intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức một buổi tuyên truyền miệng cho công đoàn viên và học sinh của trường THPT Nguyễn Chí Thanh

Chia sẻ: Ganuongmuoiot | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

45
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến cũng góp chút ý tưởng để người đã từng làm tuyên truyền mạnh dạng sử dụng đa dạng các phương pháp tuyên truyền, đổi mới hình thức, không gian tuyên truyền làm cho buổi vận động thêm phần thuyết phục. Đồng thời sáng kiến cũng có những đóng góp về cách tìm nguồn thông tin tuyên truyền để người nói có thể cung cấp đầy đủ thông tin hơn cho người nghe về lĩnh vực cần được tuyên truyền.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức một buổi tuyên truyền miệng cho công đoàn viên và học sinh của trường THPT Nguyễn Chí Thanh

  1. PHỤ LỤC II: MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT NGUYỄN CHÍ THANH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc An Giang, ngày 10 tháng 02 năm 2019 BÁO CÁO Kết quả thực hiện sáng kiến kinh nghiệm I- Sơ lược lý lịch tác giả: - Họ và tên: LÊ THỊ NGỌC NỮ Nam, nữ: nữ - Ngày tháng năm sinh: 15/02/1983 - Nơi thường trú: TT.Chợ Vàm, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang - Đơn vị công tác: trường THPT Nguyễn Chí Thanh - Chức vụ hiện nay: Phó chủ tịch Công Đoàn - Trình độ chuyên môn: thạc sĩ - Lĩnh vực công tác: dạy học II.- Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị: Tổng số CBCNVNLĐ của trường : 56 (trong đó có 21 nữ ). Tất cả CBCNVNLĐ của trường đều là công đoàn viên. Hiện tại trường có 823 học sinh trong đó có 426 nữ sinh. Thuận lợi : Nhà trường rất quan tâm và tạo điều kiện cho việc làm công tác tuyên truyền miệng trong nhà trường đặc biệt là tuyên truyền trong hệ thống Công Đoàn. Nhà trường rất quan tâm đến công tác giáo dục nữ sinh và đã cử cá nhân tôi (vừa là chi ủy viên, vừa là phó chủ tịch Công Đoàn) đảm nhận công việc này. Khó khăn : Lịch giảng dạy của đoàn viên là giáo viên khác nhau nên khó cho việc tập hợp đoàn viên lại để làm công tác tuyên truyền. Tương tự, nữ sinh của trường khá đông và lịch học lịch hoạt động phong trào khá nhiều nên cũng có phần khó khăn cho người làm công tác tuyên truyền. - Tên sáng kiến/đề tài giải pháp: KINH NGHIỆM TỔ CHỨC MỘT BUỔI TUYÊN TRUYỀN MIỆNG CHO CÔNG ĐOÀN VIÊN và HỌC SINH CỦA TRƯỜNG THPT NGUYỄN CHÍ THANH 1
  2. - Lĩnh vực: đoàn thể III. Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến: 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến: Công tác tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước trong hệ thống Công Đoàn thường được thực hiện chủ yếu bằng cách thông qua các văn bản trong các buổi họp. Tuy nhiên, việc tổ chức một buổi tuyên truyền miệng để vận động đoàn viên thực hiện một vấn đề nào đó thì chủ yếu là vận động riêng chứ không tổ chức thành một buổi tuyên truyền. Công tác tuyên truyền trong trường học cho học sinh thể hiện khá phong phú như: lồng ghép vào tiết dạy trên lớp, đan xen vào hoạt động tháng bộ môn, treo băng rol, phát thanh học đường… Tuy nhiên, việc giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên (đặc biệt cho nữ sinh) chủ yếu thông qua các tiết học trên lớp, hay tiết sinh hoạt dưới cờ; điều đó chưa tác động sâu sắc đến từng đối tượng học sinh. 