm đến sách như một giải pháp giải tỏa áp lực, tìm kiếm lối đi cũng chỉ có 16,1%. Thực tế là còn hiện tượng HS sợ hãi sách, sợ hãi đọc sách. Đồng nghiệp kể câu chuyện con trai (đang học lớp 11) đi sinh nhật, băn khoăn chưa biết chọn quà gì tặng bạn, người mẹ khuyên mua một quyển sách. Cậu con trai hoảng hồn bảo: Bạn ấy tuyên bố tặng gì cũng nhận, trừ sách! Qua cơ sở thực tiễn về những công trình nghiên cứu và những bài viết, những hoạt động liên quan đến đề tài; thực trạng về các giá trị sống của học sinh hiện nay; thực trạng về việc tổ chức các hoạt động phát triển văn hóa đọc cho học sinh; qua số liệu khảo sát thực tiễn và phân tích đánh giá những hạn chế của thực tiễn, chúng tôi thấy cần thiết phải tìm những giải pháp cụ thể, thiết thực, gắn liền với các hoạt động giáo dục, dạy học trong nhà trường để hình thành các giá trị sống cốt lõi, bền vững cho học sinh. Một trong rất nhiều lựa chọn đưa ra, chúng tôi lựa chọn giải pháp tổ chức các hoạt động phát triển văn hóa đọc thông qua CLB, qua cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc cấp trường, qua hoạt động trải nghiệm, hoạt động NGLL, tiết sinh hoạt lớp, hoạt động thiện nguyện tặng sách. Chúng tôi muốn góp một phần nhỏ kinh nghiệm của mình, đồng hành cùng với Chính phủ, các cấp ngành Giáo dục từ Bộ đến Sở đến đơn vị Nhà trường về một vấn đề khó khăn mà chúng ta đã phát động thực hiện mười năm nay (từ 2014 đến nay) nhưng chưa có hiệu quả, tỉ lệ đọc sách của người Việt vẫn chưa tăng lên. Chúng tôi mong muốn xây dựng phát triển văn hóa đọc, trước hết là cho học sinh của mình, ở trường mình để học sinh của mình có được những giá trị sống thực sự, sống tự tin, tôn trọng, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo…Phát triển văn hóa đọc cũng chính là phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh theo mục tiêu của chương trình 2018. Chương 3. Giải pháp hình thành giá trị sống cho học sinh qua các hoạt động phát triển văn hóa đọc 1. Hình thành giá trị sống cho học sinh qua hoạt động phát triển văn hóa đọc trên Câu lạc bộ Văn học
  15. 1.1. CLB Văn học Diễn Châu 3 hướng đến hình thành giá trị sống cho học sinh CLB là hình thức sinh hoạt tự nguyện, không ép buộc. Đây còn gọi là CLB sở thích. CLB là nơi phát huy năng khiếu và sáng kiến của các hội viên nhằm đạt một mục đích nhất định. Tuy nhiên với đặc trưng của trường học gắn với môn học Ngữ Văn nên CLB Văn học Diễn Châu 3 thông qua nòng cốt thành viên CLB là hơn 200 thành viên để lan tỏa các hoạt động đến với mọi lớp học và tất cả học sinh trong trường, ngoài trường. Mục đích hoạt động của CLB Văn học Diễn Châu 3 là: - Thông qua CLB nhằm tạo cho các em HS một sân chơi giải trí lành mạnh, giúp các em yêu thích văn chương. Qua hoạt động văn học, học sinh được rèn luyện kĩ năng sống, thắp lửa lí tưởng sống, phát triển phẩm chất và năng lực cho ngày mai lập nghiệp của bản thân và cho sự phát triển đi lên của nhà trường. - Kết hợp với các CLB tiếng Anh, CLB diễn xuất…nhằm phát hiện và bồi dưỡng những cá