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến: Sáng kiến này cần thiết được áp dụng để người mới làm công tác tuyên truyền có chút hiểu biết cơ bản về cách thức tổ chức một buổi tuyên truyền cho thu hút và đạt hiệu quả cao. Sáng kiến cũng góp chút ý tưởng để người đã từng làm tuyên truyền mạnh dạng sử dụng đa dạng các phương pháp tuyên truyền, đổi mới hình thức, không gian tuyên truyền làm cho buổi vận động thêm phần thuyết phục. Đồng thời sáng kiến cũng có những đóng góp về cách tìm nguồn thông tin tuyên truyền để người nói có thể cung cấp đầy đủ thông tin hơn cho người nghe về lĩnh vực cần được tuyên truyền. 3. Nội dung sáng kiến 3.1. Tiến trình thực hiện: Thông thường những người làm công tác tuyên truyền, vận động ở trường THPT đa phần là do đơn vị cử làm nhiệm vụ tương đương với chức vụ kiêm nhiệm. Ví dụ, Chủ tịch Công Đoàn được BCH Công Đoàn ngành ra quyết định làm công tác tuyên truyền, tư vấn pháp luật; Chi bộ thì cử một đồng chí Chi ủy viên làm công tác tư tưởng; các vấn đề khác thì giao cho giáo viên nào có liên quan đến chuyên môn đó tuyên truyền. Vì vậy, người làm 2
  3. công tác tuyên truyền đôi khi chưa được tập huấn về công tác tuyên truyền, chưa có thời gian cũng như tâm huyết để đổi mới công tác tuyên truyền. Bản thân tôi đã từng làm Chủ tịch Công Đoàn suốt 5 năm và cũng có chút khả năng tuyên truyền vận động. Sau khi được tham gia lớp báo cáo viên tuyên truyền miệng do Huyện Ủy Phú Tân tổ chức, tôi nhận thấy để có buổi tuyên truyền đạt hiệu quả người làm công tác tuyên truyền cần chú ý những điều sau đây: 3.1.1. Nắm vững các bước chuẩn bị cho một buổi tuyên truyền: theo cá nhân tôi là có 4 bước. Bước 1. Nghiên cứu kỹ các tài liệu có liên quan đến vấn đề cần tuyên truyền. Người làm công tác tuyên truyền ở trường học thường phải bao quát nhiều lĩnh vực kể cả những lĩnh vực không thuộc chuyên môn của mình. Vì vậy, khi tuyên truyền một lĩnh vực không thuộc chuyên môn của mình tôi thường đọc thêm tài liệu trên sách, báo, tạp chí và học hỏi từ những giáo viên có liên quan đến chuyên môn đó. Ví dụ, là một giáo viên Tiếng Anh nên khi tuyên truyền về sức khỏe sinh sản vị thành niên thì tôi phải xin tài liệu từ giáo viên môn sinh học; sau khi soạn xong bài tuyên truyền thì nhờ giáo viên này xem lại một lần nữa và góp ý về kiến thức chuyên môn. Lưu ý, trong quá trình tìm kiếm tài liệu có nguồn từ trên mạng thì chúng ta nên copy địa chỉ trang mạng đó lưu lại để khi cần thì tìm kiếm nhanh hơn. Bước 2. Tiến hành thiết kế bài tuyên truyền dựa trên những dữ liệu đã thu thập được. Khi tiến hành thiết kế bài tuyên truyền chú ý xây dựng Đề cương tuyên truyền. Xây dựng Đề cương tuyên truyền giống như lập dàn bài trong khi học môn tập làm văn. Đề cương tuyên truyền cần đảm bảo đủ những nội dung cơ bản sau: 1. Chủ đề: tuyên truyền về cái gì? 2. Đối tượng: Người nghe là ai? 3. Số lượng: Có bao nhiêu người nghe? 3
  4. 4. Mục đích yêu cầu: sau buổi tuyên truyền người nghe sẽ hiểu thêm thông tin gì và có thay đổi nhận thức như thế nào về vấn đề được nghe? 5. Nội dung tuyên truyền: phần này có thể trình bày như một giáo án bao gồm- thời gian, nội dung, phương pháp và phần bổ sung (để khi cần thì điền vào). Phần nội dung bài tuyên truyền chủ yếu có 3 phần chính: Phần mở đầu; Phần nội dun g và Phần kết luận. 5.1. Phần mở đầu: phần này cần thể hiện rõ - Tên (người trình bày):………../ đơn vị (người trình bày ở đơn vị nào)…. - Nội dung trình bày:…. - Thời gian trình bày: - Phương pháp trình bày: 5.2. Nội dung: nêu những nội dung chính cần trình bày kèm theo số liệu (nếu có) và nguồn tài liệu để khi vào viết bài tuyên truyền thì sẽ dễ tìm thông tin hơn. 5.3. Phần kết luận: nhấn mạnh trọng tâm của bài tuyên truyền và nêu thông điệp tuyên tuyền hoặc làm công tác vận động. Dưới đây là một đề cương tuyên truyền mà tôi đã xây dựng