nhân có năng khiếu: ca hát, sáng tác, nhảy, múa,… giúp các em tự nhận ra giá trị của bản thân, tự trau dồi để phát triển một cách toàn diện. - Phát triển phong trào sáng tác thơ văn - Khuyến khích HS viết nhiều bài văn hay tạo phong trào văn hay chữ đẹp nhằm nâng cao chất lượng dạy học văn trong nhà trường. - Khuyến khích HS đọc những cuốn sách hay nhằm tiếp cận với lối tư duy mới tiến bộ, bồi dưỡng cảm xúc tâm hồn, nhân cách, sống có chiều sâu, nhân văn, phát triển các giá trị sống cho các thành viên và lan tỏa trong học sinh, trong cộng đồng Các hoạt động trên CLB chủ yếu là: - Giới thiệu những cuốn sách hay - Giới thiệu những cuốn sách mới xuất bản - Giới thiệu những cuốn sách tôi yêu - Giới thiệu những bài viết hay của HS Diễn Châu 3 qua các kỳ thi giữa kỳ, cuối kỳ, kỳ thi học sinh giỏi trường… - Giới thiệu những bài văn hay từ cuộc thi các cấp của HS trường bạn từ các địa chỉ mạng như: vanvn.vn của Hội nhà văn Việt Nam, Giatricuocsong.org,vnexpress.net,vtv.vn,hocmai.vn,blogchuyenvan.blogspot.co m, vanchuongxunghe… - Triển khai kế hoạch và các hoạt động trao giải, đăng bài viết đạt giải các cuộc thi cấp CLB như: Những tác phẩm chạm vào trái tim, Đi tìm giá trị sống đích thực qua trang sách…
  16. - Các hoạt động triển khai và đồng hành cùng với cuộc thi ĐSVHĐ cấp trường hướng đến tham gia cuộc thi ĐSVHĐ cấp tỉnh. Ảnh: Trang Facebook CLB Văn học Diễn Châu 3 1.2. Cách thức tổ chức hoạt động phát triển văn hóa đọc hướng tới hình thành và phát triển các giá trị sống cho học sinh trên CLB *Ngoài các hoạt động giới thiệu sách, review sách, CLB chú trọng tổ chức những cuộc thi về VHĐ. Nếu như cuộc thi ĐSVHĐ cấp trường chỉ triển khai vào cuối năm học hàng năm (thường là vào cuối tháng 4) bám sát cuộc thi cấp tỉnh thì các hoạt động văn hóa đọc ở cấp CLB được chúng tôi triển khai ngay từ đầu các năm học. Thông qua hoạt động văn hóa đọc ở CLB, chúng tôi thắp lửa, ủ than, nuôi dưỡng cảm hứng, duy trì thói quen, phát triển kĩ năng đọc sách ngay từ khi các em bước vào lớp 10, hướng các em tới những giá trị sống tích cực; làm bàn đạp, đường băng cho các em dự thi cấp tỉnh, cấp quốc gia và tích cực tự tin tham gia các hoạt động thiện nguyện khuyến đọc trong và ngoài nhà trường. Các bước thực hiện thường được tổ chức theo trình tự như sau: - Lên ý tưởng chủ đề về văn hóa đọc, hướng đến hình thành các giá trị sống - Xây dựng kế hoạch hoạt động cho từng chủ đề - Phát động và tổ chức cho học sinh thực hiện - Tổ chức chấm sản phẩm - Tổng kết và trao giải, gợi mở những cách thức hoạt động tiếp theo Trong năm học 2022 – 2023, CLB Văn học Diễn Châu 3 đã tổ chức được 02 cuộc thi phát triển văn hóa đọc. *Cuộc thi thứ nhất với chủ đề: Những tác phẩm chạm vào trái tim - Mục tiêu của cuộc thi là khuyến khích học sinh đọc tác phẩm của các tác giả lớn trong nước như Hồ Xuân Hương, Nam Cao, Nguyễn Tuân, Thạch Lam để cảm nhận, đón nhận được những giá trị Chân, Thiện, Mĩ từ tác phẩm cụ thể, mới đầu để các em không bị choáng ngợp trước dung lượng lớn của một cuốn