về chủ đề vận động công đoàn viên tham gia Hiến máu nhân đạo. ĐỀ CƯƠNG BÀI TUYÊN TRUYỀN MIỆNG 1. Chủ đề: tuyên truyền vận động tham gia hiến máu nhân đạo 2. Đối tượng: CB, GV, CNV ở một trường THPT 3. Số lượng: khoảng 60 người 4. Mục đích yêu cầu: sau buổi tuyên truyền - CB, GV, CNV có hiểu biết sâu sắc hơn lợi ích và nhu cầu cấp thiết của việc hiến máu nhân đạo - CB, GV, CNV của trường mạnh dạn tham gia hiến máu nhân đạo Thời Nội dung Phương pháp Bổ sung gian 3’ I. Phần mở đầu: - Tên:………../ đơn vị…. - Nội dung trình bày:…. - Thời gian; buổi họp lệ Công Đoàn - Phương pháp: trình bày và thảo luận 10’ II. Nội dung 1. Sự cần thiết phải hiến máu: Trình bày 4
  5. - hình ảnh sập cầu cần thơ  sinh viên hiên máu - nhu cầu máu của năm 2018: Theo đại điện của Viện Huyết học truyền máu Trung ương, hiện mỗi ngày trung bình có khoảng 80 đến 100 bệnh nhân cần máu để truyền tại bệnh viện. Trong dịp hè, bệnh viện cần khoảng 4.000 đơn vị máu dành cho điều trị và cấp cứu cho các em. Vậy nhưng hè là thời điểm rất khó khăn, khan hiếm máu do số lượng người hiến máu giảm sút nghiêm trọng. Vì thế, hy vọng sẽ có nhiều cá nhân, tổ chức tham gia hiến máu cho các em, để các em vẫn có thể được truyền máu, chiến đấu với bệnh tật, cứu lấy sự sống mong manh của mình. https://www.pti.com.vn/pti-dau-an-voi-cong-dong- nam-2018.html Cần khoảng 400.000 đơn vị máu cho điều trị trong 3 tháng đầu năm 2018 - Hiến máu là nghĩa cửu cao đẹp: 2. Tác dụng của việc hiến máu: Trình bày Những lợi ích từ việc hiến máu không phải ai cũng biết https://vietnammoi.vn/nhung-loi-ich-tu-viec-hien- mau-khong-phai-ai-cung-biet-40643.html Hạnh phúc khi cứu sống người khác * Kiểm tra sức khỏe miễn phí * Giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư * Giúp giảm cân 3. Thảo luận: Câu hỏi: Tại sao chúng ta không tự nguyện hiến Phương pháp máu: vấn đáp (dự đoán nguyên nhân) Trả lời - Lo sợ/  sv còn làm được chúng ta làm được - Hiến máu có hại cho sức khỏe  dẫn chứng (có giáo viên trường đã hiến máu 08 lần) - Máu hiến nhân đạo nhưng vào bệnh viện thì máu chỉ để bán … 2’ III. Phần kết luận: Hiến máu là một nghĩa cửu cao đẹp và không có hại 5
  6. cho sức khỏe  mạnh dạn hiến máu. Sau khi xây dựng đề cương là phần viết thành bài tuyên truyền hoàn chỉnh. Trước tiên tôi thiết kế toàn bộ bài thiết trình bằng file word sau đó đưa những thông tin cần thiết sang powerpoint để người nghe dễ theo dõi. Trong quá trình thiết kế tôi thường chú trọng việc lựa phương pháp tuyên truyền cho phù hợp. Có những buổi tuyên truyền chỉ cần sử dụng một biện pháp. Ví dụ, tuyên truyền vận động nữ đoàn viên tham gia thi đua “02 giỏi” thì chủ yếu sử dụng biện pháp nêu gương những nữ đoàn viên trong đơn vị để chị em phấn đấu. Khi tư vấn về sức khỏe sinh sản cho nữ sinh thì sử dụng biện pháp vấn đáp để học sinh tham gia thảo luận cho không khí sôi động vì có một số vấn đề các em đã được học. Có những chủ đề tuyên truyền thể vận dụng được nhiều phương pháp cùng lúc. Ví dụ, khi vận động hiến máu tôi sử dụng kết hợp phương pháp thuyết trình để nêu được nhu cầu cấp thiết để hiến máu cứu người và lợi ích của người tham gia hiến máu nhân đạo; đồng thời sử dụng phương pháp vấn đáp để cho đoàn viên đặt vấn đề và tôi sẽ giải trình. Có thể lồng ghép nội dung tuyên truyền vào một vở kịch, một tiểu phẩm để người nghe tiếp nhận vấn đề một cách tự nhiên, không miễng cưỡng. Ví dụ, khi xây dựng một vở kịch về chủ đề Hobbies- Sở thích- cho học sinh diễn trong Câu lạc bộ Tiếng Anh của trường tôi cũng ngầm đưa vào một thông điệp – Thầy cô, cha mẹ không nên ép con làm những điều các em không thích, hãy để con em mình theo đuổi sở thích và cha mẹ chỉ nên định hướng để con mình chọn được nghề nghiệp thích hợp với con. Bước 3. Dự trù những vấn đề có khả năng người nghe đặt câu hỏi để nghiên cứu trước câu trả lời. Đây là một khâu khá khó khăn vì thường người nghe có thể không dám đặt câu hỏi khiến cho buổi thảo luận thiếu sinh động, mất nhiều thời gian chết. Do đó, bằng kinh nghiệm cá nhân và hội ý với những người có liên quan, bản thân tôi thường chuẩn bị trước một số câu hỏi để khi người nghe không hỏi thì mình tự đưa ra để giải trình. Ví dụ, khi soạn bài tuyên truyền vận động hiến máu nhân đạo tôi soạn ra 3 câu hỏi và nếu không ai hỏi thì tôi nói “Qua quá trình vận động “hành lang” tôi đã nghe những ý kiến này….”; sau đó nêu 6
  7. từng ý kiến và trả lời. (xem Trích phần Thảo luận trong bài tuyên truyền vận độ ng công đoàn viên tham gia hiến máu nhân đạo- Phụ Lục 1) THÁO LUẬN: Câu hỏi: Tại sao thầy cô mình chưa mạnh dạn tham gia hiến máu nhân đạo? (Thường thì chỉ một vài thầy cô nói có bệnh không cho máu được còn lại là im lặng. Tuy nhiên trước buổi họp tôi đã có đi vận động “hành lang” và nắm được một số nguyên nhân. Do vậy tôi sẽ khéo léo nói một vài thầy cô trao đổi với tôi một số nguyên nhân sau: ) -Thầy cô thấy Lo sợ (về mặt tâm lý) - Thầy cô nghĩ Hiến máu có hại cho sức khỏe  dẫn chứng (có giáo viên trường đã hiến máu 08 lần) - Có một người tâm sự tế nhị “chị ơi máu hiến nhân đạo nhưng vào bệnh viện thì người được truyền máu vẫn phải trả tiền là sao? Bước 4. Thực hành thuyết trình thử và rút kinh nghiệm. Đây là khâu cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng. Người tuyên truyền trong trường học thường không phải là báo cáo viên chuyên nghiệp nên việc thực hành trước là rất quan trọng. Luyên tập để thuộc nội dung và canh chỉnh lượng thời gian cho phù hợp. nếu có luyện tập trước thì khi xuất hiện trước công chúng sẽ ít bị run, nói lắp hay quên bài. Nói như Bác Hồ dạy là “Thao trường đổ mồ hôi thì chiến trường bớt đỗ máu”. 3.1.2. Vận dụng các nguyên tắc tuyên truyền: Trong quá trình tuyên truyền vần vận dụng các nguyên tắc sau để làm cho buổi nói chuyện thêm phần thu hút và đạt hiệu quả cao: Nguyên tắc 1. Tổng hợp, vận dụng linh hoạt các phương pháp trong một bài thuyết trình. Như đã nói ở phần 3.1.1 (Bước 2), có những bài tuyên truyền chỉ cần sử dụng một phương pháp, nhưng cũng có bài cần vận dụng nhiều phương pháp. Do đó, người làm công 7
  8. tác tuyên truyền biết lựa chọn phương pháp thích hợp sẽ góp phần lớn vào thành công của buổi tuyên truyền. Nguyên tắc 2. Làm cho thông tin mình đưa ra có độ tin cậy cao. Đây là một nguyên tắc cực kỳ quan trọng vì nếu thông tin mình đưa ra không rõ nguồn gốc thì người nghe khó mà tin được. Vì vậy khi nói cần đưa ra nguồn gốc thông tin đó như lấy trên tờ báo, tạp chí nào, số mấy, phát hành ngày tháng năm nào…; hoặc khi dẫn một ý kiến, kết luận nào quan trọng thì nên nói theo chuyên gia nào thì người nghe mới tin tưởng. Ví dụ khi nói về lợi ích của việc hiến máu, bản thân tôi không đủ kiến thức về y học nên tôi dẫn lời 1 tờ báo, vừa đầy đủ thông tin, vừa thuyết phục người nghe (xem phần trích của bài tuyên truyền- Phụ Lục 1). Hay khi phải trả lời câu hỏi nhạy cảm của đoàn viên “mình đi hiến máu nhân đạo mà khi bệnh nhân được vô máu phải trả tiền mua máu là sao?”, tôi phải liên hệ người trong ngành y để hỏi khéo. Khi trả lời câu hỏi này tôi phải nói đã hỏi anh chồng mình đang là bác sĩ ở bệnh viện 121. Tất nhiên những đoàn viên trong đơn vị đều biết anh chồng tôi làm bác 8