  17. sách. Điều này rất phù hợp với tâm lý ngại đọc của một bộ phận lớn học sinh nên đã kích thích được sự tham gia hào hứng của các em. - Đối tượng: Học sinh các lớp C,D và những HS yêu thích môn Văn. - Các bước thực hiện: + HS đọc các tác phẩm (đọc sách hoặc đọc trên Google) theo định hướng của BTC từ 15/10/2022 – 10/11/2022 gồm: 1. 10 bài thơ hay của Hồ Xuân Hương; 2. Đời thừa (Nam Cao); 3. Hương cuội (Nguyễn Tuân); 4. Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam). + HS làm bài thu hoạch theo hướng dẫn của BTC. + BTC sẽ chuẩn bị 06 câu hỏi để kiểm tra kết quả đọc của HS. + GV dạy Văn các lớp cùng 02 HS (thành viên của CLB, do GV chọn) chấm sơ khảo ở lớp, chọn ít nhất 02 bài tốt nhất gửi về cho BTC. + BTC sẽ chấm, chọn và trao giải vào sáng thứ 2, tiết chào cờ đầu tháng 12/2022. Kết quả của cuộc thi: HS ngoài việc cảm nhận được nội dung và hình thức nghệ thuật của các tác phẩm còn thể hiện được sự rung động trước những tâm sự, khát vọng của các nhà thơ, nhà văn; bày tỏ được sự yêu mến, trân trọng, ngưỡng mộ với các nhà thơ, nhà văn lớn nước nhà; từ đó thêm tự hào về con người, đất nước Việt Nam; hình thành và phát triển những giá trị sống đồng cảm, nhân ái, yêu nước ở mỗi học sinh. Bạn Trương Tấn Sang lớp 10D2 viết trong bài dự thi của mình: Tôi thực sự thấy rung động, như có ai đó bóp thắt trái tim tôi khi tôi đọc về nỗi đau của Hộ trong “Đời thừa” của Nam Cao. Nhiều khi cuộc sống thật trớ trêu, không cho lý tưởng cao đẹp của một nhà văn như Hộ một tấc đất nào để gieo hạt. Nhưng những mầm giống đẹp đẽ ấy sẽ tự gieo hạt nảy mầm trong trái tim của tôi, và tôi biết của biết bao người đã từng đọc Hộ! Bạn Phạm Thúy Ngân lớp 11D1 chia sẻ: Hồ Xuân Hương đã vạch trần bộ mặt đạo đức giả của giai cấp phong kiến…Bằng con mắt sắc sảo, Hồ Xuân Hương đã xé toạc hết bộ phẩm phục lộng lẫy, lộ ra chiếc áo đạo đức cụt cỡn với bộ mặt giả dối, dốt nát. Tôi cảm phục bản lĩnh và tài năng của một nữ sĩ đặc biệt trong văn học trung đại Việt Nam biết bao…
  18. Ảnh: Tổng kết, trao giải của cuộc thi: Những tác phẩm chạm vào trái tim * Cuộc thi thứ hai với chủ đề: Đi tìm giá trị sống đích thực - Mục đích của cuộc thi: Giúp học sinh tìm được giá trị sống của bản thân mình, giá trị của cuộc sống, mạnh dạn sống hết mình, thực hiện những gì mình dự định, làm chủ được cuộc sống, đặc biệt là khi gặp những bế tắc, những bất trắc trong cuộc đời. Cuộc thi hướng tới hình thành những giá trị sống sau cho học sinh: + Tự chủ, tự tin, dũng cảm + Nhân ái, yêu thầy, yêu bạn, yêu gia đình, yêu quê hương đất nước + Trách nhiệm, hợp tác, sáng tạo + Biết ơn, biết rung động, biết hạnh phúc - Các bước thực hiện: Bước 1: Phát động cuộc thi Phát động cuộc thi đọc sách với chủ đề: Đi tìm giá trị sống đích thực lồng ghép trong lễ trao giải cuộc thi lần thứ nhất: Những tác phẩm chạm vào trái tim nhằm nối kết liền mạch cảm hứng đọc sách, kĩ năng đọc sách của học sinh, góp phần hình thành nên thói quen đọc sách và lãnh hội được nhiều giá trị sống mà sách mang lại.