  9. sĩ là thật, là người thân chắc anh này không lừa mình nên lời giải trình của tôi rất thuyết phục. Nói chung, những tình huống khó thì có thể lấy ý kiến chuyên gia, người nổi tiếng hay người thân của mình trong lĩnh vực đó là thuyết phục được người nghe. Nguyên tắc 3. Chọn đúng không gian và thời gian, tuyên truyền. Khi làm công tác tuyên truyền ở đơn vị tôi luôn linh hoạt lồng ghép vào một buổi họp, một buổi tọa đàm để đoàn viên không phải đi thêm nhiều buổi. Đối với học sinh tôi cũng lựa chọn tuyên truyền sau giờ sinh hoạt lớp, sau sinh hoạt dưới cờ để các em có mặt đông đủ. Về không gian tuyên truyền cũng cần lựa chọn kỹ. Ví dụ, những chủ trương, chính sách hay ôn lại truyền thống thì có thể nói dưới cờ hay trong một buổi họp có cả nam và nữ nhưng khi sinh hoạt về giới tính, sức khỏe sinh sản cho nữ sinh thì tập họp riêng nữ sinh lại nói chuyện trong hội trường đủ để cô trò nghe thì hợp lý hơn là dạy chung trong lớp hay sinh hoạt dưới cờ. Nguyên tắc 4. Sử dụng linh hoạt thời lượng của một bài thuyết trình. Điều này phụ thuộc nhiều vào tài năng uyển chuyển của người nói. Tốt nhất khi đã dự tính được lượng thời gian thì cố gắng nói trong thời gian quy định. Không nên ngẫu hứng thêm thắt thông tin làm cho buổi nói chuyện kéo dài sẽ gây nhàm chán. Nói vừa đủ hoặc ít hơn dung lượng thời gian cho phép người nghe sẽ thấy thoải mái và họ có thể hỏi thêm những vấn đề cần thiết thì bài buổi tuyên truyền sẽ sinh động hơn. 3.1.3. Các tố chất cần thiết của người làm công tác tuyên truyền: Chú ý lựa chọn người làm công tác tuyên truyền hội đủ các tố chất sau: Tố chất 1. có năng lực soạn bài thuyết trình Tố chất 2. có kỹ năng nói trước đám đông Tố chất 3. có kiến thức xã hội rộng về phim, nhạc, kịch… Tố chất 4. có khiếu hài hước 3.2. Thời gian thực hiện: trong 3 năm học (2016-2017; 2017- 2018; 2018- 2019) 9
  10. Thông thường mỗi năm học tôi thực hiện chỉ 01 hoặc 02 buổi tuyên truyền cho những vấn đề quan trọng nhất. 3.3. Biện pháp tổ chức: Để tổ chức một buổi tuyên truyền miệng đạt hiệu quả cao thì đòi hỏi rất nhiều công sức cho sự chuẩn bị. Do đó, mỗi năm bản thân tôi nghiên cứu kỹ vấn đề nào mà đơn vị còn gặp khó khăn, vướng mắc nhiều nhất để tiến hành làm công tác tuyên truyền vận động. Ví dụ năm 2016 Công đoàn gặp khó khăn lớn trong công tác vận động đoàn viên hiến máu nhân đạo, tôi đã làm công tác vận động hiến máu. Năm 2017 nhận thấy phong trào thi đua “nữ 02 giỏi” trong đơn vị tôi còn hạn chế về thành tích cũng đã tổ chức 1 buổi tọa đàm về vấn đề này. Năm 2018 nhận thấy số lượng nữ sinh của trường khá đông 420/ 823 học sinh tôi quyết định làm buổi tuyên truyền về Sức khỏe sinh sản vị thành niên để giáo dục giới tính, nhân phẩm cho nữ sinh của trường. Để tổ chức tuyên truyền tôi chuẩn bị những công việc sau: - Xây dựng kế hoạch tuyên truyền và xin ý kiến của người quản lý bộ phận đó. - Họp nhóm làm công tác tuyên truyền để phân công nhiệm vụ - Xây dựng nội dung bài tuyên truyền (do người tuyên truyền chính đảm nhận) - Hội ý nhóm thảo luận, đóng góp ý kiến cho bài tuyên truyền - Người tuyên truyền báo cáo thử để nhóm góp ý, rút kinh nghiệm - Nhóm đặt ra những câu hỏi hay những vấn đề dự đoán là người nghe sẽ hỏi ban tuyên truyền. - Cá nhân người tuyên truyền hoặc nhóm tuyên truyền nghiên cứu trả lời những câu hỏi dự đoán gặp phải. * Lưu ý: Nếu cá nhân phụ trách thì không thực hiện các buổi họp nhóm. - Những đơn vị tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (từ năm 2016 đến năm 2018) và lớp tập huấn Báo cáo viên tuyên truyền miệng do huyện ủy Phú Tân tổ chức năm 2018. 10
  11. - Mức độ khả thi: ở tất cả các trường học đều có thể áp dụng giải pháp này; đặc biệt ở trường THPT nơi có màn hình, máy chiếu, tivi thì càng thuận lợi hơn cho việc làm công tác tuyên truyền miệng. IV. Hiệu quả đạt được: Sáng kiến đã được áp dụng trên từng lĩnh vực khác nhau và thu được hiệu quả khả quan hơn so với trước khi áp dụng sáng kiến. Một chủ đề mà tôi đã vận động rất thành công khi áp dụng những sáng kiến này trong bài tuyên truyền là việc vận động hiến máu đối với công đoàn viên trong trường. Từ năm 2015 khi còn làm chủ tịch công đoàn việc vận động đoàn viên tham gia hiến máu tình nguyện là cực kỳ khó khăn. Mỗi khi cấp trên giao chỉ tiêu xuống thì trường cũng giao chỉ tiêu về các bộ phận. Ví dụ có 05 chỉ tiêu thì Ban chi ủy 01 người, Ban chấp hành công đoàn 01 người, chi đoàn giáo viên 01, đoàn viên công đoàn 02. Thời điểm này các đồng chí rất sợ việc hiến máu. Thấy được khó khăn này năm 2016 tôi đã thực hiện một buổi tuyên truyền vận động hiến máu sau khi đã tìm hiểu tất cả lý do tai sao đoàn viên mình ngại tham gia hiến máu nhân đạo. Đây là bài tuyên truyền tôi tâm đắc nhất vì có sử dụng hình ảnh dùng hình ảnh sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ ngày 26 tháng 9 năm 2007, tại xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh tỉnh Vĩnh Long và hình ảnh 1000 sinh viên hiến máu đã khơi gợi được lòng nhân đạo của con người, nêu được giá trị nhân văn của việc hiến máu. (xem Phụ Lục 1) 11
  12. 12
  13. Thành công thứ hai trong bài tuyên truyền là sử dụng được thông tin đáng tin cậy trên báo để nêu lên lợi ích của người tham gia hiến máu; chỉ ra được những đồng chí trong đơn vị tham gia hiến máu nhiều lần mà sức khỏe vẫn rất tốt. 13
  14. Thành công thứ ba trong buổi nói chuyện này là đánh tan được nỗi lo sợ và kể cả sự hoài nghi của một vài đồng chí không dám hoặc không muốn tham gia hiến máu khi sử dụng phương pháp thảo luận: THÁO LUẬN: Câu hỏi: Tại sao thầy cô mình chưa mạnh dạn tham gia hiến máu nhân đạo? (Thường thì chỉ một vài thầy cô nói có bệnh không cho máu được còn lại là im lặng. Tuy nhiên trước buổi họp tôi đã có đi vận động “hành lang” và nắm được một số nguyên nhân. Do vậy tôi sẽ khéo léo nói một vài thầy cô trao đổi với tôi một số nguyên nhân sau: 1. Thầy cô thấy Lo sợ (về mặt tâm lý) 2. Thầy cô nghĩ Hiến máu có hại cho sức khỏe  dẫn chứng (có giáo viên trường đã hiến máu 08 lần) 3. Có một người tâm sự tế nhị “chị ơi máu hiến nhân đạo nhưng vào bệnh viện thì người được truyền máu vẫn phải trả tiền là sao? Giải đáp: 1. Thầy cô thấy Lo sợ (về mặt tâm lý)  thầy cô thấy các em sinh viên còn làm được không lẻ chúng ta làm được. Tôi cũng đã tham gia hiến máu rồi, cũng không có gì đáng sợ. Vì vậy, thầy cô hãy thử sức một lần để vượt qua bản thân xem sao! 2. Thầy cô nghĩ Hiến máu có hại cho sức khỏe  Điều đó hoàn toàn vô lý như tôi đã dẫn lời bài báo cho thấy lợi ích của việc hiến máu rồi. Hơn nữa ngay tại trường mình có đồng chí Hiếu Hạnh đã hiến máu 8 lần vẫn khỏe mạnh. Hơn nữa các đồng chí hiến máu 3 lần trở lên khi bệnh cần truyền máu sẽ được miễn phí mà tôi hay nói vui là “Nợ máu phải trả bằng máu” 3. Để trả lời cho câu hỏi thứ 3 này tôi đã liên hệ với anh chồng tôi hiện là bác sĩ ở Bệnh viên Quân Y 121 và anh giải thích “Vì để có 1 bịch máu truyền cho bệnh nhân thì phải mất rất nhiều chi phí: chi phí thuê người đi lấy, chi phí test – test viêm gan B, test HIV…; chi phí mua bịt máu, kim tiêm và chi phí lưu trữ máu là rất tốn kém. Do đó số tiền 14