  19. Ảnh: Tin về lễ phát động cuộc thi Đi tìm giá trị sống đích thực Bước 2: GV động viên HS đọc sách và viết bài, giới thiệu sách, hướng dẫn, truyền cảm hứng, tính điểm thường xuyên cho các em để các em tham gia viết bài một cách tích cực, chủ động, thể hiện được hiệu quả thực sự từ việc đọc sách Bước 3: Học sinh tự nguyện chọn 1 trong 4 đề sau và làm bài dưới sự hướng dẫn của giáo viên Đề 1 Câu 1: Chia sẻ cảm nhận của em về một cuốn sách đã truyền cảm hứng, hướng em tới giá trị sống: Tự chủ, tự tin, dũng cảm… Đề 2 Câu 1: Chia sẻ cảm nhận của em về một cuốn sách đã truyền cảm hứng, hướng em tới giá trị sống: Nhân ái, yêu thầy, yêu bạn, yêu gia đình, yêu quê hương đất nước… Đề 3 Câu 1: Chia sẻ cảm nhận của em về một cuốn sách đã truyền cảm hứng, hướng em tới giá trị sống: trách nhiệm, hợp tác, sáng tạo… Đề 4 Câu 1: Chia sẻ cảm nhận của em về một cuốn sách đã truyền cảm hứng, hướng em tới giá trị sống: Biết ơn, biết rung động, biết hạnh phúc… Câu 2 dành chung cho tất cả các đề: Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân hoặc cộng đồng? (Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc thực hiện, kết quả đạt được).
  20. Bước 4: Tổ chức chấm bài: Giáo viên dạy lớp nào sẽ thu bài và chấm bài dự thi của lớp đó, chấm và chọn ra những bài có chất lượng nộp về ban tổ chức. Ban tổ chức sẽ tổ chức chấm chọn giải trong cuộc họp tổ chuyên môn gần nhất. Bước 5: Tổ chức trao giải: Để cuộc thi được long trọng và mục tiêu lan tỏa văn hóa đọc hướng học sinh tới những giá trị sống tốt đẹp, chúng tôi đề xuất với nhà trường trao giải trong buổi lễ chào cờ gần nhất với giải thưởng và sách, giấy chứng nhận của CLB. 1.3. Kết quả Có 378 bài dự thi, có 02 giải Nhất, 18 giải Nhì. Các bài dự thi bám sát chủ đề, bày tỏ được sự thay đổi về nhận thức và hành động của học sinh, hướng các em đến với những giá trị sống đích thực như: Tự chủ, tự tin, dũng cảm, nhân ái, yêu thầy, yêu bạn, yêu gia đình, yêu quê hương đất nước, trách nhiệm, hợp tác, sáng tạo, biết ơn, biết rung động, biết hạnh phúc. Trong bài dự thi của mình, bạn Nguyễn Thị Nhung lớp 10D1 chia sẻ nhận thức về lòng biết ơn trong cuộc sống một cách chân thành sâu sắc: Trong cuốn “Biết ơn đời, đời sẽ thương ta” có câu “Cảm ơn người đang ở bên bạn, bởi vì họ đã, đang yêu thương bạn, vì bạn đang hạnh phúc”. Nó khiến tôi vỡ lẽ, khi bản thân mỗi người còn trẻ, mấy ai thấu được những triết lí nhân sinh và trân trọng những điều ngay bên mình? […] Biết ơn đời, đời sẽ thương ta đã mang đến cho tôi nhiều bài học. Thứ nhất, hãy cảm tạ những điều đã, đang và sẽ đến với mình, nó sẽ mang lại cho ta một cuộc sống an lành. Thứ hai, hãy học cách tạo cho người bên cạnh sự ấm áp, nói lời cảm ơn với những người đã đi qua đời ta, mỉm cười với tất cả mọi thứ trên đường đời của ta…Học cách trân trọng những điều đang có luôn là nguồn cội của mọi sự đẹp đẽ trên đời này. Một tấm lòng thiện lương chưa bao giờ là điều xưa cũ. Bạn hãy biết rằng cái đẹp của cuộc sống không chỉ nằm ở khi hoa nở, nỗi buồn cũng chẳng phải ở lúc hoa tàn. Vẻ đẹp dích thực của cuộc sống nằm ở sự chảy trôi và thái độ hàm ơn với những điều đang xảy ra trong giây phút hiện tại.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2