  15. bệnh nhân phải trả khi truyền máu là bù vào những chi phí đó chứ nếu mua máu thì chi phí sẽ cao hơn rất nhiều. (Xem toàn bộ bài tuyên truyền ở Phụ Lục 1). Nhìn chung bài tuyên truyền đã sử dụng được phương pháp thuyết trình và giải trình câu hỏi theo hình thức vấn đáp, thông tin đáng tin cậy nên sau đó nhiều công đoàn viên đã tự nguyện tham gia hiến máu nhân đạo (xem Bảng 1.) Bảng 1. Thống kê chỉ tiêu và số lượng tự nguyện đăng ký Hiến máu. Năm 2015 2016 2017 2018 Chỉ tiêu 05 05 05 05 Tự nguyện 01 05 06 08 đăng ký Qua Bảng 1 ta có thể thấy được sau khi thực hiện tuyên truyền (năm 2016) thì số lượng đoàn viên tự nguyện hiến máu đã vượt so với chỉ tiêu đề ra. Sau khi tuyên truyền thì công đoàn viên cũng tự nguyện đăng ký đủ số lượng (trong đó có bản thân tôi). Về sau chắc có lẽ thấy bản thân tôi và các đoàn viên khác tham gia hiến máu vẫn khỏe mạnh đảm bảo công tác giảng dạy nên số lượng người tự nguyện càng tăng. Từ đó tôi rút ra một kinh nghiệm nữa là người làm công tác vận động phải là người gương mẫu thực hiện vấn đề đó thì sẽ thuyết phục người nghe tốt hơn. 15
  16. Bài tuyên truyền này tôi cũng đã chọn làm bài thi thực hành khi tham gia khóa tập huấn Báo cáo viên tuyên truyền miệng do Huyện Ủy Phú Tân tổ chức năm 2018 và được đánh giá là bài tuyên truyền có sức thuyết phục nhất và được Ban giám khảo xếp loại XUẤT SẮC. Sản phẩm thứ 2 mà tôi áp dụng sáng kiến này là khi nói về gương những người phụ nữ tiêu biểu trong phong trào thi đua “02 giỏi” của nhà trường (năm học 2016 -2017). Tuy chỉ là một buổi tọa đàm ôn lại truyền thống nữ đoàn viên trong đơn vị nhân kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ (8/3/2017) nhưng đó thật sự là 1 buổi tuyên truyền vận động nữ đoàn viên phát huy hơn nữa vai trò của mình trong phong trào thi đua “02 giỏi”. Bài nói chuyện này chủ yếu sử dụng phương pháp nêu gương – nêu những tấm gương của chị em trong trường 16
  17. đạt nhiều thành tích trong công tác lãnh đạo, đoàn thể và dạy học (Xem Phụ Lục 2). Kết quả là phong trào thi đua “02 giỏi” đối với nữ đoàn viên trong đơn vị đã có nhiều khởi sắc. Số lượng nữ trong đơn vị đạt LĐTT, CSTĐ CS, HTXSNV ngày càng tăng và có 01 nữ đoàn viên đạt CSTĐ cấp tỉnh trong năm 2018. Đây là năm đầu tiên trường có được 02 CSTĐ cấp tỉnh và phụ nữ chiếm 50% trong số đó. Bảng 02. Thành tích thi đua của nữ đoàn viên trường THPT Nguyễn Chí Thanh Năm học 2016-2017 2017- 2018 LĐTT 18/ 22 (82%) 21/21 (100%) CSTĐCS 3/7 (42,8%) 3/8 (37,5%) HTXSNV 03/22 (13, 6%) 5/21 (23,8%) CSTĐ cấp tỉnh 00 01 Sản phẩm thứ 3 mà tôi áp dụng những giải pháp này để làm công tác tuyên truyền cũng khá thành công đó là tổ chức nhóm tuyên truyền sức khỏe sinh sản vị thành niên và tư vấn tâm lý tình cảm cho nữ sinh của trường (thực hiện năm 2018). Hình thức hoạt động của nhóm là tuyên truyền cho học sinh hiểu về sức khỏe sinh sản vị thành niên, tư vấn cho nữ sinh những vấn đề cần lưu ý đối với nữ sinh trong nhà trường và khi ra ngoài xã hội. Sau đó nhóm sẽ cho học sinh địa chỉ Facebook hoặc Zalo của các cô trong tổ tư vấn để khi các em cần trao đổi thì inbox (nhắn tin) để trao đổi. Về việc tổ chức một buổi tuyên truyền về sức khỏe sinh sản vị thành niên đối với nữ sinh toàn trường (426 học sinh) tôi cũng đã áp dụng một số kinh nghiệm trong sáng kiến này. Bài tuyên truyền này có nội dung được lấy từ Sáng kiến kinh nghiệm “Tích hợp giáo dục giới tính – sức khỏe sinh sản vị thành niên trong giảng dạy môn sinh học 11”của cô Võ 17
  18. Hồng Trinh – giáo viên dạy môn sinh của trường (xem Phụ lục 3). Tôi thiết kế bài tuyên truyền này chủ yếu theo phương pháp vấn đáp vì tôi biết có một số vấn đề các em đã được học trên lớp. Dưới đây là những câu hỏi được đặt ra trong buổi tuyên truyền: Câu 1. TUỔI VỊ THÀNH NIÊN là gì ? Câu 2: TÌNH YÊU là gì? Câu 3. Tình yêu và tình dục có đồng nghĩa với nhau không? Em biết gì về TÌNH DỤC VÀ TÌNH DỤC AN TOÀN? Câu 4: Các em có biết mang thai ở tuổi vị thành niên có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản như thế nào không? Câu 5. Như vậy các bạn có nên quan hệ tình dục trước hôn nhân không? (đa số các em đều cho là không tại sao?) Câu 6. Vậy nếu bạn nào không kiềm chế được thì các em đã biết có những biện pháp nào để tránh thai chưa?(cái này đa số các em đều biết 1 ít nhưng ngại không nói, giáo viên nói): Với cách đặt câu hỏi cho học sinh trả lời trước rồi người tuyên truyền dần dần giải thích thêm rất thu hút sự chú ý của học sinh. Hình ảnh học sinh chăm chú nghe tuyên truyền. 18
  19. Đặc biệt thành công của bài tuyên truyền là nhờ lựa chọn đúng không gian tuyên truyền - trong hội trường - và chỉ có nữ sinh để dễ tâm tình với các em. Mặc dù nhóm tuyên truyền của chúng tôi (3 người – tôi, 01 giáo viên sinh học và 01 nhân viên y tế) phải mất 08 buổi để tuyên truyền cho 08 nhóm nữ sinh vì hội trường khá hẹp nhưng kết quả thu được rất khả quan. Sau khi tuyên truyền tôi đã phát phiếu khảo sát ngẫu nhiên cho 350 học sinh và thu hồi được 308 phiếu (một số em bỏ mất hoặc quên mang theo). Khi được hỏi “Sau khi được tham gia tư vấn Sức khỏe sinh sản vị thành niên ở trường THPT Nguyễn Chí Thanh em cảm thấy những thông tin đó như thế nào?” (Câu 3 trong Phiếu thăm dò ý kiến – Phụ Lục 4), kết quả thu được như sau (xem Biểu 1): Biểu 1. Sự cần thiết của những thông tin được cung cấp. Qua Biểu 1 ta thấy có 193/308 (62,6%) học sinh cho rằng những thông tin này là rất cần thiết, 113/308 (36,6%) học sinh đồng ý rằng những thông tin đó là cần thiết, chỉ có 2/308 (0.6%) học sinh cho rằng những thông tin này là không cần thiết . Bên cạnh đó khi được hỏi “Em có hài lòng với cách thức mà nhà trường mình đã tổ chức tuyên truyền không?” (Câu 4. trong Phiếu thăm dò ý kiến – Phụ Lục 4) các em đã trả lời như sau: 19
  20. Biểu 2. Sự hài lòng với cách thức mà nhà trường đã tổ chức tuyên truyền. Qua Biểu 2 ta thấy có 91/308 (29,5%) học sinh cảm thấy rất hài lòng; 214/308 (69,4%) học sinh cảm thấy hài lòng; chỉ có 3/308 (0.9%) học sinh cảm thấy không hài lòng. Nhìn chung qua phần trả lời của học sinh cho câu hỏi số 3 và 4 có thể chứng minh rằng buổi tuyên truyền đã đạt hiệu quả cao về nội dung với hơn 99,4 % học sinh cảm thấy những thông tin này là cần thiết và rất cần thiết. Bên cạnh đó hình thức nói chuyện riêng với từng nhóm nữ sinh trong hội trường được học sinh ủng hộ cao với tỉ lệ 99,1%. Bên cạnh 03 bài tuyên truyền miệng nêu trên tôi còn vận lồng ghép công tác tuyên truyền thông qua tiểu phẩm. Đây là một hình thức tuyên truyền khá hấp dẫn nhưng để làm được điều đó tôi đã vận dụng nhiều kiến thức xã hội từ phim ảnh và hài kịch. Chủ đề của vở kịch là Hobbies - Sở thích- (tiểu phẩm diễn phục vụ cho hoạt động của Câu lạc bộ Tiếng Anh của trường năm 2018). Để viết được vở kịch này tôi lấy nền tảng từ bộ phim “The Sound of Music” và kết hợp một vài câu hài hước trong vở kịch “Quán Ốc” của nhóm XPRO. Ví dụ, người cha hỏi cô giáo “cô cần bao nhiêu thời gian để dạy các con tôi nên người theo cái kiểu vừa học vừa chơi như vây?”; cô giáo trả lời “dạ 9 tháng 10 ngày, thưa ông” . Nói 9 tháng, 1 năm là bình thường nhưng nói “9 tháng 10 ngày” thì khán giả 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2